intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phương thức sinh kế của người Ca Dong tại khu tái định cư thủy điện Đắk Đrinh – Quảng Ngãi

Chia sẻ: Nguyen Dinh Chuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

191
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Phương thức sinh kế của người Ca Dong tại khu tái định cư thủy điện Đắk Đrinh – Quảng Ngãi trình bày tổng quan tình hình tái định cư (nơi ở mới, việc hỗ trợ và đền bù) của người dân bị ảnh hưởng, tìm hiểu về phương thức sinh kế của cộng đồng người Ca Dong thuộc thủy điện Đắk Đrinh – tỉnh Quảng Ngãi, góp phần phong phú tài liệu viết về phương thức sinh kế của người dân ở các khu tái định cư thủy điện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phương thức sinh kế của người Ca Dong tại khu tái định cư thủy điện Đắk Đrinh – Quảng Ngãi

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nhà nước đã quy hoạch và triển khai nhiều công trình thủy điện trên cả nước. Các công trình thủy điện được xây dựng trên vùng cao, gần khu vực sông lớn và thủy điện Đắk Đrinh cũng không ngoại lệ. Việc triển khai xây dựng công trình thủy điện Đắk Đrinh đã và đang nảy sinh một số vấn đề bất cập về môi trường, văn hóa và đặc biệt là đời sống của cộng đồng tộc người Xơ Đăng ở vùng lòng hồ thủy điện. Công tác đền bù và tái định cư tuy cũng được Chính phủ quan tâm nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được giải quyết, trong đó vấn đề đảm bảo sinh kế cho nhân dân chưa được quan tâm đúng mức.Việc đảm bảo sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro cho người dân phải tái định cư bắt buộc, giảm thiểu tối đa những tác động không mong muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo lập một phương thức sinh kế bền vững, ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ . Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phƣơng thức sinh kế của ngƣời Ca Dong tại khu tái định cƣ thủy điện Đắk Đrinh – Quảng Ngãi” 2. Mục tiêu nghiên cứu  Tổng quan tình hình tái định cư (nơi ở mới, việc hỗ trợ và đền bù) của người dân bị ảnh hưởng.  Tìm hiểu về phương thức sinh kế của cộng đồng người Ca Dong thuộc thủy điện Đắk Đrinh – tỉnh Quảng Ngãi.  Góp phần phong phú tài liệu viết về phương thức sinh kế của người dân ở các khu tái định cư thủy điện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình tái định cư thủy điện Đăk Đrinh.
  2. 2 Phạm vi nghiên cứu: khu tái định cư Nước Vương (xã Sơn Liên), khu tái định cư Nước Lang (xã Sơn Dung). 4. Lịch sử nghiên cứu Đề cập đến lịch sử nghiên cứu sinh kế của người Ca Dong tại khu tái định cư của dự án thủy điện Đắk Đrinh không có. Nhưng chúng ta có thể tìm hiểu qua “Báo cáo chuyên đề tái định cư” của Ban quản lý dự án thủy điện (2005). Báo cáo kế hoạch bồi thường và tái định cư xác định được các ảnh hưởng về đất đai, nhà cửa và các công trình kiến trúc khác của các hộ gia đình. Ngoài ra, cho thấy tổng quát khá toàn diện về địa điểm tái định cư cũng như thuận lợi và khó khăn tại nơi ở mới đó với việc ổn định sinh kế của người dân. Hơn thế nữa, một số chính sách hỗ trợ cho việc bồi thường và tái định cư dành cho các hộ gia đình và địa phương bị ảnh hưởng bởi dự án. Theo báo cáo thì người bị ảnh hưởng hầu hết là người dân tộc (chủ yếu là dân tộc Ca Dong chiếm 89,1%, người Kinh là 10,9%). Chính vì thế đối tượng là người Ca Dong cũng cần phải tìm hiểu để có những chính sách phù hợp để giúp họ ổn định đời sống và duy trì văn hóa, phong tục. Qua cuốn sách “Một số nét về văn hóa Ca Dong” của tác giả Đinh Long Ta, Sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ngãi (1999). Đầu tiên, về địa bàn cư trú của người Ca Dong tập trung chủ yếu ở địa bàn giáp ranh của 3 tỉnh từ huyện Trà My (Quảng Nam) qua Sơn Tây , Sơn Hà, Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến Đắc Tô, Sa Thầy, Đắc Giây, Kon Plong, Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Bên cạnh đó, tác giả đã phác họa khá rõ nét về phương thức sinh hoạt của người Ca Dong từ cách làm nhà, đến phương thức sinh hoạt kinh tế. Ngoài ra, những phong tục tập quán văn hóa của người Ca Dong được tác giả truyền đạt một cách chính xác nhất đến với độc giả. Những mẩu chuyện về người Ca Dong giúp cho chúng ta hiểu hơn về nguồn gốc xuất thân và cách sinh hoạt hàng ngày của người Ca Dong. Hay đề cập đến công trình nghiên cứu “Đánh giá sự thay đổi nguồn sinh kế cảu các hộ di dân tái định cư thuộc dự án thủy điện Hủa Na: trường hợp nghiên cứu tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” của hai tác giả Nguyễn Văn Sang, Đậu Thị Bích Hoài. Qua công trình này, tác giả một lần nữa nhận định sự thay
  3. 3 đổi nguồn sinh kế của các hộ di dân tái định cư dự trên lý luận và thực tiễn. Tác giả tập trung đo lường sự thay đổi nguồn sinh kế của các hộ dân là sự thay đổi các nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội. Thông qua kết quả nghiên cứu khảo sát tác giả cho rằng khi các hộ tái định cư di dân đến nơi ở mới thì sự co hẹp nguồn lực tự nhiên kéo theo sự thay đổi các nguồn lực còn lại. Những sự thay đổi của các nguồn lực đều được đánh giá theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, cũng như các nguồn lực ảnh hưởng đến quyết định thay đổi chiến lược sinh kế của các hộ di dân. Hai tác giả cho ta cái nhìn tổng quát về sự thay đổi này đều có xu hướng kém bền vững hơn so với thời điểm trước tái định cư. Qua kết quả điều tra nổi bật lên 83,33% số hộ dân cho rằng cuộc sống của họ ở nơi ở mới kém hơn trước, 70% hộ dân không hài lòng về công tác đền bù, bồi thường. Từ việc tìm hiểu sự thay đổi sinh kế, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp về các nguồn lực phù hợp với thực tế và tiềm lực của các hộ dân. Bên cạnh đó “Sinh kế của các hộ dân tái định cư vùng bán ngập huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La” của tác giả Phạm Minh Hạnh (2009), luận văn Thạc sĩ Kinh Tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát về các nguồn lực sinh kế ảnh hưởng đến ổn định đời sống của người dân tại nơi ở mới. Mặc dù đây không phải là khu tái định cư thủy điện nhưng cho chúng ta cái nhìn khá toàn diện về sự khó khăn mà hộ dân gặp phải tại khu tái định cư. Bên cạnh đó, tác giả đã cho chúng ta thấy sự tác động của việc thay đổi sinh kế đến mức sống thu nhậ của người dân. Sau đó, những thành tựu và hạn chế cũng đã được đề cập trong bài nghiên cứu này. Những giải pháp cụ thể và chi tiết được đề nghị để cải thiện tình hình sinh kế giúp người dân ổn định lâu dài cuộc sống. Ngoài ra còn có các bài viết trên các báo, tạp chí đề cập đến vấn đề chính sách tái định cư, nguồn sinh kế của các hộ dân có thể kể đến là các bài viết của các tác giả Đặng Nguyên Anh với “Tái định cư cho các công trình thủy điện ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (số 8/2007) và “Chính sách di dân tái định cư các công trình thuỷ điện ở việt nam từ góc độ nghiên cứu xã hội”Tạp chí DS&PT (số 6/2007). Có thể nói các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều nói đến việc tái định cư,
  4. 4 chính sách tái định cư nhằm ổn định nguồn sinh kế cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Nhưng mỗi dự án thủy điện và đối tượng đồng bào bị ảnh hưởng là khác nhau, vì thế chưa có một đề tài nào đề cập đến nguồn sinh kế của người Ca Dong tại khu tái định cư thủy điện Đắk Đrinh. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này là về tái định cư thủy điện Đắk Đrinh của người Ca Dong. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thời gian đi thực địa: 24/11 – 05/12/2013. Nghiên cứu sử dụng các tài liệu thứ cấp được thu thập từ Ban quản lý dự án thủy điện Đắk Đrinh, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Tây – tỉnh Quảng Ngãi, Ủy ban nhân dân các xã Sơn Liên và Sơn Dung. Tài liệu bao gồm báo cáo về dự án thủy điện Đắk Đrinh, báo cáo chuyên đề tái định cư của thủy điện, báo cáo tình hình kinh tế xã hội của huyện Sơn Tây. Ngoài ra có sự tham khảo thêm thông tin từ các bài báo, công trình đã công bố và một số văn bản có liên quan. Nguồn số liệu sơ cấp được sử dụng qua thu thập từ 28 hộ dân tại hai khu tái định cư của xã Sơn Liên và Sơn Dung. Ngoài ra còn tiếp xúc với cán bộ phòng tài nguyên môi trường của huyện Sơn Tây, chủ tịch xã, trưởng thôn và phỏng vấn sâu 5 hộ dân tại 2 vùng tái định cư. Qua đây nhằm làm rõ những vấn đề chưa hiểu từ bảng hỏi được làm rõ hơn từ việc phỏng vấn sâu. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan Trong chương này, chúng tôi đề cập một số khái niệm liên quan đến đề tài. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu huyện miền núi Sơn Tây, một vài nét về người Ca Dong ở các khu tái định cư và công trình thủy điện Đắk Đrinh.
  5. 5 Chương 2. Thực trạng tái định cư và phương thức sinh kế của người Xơ Đăng tại các khu tái định cư Tìm hiểu thực trạng tái định cư của người Ca Dong tại hai khu tái định cư Nước Vương xã Sơn Liên và Nước Lang xã Sơn Dung. Và qua đó tìm hiểu thực trạng sinh kế và những hạn chế đang tồn tại ở hai khu tái định cư trên. Chương 3. Một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân ở các khu tái định cư thủy điện Đắk Đrinh. Từ việc tìm ra những hạn chế về sinh kế của người Ca Dong tại hai khu tái định cư Nước Vương và Nước Lang, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần ổn định đời sống người dân ở hai khu tái định cư trên.
  6. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Sinh kế và khung sinh kế Theo Bùi Đình Toái (2004), “sinh kế là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó”[8, tr.15]. Để duy trình sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sinh nhai khác nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ. Bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ. Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực cơ bản sau: Con người: bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn. Xã hội: là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ. Tự nhiên: là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng đồng, được trông cậy vào để sự dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng…Trong thực tế, sinh kế của người dân thường bị tác động của nguồn lực tự nhiên. Trong các chương trình di dân tái định cư, việc di chuyển dân đã làm thay đổi nguồn lực tự nhiên của người dân và qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ.
  7. 7 Vật chất: bao gồm tài sản gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà ở, phương triện sản xuất, đi lại, thông tin… Tài chính: là những gì liên quan đến tài chính mà con người có được như: nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng. Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó, vì vậy chiến lược sinh kế của mội hộ đều có sự tương đồng và phù hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng.[8, trang 6] Chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng đồng, đó là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng: thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín của cả cộng đồng; điều kiện tự nhiên địa bàn cộng đồng sinh sống; các cơ sở hạ tần xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước và cung cấp năng lượng, thông tin. Theo Ủy ban phát triển quốc tế (DFIA – Anh, 1998), sinh kế được hiểu là: tập hợp tất cả những nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống, cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ.[9] Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: vốn con người; vốn vật chất; vốn tự nhiên; vốn tài chính và vốn xã hội. Khung sinh kế bền vững do DFID và một số tổ chức xây dựng, là một phương tiện hữu ích để phân tích và tư duy về sinh kế. Nó cũng được tổ chức và xác định, thiết kế các hoạt động hỗ trợ. Các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống dựa vào những nguồn sinh kế sẵn có trong bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của rủi ro do bảo lụt, các khuynh hướng và tác động theo thời vụ. [18]
  8. 8 Chiến lược sinh kế cách mà gia đình sử dụng các tài sản sẵn có để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống. Để làm được điều này, hộ gia đình cần sử dụng một số nguồn lực sinh kế như: nguồn lực vật chất, nhân lực – tri thức và kinh nghiệm, nguồn lực xã hội, tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài chính. 1.1.2. Dân tộc Ở Việt Nam, các khái niệm tộc người và dân tộc đều tồn tại song song. Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ Dân tộc Việt Nam (tất cả những người là công dân Việt Nam, sinh sống trên đất Việt Nam và Việt kiều ở nước ngoài). Tuy thế, dân tộc cũng được dùng để chỉ các cộng đồng tộc người cụ thể như dân tộc Chăm, dân tộc Tày, dân tộc Kinh, dân tộc Xơ Đăng…Như vậy trong thực tiễn Việt Nam, dân tộc bao gồm: dân tộc ở cấp độ quốc gia (dân tộc Việt Nam), cộng đồng tộc người cụ thể (dân tộc Chăm, Kinh…) [6]. Vì vậy, “Khái niệm dân tộc thực chất phải được hiểu là tộc người. Tộc người là hình thái đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải là do ý nguyện của con người mà là trong kết quả của quá trình tự nhiên – lịch sử”[7, tr.8]. Trong quá trình phát triển của các tộc người, do địa bàn cư trú phân tán trên một vùng rừng núi hiểm trở, việc giao lưu giữa các vùng rất khó khăn, hạn chế, đã phân chia cư dân ra rất nhiều nhóm địa phương. Nhưng vẫn được gọi với một tên chung. 1.1.3. Khái niệm di dân Biến động dân số bao gồm hai cấu thành cơ bản là tăng tự nhiên và tăng cơ học. Tăng trưởng tự nhiên của dân số gắn liền với quá trình sinh học sinh ra, tồn tại và mất đi của con người theo thời gian. Quá trình này thông qua hiện tượng sinh và chết. Biến động dân cư còn do tác động cơ học của quá trình di dân. Trong mọi quốc gia, những luồng di cư tạo nên sự phân bố lại dân cư, đồng thời làm tăng giảm mật độ dân cư giữa các vùng miền địa lý. Di dân về bản chất không phải là hiện tượng sinh học như sinh, chết. Di dân có thể diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong cuộc đời của một cá nhân, trong khi sinh đẻ và tử vong chỉ diễn ra một lần.[1, tr. 35]
  9. 9 Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao động, dân cư và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Di dân và quá trình tập trung dân số ở địa bàn nơi đến luôn đặt ra những thách thức mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đặc biệt trong mối quan hệ với các nguồn lực tự nhiên, môi trường của các vùng miền đất nước. [1, tr.37] Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian, thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này, di dân kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này, di dân đồng nhất với sự di động dân cư. Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân, dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.[1, tr.36]. Tóm lại, khái niệm di dân có thể được tóm tắt chung theo các điểm chung sau:  Người di dân chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến nơi khác sinh sống.  Người di dân chuyển bao giờ cũng có mục đích, họ đến một nơi nào đó và định cư tại đó trong một thời gian để thực hiện mục đích đó.  Di dân gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc nghề nghiệp, sở thích, lối sống,… 1.1.4. Tái định cư Tái định cư là việc phải di chuyển đến một nơi khác để sinh sống, đây là thuật ngữ chung liên quan tới bị thu hồi đất, mất đất, mất chỗ ở, mất tài sản, mất nguồn thu nhập hay mất những phương tiện kiếm sống khác[8,tr.10]. Theo khái niệm của Ngân hàng Phát triển châu Á năm 1995, tái định cư được phân loại dự trên thiệt hại của người tái định cư. Các loại thiệt hại bao gồm: tài sản sản xuất: đất đai, thu nhập và đời sống, thiệt hại về nhà ở: toàn bộ cộng đồng và các hệ thống dịch vụ kèm theo, thiệt hại về các tài sản khác, thiệt hại tài sản khác, thiệt
  10. 10 hại về các nguồn tài nguyên của cộng đồng như môi trường sinh sống, văn hóa và hàng hóa[9, tr.12] Tái định cư được hiểu là con người tạo dựng cuộc sống ở nơi cư trú mới sau khi rời khỏi nơi cư trú cũ của họ. Có nhiều lý do mà người dân phải tái định cư và có thể chia làm hai loại: tái định cư bắt buộc và tái định cư tự nguyện. Thực tế tại nước ta có nhiều hình thức tái định cư được phổ biến như sau: Tái định cư tập trung theo quy hoạch, kế hoạch chung, có tổ chức (gọi là tái định cư bắt buộc). Tái định cư bắt buộc là việc tái định cư do người dân bị trưng dụng đất để xây dựng dự án vì lợi ích chung của cộng đồng. Việc tái định cư bắt buộc liên quan đến tất cả lứa tuổi và giới, những mong muốn của một số người bị ảnh hưởng có thể không được đáp ứng. Rất nhiều người có thể gặp rủi ro và thiếu động lực sáng tạo để di chuyển và tái lập nơi ở mới và thực hiện những định hướng mới. Phụ nữ và những hộ gia đình do họ đứng đầu thường chịu nhiều thiệt thòi vì đền bù lại thường chỉ dành cho nam giới, những hộ phụ nữ đứng đầu lại thường trong kinh tế mong manh, hơn nữa phụ nữ thường bị hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ. Nếu tái định cư bắt buộc là điều không thể tránh khỏi thì nó cần được hoạch định và thực thi một cách chu đáo để kinh tế có thể được tăng trưởng và giảm được nghèo đói, nhất là những người dễ bị tổn thương [10, tr.8]. Những người tái định cư tự nguyện được tự quyết định lựa chọn. Họ thường là nam giới ở lứa tuổi trẻ hoặc trung niên vì vậy họ khá năng động, sáng tạo và chấp nhận rủi ro. Chính phủ sẽ tổ chức các chương trình tái định cư được quy hoạch trước, các chương trình này không chỉ quy hoạch nơi ở mới mà còn quy hoạch điều kiện sống tại nơi ở mới, cung cấp các dịch vụ xã hội và thậm chí phục vụ cả nhu cầu văn hóa và tôn giáo[11, tr.9]. Di dân tái định cư trong các công trình thủy điện thường là di dân bắt buộc để giải phóng mặt bằng, thi công công trình thủy điện. Các công trình thủy điện đều mang tính quan trong quyết định đến sự phát triển của địa phương, khu vực và quốc gia.
  11. 11 1.2. Giới thiệu khái quát Sơn Tây – Quảng Ngãi 1.2.1. Vị trí địa lý huyện Sơn Tây Sơn Tây là huyện miền núi, nằm về phía Tây tỉnh Quảng Ngãi; phía Đông và Đông Nam giáp huyện Sơn Hà, phía Tây Nam giáp với huyện Kon Plông (tỉnh Kontum), phía Bắc giáp huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện Tây Trà. Huyện có diện tích 38.221,68 ha, trong đó diện tích đất Lâm nghiệp 25.676,2ha, chiếm 67,17%. (theo thống kê năm 2010). Dân số là 17.475 người . Huyện lỵ đặt tại xã Sơn Dung nằm cách thành phố Quảng Ngãi 75 km về hướng tây. Ngoài ra còn 8 xã khác là Sơn Bua, Sơn Lập, Sơn Liên, Sơn Long, Sơn Màu, Sơn Mùa, Sơn Tân, Sơn Tinh. Huyện được thành lập ngày 6 tháng 8 năm 1994 trên cơ sở tách 4 xã: Sơn Tinh, Sơn Dung, Sơn Mùa, Sơn Tân thuộc huyện Sơn Hà. Huyện Sơn Tây nằm từ 14 0 – 14’ đến 14 0 – 46’ độ vĩ bắc; từ 108 0 – 22’ đến 108 0 – 24’ độ kinh đông, có độ cao từ 400m đến 1.900m so với mặt nước biển. Về khí hậu, Sơn Tây nằm trong vùng gió mùa á nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8; mùa mưa từ cuối tháng 8 đến tháng 12, sớm hơn hai, ba tháng so với đồng bằng. Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.700mm. Nhiệt độ thường thấp hơn 1- 20 C so với đồng bằng, trung bình hằng năm là 23,5 0 C; cao nhất là 36- 2 0 C (vào tháng 4,5,6 ); thấp nhất là 14 - 150 C (vào các tháng 11, 12). Nói chung khí hậu Sơn Tây thích hợp cho nhiều loại cây, vật nuôi phát triển. Nhưng cũng có những năm Sơn Tây phải chịu những đợt hạn hán, lụt bão khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Địa hình Sơn Tây gắn liền với bắc Kon Tum, là một khối đá biến chất rất cổ, có nhiều mạch ganit cắt ngang. Các khối núi ganit này tuy không bị ảnh hưởng của đợt vận động địa chất ở đại tân sinh, nhưng bị nhiều nứt gãy, làm bazan trào ra bao phủ một số vùng. Rừng núi Sơn Tây lại nối liền với dãy Ngọc An, Ngọc Linh ở bắc Kon Tum, tạo thành thế liên hoàn hiểm trở nên có vị trí chiến lược quan trọng về mặt Quốc phòng.
  12. 12 Rừng núi Sơn Tây có nhiều loại gỗ quý như Lim, Sến, Sơn, Chò, Hương, Gõ…có nhiều loại thú quý như Hổ, Gấu, Sơn Dương, Trăn, Dộc, Khỉ….trước đây có cả Voi; có nhiều dược liệu, lâm đặc sản quý như mật ong, trầm hương, trầm kỳ…Sơn Mùa có mỏ đá vôi có thể sử dụng làm nguyên liệu xây dựng. Đất đồi, rừng và triền núi Sơn Tây thích hợp cho phát triển nhiều loại cây công nghiệp. Đây còn là địa bàn tốt để phát triển chăn nuôi Trâu, Bò, Dê, Heo, Gà… Sơn Tây có 2 con sông lớn bắt nguồn từ Kon Tum: Sông Rinh (Đắc K’rin) và sông Xà Lò (Đắc XêLo). Sông Rinh chảy qua Sơn Dung, Sơn Mùa và Sơn Tân có hai hai phụ lưu ở phía bắc: Suối nước Bua và suối nước Lác; bốn phụ lưu ở phía Nam: Sông Ra Manh, suối Ra Pân, suối Huy Măng và suối nước Màu. Sông Xà Lò cùng với nước Xà Ruông bắc nguồn từ núi Adin ở Sơn Tinh đổ dọc xuống địa giới Đông Nam Sơn Tây, chảy xuống huyện Sơn Hà, sông Rinh và sông Xà Lò góp phần tạo nên đầu nguồn của sông Trà Khúc – con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi. Sông suối Sơn Tây thường cắt sâu vào lớp đất bazan vụn bỡ, luồn qua các khe núi tạo nên những bờ dốc đứng và mực nước thấp hàng chục mét so với những vùng đất tương đối bằng trong huyện; thời gian có nước lớn chỉ một vài tháng (tháng 10,11) còn các tháng khác nước cạn đến tận đáy. Ở sông, suối Sơn Tây có loại cá niêng rất ngon, một số nơi có vàng sa khoáng, nhiều đoạn có độ dốc cao, nước chảy mạnh nên có điều kiện tận dụng nguồn nước để làm thuỷ lợi, thuỷ điện. Về mùa mưa lũ, nước chảy xiết thường gây xói mòn, sạt lỡ đôi bờ. Từ địa thế tự nhiện, rừng núi và sông suối Sơn Tây có nhiều tài nguyên quý giá, nhưng vì là vùng đất hiểm trở, dân cư thưa thớt nên chưa khai thác được nhiều. 1.2.2. Kinh tế Trong điều kiện Đảng bộ và Chính quyền mới được thành lập, điều kiện kinh tế - xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp. Tỷ lệ trên 92% dân số còn đói nghèo. Mục tiêu tại các kì họp Đại hội của Huyện là Tập trung phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo, giữ vững An ninh - Quốc phòng, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu lực hoạt động của các cấp chính quyền, cũng
  13. 13 cố vai trò Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo . Sau hơn 17 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2011), huyện Sơn Tây đã từng bước vững chắc đi lên; các chỉ tiêu kinh tế - xã hội qua các kỳ đại hội đều đạt và vượt Nghị quyết đã đề ra; điển hình (giai đoạn 2005 - 2010) giá trị sản xuất tăng bình quân 16,6%; trong đó Nông - Lâm nghiệp 15,9%, Công nghiệp - xây dựng 27,7%, Thương mại - Dịch vụ 17,3%...Về cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp chiếm 75,1%,, Công nghiệp - xây dựng chiếm 5,7%, Thương mại - dịch vụ chiếm 19,2%; lương thực bình quân đầu người 332,5 kg/người/năm. Về kết cấu hạ tầng thuộc ngân sách nhà nước (giai đoạn 2005 - 2010) 450 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với giai đoạn (2001 - 2005); tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực Giao thông, thủy lợi, diện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế.... [17]. Về giao thông: Nhiều công trình dự án được Nhà nước đầu tư xây dựng như đường Đông Trường Sơn đi qua 04 xã có chiều dài trên 33 km đã tạo điều kiện giao thông với các huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và huyện Konplong, tỉnh Kon Tum. Thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông của huyện, tính đến thời điểm này toàn huyện có 27/99 km đường được cứng hóa, 32 km đường huyện với quy mô đường cấp VI miền núi, mặt đường thấm nhập nhựa; 52,5 km đường xã, mặt đường thâm nhập nhựa 11 km; trên 145 km đương liên thôn, xóm do dân tự làm. Về thủy lợi, thủy điện: Đầu tư xây dựng 24 công trình phục vụ tưới trên 292 ha ruộng và hoa màu các loại. Dựa vào điều kiện tự nhiên, nhà nước đã tiến hành đầu tư xây dựng các công trình thủy điện có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt có công trình Thủy điện Đăk Drinh với tổng công suất thiết kế trên 100 megawatt. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2010 là 70,2 tỷ đồng, tăng 37,63 tỷ đồng so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người từ 2,1 triệu đồng năm 2005 lên 4,08 triệu đồng năm 2010. [17]
  14. 14 1.2.3. Văn hóa – xã hội Cộng đồng cư dân ở Sơn Tây bao gồm các tộc người Ca Dong, Cor, Hrê, Kinh. Cư trú lâu đời nhất là tộc người Ca Dong, một chi của dân tộc Xơ – Đăng ở bắc Tây Nguyên [12, trang 2].Tính đến cuối năm 2010 tổng số hộ gia đình được bình xét đạt tiêu chẩn gia đình văn hóa là 2.717 hộ, đạt 57,15%/ tổng số hộ đăng ký; tổng số thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa là 13/42 thôn, chiếm 30,95% số thôn trên địa bàn huyện; tổng số cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa năm 2010 là 46 cơ quan; số cơ quan đạt tiêu chuẩn 3 năm liên tục có 12 cơ quan, số cơ quan đạt tiêu chuẩn 5 năm liên tục có 25 cơ quan [17]. Các công trình văn hóa thể thao từ huyện đến xã từng bước được quan tâm đầu tư, tại trung tâm huyện có Nhà văn hóa huyện, hội trường Nhà văn hóa được đầu tư khang trang, có sức chứa tối đa là 350 người; tổng kinh phí đầu tư trên 04 tỷ đồng, ngoài ra đối với các công trình văn hóa ở cơ sở đước các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng; tính đến thời điểm này có 02/9 Nhà văn hóa xã, 12/42 Nhà sinh hoạt văn hóa thôn, 02 khu sinh hoạt văn hóa thể thao cơ sở [17]. Công tác giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến tích cực; tổng số học sinh các bậc học trong toàn huyện có 5.253 học sinh, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy và học được đầu tư hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 27 đơn vị trường học, trong đó có 01 trường trung học phổ thông, 08 trường trung học cơ sở, 09 trường tiểu học, 09 trường mẫu giáo, trong đó 01 trường đạt chuẩn Quốc gia; chất lượng dạy và học ngày một nâng cao. Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học, trung học cơ sở, chống tái mù chữ trong độ tuổi được quan tâm đúng mức; đến cuối năm 2008 huyện được công nhận đạt chuẩn về phổ cập trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên từng bước đã được bổ sung đủ số lượng và từng bước được chuẩn hóa [17]. 1.3. Khái quát về tộc ngƣời Xơ Đăng ở huyện Sơn Tây – Quảng Ngãi Dân tộc Xơ – Đăng có năm nhóm địa phương: Xơ – Teng, Tơ Đrá, Mơ Nâm, Ca Dong, Hà Lăng, Chi Ca Dong cư trú chủ yếu ở huyện Đắc Hà, Đắc Tô, Kon
  15. 15 Plông (tỉnh Kon Tum), huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam), vùng Manh Xinh huyện Tây Trà và huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi). [12, tr.1] Người Ca Dong trước kia chủ yếu sinh sống bằng sản xuất ở nương rẫy, săn bắn, hái lượm, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đồng bào sống theo lối du canh du cư. Đất đai thuộc sở hữu tập thể nhỏ (theo plây) tồn tại trong nhiều thời kỳ. Khi chọn được đất, làng làm dấu chiếm dụng hình chữ thập (+) gọi là “kíp”. Mọi người tôn trọng triệt để dấu đó. Khi có sự vi phạm đất đai giữa hai làng thì thương lượng hoặc phạt bằng vật quý (chiêng, ché, trâu) hoặc dùng vũ lực. Người Ca Dong sống theo làng từng (Plây) ở những sườn đồi thoáng đãng, có nguồn nước suối. Mỗi làng của người Ca Dong là một cộng đồng người cùng hoặc không cùng huyết thống. Tất cả chủ nhà họp thành hội đồng già làng, đứng đầu là người có uy tín nhất gọi là “chủ làng” (Ka rá – Plây). Tên chủ làng cũng thường trở thành tên của làng. Chủ làng là người đại diện cho cả làng, thể hiện nguyện vọng của toàn dân, chăm nom bảo vệ làng khi có giặc, giao thiệp với khách, tiếp xúc với các làng buôn hay thương lái, tổ chức các đoàn buôn của làng, giữ gìn phong tục, tập quán, đôn đốc việc sản xuất, chủ trì các lễ thức tín ngưỡng trong làng, xử lý các vụ tranh chấp, kiện tụng, vi phạm luật tục…Ngày nay, vai trò của chủ làng đang giảm dần. Chủ làng là cầu nối giao tiếp giữa người dân của làng với chính quyền địa phương, đề bạt những tâm tư nguyện vọng đến chính quyền. [12, tr.20] Ruộng, rẫy được người dân tự khai phá. Rẫy ở đây chỉ có một loại gọi là “diếc” hay “dếc” được khai phá theo chu kỳ, trồng tỉa một hoặc hai, ba vụ rồi bỏ hoang 10, 12 năm mới phát đốt, trồng tỉa lại. Công cụ phát nương, làm rẫy chủ yếu là rìu, rựa. Khi trồng tỉa đàn ông dùng gậy nhọn chọc lỗ, đàn bà theo sau bỏ hạt. Trên các rẫy lúa, mảnh vườn đồng bào thường trồng xen bầu, bí, rau, đậu, cây có củ, bón phân cho cây trồng, trừ việc phát đốt rẫy thành tro để nuôi cấy lúa và hoa màu. Đồng bào thường bảo vệ hoa màu ở rẫy bằng cách rào rẫy, săn bắn, đặt bẫy, chông, thò…để chống thú rừng phá hoặc dùng những giàn ống nứa, ống lồ ô đặt dưới suối, treo trên nương, nhờ sức nước, sức gió đẩy tạo nên âm thanh xua đuổi thú rừng. Khi
  16. 16 thu hoạch lúa thì đồng bào dùng hai bàn tay để gặt vì lúa rẫy dễ rụng và còn do mê tín, sợ dùng liềm cắt thì “hồn lúa bị đau” và “chạy mất”, mùa sau thu hoạch sẽ kém. Từ sau năm 1945, đồng bào ở dọc sông Rin và các suối lớn nhờ học tập kinh nghiệm các trại sản xuất của cách mạng đã biết canh tác số đất ít ỏi ở hai bên bờ sông, suối để sản xuất lúa nước. Công trình thuỷ lợi lúc bấy giờ còn rất thô sơ. Đồng bào biết dùng cày, bừa do trâu kéo và cuốc lưỡi bằng sắt để làm ruộng lúa nước. Cùng với làm rẫy, lúa nước, người Ca Dong còn trồng một số loài cây công nghiệp; đó là các đồi quế lâu đời, nhiều vườn cau, thuốc lá, gai quanh các làng. Sản phẩm từ cây quế cau, thuốc lá tại Sơn Tây là những mặt hàng có giá. Đi đôi với trồng trọt, đồng bào Sơn Tây còn nuôi trâu, bò, dê, heo, gà. Đàn gia súc, gia cầm cùng với thịt thú rừng săn bắn được là nguồn thực phẩm chủ yếu để làm vật trao đổi và cúng thần trong lễ hội ăn Trâu (Ká Kapơ). Để tự cấp tự túc và có sản phẩm trao đổi, đồng bào Ca Dong còn làm các nghề đan lát, dệt, rèn... Hàng đan lát của đồng bào thường bền, đẹp, thể hiện sắc thái riêng của dân tộc mình, nhất là các gùi lúa có hình chuông đặt ngửa, các léc đựng tên, các nong, nia tinh xảo. Nghề dệt do phụ nữ đảm nhiệm; hầu hết được kế thừa nghề dệt cổ truyền từ xưa, biết dùng chỉ gai dệt những tà muồng, xà bôn, pel, cà tu…, biết dùng lá, rễ, vỏ cây, củ rừng làm thuốc nhuộm chỉ, có màu sắc rực rỡ để dệt nên những tấm vải với các kiểu hoa văn đẹp. Các hoa văn được dệt cùng một lúc, hay có thể nói họ vừa là thợ dệt vừa là thợ thêu. Người Ca Dong ưa thích màu đỏ, màu xanh, màu vàng. Theo đồng bào thì màu đỏ biểu hiện cho sự vươn lên, cho khát khao tình yêu, màu xanh biểu hiện cho sông núi, màu vàng biểu hiện cho ánh sáng. Kết hợp hài hoà giữa con người và thiên nhiên. [12, tr.4] Để thoả mãn nhu cầu cuộc sống, hình thức kinh tế chiếm đoạt còn chiếm một vị trí nhất định như khai thác lâm sản, hái lượm rau quả, săn bắn thú rừng, đánh bắt cá. Trong săn bắn, đồng bào hay dùng tên, nỏ, giáo, mác và các loại bẫy để bắt thú rừng, chim muông. Đồng bào dọc sông, suối thì dùng lưới, dao phóng, đơm hoặc ngăn bờ tát cạn để bắt cá.
  17. 17 Xưa kia, hàng năm mùa thu hoạch, đồng bào các làng thường mang sản phảm dư thừa sang các làng khác, vùng khác để trao đổi, mua về những nhu yếu phẩm thiết yếu như vải, muối, cá khô, mắm, nông cụ, rượu... Ngược lại đồng bào các làng cũng đón tiếp trao đổi hàng với những thương lái, người bán hàng từ nơi khác đến. Đồng bào Ca dong mua rượu ít vì chủ yếu là uống rượu cần, rượu đoát tự làm, tuyệt đối không xuất lúa gạo ra ngoài, không nhập heo, gà, vịt. Trong việc trao đổi, đồng bào đã dùng một số sản phẩm làm vật quy ước ngang giá như ché, chiêng, nồi đồng…mà giá trị của nó dường như thống nhất trong vùng và cả khu vực bắc Tây Nguyên. Ngày nay, khi người Ca Dong thu hoạch các loại sản phẩm, họ mang đến các thương buôn người Kinh để trau đổi mua bán. Hiện nay, người Ca Dong chưa có chữ viết nhưng có tiếng nói. Ngôn ngữ của người Ca Dong theo ngữ hệ Môn – Khơ me. Họ có phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, nhạc khí mang bản sắc dân tộc của mình. Từ sau cách mạng tháng tám 1945, người Kinh đến vùng Ca Dong ngày càng nhiều. Tính cách, phong tục, tập quán người Kinh ở Sơn Tây cũng giống như người Kinh ở vùng đồng tỉnh Quảng Ngãi. Giữa hai tộc người Ca Dong và Kinh ngày càng học được nhiều tiếng nói của nhau, ngày càng hiểu biết nhau hơn và việc giao lưu kinh tế văn hoá ngày càng phát triển. Ngày nay, người Ca Dong được học và viết được tiếng quốc ngữ. Người Ca Dong xưa kia nặng về chế độ mẫu hệ, vai trò người phụ nữ được đề cao. Phụ nữ là người chủ gia đình, là người duy nhất được làm các lễ thức liên quan đến hồn lúa. Ngày nay quan hệ nam, nữ trong gia đình và xã hội là bình đẳng, không còn nặng mẫu hệ và cũng không quá nặng phụ hệ như một số dân tộc khác. Tộc người Ca dong có đời sống văn hoá tinh thần đa dạng, phong phú. Đồng bào có tính cần cù, nhẫn nại, thật thà, chất phác, từ xưa có phong tục “gác chòi để chứa thóc gạo. Để của ở ven khe, không lấy trộm của nhau; dẫu nghèo cực vẫn không ăn xin. Đồng bào có tinh thần thượng võ, có ý chí chiến đấu cao, trọng danh dự, tự tôn, tự lập, phổ biến tục kết nghĩa anh em; tính cách thuần phác, trung thực, trọng danh dự của người Ca Dong biểu hiện rõ nhất là nói như “thắt gút”, như “rựa chém cột”, đã tin là theo, đã ưng cái bụng là làm, đã không ưng là chống đến cùng.
  18. 18 Ngoài lễ tết, người Ca Dong còn có lễ hội ăn Trâu (Ká Kapơ) nhằm tạ ơn thần linh, tổ tiên đồng thời cũng là dịp để gia đình khoản đãi bà con họ hàng, người cùng làng; khi gia đình mình tai qua nạn khỏi, người ốm hết bệnh, làm ăn khấm khá. Tuy là lễ của gia đình, nhưng cả làng góp chung sức chăm lo. Mọi người giúp gia chủ ủ rượu cần, hái rau, bắt cá, dựng nêu, tìm hoa rừng. Riêng Klung để trang trí cây Nêu và sừng Trâu. Cây nêu và lễ hội ăn Trâu của người Ca dong có nhiều chi tiết khá độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Cùng với thịt trâu, rượu cần, chủ nhà còn mổ heo, gà để đãi mọi người no say, tận hưởng niềm vui, đánh chiêng, múa hát tâm tình thâu đêm suốt sáng hai ba ngày liền. Lễ tết và lễ hội ăn Trâu của người Ca dong ngày trước thường tốn nhiều lương thực, gia súc. Thời gian gần đây, ngày lễ hội ăn trâu được giảm bớt thủ tục, thu nhỏ khoản chi dùng dần dần khắc phục tệ lãng phí. Trong lễ tết, lễ hội ăn trâu, lễ tạ thần, cầu an hoặc những lúc nhàn rỗi, người Ca Dong thường đánh chiêng, túc chinh, đánh đàn, múa hát, kể chuyện đến tận đêm khuya. Dàn chiêng Ca dong có 2 loại: loại sáu chiếc gọi là chinh kan, loại 12 chiếc gọi là chinh h’linh. Trống thì có hơ – gâr. Đàn thì có broocjiêng hai dây, broóctru ba dây, broócgoong tám dây, broóckrâu từ tám đến mười sáu dây... có đàn kéo r’doong, rơ úk, đàn môi r’ngoi, đàn gõ trên nứa t’rưng, đàn nứa đặt dưới suối a’khung. Kèn thì có a’ben, klang h’lôm. Dân ca thì có hát đối đáp, ra nghé, hát trữ tình Hoi, hát tự do Plét. Quan hệ hôn nhân của người Ca Dong theo nguyên tắc nam nữ tự do tìm hiểu kết hôn, một vợ một chồng. Quan hệ tính giao trước hôn nhân bị cấm chặt. Tội hủ hoá bị phạt vạ nặng, thậm chí vợ chồng sinh con năm đầu mới cưới cũng bị xem như ngoại tình. Người Ca dong không chấp nhận hôn nhân giữa những người huyết thống trong phạm vi ba đời cả phía cha lẫn phía mẹ. Là cư dân nông nghiệp ở vùng cao, tộc người Ca dong có những lễ thức tín ngưỡng theo thuyết “vạn vật hữu linh”, thường thờ thần mặt trời, thần núi, thần sông, hồn ma, hồn lúa…nhất là thờ thần mặt trăng (y cổ, y cả), cầu mong các siêu linh phù hộ che chở cho cuộc sống yên lành, mùa màng tốt tươi. Cây đa được người
  19. 19 Ca dong cho là thần linh trú ngụ, tượng trưng cho sự trường sinh bất tử. Họ lấy lá đa treo vào tóc, mong đựơc sống vĩnh hằng. Thu hoạch xong mùa màng, đồng bào tổ chức sửa chữa lại máng nước, dựng nêu, làm lễ cúng máng nước, cầu mong một năm mới thịnh vượng hơn. Máng nước tượng trưng cho cả làng. Cúng máng nước là hình thức có kết cộng đồng.. Chủ làng đứng ra cúng thần làng và các siêu nhân khác, cầu xin cho dân làng khoẻ mạnh, mùa màng tốt tươi, đàn gia súc phát triển. Cả làng góp đồ đến cúng và ăn chung ở máng nước rồi về tổ chức ăn uống ở từng nhà. Điểm qua một vài nét về đời sống văn hoá tinh thần đa dạng phong phú như trên để khẳng định dân tộc Ca Dong chẳng những cần cù lao động sản xuất trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt để tự túc kinh tế mà còn sáng tạo trong văn hoá văn nghệ. Đó là những lễ hội, nhạc khí dân tộc, hoạt động ca múa nhạc dân gian, nhiều chuyện cổ tích…khá độc đáo, mạng đậm bản sắc dân tộc, góp phần làm cho dân tộc trường tồn và ngày càng hoàn thiện mình. 1.4. Giới thiệu khái quát công trình thủy điện Đắk Đrinh Công trình thủy điện Đắk Đrinh nằm trên sông Đắk Đrinh là nhánh sông cấp 1 của hệ thống sông Trà Khúc. Diện tích lưu vực sông Trà Khúc là 3240km2, tới tuyến công trình là 420km2. Chiều dài toàn bộ sông từ nguồn tới cửa sông là 135km, tới tuyến công trình là 20,9km. Tuyến đầu mối công trình được bố trí trên nhánh Đắk Đrinh, cách ngã 3 sông khoảng 1,5km. Toàn bộ vùng hồ công trình và các công trình phụ trợ khác chủ yếu nằm trên hai huyện Kon Plong thuộc tỉnh Kon Tum và huyện Sơn Tây của tỉnh Quảng Ngãi. Các xã trong huyện Kon Plong bị ảnh hưởng hai xã Dak Rin và Dak Nin. Các xã bị ảnh hưởng bởi công trình trong huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi là Sơn Dung, Sơn Mùa. Đây là các xã nằm trong vùng lòng hồ và các công trình đầu mối. Các xã Sơn Dung và Sơn Tân là các xã bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ống áp lực, tháp điều áp và nhà máy. Chủ đầu tư của dự án là công ty cổ phần thủy điện Đắk Đrinh. Khu vực công trình là một vùng sâu và vùng xa của hai tỉnh Quãng Ngãi và Kon Tum, nơi có nhiều đồng bào Ca Dong sinh sống. Việc
  20. 20 xây dựng dự án tại địa phương sẽ là một đòn bẩy, kích thích kinh tế phát triển, nâng cao môi trường và mức sống hiện nay [5,tr.4].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2