TIỂU LUẬN: Tiêu thức, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam
lượt xem 30
download
Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của cơ chế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Cạnh tranh tạo sức ép hoặc kích thích ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hoá. Bất kỳ một loại sản phẩm hàng hoá nào, muốn tồn tại, đứng vững, phát triển và có thị phần cao trên thị trường cần phải có khả năng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Tiêu thức, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam
- TIỂU LUẬN: Tiêu thức, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam
- Lời mở đầu Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của cơ chế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Cạnh tranh tạo sức ép hoặc kích thích ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hoá. Bất kỳ một loại sản phẩm hàng hoá nào, muốn tồn tại, đứng vững, phát triển và có thị phần cao trên thị trường cần phải có khả năng cạnh tranh ít nhất là ngang bằng hoặc cao hơn khả năng cạnh tranh của sản phẩm thay thế của đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, chúng ta sẽ phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Các nước trên thế giới cũng dã tìm được chổ đứng cho mình trên thị trường hàng hoá tiêu thụ thiết yếu. Trước yêu cầu mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đã dẫn đến lúc chúng ta cần phải có phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng Việt Nam. Giầy dép là thứ hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày. Làm sao để việc kinh doanh giầy dép đạt hiệu quả tốt nhất là việc rất khó, để chiếm được thị trường trong nước cũng như các nước trong khu vực, các nước trên thế giới đòi hỏi sản phẩm phải có ưu thế rõ rệt, muốn vậy sản phẩm của doanh nghiệp phải có chất lượng tốt phù hợp với giá cả... và phải cộng thêm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay có một số nhãn hiệu Giầy dép được ưa chuông trên thị trường thế giới như : bitis, adidas... ở nước ta cũng có các thương hiệu lớn như giầy Thượng Đình, công ty giầy gia Hà Nội.... Với mong muốn hiểu rỏ hơn về bản chất của cạnh tranh và tìm hiểu về sức cạnh tranh của mặt hàng giầy dép ở nước ta hiện giờ, Em xin chọn đề tài: "Tiêu thức, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam” . Qua
- đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam trên thị trườngỉtong nứoc và quốc tế. Nội dung của đề tài Em xin đề cập đến một số vấn đề sau: -Chương 1: Tiêu thức đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh -Chương 2: Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Giầy Dép Việt Nam qua các tiêu thức trên -Chương 3: Kết luận và một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Giầy Dép Việt Nam
- Chương 1 : tiêu thức đánh giá và Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh của sản phẩm Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Không có cạnh tranh thì không có kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh là điều kiện cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, vì thế từng doanh nghiệp đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược cạnh tranh phù hợp để vươn lên tới vị thế cao nhất. Cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực. (Ví dụ: chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn…). Giống như các quy luật sinh tồn và đào thải tự nhiên đã được Darwin phát hiện, quy luật của cạnh tranh là thải loại những thành viên yếu kém trên thị trường, duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất và qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển toàn xã hội. 1.1.Khái niệm về cạnh tranh của sản phẩm cạnh tranh được xem xét dưới góc độ hành vi, còn khả năng cạnh tranh lại được đề cập ở khía cạnh tiềm năng. Đối với một doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh có thể được hiểu là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, quy trình công nghệ độc đáo, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nhờ đó mà tăng nhanh được lợi nhuận và mở rộng thị phần. Khi nghiên cứu và đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các nhà kinh tế cho rằng phải xem xét khả năng cạnh tranh trên thương trường và phải theo quan điểm phân tích cạnh tranh động. Như vậy, sẽ có một loạt các yếu tố tác động tới khẩ năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thương trường như: giá cả, chất lượng sản phẩm, mức độ chuyên môn hoá sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, năng lực nghiên cứu thị trường, mạng lưới phân phối, dịch vụ sau bán, sự tin tưởng của khách hàng, sự tin cậy của nhà cung cấp….
- Đối với sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh được đánh giá qua việc doanh nghiệp đó sử dụng các lợi thế so sánh, công nghệ hiện đại và các điều kiện thuận lợi khác để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã độc đáo…đảm bảo tồn tại, đứng vững, phát triển và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm thay thế cùng loại của các doanh nghiệp khác qua đó nâng cao được thị phần, lợi nhuận và vị thế của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường. Nền kinh tế nước ta cũng bước vào hội nhập với các nước trên thế giới với những cơ hội mới và những thách thức gay gắt, buộc chúng ta phải cân nhắc, tính toán một cách ghiêm túc và trí tuệ về mặt đường lối, chính sách. Một trong những vấn đề kinh tế bức xúc hiện nay của chúng ta là: năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn rất yếu kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ xem xét đến một số yếu tố cơ bản đã cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam đang ngày càng có nguy cơ suy giảm. Tình trạng này thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực: hàng hoá mang nhãn hiệu Việt Nam hiện nay tuy đã có một số mặt hàng(chưa nhiều) đạt được chất lượng tốt, nhưng nói chung chất lượng chưa cao, trong khi đó giá thành lại cao hơn một số nước trong khu vực(Thái Lan, Trung Quốc…) do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng lưu ý là do giá đầu vào của sản xuất nói chung cao, máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, hiểu biết về thị trường, kinh nghiệm và kinh doanh quản lý, công tác tiếp thị, Marketing còn hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển lâu dài, ổn định mà chỉ mới có kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, thậm chí kế hoạch kinh doanh cho từng thương vụ… Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình gia nhập AFTA, sự bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá sản xuất trong nước không còn tác dụng. Thêm vào đó, việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) đã làm cho hàng hoá Việt Nam rất khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có sự nỗ lực rất lớn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước 1.2. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm
- Để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra rất nhiều tiêu chí khác nhau với các mức độ khác nhau. ở đây, trong phạm vi bài viết này, chỉ xin nêu một số tiêu chí cơ bản đánh gía khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường 1.2.1. Chất lượng sản phẩm hàng hoá Đây chỉ là chỉ tiêu cốt lõi, mang tính chất quyết định trong cạnh tranh. Có thể hiểu đơn giản rằng “Chất lượng là sự quay trở lại của khách hàng” hay chất l ượng trong sự phù hợp. Theo ngôn ngữ Marketing hiện đại người ta nói “Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái chúng ta có”. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Mỗi một sản phẩm có rất nhiều thuộc tính chất lượng khác nhau, các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi tổ chức. Chất lượng góp phần làm tăng uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp, điều này có tác dụng rất lớn tới quyết định mua hàng của khách hàng. Chất lượng còn góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, đây chính là cơ sở cho việc duy trì và mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho việc phát triển lâu của dài doanh nghiệp. Chất lượng góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất và tiêu dùng cho xã hội, bên cạnh đó nó góp phần không nhỏ vào việc làm giảm phế thải trong sản xuất và trong tiêu dùng, từ đó sản phẩm có ưu thế cạnh tranh hơn. Nâng cao chất lượng là một giải pháp quan trọng thúc đẩy việc tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận từ đó đảm bảo kết hợp thống nhất các lợi ích trong doanh nghiệp và xã hội tạo động lực cho việc phát triển doanh nghiệp. Là cơ sở cho mỗi doanh nghiệp tự khẳng định mình và vươn ra thị trường quốc tế. 1.2.2. Giá cả sản phẩm
- Giá là một trong các công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thị trường mới. Hiện nay, tuy mức sống của người dân Việt Nam chúng ta ngày một nâng cao song độ nhạy của cầu khi giá cả thay đổi còn rất lớn. Do đó công cụ này được sử dụng cho hầu hết các loại sản phẩm trên thị trường. Cạnh tranh bằng giá thường được thể hiện qua các biện pháp sau: * Bán với mức giá hạ và mức giá thấp. * Kinh doanh với chi phí thấp. Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ. Vì lẽ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và cũng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh càng cao. Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần xem xét khả năng hạ giá sản phẩm của đơn vị mình. Có càng nhiều khả năng hạ giá sẽ có nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Chi phí về kinh tế thấp. - Khả năng bán hàng tốt, do đó khối lượng bán lớn. - Khả năng về tài chính tốt. Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp do đó khi sử dụng vũ khí này phải chọn thơì điểm hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao bằng không doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính. Như thế doanh nghiệp cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá cả và các bộ phận về chiết khấu với những ph ương pháp bán mà doanh nghiệp đang sử dụng, với những phương pháp thanh toán, với xu thế, trào lưu của người tiêu dùng… Một sản phẩm có mức giá thành thấp, nghĩa là nó có khả n ăng chủ động trong cạnh tranh về giá, sản phẩm đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao, có vị thế trên thị trường. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. 1.2.3. Mẫu mã của sản phẩm
- Cùng với chất lượng, giá bán của sản phẩm, mẫu mã cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Mẫu mã của sản phẩm phù hợp với sở thích của người tiêu dùng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm có cùng chất lượng và giá cả thì sản phẩm nào có mẫu mã đẹp, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng sẽ tiêu thụ được nhiều hơn. Để có mẫu mã đẹp, phù hợp, các doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho công tác tìm hiểu thị hiếu khách hàng và nghiên cứu đôỉ mới mẫu mã cho phù hợp với từng thị trường. Đây cũng chính là một trong những điểm yếu làm cho hàng hoá của Việt Nam có sức cạnh tranh thấp hơn so với hàng hoá của các nước khác. Một sản phẩm, sau khi được đưa ra thị trường, lại được duy trì trên thị trường trong một thời gian khá lâu. Chỉ khi nào thấy người tiêu dùng đã chán sản phẩm đó, doanh nghiệp mới thôi không sản xuất nữa. Điều này có tai hại rất lớn là, mặc dù khi doanh nghiệp phát hiện ra sự đi xuống trong chu kỳ sống của sản phẩm và dừng lại không sản xuất nữa nhưng thực ra, trên thị trường vẫn tồn đọng một khối lượng sản phẩm chưa tiêu thụ được. Khác với chúng ta, các doanh nghiệp nước ngoài biết kết thúc sản xuất ngay từ khi sản phẩm đang ở đỉnh cao của chu kỳ sống và đưa ra ngay sản phẩm mới khác. Với cách làm này, nhu cầu của người tiêu dùng, như ta vẫn thường nói, vẫn đàng trong trạng thái ”thèm thuồng”(do sản phẩm cũ đã thôi không được sản xuất) thì lại được mời chào bằng các sản phẩm khác đẹp hơn, lạ hơn, mặc dù, theo các chuyên gia công nghệ đánh giá, về kết cấu sản phẩm không có sự thay đổi nhiều. Trong điều kiện hiện nay, khi mức thu nhập và mức sống trung bình của xã hội đã được nâng cao, nhu cầu về thời trang ngày càng trở nên phổ biến và sâu rộng. Mặt khác nhu cầu đó lại luôn luôn biến động không ngừng theo xu thế của thời đại, đặc biệt là xu thế của giới trẻ-một lực lượng khách hàng đầy tiềm năng. Do đó, vấn đề nghiêm cứu, thiết kế mẫu mốt của sản phẩm cũng trở lên hết sức cấp thiết đối với thị hiếu của người tiêu dùng. Có như vậy, sản phẩm của doanh nghiệp mới có vị trí trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh rất gay gắt hiện nay. 1.2.4.Các dịch vụ trước, trong và sau khi bán Khi đánh gía khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, không thể không
- nhắc đến một nhân tố, đó là các dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán. Trong thời đại ngày nay, các dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Một doanh nghiệp có các dịch vụ bán và sau khi bán hợp lý, sản phẩm của doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh cao hơn trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Trong quá trình bán hàng, khâu quan trọng nhất là chào mời khách hàng. Điều này đòi hỏi người bán hàng phải thật sự tôn trọng khách hàng, lịch sự, ân cần, và chu đáo. Việc tiếp theo là doanh nghiệp cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong thanh toán, có chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc mua bán với khách hàng. Sau khi bán hàng, phải có những dịch vụ như bao bì và giao hàng đến tận tay người mua, các dịch vụ bảo hành, sửa chữa hàng hoá…Những dịch vụ này nhằm tạo sự tin tưởng, uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên để các dịch vụ trên phát huy được hiệu quả, doanh nghiệp cần cung cấp một cách nhanh nhất, chính xác nhất, kịp thời nhất…. Hiện nay, các doanh nghiệp còn sử dụng rất rộng rãi các biện pháp như:tổ chức các chương trình khuyến mại, chiết khấu hàng hoá khi mua với số lượng lớn, tăng gía..nhằm thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khả năng cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm các nhân tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp và các nhân tố thuộc về môi trường. Dưới đây xin nêu một vài nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm 1.3.1.Các nhân tố thộc về nội bộ doanh nghiệp 1.3.1.1.Công nghệ Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp của rất nhiều các ph ương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được dùng để chuyển hoá các nguồn lực thành một loại sản phẩm hoặc một loại dịch vụ nào đó. Thế kỷ XX là thế kỷ của khoa học và công nghệ. Do đó việc phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn lúc nào hết.
- Những ví dụ thường được dẫn ra với sự xuất hiện của điện tử, tin học và công nghệ sinh học. Sự thay đổi của công nghệ đương nhiên ảnh hưởng tới chu kỳ sống của một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Thực tế trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng lại xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoặc hoàn thiện hơn. Do vậy, các doanh nghiệp phải tính tới sự tác động của môi trường công nghệ mà có thái độ ứng xử phù hợp. Bước sang thế kỷ XXI, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Thời đại kinh tế tri thức sẽ thay thế thời đại công nghiệp. Vậy thì các doanh nghiệp phải có đường đi nước bước như thế nào? là câu hỏi không phải dễ trả lời. 1.3.1.2.Nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghiã quan trọng đối với cơ cấu sản xuất, khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của sản phẩm.Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm . Cho dù trình độ khoa học công nghệ có hiện đại đến đâu thì nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động tới chất lượng các hoạt động sản xuất sản phẩm và các hoạt động dịch vụ . Trình độ chuyên môn, tay nghề kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần hiệp tác phối hợp, khả năng thích ứng với sự thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó, phát triển hơn nữa nguồn nhân lực là yếu tố chủ yếu quyết định tốc độ tăng trưởng công nghiệp, kinh tế và là yếu tố để tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, người lao động khéo léo, chăm chỉ, tiền công tiền lương của lao động lại rất thấp. Đó là một lợi thế trong cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực càng rẻ không còn là một lợi thế so sánh của các doanh nghiệp Việt Nam nữa. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các chính sách nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp của giám đốc, nâng cao trình độ tay nghề của lao động,trình độ và kiến thức về tiếp thị, tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin, chú trọng đến những sáng kiến cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần có các hình thức khuyến khích lao động cả về vật chất lẫn tinh
- thần, góp phần nâng cao năng suất lao động, khả năng sáng tạo của người lao động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp. 1.3.1.3.Uy tín, thương hiệu của sản phẩm Uy tín doanh nghiệp, thương hiệu của những sản phẩm là những tài sản vô hình rất quan trọng của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp tạo nên sự tin cậy của các nhà cung ứng, và sự tin tưởng của khách hàng. Điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc giành giật khách hàng về phía mình, đặc biệt thực hiện linh hoạt trong khâu hợp đồng, thanh toán như: quy ước về giá cả, số lượng, kích cỡ, mẫu mã bằng văn bản hoặc bằng miệng hay thanh toán với các hình thức như bán trả góp, bán chịu, bán gối đầu…Do vậy uy tín của doanh nghiệp trở thành sắc bén trong cạnh tranh, tạo cơ hội mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Cùng với uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó. Một thương hiệu mạnh có thể giúp cho các doanh nghiệp đạt được vị thế dẫn đầu trong ngành. Thương hiệu càng nổi tiếng thì khả năng tăng thị phần của sản phẩm trên thị trường càng cao. Nhờ đó doanh nghiệp có thể điều tiết thị trường, định gía cao hơn, chi phối làm cho các đối thủ phải nản lòng khi muốn chia thị phần với họ. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh. Đây là một công việc rất khó khăn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp. 1.3.1.4.Nguồn lực về tài chính Khả năng về tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp. Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng năm như tỷ lệ thu hồi vốn,khả năng thanh toán…Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động vốn là lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị …Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
- 1.3.2.Các nhân tố thuộc về môi trường 1.3.2.1.Nhu cầu của khách hàng Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá là một trong những yếu tố quyết định cường độ cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá đó trên thị trường. Cầu của sản phẩm tăng tạo cơ hội cho sản phẩm đó tăng doanh số tiêu thụ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Ngược lại, cầu giảm dẫn tới cạnh tranh khốc liệt để các doanh nghiệp giữ được phần thị trường đã chiếm lĩnh. Đe doạ mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp có sản phẩm không có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Mặt khác nhu cầu và thị hiếu của khách hàng luôn luôn thay đổi nên các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo giữ gìn và mở rộng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. 1.3.2.2. áp lực của sản phẩm cạnh tranh Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá là một trong những yếu tố quyết định cường độ cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá đó trên thị trường. Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thoả mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Ngày nay, sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị tăng thêm, giá trị cảm nhậ hơn là giá trị hữu dụng vốn có của nó và người mua, khách hàng cũng bỏ tiền ra để mua các giá trị đó. Đe doạ mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp có sản phẩm không có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Mặt khác nhu cầu và thị hiếu của khách hàng luôn luôn thay đổi nên các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo giữ gìn và mở rộng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường 1.3.2.3.Các chính sách vĩ mô của chính phủ Cùng với các nhân tố về nhu cầu khách hàng, áp lực của sản phẩm cạnh tranh (sản phẩm thay thế, các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động
- đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho doanh nghiệp. Chúng thường bao gồm: - Hệ thống luật pháp. - Hệ thống chính sách thuế, chính sách về tiền tệ và tỷ giá hối đoái, các quy định về mức lãi xuất… Chính phủ cần hoàn chỉnh các chính sách này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hướng ra xuất khẩu.
- chương 2 : Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Giầy Dép Việt Nam qua các tiêu thức trên. Ngành da giầy Việt Nam đã được khai sinh từ cách đây hơn 500 năm và có bề dày lịch sử khá phong phú. Tuy nhiên đến năm 1987,ngành gia dày Việt Nam mới thực sự trở thành ngành kinh tế kỹ thuật độc lập. Sau 15 năm đổi mới, tuy đã có những lúc thăng trầm, nhưng nhìn chung ngành da giày vẫn có sự tăng trưởng thường xuyên và đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam từng bước chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, da giày trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướng ra xuất khẩu và có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Giầy dép là mặt hàng chủ lực của ngành da giầy Việt Nam. Do đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng giày dép Việt Nam trở lên hết sức cấp thiết trong quá trình hội nhập nền kinh tế. 2.1.Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giày dép Việt Nam 2.1.1.Tình hình sản xuất Cho đến nay, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế kỹ thuật này. Tổng năng lực sản xuất đạt 48,528 triệu đôi giày dép. Tuy nhiên những năm gần đây, ngành da giầy đã chứng kiến sự lên ngôi của các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài(FDI). Với lợi thế về vốn, công nghệ, lại chủ động về thị trường, nên các doanh nghiệp này tăng nhanh sản lượng, kiểm soát tới 50-65% sản lượng giầy xuất khẩu của Việt Nam (Đơn vị:1000 đôi) Cơ cấu sản phẩm theo loại hình doanh nghiệp Chủng loại DNquốc DN ngoài DN 100% vốn DN liên Tổng sản sản phẩm doanh quốc doanh nước ngoài doanh phẩm Giầy thể thao 42547 28226 141537 12888 225200 Giầy vải 39820 8106 10106 5167 63200 Giầy gia 36305 12895 0 0 49200 Các loại 14054 26124 8955 13227 62400 khác
- 123000 76760 168080 32080 400000 (Nguồn:dự thảo kế hoạch tiếp thị xuất khẩu giầy dép 2001-2010) Do đặc thù của ngành, năng lực sản xuất cũng có sự khác nhau giữa các khu vực. Sản xuất của ngành thời gian qua tập trung tại ba khu vực chính. Khu vực đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh lân cận có ưu thế nằm trên các trục giao thông thuận tiện, khả năng huy động lao động dễ dàng. Khu vực này hiện chiếm khoảng 19,3% năng lực sản xuất giầy và đồ gia cả nước, 19,7% sản phẩm da thuộc và 14,1% đế giày. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long với tam giác kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai chiếm tới 76% năng lực sản xuất giầy, 73,6% năng lực thuộc da và 84,6% năng lực sản xuất đế giày. Đây được xem là khu vực lý tưởng với nhiều ưu điểm: giao thông, cầu cảng thuận lợi, các khu công nghiệp đã được đầu tư sẵn,lực lượng lao động dồi dào,năng động, môi trường đầu tư hấp dẫn và nhiều ưu đãi. Khu vực miền Trung, từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hoà, chiếm3,7%, 6,7% và 1,3% năng lực sản xuất giầy, thuộc da và sản xuất đế giày. Khu vực này có một ưu điểm nổi trội là giá nhân công rất rẻ, mặt bằng sản xuất tốt, song lại có bất lợi là cơ sở hạ tầng kém phát triển SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT DA - GIẦY CỦA VIỆT NAM 2001 - 2003 Nguồn: tạp chí thương mại Đơn vị tính: triệu đôi 2001 2002 2003 Sản phẩm Giầy vải 37,79 189,43 1.000.000,00 1 Các loại khác 76,43 71,71 1.000.000,00 2 Giầy thể thao 138,30 31,43 100.000,00 3 Giầy nữ 69,50 67,43 10.000,00 4 Tổng số 322,02 360,00 2.110.000,00
- Trong tương lai châu á tiếp tục chiếm phần áp đảo về sản xuất da giầy của thế giới với 75% sản lượng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng sản lượng da giày Việt Nam sẽ gia tăng tương ứng, nhất là khi nhu cầu giày dép trên thế giới đã gia tăng trở lại sau thời điểm khủng hoảng 1997-1998. Bởi vậy, vấn đề nâng cao sản lượng và năng lực xuất khẩu của ngành da giầy sẽ vẫn nhận được mối quan tâm hàng đầu và sự hỗ trợ cần thiết của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới. 2.1.2.Tình hình tiêu thụ * Thị trường trong nước Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thiết yếu về ăn mặc được tăng cao, tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước. Tuy nhiên, do chưa tập trung khai thác và đáp ứng thị hiếu của số đông, nên hàng năm chỉ có khoảng 6-8 triệu đôi giầy da và 20 triệu đôi giầy nữ, giày vải, giầy thể thao…được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Trong khi đó, giầy dép Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, kiểu dáng phong phú được bán với giá rẻ do nhập lậu, trốn thuế đã khiến cho giày dép Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt và tỏ ra yếu thế trên sân nhà. * Thị trường quốc tế Cùng với quá trình mở cửa hôị nhập kinh tế quốc tế hướng về xuất khẩu, sản phẩm giày dép đã từng bước trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (đứng vị trí thứ 4 sau dầu thô, dệt may và thủy sản) góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu giày dép (sau Trung Quốc,Hồng Kông và Italia). Trong đó, giày thể thao là mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, tiếp đến là giày nữ trên 20%, giầy vải trên 10%.Thị trường xuất khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam là liên minh châu âu(EU), chiếm 85% số lượng giày dép xuất khẩu và khoảng 35% tổng giá trị xuất khẩu của nước ta vào thị trường này,kim nghạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào thị trường EU luôn đạt trên 1 tỷ USD , năm 2003 đạt tới 1,6 tỷ USD. Ngoài thị trường EU, 15% số lượng giày dép xuất khẩu còn lại của Việt Nam vào Nhật Bản, Mỹ và một số nước khác. Cũng giống như EU, Mỹ và Nhật Bản là những thị trường đầy tiềm năng với sức mua
- lớn. Hàng năm Mỹ nhập khoảng 1,3 tỷ đôi giầy. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào Mỹ cũng được tăng lên trong những năm gần đây XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2003 Đơn vị tính: triệu USD Thành phần kinh tế Giá trị Doanh nghiệp nhà nước 454.544.545,00 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 4.545.454,00 Liên doanh 54.545,00 100% Vốn nước ngoài 545.454,00 Công ty cổ phần 45.454,00 Nguồn: VNECONOMY.com Một thuận lợi khác nữa của giầy dép Việt Nam đó là Việt Nam có những bạn hàng truyền thống rất quan trọng tại châu âu là Pháp và Đức đây là 2 quốc gia lớn và có tiếng nói quan trọng tại EU do vậy hàng hoá của chúng ta xuất khẩu sang EU đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của EU :Được hưởng ưu đãi trong khuôn khổ GSP , không hạn chế nhập khẩu bằng hạn nghạch … Chính vì vậy trong thời gian qua xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào thị trường EU năm sau luôn cao hơn năm trước , ngay cả sang năm nay – năm 2005 , giầy dép Việt Nam bị điều tra bán phá giá nhưng những tháng gần đây xuất khẩu giầy dép Việt Nam sang thị trường EU có những tín hiệu đáng mừng : - Tại Pháp : Do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động xấu tới hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam nên 5 tháng đầu năm 2005 kim nghạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Pháp giảm trung bình tới 24% so với cùng kỳ năm 2004, nhưng xuất khẩu sang Pháp trong tháng 7 đã tăng 18,72% so với cùng kỳ , đạt 14,59 USD . Kim nghạch xuất khẩu giầy thể thao và giầy có mũ bằng nguyên liệu dệt sang thị tr ường Pháp thang 8/2005 tăng mạnh đã đẩy kim nghạch xuất khẩu giầy dép sang Pháp tăng gần 90% so với cùng kỳ năm 2004 .
- - Tại Đức : Đức là cửa ngừ quan trọng để Việt Nam tiếp cận và đưa hàng sang toàn khu vực Đông Âu. Các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hội chợ tại Đức để tỡm hiểu thị hiếu, bắt kịp những thay đổi của thị trường và tỡm kiếm đối tác kinh doanh trong khu vực này. Kim ngạch xuất khầu giày dép của nước ta sang thị trường Đức trong 5 tháng năm 2005 đó liờn tục bị giảm rất mạnh (-28%) so với cựng kỳ năm 2004. Tuy nhiên, mức độ giảm sút trong tháng 6 và tháng 7 đó chậm lại, chỉ giảm tương ứng 5,43% và 10,79% so với cùng kỳ năm 2004. Đến tháng 8/05, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 26 triệu USD đó tăng 6,73% so với cùng kỳ năm 2004. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu sang Đức tăng kể từ năm 2003 đến nay. 600 500 2001 400 G i¸ Tr ÞN K 2002 300 2003 200 2004 100 0 Italia Ph¸ p BØ Hµ lan § øc Anh N í c NK Biểu đồ thể hiện mức XK giầy da sang các nước Châu Âu XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM THEO QUỐC GIA NĂM 2003
- Đơn vị tính: triệu USD Quốc gia Giá trị Đài Loan 4.545,00 Anh 45.454,00 Đức 5.454,00 Pháp 54.545,00 Hàn Quốc 54.563,00 2.2.Các tiêu chí đánh gía khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam 2.2.1.Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất do nhiều yếu tố quyết định như: chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị, tình trạng ổn định của công nghệ chế tạo và đặc biệt là chất lượng của đội ngũ lao động. Đối với sản phẩm giày dép Việt Nam, chất lượng chưa thể là nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh bởi rất nhiều hạn chế: hạn chế về chất lượng nguyên vật liệu(vì nguyên vật liệu chủ yếu là nhập từ n ước ngoài), máy móc thiết bị chủ yếu nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan thế hệ những năm 70,80, có trình độ cơ khí hoá nhưng chưa có trình độ tự động hoá, đội ngũ lao động hầu hết không được đào tạo chính quy…Rõ ràng,về chất lượng, giầy dép Việt Nam không thể cạnh tranh được với sản phẩm của Tây âu (đặc biệt là Italia) và Mỹ. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam trên thương trường, cần có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như: đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao trình độ đội ngũ lao động trong ngành… 2.2.2.Giá thành Cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh những thị tr ường đòi
- hỏi cao về chất lượng, còn có rất nhiều thị trường dễ tính hơn về chất lượng nhưng lại đòi hỏi giá cả thấp, mà về điểm này, Việt Nam rất khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Việt Nam hiện vẫn được coi là nước có ưu thế về giá thành do giá nhân công rẻ, song Trung Quốc vẫn có giá thành rẻ hơn. Ngoài yếu tố chi phí lao động thấp, hàng Trung Quốc dễ dàng ra nước ngoài hơn do chính phủ nước này có chính sách ưu đãi khá hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu. Một số nhà xuất khẩu giầy của Việt Nam còn cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc thuận lợi hơn Việt Nam do có được những đàm phán ở cấp chính phủ. Trung Quốc là một thị trường đông dân. Bởi vậy, để đổi lại việc chính phủ Trung Quốc mở cửa thị trường này, các nước khác cũng phải cởi mở hơn đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.Các chuyên gia cho hay giá giầy dép của Trung Quốc thấp hơn giá bán của Việt Nam 30-40%. Việt Nam chỉ có ưu thế cạnh tranh ở những sản phẩm cỡ trung bình. Nói tóm lại, sản phẩm giá rẻ không thể cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc, đặc biệt hiện nay Trung Quốc đã gia nhập WTO 2.2.3.Kiểu dáng, mẫu mã Bên cạnh chất lượng tốt, giá thành hạ, một sản phẩm muốn có khả năng cạnh tranh cao, chiếm được thị phần lớn trên thị trường cần phải có sự đa dạng và phong phú về kiểu dáng và mẫu mã. Nếu sản phẩm có cùng chất l ượng, cùng giá cả thì sản phẩm nào có kiểu dáng và mẫu mã đẹp, hợp với sở thích và thị hiếu của khách hàng thì sản phẩm đó có khả năng tiêu thụ nhanh hơn, dễ dàng hơn. Đặc biệt trong điều kiện ngày nay, mức thu nhập trung bình của xã hội đã được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu của họ ngày càng tăng và luôn luôn biến động. Nhu cầu về thời trang là một nhu cầu tất yếu trong xã hội. Cũng giống như may mặc, nhu cầu thời trang về các sản phẩm giầy dép cũng rất phong phú và đa dạng. Đối với sản phẩm giầy dép Việt Nam, kiểu dáng và mẫu mã còn là một điểm yếu làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường. Kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm giầy dép Việt Nam phần lớn vẫn do bên đặt hàng đưa ra. Gần đây, chúng ta đã đẩy mạnh công tác tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu sở thích của khách hàng, đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, thiết kế mẫu mã nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường đối với sản phẩm giầy dép. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, sản phẩm giầy dép Việt Nam chưa thể cạnh tranh với
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận về 'Thực trạng và giải pháp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại ở thành phố Hà Nội'
14 p | 566 | 153
-
Tiểu luận "Sơ lược đánh giá tình trạng Tăng huyết áp tại xã Minh Lãng- Huyện Vũ Thư- Tỉnh Thái Bình".
39 p | 508 | 94
-
Tiểu luận: Giao thức khởi tạo phiên trong mạng
12 p | 234 | 90
-
Tiểu luận: Dinh dưỡng dành cho người thừa cân, béo phì
34 p | 549 | 78
-
Tiểu luận: Phân tích đánh giá mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
19 p | 371 | 62
-
Đề tài "Cở sở lí luận của việc kiểm tra, đánh giá và soạn thảo đề trắc nghiệm chương “ Động học chất điểm” thuộc chương trình Vật lí 10 nâng cao"
34 p | 246 | 57
-
Tiểu luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải ở công ty cổ phần thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn 1
63 p | 445 | 56
-
TIỂU LUẬN: Nhận xét đánh giá về cấu trúc bộ máy và quy trình kiểm toán của AASC
24 p | 194 | 35
-
TIỂU LUẬN: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần phát triển phát thanh truyền hình
62 p | 127 | 26
-
Tiểu luận: Công tác đánh giá hiệu quả làm việc cuối năm tại bệnh viện Hùng Vương
30 p | 170 | 25
-
Tiểu luận: So sánh- đánh giá logo và phương pháp tiếp cận khách hàng của Pepsi và Abbott
24 p | 153 | 16
-
TIỂU LUẬN: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH TM & DV ô tô Ngọc Khánh
90 p | 88 | 16
-
Tiểu luận Quản trị đánh giá thực hiện công việc: Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel
22 p | 49 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá năng lực canh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
111 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu sau khi Việt Nam gia nhập WTO
121 p | 25 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí
100 p | 2 | 2
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự biến động của Glycoprotein thời kỳ có chửa và Lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy Việt Nam (Bubalus Bubalis)
27 p | 41 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn