Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư; áp dụng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương; từ đó đề xuất một số khuyến nghị phù hợp với kết quả nghiên cứu và mang tính khả thi nhằm góp phần nâng cao đời sống của LĐTS nhập cư nói chung vào lao động là người Khmer nhập cư nói riêng. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ANH VŨ HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ANH VŨ HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: Công tác xã hội Mã số: LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến 2. TS. Hà Thị Thư Hà Nội, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Lê Anh Vũ
- LỜI CÁM ƠN Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến và TS. Hà Thị Thư đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Tôi biết rằng, nếu như không có sự hỗ trợ về chuyên môn thì tôi sẽ không thể hoàn thành luận án này một cách tốt nhất có thể. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới quý thầy cô, các cán bộ trong khoa Công tác xã hội của Học viện Khoa học Xã hội, các đồng nghiệp trong chương trình Công tác xã hội khoa Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Trường Đại học Thủ Dầu Một đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm luận án. Tôi cũng xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào. Với sự nỗ lực của bản thân, luận án được hoàn thành nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự động viên, góp ý của quý thầy cô, các bạn học viên để nghiên cứu được hoàn thiện. Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2020 TÁC GIẢ Lê Anh Vũ
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................. 11 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................... 18 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án ....................................................................................................... 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ ... 31 2.1. Người lao động Khmer với vấn đề sinh kế ....................................... 31 2.2. Hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư .... 44 2.3. Khung phân tích ................................................................................. 61 2.4. Tổ chức nghiên cứu............................................................................ 63 Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG .... 67 3.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .......................... 67 3.2. Thực trạng về sinh kế của lao động Khmer nhập cư ......................... 70 3.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế cho lao động Khmer nhập cư .. 83 3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế ...... 102 Chương 4: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG ................................................................. 116 4.1. Sự cần thiết của ứng dụng phương pháp Phát triển cộng đồng ....... 116 4.2. Khái niệm cộng đồng và phát triển cộng đồng ................................ 117 4.3. Nguyên tắc và tiến trình trong phát triển cộng đồng ....................... 121 4.4. Tiến trình ứng dụng phương pháp ................................................... 122 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA 1 CSXH Chính sách xã hội 2 CTXH Công tác xã hội 3 DFID The Department for International Development Bộ Phát triển quốc tế vương quốc Anh 4 LĐTS Lao động Thiểu số 5 NVXH Nhân viên xã hội 6 UBND Ủy ban Nhân dân
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Mô tả mẫu nghiên cứu ..............................................................................68 Bảng 3.2: Thời gian làm việc ....................................................................................71 Bảng 3.3: Mô tả về thu nhập và chi tiêu theo loại hình công việc (triệu đồng) ........75 Bảng 3.4: Tỷ lệ người quen biết và người giúp đỡ ...................................................79 Bảng 3.5: Vai trò của hệ thống thân tộc – đồng hương trong hỗ trợ sinh kế ............80 Bảng 3.6: Hoạt động hỗ trợ tâm lý ............................................................................83 Bảng 3.7: Kiểm định mức độ hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tâm lý với loại hình công việc hiện tại............................................................................................84 Bảng 3.8: Nguồn lực hỗ trợ về tâm lý .......................................................................85 Bảng 3.9: Hoạt động hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội .......................................89 Bảng 3.10: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ hiệu quả hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội theo nhóm học vấn ..................................................89 Bảng 3.11: Hoạt động hỗ trợ thông tin .....................................................................92 Bảng 3.12: Nguồn lực hỗ trợ thông tin .....................................................................93 Bảng 3.13: Một số địa chỉ hỗ trợ thanh niên công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương .94 Bảng 3.14: Hoạt động hỗ trợ việc làm ......................................................................98 Bảng 3.15: Nguồn lực hỗ trợ về việc làm .................................................................98 Bảng 3.16: Kiểm định phương sai giữa loại hình làm việc và mức độ thường xuyên được nhận hỗ trợ việc làm ............................................................................100 Bảng 3.17: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ việc làm ...........................................103 Bảng 3.18: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ tâm lý ..............................................106 Bảng 3.19: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ thông tin ..........................................108 Bảng 3.20: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội .................110 Bảng 3.21: Kiểm định mối liên hệ giữa việc hiểu về nhu cầu và các đặc điểm nhân khẩucủa người trả lời....................................................................................113 Bảng 3.22: Kiểm định mối liên hệ giữa việc biết tiếng Khmer và các đặc điểm nhân khẩu của người trả lời...................................................................................114 Bảng 4.1: Đặc điểm lao động Khmer trong cộng đồng ..........................................124 Bảng 4.2: Xếp hạng ưu tiên các vấn đề quan tâm theo giới tính ............................129
- Bảng 4.3: Nhu cầu liên quan đến sinh kế ................................................................129 Bảng 4.4: Xếp hạng ưu tiên các hoạt động cần triển khai ......................................130 Bảng 4.5: Kế hoạch thực hiện .................................................................................132 Bảng 4.6: Mức độ tham gia của cộng đồng ............................................................133 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 2.1: Mô hình giải quyết vấn đề sử dụng cách tiếp cận “Con người trong môi trường” ...........................................................................................................56 Biểu đồ 3.1: Tình trạng công việc theo loại hình công việc .....................................71 Biểu đồ 3.2: Đánh giá về điều kiện sống theo địa bàn ..............................................78 Hình 3.1: Một số địa chỉ hỗ trợ thanh niên công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........................................................................................................95 Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức cộng đồng ở khu trọ .........................................................124
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Dương là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh, có nhiều khu công nghiệp nhất trong cả nước. Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp với 35.609 doanh nghiệp vốn trong nước với tổng vốn đầu tư 286.295 tỷ đồng và 3.471 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 31,75 tỷ USD. Cơ cấu kinh tế của tỉnh với công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo theo tỷ lệ công nghiệp 63,87% - dịch vụ 23,94% - nông nghiệp 3,08% [4]. Đạt được kết quả như hôm nay là do trong quá trình phát triển kinh tế, Bình Dương luôn lấy công nghiệp làm nền tảng đột phá mà hạt nhân chính là xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp gắn với đô thị hóa [188]. Với tốc độ phát triển nhanh, Bình Dương trở thành điểm đến thu hút một làn sóng người nhập cư từ khắp cả nước, từ nhân lực có trình độ cao đến lao động phổ thông. Trong dòng người di cư đến vùng đất này có không ít là lao động thiểu số đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2018, hiện có khoảng 18.655 người là dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nam Bộ đang sinh sống và làm việc [79]. Trong tổng số đó, theo ước tính người lao động Khmer nhập cư chiếm đa số với khoảng 90%. Chính vì thế chúng tôi đã lựa chọn nhóm này làm khách thể nghiên cứu cho luận án của mình. Từ thực tế quan sát cho thấy, việc thay đổi về không gian sống và nghề nghiệp truyền thống sang không gian đô thị và công nghiệp đã tác động đáng kể đến sinh kế và phong tục tập quán của đồng bào Khmer. Trong quá trình thích ứng sinh kế, việc hòa nhập vào môi trường sống và môi trường làm việc mới với những khác biệt về giờ giấc, kỷ luật và cách thức làm việc là điều không hề đơn giản. Bên cạnh đó, những sự thay đổi về văn hóa, lối sống cũng đặt họ vào tình thế phải lựa chọn để có thể đảm bảo sinh kế là những vấn đề rất đáng được lưu tâm tìm hiểu. Ở một khía cạnh khác, công tác hỗ trợ sinh kế cho lao động nhập cư tại Bình Dương cũng được Đảng bộ và chính quyền tỉnh quan tâm thông qua các chương trình tiêu biểu như chương trình “Bốn ổn định” (đời sống, sức khỏe, việc làm, nhà ở). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về hiện trạng tiếp cận phúc lợi của công nhân trên 1
- toàn địa bàn tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, chính đối tượng công nhân cũng không có điều kiện do tính chất công việc (thường xuyên tăng ca), điều kiện kinh tế cũng như nhận thức của họ về các chính sách phúc lợi xã hội còn chưa đầy đủ đã khiến cơ hội tiếp cận và hưởng dụng phúc lợi của công nhân nhập cư bị thu hẹp [29]. Riêng với người lao động thiểu số (LĐTS) nhập cư nói chung và lao động Khmer nói riêng ngoài những chính sách chung cho người nhập cư thì hầu như chưa có chính sách nào đặc thù dành cho đối tượng này ở Bình Dương. Chính vì những lý do trên, việc tìm hiểu thực trạng sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương cũng như xác định những yếu tố nào tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu về người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương không chỉ là tìm hiểu thực trạng mà còn phải tìm ra các giải pháp dưới cách tiếp cận của Công tác Xã hội (CTXH) mang tính bền vững trong việc đáp ứng nhu cầu và giải quyết những vấn đề về sinh kế mà người Khmer đang gặp phải. Bên cạnh đó, luận án hướng đến việc nghiên cứu tìm ra các chương trình, dịch vụ xã hội hỗ trợ phù hợp nhằm giúp lao động Khmer nhập cư phát triển sinh kế. Đó chính là lý do để tác giả chọn đề tài: “Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” làm luận án của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư; phân tích,đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sinh kế và hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư tại tỉnh Bình Dương; áo dụng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương; từ đó đề xuất một số khuyến nghị phù hợp với kết quả nghiên cứu và mang tính khả thi nhằm góp phần nâng cao đời sống của LĐTS nhập cư nói chung vào lao động là người Khmer nhập cư nói riêng. 2
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sinh kế và hoạt động hỗ trợ sinh kế người lao động Khmer nhập cư dưới cách tiếp cận của CTXH. - Khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng sinh kế và hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư. - Khảo sát, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư như: đặc điểm của lao động Khmer; đặc điểm của người hỗ trợ và các yếu tố liên quan đến mạng lưới xã hội của lao động Khmer. - Ứng dụng và Thực nghiệm phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng đối với lao động là người Khmer nhập cư trong việc hỗ trợ sinh kế. - Đề xuất một số khuyến nghị phù hợp với kết quả nghiên cứu và mang tính khả thi nhằm góp phần nâng cao đời sống của LĐTS nhập cư nói chung và lao động là người Khmer nhập cư nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư dưới tiếp cận của CTXH từ thực tiễn tỉnh Bình Dương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Trong luận án này, hoạt động hỗ trợ sinh kế được giới hạn và phân chia thành 4 nhóm hoạt động cơ bản, đó là hoạt động hỗ trợ việc làm, hoạt động cung cấp thông tin, hoạt động hỗ trợ tâm lý, hoạt động hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. Phạm vi về không gian: Khảo sát được tiến hành tại ba địa bàn là: phường Bình Hòa thuộc thị xã Thuận An; phường Mỹ Phước thuộc thị xã Bến Cát và xã Phước Hòa thuộc huyện Phú Giáo. Đây là những nơi có đông người Khmer nhập cư đang sinh sống. 3
- Phạm vi về thời gian: Luận án thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2019. Thời gian thực nghiệm phương pháp phát triển cộng đồng là từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận (hay lý luận về phương pháp) là hệ thống cơ sở lý luận cho phương pháp nghiên cứu. Bao gồm những nguyên tắc, quan điểm xuất phát từ một lý thuyết hoặc một hệ thống lý luận nhất định, để chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp ấy phù hợp với mục tiêu của luận án. Như vậy, phương pháp luận của luận án, về mặt thực tiễn dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Bên cạnh đó, về mặt nhận thức luận, luận án kế thừa và tiếp thu có chọn lọc quan điểm về sinh kế bền vững; quan điểm về con người trong môi trường và lý thuyết hỗ trợ xã hội (như đã trình bày ở trên). Cơ sở phương pháp luận này sẽ được vận dụng vào quá trình nghiên cứu và đề xuất những giải pháp hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer ở Bình Dương theo phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp phân tích tư liệu Bên cạnh việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu trong nước và ngoài nước, chúng tôi còn tham khảo hệ thống văn bản và tư liệu của Đảng và nhà nước có liên quan tới các các hoạt động hỗ trợ lao động Khmer nhập cư. Từ đó, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến lao động Khmer nhập cư, sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư. Bên cạnh đó, việc tổng quan tài liệu nghiên cứu giúp tác giả xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Danh sách cụ thể các tài liệu được nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo. 4.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Bảng hỏi sử dụng điều tra được chuẩn hóa bao gồm bốn phần: Thực trạng sinh kế; Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế; các yếu tố tác động đến hoạt động hỗ 4
- trợ sinh kế và thông tin nhân khẩu. Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin bằng phiếu hỏi nhằm tập hợp thông tin trên diện rộng nhằm tăng tính đầy đủ, chính xác và khách quan của đề tài. Về nội dung khảo sát được bố trí như sau: - Ở phần thực trạng sinh kế, nội dung tập trung vào thực trạng về việc làm, mạng lưới xã hội, điều kiện sống, thu nhập và chi tiêu, văn hóa - giải trí và chiến lược về sinh kế. - Ở phần thực trạng về hoạt động hỗ trợ sinh kế, nội dung tập trung vào việc tiếp cận và đánh giá hiệu quả các hoạt động hỗ trợ việc làm, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ thông tin và hỗ trợ về kết nối mạng lưới xã hội. - Ở phần các yếu tố tác động đến hoạt động, nội dung tập trung vào các biến liên quan đến nhân khẩu và các đặc điểm về mạng lưới xã hội. Về dung lượng mẫu nghiên cứu, Mẫu được tính dựa trên ước lượng theo số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về “tình hình di dân của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Tính tới ngày 8/8/2018, hiện có 18.655 người dân tộc thiểu số khu vực này sinh sống. Trong đó, người Khmer chiếm khoảng 90%. Dựa trên tổng thể này, dung lượng mẫu cần khảo sát là: 𝑁 16790 n=( ) ∗ 0.9 = ∗ 0.9 = 360. 1+𝑁.𝑒 2 1+16790.(0.05)2 Từ căn cứ trên, trong đề tài này, chúng tôi xác định dung lượng mẫu là 360 người lao động Khmer nhập cư từ 15 tuổi trở lên đang tham gia vào quá trình lao động hoặc có khả năng lao động. NCS đã khảo sát 360 phiếu phỏng vấn định lượng, theo nguyên tắc chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn thông qua việc chọn ba khu vực đặc thù cư trú của công nhân như trên đã trình bày. Theo đó, chúng tôi phân bố mỗi địa bàn 120 phiếu. Mỗi thị xã/huyện lại chọn một xã/phường theo tiêu chí có đông lao động Khmer sinh sống nhất và tính đến yếu tố đặc thù về nghề nghiệp là công nhân và lao động trong các cơ sở sản xuất nhỏ. Ở cấp xã/phường, chúng tôi lại tiếp tục tiến hành chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên có hệ thống theo danh sách lao 5
- động Khmer tạm trú tại các địa phương cung cấp tại thời điểm khảo sát, cùng với sự kiểm chứng thực tế tình hình cư trú của lao động Khmer nhập cư. Bện cạnh việc chọn mẫu trong nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế với mẫu gồm 360 lao động Khmer ở ba địa bàn đã đề cập ở trên. Trong hoạt động thực nghiệm phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng, chúng tôi còn chọn mẫu gồm 200 người là những người đang sống tại khu trọ 30/4 tại đường Bình Hòa 20 thuộc phường Bình Hòa thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. Ở trường hợp này, chúng tôi chọn mẫu tổng thể để khảo sát, đánh giá nhu cầu của người lao động Khmer đang sinh sống tại đây trước khi tiến hành các hoạt động hỗ trợ sinh kế. 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Để thu thập thông tin từ các khách thể nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành các cuộc đối thoại có chủ định thông qua phỏng vấn sâu với lao động Khmer nhập cư, chủ doanh nghiệp và quản lý tại các phân xưởng có đông lao động Khmer nhập cư, cán bộ đoàn thể ở địa phương. - Đối với lao động Khmer nhập cư, phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung sau: lý do vì sao lên Bình Dương, cách thức tìm kiếm việc làm; trải nghiệm về những khó khăn liên quan đến sinh kế ở Bình Dương và cách thích nghi; cảm nhận và đánh giá về những sự hỗ trợ đối với bản thân và gia đình về sinh kế ở Bình Dương; những nhu cầu của bản thân và gia đình cần được trợ giúp và mong đợi ở tương lai về sinh kế. Tổng số phỏng vấn sâu đã thực hiện đối với lao động Khmer nhập cư là 30 cuộc. - Đối với khách thể là người quản lý lao động và chủ doanh nghiệp có đông lao động Khmer nhập cư, phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung sau: đặc điểm và tình hình lao động Khmer trong doanh nghiệp; cảm nhận và đánh giá về các điểm mạnh, điểm yếu của lao động Khmer trong doanh nghiệp; chia sẻ và đánh giá những hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp đối với lao động Khmer, những đề xuất, kiến nghị về hỗ trợ lao động Khmer. Tổng số phỏng vấn sâu đã thực hiện đối với chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý là 04 cuộc. 6
- - Đối với khách thể là cán bộ địa phương tại các địa bàn có đông lao động Khmer nhập cư đang sinh sống, phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung: tình hình lao động Khmer trên địa bàn; cảm nhận và đánh giá về các điểm mạnh, điểm yếu của lao động Khmer đang tạm trú; chia sẻ và đánh giá về những hoạt động hỗ trợ của địa phương đối với lao động Khmer, những đề xuất, kiến nghị về hỗ trợ lao động Khmer nhập cư đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Tổng số phỏng vấn sâu đã thực hiện đối với cán bộ địa phương là 08 cuộc. Các cuộc phỏng sâu được thực hiện sau khi tác giả và các phỏng vấn viên có thời gian làm quen và tạo sự tin cậy cũng như đảm bảo tính khuyết danh, sự thoải mái trong quá trình thu thập thông tin. Mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn cũng như việc sử dụng thông tin sau khi thu thập đều được thông báo đến người trả lời phỏng vấn. 4.2.4. Phương pháp quan sát Với mục đích trải nghiệm bối cảnh nghiên cứu thông qua việc quan sát tham dự vào các hoạt động sinh hoạt của lao động Khmer tại nơi ở trọ trong gia đình và cộng đồng. NCS được tham gia và chứng kiến các hoạt động sống một cách chân thực nhất, đồng thời thiết lập được mối quan hệ thân thiết với cộng đồng và đối tượng nghiên cứu giúp cho việc xác định chính xác hơn những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đồng thời bao quát được các nội dung nghiên cứu của luận án. 4.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) PRA (Participatory Rural Appraisal) là một công cụ đặc biệt hữu ích trong công tác phát triển cộng đồng nói chung và đây là một phương pháp trao quyền cho người dân để quyết định các công việc của cộng đồng. Trong luận án này, các công cụ về xếp hạng ưu tiên được sử dụng để lấy ý kiến nhanh từ lao động Khmer nhập cư trong cộng đồng về những nhu cầu mà họ đang mong đợi nhất ở thời điểm khảo sát. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng công cụ sơ đồ tổ chức cộng đồng để tìm hiểu các tổ chức và vai trò của các tổ chức đó đối với người dân trong cộng đồng. 4.2.6. Phương pháp xử lý thống kê Dữ liệu định lượng được xử lý bằng phần mểm SPSS phiên bản 20 như sau: 7
- - Trong thống kê mô tả về mức độ thường xuyên được nhận hỗ trợ và mức độ hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ, điểm trung bình được quy ước như sau: Mức độ thường xuyên Giá trị Mức độ hiệu quả trung bình Không nhận hỗ trợ 1,00 – 1,80 Rất không hiệu quả Hiếm khi 1,81 – 2,60 Không hiệu quả Thỉnh thoảng 2,61 – 3,40 Bình thường Thường xuyên 3,41 – 4,20 Hiệu quả Rất thường xuyên 4,21 – 5,00 Rất hiệu quả - Trong việc kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính, tác giả sử dụng kiểm định Chi -Square với mức ý nghĩa 0,05. Ngoài ra, chúng tôi còn dựa vào hệ số Cramer’s V để đo lường độ mạnh trong mối liên hệ giữa hai biến định danh. Đối với biến thứ bậc, chúng tôi sử dụng hệ số Gamma. - Trong phân tích sự khác biệt giữa các nhóm trong một biến định có hai nhóm với một biến định lượng, chúng tôi sử dụng kiểm định Independen T – test với mức ý nghĩa là 0,05 - Khi tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm trong 1 biến định tính có từ ba nhóm trở lên, chúng tôi sử dụng kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa là 0,05 - Trong phân tích mối tương quan giữa hai biến định lượng chúng tôi sử dụng hệ số hệ số Pearson, hệ số này giá trị dao động từ -1 đến 1: Nếu r càng tiến về 1 và -1 là tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Khi tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm. Cuối cùng, nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu. - Trong phân tích các mô hình, tác giả sử dụng hệ số tương quan B Hệ số B là hệ số tương quan hồi quy theo nguyên tắc là nếu B có giá trị dương là có tác động thuận chiều với biến phụ thuộc và ngược lại khi B có giá trị âm là tác động nghịch chiều với biến phụ thuộc. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Từ tổng quan tài liệu cho thấy ở Việt Nam, nghiên cứu về sinh kế lao động Khmer nhập cư đã được tiến hành dưới các cách tiếp cận Nhân học, Xã hội học và 8
- Địa lý học. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào tiếp cận dưới góc độ CTXH. Chính vì thế, luận án hướng đến nghiên cứu và phân tích vấn đề dưới góc độ tiếp cận của CTXH để phân tích thực trạng sinh kế và hỗ trợ sinh kế. Từ đó, đánh giá những yếu tố tác động đến hoạt động hỗ trợ và đưa ra những đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ sinh kế góp phần ổn định đời sống lao động Khmer nhập cư và quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mặt khác, luận án không chỉ dừng lại ở việc đề xuất giải pháp mà còn tiến hành thực nghiệm phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng trong hỗ trợ lao động Khmer tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội. Qua đó, rút ra những kinh nghiệm để có thể triển khai và ứng dụng trên diện rộng ở Bình Dương. Như vậy, Các ngành khoa học xã hôị giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu rõ về bối cảnh sống, những gì đang diễn ra, nguyên nhân của các hiện tượng đó. Còn CTXH ngoài việc chỉ ra những cơ sở lý luận cũng như hình thành một hệ thống lý thuyết cho việc tiếp cận hiệu quả của những nhóm người cụ thể, mà còn đưa ra những mô hình thực tế có thể triển khai được. Trong luận án này, từ cách tiếp cận CTXH đã giúp chúng tôi làm rõ được đặc điểm của nhóm đối tượng cần tác động cũng như những cơ hội, thách thức, điểm mạnh điểm yếu của họ để đề xuất những kiến nghị, giải pháp và đặc biêt, đưa ra những mô hình cụ thể cho một cộng đồng đặc thù, mà ở đây là nhóm lao đông nhập cư người Khmer 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề tài góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận trong việc nhận diện, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối lao động Khmer nhập cư. Những kết quả và thông tin thu được từ nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu Công tác xã hội đối với lao động thiểu số nhập cư. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu về người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương không chỉ là tìm hiểu thực trạng mà còn tìm ra các giải pháp dưới cách tiếp cận của CTXH 9
- mang tính bền vững trong việc đáp ứng nhu cầu và giải quyết những vấn đề về sinh kế mà người Khmer đang gặp phải. Qua đó, góp phần tổng kết thực tiễn, phản biện xã hội, đồng thời tạo các cứ liệu khoa học cho việc hoàn thiện cơ chế chính sách dành cho lao động Khmer nhập cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, luận án phát hiện ra các chương trình, dịch vụ xã hội hỗ trợ phù hợp nhằm giúp lao động Khmer ổn định và phát triển sinh kế. 7. Cấu trúc của Luận án Luận án có 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận và tổ chức nghiên cứu về hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư Chương 3: Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương Chương 4: Ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng trong hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương 10
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hoạt động hỗ trợ sinh kế dành cho người thiểu số nhập cư luôn là vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm và nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Bởi lẽ, đây là vấn đề phức tạp và khó giải quyết, nó liên quan đến những vấn đề nhạy cảm về lịch sử, bản sắc văn hóa, chủ quyền quốc gia, quyền chính trị và lãnh thổ. Chính vì vậy, để có thể thực hiện được đề tài đã chọn, thì tác giả đề tài không chỉ kế thừa những công trình đã công bố về thực tiễn mà còn phải tiếp thu có chọn lọc những công trình lý luận trong và ngoài nước để có thể triển khai nghiên cứu thực tế những vấn đề cơ bản của luận án. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu về chính sách, pháp luật đối với người thiểu số nhập cư Trong bài viết “Minority rights in International Law” vào năm 1997, tác giả Jelena Pejic cho thấy, vấn đề về bảo vệ dân tộc thiểu số được Liên hợp quốc bắt đầu quan tâm sau chiến tranh thế giới thứ nhất và trở thành lĩnh vực được quan tâm trên thế giới. Từ giữa thế kỷ XX đến nay, quyền của người thiểu số đã có nhiều tiến bộ trong việc xác định khung pháp lý để giải quyết các cuộc khủng hoảng liên quan đến người thiểu số và tầm quan trọng của các quyền dành cho người thiểu số một lần nữa được chứng minh mạnh mẽ trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự đáp ứng của khung pháp lý này là rất chậm so với thực tế đang diễn ra. Nguyên nhân của vấn đề nằm ở việc chưa thống nhất về mặt khái niệm cơ bản, chẳng hạn như thiểu số được hiểu như thế nào? Ai là chủ sở hữu quyền thiểu số và những quyền đó là gì? Tác giả cũng cho rằng, các giải pháp cho các vấn đề thực tiễn cần phải được xây dựng trên cơ sở khoan dung và tôn trọng lẫn nhau nhấn mạnh đến ba yếu tố: truyền thông, tham gia và hội nhập. Điều thứ nhất có nghĩa là phải có các cấu trúc phù hợp để tạo thuận lợi cho đối thoại. Điều thứ hai có nghĩa là các dân tộc thiểu số phải có đủ cơ hội để đại diện cho lợi ích của họ. Điều thứ ba có nghĩa là các dân tộc thiểu số sẽ có thể duy trì bản sắc riêng của mình [158]. 11
- Ở một nghiên cứu công phu của Ann Morissens và Diane Sainsbury vào năm 2005 có tiêu đề “Migrants Social Rights, Ethnicity and Welfare Regimes” đã sử dụng dữ liệu nghiên cứu thu nhập Luxembougr (LIS) của Anh, Mỹ, Đức, Đan Mạch và Thụy Điển đã cho thấy có sự khác biệt lớn quyền của người di cư dân tộc thiểu số với người dân bình thường theo hướng tiêu cực như: mức sống thấp hơn, ít có khả năng được hưởng mức sống chấp nhận được xã hội. Tác giả còn đặt ra những nghi ngờ về chế độ phúc lợi ở các quốc gia Anh, Mỹ, Đan Mạch khi các quy tắc và tiêu chuẩn quy định khả năng trở thành công dân, xin giấy phép cư trú, giấy phép lao động của người di cư, sở hữu tài sản và điều hành doanh nghiệp, và tham gia trong đời sống chính trị lại có khuynh hướng gây nhiều khó khăn cho người thiểu số nhập cư [147]. Lập luận này có thể tìm thấy trong nghiên cứu của J. Collett [108] và B. Humphries [130] ở Anh khi quy định ở mục 55 của Đạo luật tị nạn năm 2002 có lẽ đã tạo ra mặt trái khi đẩy những người thiểu số tị nạn ở bên ngoài hệ thống phúc lợi xã hội, phân tán vào vùng nghèo khổ, không có việc làm bền vững và phù hợp. Thực trạng này là tương tự với cộng đồng người Kalasha ở Pakistan khi phải đối mặt với những chính sách phát triển mang tính áp đặt do thiếu hiểu biết về tri thức bản địa của cộng đồng thiểu số về tài nguyên rừng đã gây xung đột và mâu thuẫn gây gắt giữa cộng đồng này với lãnh đạo địa phương như trong nghiên cứu “Tri thức bị vây hãm: quan điểm của những người nghèo khổ, cùng quẫn về việc quản lý và phát triển môi trường ở vùng Kalasha thuộc Pakistan” của Peter Parkers (2010) [40]. Như vậy, các công trình nghiên cứu về chính sách, pháp luật đối với người thiểu số nhập cư cho thấy vấn đề về dân tộc là phức tạp, có đặc thù riêng của các quốc gia và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thể chế cầm quyền mà đại diện chủ yếu thuộc về các tộc người (hoặc chủng tộc) có dân số áp đảo. Bên cạnh những mặt tích cực, ở các quốc gia vẫn tồn tại những chính sách theo hướng không có lợi cho người thiểu số. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội
223 p | 75 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
210 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
212 p | 88 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Năng lực bảo vệ trẻ em của người làm công tác xã hội cấp cơ sở tại thành phố Hà Nội
180 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác Xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 62 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
27 p | 58 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
198 p | 33 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
27 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
276 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
190 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 52 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
237 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
240 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
27 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hành vi lệch chuẩn của học sinh trung học phổ thông và đề xuất mô hình can thiệp (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp)
263 p | 2 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 1 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn