Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại tỉnh Hòa Bình
lượt xem 7
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP của tỉnh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại tỉnh Hòa Bình
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN ANH MINH THEO ƯỚ G ỰC À Ô G G Ệ Ố LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN ANH MINH N N THEO ƯỚNG ỰC ÀN NÔNG NG Ệ Ố N N Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: 1. G . . Nguyễn uấn ơn 2. . Lê Văn ầm HÀ NỘI, NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận án là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Anh Minh i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và PTNT, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Bộ môn Phân tích định lượng đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn và TS. Lê Văn Bầm người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), UBND tỉnh Hòa Bình, Sở Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hòa Bình, Sở Khoa học và Công nghệ Hòa Bình, Cục Thống kê Hòa Bình, UBND và các trạm BVTV các huyện/thành phố thuộc tỉnh Hòa Bình, Chi cục Trồng trọt và BVTV Hòa Bình; Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hòa Bình; Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản Hòa Bình; các tổ chức, cá nhân và hộ nông dân sản xuất, kinh doanh rau trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ tạo điều kiện cung cấp những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận án này. Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Anh Minh ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii Mục lục .................................................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................................... vi Danh mục các bảng ..............................................................................................................vii Danh mục sơ đồ .................................................................................................................... xi Danh mục đồ thị .................................................................................................................... xi Danh mục hộp ....................................................................................................................... xi Trích yếu luận án .................................................................................................................xii Thesis abstract..................................................................................................................... xiv Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................................ 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 5 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt .............................................................................................. 6 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt ..... 6 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................................ 6 2.1.2. Ý nghĩa của phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt ............ 9 2.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt .......... 10 2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt ................................................................................................................ 14 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP ...................... 20 iii
- 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt ............................................................................................................................ 27 2.2.1. Sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt ở một số nước trên thế giới .......................................................................................................................... 27 2.2.2. Chủ trương phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam ................................................................................................................. 32 2.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam ................................................................................................................. 35 2.2.4. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt ở một số địa phương .................................................................................................. 39 2.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hòa Bình trong phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP .............................................................................................. 43 2.2.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài................................ 44 Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 48 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 48 3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 48 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................................ 52 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 56 3.2.1. Phương pháp tiếp cận.............................................................................................. 56 3.2.2. Khung phân tích ...................................................................................................... 58 3.2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 58 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 65 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................................ 67 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP của tỉnh Hòa Bình ......... 67 4.1.1. Thực trạng triển khai sản xuất rau theo hướng VietGAP ở tỉnh Hòa Bình ................. 67 4.1.2. Thực trạng tổ chức sản xuất và thực hiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau ở tỉnh Hòa Bình ................................................................................................ 70 4.1.3. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP ....................... 102 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP ở tỉnh Hòa Bình ............................................................................................................... 119 4.2.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................. 119 4.2.2. Thị trường ............................................................................................................. 120 iv
- 4.2.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 123 4.2.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật .................................................................................... 124 4.2.5. Chính sách khuyến khích sản xuất rau an toàn/VietGAP ..................................... 125 4.2.6. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát ..................................................................... 128 4.2.7. Năng lực tiếp cận của chủ thể sản xuất và tiêu thụ rau ......................................... 128 4.2.8. Điều kiện các nguồn lực của chủ thể sản xuất và tiêu thụ rau .............................. 131 4.3. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình ............................................................................................................... 133 4.3.1. Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình ................................................................................... 133 4.3.2. Định hướng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình .. 139 4.3.3. Giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP ở tỉnh Hòa Bình thời gian tới .................................................................................................................. 142 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 148 5.1. Kết luận ................................................................................................................. 148 5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 150 Công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án tiến sĩ .......................................... 151 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 152 Phụ lục .............................................................................................................................. 161 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East ASEAN Asian Nations) Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi trong khu vực AseanGAP ASEAN (Asean Good Agricultural Practice) ATTP An toàn thực phẩm ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BVTV Bảo vệ thực vật Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (Food and FAO Agriculture Organization of the United Nations) FTA Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement) GAP Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices) Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global Good Agricultural GlobalGAP Practice) Phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard HACCP Analysis and Critical Control Points) HTX Hợp tác xã Chương trình quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop ICM Management) Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests IPM Management) MDGs Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) PTNT Phát triển nông thôn RAT Rau an toàn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific TPP Partnership Agreement) Thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) WTO Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization) vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau toàn quốc năm 2013 - 2014 ............................. 35 2.2. Giá trị xuất khẩu rau, quả của Việt Nam vào một số thị trường từ năm 2012 đến 2015 .......................................................................................................................... 37 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hoà Bình năm 2016 ..................................................... 50 3.2. Thống kê dân số, lao động của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2015 ....................... 56 3.2. Mẫu điều tra cơ sở sản xuất rau ................................................................................60 3.3. Mẫu điều tra cán bộ quản lý/hỗ trợ/cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất rau ..................................................................................................................... 62 4.1. Quy hoạch diện tích, sản lượng rau an toàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 ........69 4.2. Diện tích gieo trồng rau an toàn/VietGAP giai đoạn 2013-2015 phân theo hình thức tổ chức sản xuất ................................................................................................ 71 4.3. Số hộ và tỷ lệ hộ sản xuất rau an toàn/VietGAP giai đoạn 2013-2015 phân theo hình thức tổ chức sản xuất ................................................................................71 4.4. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về giống trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất ......................................................................................... 72 4.5. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về giống trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc ............................................................................................................73 4.6. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về quản lý đất trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất .................................................................................74 4.7. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về quản lý đất trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc ....................................................................................................74 4.8. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về phân bón trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất .................................................................................75 4.9. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về phân bón trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc ....................................................................................................76 4.10. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về nước tưới trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất .................................................................................77 4.11. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về nước tưới trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc ....................................................................................................77 vii
- 4.12. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về hóa chất trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất .................................................................................78 4.13. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về hóa chất trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc ....................................................................................................79 4.14. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về thu hoạch và xử lý sau thu hoạch trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất ..........................................81 4.15. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về thu hoạch và xử lý sau thu hoạch trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc .............................................................. 82 4.16. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về quản lý và xử lý chất thải trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất .......................................................... 83 4.17. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về quản lý và xử lý chất thải trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc..............................................................................84 4.18. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về người lao động trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất ........................................................................85 4.19. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về người lao động trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc............................................................................................ 85 4.20. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về đảm bảo truy nguyên nguồn gốc trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất ..........................................86 4.21. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về đảm bảo truy nguyên nguồn gốc trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc .............................................................. 87 4.22. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về kiểm tra nội bộ trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất ........................................................................87 4.23. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về kiểm tra nội bộ trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc............................................................................................ 88 4.24. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất ..........................................89 4.25. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc .............................................................. 89 4.26. Danh sách các đơn vị sản xuất rau được cấp chứng nhận an toàn/VietGAP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2016 .......................................................................90 4.27. Các cơ sở sản xuất rau đánh giá về số lượng các chỉ tiêu đánh giá và chi phí cấp giấy chứng nhận VietGAP .................................................................................90 viii
- 4.28. Doanh nghiệp/nhà khoa học/cán bộ quản lý các cấp đánh giá mức độ tham gia của hộ nông dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP ..............92 4.29. Hộ nông dân/nhà khoa học/cán bộ quản lý các cấp đánh giá mức độ tham gia của doanh nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP .............94 4.30. Hộ nông dân/doanh nghiệp/cán bộ quản lý các cấp đánh giá về vai trò của Nhà khoa học trong liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP .......................... 96 4.31. Hộ nông dân/doanh nghiệp/nhà khoa học đánh giá về vai trò của Nhà nước trong liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP ..........................................97 4.32. Khối lượng và tỷ lệ rau VietGAP của các doanh nghiệp, tổ hợp tác/HTX và hộ điều tra phân theo kênh tiêu thụ năm 2015 ............................................................ 101 4.33. Diện tích, năng suất và sản lượng rau tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013 - 2015........103 4.34. Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chính tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2015 ......................................................................................................104 4.35. Diện tích, sản lượng một số loại rau chính của tỉnh Hòa Bình phân theo mùa vụ giai đoạn 2013-2015 .......................................................................................... 106 4.36. Diện tích và sản lượng rau an toàn theo hướng VietGAP giai đoạn 2013-2015 ...107 4.37. Diện tích gieo trồng một số loại rau chủ yếu sản xuất an toàn theo hướng VietGAP của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2015 .................................................108 4.38. So sánh kết quả thực hiện năm 2015 với quy hoạch sản xuất rau an toàn .............109 4.39. Chi phí sản xuất su hào của các hộ điều tra ........................................................... 110 4.40. Cơ cấu các loại chi phí đầu tư bình quân cho 1 sào su hào của các hộ điều tra ...............111 4.41. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất su hào của các hộ điều tra ........................ 112 4.42. Chi phí sản xuất cải bắp của các hộ điều tra ............................................................ 113 4.43. Cơ cấu các loại chi phí đầu tư bình quân cho 1 sào cải bắp của các hộ điều tra ..............114 4.44. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cải bắp của các hộ điều tra ......................... 115 4.45. Chi phí sản xuất su su của các hộ điều tra ............................................................. 116 4.46. Cơ cấu các loại chi phí đầu tư bình quân cho 1 sào su su của các hộ điều tra ............. 117 4.47. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất su su của các hộ điều tra ............................. 118 4.48. Dự báo nhu cầu tiêu thụ rau xanh cho dân cư Hòa Bình ........................................121 4.49. Đánh giá của nông dân và cán bộ các cấp đối với các tổ chức, cá nhân cung ứng đầu vào cho sản xuất rau an toàn/VietGAP..................................................... 122 ix
- 4.50. Đánh giá của nông dân và cán bộ các cấp về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi đối với sản xuất rau an toàn/VietGAP ....................................................................124 4.51. Đánh giá của các bên liên quan về việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn/VietGAP.......................................................................125 4.52. Đánh giá về thực hiện các chính sách phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP .................................................................................................................127 4.53. Đánh giá công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP .........................................................................................................128 4.54. Đánh giá trình độ thâm canh của người nông dân sản xuất rau an toàn/VietGAP .........................................................................................................130 4.55. Mức độ quan tâm của các chủ thể tới quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, rau VietGAP .................................................................................................................131 4.56. Đánh giá các nguồn lực của hộ nông dân, tổ hợp tác/HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP .............................................................................................. 132 4.57. Đánh giá các nguồn lực của doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ rau an toàn/VietGAP .........................................................................................................133 4.58. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chủ yếu của mô hình hộ sản xuất rau an toàn ..............................................................................................................137 4.59. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mô hình doanh nghiệp sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP ...................................................................139 x
- DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP ................................ 58 4.1. Các chủ thể tham gia và mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau ở Hòa Bình ..................................................................................................... 91 4.2. Các kênh tiêu thụ và tỷ lệ khối lượng tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP theo từng kênh của tỉnh Hòa Bình ....................................................................................99 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 3.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế .......................................................................52 4.1. Kênh thông tin và mức độ hiểu biết của hộ về quy trình VietGAP........................ 129 DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1. Chậm quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn/VietGAP .............................................70 4.2. Quy hoạch chưa phù hợp với thực tiễn ....................................................................70 4.3. Chính quyền địa phương cần làm tốt vai trò “trọng tài” trong thực hiện liên kết ....98 4.4. Chính quyền địa phương chưa làm tốt vai trò “cầu nối” giữa doanh nghiệp với người nông dân .........................................................................................................98 xi
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: NGUYỄN ANH MINH Tên luận án: Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại tỉnh Hòa Bình Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP của tỉnh trong thời gian tới. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu sử dụng các phương pháp tiếp cận: (i) Tiếp cận theo loại hình tổ chức sản xuất; (ii) Tiếp cận xã hội học; (iii) Tiếp cận có sự tham gia; (iv) Tiếp cận chuỗi giá trị và (v) Tiếp cận theo thực hiện quy trình kỹ thuật. - Phương pháp thu thập thông tin: Các thông tin thứ cấp bao gồm các văn bản của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, tỉnh Hòa Bình về phát triển sản xuất VietGAP, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất VietGAP nói chung, sản xuất rau VietGAP nói riêng và những văn bản có liên quan; Các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra nhóm đối tượng sản xuất là 154 mẫu bao gồm các hộ sản xuất lẻ (90 mẫu), tổ nhóm/HTX (60 mẫu), và 4 đối tượng là doanh nghiệp; và nhóm đối tượng cán bộ quản lý/hỗ trợ/cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất rau với 178 mẫu ở các cấp tỉnh, huyện, xã. - Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được tổng hợp và xử lý trên Excel với các phương pháp phân tích được áp dụng gồm: (i) Phương pháp thống kê mô tả; (ii) Phương pháp phân tổ thống kê; (iii) Phương pháp thống kê so sánh; (iv) Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên và (v) Phân tích ma trận SWOT. Kết quả chính và kết luận 1) Luận án đã luận giải, bổ sung và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và xii
