Tiểu luận: Thực trạng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm hiểu về hoạt động chuyên chở hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu của Vietnam Airlines trong xu thế phát triển của vận tải quốc tế hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vietnam Airlines
- Lời nói đầu Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Việc ngày càng có nhiều liên minh kinh tế khu vực, các hiệp định thương mại tự do trên phạm vi toàn cầu đã làm cho hoạt động thương mại quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các rào cản giữa các quốc gia, các nền kinh tế trên thế giới đang ngày càng được thu hẹp, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Trong bối cảnh đó, ngành vận tải quốc tế đóng góp một vai trò then chốt, quyết định trực tiếp đến sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Điều này mở ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế trên toàn thế giới có điều kiện phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực cũng như quốc tế, trong đó có cả những doanh nghiệp vận tải hàng không. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng là không ít những thách thức đối với những doanh nghiệp này, đó là cạnh tranh về năng lực, cạnh tranh quốc gia, chất lượng sản phẩm dịch vụ,… Việc hội nhập vào xu thế quốc tế chung đã đặt ra những yêu cầu vừa cấp thiết, vừa trọng yếu đối với mỗi doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng không phải ngoại lệ. Qua hàng chục năm hoạt động, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh doanh đáng tự hào, tạo được vị thế và uy tín trên thị trường dịch vụ hàng không cả trong nước và quốc tế, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần xây dựng, quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Vietnam Airlines đã thu được nhiều thành công trong cả lĩnh vực vận chuyển hành khách và hàng hóa.
- Vận chuyển hàng hóa đã đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng chung của Vietnam Airlines. Doanh thu vận chuyển hàng hóa trong những năm qua chiếm từ 10 – 13% trẻn tổng doanh thu của hãng, trong đó vận chuyển hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu chiếm một tỉ trọng lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang hòa nhập vào xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới như hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, APEC,… thì lượng hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu trong tương lai hứa hẹn sẽ còn tăng nhiều hơn nữa. Đây sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn cho hoạt động chuyên chở hàng xuất nhập khẩu bằng phương thức vận tải hàng không. Đây không chỉ mở ra cơ hội mà còn mang tới những thách thức không hề nhỏ cho Vietnam Airlines. Với mong muốn tìm hiểu về hoạt động chuyên chở hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu của Vietnam Airlines trong xu thế phát triển của vận tải quốc tế hiện nay, nhóm chúng em đã chọn ra đề tài: “THỰC TRẠNG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI VIETNAM AIRLINES”
- 1.TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vận tải hàng không 1.1.1Khái niệm vận tải hàng không Vận tải hàng không nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Nếu nói theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lí, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay. Vận tải hàng không là một phương thức vận tải còn non trẻ nếu như so với các phương thức vận tải khác như đường sắt hay đường biển. Trong khi ngành vận tải biển ra đời và phát triển từ rất sớm (khoảng thế kỉ thứ 5 trước công nguyên) thì vận tải hàng không mới chỉ ra đời và phát triển từ những năm đầu của thế kỉ 20. Vận tải hàng không khi mới ra đời chỉ phục vụ nhu cầu quân sự, nhưng cho đến nay, nhờ sự tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật đã kéo theo sự phát triển của vận tải hàng không, gắn liền với nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá. Với việc có thể chế tạo ra những máy bay có khả năng chứa một khối lượng lớn hành khách và hàng hóa đáng kể trong đó, giờ đây vận tải hàng không đã trở thành một ngành quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đối với thương mại quốc tế nói riêng.
- 1.1.1. Đặc điểm của vận tải hàng không Vận tải hàng không có những ưu điểm như sau: Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung, tự nhiên và hầu như trong nhiều trường hợp là đường thẳng. Thông thường, tuyến đường của vận tải hàng không được hình thành trong không gian căn cứ vào định hướng là chính. Bởi trong không trung, nên tuyến đường trong vận tải hàng không không bị phụ thuộc vào địa hình mặt đất hay mặt nước, là tuyến đường tự nhiên không phải đầu tư xây dựng nên hầu như không tốn kém chi phí. Về cơ bản tuyến đường di chuyển của máy bay là đường thẳng nếu không tính đến sự thay đổi độ cao trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đường di chuyển của máy bay không là đường thẳng do một số vùng không phận cấm bay. Thông thường, tuyến đường hàng không là tuyến đường ngắn nhất, ngắn hơn tuyến đường sắt và đường ô tô trên 20%, ngắn hơn tuyến đường sông khoảng 10%. Tốc độ vận tải hàng không rất cao, nhanh gấp 27 lần so với đường biển, 10 lần so với đường bộ và 8 lần so với tàu hỏa. Tốc độ của máy bay hiện nay đang ngày càng được nâng cao, giúp cho vận tải hàng không chiếm ưu thế về tốc độ, cho phép rút ngắn thời gian vận chuyển hơn rất nhiều. Với đặc tính vận chuyển quãng đường dài trong thời gian ngắn như vậy, vận tải hàng không đặc biệt phù hợp với những loại hàng hóa yêu cầu thời gian vận chuyển ngắn, như đồ tươi sống (rau, quả, hoa,…), hàng đông lạnh, hàng hóa nhạy cảm với thời gian như thời trang, sách báo tạp chí,… và những hàng hóa khối lượng nhỏ nhưng giá trị lớn (như cổ vật, vàng bạc đá quý, các giấy tờ có giá,…),vv.
- Vận tải hàng không an toàn và đều đặn: so với các phương thức vận tải khác thì vận tải hàng không an toàn và ít gặp tổn thất nhất. Do thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang thiết bị phục vụ vận chuyển hiện đại nhất, máy bay ở độ cao trên 9000m trên tầng điện ly, nên trừ lúc cất cánh, hạ cánh, máy bay hầu như không bị tác động bởi các điều kiện như sét, mưa bão,… trong hành trình chuyên chở. Vận tải đường hàng không cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác. Thêm vào đó, vận tải hàng không được đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ do máy bay thường bay thẳng, ít phải qua các trạm kiểm tra, kiểm soát,… Vận tải đường hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, do phục vụ chuyên chở hành khách, hàng hóa có giá trị cao, hàng cứu trợ khẩn cấp,… là chính nên đòi hỏi an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình chuyên chở. Đối với vận tải đường hàng không không, một sai sót dù là nhỏ nhất cũng không được phép. Do đó, vận tải hàng không đòi hỏi những tiêu chuẩn rất khắt khe về tiêu chuẩn công nghệ kĩ thuật, từ đó mang đến sự an toàn cao so với những phương thức vận tải khác. Bên cạnh đó, vận tải hàng không cũng có một số nhược điểm nhất định như sau: Giá cước cao: gấp 8 lần vận tải đường biển, gấp từ 2 – 4 lần vận tải ô tô và vận tải đường sắt. Nguyên nhân là do máy bay tiêu thụ nhiên liệu cao hơn, do chi phí trang thiết bị hiện đại, chi phí cho sân bay, chi phí khấu hao máy bay, cùng với nhiều loại chi phí dịch vụ khác như hệ thống đảm bảo an toàn khi bay,… cũng rất cao.
- Vận tải hàng không không thích hợp cho việc vận chuyển các loại hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh, do máy bay có dung tích và trọng tải không lớn, nếu so với những tàu trong vận tải đường biển thì nhỏ hơn rất nhiều. Vận tải đường hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện máy bay, chi phí sân bay, phí đào tạo nhân lực bay, hệ thống kiểm soát không lưu, chi phí tham gia các tổ chức quốc tế về hàng không cũng rất lớn. Các loại hàng hóa được vận chuyển trong vận tải hàng không: Airmail: thư từ, bưu phẩm, đồ lưu niệm,… Express: chứng từ, tài liệu, sách báo, tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp,… Airfreight: bao gồm các loại hàng hóa như: o Hàng có giá trị cao (có giá trị trên 1000 USD) o Vàng, bạch kim, đá quý, kim cương, đồ trang sức,… o Tiền, séc, thẻ tín dụng, các giấy tờ có giá như hối phiếu,… o Hàng tươi sống: như hoa quả tươi, hàng phục vụ ngày lễ hội,… o Hàng nhạy cảm với thời gian: như thời gian, sách báo tạp chí,… o Hàng cứu trợ khẩn cấp. o Động vật sống.
- 1.1.2. Vai trò của vận tải hàng không Vận tải hàng không đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung cũng như thương mại quốc tế nói riêng. Vận tải hàng không giúp liên kết, hình thành và mở mang nhiều vùng kinh tế khác nhau. Những năm gần đây, phương thức vận tải hàng không đang phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Nếu như năm 1945 chỉ có 9 triệu hành khách đi lại bằng các chuyến bay thương mại thì năm 1987 đã lên tới một tỉ người. Năm 1967, tổng thu nhập của các công ty hàng không thuộc ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) là 12,5 tỉ USD, tương đương 7% doanh thu của toàn bộ ngành công nghiệp thế giới. Năm 1980 con số đó đã lên tới 87,676 tỉ USD, và năm 2005 đã đạt tới 413 tỉ USD. Theo số liệu của Hiệp hội Hàng không quốc tế, trong năm 2014 ngành hàng không thế giới chứng kiến sự tăng trưởng về doanh thu đạt mức 789 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm 2013. Lợi nhuận sau thuế toàn ngành trong năm 2014 đạt mức 19,9 tỷ USD tương đương tỷ suất lợi nhuận ròng 2,7%, tăng trưởng mạnh so với năm 2013 (lợi nhuận 10,6 tỷ USD, tỷ suất lợi nhuận ròng 1,5%) và là năm thứ 5 liên tiếp ngành hàng không đạt kết quả lợi nhuận dương. Tăng trưởng ngành hàng không thế giới hưởng lợi từ giá dầu giảm và sự hồi phục của các nền kinh tế lớn. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của khách hàng tăng trưởng 5,5% từ mức 3.134 triệu lượt hành khách năm 2013 lên 3.306 triệu lượt hành khách năm 2014, chỉ số RPKs Khách luân chuyển đạt tăng trưởng 5,7% năm 2014, lượng hàng hóa vận chuyển đường hàng không tăng 4,1% năm 2014 Mặc dù chỉ vận chuyển khoảng 1% tổng khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế nhưng chiếm khoảng 30% trị giá. Điều này chứng tỏ vận tải hàng không có vai trò rất lớn đối với việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa có giá trị cao.
- Vận tải hàng không có vị trí số một đối với vận tải quốc tế đối với các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, mau hỏng, thư từ, điện tín, tài liệu, sách báo, hàng thời trang, hàng hỗ trợ khẩn cấp,…những mặt hàng đòi hỏi giao ngay do máy bay có ưu thế tuyệt đối về tốc độ so với những phương tiện vận tải khác. Vận tải hàng không có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc giao lưu giữa các nước, là cầu nối các nền kinh tế, văn hóa của các dân tộc trên thế giới, là phương tiện chính trong du lịch quốc tế. Vận tải hàng không được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế quốc dân bởi đó là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa vận tải hàng không có tác động cao đến sự phát triển của hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác của đất nước, đóng góp vai trò to lớn trong việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển. Vận tải hàng không là yếu tố cốt lõi quyết định sự phát triển của những ngành dịch vụ du lịch hiện đại. Mặt khác, đòi hỏi về trình độ khoa học kĩ thuật cao trong vận tải hàng không cũng góp phần tạo động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nói chung. Vận tải hàng không quốc tế trực tiếp ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia, từ đó góp phần làm tăng thu nhập quốc dân cho nền kinh tế. 1.2. Cơ sở vật chất, kĩ thuật của vận tải hàng không 1.2.1. Cảng hàng không Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 thì cảng hàng không là một tổ hợp công trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị,
- thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không. Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước, được xây dựng để đảm bảo cho quá trình máy bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Sân bay bao gồm toàn bộ diện tích trên mặt đất cùng với cở sở hạ tầng gồm một hay nhiều đường băng, nhà ga, kho hàng, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển hành hóa và hành khách. Cảng hàng không được phân thành các loại sau đây: - Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa. - Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa Cảng hàng không bao gồm một số khu vực chính sau: - Đường cất cánh, hạ cánh của máy bay - Nơi đỗ và giữ máy bay - Khu vực điều hành bay - Khu vực đưa đón khách - Khu vực giao nhận hàng hóa - Khu vực quản lí hành chính,v…v… 1.2.2. Máy bay
- Máy bay gồm ba loại chủ yếu: Máy bay chở khách (Passenger aircraft): là máy bay được thiết kế để chở khách. Tuy nhiên, máy bay này cũng có thể chở hàng và hàng thường được xếp trong các khoang hàng ở boong dưới (lower deck). Loại máy bay này có nhược điểm là chở được ít hàng nhưng có thể chuyên chở một cách thường xuyên và hiệu quả nhờ kết hợp giữa hành khách và hàng hóa. Máy bay chở hàng (All cargo aircraft): là máy bay được thiết kế chỉ để chở hàng, bổ sung cho máy bay chở khách. Máy bay này có thể chở được các lô hàng lớn, có kích thước cồng kềnh. Nhược điểm của nó là chi phí hoạt động rất lớn, do vậy thường được sử dụng bởi các hãng hàng không có cơ sở kinh tế và công nghiệp hùng mạnh trong nước. Máy bay kết hợp (Mixed/ Combination aircraft): là máy bay có thể vừa chở hàng vừa chở khách ở boong chính (main deck), đồng thời có thể chở hàng ở boong dưới. Ưu điểm của loại máy bay này là tính cơ động, có thể điều chỉnh khả năng chở hàng theo yêu cầu. 1.2.3. Thiết bị xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa Thiết bị xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa gồm: Xe vận chuyển container/pallet. Xe nâng hàng. Thiết bị nâng container/pallet. Băng chuyền chở hàng rời.
- Giá đỡ (Dolly). 1.2.4. Đơn vị xếp hàng trên máy bay (ULD) Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp hàng lên, xuống máy bay, cần thiết phải tập hợp hàng hóa thành từng đơn vị phù hợp với kích thước của khoang máy bay. Các đơn vị như thế gọi là ULD (Unit Load Device). Các ULD có kích thước tiêu chuẩn, phù hợp với kích thước khoang máy bay và là một bộ phận của máy bay. Một ULD có thể được tạo thành tự sự kết hợp giữa: a) Pallet máy bay và lưới (net) b) Pallet máy bay và lưới bọc trên một cái hộp không đáy, gọi là Igloo không cố định (nonstructural igloo) hoặc c) Một công cụ có hình dạng cố định, như o Container chứa hàng ở boong dưới hoặc boong chính o Igloo cố định (structural igloo) ULD có hai loại: ULD có chứng chỉ và ULD không có chứng chỉ. ULD có chứng chỉ (certifed ULD) là một đơn vị xếp trên máy bay được một cơ quan về an toàn hàng không của Chính phủ cấp giáy chứng nhận cho nhà sản xuất là đáp ứng yêu cầu về an toàn cho việc vận chuyển bằng máy bay nhưng không được cấp giấy chứng nhận an toàn của một cơ quan có thẩm quyền, loại ULD này không được coi là khoang di động của máy bay và chỉ được dùng để chuyên chở trên một số loại máy bay nhất định. 1.3. Tổ chức chuyên chở hàng hóa bằng vận tải hàng không
- 1.3.1. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO – International Civil Aviation Organization) là một cơ quan đặc biệt của LHQ có nhiệm vụ quản lý hoạt động hàng không của các nước thành viên. Cơ quan này được thành lập trên cơ sở Công ước về hàng không dân dụng quốc tế được thông qua năm 1944 tại Chicago. Thành viên của ICAO hiện nay bao gồm 191 nước thành viên (số liệu tính đến tháng 3 năm 2016). Việt Nam là thành viên của ICAO từ năm 1980. Mục tiêu của ICAO là thiết lập những nguyên tắc và kỹ thuật của vận tải hàng không quốc tế, đẩy mạnh phát triển hàng không quốc tế một cách có kế hoạch. 1.3.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA – International Air Transport Association) là một tổ chức tự nguyện, phi chính trị của các hãng hàng không trên thế giới, thành lập tháng 4/1945 tại Habana (Cuba). Thành viên của IATA là các hãng hàng không đăng kí ở các nước thành viên ICAO (năm 2016: 268 hãng hàng không đại diện cho 117 quốc gia trên thế giới). Việt Nam có 2 hãng hàng không là thành viên của IATA đó là Vietnam Airlines và VietJet Air. Mục đích hoạt động của IATA là: Đẩy mạnh việc vận chuyển hàng không một cách an toàn, thường xuyên và hiệu quả vì lợi ích của nhân dân thế giới. Khuyến khích thương mại hàng không và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thương mại hàng không.
- Cung cấp các phương tiện để phối hợp giữa các doanh nghiệp vận tải hàng không tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào dịch vụ vận tải hàng không. Hợp tác với ICAO và các tổ chức quốc tế khác. 1.3.3. Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế gọi tắt là FIATA (Federation Internationale des Associations de Transitaires et Assimiles) là tổ chức quốc tế của các công ty giao nhận, thành lập năm 1926. Hiện tại FIATA đại diện cho hơn 35000 công ty giao nhận ở hơn 130 nước trên thế giới. FIATA và IATA đã thành lập Hội đồng hiệp thương và thường xuyên thảo luận về các vấn đề như đào tạo, chuyên chở hàng nguy hiểm, hướng dẫn nghề nghiệp cho đại lý hàng hóa hàng không, vận tải hàng không,… 1.3.4. Hiệp hội các hãng hàng không châu Á – Thái Bình Dương AAPA Hiệp hội các hãng hàng không châu Á – Thái Bình Dương AAPA (Association of Asia Pacific Airlines) được thành lập năm 1965 tại Manila, Philipine bởi lãnh đạo của 6 hãng hàng không châu Á. Mục đích của Hiệp hội các hãng hàng không châu Á – Thái Bình Dương là: Cung cấp nguồn phân tích có chất lượng cao và có cơ sở thông tin hỗ trợ cho các thành viên xem xét và thảo luận các cơ hội hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực marketing, khai thác bay, an toàn không lưu và nhân lực nhằm hoàn thiện hiệu quả kinh tế của các thành viên như một tập thể và của mỗi thành viên nói riêng.
- Tạo điều kiện gặp gỡ và cơ cấu các ủy ban cho tất cả các thành viên trao đổi thông tin, quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm. Tạo ra một khuôn khổ hữu hiệu cho tất cả các thành viên cùng nhau thảo luận các biện pháp nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng xấu gây thiệt hại của cạnh tranh không lành mạnh, giải quyết các tác động xấu của quy định ngặt nghèo trong ngành và của các chính phủ, vì quyền lợi và sự phát triển, thịnh vượng của các hãng hàng không thành viên. Hiện nay AAPA có 19 hãng hàng không là thành viên chính thức, Vietnam Airlines là thành viên chính thức của AAPA từ tháng 11 năm 1997. 2. THỰC TRẠNG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 2.1. Tổng quan về Vietnam Airlines 2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển - 15/01/1956: Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 09/1956. - 11/02/1976, Cục hàng không dân dụng Việt Nam đổi tên thành Tổng cục hàng không Việt Nam. Trong thời kỳ từ 1976 đến 1989, có 3 sân bay quốc tế được xây dựng và mở rộng là Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất, có vị trí ở trung tâm 3 miền Bắc – Trung – Nam.
- - 1976 – 1980: Cục hàng không dân dụng Việt Nam mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malai xia và Xinhgapo. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). - 31/03/1990: Hội Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam bị giải thể, Bộ giao thông chịu trách nhiệm quản lý vận tải và ngành hàng không dân dụng Việt Nam. - Tháng 04/1993: Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. - 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt. - Ngày 27/05/1995, Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập theo quyết định số 328/TTg của Thủ tướng chính phủ và hoạt động theo Điều lệ do chính phủ phê chuẩn tại nghị định số 04/CP ngày 27/01/1996. Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập trực thuộc Chính phủ, bao gồm 20 đơn vị thành viên, lấy Hãng hàng không quốc gia làm nòng cốt. - 20/10/2002: Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới Bông Sen Vàng, gắn với các cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay của VNA - Tháng 10/2003: Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777
- đầu tiên trong số 6 chiếc Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng. Vào năm 2003, Vietnam Airlines được tổ chức lại hoạt động theo mô hình Công ty mẹ con theo Quyết định số 372/QĐ TTG ngày 04/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ. - Vào năm 2006, Trở thành thành viên chính thức của IATA. - Ngày 13/11/2006, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 259/2006/QĐ – TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ Tổng công ty hàng không Việt Nam. Theo điều lệ này, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được phép chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Công ty mẹ là Tổng công ty hàng không Việt Nam, có vốn điều lệ trên 5700 tỷ đồng. Công ty mẹ là Tổng công ty nhà nước, được điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp Nhà nước. Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Airlines Corporation, viết tắt là Vietnam Airline, biểu tượng là Bông Sen Vàng, trụ sở chính đặt tại Hà Nội. - Vào năm 2009, Hợp tác và hỗ trợ Chính phủ Cambodia thành lập Hãng Hàng không Cambodia Angkor Air, vốn điều lệ 100 triệu đô la Mỹ, trong đó Vietnam Airlines góp 49%. - Vào năm 2010, Chuyển thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam. - Vào năm 2012, Tiếp nhận quản lý phần vốn góp của cổ đông Nhà nước tại Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines, trở thành cổ đông lớn nhất với tỉ lệ nắm giữ 68,46% vốn điều lệ
- 01/2013 Bộ GTVT phê duyệt thời điểm xác định GTDN để cổ phần hóa Công ty mẹ Tổng công ty HKVN là ngày 31/3/2013 - Tháng 05/2014, Bộ GTVT phê duyệt giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa Công ty mẹ Tổng công ty HKVN - Tháng 09/2014 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ Tổng công ty HKVN 11/2014 Vietnam Airlines hoàn thành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng - Tháng 03/2015 Vietnam Airlines họp Đại hội đồng Cổ đông lần đầu thông qua Điều lệ Công ty Cổ phần Bảng 2.1.2. Cơ cấu tổ chức - Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chính là nòng cốt của Tổng công ty hàng không Việt Nam. Thực chất, bộ máy tổ chức và hoạt động của hãng hàng không quốc gia Việt Nam chính là bộ máy của Tổng công ty và mô hình tổ chức của Tổng công ty hàng không Việt Nam về thực chất chính là mô hình tổ chức của Vietnam Airlines. - Các đơn vị hạch toán phụ thuộc: 1. Xí nghiệp phục vụ kỹ thuật Thương mại mặt đất Nội Bài 2. Xí nghiệp phục vụ kỹ thuật Thương mại mặt đất Đà Nẵng 3. Xí nghiệp phục vụ kỹ thuật Thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất 4. Tạp chí Heritage 5. Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO 6. Ba văn phòng khu vực vietnam airlines các chi nhánh ở trong và ngoài nước
- - Các đơn vị phụ thuộc khác 7. Đoàn bay 919 8. Đoàn tiếp viên 9. Trung tâm huấn luyện bay 10. Trung tâm kiểm soát khai thác Tân Sơn Nhất 11. Trung tâm kiểm soát khai thác Nội Bài 12. Trung tâm thống kê và Thống kê và tin học hàng không 13. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng 14. Các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước - Đơn vị sự nghiệp 15. Viện khoa học hàng không - Các công ty con 16. Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu hàng không 17. Công ty TNHH một thành viên kỹ thuật máy bay 18. Công ty TNHH dịch vụ giao nhận hàng hóa Tân Sơn Nhất - Các công ty cổ phần 19. Công ty cổ phần suất ăn hàng không Nội Bài 20. Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài 21. Các công ty cổ phần cung ứng và xuất nhập khẩu lao động hàng không 22. Công ty cổ phần in hàng không
- 23. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không 24. Công ty cổ phần công trình hàng không 25. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không 26. Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không - Các công ty liên doanh với nước ngoài 27. Công ty liên doanh TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất 28. Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất 29. Công ty liên doanh TNHH giao nhận hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh 30. Công ty liên doanh phân phối toàn cầu ABACUS – Việt Nam - Công ty liên kết 31. Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng 32. Công ty cổ phần Nhựa cao cấp hàng không 33. Công ty cổ phần vận tải ô tô hàng không 34. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh 35. Ngân hàng cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Bộ máy quản lý bao gồm 4 khối: khối tổng hợp, khối thương mại, khối khai thác bay, khối kỹ thuật. Khối cơ quan tổng hợp do tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo và làm nhiệm vụ quản lý chung của cả TCT và Vietnam Airlines. Các khối còn lại chịu sự quản lý của các Phó tổng giám đốc chuyên môn và chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ của Vietnam Airlines. Do Vietnam Airlines về thực chất là tổng hợp các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đóng vai trò nòng cốt trong Tổng công ty,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Tăng cường công tác phổ biến pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên, trong các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN
21 p | 1994 | 486
-
Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An
89 p | 1455 | 247
-
Tiểu luận Tài chính quốc tế: Nợ nước ngoài của Việt Nam, thực trạng và giải pháp
44 p | 667 | 128
-
Tiểu luận: Thực trạng sử dụng thiết bị điện tử và nhận thức của sinh viên về ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe
54 p | 1866 | 92
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng việc áp dụng thương mại điện tử trong việc đặt vé máy bay trực tuyến của hãng hàng không Jetstar Pacific
42 p | 271 | 81
-
LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
80 p | 420 | 69
-
Tiểu luận: Giải pháp phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay
7 p | 508 | 64
-
TIỂU LUẬN: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM
41 p | 172 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
107 p | 148 | 36
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty cao su sao vàng
32 p | 166 | 33
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng công tác quản lý thu thuế khu vực NQD
80 p | 143 | 31
-
TIỂU LUẬN:Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội.Lời nói đầuTrải qua 15 năm cùng với cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, Hà Nội đã có những bước phát triển không ngừng. Tốc
85 p | 189 | 30
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty CP đầu tư thương mại và dịch vụ bảo vệ Việt Á
31 p | 182 | 26
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Thương Mại Xây Dựng Và Kiến Trúc Việt Nguyên trong những năm qua
47 p | 113 | 23
-
LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
0 p | 114 | 19
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng hoạt động Marketing của cơ sở II Phúc Thịnh
14 p | 84 | 18
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai và hiệu quả điều trị bằng kháng sinh trong chuyển dạ phòng lây truyền sang con tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An (2018-2019)
24 p | 81 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn