intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thương mại quốc tế và phân biệt đối xử theo giới tính trong lực lượng lao động ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Thương mại quốc tế và phân biệt đối xử theo giới tính trong lực lượng lao động ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá tác động của thương mại quốc tế đến sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ ở cấp độ doanh nghiệp Việt Nam; Xem xét ảnh hưởng đồng thời của thương mại quốc tế và mức sinh đến chênh lệch giới trong lực lượng lao động hộ gia đình ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thương mại quốc tế và phân biệt đối xử theo giới tính trong lực lượng lao động ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THIẾT HÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ THEO GIỚI TÍNH TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 9310105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Tất Thắng Phản biện 1: ........................................................................................ ............................................................................................................. Phản biện 2: ......................................................................................... ............................................................................................................. Phản biện 3: ......................................................................................... ............................................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại ............................................................................................................. Vào hồi ……giờ……ngày……tháng…….năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ...................................................
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Vo, T. T., & Ha, T. T. (2021). Decomposition of gender bias in enterprise employment: Insights from Vietnam. Economic Analysis and Policy, 70, 182-194. Thang T. Vo & Truong Thiet Ha (2022). Can international trade increase female employment? Evidence from Vietnamese enterprises. In Proceedings of The 4rd Asia Conference on Business and Economic Studies (ACBES 2022) by University of Economics Ho Chi Minh City on 29th - 31st August 2022 at Ho Chi Minh City, Vietnam. UEH Publishing House. Thang T. Vo & Thiet-Ha Truong (2023). Gender division of household labor in Vietnam: Role of international trade and fertility. Minor revision to Economic Analysis and Policy.
  4. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Hiện nay, sự tham gia của lao động nữ, đặc biệt là phụ nữ đã kết hôn, có xu hướng gia tăng liên tục (Cohen & Blanchi, 1999; Goldin, 2021). Tuy nhiên, phụ nữ vẫn phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử theo giới tính trong thị trường lao động, và luôn nhận được mức lương thấp hơn nam giới cùng trình độ (Doan và cộng sự, 2023; McAllister, 1990). Đồng thời, công việc do lao động nữ đảm nhận thường có địa vị thấp hơn lao động nam (Chaffins và cộng sự, 2017), nên mức độ thỏa mãn công việc và phần thưởng vật chất cũng ít hơn (Blau & Kahn, 2017). Hơn nữa, những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng phụ nữ phải nỗ lực trong công việc hơn so với nam giới (Bielby & Bielby, 1988), nhưng lại chịu nhiều rào cản cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp (ILO, 2015a). Việc phụ nữ đảm nhận những công việc có trả lương thể hiện sự thay đổi quan trọng trong vai trò giới theo tư tưởng bình đẳng hơn (Presser, 1994); nhưng phân công lao động hộ gia đình đã không thay đổi ở mức độ tương ứng (Brines, 1994), mặc dù thời gian làm việc nhà của người chồng đã tăng (Presser, 1994). Người vợ vẫn giữ trách nhiệm chính đối với việc nội trợ (Bianchi và cộng sự, 2000; Coltrane, 2000). Trước đây đã có nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề phân công lao động hộ gia đình (Braun và cộng sự, 2008; Fuwa, 2004). Tuy nhiên, không nhiều nghiên cứu quan tâm đến khoảng cách giới về tiền lương và thời gian làm việc giữa vợ và chồng, xét trong tương quan với sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ. Mặt khác, trong thương mại quốc tế, nam giới và nữ giới đảm nhận nhiều vị trí quan trọng khác nhau. Nếu phân biệt đối xử về giới không nhận được sự quan tâm đúng mức thì những đóng góp và
  5. 2 vai trò tác nhân kinh tế của người phụ nữ sẽ bị đánh giá thấp (UNDP, 2015). Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, vấn đề này cần được nghiên cứu ở cả cấp độ doanh nghiệp hay cấp độ hộ gia đình. Bởi lẽ, toàn cầu hóa được công nhận là động lực tăng trưởng kinh tế và thay đổi xã hội (Chen và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, tự do hóa thương mại cũng đồng thời đưa đến những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường (Mertens, 2020). Theo đó, cách thức phản ứng của các doanh nghiệp trước những điều kiện thị trường mới này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực, về năng suất và mức sống dân cư (Mertens, 2020). Nói cách khác, mở rộng thương mại quốc tế có thể có tác động đến thị trường lao động nói chung (Busse, 2002; Slaughter, 2001), và đến từng cá nhân nói riêng tùy theo đặc điểm của cá nhân đó, như là giới (Helpman và cộng sự, 2017; UNDP, 2015). Bên cạnh đó, trong khi thương mại quốc tế được kỳ vọng là một trọng những cách để làm giảm phân biệt đối xử đối với lao động nữ (Juhn, Ujhelyi, & Villegas-Sanchez, 2013), mức sinh cao lại có thể là một trong những lý do kiềm hãm sự tham gia của người nữ vào thị trường lao động (Bloom, Canning, Fink, & Finlay, 2009), đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi thường có tỷ suất sinh cao (Agüero & Marks, 2011; Heath & Jayachandran, 2016). Nguyên nhân của vấn đề này là do truyền thống vai trò trung tâm của người mẹ trong xã hội (Rindfuss & Brewster, 1996). Theo đó, người nữ phải quyết định một trong hai lựa chọn: (1) đầu tư tiền cho con, nghĩa là gia tăng cung lao động và dùng tiền kiếm được để sử dụng các dịch vụ chăm sóc trẻ em; (2) đầu tư thời gian cho con, nghĩa là giảm cung lao động, và dùng thời gian thay vì đi làm để chăm sóc con (Heath, 2017). Đây cũng là lý do nghiên cứu này cần được thực hiện.
  6. 3 Tóm lại, vấn đề nghiên cứu này ngày càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi quá trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ đã tạo nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đưa đến những thách thức lớn đối với sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ. Cho nên, việc xác định mối tương quan của thương mại quốc tế và phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động ở Việt Nam là cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác định mối tương quan giữa thương mại quốc tế và sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ. Mục tiêu tổng quát này có thể được cụ thể hóa thành ba mục tiêu như sau: (1) Xác định nguyên nhân chênh lệch giới trong việc làm tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. (2) Đánh giá tác động của thương mại quốc tế đến sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ ở cấp độ doanh nghiệp Việt Nam. (3) Xem xét ảnh hưởng đồng thời của thương mại quốc tế và mức sinh đến chênh lệch giới trong lực lượng lao động hộ gia đình ở Việt Nam. 1.3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ. Phạm vi nghiên cứu là cấp độ doanh nghiệp trong các ngành chế biến, chế tạo và cấp độ hộ gia đình.
  7. 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận án gồm ba mục tiêu riêng biệt, do đó luận án sẽ sử dụng các phương pháp và các bộ dữ liệu khác nhau đối với từng mục tiêu nghiên cứu, cụ thể như sau: Đối với mục tiêu nghiên cứu cụ thể đầu tiên, luận án áp dụng phương pháp Feasible Generalized Least Squares (FGLS), phương pháp Oaxaca - Blinder (Blinder, 1973; Cotton, 1988; Oaxaca, 1973; Oaxaca & Ransom, 1994), và dữ liệu từ “Khảo sát doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam” trong giai đoạn 2011 – 2015. Kế đó, bằng phương pháp Propensity Score Matching (PSM), luận án giải quyết mục tiêu nghiên cứu cụ thể thứ hai, với dữ liệu “Khảo sát doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam”. Cuối cùng, tại mục tiêu nghiên cứu cụ thể thứ ba, luận án sử dụng dữ liệu “Điều tra mức sống dân cư thực hiện bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam” và phương pháp Instrumental Variable (IV). 1.5. Kết cấu của luận án Kết cấu nội dung nghiên cứu của luận án được thiết kế thành 06 chương: Chương 1: Giới thiệu; Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu; Chương 3: Bài báo 1 - Chênh lệch giới trong việc làm tại các doanh nghiệp Việt Nam; Chương 4: Bài báo 2 - Thương mại quốc tế và sự tham gia của lao động nữ tại các doanh nghiệp Việt Nam; Chương 5: Bài báo 3 - Chênh lệch giới trong lực lượng lao động hộ gia đình Việt Nam: Vai trò của thương mại quốc tế và mức sinh; Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
  8. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Một số khái niệm chính được sử dụng trong nghiên cứu Nghiên cứu trình bày một số thuật ngữ chính, bao gồm: sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ, phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động, chênh lệch giới, khoảng cách giới. 2.2. Kinh tế học phân biệt đối xử Phân biệt đối xử về giới chịu ảnh hưởng bởi cạnh tranh thị trường. Becker (1971) và Arrow (1973) lưu ý rằng trong một môi trường cạnh tranh, dòng vốn sẽ chảy đến nơi có lợi nhuận nhiều hơn (những doanh nghiệp ít phân biệt đối xử hơn) và trong dài hạn, những doanh nghiệp phân biệt đối xử nhiều hơn sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường. Vì vậy, lý thuyết truyền thống về phân biệt đối xử lập luận rằng sự cạnh tranh sẽ làm giảm phân biệt đối xử trong dài hạn thông qua hiệu ứng lựa chọn; trong đó, chỉ những doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất (đồng thời ít phân biệt đối xử nhất) sẽ tồn tại. Tuy nhiên, tác động tổng thể của cạnh tranh đến phân biệt đối xử tùy thuộc hiệu ứng co giãn và hiệu ứng theo quy mô (Ederington và cộng sự, 2009). Với hiệu ứng co giãn, cạnh tranh lớn hơn làm gia tăng độ co giãn của cầu với sản phẩm của doanh nghiệp, do đó sẽ làm gia tăng chi phí của hành vi phân biệt đối xử, đưa đến kết quả là nhiều lao động nữ được tuyển dụng hơn. Với hiệu ứng theo quy mô, cạnh tranh gia tăng làm thu hẹp quy mô doanh nghiệp, dẫn đến giảm chi phí của hành vi phân biệt đối xử và vì vậy doanh nghiệp tuyển thêm nhiều lao động nam. 2.3. Phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động Một số nghiên cứu đã lý giải phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động thông qua trúc thị trường việc làm sẵn có, bao
  9. 6 gồm mức độ cạnh tranh của ngành đang xem xét, được nhận diện thông qua phân tích đặc điểm ngành nghề (Aguayo-Tellez, Airola, & Juhn, 2014; Chen và cộng sự, 2017), quy mô và thời gian hoạt động của doanh nghiệp, thương mại quốc tế (Autor và cộng sự, 2013; Chen và cộng sự, 2017; Contessi và cộng sự, 2014). Phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động còn chịu tác động của những nhân tố khác, chẳng hạn như sự khác biệt thể chất theo giới tính và chi phí cơ hội của việc sinh con, đại diện bằng vốn bình quân lao động (Galor & Weil, 1996; Kimura & Yasui, 2010) hoặc lựa chọn giữa công việc và gia đình (Fofana và cộng sự, 2005; Lundberg & Startz, 1983; Oaxaca, 1973). Mặt khác, sự phân biệt đối xử về giới trong thị trường lao động xuất phát từ sự bất cân xứng thông tin (Altonji & Blank, 1999; Arrow, 1973; Bergmann, 1971; Phelps, 1972). Ngoài ra, sự tham gia của nhiều phụ nữ khác (Black, 1995) hoặc vốn xã hội cao hơn (Cain, 1986) sẽ giúp cải thiện thông tin tốt hơn. Ngoài ra, vị thế của người nữ trong thị trường lao động phụ thuộc vào khẩu vị phân biệt đối xử của người sử dụng lao động, bao gồm văn hóa hành vi của họ, thể hiện qua chế độ đãi ngộ lao động tại doanh nghiệp (Becker, 1971) hoặc giới tính của người chủ doanh nghiệp hay người quản lý doanh nghiệp (Cornell & Welch, 1996; Ederington và cộng sự, 2009). 2.4. Lý thuyết về khoảng cách giới, tỷ suất sinh và tăng trưởng của Galor & Weil (1996) Ba nội dung chính trong mô hình của Galor & Weil (1996) cụ thể như sau: Đầu tiên, quyết định sinh con phụ thuộc vào mức lương tương đối của phụ nữ và nam giới. Tiền lương cao hơn của phụ nữ dẫn đến chi phí chăm sóc trẻ em gia tăng nhiều hơn so với
  10. 7 thu nhập của hộ gia đình, và do đó số lượng con của mỗi cặp vợ chồng sẽ giảm. Bởi lẽ phụ nữ phải lựa chọn giữa việc chăm sóc con và tham gia vào lực lượng lao động. Hai là, tỷ lệ tăng trưởng dân số có tác động đến mức vốn bình quân lao động, nghĩa là một mức sinh thấp hơn sẽ giúp gia tăng mức vốn bình quân lao động. Cuối cùng, mức vốn bình quân lao động ảnh hưởng đến tiền lương tương đối của nam và nữ. Vốn bình quân lao động cao hơn làm gia tăng tiền lương tương đối của phụ nữ. Do đó, mức lương tương đối cao hơn không chỉ là kết quả, mà còn là nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế. Ba nội dung này kết nối với nhau thành một vòng phản hồi. 2.5. Mối tương quan giữa thương mại quốc tế và phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động Tác động của thương mại quốc tế đến phân biệt đối xử về giới trong lực lượng lao động được xem xét thông qua tác động của thương mại quốc tế đến sự tham gia của lao động nữ. Cơ chế tác động theo hai hướng như sau: Đối với hướng tiếp cận thứ nhất, Chen và cộng sự (2017) trình bày cơ chế tác động của thương mai quốc tế đến sự tham gia của lao động nữ thông qua mô hình ba yếu tố sản xuất chính, bao gồm: (1) lao động thể chất (là yếu tố sản xuất mà chỉ lao động nam mới có), (2) lao động trí óc (là yếu tố sản xuất mà lao động nam và lao động nữ có năng lực như nhau), (3) vốn (là yếu tố sản xuất chỉ bổ sung cho lao động trí óc). Tác giả lập luận rằng giá của yếu tố lao động thể chất và lao động trí óc chịu ảnh hưởng không chỉ từ nhân tố nội địa mà còn từ yếu tố sản xuất của các quốc gia đối tác thương mại. Nếu mức vốn bình quân của quốc gia đối tác cao hơn so với trong nước, thì thu nhập của lao động trí óc của quốc gia đối tác sẽ cao hơn so với trong nước. Căn cứ định lý cân bằng giá nhân tố sản
  11. 8 xuất, giá của lao động trí óc trong nước sẽ tăng dưới điều kiện mở cửa thương mại. Trong khi đó, giá lao động thể chất không đổi. Do đó, thương mại quốc tế giúp cải thiện tiền lương tương đối của lao động nữ so với lao động nam, quy mô lực lượng lao động nữ sẽ tăng; kéo theo sự thay đổi khoảng cách giới trong hộ gia đình. Đối với hướng tiếp cận thứ hai, lý thuyết của Winters (2002) chứng minh ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến vấn đề xóa đói giảm nghèo phụ thuộc vào độ co giãn của nguồn cung lao động. Kết nối lý thuyết này với sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ, Winters & Martuscelli (2014) cho rằng tiền lương của phụ nữ - một trong những yếu tố quan trọng quyết định tình trạng giàu nghèo của một hộ gia đình - chịu ảnh hưởng bởi tự do hóa thương mại. Đồng thời, trong bối cảnh nền kinh tế mở, phân biệt đối xử là tốn kém đối với người sử dụng lao động (Becker, 1971). Khi đối mặt với áp lực gia tăng từ cạnh tranh quốc tế làm cầu sản phẩm co giãn, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí liên quan đến phân biệt đối xử; vì vậy, chênh lệch tiền lương theo giới giảm (Ederington và cộng sự, 2009), hoặc doanh nghiệp chuyển hướng tuyển dụng thêm nhiều lao động nữ (Krugman, 1979). Tất cả những điều này sẽ dẫn đến những thay đổi trong khoảng cách giới tại các hộ gia đình. 2.6. Khung phân tích Luận án thực hiện xem xét đồng thời lý thuyết kinh tế học về phân biệt đối xử (Arrow, 1973; Becker, 1971; Phelps, 1972) và lý thuyết về khoảng cách giới, mức sinh và tăng trưởng (Galor & Weil, 1996); xem xét ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến sự tham gia vào lực lượng lao động của người nữ qua kênh tiền lương và kênh việc làm (lý thuyết của Winters (2002), mở rộng của Winters & Martuscelli (2014), và chứng minh bởi Ederington và cộng sự (2009)
  12. 9 đối với thị trường cạnh tranh độc quyền, và Menon & Van der Meulen Rodgers (2009) đối với thị trường độc quyền nhóm), hoặc qua cân bằng giá nhân tố sản xuất giữa các quốc gia đối tác và trong nước khi có chênh lệch về vốn (Chen và cộng sự (2017) mở rộng lý thuyết của Galor & Weil (1996)). Vốn Lý thuyết về khoảng cách giới, mức sinh và tăng trưởng Tương quan giữa lao động Mức sinh (Galor & Weil, trí óc và lao động thể chất 1996) Thương Khác biệt trong tiền lương tương mại đối và việc làm theo giới quốc tế Lý thuyết kinh tế học về phân biệt đối xử Việc làm Tiền lương (Arrow, 1973; Becker, 1971; Phelps, 1972) Cạnh tranh Hình 2.4. Khung phân tích Nguồn: Tác giả đề xuất
  13. 10 CHƯƠNG 3. CHÊNH LỆCH GIỚI TRONG VIỆC LÀM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1. Giới thiệu Nội dung chương này giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, và đóng góp vào tổng quan nghiên cứu ở ít nhất bốn khía cạnh. Thứ nhất, nghiên cứu cung cấp bằng chứng về phân biệt đối xử về giới trong sự tham gia vào lực lượng lao động từ phía cầu trong thị trường lao động; trong khi đó, hầu hết những nghiên cứu cùng chủ đề trước đây đều tập trung vào khoảng cách giới trong chênh lệch tiền lương. Thứ hai, nghiên cứu này bổ sung một tình huống nghiên cứu ở quốc gia đang phát triển về sự tham gia của phụ nữ trong thị trường lao động. Việt Nam là một tình huống thú vị vì quốc gia này có tỷ lệ lao động nữ khá cao và bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại dù tương đối thấp (IFC, 2017; WEF, 2021). Thứ ba, từ các vòng “khảo sát doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam” trong giai đoạn 2011 - 2015, nghiên cứu đã xây dựng một dữ liệu bảng, để sử dụng phân tích. Đây là cách xử lý dữ liệu hiếm được tiến hành trước đây. Luận án không chỉ xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của lao động nữ, mà còn phân tích nguyên nhân các doanh nghiệp có khuynh hướng thích sử dụng lao động nam hơn lao động nữ. Thứ tư, phương pháp phân rã của Cotton (1988) và Oaxaca & Ransom (1994) được sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp hơn so với cách tiếp cận truyền thống của Oaxaca - Blinder. Từ đó, phương pháp này không chỉ giúp đưa ra các ước lượng chính xác hơn về các thành phần của chênh lệch, mà còn mô hình hóa trạng thái thực của các tác động (Cotton, 1988).
  14. 11 3.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3.2.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của lao động nữ Để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nữ giới vào lực lượng lao động, nghiên cứu sử dụng phương pháp Feasible Generalized Least Squares (FGLS). Mô hình ước lượng có dạng như sau: 𝑛 𝐹𝐿𝐹𝑃𝑖𝑡 = 𝛼 + ∑ 𝑗=1 𝛽 𝑗 𝑋 𝑗𝑖𝑡 + 𝜀 𝑖𝑡 (7.1) Trong đó: 𝐹𝐿𝐹𝑃 là biến phụ thuộc thể hiện sự tham gia của lao động nữ; đo lường bằng hai cách (số lượng lao động nữ và tỷ lệ lao động nữ trên tổng số lao động); j là biến giải thích thứ j; n là tổng số biến giải thích; i là doanh nghiệp thứ i, t là năm (tương ứng năm 2011, 2013, và 2015); 𝑋 là các biến giải thích, bao gồm: hoạt động xuất khẩu, vốn bình quân lao động, đặc điểm ngành nghề, quy mô doanh nghiệp và thời gian hoạt động, chế độ đãi ngộ lao động, giới tính và vốn xã hội của người chủ sở hữu hoặc quản lý doanh nghiệp. 3.2.2. Ước lượng mức độ phân biệt đối xử với lao động nữ bằng phương pháp phân rã Luận án áp dụng phương pháp của Cotton (1988) và Oaxaca & Ransom (1994) để so sánh sự tham gia của lao động nữ giữa doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động nữ và doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động nam; với các ước lượng tương tự phương trình (7.1) đối với mỗi nhóm cụ thể như sau: 𝐹𝐿𝐹𝑃𝑖𝑡 = 𝛼 𝐹 + ∑ 𝑗=1 𝛽 𝑗𝐹 𝑋 𝑗𝑖𝑡 + 𝜀 𝑖𝑡 𝐹 𝑛 𝐹 𝐹 (7.2) 𝐹𝐿𝐹𝑃𝑖𝑡𝑀 = 𝛼 𝑀 + ∑ 𝑗=1 𝛽 𝑗 𝑀 𝑋 𝑗𝑖𝑡 + 𝜀 𝑖𝑡𝑀 𝑛 𝑀 (7.3)
  15. 12 Trong đó: Chỉ số trên F thể hiện doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động nữ, chỉ số trên M thể hiện doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động nam. Từ (7.2) và (7.3) cho trước, ta có phần khác biệt trong sự tham gia của lao động nữ được giải thích bởi hồi quy là ∑ 𝑗 𝛽 𝑗 𝑀 ̅ 𝑗𝑖𝑡 − 𝑋𝑀 ∑ 𝑗 𝛽 𝑗𝐹 ̅ 𝑗𝑖𝑡 . 𝑋𝐹 Với giả định doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động nam là nhóm có phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động nữ, thì phần khác biệt giải thích được này bao gồm cả khác biệt do hệ số, 𝛽 𝑗 𝑀 và 𝛽 𝑗𝐹 ; và khác biệt trong giá trị trung bình của từng nhân tố, ̅ 𝑀 và ̅ 𝐹 ; cụ thể. 𝑋 𝑋 ∑ 𝑗 𝛽 𝑗 𝑀 ̅ 𝑗𝑖𝑡 − ∑ 𝑗 𝛽 𝑗𝐹 ̅ 𝑗𝑖𝑡 = ∑ 𝑗 𝛽 𝑗 𝑀 ( ̅ 𝑗 𝑀 − ̅ 𝑗 𝐹 ) + ∑ 𝑗 ̅ 𝑗 𝐹 ( 𝛽 𝑗 𝑀 − 𝛽 𝑗𝐹 (7.4) 𝑋𝑀 𝑋𝐹 𝑋 𝑋 𝑋 Trong đó: ∑ 𝑗 𝛽 𝑗 𝑀 ( ̅ 𝑗 𝑀 − ̅ 𝑗 𝐹 ) thể hiện sự khác biệt “do đặc 𝑋 𝑋 tính” giữa hai nhóm. ∑ 𝑗 ̅ 𝑗 ( 𝛽 𝑗 − 𝛽 𝑗𝐹 ) thể hiện sự khác biệt “do hệ 𝑋 𝐹 𝑀 số” giữa hai nhóm. Xuất phát từ giả định của Becker (1971) rằng nếu không tồn tại phân biệt đối xử tại thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì các nhóm đối lập sẽ thay thế hoàn hảo cho nhau. Để tránh tình trạng định giá sai nhóm có phân biệt đối xử và nhóm không có phân biệt đối xử, kết hợp với các giả định khác, Cotton (1988) và Oaxaca & Ransom (1994) phát triển phương trình (7.4) như sau: ∑ 𝑗 𝛽 𝑗 𝑀 ̅ 𝑗𝑖𝑡 − ∑ 𝑗 𝛽 𝑗𝐹 ̅ 𝑗𝑖𝑡 = ∑ 𝑗 𝛽 ∗ ( ̅ 𝑗 𝑀 − ̅ 𝑗 𝐹 ) + ∑ 𝑗 ̅ 𝑗 𝑀 (𝛽 𝑗 𝑀 − 𝑋𝑀 𝑋𝐹 𝑗 𝑋 𝑋 𝑋 𝛽 ∗ ) + ∑ 𝑗 ̅ 𝑗 𝐹 ( 𝛽 ∗ − 𝛽 𝑗𝐹 ) 𝑗 𝑋 𝑗 (7.5) Với: 𝛽∗ = 𝑓 𝑀 𝛽 𝑀 + 𝑓 𝐹 𝛽 𝐹 (7.6) Trong đó: 𝑓 𝑀 và 𝑓 𝐹 là tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động của nam và nữ hàng năm bình quân giai đoạn 2009 - 2018 tại Việt Nam. ∑ 𝑗 𝛽 ∗ ( ̅ 𝑗 𝑀 − ̅ 𝑗 𝐹 ) là sự khác biệt do đặc tính của hai nhóm khi 𝑗 𝑋 𝑋 không có phân biệt đối xử. ∑ 𝑗 ̅ 𝑗 𝑀 ( 𝛽 𝑗 𝑀 − 𝛽 ∗ ) là những đặc tính được 𝑋 𝑗
  16. 13 định giá thấp của các doanh nghiệp ngành thâm dụng lao động nam (hay còn gọi là “chi phí” của các doanh nghiệp ngành thâm dụng lao động nam). ∑ 𝑗 ̅ 𝑗 𝐹 ( 𝛽 ∗ − 𝛽 𝑗𝐹 ) là những đặc tính bị định giá cao của 𝑋 𝑗 các doanh nghiệp ngành thâm dụng lao động nữ (tức “lợi thế” của các doanh nghiệp ngành thâm dụng lao động nữ). Tuy nhiên, Cotton (1988) và Oaxaca & Ransom (1994) bỏ qua sự khác biệt do thay đổi hệ số chặn. Để đánh giá đầy đủ phần giải thích bởi phân biệt đối xử, nghiên cứu này tính toán 𝛼 𝑀 − 𝛼 𝐹 , tương tự như cách thực hiện của Blinder (1973). Tóm lại, nghiên cứu này phân rã chênh lệch giới trong việc làm thành các thành phần như sau: R = toàn bộ sự khác biệt = 𝛼 𝑀 + ∑ 𝑗 𝛽 𝑗 𝑀 ̅ 𝑗 𝑀 − (𝛼 𝐹 + ∑ 𝑗 𝛽 𝑗𝐹 ̅ 𝑗 𝐹 ) = E + C + U 𝑋 𝑋 E = phần khác biệt do đặc tính khác nhau = ∑ 𝑗 𝛽 ∗ (𝑋 𝑗 𝑀 − ̅ 𝑗 𝐹 ) 𝑗 ̅ 𝑋 C = phần khác biệt do hệ số khác nhau = CM + CF = ∑ 𝑗 ̅ 𝑗 𝑀 (𝛽 𝑗 𝑀 − 𝛽 ∗ ) + ∑ 𝑗 ̅ 𝑗 𝐹 ( 𝛽 ∗ − 𝛽 𝑗𝐹 ) 𝑋 𝑗 𝑋 𝑗 U = phần khác biệt không giải thích được = 𝛼 𝑀− 𝛼𝐹 D = phần khác biệt do phân biệt đối xử =C+U 3.2.3. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện với dữ liệu từ “Khảo sát doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam” được thực hiện bởi UNU-WIDER phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước (gồm: ILSSA, DoE và CIEM). Do đặc điểm của cuộc khảo sát này là mẫu điều tra năm sau được lặp lại từ mẫu điều tra năm trước, đồng thời thay thế ngẫu nhiên đối với các đơn vị đã ngừng hoạt động. Dữ
  17. 14 liệu khảo sát từng năm sẽ được nối lại thành một bộ dữ liệu tổng hợp cho cả ba năm, và loại bỏ những doanh nghiệp không được khảo sát lặp lại Dữ liệu bảng sử dụng trong chương này bao gồm 1.720 doanh nghiệp với tổng số 5.160 quan sát cho cả 3 năm. Sau đó, để đánh giá mức độ tác động của các nguyên nhân khác nhau đến khác biệt trong sự tham gia của lao động nữ, dữ liệu nghiên cứu căn cứ số lượng lao động nữ trung bình trong từng doanh nghiệp để phân loại các doanh nghiệp thành hai nhóm, bao gồm: ngành thâm dụng lao động nữ và ngành thâm dụng lao động nam. 3.3. Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phân biệt đối xử về giới trong việc làm vẫn diễn ra trong các doanh nghiệp Việt Nam. So sánh giữa doanh nghiệp ngành thâm dụng lao động nam và doanh nghiệp ngành thâm dụng lao động nữ, phân biệt đối xử đã giải thích 26,11% sự khác biệt về số lượng lao động nữ; và 87,78% sự khác biệt về tỷ lệ lao động nữ so với tổng số lao động. Hoạt động xuất khẩu, đầu tư vào vốn nhân lực, đặc điểm ngành nghề, quy mô và thời gian hoạt động doanh nghiệp, giới tính và vốn xã hội của người chủ sở hữu hoặc quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều với lao động nữ trong doanh nghiệp; ngược lại, chế độ đãi ngộ lao động và vốn bình quân lao động lại thể hiện tương quan ngược chiều.
  18. 15 CHƯƠNG 4. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ SỰ THAM GIA CỦA LAO ĐỘNG NỮ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 4.1. Giới thiệu Nội dung chương này giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ hai, và đóng góp vào chủ đề phân biệt đối xử về giới ở hai khía cạnh: Thứ nhất, trong khi với hầu hết nghiên cứu trước đây tập trung vào vấn đề khoảng cách giới về tiền lương, trọng tâm của nghiên cứu này là việc làm. Thứ hai, nghiên cứu đưa ra bằng chứng về sự khác biệt giữa các doanh nghiệp có hoặc không có hoạt động xuất khẩu, và giữa các doanh nghiệp có mức độ hoạt động xuất khẩu khác nhau. 4.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 4.2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện với dữ liệu từ “Khảo sát doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ” của Việt Nam được thực hiện bởi UNU-WIDER phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước. Mẫu điều tra năm sau được lặp lại từ mẫu điều tra năm trước, đồng thời thay thế ngẫu nhiên đối với các tổ chức đã ngừng hoạt động. Tác giả lọc ra các doanh nghiệp được khảo sát trong cả ba năm; kết quả bao gồm 1.720 doanh nghiệp được khảo sát lặp lại và 1.749 doanh nghiệp thay thế mới. Để phân tích chi tiết hơn về tác động của việc mở rộng hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp được khảo sát lặp lại sẽ được phân loại thành bốn nhóm: (1) doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên - doanh nghiệp xuất khẩu trong cả ba năm được khảo sát; (2) doanh nghiệp xuất khẩu tương đối thường xuyên - doanh nghiệp xuất khẩu hai trong số ba năm được khảo sát; (3) doanh nghiệp xuất khẩu ít thường xuyên - doanh nghiệp xuất khẩu trong ít nhất một năm được khảo sát; và (4) doanh nghiệp không xuất khẩu.
  19. 16 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Propensity Score Matching (PSM) để ước tính tác động của thương mại quốc tế đến sự tham gia của lao động nữ, với quy trình được thực hiện tuần tự theo các bước sau: Bước 1: Thực hiện hồi quy Probit để nhận diện những nhân tố quyết định khả năng tham gia hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Phương trình hồi quy được trình bày cụ thể như sau: 𝑛 Pr(𝐸𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡 𝑖𝑡 = 1) = 𝛽0 + ∑ 𝑗=1 𝛽 𝑗 𝑋 𝑗𝑖𝑡 + 𝜀 𝑖𝑡 (8.1) Trong đó: 𝐸𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡 biểu thị khả năng tham gia hoạt động xuất khẩu (1 = Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu; 0 = Doanh nghiệp không xuất khẩu). j là biến giải thích thứ j; n là tổng số biến giải thích; i là doanh nghiệp thứ i, t là năm (tương ứng 2011, 2013, và 2015). 𝑋 đại diện những nhân tố có thể ảnh hưởng đến cả khả năng tham gia hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và sự tham gia của lao động nữ trong doanh nghiệp, bao gồm: vốn bình quân lao động, đầu tư cho vốn nhân lực, đặc điểm ngành nghề, thời gian và quy mô hoạt động của doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ lao động, giới tính và vốn xã hội của người chủ sở hữu hoặc quản lý doanh nghiệp. Bước 2: Xác định vùng hỗ trợ chung. Bước 3: Khớp mỗi đối tượng tham gia với một hoặc một số đối tượng không tham gia, dựa trên điểm xu hướng tương đương khi so sánh, bằng phương pháp khớp Kernel Matching.
  20. 17 Bước 4: Tính toán tác động can thiệp trung bình đối với nhóm can thiệp (Average effect of Treatment for the Treated – ATT) bằng công thức sau: 𝐴𝑇𝑇 𝑡 = 𝐸(𝐹𝐿𝐹𝑃1𝑖𝑡 − 𝐹𝐿𝐹𝑃0𝑖𝑡 |𝐸𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡 𝑖𝑡 = 1) = 𝐸(𝐹𝐿𝐹𝑃1𝑖𝑡 |𝐸𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡 𝑖𝑡 = 1) − 𝐸(𝐹𝐿𝐹𝑃0𝑖𝑡 |𝐸𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡 𝑖𝑡 = 1) (8.2) Trong đó: 𝐹𝐿𝐹𝑃1 và 𝐹𝐿𝐹𝑃0 lần lượt đại diện cho sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động (đo lường bằng hai cách: (1) số lượng lao động nữ; hoặc (2) tỷ lệ lao động nữ trên tổng số lao động). Quy trình tiến hành đánh giá tác động bằng PSM sẽ được thực hiện lần lượt như sau: so sánh giữa doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên và doanh nghiệp không xuất khẩu; hoặc so sánh giữa doanh nghiệp xuất khẩu tương đối thường xuyên và doanh nghiệp không xuất khẩu; hoặc so sánh giữa doanh nghiệp xuất khẩu ít thường xuyên và doanh nghiệp không xuất khẩu. 4.3. Kết quả nghiên cứu Luận án cho thấy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài của doanh nghiệp sẽ giúp làm gia tăng sự tham gia của lao động nữ. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp mở rộng hoạt động xuất khẩu, thì tình trạng phân biệt đối xử về giới trong việc làm sẽ được cải thiện. Vì vậy, các chính sách giải quyết việc làm và bình đẳng giới về việc làm trong tương lai nên thực hiện song song với các chính sách khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường nước ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2