- xây dựng được hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP để thực hiện nghiên cứu. 2) Hòa Bình là tỉnh giàu tiềm năng về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP. Tuy nhiên, sản xuất rau theo hướng VietGAP tại Hòa Bình những năm qua còn chưa tương xứng với tiềm năng. Diện tích rau an toàn/VietGAP chiếm tỷ lệ rất thấp, chưa đến 2% diện tích rau của toàn tỉnh. Tổ chức sản xuất theo mô hình doanh nghiệp và tổ hợp tác/HTX là phù hợp với thực tiễn sản xuất và ngược lại, mô hình hộ sản xuất đơn lẻ đã bộc lộ nhiều hạn chế. Doanh nghiệp là chủ thể thực hiện tốt nhất các nội dung của quy trình VietGAP. Các hộ nông dân tham gia tổ hợp tác/HTX có ý thức tuân thủ các nội dung của quy trình VietGAP tốt hơn so với các hộ sản xuất đơn lẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi đã tham gia sản xuất rau an toàn/VietGAP thì các hộ người dân tộc thiểu số có xu hướng tuân thủ đầy đủ hơn các nội dung về đảm bảo sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường theo quy trình VietGAP so với các hộ người Kinh; còn các hộ người Kinh có xu hướng tuân thủ tốt hơn về các nội dung đảm bảo truy xuất nguồn gốc, phúc lợi xã hội và điều kiện làm việc cho người lao động. Việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP còn chậm, thiếu đồng bộ; mức hỗ trợ còn thấp. Bên cạnh đó, mặc dù sản xuất rau an toàn/VietGAP có hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất rau thường, song mức chênh lệch còn thấp nên chưa thu hút các doanh nghiệp và người sản xuất tham gia. 3) Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại Hòa Bình như: đất đai, nguồn nước, thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật có tác động tích cực, thúc đẩy phát triển sản xuất. Song, cũng có không ít các yếu tố tác động tiêu cực, cản trở phát triển sản xuất như nhiệt độ, lượng mưa, cơ sở hạ tầng, triển khai thực hiện chính sách, năng lực tiếp cận và nguồn lực của các chủ thể sản xuất. 4) Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, một số đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình thời gian tới, bao gồm: (i) Nhóm giải pháp về quy hoạch; (ii) Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất; (iii) Nhóm giải pháp về nâng cao nhân lực; (iv) Nhóm giải pháp về thị trường và (v) Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước. xiii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: NGUYEN ANH MINH Thesis title: Development of vegetable production aglined with good agricultural practices in Hoa Binh province Major: Agricultural Economics Code: 9 62 01 15 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research objectives The study aims to evaluate the current situation of vegetable production and analyze factors affecting vegetable production that towards full application of good agricultural practices in Hoa Binh province. Orientation and recommendations to foster the development of vegetable applying VietGAP in Hoa Binh province are proposed accordingly. Materials and Methods Research Approaches: (i) By types of production organization; (ii) Socio- economic approach; (iii) Participatory approach; (iv) Value chain approach and (v) By level of accomplisment of technical protocol in vegetable production Data collection: Secondary data: Secondary data including documents from Governments, Ministry of Agriculture and Rural Development, and Hoa Binh People Committee on the development of VietGAP vegetable production in Hoa Binh province, policies supporting the production of agricultural products applying VietGAP generally, and VietGAP vegetable production in Hoa Binh province specifically, and related documents. Secondary information also is collected from related research papers, reports. Primary data is collected from survey with 150 vegetable production entities, of which 90 producers operate independently, 60 producers joint vegetable production group/cooperatives, and 4 vegetable production and/or marketing companies. Government staffs working in agriculture sector, input suppliers, buyers/traders are also interviewed, with total number of respondent of 178, covering communal, district, and provincial levels. xiv
- Data analysis: Excel is used for data analysis. The tools used are: (i) Descriptive analysis; (ii) Comparative Statistics; (iii) Stratification; (iv) Ranking and (iv) Analysis of Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats (SWOT). Main findings and conclusions 1) The dissertation shed lights on the theoretical and practical issues on the development of vegetable production applying VietGAP criteria, developing a system of indicators measuring the development of safe vegetable production applying VietGAP. 2) Hoa Binh is a province with potentials on development of VietGAP vegetable production. Yet, the production is still under the potential. Safe/VietGAP vegetable area accounts for only less than 2% of total vegetable production area. Enterprise and cooperative/cooperative group are found more advantageous in producing vegetables applying VietGAP, and likewise, small-scale production exhibits disadvantages. Enterprise/Company is found the best entity in applying VietGAP in vegetable production. Farmers in cooperatives or cooperative group are found to be more compliant with VietGAP,a s compared to independent farmers. Results also show that ethnic farmers is better than Kinh farmers in terms of food safety and environment protection requirements, and the latter is better than ethnic people in accomplishment of criteria on origin traceability, social welfare, and conditions for labour. The implementation of policies supporting VietGAP adoption in vegetable production is quite slow and incompatible across levels, with low support. Besides, economic performance of safe/VietGAP vegetable production is found to be higher than conventional production, but the difference is not significant and therefore, no or low economic incentive for adoption. 3) Main factors affecting the development of VietGAP vegetable production in Hoa Binh are identified, including positive factors as land, water, market, adoption of technology; and other negative factors such as temperature, rainfall, infrastructure, policy implementation, capability and production resources of producers. 4) Based on the analysis, the following groups of recommendations are proposed for development of vegetable production applying VietGAP in the coming time, including (i) Planning of production zones; (ii) Organization of production; (iii) Enhancing capability of human resources; (iv) Market development; and (v) Government management enhancement. xv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Vệ sinh an toàn thực phẩm đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội, trong đó an toàn vệ sinh thực phẩm rau càng trở nên cấp thiết vì rau là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng để tạo ra khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế ngày một cao, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông sản ở Việt Nam, nhất là trong rau xanh đang gây nhiều lo lắng và bức xúc. Tình trạng rau bị ô nhiễm do thuốc BVTV, Nitrat (NO3), kim loại nặng, vi sinh vật gây hại đã đến mức báo động từ nhiều năm nay. Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau, quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi sản xuất tại Việt Nam (VietGAP: Vietnam Good Agricultural Practices). Nó được coi là chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt, bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ và các yếu tố liên quan như: môi trường, chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì, điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động... Có thể thấy rằng, trong quá trình tiến lên nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, việc áp dụng quy trình VietGAP là nhu cầu tất yếu nhằm tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu, đồng thời đáp ứng các đòi hỏi về bảo vệ môi trường, bảo đảm phúc lợi xã hội – những vấn đề cốt lõi của phát triển sản xuất bền vững. Song, do nhiều nguyên nhân như: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất còn phân tán ở nhiều văn bản khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc triển khai tại các địa phương; sản xuất của nông dân còn manh mún, nhỏ lẻ, nhận thức của nông dân về VietGAP còn nhiều hạn chế… khiến việc áp dụng quy trình này chưa rộng rãi, chủ yếu mới dừng lại ở bước xây dựng các mô hình. Vì vậy, việc làm thế nào để ngày càng có nhiều diện tích sản xuất áp dụng VietGAP, tạo ra nhiều sản phẩm sạch, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, bảo đảm phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường đang là một yêu cầu bức thiết. 1
- Hòa Bình là một tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất rau nói riêng. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang từng bước trở thành một nền kinh tế nông nghiệp phát triển năng động theo hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển hiệu quả và bền vững. Đại bộ phận dân cư của Hoà Bình là người dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, song do trình độ dân trí còn thấp, kỹ năng sản xuất còn nhiều hạn chế, nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng năm thấp… nên giá trị sản xuất nông nghiệp cũng như thu nhập của người dân hàng năm đạt được chưa cao. Trong sản xuất rau, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã ứng dụng thành công mô hình sản xuất rau an toàn (bao gồm cả rau VietGAP) cung cấp cho những thị trường khó tính và hệ thống siêu thị ở thủ đô Hà Nội như mô hình trồng rau ngót, quả lặc lày, mướp đắng, bí đỏ... ở Lương Sơn cung cấp cho siêu thị Big C; mô hình trồng rau an toàn ở xã Bình Thanh (Cao Phong) cung cấp cho các khách sạn của người Nhật tại Hà Nội.... Dù tỉnh đã có nhiều chính sách ưu tiên khuyến khích nhưng đến năm 2015 diện tích trồng rau an toàn của tỉnh mới chỉ đạt 208 ha, với sản lượng 2.850 tấn, chiếm tỷ lệ khoảng 2% diện tích và sản lượng rau toàn tỉnh, trong đó có 55 ha rau VietGAP với sản lượng 758 tấn, chiếm tỷ lệ khoảng 0,5% diện tích, sản lượng rau toàn tỉnh. Thực tế đó cho thấy, quy mô diện tích, sản lượng rau an toàn/VietGAP vẫn còn rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất rau của tỉnh. Câu hỏi đặt ra là tỉnh Hòa Bình cần làm gì và làm như thế nào để thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất bền vững của địa phương?... Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng, các cấp chính quyền địa phương và người dân đang hết sức quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất và phát triển sản xuất rau an toàn/VietGAP tại các vùng, miền trong cả nước, song đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. Nội dung của các công trình nghiên cứu đã công bố hầu hết mới chỉ tập trung đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất rau an toàn/VietGAP; hình thức tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP; cơ cấu, hoạt động thị trường và các kênh tiêu thụ của thị trường rau an toàn/VietGAP… chưa có công trình nào nghiên cứu về tình hình thực hiện các nội dung của quy trình VietGAP trong sản xuất rau. Trong khi đó, việc 2
- tuân thủ đầy đủ quy trình VietGAP trong sản xuất rau là nội dung chủ yếu và quan trọng nhất, bảo đảm quá trình sản xuất đáp ứng được yêu cầu bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Quá trình sản xuất có tuân thủ đầy đủ quy trình thì sản phẩm mới được chứng nhận là sản phẩm VietGAP, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy các chuỗi giá trị rau VietGAP phát triển. Với những tồn tại từ thực tiễn sản xuất nêu trên, việc nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại tỉnh Hòa Bình nhằm đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại tỉnh Hòa Bình là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại tỉnh Hòa Bình thời gian qua đề xuất định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); - Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình; - Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, các mô hình sản xuất rau theo hướng VietGAP, các yếu tố và chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất rau theo hướng VietGAP. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 104 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn