Luận văn: SINH KẾ CỦA NGƯỜI DAO HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG
lượt xem 101
download
Sinh kế là cách sống con người lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái... Việc lựa chọn phương thức mưu sinh đối với cư dân vùng đồng bằng đã khó, đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn. Do đó, vấn đề đảm bảo nguồn sinh kế lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đây là việc làm gắn liền với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế -...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: SINH KẾ CỦA NGƯỜI DAO HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ THANH HUỆ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DAO HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ THANH HUỆ SINH KẾ CỦA NGƢỜI DAO HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thuỷ Thái Nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sinh kế là cách sống con người lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái... Việc lựa chọn phương thức mưu sinh đối với cư dân vùng đồng bằng đã khó, đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn. Do đó, vấn đề đảm bảo nguồn sinh kế lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đây là việc làm gắn liền với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số trên đất nước ta. Là huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, Thông Nông có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Cùng với các dân tộc khác như Tày, Nùng, Mông, Kinh, người Dao huyện Thông Nông đã xây dựng c ho mình một nền văn hóa phong phú, đa dạng nhưng có bản sắc riêng khó hòa lẫn. Từ bao đời nay, bằng lao động cần cù, sáng tạo, người Dao huyện Thông Nông đã lựa chọn cho mình các hoạt động mưu sinh phù hợp. Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, khai thác các nguồn lợi từ tự nhiê n… từng bước đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Hiện nay, dưới tác động của các yếu tố mới, sinh kế của người Dao ở huyện Thông Nông có sự biến đổi. Trong quá trình vận động, có những biến đổi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Dao địa phương, song bên cạnh đó cũng có nhiều yế u tố chưa phù hợp. Từ nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Sinh kế của người Dao huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng”. Qua nghiên cứu, đề tài mong muốn làm rõ sinh kế của người Dao huyện Thông Nông trong truyền thống và hiện tại, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 động mưu sinh và cũng là đem lại cuộc sống đầy đủ hơn cho người Da o tại Thông Nông - một huyện vùng cao trong số 61 huyện nghèo nhất cả nước. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam. Trong các tài liệu cổ như “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn (2007, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội), “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1992, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội), “Đại Việt sử kí toàn thư” (1998, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội) của Ngô Sĩ Liên… đã ghi chép rải rác về sự phân bố dân cư, tình hình các dân tộc vùng biên giới. Các học giả phong kiến đã cho thấy nguồn gốc tên gọi, một số phong tục tập quán của tộc người Dao dưới khái niệm “Man”. Thời kì thực dân Pháp thống trị, do yêu cầu cai trị và bóc lột, người Pháp tiến hành nghiên cứu khá kĩ về các dân tộc ít người ở Việt Nam, trong đó có người Dao. Tiêu biểu là các công trình của Auguste Bonifacy. Bonifacy là một sĩ quan người Pháp, giỏi chữ Dao cổ, say mê nghiên cứu dân tộc học. Ông đăng các kết quả nghiên cứu về người Dao trên “Tạp chí Đông Dương” như: “Mán quần cộc” 1904 - 1905, “Mán quần trắng” - 1905, “Mán chàm hoặc Lam Diên” - 1906, “Mán Tiểu Bản hay Đeo Tiền” - 1907, “Mán Đại Bản, Cộc hoặc Sừng” - 1908 v.v… Các công trình này đã miêu tả khá sinh động về nhà cửa, trang phục, kinh tế, tổ chức xã hội, các nghi lễ, văn học, nghệ thuật, tôn giáo… của người Dao ở Việt Nam; thống kê các tên gọi của từng nhóm tộc người Dao (cả tên tự gọi và tên các dân tộc khác gọi), phân loại các ngành Dao thành 2 nhóm ngôn ngữ mà từ “người” gọi là Mun” (Mán quần trắng, Mán Lam Điền) và từ “người” gọi là “Miên” ( như nhóm Mán Tiền, Mán Đại Bản). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ban dân tộc các khu và các tỉnh đã tiến hành điều tra xã hội học đối với các dân tộc thiểu số, trong đó có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 người Dao để phục vụ cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Năm 1959, ngành Dân tộc học được thành lập, tiếp tục sưu tầm tài liệu và đi sâu nghiên cứu đối với người Dao. Tiêu biểu là công trình “Người Dao ở Việt Nam” (1971, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội) của nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễ n Nam Tiến. Với nhiều nguồn tư liệu điền dã phong phú, chính xác, cụ thể, các tác giả đã đề cập khái quát về tên gọi, nguồn gốc lịch sử, địa bàn cư trú, các hình thái kinh tế, đời sống vật chất, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, tri t hức dân gian và những biến đổi trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Dao ở nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Bài viết “Bước đầu tìm hiểu các nhóm Dao ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Khắc Tụng (1996, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3) đã làm rõ cơ sở để phân chia các nhóm Dao ở Việt Nam là thông qua đặc điểm chủ yếu trên trang phục của người phụ nữ, đồng thời tác giả cũng phần nào đề cập đến sự phân bố các nhóm Dao ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu khoa học cấp Viện “ Công cụ sản xuất nông nghiệp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ H’Mông - Dao” - Nguyễn Thị Ngân (2000, Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam) nghiên cứu sự đa dạng về các loại hình công cụ sản xuất của dân tộc H’Mông, Dao, Pà Thẻn, thích ứng với từng loại địa hình rẻo cao, rẻo giữa, rẻo thấp ở mỗi địa phương. Tác giả so sánh công cụ sản xuất của nhóm ngôn ngữ H’Mông - Dao với các loại hình công cụ tương ứng của dân tộc khác. Nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá vật chất, công trình “ Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam” của Nguyễn Khắc Tụng (2004, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội) đã cho thấy một số nét đặc trưng của 7 ngành, nhóm Dao ở Việt Nam, từ việc nghiên cứu đặc trưng của văn hoá tộc người, phân loại tiêu chí các ngành Dao ở địa phương. Đồng thời tác giả cũng phân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 tích sự biến đổi, đánh giá nguyên nhân biế n đổi trong trang phục của người Dao. Ngoài một số ít công trình nghiên cứu có tính chất chuyên khảo về người Dao nói trên, còn có các công trình nghiên cứu về người Dao ở các địa phương. Mỗi công trình là một đặc trưng của tộc người Dao hoặc một nhóm Dao ở một địa phương cụ thể. Có thể kể đến công trình “ Văn hoá truyền thống của người Dao ở Hà Giang” của các tác giả Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (1991, NXB Văn hoá Dân tộc). Công trình này đi sâu nghiên cứu hai nhóm Dao tập trung và cư trú đô ng ở Hà Giang là Dao đỏ và Dao áo dài. Các tác giả đã làm rõ những nét đặc trưng nhất của hai nhóm Dao này trên tất cả các lĩnh vực lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế, văn hoá vật chất, tổ chức làng bản, gia đình và nghi lễ gia đình, tín ngưỡng tôn g iáo, văn hoá dân gian, tri thức dân gian. Công trình “Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh” của Nguyễn Quang Vinh (1999, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội), đã cho thấy nét đặc trưng về lịch sử, văn hoá, kinh tế của người Dao ở Quảng Ninh. Ngoài ra, tác giả còn cho thấy những nét đặc trưng của người Dao ở các huyện có người Dao sinh sống và vai trò của người Dao trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Công trình “Các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người của nhóm Dao Tiền ở Bắc Kạn” của Lý Hành Sơn (2003, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội). Trên cơ sở miêu tả khá sinh động các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đ ời người và quá trình biến đổi của nó, tác giả làm rõ vai trò, chức năng, giá trị của những nghi lễ này cũng như đặc điểm văn hoá của nhóm Dao Tiền ở Bắc Kạn. Đối với người Dao ở Cao Bằng, đáng chú ý có bài viết “Nương rẫy truyền thống của người Dao ở Cao Bằng” đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 3, năm 1995 của tác giả Lý Hành Sơn, tác giả đã đề cập đến các phương pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 canh tác nương du canh, nương thâm canh, thổ canh hốc đá và một số nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp nương rẫy của người Dao ở Cao Bằng. Bên cạnh đó, có công trình “Văn hóa dân gian Cao Bằng” (1993, Hội văn nghệ Cao Bằng), Địa lý - lịch sử tỉnh Cao Bằng (2003, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội) , Địa chí Cao Bằng (2000, Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các công trình này đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến người Dao ở Cao Bằng như lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế chủ yếu, phong tục tập quán với những nét sơ lược nhất. Điểm lại các công trình trên cho thấy, các tác giả đã cho thấy những nét chung nhất về lịch sử tộc người, bản sắc văn hóa (các nghi lễ theo chu kì đời người, trang phục cổ truyền v.v…) của người Dao ở Cao Bằng, song việc nghiên cứu cụ thể về sinh kế của tộc người Dao ở một địa phương, cụ thể là huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống. Các kết quả nghiên cứu trên là s ự gợi mở và là những tài liệu quý báu giúp tác giả hoàn thiện đề tài. 3. Mục đích, đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những hoạt động kinh tế chủ đạo nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống của người Dao ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trong lịch sử và hiện tại. Từ đó làm rõ sự biến đổi của nó trong thời kì hiện nay để đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người Dao ở Thông Nông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Sinh kế của một tộc người, chủ yế u là các hoạt động kinh tế. Đối với người Dao ở khu vực miền Bắc nói chung và huyện Thông Nông tỉnh Cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 Bằng nói riêng, hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ nghiệp và việc trao đổi hàng hóa. Đề tài nghiên cứu các hoạt động kinh tế này trong sự vận động và phát triển của tộc người. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên v.v… Đây là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người Dao ở Thông Nông. - Khái quát về người Dao ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng về nguồn gốc lịch sử, tên gọi, số lượng, địa bàn cư trú để thấy được quá trình thiên di, tồn tại và phát triển của tộc người này. - Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu nghiên cứu về sinh kế của người Dao trong truyền thống và hiện tại, làm rõ sự biến đổi của nó trong thời kì hiện nay và đề ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả của hoạt động mưu sinh, nâng cao chất lượng cuộc số ng của người Dao ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu tại các xóm, thôn, bản có tỉ lệ người Dao lớn hơn so với các tộc người khác ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng là Lương Thông, Cần Nông, Bình Lãng, Yên Sơn, Ngọc Động, Thanh Long. Về thời gian, đề tài nghiên cứu sinh kế của ngườ i Dao ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trong truyền thống và hiện tại. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để nghiên cứu, đề tài tham khảo hai nguồn tài liệu chính: Tài liệu thành văn: Bao gồm các sách cổ như Kiến văn tiểu lục, Đại Nam nhất thống chí v.v... các chuyên khảo về người Dao, các bài đăng trên Tạp chí chuyên ngành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 Lịch sử, Dân tộc học đã công bố, xuất bản; các tài liệu địa phương như Dư địa chí tỉnh Cao Bằng, Lịch sử Đảng bộ, các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội huyện Thông Nông… Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp tác giả tìm hiểu khái quát về người Dao cũng như những nét nổi bật về huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, là cơ sở để tác giả nghiên cứu về sinh kế của người Dao ở huyện Thông Nông. Tài liệu điền dã : Được thu thập qua khảo sát tại các xã Lương Thông, Cần Yên, Bình Lãng, Yên Sơn, Ngọc Động, Thanh Long và thị trấn Thông Nông - nơi có đông dân tộc Dao sinh sống của huyện. Nguồn tư liệu này gồm những quan sát trực tiếp về cảnh quan, môi trường, các tư liệu truyền miệng ghi lại qua phỏng vấn các bậc cao niên, các tài liệu sưu tầm trong nhân dân... 4.2. Phương pháp nghiên cứu Từ nguồn tư liệu trên, đề tài sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu khái quát về huyện Thông Nông, nguồn gốc tộc người, sinh kế của người Dao trong truyền thống và làm rõ sự biến đổi của nó trong thời kì hiện nay. Với phương pháp logic, đề tài đã rút ra được những nhận xét, đánh giá khách quan về vấn đề nghiên cứu; giúp người đọc có cái nhìn hệ thống, khái quát về các hoạt động sinh kế của người Dao ở huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp khai thác tư liệu thành văn kết hợp với phương pháp điền dã dân tộc học, vừa quan sát trực tiếp nơi cư trú, các nguồn tài nguyên, khu vực sản xuất, phỏng vấn nhân chứng, vừa thu thập báo cáo của chính quyền và các ban ngành cấp xã, huyện để xác minh các tư liệu nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tổ ng hợp, phân tích, xử lí các thông tin đã khai thác, trình bày trong đề tài; kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt thể hiện trong hoạt động mưu sinh của người Dao với các dân tộc anh em khác đang sinh sống tại huyện Thông Nông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 5. Đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về sinh kế của dân tộc Dao huyện Thông Nông. Dựa trên những nguồn tư liệu đã khai thác, đề tài làm rõ sinh kế của người Dao - các hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo cuộc sống của tộc người. Trên cơ sở đó, đề tài đề ra những phương hướng, giải pháp về kinh tế, xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của người Dao cũng như các dân tộc anh em cùng sinh sống ở huyện vùng cao Thông Nông. Luận văn còn là nguồn tham khảo bổ ích cho quá trình học tập bộ môn lịch sử địa phươ ng, cơ sở văn hóa Việt Nam, nhân học, góp phần hiểu biết về đất nước Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc cũng như sự hiểu biết về người Dao tại Thông Nông nói riêng. 6. Cấu trúc của đề tài Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng Chương 2: Sinh kế của người Dao ở huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng trong truyền thống. Chương 3: Sự biến đổi trong sinh kế người Dao ở huyện T hông Nông tỉnh Cao Bằng hiện nay. Cuối cùng là tài liệu tham khảo, phụ lục bao gồm một số bảng thống kê, bản đồ và ảnh minh họa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG 1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Thông Nông là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm tỉnh lị 50 km (theo tuyến đường tỉnh lộ 204). Địa phận huyện Thông Nông trải dài từ 22 o40'58"-22o57'25" vĩ bắc, 105o50'21"- 106o03'28" kinh đông. Phía bắc giáp huyện Nà Po (Quảng Tây-Trung Quốc), phía nam giáp huyện Nguyên Bình, phía đông giáp huyện Hà Quảng và Hòa An, phía tây giáp huyện Bảo Lạc. Nằm hoàn toàn trên dãy đá vôi, huyện Thông Nông có đặc điểm địa hình thấp dần từ Bắc xuồng Đông Nam và được chia làm 3 lại hình: Thứ nhất, dạng địa hình lòng máng, được phân bố tập trung trên địa bàn các xã Cần Yên, Lương Thông, Đa Thông, Thị trấn và Lương Can dọc theo sô ng Dẻ Rào. Đây là vùng địa hình tương đối bằng phẳng, được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa từ con sông Dẻ Rào. Vùng này chủ yếu trồng lúa nước, cung cấp 70% lương thực cho toàn huyện. Thứ hai, dạng địa hình lưng chừng, phân bố tập trung trên địa bàn các xã Thanh Long, Bình Lãng, Vị Quang, có xen kẽ các bãi bằng thung lũng hẹp và trên các sườn núi dốc thoải. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ là loại đất màu vàng trên đá vôi, rất t hích hợp trồng cây lâu năm, cây công nghiệp. Vùng địa hình này chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Thứ ba, dạng địa hình núi cao, được phân bố tập trung ở các xã Yên Sơn, Thanh Long, Bình Lãng, Ngọc Động, Lương Can, chiếm 65% diện tích tự nhiên. Đất này chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp. Sự đa dạng về địa hình là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng và phong phú. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 Thuộc miền núi cao, huyện Thông Nông mang đặc điểm khí hậu gió mùa. Nhiệt độ trung bình 20,2oC, đối với vùng rẻo cao khi nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống. Lượng mưa trung bình năm từ 1736,9 mm, năm cao nhất có thể lên tới 2000 mm. Do địa hình núi cao lại dốc nên đôi khi xảy ra lũ vào tháng 7, tháng 8 trong năm. Gió mùa Đông bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 nă m sau gây ra lạnh giá. Gió mùa Đ ông nam bắt đầu từ tháng 4 kết thúc vào tháng 11, đôi khi gây ra gió lốc. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, cao nhất vào mùa hè (90%) và thấp nhất vào mùa đông (55%). Trong năm, vào mùa đông giá có xảy ra sương muối ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Về thủy văn, Thông Nông có con sông Dẻ Rào, bắt nguồn từ biên giới Việt - Trung, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam chảy qua các xã Cần Yên, Lương Thông, Đa Thông, Lươ ng Can với chiều dài 36km. Con sô ng này là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất, có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ điện. Ngoài ra, hai khe suối Ngọc Động và Thanh Long cũng góp phần cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Do đặc điểm nằm trên núi đá vôi nhiều hang động và rừng bị tàn phá nên các tháng mùa khô thường thiếu nước, mùa mưa xảy ra lũ lụt, sụt lở đất. Về tài nguyên thiên nhiên, toàn huyện Thông Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 36.049 ha, chiếm 4,7% tổng diện tích của tỉnh Cao Bằng. Cơ cấu đất đã đưa vào sử dụng (gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dụng, đất ở…) là 17.397 ha chiếm 49% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có đất lâm nghiệp chiếm 40%; đất chưa sử dụng 18.651 ha chiếm 51% tổng diện tích tự nhiên… Đây là tiềm năng cần được quy hoạch, khai thác hợp lí, phát huy thế mạnh, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn. Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất quốc gia, huyện Thông Nông có một số khoáng sản quý như quặng bôxit, atimon… Hàm lượng nhôm có trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 quặng bô xít ở địa bàn huyện chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong toàn tỉnh, có khả năng sản xuất alumin, bột đá mài, xi măng alumin, tập trung chủ yế u ở các xã Yên Sơn, Thanh Long. Đất thịt pha sét là nguyên liệu sản xuất gạch ngói phân bổ ở nhiều xã nhưng tập trung ở vùng lòng máng. Rừng ở huyện Thông Nông khá phong phú, rừng tự nhiên có 14.413 ha, rừng trồng mới 80 ha, độ che phủ 47%. Rừng là nơi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, đan lát và điều hoà nguồn nước, chống lũ, bảo vệ đất đai cũng như bảo vệ đa dạng sinh học. 1.2. Dân cƣ và thành phần dân tộc Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, toàn huyện có 23.538 người, mật độ dân số là 65 người/km2. Tỉ lệ các thành phần dân tộc của huyện Thông Nông được thể hiện rõ ở bảng sau: Bảng 1: Các thành phần dân tộc của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng năm 2009 Thành phần dân tộc Đơn vị hành chính Tổng STT (xã, thị trấn) số dân Tày Nùng Mông Dao Kinh Cần Nông 1 1757 23 677 64 978 15 Cần Yên 2 1961 824 1028 22 30 57 Vị Quang 3 911 180 418 0 311 2 Lương Thông 4 4424 896 636 1108 1778 6 Đa Thông 5 3798 1066 947 1709 73 3 Ngọc Động 6 1665 4 848 250 563 0 Lương Can 7 2080 1045 711 39 278 7 8 Thanh Long 1467 27 714 147 574 5 9 Bình Lãng 1525 130 547 45 801 2 Yên Sơn 10 1199 14 300 165 720 0 Thị trấn 11 2751 1153 1018 203 163 214 Cộng 23538 5362 7844 3752 6269 311 ( Nguồn: Phòng Thống kê – Khoa học UBND huyện Thông Nông năm 2009) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 Số liệu bảng trên cho thấy, người Nùng có số lượng đông nhất chiếm 33%, thứ đến là người Dao chiếm 27%, thứ ba là người Tày với 22,7%, dân tộc Mông là 16%, dân tộc Kinh là 1,3%. Trong đó, dân tộc Tày, Nùng sống tập trung tại những khu vực thấp quy tụ thành từng làng, bản ở Thị trấn và các xã Lương Thông, Đa Thông, Lương Can; đồng bào có tập quán canh tác lúa nước, trồng ngô, sắn, đậu tương. Dân tộc Mông, Dao sinh sống rải rác ở các vùng núi cao hoặc sống xen kẽ với các dân tộc khác ở các thung lũng tương đối bằng phẳng, tập trung đông nhất ở các xã Lương Thông, Bình Lãng, Yên Sơn. Một bộ phận dân cư còn sống du canh du cư, sống bằng nghề phát nương làm rẫy, trồng lúa nương, ngô và các hoa màu khác. Dân tộc Kinh có số lượng ít nhất, thường sống ở các phố, chợ, làm nghề buôn bán kinh doanh. Việc tập trung và sống xen kẽ trên cùng một địa bàn cư trú là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu về kinh tế và văn hoá giữa các dân tộc ở huyện Thông Nông. Trong quá trình đó, người Dao đã tiếp nhận các tinh hoa văn hoá cũng như những kinh nghiệm sản xuất tiến bộ của các dân tộc anh em khác để làm phong phú thêm bản sắc văn hoá tộc người và góp phần làm cho nền kinh tế phát triển hơn. Có số dân đông, huyện Thông Nông có nguồn lao động khá lớn. Năm 2007, có 12.564 người trong độ tuổi lao động, trong đó 50% lực lượng trẻ, 85% lao động nông nghiệp; 8% lao động công nghiệp - xây dựng; 7% lao động trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại; lao động nữ chiếm 52%. Tuy nhiên, số lao động được đào tạo chỉ đạt khoảng 15%, chủ yếu dưới hình thức đào tạo bồi dưỡng qua các lớp ngắn ngày nên tay nghề thấp, tập trung vào một số nghề như: nông nghiệp, mộc, cơ khí, nề… 1.2.2. Người Dao ở huyện Thông Nông Nguồn gốc tộc người: Người Dao ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi và trung du Bắc bộ. Sống xen cư với các dân tộc anh em khác. ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 những mức độ khác nhau, cả trong phạm vi xã cũng như thôn bản. Mặc dù, là dân tộc có nhiều nhóm địa phương với các đặc trưng văn hóa mang phong cách khác nhau nhưng họ đều có ý thức chung về một cội nguồn. Để giải thích về lịch sử của mình, người Dao ở Việt Nam nói chung thường kể câu chuyện “Quả bầu tiên” hay truyền thuyết “ Bàn Hồ”. “Quả bầu tiên” là chuyện truyền khẩu, kể rằng, xưa kia loài ngườ i gặp cơn đại hồng thủy, nhân loại chết hết, chỉ còn hai chị em ruột nhà nọ sống sót. Cuối cùng, hai người đành phải lấy nhau và đẻ ra một bọc thịt. Họ bèn bổ bọc thịt đó ra, đem những mảnh vụn rải khắp trần gian. Những mảnh rơ i lên núi hóa thân thành người Dao, những mảnh rơi trên đồng ruộng hóa thân thành các dân tộc khác. Theo cuốn “Quả sơn bảng văn ”, Bàn Hồ là con Long khuyển mình dài 3 thước, long đen, vằn vàng, mượt như nhung, từ trên trờ i giáng xuống và được Hoàng Bình nuôi trong cung. Vì có công giúp Hoàng Bình đánh dẹp giặc Thổ Phồn, Bàn Hồ được lấy công chúa. Hai người đem nhau đến núi C ối Kê (Triết Giang - Trung Quốc) ở và sinh được 12 người con (6 trai, 6 gái). Hoàng Bình ban sắc cho con cháu Bàn Vương thành 12 họ: Bàn, Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Tống, Phượng, Đối, Lưu và Triệu. Con cháu Bàn Vương sinh sôi nảy nở ngày một nhiều, đến đời Hồng Vũ bị hạn hán 3 năm liền, nhà vua phải cấp cho con cháu Bàn Vương mỗi n gười một cái búa và một con dao quắm để họ đốn rừng làm rẫy. Con cháu của Bàn Vương lại ngày càng nhiều mãi lên khiến nhà vua phải cấp sắc “ Quả sơn bảng” để phân tán họ đi nơi khác kiếm ăn. Con cháu Bàn Vương chia làm nhiều ngành đi các nơi và ngành thứ sáu đi vào miền núi Việt Nam gọi là Tiểu bản mạn. Về nguồn gốc lịch sử, các nhà dân tộc học Việt Nam đều khẳng định, người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, có quan hệ tộc thuộc với các nhóm Dao hiện nay đang sinh sống ở Hoa Nam và họ mới chỉ có mặt ở nước ta từ sau thế kỉ XIII. Người Dao di cư vào Việt Nam theo nhiều thời kỳ, nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 đường, nhiều nhóm khác nhau và sớm hơn người Mông. Người Dao ở vùng Tây Bắc bộ di cư đến Việt Nam vào thế kỷ XIII bằng đường bộ; còn người Dao ở vùng Đông Bắc di cư từ thế kỷ XIII cho đến đầu thế kỷ XX bằng đường bộ và một phần đường thủy. Trong khoảng thời gian này, cùng với quá trình thiên di vào các tỉnh khác, người Dao ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc cũng đã di cư vào tỉnh Cao Bằng nói chung, huyện Thông Nông nói riêng. Như vậy, do nhiều biến cố lịch sử, nhóm Dao ở Trung Quốc bị phân tán thành nhiều nhóm nhỏ. Họ phải rời khỏi cái nôi của mình là đất Châu Dương và Châu Kinh, tản mát đi các nơi để sinh sống; trong đó có một số nhóm vào Việt Nam. Trên đường di cư, người Dao ở Thông Nông đã tiếp thu thêm những yếu tố văn hóa của nhiều tộc người, đồng thời những nét văn hóa mới cũng được nảy sinh để rồi hình thành nên những bản sắc riêng. Trước kia, người Dao được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Động, Dạo, Xá, Mán. Động là tên gọi một đơn vị cư trú vốn tương đối phổ biến ở các dân tộc thiểu số phía nam Trung Quốc. Mỗi “ động” thường có một người đứng đầu, gọi là chúa động. “Đơn vị này có thể là một dạng công xã nông thôn như “làng” của người Việt, “bản” của các dân tộc Tày, Thá i hay “buôn” của các dân tộc Tây Nguyên” [6, 5]. Tên gọi Mán có lẽ bắt nguồn từ chữ Man mà ra. Các tộc người sinh tụ ngoài địa bàn cư trú của Hán tộc từ lưu vực Trường Giang trở xuống phương Nam đều bị phong kiến Hán gọi là Man (đông Di, tây Nhung, bắc Địc h, nam Man). Tên này luôn xuất hiện trong chính sử cũng như các cuốn thực lục Trung Quốc với hàm ý khinh miệt (lạc hậu, mọi rợ). Tên gọi Xá chỉ thấy ở Yên Bái và Lào Cai, dùng để chỉ các dân tộc có số dân ít, phụ thuộc vào người Thái và chuyên sống dựa vào việc canh tác nương đốt. Dạo là tên gọi chệch của từ Dao, cũng như người Mèo được gọi là người Mẹo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 15 Tuy nhiên, những tên gọi trên đây đều không được người dân bản tộc chấp nhận. Họ tự nhận mình là Kiềm Miền, Kìm Mùn, Yù Miền, Ìn Miền, Bèo Miền… Sự khác nhau này là do cách phát âm ở mỗi nhóm, mỗi địa phương khác nhau. Người Dao ở Thông Nông cũng tự nhận là Kiềm Miền, có nghĩa là người ở rừng núi ( Kiềm, Kìm, Yù, Ìn = rừng; Miền, Mùn = người). Hiện tượng những người dân miền núi tự nhận mình là người ở rừng là một cách xưng danh tương đối phổ biến ở các dân tộc thiểu số nước ta, chứ không riêng người Dao. Vì thế, có thể coi đây là một từ phiếm xưng, không thể coi đây là một tên gọi chính thức. Ngoài tên Kiềm Miền, người Dao còn có tên là Yù Miền, phát âm theo Hán - Việt là “Dao nhân” tức là người Dao. Tên này được nhắc đến trong các câu chuyện truyền miệng hoặc trong các tài liệu cổ của người Dao như “Quả bầu tiên”, “Quả sơn bảng văn”, trong bản trường thi thất ngôn nói về cuộc di cư của người Dao Tiền và Dao Quần chẹt từ Quảng Đông vào Việt Nam v.v… Sử sách cổ của Trung Quốc như: Tùy thư địa lý chí, Thuyết man, Quế hải ng ũ hành chí, Lĩnh ngoại đại đáp… cũng nói tới tên Dao. Như vậy, Dao là tên tự nhận của người Dao, nó gắn với lịch sử hình thành tộc người và được họ thừa nhận. Vào những thập kỉ 60-70 của thế kỉ trước, các nhà khoa học đã đề xuất và được C hính phủ công nhận “ Dao” là tên gọi chính thức. Dân tộc Dao được chia thành nhiều nhóm như Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Lô Gang, Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt v.v… Ở Cao Bằng, dân tộc Dao có hai nhóm chủ yếu là Dao Đỏ và Dao Tiền. Người Dao sống ở khắp các huyện trong tỉnh, tuy nhiên đông nhất là ở các huyện miền Tây của tỉnh như Nguyên Bình, Thông Nông, Bảo Lạc. Qua tìm hiểu cho thấy, ở Thông Nông, dân tộc Dao thuộc một nhóm duy nhất là Dao Đỏ. Ở đây, người Dao sinh sống đông nhất ở xã Lương Thô ng sau là các xã Cần Nông, Bình Lãng, Yên Sơn, Thanh Long. Bên cạnh đó, người Dao cũng sống xen kẽ với các dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 16 tộc khác ở một số địa bàn thuộc dạng địa hình lòng máng thuộc các xã như Đa Thông, Lương Can và khu vực thị trấn. Người Dao ở đây sống tập trung thành xóm gọi là “lũng” (tương đương với đơn vị hành chính là xóm). Lũng có từ 10 - 15 nóc nhà (xã Bình Lãng). Cá biệt có một vài lũng có từ 40 - 50 nóc nhà như xóm Rặc Rạy ( xã Lương Thông). Nếu như người Tày ở Thông Nông đặt tên cho làng bản của mình là đặc điểm của thửa ruộng, gốc cây to, khe suối, vị trí làng bản mình như Nà Cáy, Nà Chia, Khuổi Mò, Bản Chang v.v… thì các bản làng của người Dao không có đặc điểm như vậy. Các xóm người Dao sinh sống thường bắt đầu bằng từ “lũng” như Lũng Vần, Lũng Tó, Lũng Nhùng (xã Ngọc Động), Lũng Vảy, Lũng Chủm (xã Thanh Long), Lũng Rịch, Lũng Tỳ, Lũng Pèo, Lũng Vai (xã Lương Thông), Lũng Đẩy (Thị trấn), Lũng Quang, Lũng Lừa ( xã Đa Thông), Lũng Sảng (xã Yên Sơn), Lũng Khinh ( xã Bình Lãng), Lũng Khoang, Lũng Bủng (xã Cần Yên). Trong mỗi lũng có nhiều dòng họ cùng sinh sống. Ở Thông Nông, người Dao chủ yếu mang họ Triệu, Trịnh và Lý. Trong quá trình sinh sống, tồn tại và phát triển, người Dao ở huyện Thông Nông đã tạo dựng cho mình những nét riêng về bản sắc văn hoá. Cư trú rải rác ở các sườn đồi, núi hoặc các thung lũng tương đối bằng phẳng, nhà cửa người Dao huyện Thông Nông có phần đơn sơ. Đồng bào ở nhà trệt (quen gọi là rườn bục hoặc nhà đất), thường đặt ở sườn núi, ít có nhà dựng ở đỉnh đồi. Trong nhà, bàn thờ tổ tiên được để ở trên cao và ở gian giữa. Trên bàn thờ có đại tự ghi rõ nguồn gốc lai cư của dòng họ. Trong nhà của người Dao có ít nhất một buồng để làm nơi ngủ hoặc dành cho các sinh hoạt khác. Trang phục cổ truyền của người phụ nữ Dao đỏ có khăn đội đầu hai lớp, bên trong làm bằng vải chàm xếp thành vành, phía ngoài khăn là một miếng vải hình chữ nhật thêu hoa văn hình xương cá, hình quả trám... Người phụ nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 17 Dao đỏ không mặc áo ngắn mà là loại áo dài mầu chàm đến bắp chân. Cổ áo liền với nẹp ngực thêu rất đẹp và đính thêm nhiều len đỏ thành hai dải dài đến thắt lưng, khuy áo bằng bạc, có chạm hình hoa văn trang trí. T hắt lưng được thêu thùa công phu với nhiều họa tiết cầu kì, vừa để giữ y phục, vừa để trang trí. Trong các lễ hội cưới xin, dây lưng được đính thêm các đồng bạc trắng, tua vải đỏ. Quần thường là quần ống rộng được thêu trang trí các họa tiết vuông bằng chỉ màu đỏ, nâu, trắng. Yếm là một băng vải hình chữ nhật có đính đồ trang sức bằng bạc hoặc thêu hoa văn bằng chỉ màu. Trước đây, phụ nữ Dao đỏ thường đi chân đất nhưng ngày nay họ đi dép quai hậu và giầy vải. Ngược lại với bộ trang phục lộng lẫy của phụ nữ, t rang phục của nam giới rất đơn giản, chỉ với chiếc khăn xếp bằng vải chàm, áo chàm bốn túi, khuy vải, quần ống rộng. Người Dao đỏ rất ưa chuộng đồ trang sức bằng bạc. Bộ trang sức gồm vòng cổ, vòng tay, vòng tai, xà tích. Vòng tai thường có đường kính khoảng 4 - 5 cm ở giữa có gắn hình cây thông hoặc hình n gọn núi; vòng cổ có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau song đều là kiểu tròn, có kẽ hở hai đầu vuốt nhỏ uốn cong tạo thành lỗ để luồn dây treo chùm tua hoặc dây bạc. Đặc biệt, người Dao đỏ huyện Thông Nông có tục bịt răng vàng, họ quan niệm những người bịt răng vàng mới là đẹp và thể hiện sự giàu sang của mình. Nói chung, trang phục của người Dao ở Thông Nông rất tinh tế, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của tộc người này. Về ăn uống, người Dao ở Thông Nông thường ăn hai bữa chính trong ngày và một bữa phụ vào buổ i sáng. Đồng bào thường ăn cơm tẻ là chính và thỉnh thoảng ăn ngô thay cơm. Các cây có củ cũng tương đối phong phú với nhiều loại như sắn, khoai sọ, khoai lang, trồng ở các nương đồi. Thức ăn hàng ngày chủ yếu là rau, măng, bầu, bí, mướp, dưa v.v…Với nhiều loại rau xanh, đồng bào có thể ăn tươi, xào, nấu canh hoặc đem muối dự trữ. Do đường xá đi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người dân Huyện Nghi Xuân
90 p | 142 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Biến đổi sinh kế của người Mường vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình ở nơi tái định cư
30 p | 128 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi sinh kế của người Dao di cư tự do tại huyện cư M'gar tỉnh Đăk Lăk
27 p | 96 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Khơ Mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
200 p | 56 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
106 p | 57 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân học: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay
196 p | 54 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi sinh kế của người nông dân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa
27 p | 107 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô: Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu tại hai phường Đình Bảng và Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh)
154 p | 51 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hành lang kinh tế Đông - Tây đến sự thay đổi sinh kế của người dân tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
99 p | 93 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cải thiện sinh kế của người dân trước yêu cầu bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
65 p | 26 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
118 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sinh kế của người dân bị thu hồi đất thuộc khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
88 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn tới phát triển sinh kế của người dân huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định
78 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tác động của quản lý rừng cộng đồng đến tài nguyên rừng và sinh kế của người dân địa phương tại xã Văn Minh – huyện Na Rì – tỉnh Bắc Kạn
127 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ssinh kế của người dân sau khi thu hồi đất xây dựng hai công trình lớn trên địa bàn huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
73 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của người dân sau tái định cư tại bốn khu tái định cư trên địa bàn thành phố Trà Vinh
82 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa dân tộc thiểu số: Biến đổi sinh kế của người Tày xã Trùng Khánh ( Vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang) ở nơi tái định cư
13 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn