intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận thương mại quốc tế

Chia sẻ: Nguyễn Văn Thiêm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

186
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đường lối đổi mới và mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước đã đưa lại những thành tựu đầy ấn tượng trong phát triển kinh tế xã hội nước ta, làm thay đổi căn bản hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức. Cùng với việc ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài và một loạt các văn bản pháp luật hỗ trợ quá trình hội nhập, Việt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận thương mại quốc tế

  1. Tiểu luận Thương mại quốc tế 1
  2. M ỤC L ỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................................ 1 LờI Mở ĐầU ........................................................................................................................................... 4 PHẦN I :TổNG QUAN Về Bộ TIÊU CHUẩN SA8000 Hệ THốNG TRÁCH NHIệM XÃ HộI ................. 5 I.1. GIớI THIệU Về SA8000: ...................................................................................................................... 5 I.1.1. Khái niệm SA8000 và nguồn gốc ra đời của nó. ............................................................................. 5 I.1.2. Đối tượng áp dụng: ........................................................................................................................ 6 I.1.3. Các yêu cầu của tiêu chuẩn SA8000.............................................................................................. 6 I.1.3.1. Lao động trẻ em:......................................................................................................................... 6 I.1.3.2. Lao động cưỡng bức: .................................................................................................................. 6 I.1.3.3. Sức khoẻ và an toàn lao động:..................................................................................................... 6 I.1.3.4. Tự do thành lập hiệp hội và quyền thương lượng tập thể ............................................................. 7 I.1.3.5. Phân biệt đối xử.......................................................................................................................... 7 I.1.3.6. Những nguyên tắc kỷ luật ........................................................................................................... 7 I.1.3.7. Giờ làm việc ............................................................................................................................... 7 I.1.3.8. Bồi thường ................................................................................................................................. 7 I.1.3.9. Hệ thống quản lý: ....................................................................................................................... 8 I.1.4. Lợi ích của SA8000 ....................................................................................................................... 9 I.1.4.1. Về thị trường: ............................................................................................................................. 9 I.1.4.2. Về kinh tế: ................................................................................................................................ 10 I.1.4.3. Quản lý rủi ro: .......................................................................................................................... 10 I.1.4.4. Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng: ........................................................................... 10 I.1.4.5. Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà cung cấp:......................................................................... 10 I.1.5. Ý nghĩa của tiêu chuẩn SA8000 ................................................................................................... 11 PHẦN II : TÌNH HÌNH ÁP DụNG SA 8000 ở VIệT NAM HIệN NAY ............................................... 12 II.1. Sự CầN THIếT PHảI ÁP DụNG SA8000 TRONG CÁC DOANH NGHIệP HIệN NAY: ...................................... 12 II.2. THựC TRạNG ÁP DụNG SA 8000 TạI VIệT NAM .................................................................................. 12 II.3. VÍ Dụ MINH HOạ .............................................................................................................................. 13 II.3.1. Công ty áp dụng tốt mô hình SA8000 .......................................................................................... 13 II.3.1.1. Lao động trẻ em, lao động chưa thành niên ............................................................................... 13 II.3.1.2. Lao động cưỡng bức. ................................................................................................................ 13 II.3.1.3. An toàn Sức khoẻ: .................................................................................................................... 13 II.3.1.4. Quyền tự do hoạt động Công đoàn. ........................................................................................... 13 II.3.1.5. Không phân biệt đối xử: ........................................................................................................... 14 II.3.1.6. Thi hành kỷ luật lao động theo qui định: ................................................................................... 14 II.3.1.7. Trả Công lao động: ................................................................................................................... 14 2
  3. II.3.1.8. Hệ thống quản lý: ..................................................................................................................... 14 II.3.1.9. CBCNV biết và hiểu chính sách và nắm vững các điều khoản về hệ thống Trách nhiệm xã hội . 14 II.4. NHữNG KHÓ KHĂN TồN TạI MÀ DOANH NGHIệP VIệT NAM GặP PHảI KHI ÁP DụNG SA 8000................. 15 II.4.1. Công ty áp dụng không tốt mô hình SA8000 may Thuận Thiên đóng tại xã Tân Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 15 II.4.1.1. Lao động trẻ em, lao động chưa thành niên: .............................................................................. 15 II.4.1.2. Giờ làm việc: ............................................................................................................................ 16 II.4.1.3. Lao động cưỡng bức: ................................................................................................................ 16 II.4.1.4. Sức khoẻ và an toàn lao động:................................................................................................... 16 PHẦN III : MộT Số GIảI PHÁP NHằM ĐẩY MạNH Bộ TIÊU CHUẩN SA8000 TRONG TổNG CÔNG TY SÔNG HồNG ................................................................................................................... 17 KếT LUậN 18 3
  4. Lời mở đầu Đường lối đổi mới và mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước đã đưa lại những thành tựu đầy ấn tượng trong phát triển kinh tế xã hội nước ta, làm thay đổi căn bản hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức. Cùng với việc ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài và một loạt các văn bả n pháp luật hỗ trợ quá trình hội nhập, Việt Nam đã ca m kết thực hiện AFTA trong khối ASEAN, gia nhập diễn đàn APEC, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư với EU, Nhật Bản, kí hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Điều này đã mang lại cho các doanh nghiệp Viêt Na m nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cùng với những “ luật chơi ” mới. Một trong những “ luật chơi ” đó là thực hiện “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, liên quan đến một số nội dung chủ yếu thuộc lĩnh vực lao động và môi trường, thông qua những “ Bộ quy tắc ứng xử ( Code of Conduct – CoC)”. SA8000 không phải là một hệ thống quản lý chất lượng như các hệ thống QLCL như ISO9001, TQM,…Mà đây là một hệ thống chứng nhận và phương pháp giúp cải thiện môi trường làm việc của người lao động, nhằ m nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp… Bài báo này được thưc hiện nhằ m giới thiệu và nghiên cứu rõ hơn về SA8000. 4
  5. PHẦN I : Tổng quan về bộ tiêu chuẩn SA8000 hệ thống trách nhiệm xã hội I.1. Giới thiệu về SA8000: SA 8000 (Social Accountability 8000) được Hội đồng công nhận quyền ưu tiên kinh t ế thuộc Hội đồng Ưu tiên kinh t ế CEPAA (Council on Economic Priorities Accreditation Agency), nay được gọi là SAI (Social Accountability International) xây dựng dựa trên 12 Công ước của Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labor Organization), Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền. SAI là tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, trụ sở tại New York. SA 8000 được ban hành năm 1997, đưa ra các yêu cầu về quả n trị trách nhiệm xã hội nhằ m cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu. SA 8000 khuyến khích các doanh nghiệp sả n xuất và các tổ chức khác xây dựng, duy trì và áp dụng các việc thực hành tại nơi làm việc mà xã hội có thể chấp nhận. Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các doanh nghiệp cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấ m dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà nhằ m cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằ m nâng cao điều kiện sống và làm việc. Các doanh nghiệp muốn giữ vững hình ảnh thì không những phải xem xét ảnh hưởng về mặt xã hội từ các hoạt động của chính doanh nghiệp mà còn phải xem xét lại ảnh hưởng toàn diện về mặt xã hội của điều kiện làm việc cho các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh của mình. Thực chất, điều này có nghĩa là kiểm soát và thực hiện việc tôn trọng cũng như đẩy mạnh nhân quyền của toàn thể nhân viên trong suốt chuỗi cung cấp, sản xuất và phân phối. SA 8000 tạo ra một bộ quy tắc toàn cầu đối với điều kiện làm việc trong các ngành sản xuất, giúp cho người tiêu dùng ở các nước phát triển tin tưởng rằng hàng hóa mà họ mua và sử dụng, đặc biệt là quần áo, đồ chơi, mỹ phẩ m, và đồ điện tử đã được sản xuất phù hợp với bộ tiêu chuẩn được công nhậ n. Theo thống kê của SAI, tính đến tháng 9/2009 toàn thế giới có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp với xấp xỉ 1,1 triệu công nhân ở 64 quốc gia thuộc 66 lĩnh vực công nghiệp khác nhau đã được cấp chứng chỉ SA 8000. 5 nước có số lượng chứng chỉ SA 8000 nhiều nhất là Italy, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Pakistan. I.1.1. Khái niệm SA8000 và nguồn gốc ra đời của nó.  Khái niệm : SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu về quản trị trách nhiệm xã hội do Hội đồng công nhận Quyền ưu tiên Kinh t ế được ban hành năm 1997. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằ m cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩ n này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, có thể áp dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có quy mô nhỏ.  Nguồn gốc: S A 8000 là kết quả nghiên cứu lâu dài của Hội đồng các Tổ chức Công nhậ n về Ưu tiên Kinh tế (Council of Economic Priorities Accreditation Agency –CEPAA) – Sau này đổi tên là SAI: Social Accountability International – Tổ chức Quốc tế về Trách nhiệm Xã hội. Tiêu chuẩn được ban hành năm 1997 và áp dụng cho tất cả loại hình tổ chức.  SA 8000 là từ viết tắt của Social Acountability 8000, được gọi là tiêu chuẩn Trách Nhiệm Xã Hội. Tiêu chuẩn SA 8000 nhằ m “cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động”  Được ban hành lầ n đầu năm 1997 và sửa đổi năm 2001, SA 8000 được công nhận rộng rãi như là một công cụ quan trọng nhất để đưa việc thực thi của doanh nghiệp đối với các quyền của người lao động phù hợp với các giá trị xã hội – một yếu tố sống còn đối với danh tiếng của một công ty ngày 5
  6. nay. Tiêu chuẩn này được công nhận rộng rãi bởi các công đoàn, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) như là một trong những tiêu chuẩn tốt nhất về điều kiện làm việc. Các tổ chức đã công nhận SA 8000 bao gồm Bộ ngoại giao Mỹ, Ủy ban Châu Âu và Tổ chức Ân xá quốc tế I.1.2. Đối tượng áp dụng: Tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu, có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn đang thu hút được sự chú ý của ngành công nghiệp nhẹ yêu cầu nhiều lao động. I.1.3. Các yêu cầu của tiêu chuẩn SA8000 I.1.3.1. Lao động trẻ em:  Công ty không được sử dụng hoặc tạo điều kiện cho việc sử dụng lao động trẻ em như đã nêu rõ ở trên;  Công ty phải thành lập, cung cấp tài liệu, duy trì và truyền đạt một cách hữu hiệu đến toàn bộ nhân viên và các bên liên quan về các chính sách và thủ tục bù đắp cho tr ẻ em được phát hiện đang lao động trong các trường hợp trùng khớp với định nghĩa về lao động tr ẻ em ở trên, và phải cung cấp những hỗ trợ đầy đủ để tạo điều kiện cho những trẻ em này tiếp tục và duy trì việc đến trường cho đến khi đến tuổi lao động như đã trình bày ở trên.  Những chính sách và thủ tục khuyến khích giáo dục trẻ em theo khuyến cáo 126 của ILO và những lao động nhỏ tuổi trong tuổi đến trường theo luật giáo dục bắt buộc của địa phương hoặc đang đi học, bao gồm cả những biện pháp để chắc chắ n rằng không có lao động tr ẻ em hoặc lao động nhỏ tuổi trong diện này được thuê mướn làm việc trong giờ học, bao gồm cả thời gian di chuyển hàng ngày (đến nơi làm việc và trường học), thời gian học tập, và thời gian làm việc không quá 10 giờ mỗi ngày;  Công ty không được bố trí trẻ em hoặc lao động nhỏ tuổi vào những vị trí bên trong cũng 12như bên ngoài nơi làm việc mang tính chất nguy hiểm, không an toàn hoặc không tốt cho sức khỏe. I.1.3.2. Lao động cưỡng bức: Công ty không được dùng, hoặc ủng hộ việc dùng lao động cưỡng bức, cũng như không được đòi hỏi vật thế chấp hoặc các giấy tờ tuỳ thân khi người lao động đang làm việc với công ty. I.1.3.3. Sức khoẻ và an toàn lao động:  Công ty, luôn ghi nhớ những hiểu biết phổ biến về các hiểm hoạ của ngành hoạt động và những hiểm hoạ cụ thể khác, phải đem lại một môi trường lao động sản xuất an toàn và khoẻ mạ nh cũng như thực hiện đầy đủ các bước ngăn ngừa tai nạn lao động, bằng cách giả m thiểu những nguyên nhân gây nguy hiểm gắn liền với môi trường làm việc theo khả năng có thể chấp nhận được.  Công ty phải chỉ định một đại diện quản lý cấp cao phụ trách vấ n đề sức khoẻ và an toàn lao động cho tất cả nhân viên, và chịu trách nhiệm thực hiện những quy định về Sức khỏe và an toàn lao động trong tiêu chuẩ n này.  Công ty phải đả m bảo để tất cả nhân viên được huấn luyện thường xuyên về sức khoẻ và an toàn lao động, và những huấn luyện này được lặp lại cho các nhân viên mới và những người được tái bổ nhiệm; 6
  7.  Công ty phải thiết lập hệ thống báo động, nhằ m ngăn ngừa hoặc đáp ứng kịp thời đối với những hiểm hoạ đe doạ sức khoẻ và an toàn cho tất cả nhân viên;  Công ty phải trang bị các phòng tắ m sạch sẽ, các bồn rửa tay, và nếu có thể, các thiết bị vệ sinh để bảo quản thực phẩ m cho nhân viên  Công ty phải đả m bảo cung cấp cho tất cả nhân viên nơi ở sạch sẽ, an toàn và đạt các điều kiện cầ n thiết của cá nhân; I.1.3.4. Tự do thành lập hiệp hội và quyền thương lượng tập thể  Công ty phả i tôn trọng quyền thành lập và tham gia các nghiệp đoàn tùy theo sự chọn lựa cá nhân và quyền thương lượng tập thể;  Trong những trường hợp mà quyền tự do thành lập và tham gia hiệp hội và thương lượng tập thể bị pháp luật nghiêm cấ m, công ty phải tạo những phương tiện tương đương để các nhân viên có thể tham gia hiệp hội một cách độc lập và tự do cũng như phương tiện thương lượng cho tất cả thành viên công ty.  Công ty phải đả m bảo rằng các đại diện của nhân viên công ty không bị phân biệt đối xử và những đạ i diện này có thể tiếp xúc các thành viên của hiệp hội ngay tại nơi làm việc. I.1.3.5. Phân biệt đối xử  Công ty không được và không ủng hộ việc phân biệt đối xử trong tuyển dụng, bồi thường, huấ n luyện, thăng tiến, buộc thôi việc hoặc cho về hưu vì lý do sắc tộc, đẳng cấp, nguồn gốc, tôn giáo, khuyết tật, giới tính, khuynh hướng tình dục, các thành viên công đoàn, hoặc nguồn gốc đảng phái;  Công ty không được can thiệp vào việc thể hiện quyền cá nhân trong việc quan sát trên nguyên lý hay thực tiễn, hoặc quyền thỏa mãn những nhu cầu liên quan đến sắc tộc, đẳng cấp, nguồn xuất xứ, thành viên công đoàn, hoặc đảng phái chính trị.  Công ty không được cho phép những hành vi bao gồm điệu bộ, ngôn ngữ và những va chạ m cơ thể có tính chất cưỡng bức, đe doạ, lạm dụng hoặc khai thác về tình dục.13 I.1.3.6. Những nguyên tắc kỷ luật  Công ty không được và không ủng hộ việc sử dụng những hình phạt cá nhân, những cưỡng bức về tinh thầ n hoặc thể xác, và việc chửi bới, lăng mạ. I.1.3.7. Giờ làm việc  Công ty phải tuân theo những quy định của luật pháp và những chuẩn mực của ngành về giờ làm việc; trong bất kỳ tình huống nào, người lao động không bị bắt buộc làm việc thêm, ngoài 48 giờ mỗi tuần và phải có ít nhất một ngày nghỉ cho từng giai đoạn 7 ngày trên cơ sở thường xuyên  Công ty phả i đả m bảo rằng việc làm ngoài giờ (trên 48 giờ mỗi tuần) không vượt quá 12 giờ đối với từng người lao động trong một tuần, không được yêu cầu làm việc ngoài giờ ngoạ i trừ những khi yêu cầu kinh doanh cấp bách và chỉ mang tính ngắn hạn, và luôn được tường thưởng ở mức cao hơn lương quy định. I.1.3.8. Bồi thường  Công ty phải đả m bảo rằng mức lương được trả trên cơ sở tuần làm việc theo tiêu chuẩ n ít nhất phả i đạt những tiêu chuẩn tối thiểu theo luật hoặc của ngành và phải luôn đủ để đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cá nhân và đem lạ i một số thu nhập chủ định; 7
  8.  Công ty phải đả m bảo rằng việc khấu trừ từ lương không nhằ m mục đích phạt kỷ luật, phải đả m bảo rằng những chi tiết cấu thành lương và những khoản phúc lợi được kê khai một cách chi tiết rõ ràng và thường xuyên cho công nhân; công ty cũng phải đảm bảo rằng lương và các khoả n phúc lợi được trả đúng theo tất cả điều luật và những khoản đền bù phải được trả hoặc bằng tiền mặt hoặc séc, tuỳ theo nguyện vọng của công nhân;  Công ty phải đả m bảo rằng những hợp đồng lao động và những kế hoạch thử việc không được tiến hành nhằ m nỗ lực trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với người lao động do luật pháp quy định liên quan đến lao động và an sinh xã hội. I.1.3.9. Hệ thống quản lý: a. Cấp quản lý cao nhất phải đưa ra chính sách về trách nhiệm xã hội và những điều kiện lao động của công ty nhằ m đả m bảo:  Bao gồm một cam kết thực hiện tất cả yêu cầu của chuẩn này;  Bao gồm một cam kết tuân thủ luật pháp hiện hành của quốc gia và những điều luật khác, cũng như những yêu cầu mà công ty phải chi tiết hoá để tôn trọng những công cụ quốc tế và những diễn giả i (như đã nêu trong phần II);  Bao gồm một cam kết cải tiến không ngừng;  Ðược lập thành văn bản một cách hoàn chỉnh, thực hiện, duy trì , truyền đạt thông tin và có thể tiếp cận dưới hình thức tổng hợp cho tất cả nhân viên, bao gồm cả ban giám đốc, các cấp điều hành, quản lý, giám sát viên và nhân viên, kể cả nhân việc trực tiếp tuyển dụng, nhân viên hợp đồng hoặc những đại diện của công ty.  Ðược công bố rộng rãi.  Xem xét việc quản lý b. Ban giám đốc phải xem xét tính đầy dủ, thích hợp và hiệu quả đang có của chính sách công ty một cách có định kỳ; Các quy trình và kết quả thực hiện đối chiếu với những yêu cầu đã được mô tả chi tiết để áp dụng cho công ty mình. Việc bổ sung và hoàn thiện về hệ thống 14 phải được thực hiện ngay khi có yêu cầu. Các đại diện của công ty c. Công ty phải chỉ định một đại diện quản lý cấp cao, không kiêm nhiệm để đả m bảo việc thực hiện những yêu cầu của chuẩn này; d. Công ty phải để những người không nằ m trong hệ thống quả n lý chọn lựa một đại diện từ trong nhóm của họ để xúc tiến việc trao đổi thông tin với vị quản lý cấp cao về những vấn đề liên quan đến chuẩn này. Lập kế hoạch và thực hiện e. Công ty phải đả m bảo rằng những yêu cầu của chuẩn này được hiểu và thực hiện ở tất cả các cấp tổ chức; bao gồm, nhưng không hạn chế các phương pháp để:  Giải thích cặn kẽ những định nghĩa về vai trò, trách nhiệm và thẩ m quyền;  Huấn luyện nhân viên mới và/hoặc nhân viên tạm thời trong thời gian tuyển dụng  Huấn luyện có định kỳ và thông báo các chương trình huấn luyện cho tất cả nhân viên hiện đang làm việc;  Liên tục kiểm tra giám sát các hoạt động và kết quả để thể hiện tính hiệu lực của hệ thống đang được áp dụng nhằ m thực hiện chính sách công ty và những yêu cầu của chuẩn này 8
  9.  Kiểm soát các nhà cung cấp f. Công ty phải thiết lập và duy trì những quy trình thích hợp để đánh giá và chọn lựa các nhà thầu cung cấp dựa trên năng lực của họ để đáp ứng những nhu cầu của chuẩn này; g. Công ty phải duy trì hệ thống ghi chép thoả đáng về những cam kết trách nhiệm xã hội của các nhà thầu cung cấp, bao gồm nhưng không hạ n chế những cam kết được viết thành văn bản của nhà thầu cung cấp về:  Ðáp ứng tất cả yêu cầu của chuẩn này (bao gồm cả câu này);  Tham gia trong hoạt động giám sát của công ty khi được yêu cầu  Lập tức sửa chữa những điểm sai sót trong việc thực hiện những yêu cầu của chuẩn này;  Lập tức thông tin đầy đủ về công ty có quan hệ kinh doanh với tất cả các nhà thầu cung cấp và các nhà thầu phụ khác; h. Công ty phải duy trì những bằng chứng thích hợp để minh chứng việc thực hiện đầy đủ những yêu cầu của chuẩn này của các nhà thầu cung cấp khác và các nhà thầu phụ;  Ðáp ứng những quan tâm và thực hiện sửa chữa i. Công ty phải điều tra, quan tâm, và trả lời đầy đủ những thắc mắc của người lao động và các bên liên quan khác về tính phù hợp / không phù hợp của chính sách công ty và/hoặc những yêu cầu của tiêu chuẩn này;  Công ty không được kỷ luật, sa thải hoặc bằng cách khác phân biệt đối xử bất cứ nhân viên nào cung cấp thông tin liên quan đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn. j. Công ty phải thực hiện đầy đủ hoạt động sửa chữa và khắc phục và tạo mọi điều kiện phù hợp với bản chất tự nhiên và nghiêm khắc của bất cứ điểm không thích hợp nào của chính sách công ty và/hoặc những yêu cầu của tiêu chuẩn.  Truyền đạt thông tin cho bên ngoài k. Công ty phải thành lập và duy trì các thủ tục để thường xuyên truyền đạt đến tất cả các bên liên quan các dữ liệu và những thông tin liên quan đ ến việc thực hiện những yêu cầu của 15 tài liệu này, bao gồm nhưng không giới hạn, những kết quả xem xét lại về quản lý và các hoạt động giám sát kiểm tra  Tiếp cận những chứng cứ kiểm tra l. Ðối với những quy định trong hợp đồng, công ty phả i cung cấp những thông tin xác đáng và tạo điều kiện để các bên liên quan có thể thâm nhập, thẩm tra sự phù hợp về việc thực hiện những yêu cầu của tiêu chuẩ n này;  Trong trường hợp hợp đồng yêu cầu, các nhà cung cấp của công ty và các nhà thầu phụ cũng phải cung cấp những thông tin tương tự cũng như khả năng tiếp cận các chứng cứ thông qua việc đưa những yêu cầu này và các hợp đồng mua của công ty. m. Công ty sẽ thiết lập và duy trì hệ thống sổ sách ghi chép lại và theo dõi việc tuân thủ những quy định của tiêu chuẩ n này. I.1.4. Lợi ích của SA8000 I.1.4.1. Về thị trường:  Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ S A 8000 như là một điều kiện bắt buộc, 9
  10.  Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,  Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động trách nhiệm xã hội,  Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức,  Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người tham gia tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường là động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như hiện nay,  Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn,  Giả m thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước. I.1.4.2. Về kinh tế:  Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạ m quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội,  Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giả m thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,  Giả m mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự,  Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp. I.1.4.3. Quản lý rủi ro:  Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giả m thiểu thiệt hại,  Có thể dẫ n đến giả m phí bảo hiểm hằ ng năm,  Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).  Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:  Được sự đảm bảo của bên thứ ba,  Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,  Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá. I.1.4.4. Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:  Nếu công ty đã có các thủ tục giám sát nhằ m đả m bảo các sản phẩ m của mình được bán ra đứng tên và nhãn mác của công ty mình được tạo ra đáp ứng với mong đợi của khách hàng, thì tiêu chuẩn này sẽ có hỗ trợ làm giả m thiểu chi phí giám sát.  Áp dụng tiêu chuẩn này tạo ra sự tin tưởng cao hơn rằng các sản phẩ m và dịch vụ được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng. Các yêu cải tiến liên tục và sự cần thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty. I.1.4.5. Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà cung cấp:  Trong môi trường kinh doanh mà vấn đề xã hội đang ngày càng trở nên quan trọng thì SA 8000 chính là cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới đồng thời đem lại cho công ty cũng như các nhà quản lý “Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội”  Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 có thể giả m chi phí quả n lý các yêu cầu xã hội khác nhau.  Tiêu chuẩn SA 8000 tạo cho công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho công ty có thể dễ dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng, đây là yếu tố được xem là “Chìa khoá cho sự thành công” trong thời đại mới. 10
  11.  Cam kết của công ty về phúc lợi cho người lao động sẽ làm tăng lòng trung thành và cam kết của họ đối với công ty. Điều này không những giúp công ty tăng được năng suất mà còn có được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành. I.1.5. Ý nghĩa của tiêu chuẩn SA8000 Ý nghĩa to lớn của SA 8000 là ngăn ngừa sự lạ m dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân và đối xử phân biệt lao động nam nữ,dân tộc, tôn giáo , làm tăng trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động ngày càng to lớn, đó là luôn hướng tới cái thiện điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho công nhân đang làm việc cho doanh nghiệp 11
  12. PHẦN II : Tình hình áp dụng SA 8000 ở Việt Nam hiện nay II.1. Sự cần thiết phải áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp hiện nay: Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách trong việc tìm kiếm và thực hiện những chính sách phát triển, nhằ m tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và tiến tới hội nhập toàn cầu. Một trong những phương thức hữu hiệu luôn được các nhà sản xuất và người bán lẻ áp dụng và ghi nhớ là chú trọng bảo vệ uy tín và giá trị của các thương hiệu nhằ m giữ vững thế cạ nh tranh. Trên các thị trường lớn như Mỹ, Canađa và EU, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì... mà ngày càng quan tâm hơn đến điều kiện làm việc của công nhân tạo ra các sản phẩm này và luôn bị lôi kéo vào các chiến dịch quảng cáo, nhằ m bả o vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em. Do vậy, SA 8000 được xem là tiêu chuẩn "khẳ ng định giá trị đạo đức” của sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phả i trang bị cho "hành trang” hội nhập của mình. Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có 551 đơn vị đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, 21 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 140000, nhưng mới chỉ có rất ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quả n lý trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động SA 8000. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, vì hiện tiêu chuẩn SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 140000 và SA 8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá (đặc biệt là hàng dệt - may) sang thị trường Mỹ và Châu Âu. II.2. Thực trạng áp dụng SA 8000 tại Việt Nam Theo quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế, việc thực hiện SA 8000 tại Việt Nam có rất nhiều thuận lợi bởi những tiêu chuẩn của SA 8000 có nhiều điểm tương đồng với các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt Bộ luật Lao động cũng như quy định của Nhà nước thì đã đáp ứng gần như các tiêu chuẩn của SA 8000. Các nhà quản lý ở các công ty đã áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 ở Việt Nam đều cho rằng, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn này không khó. Nền tảng của tiêu chuẩn này chính là thực hiện tốt Bộ luật Lao động và xây dựng tác phong công nghiệp trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, tạo mối quan hệ tôn trọng đoàn kết, gắn bó giữa những người lao động. Bộ luật Lao động Việt Nam cũng quy định cấ m phân biệt đối xử, ngược đãi, cưỡng bức người lao động và khống chế số giờ làm thêm (không quá 4 giờ/ngày và 200 giờ/năm) SA 8000 quy định giờ là m việc chuẩn (8 giờ/ ngày hoặc 48 giờ/tuần). Những vấn đề về kỷ luật lao động, tiền lương trong Bộ luật Lao động cũng được đề cập xử lý tương tự như yêu cầu của SA 8000. Qua một số nghiên cứu sơ bộ và khảo sát về việc áp dụng các tiêu chuẩn SA 8000 do nhóm nghiên cứu của Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiến hành, việc áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước có nhiều thuậ n lợi, bởi các doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc và các điều luật về lao động, vốn rất gần gũi với các quy định của Luật Lao động quốc tế mà SA 8000 lấy đó làm nền tảng. Việc áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước cũng giúp triển khai cụ thể và đi sâu vào khía cạnh hiệu quả của hoạt động quả n lý lao động, nên gặ p rất nhiều thuận lợi và ủng hộ từ các cấp quản lý cũng như ngay chính công nhân. Ngược lại, áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có phần khó khăn hơn, nhưng sức ép từ phía công ty nhập khẩu sẽ là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp này áp dụng SA 8000. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có chính sách với người lao động tốt hơn so với yêu cầu của SA 8000. Thu nhập của người lao động tại nhiều doanh nghiệp còn cao hơn mức tối thiểu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực. Nhưng hiện tại, số 12
  13. doanh nghiệp Việt Nam được chứng nhận đạt SA 8000 chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân hàng đầu là sự nhận thức: Nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được sự cầ n thiết phả i xây dựng tiêu chuẩn này cho hội nhập, chưa nhận thức được rằng, ngày nay, các nhà nhập khẩu nước ngoài chịu sức ép lớn từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức công đoàn, các nhóm tư vấ n và cả giới truyền thông. Lý do mà doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa thực hiện áp dụng tiêu chuẩn này vì họ không thấy được lợi ích thiết thực và lâu dài mà SA 8000 mang lại. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn khá mơ hồ về S A 8000 II.3. Ví dụ minh hoạ II.3.1. Công ty áp dụng tốt mô hình SA8000 II.3.1.1. Lao động trẻ em, lao động chưa thành niên  SA 8000 là Tiêu chuẩ n quốc tế về Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động do Tổ chức S.A.I (Trách nhiệm Xã hội Quốc tế) ban hành năm 1997 và vừa được sửa đổi, bổ sung vào năm 2001.  Lao động trẻ em là lao động dưới 15 tuổi. Công ty đảm bảo không tuyển dụng lao động tr ẻ em, trường hợp phát hiện ra lao động tr ẻ em thì lao động trẻ em phải ngừng làm việc ngay và Công ty sẽ tạo điều kiện cho lao động trẻ em đến trường.  Lao động chưa thành niên là lao đ ộng từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Công ty không chủ trương tuyển dụng lao động chưa thành niên, tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu sản xuất thì sẽ tạ m thời tuyển dụng, tuy nhiên lao động chưa thành niên chỉ phải làm việc 7 tiếng/ ngày, không phải làm tăng ca, không phải làm việc trong khu vực độc hại nguy hiểm. II.3.1.2. Lao động cưỡng bức.  Công ty không được yêu cầu nộp giấ y tờ tùy thân, nộp tiền ký quỹ hay cam kết không phù hợp qui định của pháp luật.  Khi bị cưỡng bức lao động, người lao động khiếu nại tới Đại diện Lãnh đạo về Trách nhiệm xã hội II.3.1.3. An toàn Sức khoẻ:  Cung cấp môi trường làm việc đả m bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, cung cấp nước uống hợp vệ sinh và nhà vệ sinh phù hợp, sạch sẽ đồng thời có một người trong ban lãnh đạo làm đại diện về an toàn và sức khỏe chịu trách nhiệm về vấn đề này.  Công nhân viên làm việc trong các khu vực không an toàn được cung cấp miễn phí dụng cụ bảo hộ lao động như bao tay sắt, nút chống ồn, bảo hiểm kim, bảo hiểm mắt, khẩu trang, miếng chống cách điện..  Công nhân viên làm việc trong khu vực không an toàn được huấ n luyện về cách thức sử dụng máy móc, trang bị an toàn lao động.  Hàng năm Công nhân viên toàn Công ty được thực tập thoát hiểm nhằ m trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết khi có sự cố xảy ra.  Hàng năm, Công nhân viên được Công ty tổ chức cho khám sức khoẻ miễn phí. II.3.1.4. Quyền tự do hoạt động Công đoàn.  Đảm bảo quyền tự do hoạt động Công đoàn và thực hiện thỏa ước lao động tập thể.  CNV được tư do tham gia và hoạt động Công đoàn cơ sở của Công ty 13
  14. II.3.1.5. Không phân biệt đối xử:  Trong tuyển dụng, trả Công, đào tạo, đề bạt, cho nghỉ việc, về hưu theo các tiêu chí chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, hương tật, giới tính, xu hướng tình dục, thành viên Công đoàn, khuynh hướng chính trị hay tuổi tác. Nghiêm cấ m việc cưỡng bức, lạm dụng hay quấy rối tình dục.  Khi bị phân biệt đối xử CNV khiếu nại lên Đại diện Lãnh đạo về Trách nhiệm xã hội. II.3.1.6. Thi hành kỷ luật lao động theo qui định:  Khi có vi phạ m thì phải lập biên bản vi phạ m theo qui định hướng dẫn xem xét và khiếu nại thi hành kỹ luật chuyển về Phòng TCHC xử lý, người vi phạ m lập biên bản tự kiểm điểm theo mẫu của Công ty, đối với vi phạ m nghiêm trọng thì Công ty lập hội đồng xử lý vi phạ m (có đại diện của Ban Giám đốc, đại diện Phòng TCHC, Trưởng bộ phận trực tiếp của người vi phạ m, người vi phạ m cùng tham gia), sau cùng là ra quyết định xử lý vi phạ m.  Trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vi phạ m thì người vi phạ m làm đơn khiếu nại chuyển cho hội đồng hoà giải giải quyết (hội đồng hoà giải có các thành viên là của Công ty và Công đoàn Công ty).  Thời giờ làm việc: Thực hiện theo qui định của pháp luật II.3.1.7. Trả Công lao động:  Người sử dụng lao động trả Công lao động hợp lý, trên mức tối thiểu pháp luật qui định, mức trung bình của ngành và đáp ứng được nhu cầu sống cơ bản như ăn, ở, đi lại .v.v... Công ty không trừ lương người lao động khi họ vi phạ m quy định của Công ty, tuy nhiên trường hợp người lao động gây thiệt hại cho Công ty thì phải bồi thường theo quy định của phát luật.  Người lao động được hưởng lương tăng ca theo mức tăng ca bình thường nhân 1.5, tăng ca chủ nhật nhân hệ số 2.0 và tăng ca ngày lễ nhân hệ số: 3.0  Lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy trở lên và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không phải làm tăng ca, được nghỉ sinh con 5 tháng và được hưởng nguyên lương (do BHXH chi trả), được nghỉ khám thai 5 lần (1 ngày/lần) và hưởng nguyên lương theo HĐLĐ. II.3.1.8. Hệ thống quản lý:  Các Đại diện của Công nhân  Công ty có các đại diện :  Đại diện về trách nhiệm xã hội  Đại diện về an toàn sức khoẻ  Đại diện người lao động  Đại diện công nhân II.3.1.9. CBCNV biết và hiểu chính sách và nắm vững các điều khoản về hệ thống Trách nhiệm xã hội  Công ty luôn quan tâm đến vệ sinh môi trường, an toàn và sức khỏe cho toàn thể CBCNV, góp phần tạo điều kiện làm việc thuận lợi trong Công ty.  Công ty chú trọng phát triển mối quan hệ giữa các CBCNV và các cấp lãnh đạo trong Công ty nhằ m nâng cao tinh thầ n đoàn kết, hợp tác, hòa nhã, đẩy mạnh tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực để mang lại hiệu quả cao nhất trong Công việc. 14
  15.  CNV biết và hiểu mục tiêu Trách nhiệm xã hội của Công ty  Khi phát hiện có điểm không phù hợp với yêu cầu Tiêu chuẩ n SA 8000 tại nơi làm việc bạn trao đổi với lãnh đạo từ cấp tổ trưởng,Quản đốc để lập Phiếu CAR theo Thủ tục khắc phục phòng ngừa để xứ lý. II.4. Những khó khăn tồn tại m à doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi áp dụng SA 8000  Nhận thức của doanh nghiệp về S A 8000. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều nhìn nhận SA 8000 như một vấ n đề mâu thuẫ n với mục tiêu tạo cắt giả m chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh.  Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân.  Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000 (chi phí đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000). Nhiều công ty muốn được giám định công khai, nhưng không đủ chi phí cho việc giám định.  Sự cách biệt văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia công, nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và giá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong áp dụng SA 8000.  SA 8000 là mục tiêu ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế suy thoái. Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuậ n cao hơn về lâu dài, nhưng nhiều công ty vẫn không muốn đầu tư phục vụ nhu cầu trước mắt để thực hiện SA 8000.  Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp và đơn vị gia công thực hiện tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng bản chất của hoạt động gia công đả m đương phần lớn công đoạ n sản xuất khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập, làm cho việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và đòi hỏi các đơn vị gia công áp dụng SA 8000 trở nên khó khăn.  Tuy nhiên, như đã phân tích, việc áp dụng SA 8000 không những đem lại nhiều lợi ích trong cạnh tranh, mà còn là điều kiện tất yếu đối với các sản phẩ m muốn hội nhập với thị trường thế giới, nên dù còn nhiều khó khăn, việc xây dựng và áp dụng SA 8000 là nhiệm vụ cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. II.4.1. Công ty áp dụng không tốt mô hình SA8000 may Thuận Thiên đóng tại xã Tân Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương II.4.1.1. Lao động trẻ em, lao động chưa thành niên: Công ty sử dụng trẻ em, trẻ vị thành niên làm công nhân. Tại đây, các em làm việc từ 7 giờ 30 phút đến 17 giờ hằng ngày, có ngày các em phải làm tăng ca đến tận 21-22 giờ đêm mới được nghỉ, rồi điều kiện làm việc khó khăn cũng diễn ra phổ biến. Em Nguyễn Văn Tùy, 16 tuổi, hiện đang học sửa xe trên đường Nguyễn Thượng Hiền, quận 3 cho biết: Học xong lớp tám nghỉ ở nhà một thời gian, em lên đây theo người bà con học nghề. Nhìn khuôn mặt non nớt của Tùy không ai nghĩ em đã sớm rời ghế nhà trường từ mấy năm trước để mưu sinh phụ giúp gia đình. 15
  16. II.4.1.2. Giờ làm việc: Nhiều tháng nay, công nhân của công ty này (đóng tại xã Tân Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã bị "giam lỏng", không được phép ra ngoài, bị buộc làm việc 12 giờ/ngày. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, ăn uống không đảm bảo, có người đã ngất xỉu tại nơi là m việc. Các công nhân cho biết, khi về địa phương tuyển dụng lao động, công ty quảng cáo sẽ lo chỗ ăn ở cho họ, lương thấp nhất 450.000 đồng. Thế nhưng khi vào công ty, họ bị xếp vào diện học nghề không hưởng lương. Sau một tuần học việc (thật ra chỉ là học một công đoạn trong dây chuyền sản xuất), công nhân bị đưa xuống xưởng làm việc liên tục từ 7h sáng đến 19h30", chỉ nghỉ 20 phút giữa ca ăn trưa, tối lạ i tăng ca tiếp tới 22h. II.4.1.3. Lao động cưỡng bức: Những người mới này gần như bị "giam lỏng", không biết tương lai mình thế nào. Công nhân Hoàng Thị Hạnh, quê Hà Tĩnh, cho biết mỗi người phải nộp cho đại diện công ty hơn 200.000 đồng để được nhận vào làm. Sau đó tất cả đều phải nai lưng ra "chạy hợp đồng" mà không được hưởng một đồng lương nào. II.4.1.4. Sức khoẻ và an toàn lao động: Điều kiện sinh hoạt của họ rất vất vả, 12 người phải sống chung trong một căn phòng 12 m2, không có giường để nằ m, chăn màn không có. Bữa ăn chỉ có ít canh với dăm con tôm hoặc cá khô nhỏ, hiếm hoi lắ m mới được vài miếng thịt. Ăn uống thiếu thốn, làm việc cực nhọc nên hầu hết 50 lao động mới được tuyển đều đổ bệnh, thậm chí có người ngất xỉu ngay tại phân xưởng. Người bệnh cũng không hề được ưu đãi. Chỉ trường hợp bệnh nặng tới mức không đi nổi còn đều phải đi làm sau khi được trạm xá công ty cho vài viên thuốc. Trường hợp trạm xá không có thuốc, người bệnh mới được phép ra ngoài mua với sự giám sát chặt chẽ của bảo vệ. Đầu tháng 11, 5 công nhân mới được tuyển dụng chịu đựng không nổi đã leo tường trốn ra ngoài báo tin cho thân nhân biết. Cha mẹ của họ tức tốc vào Bình Dương và tối ngày 11/11, khi tới công ty, họ bị lực lượng bả o vệ chặn lại không cho vào, đồng thời ngăn cản không cho công nhân ra gặp người thân. Phía công ty yêu cầu thân nhân phải nộp tiền bồi thường chi phí đào tạo 1,2 triệu đồng mới được đưa con em mình ra ngoài. Duy nhất Hoàng Thị Hạnh được trả về nhờ người cha làm giấy nợ 1,2 triệu đồng. 16
  17. PHẦN III : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh bộ tiêu chuẩn SA8000 trong tổng công ty Sông Hồng  Về phía nhà nước :Thanh tra Sở LĐ-TB và XH cùng với địa phương tổ chức các đợt thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, lao động trên địa bàn các quận, huyện địa bàn trong cả nước.  Ngoài ra, việc báo cáo của địa phương về việc sử dụng lao động tr ẻ em cũng còn mang tính chủ quan, chưa chính xác về độ tuổi của các lao động tại các cơ sở, nên khi đoàn thanh tra xuống kiểm tra thì không đúng như báo cáo đã nêu  Đến nay, các cơ quan chức năng đã có những văn bản liên hệ gửi về các địa phương để các đơn vị thực hiện các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ, tránh tình trạng các em rời quê vào thành phố làm việc. Đồng thời, có các giải pháp chấn chỉnh quyết liệt tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn thành phố  Hiện mức phạt theo Nghị định 91 về Quy định xử phạt vi phạ m hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (NĐ/CP ngày 17-10-2011) đối với hành vi bắt trẻ em làm quá sức, nặng nhọc chỉ từ một đến năm triệu đồng vẫn chưa đủ sức răn đe các cơ sở vi phạ m cầ n phải tăng mức tiền phạt lên gấp nhiều lần so với lợi nhuận khi sử dụng trẻ em làm lao động  Về phía doanh nghiệp:  Công ty triển khai ký hợp đồng lao động, đóng bả o hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân,điều chỉnh lại thời gian làm việc, cả i thiện điều kiện làm việc, thực hiện thời gian thử việc đúng luật, đồng thời giả m số người trong một phòng lưu trú, cải thiện môi trường xung quanh  Đưa ra các quy định,nội quy lao động  Quy định về an toàn lao động  Quy định về vệ sinh lao động  Quy định an toàn về điện 17
  18. Kết luận Mặc dù các DN Việt Nam đang đứng trước những thử thách hết sức cam go trong việc tìm kiếm và thực hiện những chính sách phát triển nhằ m tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và tiến tới hội nhập toàn cầu.Nhưng tiến trình hội nhập là một chặng đường dài vì vậy mà các doanh nghiệp,ngành nghề phải không ngừng phát triển,học hỏi,và trang bị cho mình những kiến thức vững chắc và một trong những phương thức hữu hiệu luôn được các nhà sản xuất và người bán lẻ áp dụng và ghi nhớ là chú trọng bảo vệ uy tín và giá trị của các thương hiệu nhằ m giữ vững thế cạnh tranh. Trên các thị trường lớn như Mỹ, Canada và EU, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì... mà ngày càng quan tâm hơn đến điều kiện làm việc của công nhân tạo ra các sản phẩ m này và luôn bị lôi kéo vào các chiến dịch quảng cáo nhằ m bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em. Do vậy, SA 8000 được xem là tiêu chuẩ n "khẳng định giá trị đạo đức" của sản phẩ m mà DN Việt Nam cần thiết phải trang bị cho "hành trang" hội nhập của mình Tài liệu tham khảo: 1.http://www.das.com.vn 2. SA 8000:2008 – Social Accountability 8000. Social Accountability International (SAI), 2008. 3. Guidance Document for Social Accountability 8000 (SA 8000). Social Accountability International (SAI), 204. 4. SA 8000 Abridged Guidance – 2008 Standard. Social Accountability International (SAI), 2011. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2