intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của người dân sau tái định cư tại bốn khu tái định cư trên địa bàn thành phố Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung đề tài là nghiên cứu sinh kế của các hộ dân sau thu hồi đất, hiện đang sống trên bốn khu tái định cư trên địa bàn thành phố Trà Vinh, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho các hộ dân trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của người dân sau tái định cư tại bốn khu tái định cư trên địa bàn thành phố Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ MINH ĐỨC NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ TẠI BỐN KHU TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trà Vinh, Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ MINH ĐỨC NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ TẠI BỐN KHU TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.31.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN Trà Vinh, Năm 2017
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................3 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................3 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................. 5 2.1. Tổng quan học thuật .............................................................................................5 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan ..........................................................................5 2.1.1.1. Sinh kế ............................................................................................................5 2.1.1.2. Khung phân tích sinh kế .................................................................................5 2.1.2. Các thành phần của khung sinh kế bền vững ....................................................6 2.1.2.1 Hoàn cảnh dễ bị tổn thương ............................................................................6 2.1.2.2 Những tài sản sinh kế ......................................................................................7 2.1.2.3. Đặc điểm của mô hình 5 loại tài sản trong khung phân tích sinh kế ...........10 2.1.2.4 Các cấu trúc, thể chế chính sách ..................................................................11 2.1.2.5 Chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế ...........................................................11 2.1.3. Bồi thường, hỗ trợ tái định cư .........................................................................12 2.1.4. Hộ và nhân khẩu..............................................................................................13 2.2 Kinh nghiệm thay đổi sinh kế ở một số nước trên thế giới và Việt Nam ...........14
  4. 2.2.1 Kinh nghiệm các nước trên thế giới .................................................................14 Kinh nghiệm Hàn Quốc .............................................................................................14 2.2.2 Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. ..........................................................19 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội ..........................................................................19 2.3 Một số nghiên cứu có liên quan ..........................................................................22 2.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................24 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................24 2.4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...........................................................26 2.4.2.1 Phương pháp phân tích thống kê ..................................................................26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..............................................................................29 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................29 * Vị trí địa lý .............................................................................................................29 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................32 3.1.3. Tình hình phát triển đô thị và TĐC của Tp Trà Vinh những năm qua ................35 3.1.4 Tình hình thu hồi đất ở Tp Trà Vinh và tái định cư .........................................36 3.2. Thực trạng sinh kế của hộ dân Tp Trà Vinh sau khi bị thu hồi đất....................39 3.2.1. Nguồn vốn nhân lực ........................................................................................39 3.2.2 Nguồn vốn tự nhiên ..........................................................................................44 3.2.3 Nguồn vốn vật chất: .........................................................................................47 3.2.3.1 Nhà ở .............................................................................................................47 3.2.3.2 Phương tiện sinh hoạt và sản xuất ................................................................47 3.2.4.1 Sử dụng tiền đền bù .......................................................................................50 3.2.4.2 Thu nhập của người dân sau TĐC ................................................................52 Kết quả tổng hợp tại Bảng 3.15 cho thấy thu nhập của các hộ TĐC đều có xung hướng giảm so với trước khi bị thu hồi đất. ..............................................................52 3.2.4.3 Tiếp cận tín dụng ...........................................................................................53 3.2.5 Nguồn vốn xã hội .............................................................................................54
  5. 3.3. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng sinh kế của các hộ TĐC .................56 3.3.1. Sự thay đổi của môi trường sinh kế ................................................................56 3.3.2. Các hoạt động sinh kế hiện tại ........................................................................57 3.3.3 Phân tích những thuận lợi khó khăn trong hoạt động sinh kế của chủ hộ .......58 3.3.3.1 Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội...............................58 3.3.3.2 Những khó khăn trong hoạt động sinh kế .....................................................58 3.3.3.3 Cơ hội ............................................................................................................59 3.3.3.4 Thách thức .....................................................................................................59 CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP ÐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ DÂN TÁI ÐỊNH CƯ TRÊN ÐỊA BÀN TP TRÀ VINH ................ 60 4.1. Các giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái TĐC ....................60 4.1.1.Giải pháp nguồn vốn nhân lực .........................................................................60 4.1.2. Các giải pháp tăng cường nguồn vốn tự nhiên................................................61 4.1.3 Các giải pháp phát triển nguồn vốn vật chất ....................................................61 4.1.4 Các giải pháp nâng cao nguồn vốn xã hội .......................................................61 4.2. Kết luận và kiến nghị .........................................................................................62 4.2.1. Kết luận ...........................................................................................................62 4.2.2. Kiến nghị .........................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CC: Cơ cấu CSHT: Cơ sở hạ tầng DFID: Department for international developement - Cơ quan phát triển quốc tế - Vương quốc Anh GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GPMB: Giải phóng mặt bằng HTX: Hợp tác xã KCN: Khu công nghiệp NH: Ngân hàng NHTM: Ngân hàng thương mai PRA: Participatory Rapid Rural Appraisal - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân PTTH: Phổ thông trung học SIDA: Swedish International Development Cooperation Agency - Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Điển SU: Saemaul undong - Phong trào Làng mới tại Hàn Quốc SL: Số lượng SK: Sức khỏe TĐC: Tái định cư THCS: Trung học cơ sở UBND: Ủy ban nhân dân
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số hộ tái định cư trên địa bàn ...................................................................26 Bảng 3.1 Biến động tình hình sử dụng đất TP Trà Vinh 2005-2015 ........................31 Bảng 3.3: Tình hình thu hồi đất của TP ....................................................................36 Bảng 3.5: Tình hình nhân khẩu các hộ điều tra ........................................................39 Bảng 3.6: Tình trạng sức khỏe hộ TĐC ....................................................................41 Bảng 3.7: Trình độ văn hóa của người dân TÐC ......................................................42 Bảng 3.8: Trình độ chuyên môn của người dân TÐC ...............................................43 Bảng 3.9: Diện tích đất bị thu hồi của các hộ dân TÐC được khảo sát ....................44 Bảng 3.11. Ðiều kiện nhà ở của các hộ dân TÐC được khảo sát ..............................47 Bảng 3.12: Kết quả điều tra tài sản vật chất của người dân TÐC .............................48 Bảng 3.13: Kết quả điều tra ý kiến về CSHT của khu TÐC .....................................49 Bảng 3.14: Mục đích sử dụng tiền đền bù hộ TĐC ..................................................51 Bảng 3.15: Tình hình thu nhập của các hộ TĐC .......................................................52 Bảng 3.16: Tình hình tín dụng các hộ TĐC ..............................................................53 Bảng 3.17: Tình hình tham gia các tổ chức xã hội của hộ ........................................55 Bảng 3.18: Tình trạng mối quan hệ xã hội các hộ TĐC ...........................................55
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Khung phân tích ứng dụng sinh kế bền vững .............................................6 Hình 2.2: Tài sản sinh kế của người dân .....................................................................8 Hình 2.3: Một số hình dạng của ngũ giác 5 loại tài sản ............................................10 Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch TP Trà Vinh đến năm 2020 .........................................30
  9. 1 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đầu tư xây dựng các công trình dự án phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương là một trong những yêu cầu tất yếu của các quốc gia trên thế giới, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, khi thực hiện thu hồi đất của người dân để thực hiện đầu tư các công trình dự án thì việc bồi thường về đất và các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất, đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ tái định cư..., từ các cấp chính quyền thì không phải dự án nào cũng thật sự mang lại hiệu quả tích cực cho người dân có đất bị thu hồi trong khu vực dự án. Tại Trà Vinh, kết quả báo cáo công tác giải phóng mặt bằng và TĐC giai đoạn 2010 – 2015 cho thấy các ngành chức năng và địa phương chưa phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ. Trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, dẫn đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư gặp nhiều khó khăn. Các hộ dân trước đây sống bằng nghề dịch vụ thương mại, nay vào ở trong khu tái định cư, do mưu sinh không thuận lợi đã bán lô đất tái định cư đi sinh sống nơi khác. Một số hộ, nhất là hộ nông dân nhận tiền bồi hoàn nhưng không biết cách chuyển đổi nghề nghiệp, đã tiêu xài, mua sắm vật dụng trong gia đình hết vốn, lại trở thành hộ nghèo...(Báo cáo giám sát về GPMB và TĐC giai đoạn 2010-2015, HĐND tỉnh Trà Vinh). Kết quả báo cáo cũng cho thấy có 72,2% người cho rằng chỗ ở trong khu tái định cư tập trung tốt hơn nơi bị giải tỏa nhưng vấn đề kinh tế (công ăn việc làm) kém hơn, trong đó 80% số người được hỏi cho rằng vào khu tái định cư thì việc chi tiêu sinh hoạt tốn kém hơn. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, Trà Vinh, trong những năm gần đây, đặc biệt là phấn đấu đưa thành phố Trà Vinh từ đô thị loại ba lên đô thị loại hai, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án công trình công cộng ngày càng được đầu tư nhiều hơn. Những tuyến đường mới được hình thành giúp giao thông thuận lợi, các khu cụm công nghiệp được tập trung phát triển, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng cao. Để thực hiện đầu tư các công
  10. 2 trình dự án phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, cần có quỹ đất sạch để xây dựng công trình và khu tái định cư cho người dân bị thu hồi đất. Qua nhiều công trình được thực hiện và đưa vào sử dụng đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống người dân, làm cho bộ mặc xã hội của Tỉnh ngày càng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những bất cập, cũng như các ảnh hưởng bất lợi của việc đầu tư, thực hiện các công trình dự án mang lại. Đặc biệt là trong vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân. Việc bị di dời và tái định cư cho người dân trong quá trình giải phóng mặt bằng hiện nay là một vấn đề bức xúc của xã hội không chỉ đối với chính quyền mà còn là nỗi băn khoăn đối với người dân bị thu hồi đất. Bởi vì người dân phải đối phó với sự thay đổi cuộc sống, thay đổi thu nhập, tập quán..., làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế bền vững của họ. Trước đây, người dân đã quen với sống và canh tác trên diện tích đất của mình, nay Nhà nước thu hồi, dẫn đến thiếu đất sản xuất, cùng với trình độ còn hạn chế, các dịch vu tại địa phương còn thấp, kém phát triển, bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ không đảm bảo, chưa thật sự tạo cơ hội cho việc chuyển đổi nghề nghiệp và khôi phục cuộc sống cũ của họ. Một số hộ bề ngoài cho thấy trỡ nên sung túc hơn, nhưng đó chỉ là tạm thời do nhờ vào số tiền bồi hoàn, làm thuê từ các công trình đang xây dựng, nhưng họ lại không có sinh kế bền vững, cuộc sống của họ trong tương lai không đảm bảo. Vì vậy, việc xem xét các ảnh hưởng của việc thu hồi đất để đầu tư xây dựng dự án phát triển kinh tế ở địa phương đến sinh kế của người dân có ý nghĩa hết sức quan trọng. Kết quả nghiên cứ sẽ giúp cho chính quyền hoạch định những chính sách phù hợp trong công tác bối thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi, và càng có ý nghĩa hơn cho việc đề xuất các chính sách thu hồi đất cho án dự án có điểm tương đồng trong thời gian tới.
  11. 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu sinh kế của các hộ dân sau thu hồi đất, hiện đang sống trên bốn khu tái định cư trên địa bàn thành phố Trà Vinh, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho các hộ dân trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Đánh giá thực trạng sinh kế của người dân sau tái định cư và xác định các điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thay đổi sinh kế của người dân tái định cư.  Đề xuất những chính sách phù hợp để cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển sinh kế của người dân bị thu hồi đất. 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất tại bốn khu tái định cư trên địa bàn Tp. Trà Vinh; phân tích quá trình thay đổi sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và phát triển kinh tế hộ.  Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại bốn khu tái định cư trên địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh; các hộ dân không thuộc bốn khu tái định cư không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.  Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo trong giai đoạn 2005-2015; số liệu sơ cấp được phỏng vấn trong năm 2016. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế các hộ bị thu hồi đất, hết đất và đang sống tại các khu tái định cư. Các nội dung được nghiên cứu bao gồm nguồn lực sinh kế, các hoạt động tạo thu nhập, sự chuyển đổi nghề nghiệp, thu nhập và đời sống của các hộ dân sau thu hồi đất và hiện đang sống trong bốn khu tái định cư mà không có nhà ở nơi khác.
  12. 4 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Sinh kế của người dân sau khi thu hồi đất để đầu tư xây dựng các công trình dự án trên địa bàn thành phố Trà Vinh có thực sự ổn định và phát triển? Câu hỏi 2: Những vấn đề nào còn tồn tại trong quá trình ổn định sinh kế của người dân? Câu hỏi 3: Giải pháp nào giúp người dân tăng thu nhập và phát triển sinh kế bền vững?
  13. 5 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan học thuật 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Sinh kế Cụm từ sinh kế được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên khái niệm này được DFID tổng hợp từ các nghiên cứu thì sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (gồm cả nguồn lực vật chất và xã hội) và hoạt động cần thiết để kiếm sống (Chambers và Conway, 1992). Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó, phục hồi trước các cú sốc, sự căng thẳng, và duy trì hoặc làm gia tăng năng lực và tài sản ở cả hiện tại và tương lai mà không làm hao mòn các nguồn tài nguyên thiên nhiên (DFID, 1999, trang 2). Theo tổ chức SIDA (2001) thì khái niệm “sinh kế bao gồm các khả năng về tài sản và các hoạt động đáp ứng cho yêu cầu của cuộc sống. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể chịu đựng được và có thể phục hồi được trước những cú sốc, áp lực; sinh kế đó có thể duy trì hoặc làm gia tăng các khả năng, tài sản và tạo ra cơ hội sinh kế mới cho thế hệ tiếp theo. Ngoài ra, sinh kế đó còn có thể đóng góp lợi ích cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương và toàn cầu trong ngắn hạn và dài hạn”. Từ những định nghĩa trên có thể thấy, sinh kế là tập hợp các yếu tố vô hình và hữu hình mà con người sẽ sử dụng để cấu trúc cuộc sống của họ. Và một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể chống chịu được và phục hồi được trước những thay đổi trong cuộc sống (SIDA, 2001, trang 1). 2.1.1.2. Khung phân tích sinh kế Khung phân tích sinh kế là một công cụ được cơ quan phát triển quốc tế của Vương quốc Anh (DFID) đưa ra nhằm phân tích các vấn đề sinh kế, đặc biệt là sinh kế của những người nghèo. Về cơ bản, khung phân tích sinh kế bao gồm các hoàn cảnh dễ tổn thương, các tài sản vốn và các chiến lược sinh kế.
  14. 6 Từ khóa H=Vốn nhân lực S=Vốn xã hội N= Vốn tự nhiên P=Vốn vật chất F = Vốn tài chính TÀI SẢN VỐN HOÀN CẢNH KẾT QUẢ SINH KẾ CẤU TRÚC VÀ DỄ BỊ TỔN QUY TRÌNH THƯƠNG H - Các mức độ của - Thêm thu nhập N chính phủ - Tăng phúc lợi - Sốc; S - Thành phần - Giảm tổn tư nhân CHIẾN LƯỢC SINH - Thời vụ; KẾ thương - Xu hướng. P F - Cải thiện an - Luật ninh lương thực - Chính sách - Sử dụng bền - Ưu đãi vững hơn dựa vào - Tổ chức NR QUY TRÌNH Hình 2.1. Khung phân tích ứng dụng sinh kế bền vững Nguồn: Khung sinh kế bền vững (DFID, 1999, trang 4) 2.1.2. Các thành phần của khung sinh kế bền vững 2.1.2.1 Hoàn cảnh dễ bị tổn thương Hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con người. Các yếu tố trong hoàn cảnh dễ tổn thương tác động, ảnh hưởng đến sinh kế của những người trong hoàn cảnh đó. Các yếu tố tạo ra hoàn cảnh dễ tổn thương bao gồm: - Xu hướng: “xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột, xu hướng kinh tế quốc gia, quốc tế, những xu hướng thể chế (bao gồm chính sách, những xu hướng kỹ thuật...). Các xu hướng này có tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất của người dân do đó nó ảnh hưởng đến các chiến lược sinh kế mà người dân lựa chọn. Các xu hướng đều có tác động tích cực và tiêu cực đến các hoạt động sinh kế. Nhưng cho dù là tác động theo chiều hướng nào đi
  15. 7 nữa thì khi xét trong hoàn cảnh dễ tổn thương (người nghèo, người bị thay đổi hoàn cảnh sống...) thì khi các xu hướng đó xuất hiện sẽ làm cho tính chống chịu của người dân trở nên yếu hơn hoặc không có khả năng bắt kịp, thích ứng với xu hướng mới và hậu quả là họ sẽ trở nên dễ tổn thương hơn” (DFID, 1999, trang 4). . - Các cú sốc: “cú sốc về sức khoẻ con người, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh cây trồng vật nuôi...Sự xuất hiện của các cú sốc làm cho người dân trở nên mất đi nơi cư trú, nhà cửa hoặc kể cả người thân (các cú sốc về thiên tai, chiến tranh). Có những cú sốc không xảy ra trực tiếp ngay nơi người dân sinh sống nhưng lại có ảnh hưởng lớn, tác động mạnh đến mức thu nhập trong hoạt động sinh kế của con người như khủng hoản về kinh tế khu vực hoặc toàn cầu. Các cú sốc về dịch bệnh, mất mùa xảy ra làm hao mòn dần tài sản của chủ hộ, làm cho các khả năng sử dụng tài sản trong sinh kế bị mất đi (DFID, 1999, trang 4).. - Tính thời vụ: biến động giá cả, sản xuất, sức khoẻ, những cơ hội làm việc,..., các yếu tố này khi có những biểu hiện tiêu cực như giá cả hàng hóa sụt giảm, sự gia tăng chi phí trong sản xuất sẽ làm hao mòn dần các nguồn vốn vật chất và tài chính của chủ hộ. Các cơ hội làm việc không ổn định, chỉ theo mùa vụ thường làm cho người dân không đảm bảo thu nhập cho cuộc sống, đặc biệt đối với những người chỉ sống nhờ vào các công việc mà người khác thuê (DFID, 1999, trang 4).. Những nhân tố trong các hoàn cảnh dễ tổn thương ở trên có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng về tài sản và sự lựa chọn tài sản trong khung phân tích sinh kế nhằm tạo ra kết quả sinh kế có lợi. 2.1.2.2 Những tài sản sinh kế Tiếp cận sinh kế cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người. Nó cố gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài sản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế hữu ích.
  16. 8 Hình 2.2: Tài sản sinh kế của người dân Nguồn: DFID, 1999, trang 5 Những tài sản trong khung phân tích bao gồm 5 loại: Nguồn vốn con người, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật thể, nguồn vốn tài chính. - Nguồn vốn con người Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong 5 loại tài sản. Các yếu tố thể hiện nguồn vốn con người bao gồm sức khỏe, trình độ, kỹ năng, kiến thức. Từ những yếu tố đó, con người có thể vận dụng vào từng hoàn cảnh khác nhau để tạo ra thu nhập, tạo ra sinh kế bền vững theo từng mục tiêu của họ. Các công việc hỗ trợ gia tăng nguồn vốn con người có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, các nội dung hỗ trợ tăng cường nguồn vốn con người bao gồm: đầu tư cho giáo dục, huấn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ tay nghề cho người dân; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ về y tế, sức khỏe; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các nguồn thông tin, khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nâng cao nguồn vốn nhân lực này thì cũng cần đòi hỏi là chính người dân phải tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động nâng cao năng lực bản thân (DFID, 1999, trang 5). - Nguồn vốn xã hội Là những mối quan hệ giữa những người dân với nhau trong một cộng đồng, trong một tổ chức. Các mối quan hệ này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động sinh kế của người dân. Các hoạt động hợp tác nhau
  17. 9 trong sản xuất sẽ làm thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển, ngược lại khi không gắn kết nhau, người dân đơn lẽ sẽ không chịu đựng được những cú sốc ở hoàn cảnh dễ tổn thương gây ra. Trong cuộc sống hằng ngày, sự đoàn kết giữa những người dân xung quanh nhau sẽ giúp tránh, hạn chế những tác động xấu từ xã hội. Việc tăng cường vai trò của những người đứng đầu các tổ chức đoàn hội, vai trò của những người trong các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng sẽ góp phần gia tăng các mối liên kết trong cộng đồng, phát huy nguồn vốn xã hội ngày càng tốt hơn (DFID, 1999, trang 11).. - Nguồn vốn tự nhiên Là các khả năng cung ứng các nguồn lực tự nhiên cho hoạt động sinh kế của con người. Các nguồn lực tự nhiên bao gồm: diện tích đất sản xuất của gia đình; các nguồn tài nguyên về rừng, sông hồ, biển, cảnh vật; các hệ thống đồng cỏ, bãi bồi,..., có nhiều hoạt động sinh kế liên quan trực tiếp đến nguồn vốn tự nhiên này, đặc biệt là đối với những khu vực sản xuất nông nghiệp thì nguồn lực tự nhiên là đất đai, nguồn nước sản xuất là vô cùng quan trọng, các yếu này tạo điều kiện cho sự hình thành hoặc triệt tiêu các hoạt động sinh kế của người dân sử dụng trực tiếp nó (DFID, 1999, trang 12). - Nguồn vốn vật thể Nguồn vốn này bao gồm các hệ thống cơ sở hạ tầng, tài sản của chủ hộ sử dụng cho các mục đích sản xuất và sinh hoạt, các yếu tố đầu vào của sản xuất như nguyên, nhiên liệu... Trong hoạt động sinh kế của người dân, những yếu tố này trở thành những công cụ hoặc phương tiện hỗ trợ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh kế giúp người dân duy trì cuộc sống, tạo ra của cải và tiếp tục phát triển nguồn vốn vật thể này cả về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của từng loại hình sinh kế. Các nguồn vốn vật chất yếu kém sẽ tạo ra tình trạng trì trệ, kìm hãm sự phát triển và tác động xấu đến hoạt động sinh kế, ví như các công cụ lao động thô sơ thì không thể giúp người dân nâng cao năng suất trong lao động; các cây con giống kém chất lượng thì sẽ không thể giúp người dân tạo ra nhiều lợi nhuận khi nuôi
  18. 10 trồng; các hệ thống cơ sở hạt tầng yếu kém sẽ làm gia tăng các khoản chi phí trung gian trong sản xuất hoặc tiêu thụ (DFID, 1999, trang 13). - Nguồn vốn tài chính Nguồn vốn tài chính thể hiện nguồn lực về tài chính của con người các biểu hiện của nguồn vốn này bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền thu vào hằng kỳ, các khoản đền bù, hỗ trợ, lương hưu, các khoản vay tín dụng...Tương tự như nguồn vốn vật chất, nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển sinh kế của con người. Tuy nhiên, vấn đề đặc ra là không phải có nhiều nguồn vốn tài chính là con người có sinh kế tốt và kết quả sinh kế to lớn, mà vấn đề nằm ở việc quản lý nguồn vốn tài chính này sau cho có hiệu quả và đúng mục đích, phù hợp với từng điều kiện sinh kế của từng hộ. Vấn đề quản lý nguồn vốn tài chính này lại liên quan đến kỹ năng, trình độ, nhận thức của người đang sở hữu nó”(DFID, 1999, trang 13).. 2.1.2.3. Đặc điểm của mô hình 5 loại tài sản trong khung phân tích sinh kế Trong mô hình 5 loại tài sản này các tài sản có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ nhau để duy trì phát triển. Các hình dạng khác nhau của ngũ giác thể hiện mức độ tiếp cận của các hộ đến các loại tài sản trong hoạt động sinh kế của họ. Hình 2.3: Một số hình dạng của ngũ giác 5 loại tài sản Nguồn: DFID, 1999, trang 16 “Tại tâm điểm của ngũ giác thể hiện sự không tiếp cận bất kỳ loại tài sản nào. Những điểm ngoài cùng của ngũ giác thể hiện sự tiếp cận tối đa đến loại tài sản mà chủ hộ có được. Sự cân đối hay hình dạng của ngũ giác giúp cho việc phân tích cân đối các yếu tố tài sản nhằm phục vụ hoạt động sinh kế hiệu quả, tối ưu
  19. 11 nhất”(DFID, 1999, trang 16).. 2.1.2.4 Các cấu trúc, thể chế chính sách “Cấu trúc bao hàm các tổ chức thuộc khu vực công, khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội, dân sự. Các tổ chức thuộc khu vực công là các tổ chức đặt ra và thực hiện chính sách và quy định của luật pháp; các tổ chức hoặc chủ thể thuộc khu vực tư nhân cung ứng các dịch vụ; mua bán trao đổi, thực hiện các chức năng khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế và kết quả; các tổ chức xã hội hoặc dân sự đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện kết nối các chủ thể công, tư nhân đến đối tượng hưởng lợi. Các thể chế và quy trình được giải thích gồm các luật, các quy định, chính sách, thiết chế vận hành, các thỏa thuận, chuẩn mực xã hội, và các thông lệ. Những yếu tố này quy định phương thức vận hành của các cấu trúc. Các tổ chức công quyết định chính sách không thể vận hành hiệu quả nếu không có các định chế và quy trình phù hợp. Các thể chế, chính sách có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương thông qua hoạt động của các tổ chức hoặc chủ thể. Các thể chế và quy trình là quan trọng đối với mọi khía cạnh của hoạt động sinh kế, tạo động lực khuyến khích người dân đưa ra lựa chọn tốt hơn, cho phép hoặc không cho phép tiếp cận đến các loại nguồn vốn sinh kế; tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi một dạng vốn/tài sản thành một dạng vốn/tài sản khác, thông qua các thị trường” (DFID, 1999, trang 18).. 2.1.2.5 Chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế “Chiến lược sinh kế là một tập hợp các hoạt động và phương pháp thực hiện các hoạt động đó, nhằm đạt kết quả sinh kế. Các hoạt động có thể gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (naturalresource based activities) như nông nghiệp, lâm nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp và không gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (non-natural resource based and off-farm activities) như dịch vụ, nghề thủ công, các hoạt động giảm nhẹ và thích ứng, các hoạt động ngắn hạn và dài hạn. Sau khi thực hiện các chiến lược sinh kế, các kết quả sinh kế dự kiến sẽ được tạo ra, với giả định là không có các rủi ro, các phát sinh bất lợi không thể khắc phục làm giảm hoặc xóa
  20. 12 bỏ các kết quả tạo ra hoạt động sinh kế” (DFID, 1999, trang 18).. 2.1.3. Bồi thường, hỗ trợ tái định cư - Bồi thường về đất Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013). - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai 2013). - Tái định cư Theo Đỗ Văn Hòa (1998) và Peter R. Burbridge (1988), trích trong Phùng Văn Thạnh (2012) thì “Tái định cư là một quá trình bao gồm đền bù các thiệt hại về đất đai và tài sản di chuyển, tái định cư, ổn định và khôi phục cuộc sống cho những người bị thu hồi đất để xây dựng các dự án. Tái định cư còn bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng do việc thực hiện các dự án gây ra, khôi phục và cải thiện mức sống, tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất kinh tế, văn hoá, xã hội của hộ và cộng đồng” Peter R. Burbridge (1988, trang 6) cũng cho rằng “Tái định cư là chỉ việc lập cư của các cá nhân, các nhóm hộ gia đình hoặc toàn bộ một làng, một xã”. Đây là cách hiểu thông thường trong đời sống xã hội, song khái niệm tái định cư theo quan niệm này chỉ có hàm nghĩa chỉ nơi cư trú mới mà người dân di dời đến, tức là chỉ nói tới hình thức lập cư mà chưa chú trọng đến quá trình lập cư đó. Như vậy, về cơ bản có thể hiểu việc tái định cư là hoạt động chuyển từ nơi ở cũ sang nơi ở mới. Quá trình này bao gồm các hoạt động đền bù những thiệt hại về tài sản và thiết lập sự ổn định cuộc sống bị xáo trộn do bị thu hồi đất gây ra. Nơi ở mới được gọi là khu tái định cư. - Theo Luật Đất đai năm 2003 (Khoản 3 Điều 42): “Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0