intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Thực trạng đàm phán TPP và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

1.063
lượt xem
400
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Thực trạng đàm phán TPP và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP nhằm giới thiệu tổng quát về TPP, thực trạng đàm phán TPP, các giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng đàm phán TPP và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP

  1. Tiểu luận Thực trạng đàm phán TPP và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP
  2. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TPP 1.1. LỊCH SỬ…………………………………………………………………………. 3 1.2. PHẠM VI CỦA ĐÀM PHÁN…………………………………………………… 4 1.2.1. PHẠM VI CỦA TPP-4…………………………………………………………... 4 1.2.2. XU HƯỚNG ĐÀM PHÁN FTA CỦA HOA KỲ……………………………….. 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐÀM PHÁN TPP 2.1. HIỆN TRẠNG ĐÀM PHÁN TPP ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2013……………….. 6 2.2. NHỮNG CƠ HỘI-THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP….. 8 2.2.1. CƠ HỘI…………………………………………………………………………....8 2.2.2. THÁCH THỨC…………………………………………………………………....9 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP 3.1. GIẢI PHÁP……………………………………………………………………….11 3.2. KẾT LUẬN……………………………………………………………………….13 2
  3. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TPP: Trans -Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương) FTA: Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do) NAFTA:North America Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ: Canada-Mỹ-Mexico) APEC:Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) 3
  4. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TPP 1.1. LỊCH SỬ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore , Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Tháng 9/2008, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn đàm phán để tham gia TPP. Sau đó (tháng 11/2008), các nước khác là Australia, Peru, Việt Nam cũng thể hiện ý định tương tự. Tháng 10/2010, Malaysia chính thức thông báo ý định tham gia đàm phán TPP. Ngày 13-11-2010, Việt Nam tuyên bố tham gia TPP với tư cách thành viên đầy đủ. Hiện nay, có 12 quốc gia đang đàm phán TPP, ngoài 8 quốc gia có tên trên, còn thêm các nước Malaysia, Mexico, Canada và Nhật. Tổng quan về quá trình đàm phán Hiệp định TPP Nền tảng của TPP là Hiệp định Đối tác Kính tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương được ký kết năm 2005, còn gọi là “Hiệp định P-4” Năm 2007: Hoa Kỳ bắt đầu tiếp cận và tham gia thảo luận với các nước P-4. Năm 2008: Hoa Kỳ tham dự các cuộc đàm phán của P-4 về các dịch vụ tài chính và đầu tư Tháng 9/2008: Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, bà Schwab thông báo dự định của nước này sẽ tham gia đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do toàn diện với nhóm P-4 Tháng 11/2008: Hoa Kỳ, Australia, Peru và Việt Nam thông báo sẽ cùng đàm phán với các quốc gia P-4 nhằm đi đến ký kết một Hiệp định Thương mại “thế hệ tiếp theo” Năm 2009: Việc khởi động các đàm phán TPP bị trì hoãn Tháng 12/2009: Đại diện Thương mại Hoa Kỳ thông báo lên Quốc hội về ý định tham gia vào đàm phán TPP 4
  5. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 Tháng 3/2010: Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tại Australia (Các bên tham g ia: Australia, Chi Lê, Peru, Singapore, Việt Nam, Hoa Kỳ, Brunay và New Zealand). Tháng 6/2010: Vòng đàm phán thứ hai diễn ra tại Hoa Kỳ Tháng 10/2010: Vòng đàm phán thứ ba diễn ra tại Brunei (có thêm Malaysia tham dự) Tháng 12/2010: Vòng đàm phán thứ tư dự kiến tổ chức tại New Zealand Năm 2011: Năm vòng đám phán đã được lên kế hoạch 1.2. PHẠM VI CỦA ĐÀM PHÁN Do hiện tại chưa có quyết định chính thức về các vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận và cam kết trong khuôn khổ TPP nên chưa thể xác định chính xác phạm vi đàm phán. Tuy nhiên, có thể suy đoán phần nào về phạm vi của TPP mới trên cơ sở xem xét 2 yếu tố:  Phạm vi của TPP4 (TPP ký kết năm 2005 giữa 4 nước): Vì TPP mới được đàm phán trên cơ sở đã có TPP4 nên đây có thể là nền cho đàm phán TPP mới.  Xu hướng đàm phán các FTA gần đây của Hoa Kỳ: Do Hoa Kỳ là đối tác đàm phán lớn nhất và cũng là động lực lớn nhất thúc đẩy đàm phán TPP mới nên suy đoán là quan điểm của nước này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả đàm phán TPP. 1.2.1. Về phạm vi của TPP4 - Cắt giảm thuế quan theo lộ trình từ 2006 đến 2015 - Các vấn đề thương mại phi thuế quan như xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, chính sách cạnh tranh - Các vấn đề phi thương mại như hợp tác trong lĩnh vực môi trường, lao động - Chưa bàn đến các vấn đề đầu tư, dịch vụ tài chính 1.2.2. Về xu hướng đàm phán FTA của Hoa Kỳ Thông qua các FTA đã ký của Hoa Kỳ (đặc biệt là NAFTA), Hoa Kỳ đã thiết lập một hệ thống “tiêu chuẩn vàng” (“gold standards”) cho các FTAs của mình và có xu hướng tăng cường những quy định này trong các FTA tương lai (bao gồm cả 5
  6. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 TPP – Hoa Kỳ đã bày tỏ quan điểm rằng Hoa Kỳ muốn TPP là một “FTA của thế kỷ 21” với các “tiêu chuẩn” cao hơn so với các FTA trước). Cụ thể, FTA mà Hoa Kỳ sẽ ký có thể có các nội dung sau: - Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế, thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn - Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính - Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư - Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ - Bảo vệ tính mạng, sức khỏe: Tăng mức độ bảo vệ thông qua các quy định khắt khe hơn về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật; - Cạnh tranh và mua sắm công: Tăng cường cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công - Các vấn đề lao động: đặc biệt là các vấn đề về quyền lập hội (công đoàn), quyền tập hợp và đàm phán chung của người lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, quy định cấm khai thác lao động trẻ em, quy định không phân biệt đối xử trong lực lượng lao động. 6
  7. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐÀM PHÁN TPP - NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TPP MANG ĐẾN CHO VIỆT NAM 2.1. HIỆN TRẠNG ĐÀM PHÁN TPP ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2013 - Hai vòng đàm phán (vào tháng 3 và tháng 6/2010) đã được tiến hành giữa 8 bên; Ngoài ra còn có một cuộc đàm phán giữa kỳ vào tháng 8/2010 tại Peru và một đàm phán vừa tiến hành tại Brunei (4-8/10/2010) . Các bên đã chỉ định cán bộ tham gia 10 nhóm đàm phán cấp chuyên viên về thương mại hàng hóa phi nông sản, nông nghiệp, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, hải quan, xuất xứ hàng hóa, mua sắm công, môi trường, xây dựng năng lực thương mại.  Các vấn đề được đàm phán trong hai vòng vừa qua mới chỉ tập trung vào những nội dung mang tính thủ tục, cấu trúc mà chưa đi vào đàm phán các lĩnh vực thực chất theo ngành, đặc biệt là:  Việc tham gia của các bên đàm phán mới.  Xử lý mối quan hệ giữa các FTA cũ đang tồn tại giữa các nước tham gia đàm phán và TPP mới.  Ý kiến ban đầu là để TPP tồn tại song song với các FTAs đã có và các nước phải đáp ứng các nghĩa vụ trong các FTA lẫn TPP.  Vấn đề khó khăn là việc tiếp tục các đàm phán cắt giảm thuế quan trong TPP mới như thế nào (Đàm phán thay thế hoàn toàn danh mục cắt giảm thuế quan đang có trong các FTA giữa các nước thành viên? Chỉ đàm phán cắt giảm thuế quan giữa các thành viên chưa có FTA với nhau? Đàm phán TPP mới độc lập với các FTA giữa các bên nhưng chỉ áp dụng sau khi các FTA liên quan đã hoàn thành lộ trình thực thi?). Hoa Kỳ, Việt Nam, Ch ile cho rằng không nên xem xét lại các FTA (nói cách khác, đàm phán TPP sẽ là đàm phán mới) trong khi Aus tralia, New Zealand và Singapore lại ủng hộ quan điểm ngược lại. 7
  8. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201  Dường như đã có sự thống nhất ban đầu về việc sẽ đàm phán lại cả gói về các vấn đề như dịch vụ, đầu tư, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, mua sắm công và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.  Các vấn đề về vệ sinh dịch tễ (SPS) và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) : Liên quan đến quan ngại của Hoa Kỳ về vấn đề thịt bò (nguy cơ bò điên) và các quy định hạn chế nhập khẩu thịt gà, thịt lợn và một số loại trái cây.  Lao động và môi trường : Cải thiện tình trạng môi trường và lao động ở các nước thông qua việc thiết lập, thực thi tốt các quy định liên quan; không sử dụng các quy định về lao động và môi trường để hạn chế bất hợp lý thương mại và đầu tư.  Giải quyết tranh chấp : Chủ yếu xoay quanh vấn đề nhà đầu tư nước ngoài có thể kiện Chính phủ nước nhận đầu tư ra một thiết chế trọng tài thương mại quốc tế không.  Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và mua sắm công : Hoa Kỳ có xu hướng tiếp tục các yêu cầu liên quan đến vấn đề này như trong các FTA mà Hoa Kỳ đã ký. - Những ngày đầu tháng 10-2013, thế giới dường như đều hướng về đảo Bali của Indonesia - nơi diễn ra Hội nghị APEC 2013, nơi các thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến công bố những kết quả đàm phán cụ thể của hiệp định này. Lãnh đạo cấp cao các nước TPP cũng đã ra Tuyên bố chung về TPP. Dù vậy, những lời lẽ quá thận trọng, những câu từ không có gì mới cho thấy dường như mục tiêu hoàn thành “về cơ bản” đàm phán TPP nhân dịp APEC đã không đạt được. - Sau APEC, các phiên đàm phán TPP vẫn đang tiếp tục diễn ra và vẫn còn đó nhiều bất đồng, nhiều tranh cãi ở nhiều điểm, nhiều vấn đề... - Các cuộc đàm phán hiện nay đang là một trận chiến khó khăn hơn những gì các nhà đàm phán từng trông đợi. Các nước tham gia đã đồng ý tự do hóa thương mại khoảng 1/3 trong tổng số 21 lĩnh vực đưa ra đàm phán. Ba lĩnh vực gây tranh cãi 8
  9. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 nhất là bảo vệ bản quyền và bằng sáng chế, quy định về các công ty quốc doanh, và cân bằng giữa thương mại và môi trường. Về lĩnh vực các công ty quốc doanh, Mỹ đang kêu gọi đưa ra những quy định khắt khe để ngăn cấm việc đối xử ưu đãi với các công ty quốc doanh, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng giữa các công ty này với các công ty tư nhân. Nhưng chính phủ các nước ở Đông Nam Á vốn sở hữu nhiều công ty loại này kịch liệt phản đối. Sự khác biệt quan điểm giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á đang là rào cản cho tiến triển chung của cuộc đàm phán. - Đàm phán về mở cửa thị trường hàng hóa (mà thực chất là lịch trình loại bỏ thuế quan) có lẽ là lĩnh vực có điểm mới đáng kể nhất sau APEC 2013 (dù rằng về chi tiết không có tiến triển gì nổi bật). Cụ thể, theo báo cáo của các bộ trưởng thương mại TPP họp trước thềm APEC, các nước đã thống nhất sẽ xây dựng một biểu thuế quan duy nhất và các quy tắc xuất xứ chung trong TPP (trong khi trước đó, các nước chia rẽ sâu sắc về việc mỗi nước sẽ áp dụng biểu thuế quan chung với tất cả các đối tác còn lại trong TPP hay áp dụng các biểu thuế quan riêng với từng đối tác). - Sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế của các thành viên cũng là một trở ngại. Do sự chênh lệch này, các nền kinh tế đang phát triển luôn đặt yêu cầu được hưởng một số quy chế đặc biệt và rất khó đạt được đồng thuận về các quy chế đặc biệt như vậy. - Những vấn đề như vậy khiến cho đàm phán TPP chưa thể “hoàn tất về cơ bản” như thông cáo chung của hội nghị; và giới phân tích cho rằng, TPP khó có thể ra đời vào cuối năm nay (2013) một phần vì nội dung của nó quá rộng lớn và phức tạp, còn nhiều vấn đề chưa đạt được đồng thuận. 2.2. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP 2.2.1. Cơ hội - Tham gia TPP thì Việt Nam có cơ hội thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Các quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam với các thành 9
  10. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 viên TPP có thể cải thiện nhanh chóng, vừa mở rộng, vừa đi vào chiều sâu, tạo thêm nguồn lực cho Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới. - Trong các thành viên TPP, có những quốc gia quan trọng, có khả năng bổ sung cao cho nền kinh tế Việt Nam như Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Singapore... Đây cũng là những đối tác đầu tư rất tiềm năng của Việt Nam. TPP có thể giúp thúc đẩy đầu tư của các nước này vào Việt Nam, đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn như phát triển các ngành công nghệ cao, nâng cao trình độ của các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị trong khu vực và trên toàn cầu - TPP sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia lớn Mỹ, Nhật Bản cũng như các thành viên khác của TPP nhờ những cam kết mở cửa thị trường mạnh hơn, cao hơn so với những cam kết hiện có trong khu vực. - Hiện Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, TPP có thể coi là cú hích tiếp theo, tạo ra động lực để Chính phủ và doanh nghiệp phải cải cách mạnh hơn nữa, tác động tích cực vào quá trình đổi mới. 2.2.2. Thách thức - Hệ thống các quy định về pháp lý của Việt Nam còn yếu kém hơn so với các quốc gia khác trong TPP, và việc đưa hệ thống quy định lên một mức tương xứng với các bên khác trong TPP là khá khó khăn. - Các ngành công nghiệp địa phương của Việt Nam cần tăng sự cạnh tranh nhập khẩu do mức thuế giảm. Các ngành tài chính, dịch vụ, bán lẻ nước ngoài tràn vào sẽ gây khó cho các doanh nghiệp còn non trẻ của Việt Nam. Hàng nhập khẩu không thuế hay thuế thấp cũng sẽ chạy đua với hàng nội địa ngay trên sân nhà trong các ngành như điện máy, nông sản, chăn nuôi, hàng công nghiệp... - Kinh tế Việt Nam được bảo hộ khỏi đầu tư nước ngoài nhiều hơn và gắn kết với chính phủ hơn bất cứ quốc gia TPP nào nên Việt Nam sẽ phải đối mặt với đòi hỏi từ các nước TPP về việc mở rộng cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực như viễn thông và dịch vụ tài chính. Thỏa mãn những yêu cầu này sẽ là thách thức về mặt kinh doanh và chính sách công. 10
  11. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 - Đối với Việt Nam, mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP là tăng cường lợi thế xuất khẩu sang các nước TPP, thông qua việc các nước này miễn hoặc giảm thuế cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu rất cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, bắt buộc phải có nguyên liệu hoặc giá trị chủ yếu từ các nước thành viên. Trong khi đó, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam lại phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN). Nếu chấp nhận các quy tắc như vậy, dù thuế suất có về 0 hoặc rất thấp thì hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng lợi gì. - TPP không chỉ yêu cầu xóa bỏ rào cản thương mại về hàng hóa và dịch vụ mà còn đặt ra những quy chuẩn mới về quyền của người lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với ý tưởng, thương hiệu và sáng chế, vấn đề lưu chuyển qua biên giới quốc gia các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số, vấn đề tự do hóa dòng chảy của lao động lành nghề... Những vấn đề này tỏ ra đặc biệt nhạy cảm với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam mà hệ thống chính trị có thể bị ảnh hưởng bởi việc mở cửa cho cạnh tranh nước ngoài ở các lĩnh vực đặc thù như mua sắm của chính phủ và quản lý doanh nghiệp nhà nước. 11
  12. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP 3.1. GIẢI PHÁP - Một trong những điểm yếu lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục khi tham gia TPP chính là vấn đềvề vốn. Phần lớn Doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành chịu tác động nhiều từ TPP, như thủy sản, dệt may, da giày và lĩnh vực nông nghiệp, đều hạn chế về vốn. - Doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về khả năng tạo giá trị gia tăng. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp như dệt may, da giày … thường chỉ làm gia công. Muốn thoát khỏi gia công để có thể xuất khẩu trực tiếp, thì phải quan tâm đến công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu về hoạt động này. Hầu hết doanh nghiệp làm theo thiết kế và đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài, chứ chưa sáng tạo - Vấn đề quan trọng trong TPP là quy tắc xuất xứ hàng hóa. Đây là điều kiện để hưởng lợi về thuế quan. Do đó, Doanh nghiệp cần cân nhắc trong sử dụng nguồn nguyên liệu; đồng thời cần sự quyết tâm của Chính phủ trong thực hiện quy hoạch chuyên ngành, đặc biệt là xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành thế mạnh của Doanh Nghiệp Việt Nam. Để giải quyết hàng hoạt vấn đề khó khăn, Chính phủ cần phải có những quyết sách quyết liệt. Chẳng hạn, với việc đầu tư nguyên phụ liệu, Chính phủ phải quy hoạch rõ vùng nào được làm, vùng nào không. Đồng thời, Nhà nước có thể tham gia đầu tư hạ tầng rồi thu phí dần để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp. Một khi có những giải pháp căn cơ như vậy, mới có thể khắc phục được những bất cập nêu trên. - Đặc biệt đối với ngành công nghiệp dệt may, Chính phủ quan tâm quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, tăng đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ để gỡ khó cho dệt may đồng thời Doanh nghiệp cần có hướng phát triển sản phẩm giá trị g ia tăng bằng cách đầu tư nguồn nhân lực cho thiết kế, tiếp cận công nghệ để phát triển. Nâng cao chất lượng công nhân. 12
  13. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 - Về nông nghiệp cần có nghiên cứu đánh giá đúng tương quan giữa Việt Nam và các nước thành viên TPP để có giải pháp ứng phó. Nhật Bản và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam, với các ca m kết thuế suất của TPP, Doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội sẽ gia tăng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu không tái cấu trúc ngành nông nghiệp, sản xuất theo kiểu truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ thì ngành nông nghiệp sẽ khó mà cạnh tranh với các quốc gia thành viên TPP có thế mạnh tương đồng như Việt Nam. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang triển khai Đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng tổ chức lại sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực, gia tăng chuỗi giá trị. - TPP kèm với việc giảm thuế, cơ hội tiếp cận thị trường, nhưng cùng với đó là thắt chặt quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật... Tham gia TPP, không có cách nào khác là Doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được những quy định đó. Mặt khác, Doanh nghiệp phải nhìn vào các tiêu chuẩn kỹ thuật của từng ngành để có sự chuẩn bị phù hợp. Ví dụ, với dệt may, bên cạnh các xuất xứ về nguồn nguyên liệu, cần chú ý các vấn đề về lao động, lao động trẻ em. Các Doanh nghiệp gỗ, lâm sản phải có các chứng chỉ về rừng. Các Doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản phải chú ý đến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. - Thực tế trên nhiều lĩnh vực hiện nay nhiều Doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh được với Doanh nghiệp nước ngoài, do họ có bề dày kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, thương hiệu, uy tín… Do đó, Doanh nghiệp Việt Nam thay vì đối đầu trực tiếp trên các thị trường lớn thì hãy chọn các thị trường ngách, thị trường nhỏ với chiến lược "đại dương xanh" - khai phá mảng thị trường có thể nhỏ hẹp nhưng mới và ít đối thủ cạnh tranh. Ngay trong mảng mua sắm công, thay vì tham gia đấu thầu trực tiếp những hợp đồng lớn, Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn trở thành nhà thầu phụ. Điều này phù hợp với tiềm lực và khả năng của Doanh nghiệp Việt Nam hơn. - Song song đó cần phải có những chính sách nghiêm túc để chống chuyển giá, chống trốn thuế, lỗ giả lời thật trong khu vực FDI. 13
  14. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 - Để thực thi cam kết trong Hiệp định TPP, Việt Nam s ẽ phải điều chỉnh, sửa đổi nhiều quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ… - Những quy định về môi trường, lao động hay bảo hộ sở hữu trí tuệ là xu hướng phát triển tất yếu của môi trường kinh doanh lành mạnh, văn mình. Dù muốn hay không thì Doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chấp nhận xu hướng này. Do đó, thay vì cố tình trì hoãn, đi theo lối kinh doanh cũ, Doanh nghiệp Việt Nam từng bước cải cách hoạt động của Doanh nghiệp mình cho phù hợp với xu thế của thời đại. 3.2. KẾT LUẬN Có thể thấy, việc gia nhập TPP với riêng Doanh nghiệp Việt Nam, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ và nếu không nỗ lực hết mình thì rất có thể Doanh nghiệp Việt Nam sẽ thua ngay khi TPP bắt đầu có hiệu lực. Điều này đòi hỏi sự đầu tư công sức của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và bản thân mỗi Doanh nghiệp để tìm được hướng đi phù hợp nhất cho Doanh nghiệp của mình. Hy vọng rằng, khi TPP được ký kết và có hiệu lực, những lợi ích mà Doanh nghiệp Việt Nam thu được sẽ lớn hơn những trở ngại mà các Doanh nghiệp này gặp phải. 14
  15. Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế-Nhóm 1- 12QT201 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệp_định_Đối_tác_Kinh_tế_Chiến_lược_xuyên_Thái _Bình_Dương 2. http://cafef.vn/su-kien/260-tpphiep-dinh-doi-tac-xuyen-thai-binh-duong. 3. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/new-deve-tpp-negotiations 10232013161619.html 4. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130710/co-hoi-tu-tpp.aspx 5. http://trungtamwto.vn/forums/hiep-dinh-thuong-mai-xuyen-thai-binh-duong-tpp 6. http://vietstock.vn/2013/11/det-may-ngoai-non-nong-don-song-tpp-768- 320204.htm 7. http://vietstock.vn/2013/10/hiep-dinh-tpp-co-nguy-co-that-bai-761-319318.htm 8. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131019-hiep-dinh-tpp-co-the-thuc-day-cai-cach- o-viet-nam 9. http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019083649/ns 110923 115344 10. http://www.baomoi.com/Nganh-det-may-Viet-Nam-Nhieu-co-hoi-tu-Hiep-dinh- TPP/45/12243964.epi 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1