intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tìm hiểu các phương pháp bảo quản bằng màng. tình hình ứng dụng phương pháp ở việt nam và trên thế giới

Chia sẻ: Cẩm Nguyên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:37

150
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận "Tìm hiểu các phương pháp bảo quản bằng màng. tình hình ứng dụng phương pháp ở việt nam và trên thế giới" trình bày những phương pháp bảo quản nông sản tiên tiến không thể không kể đến phương pháp bảo quản bằng màng. Một trong những phương pháp được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và đang được ưa chuộng ở việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tìm hiểu các phương pháp bảo quản bằng màng. tình hình ứng dụng phương pháp ở việt nam và trên thế giới

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN  BẰNG MÀNG. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG  PHƯƠNG PHÁP Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ  GIỚI GVHD: Hoàng Thị Trúc Quỳnh NHÓM: 8 Cao Thị Luyên : 2005140795 Phạm Thị Bình :  2005140030 Đỗ Thị thu Huyền: 2005140222 ̣ Đinh Thi Thanh Truc: 2005140683 ́ ̃ ̣ Nguyên Thi Thuy Kiêu: 2005140250 ́ ̀ ­1-
  2. MỞ ĐẦU Lương thực và thực phẩm là vấn đề quan trọng số một của loài người. Do đó tìm cách   nâng cao sản lượng cây trồng và sản xuất ra nhiều thực phẩm là yêu cầu vô cùng cấp   bách. Trong rau hàm lượng nước chiếm 85% đến 95%, chỉ có từ  5% đến 15% là chất  khô, nên rau là đối tượng rất dễ bị hỏng, dập nát khi thu hái, vận chuyển và bảo quản.   Ở các loại hạt lương thực do thành phần dinh dưỡng khá cao là môi trường hấp dẫn   cho các loại vi sinh vật và sâu bọ, côn trùng phát triển.  Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những nước có   rau quả  phong phú và đa dạng nhất trên thế  giới. Các sản phẩm rau quả  của nước ta   không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn trở thành mặt hàng xuất khẩu   được nhiều nước  ưa chuộng. Hàng năm nước ta thu về  hàng trăm triệu USD từ  việc  xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên, việc xuất khẩu vẫn có nhiều hạn chế, mà nguyên nhân  chủ yếu là do tình trạng hư hỏng của rau quả sau khi thu hoạch còn rất cao, chiếm tới   hơn 20% tổng sản lượng. Đây là một tổn thất đáng kể với người nông dân. Trước nhu cầu bức thiết về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, từ nhiều năm nay các  nhà khoa học tâm huyết  ở  trong nước đã không ngừng nỗ  lực thực hiện nhiều công  trình nghiên cứu, nhằm tìm ra cách thức bảo quả rau quả có hiệu quả và phù hợp nhất  với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Một trong những phương pháp bảo quản nông sản tiên tiến không thể  không kể  đến  phương pháp bảo quản bằng màng. Một trong những phương pháp được  ứng dụng  rộng rãi trên thế giới và đang được ưa chuộng ở việt Nam.  Vì vậy nhóm xin được nghiên cứu một số màng dùng trong bảo quản nông sản. Và tìm   hiểu tình hình  ứng dụng phương pháp này trên thế  giới nói chung cũng như   ở  Việt   Nam nói riêng ­2-
  3. MỤC LỤC ­3-
  4. NỘI DUNG I. Tổng quan lí thuyết I.1. Khái niệm cơ bản I.1.1.  Khái niệm nông sản Nông sản là danh từ chung để chỉ các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm sản phẩm cây  trồng như thóc, ngô, đậu, đỗ, sắn, khoai, rau, hoa, quả,…, các sản phẩm vật nuôi như  thịt, trứng, sữa, da, xương…, và một số  sản phẩm nuôi trồng đặc biệt như  nấm, ba   ba, ốc, ếch…(1) I.1.2. Khái niệm về tổn thất nông sản: Nguồn nguyên liêu dùng trong sản xuất thực phẩm chủ yếu là sản phẩm nông sản.  Chất lượng của sản phẩm nông sản luôn biến đổi và biến đổi rất lớn, rất nhanh, dễ  dẫn đến hư hỏng, giảm chất lượng và số lượng. Sự hư hỏng, giảm chất lượng và số  lượng này ảnh hưởng lớn đến công nghiệp chế biến thực phẩm. Hằng năm, tỉ lệ tổn   thất sau thu hoạch của Việt Nam thuộc hàng cao nhất, mất mát trên dưới 3000 tỉ  đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tổn thất lớn như vậy là do công nghệ phục vụ  sau thu hoạch quá lạc hậu, cơ  sở  sản xuất yếu và thiếu, sản xuất manh mún. Quá   trình xử  lí và bảo quản chưa tốt, nông sản chịu tác động của các tác động hóa học,  hóa sinh như: sự thủy phân, sự oxy hóa, sự hóa nâu,…; tác động của các tác  nhân sinh   học như: biến đổi sinh lý nguyên liệu sau thu hoạch, côn trùng, vi sinh vật,…; ngoài  ra, còn chịu tác động của các tác nhân vật lý như: nhiệt độ, không khí, ánh sáng, va  chạm cơ học trong quá trình vận chuyển,… dẫn đến sự hư hỏng của nông sản. (2) ­4-
  5. Tổn thất nông sản  là những sự  thay đổi làm giảm giá trị  của chúng đối với con   người. Tổn thất nông sản có thể  xảy ra trong quá trình thu hoạch, vận chuyển bảo  quản…bao gồm tổn thất về mặt số lượng, khối lượng hay chất lượng. Ở nước ta, tổn thất sau thu hoạch với các sản phẩm hạt là 10%, củ là 10 – 20%, rau   quả là 15 – 30%. Nguyên nhân chính gây ra tổn thất nông sản bao gồm các yếu tố nội   tại như: các biến đổi sinh lý, sinh hóa của nông sản. Hay các yếu tố  bên ngoài như:   các tác động cơ học, những sinh vật gây hại, ánh sáng, độ ẩm , nhiệt độ…(2) I.1.3.  Khái niệm bảo quản nông sản Bảo quản thực phẩm là quá trình nghiên cứu và vận dụng những cách làm chậm hay   làm ngừng lại sự hư hỏng để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong việc duy trì giá trị  dinh dưỡng, cấu trúc và hương vị thực phẩm.(1) Nguyên lý: Bảo quản thường liên quan đến việc tiêu diệt hay ngăn chặn sự phát triển  của vi khuẩn, nấm và các sinh vật khác, cũng như làm chậm lại quá trình oxi hóa của   chất béo nguyên nhân gây ra mùi ôi. Ức chế hoạt động hay làm mất hoạt tính của các   enzyme gây hư hỏng thực phẩm. Nó cũng bao gồm quá trình kìm hãm sự chín tựnhiên   và khử màu có thể xảy ra trong suốt quá trình bảo quản. I.1.4.  Khái niệm bảo quản nông sản bằng màng Màng bảo quản rau quả tươi là vật liệu bao quanh rau quả sau thu hoạch nhằm ngăn   cản sự  tiếp xúc giữa rau quả  tươi và các vi sinh vật phá hủy, khí oxy, hạn chế  một   phần độ   ẩm. Từ  đó rau quả  sẽ  không bị  dập úng, không bị  phá hủy bởi vi sinh vật   hay các tác nhân khác từ môi trường. Hiện nay người ta đã tạo ra rất nhiều loại màng  bảo quản, nhưng chúng ta cần chọn lựa loại màng nào tối ưu nhất (rẻ tiền, dễ kiếm,   không ô nhiễm môi trường…) I.2. Đặc điểm chung của phương pháp bảo quản bằng màng ­5-
  6. Tác dụng của màng. Màng bọc lên bề mặt vỏ trái cây sẽ có tác dụng:  Kìm hãm quá trình hô hấp.  Tạo dáng vẻ.  Ngăn ngừa nấm bệnh xâm nhập.  Làm giảm quá trình thoát hơi nước trên bề  mặt vỏ  trái cây. (Guilbert &   Biquet, 1989) → màng bao sẽ giúp kéo dài thời gian tươi ngon của trái cây sau thu hoạch Đặc tính của màng  Không độc, không mùi vị.  Điều khiển được tính thấm khí và khả  năng ngăn ngừa sự  thoát ẩm của   rau quả đối với môi trường xung quanh.  Có tính đàn hồi, khó bị xé rách(3) II. Các loại màng bảo vệ II.1. Màng polime sinh học Đặc điểm: + Màng polyme sinh học đều có hiệu quả cao  + dễ chế biến thành màng mỏng nhờ công nghệ gia công chất dẻo thông thường + Các màng này hoạt động như chất ức chế ẩm, khí, hương vị và vận chuyển chất  lỏng.  + có thể bao gồm các chất chồng oxy hóa, tác nhân chống vi khuẩn, chất bảo quản  và các chất phụ  gia khác để  tăng tính nguyên vẹn cơ  học hay các đặc tính trong quá   trình xử lý, chất lượng thực phẩm và để thay đổi độ bóng bề mặt. (3) II.1.1. Các loại vật liệu sử dụng trong các lớp phủ ăn được và màng.(3) ­6-
  7. Rất nhiều loại vật liệu khác nhau có thể  được sử  dụng trong các lớp phủ  và công  thức tạo màng. Những mô tả về các loại thành phần chính phổ biến nhất hay các loại  màng được đưa ra dưới đây. II.1.1.1. Các lipit. Lipit bao gồm các nhóm hợp chất kỵ nước, với các ester trung hòa của glycerol và các  acid béo. Chúng cũng bao gồm sáp. Các acid béo và các alcohol thiếu sự toàn vẹn về  mặt cấu trúc và thường bền  ở  dạng tự  do giúp tạo màng tốt. Có bản chất dễ  gẫy,  lipit thường được kết hợp với một cấu trúc mạng lưới của vài hợp chất jhac1 chẳng   hạn như polysaccharide. Các hợp chất lipit vì thế thường xuất hiện trong các lớp phủ  hỗn hợp từ ít nhất hai thành phần. Các mạng lưới củng cố này, nếu được làm từ  các  polymer  ưa nước, có thể   ảnh hưởng đến khả  năng chống chịu của màng đối với sự  vận chuyển hơi nước. Tổng quát, các loại dầu không chống lại sự thấm các loại khí  và hơi nước tốt bằng các dạng sáp rắn. Stearyl  alcohol là vật liệu chống thấm O 2 tốt  nhất. Tóm lại, các lớp phủ  có bao gồm các lipid dạng rắn lên đến 75% có thể  sử  dụng cải thiện vẻ  bề  ngoài của lớp phủ  mà không làm mất đi đặc tính chống  ẩm,  nhưng nếu chỉ dưới 25% dạng rắn, tính thấm sẽ tăng lên. Một số  các loại dầu như: dầu parafin, dầu khoáng, dầu hải ly (castor oil), dầu cải,   acetylate monoglyceride, và các loại dầu thực vật (dầu phộng, dầu bắp, dầu nành) có   thể  được sử  dụng kết hợp với các thành phần khác hoặc sử  dụng riêng để  phủ  các   sản   phẩm   thực   phẩm.   Các   loại   sáp   như:   parafin,   carnauba,   sáp   ong   và   các   sáp   polyethylene cũng có thể sử dụng kết hợp hay độc lập để làm lớp phủ thực phẩm. II.1.1.2.  Các Protein. Các loại protein đã được sử dụng cho các ứng dụng phi thực phẩm nhờ đặc tính tạo  màng của chúng từ  thời cổ  đại dưới dạng các hợp chất keo, sơn da thuộc, các lớp   phủ  giấy và mực. Gần đây hơn, các vật liệu protein, chằng hạn như  protein casein   ­7-
  8. của sữa và protein zein của bắp đã được dùng làm màng phủ ăn được cho các loại thịt   xay, cũng như các loại hạt và sản phẩm bánh ke. Các lớp màng protein có nguồn gốc   thực   vật   bao  gồm   zein   bắp,   gluten  bột   mì,   protein   đậu  nành,   protein  đậu  phộng.   Keratin, collagen, gelatin, casein và protein whey sữa là những loại màng có nguồn gốc  động vật. Điều chỉnh giá trị  pH của các lớp màng protein có thể  làm thay đổi dạng   màng và tính thấm. Hầu hết các màng protein thì hút nước và vì thế không phải là vật   cản  ẩm tốt. Tuy nhiên các màng protein khô như  zein, gluten bột mì, và đậu nành thì  có tính thấm O2 kém. II.1.1.3. Các cacbohydrate. Polysaccharide được sử  dụng trong thực phẩm với tác dụng làm đặc, làm bền, tác   nhân tạo gel và nhũ hóa. Chúng cũng có thể là các tác nhân để sản xuất những màng  ưa nước từ những nguồn dồi dào và có thể phục hồi với rất nhiều dạng có tính dẻo,   tương đối ít thấm khí, nhưng lại kém chống nước. a. Xenlulozo. Xenlulozo là dạng polysacchride chiếm số lượng nhiều nhất, là một thành phần chính  cấu tạo nên thành tế  bào. Xellulozo được cấu tạo bởi các đơn phân là các phân tử  glucose liên kết với nhau bằng liên kết  β­1,4. Dưới trạng thái tự  nhiên, xenlulozo  không   tan   trong   nước,   nhưng   những   dẫn   xuất   của   chúng   như   Natri­  carboxymethylcellulose (CMC), methylcellulose (MC), hydroxypropyl cellulose (HPC)  và hydroxypropyl methylcellulose (HPMC) thì tan trong nước. Các loại dẫn xuất này  có các tính thấm nước và khí khác nhau và là những chất tạo màng tốt. CMC và MC   không độc, được sản xuất  ở  Mỹ  và hầu hết các quốc gia Châu Âu. HPC và HPMC   không được phép sử  dụng cho thực phẩm  ở  nhiều quốc gia. Vài loại màng thương   phẩm được sản xuất từ  xenlulozo như, TAL Pro­long (Courtaulds Group, London),   Semperfresh (United Agri Products, Greeley, Co) và Nature Seal (EcoScience Corp,  Orlando, FL).   Một số  sản phẩm từ  xenlulozo khác được gọi là sợi cellulo (cellulo  ­8-
  9. fiber), sản phẩm này được tạo nên từ  vi khuẩn xenlulozo qua quá trình lên men hiếu   khí xenlulozo của chủng Acetobacter.  b. Pectin. Pectin là một polymer của các acid polygalacturonic và ester methyl của chúng. Pectin  có nhiều ở quả, củ hoặc thân cây. Trong thực vật, pectin tồn tại dưới hai dạng: dạng  protopectin không tan, tồn tại chủ yếu  ở thành tế  bào, và dạng hòa tan pectin tồn tại   chủ  yếu  ở  dịch tế  bào. Về  mặt cấu tạo,  Pectin là các polysaccharide, mạch thẳng,  cấu tạo từ  sự  liên kết giữa các mạch của phân tử  acid D­galacturonic C6H10O7, liên  kết với nhau bằng liên kết 1,4­glucoside. Trong đó một số gốc acid có chứa nhóm thế  methoxyl (­OCH3). Chiều dài của chuỗi acid polygalacturonic có thể  biến đổi từ  vài   đơn   vị   tới   hàng   trăm   đơn   vị   galacturonic.   Pectin   phân   làm   hai   loại.   HMP   (High   Methoxyl Pectin): Nhóm có chỉ số methoxyl cao: MI >7%, trong phân tử pectin có trên   50% các nhóm acid bị ester hóa (DE >50%). LMP (Low Methoxyl Pectin): Nhóm có chỉ  số  methoxyl thấp: MI 
  10. trọng lượng phân tử  cao gồm các đơn vị  N­acetyl­D glucosamin được nối với nhau  bởi các liên kết  β­D 1­4. Nó là một loại vật liệu không tan giống xelulozo và phản  ứng hóa học thấp. Giống như xenlulozo, nó cũng có chức năng như  một polysaccarit   tạo cấu trúc. Nó có nhiều trong giáp xác, côn trùng, nấm, vỏ tôm, cua. Vỏ xương của   các loài  giáp xác này chứa khoảng 75% canxi cabonat và 15­20% chitin. Về tác dụng   tạo màng và đặc tính tạo màng của chitin và chitosan sẽ được đề cập trong phần ứng   dụng. d.  Tinh bột. Tinh bột là polysaccarit dự  trữ chủ yếu của thực vật bậc cao có trong hạt, củ, rễ  và  một lượng nhỏ trong thân và lá. Nó tồn tại dưới dạng không tan trong nước, các hạt  hình cầu với hình dạng, kích thước và phân bố  kích thước đặc trưng cho từng loại   thực vật. Các vật liệu từ tinh bột (amylose, amylopectin và các dẫn xuất) đã được sử  dụng để  tạo nên các lớp phủ. Những màng này được cho là bán thẩm thấu với khí  CO2  nhưng lại không thấm O2. Hầu hết tinh bột  đều gồm 25% amylose  và 75%  amylopectin, trừ  tường hợp bắp lai ghép, có tỷ  lệ  50%­80% amylose. Trong hai loại  này, amylose thì tạo màng tốt hơn. Vài loại dẫn xuất, chẳng hạn như hydroxylpropyl   amylose, cho thấy tính thấm O2 chậm , tan mạnh hơn trong nước và có đặc tính kéo  giãn tốt. tuy nhiên lại kém bền với hơi nước. Các dextrin cũng được sử  dụng tạo  màng. Các lớp phủ  từ  các polymer này có tính thấm hơi nước chậm hơn so với các  màng được làm từ tinh bột. Một loại màng trên cơ sở tinh bột đã được sản xuất thành công trong thương mại là   dạng dẹt­ một phát minh bắt nguồn từ  người Nhật đó là một loại màng trên cơ  sở  tinh bột được chế tạo từ bột gạo bổ sung một lượng nhỏ gôm thực vật. Hồ loãng sau   đó được sấy trống ở 1020C trên trục gia nhiệt. Nó tạo ra màng mỏng và cần được bảo  quản ở độ ẩm được kiểm soát nghiêm ngặt để tránh giòn vỡ. e. Aloe Vera ­ nha đam. ­10-
  11. Gel nha đam đã được sử dụng để phủ nho tươi và kép dài thời gian sử dụng chúng lên   khoảng 35 ngày tại 10C. loại gel thể hiện tính chất như một màng chắn đối với O 2 và  CO2, tạo nên một dạng màng kiểu MA, và cũng có khả năng chống ẩm, và chính vì lý   do đó giảm được việc mất khối lượng, hóa nâu, mềm nhũn, và sự phát triển của nấm  men cũng như nấm mốc. Dạng vật liệu này được nhận thấy có chứa các chất chống   vi sinh vật và vì vậy chống đươc thối rữa. Aloe veera chứa các cacbohydrate malic   acid­acetylat (bao gồm các  β­1­4­glucomanna) được chứng minh rằng có tính chống  viêm. II.1.2. Các phụ gia và chất xử lý thêm vào công thức màng. Các chất khác thêm vào màng hay lớp phủ ăn được bởi hai lý do cơ bản. Một là để cải   thiện cấu trúc, cơ chế và điều chỉnh các đặc tính của lớp phủ. Lý do thứ hai là để cải  thiện chất lượng, mùi vị, màu sắc cũng như  các đặc tính tự  nhiên của các sản phẩm  được phủ II.1.2.1. Chất làm mềm dẻo, chất nhũ hóa và chất hoạt động bề mặt..  Chất làm mềm dẻo: glycerol, sorbitol, manital, propylene glycol và polyglyceride Chất nhũ hóa và Chất hoạt động bề  mặt: Chất nhũ hóa có thể  phân loại thành các  tác nhân hoạt động bề mặt hay chất ổn định phân tử lượng lớn. II.1.2.2. Các tác nhân diệt nấm và khống chề sinh học Các tác nhân diệt nấm: thuốc Benomyl, imazalil, và thiabendazole (TBZ), Các tác nhân khống chế  sinh học : Biosave (EcoScience Corp.,Orlando,FL) chứa các  vi khuẩn  đối kháng (Pseudomonas syringae), và Aspire® (Ecogen Corp.  Langhorne,  PA), chứa một loại nấm men đối kháng (Candida oleophila) để  kiểm soát quá trình   thối rữa ở táo và các quả họ citrus. II.1.2.3. Chất bảo quản Các chất bảo quản hóa học như  muối, nitrit và sulfit đã được sử  dụng từ  rất lâu  nhằm kéo dài thời gian sử  dụng cho các sản phẩm thực phẩm. Các lớp phủ  cũng có   ­11-
  12. thể đóng vai trò như một chất mang các tác nhân chống vi sinh vật trong quá trinh xử  lý   thực   phẩm:  Các   Benzoate,   Các   Sorbate,   và   những   acid   hữu   cơ   chuỗi   ngắn   khác,Parabens, Sulfite II.1.2.4. Các xử lý điều hòa sinh trưởng và các chất khoàng. a. Canxi. Canxi có rất nhiều mục đích sử  dụng cho các công đoạn sau thu hoạch. Các sản  phẩm sau thu hoạch nhúng vào dung dịch Canxiclorua (CaCl2) có thể  giảm được các  biểu hiện như  vị  đắng hoặc các vế  cắt bị  thâm trên táo. Canxi hay CaCl2 nhúng hoặc  thấm qua trên toàn bộ  hoặc các trái cây đã cắt cho thấy có thể  tăng độ  bền cho táo,   đào, việt quất và dâu tây, cũng như  làm chậm quá trình chín và thối của bơ, xoài, táo,  lê, đào, dâu tây và khoai tây. b. Điều hòa sinh trưởng. Các polyamine putrescine và spermidine làm thay đổi cấu trúc khi chúng thấm vào táo.   Spermine và spermidine làm tăng độ  bền vững cho các lát dâu tây. Các chất điều hòa   sinh trưởng như 2,4­dichlorophenoxyacetic acid (2,4­D) và 2,4,5­trichlorophenoxyacetic  acid (2,4,5­T) được thêm vào lớp sáp bao trái cây như các chất chống lại quá trình lão  hóa nhằm kéo dài thời gian bảo quản của các loại quýt. Maleic hydrazide (250ppm) và  2,4­D được thêm vào lớp sáp nhũ hóa nhằm làm chậm quá trình chín của xoài. Acid  Gibberellic (150ppm) nhằm tránh quá trình mọc mầm của củ khoai lang trong 1 tháng. II.2. Màng bán thấm có nguồn gốc protein(4) a. Đặc điểm: Protein để  làm màng thực phẩm có thể  tách chiết từ  ngô (zein), lúa mỳ  (gluten), đỗ  tương, colagen (gelatin), hoặc từ sữa (casein). Bản chất của màng protein: tạo màng là kết quả  của quá trình tương tác giữa các   chuỗi protein thông qua các tương tác điện, liên kết hydro, lực liên kết van der waals,   liên kết cộng hóa trị, cầu nối disulfua... Các protein có hả năng tạo màng khi cấu trúc   ­12-
  13. của nó có chứa các tính chất trên và thành phần của nó có chứa các loại acid amin như:   các acid amin không phân cực, acid amin phân cực, acid amin mang điện tích. Màng bọc thực phẩm và màng phủ  thực phẩm được tạo ra từ  ba thành phần ch ính:  protein, chất dẻo và dung môi. b. Ứng dụng: Bọc các loại thực phẩm như: cà chua (màng Zein); màng táo lát, khoai tây (gutalen và   protein đậu nành); làm màng bao trái cây chế biến (protein từ sữa); bọc xúc xích, jam   bông,...(màng collagen) c. Ưu, nhược điểm: Sự  trao đổi khí lại rất thuận lợi cho việc làm chậm quá trình chín mà không gây ra  hiện tượng hô hấp yếm khí. Màng protein giúp tăng độ láng bóng bề mặt, chống lại sự  oxi hóa và sự phát triển của mùi không mong muốn. Khả năng chống mất nước của chúng bị hạn chế II.3. Màng bán thấm làm từ chất béo(4) a. Đặc điểm Một số  chất béo được sử  dụng hiệu quả  trong việc tạo màng là sáp ong, dầu   khoáng, dầu thực vật, sáp carnauba từ  lá cọ   ở  Brazil, sáp cám gạo và có thể  là  sáp tổng hợp như parafin và polyethylen là những sản phẩm tinh luyện dầu mỏ,   chất nhựa tự nhiên như cánh kiến, nhựa cây. Chất béo thường có khả năng hòa  tan oxy có giới hạn do có sự có mặt của các lỗ cực nhỏ và khả năng hòa tan cao.   Màng bán thấm lipid được chia thành nhiều nhóm nhỏ sau: Màng làm từ sáp (wax) hoặc dầu: màng sáp hoặc dầu bao gồm paraffin, sapsong,   sáp polyethylene và dầu khoáng. Màng chống tác dụng của nấm, hạn chế sự  hô hấp  chín, sự bốc hơi của quả. ­13-
  14. Màng bán thấm làm từ  axit béo và monoglyceride:axit béo có thể  chiết xuất từ  dầu thực vật trong khi đó monoglrceride được tạo thành bởi việc trans­ester hóa glycol  và triglycerides. Dịch nhũ tương:Nhiều chất nhũ hóa được sử dụng trong dung dịch màng sáp đều  có   nguốn   gốc   từ   glycerol   và   acid   béo.   Chất   nhũ   tương   được   thương   mại   hóa   là   polyglycerols­polystearate. Màng hỗn hợp và màng kép: lớp màng nề được tạo ra trước và bao bọc bề  mặt  thực phẩm sau đó tới lớp mạng lipid được tạo lên trên đó. Lớp nền có tác dụng giữ  cho lớp màng lipid  ổn định trên bề  mặt thực phẩm. Lớp màng nền thường được sử  dụng là protein và phải có độ keo nhất để có thể tồn tại trên bề  mặt thực phẩm. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo màn thực phẩm:  − Hóa chất tự nhiên và nồng độ các thành phần − Thành phần lipid đến trạng thái vật lý và cấu trúc màng − Cấu trúc màng lên tính rào cản − Độ dày lớp màngđặc tính của các phân tử thẩm thấu − Gradient nồng độ nước − Nhiệt độ b. Ứng dụng: Được sử dụng làm chất bôi trơn hay dầu bôi trơn để  ngăn cản màng thực phẩm dính  vào nhau hay dính vào các bề mặt khác như vật liệu bao gói. Phủ lên thịt lớp chất béo để kéo dài thời gian sử dụng (phương pháp Larding) ­14-
  15. Phủ  lên các loại thực phẩm để  giảm sự  biến đổi màu của các loại thực phẩm tươi  sống, sáp tạo lớp màng trong suốt đẹp mắt, giảm hư  hại do va chạm cơ học xuống   mức thấp nhất. c. Ưu, nhược điểm: làm giảm mất nước tốt do tính phân cực của chúng thấp, ngoài ra màng chất béo còn   làm giảm quá trình hô hấp nhờ đó kéo dài thời gian bảo quản và cải thiện chất lượng   cảm quan bên ngoài cho rau quả bằng cách tạo lớp vỏ láng bóng. II.4. Màng cacbohydrate 2.4.1 Màng chitosan(5) a. đặc điểm  Cấu trúc màng Chitosan:  Chitosan là một amoni polysacharide. Công thức cấu tạo của chitosan khá giống với  chitin và xellulose, nhưng chitin chỉ tan trong một số ít hệ dung môi còn chitosan tan   dễ trong các acid hữu cơ thường dùng là acid acetic nên được ứng dụng nhiều. ­15-
  16. Chitosan là một polyme hữu cơ có cấu trúc tuyến tính từ các đơn vị β­D­glucosamin   liên kết với nhau bằng liên kết β­1,4 glucozit Chitosan là một polyme sinh học có hoạt tính sinh học cao, đa dạng, dễ hòa hợp vào  cơ  thể  sinh vật, có tính kháng nấm và khả  năng tự  phân hủy, khi tạo thành màng   mỏng có tính bán thấm chống nấm... nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác  nhau như y hoc, mỹ phẩm, bảo vệ môi trường, bảo quản rau tươi...  Nguồn gốc - Chitosan là một dạng chitin  đã bị  khử  acetyl: chitin – sau khi tách chiết được  diacetyl hóa với kiềm hoặc được enzym hóa bằng một chủng enzym đặc biệt sẽ  cho chitosan. ­16-
  17. - Chitin là thành phần cấu trúc chính trong vỏ  (bộ  xương ngoài) của các động vật   không xương sống trong đó có các loài giáp xác (tôm, cua).  Đặc tính của chitosan  Là polysacharide có đạm không độc hại, khối lượng phân tử lớn.  Là một chất rắn, xốp, nhẹ, hình váy, có thể xay nhỏ theo các kích cỡ khác nhau.  Chitosan có màu trắng hay vàng nhạt, không mùi vị.  Không tan trong nước, kiềm và acid đậm đặc nhưng tan trong acid loãng (pH6),   tạo dung dịch keo trong, có khả  năng tạo màng tốt, nhiệt độ  nóng chảy 309 oC –  311oC.  Tác dụng của chitosan - Phân hủy sinh học dễ hơn chitin. - Chitosan và các dẫn xuất của chúng đều có tính kháng khuẩn như ức chế một số  loài vi khuẩn như E. coli, diệt được một số loại nấm hại dâu tây, cà rốt, đậu và có   tác dụng tốt trong bảo quản các loại rau có vỏ cứng bên ngoài. ­17-
  18. - Khi  dùng màng  chitosan  dễ   điều  chỉnh  độ   ẩm,   dễ  thoáng  không khí  cho thực  phẩm. - Màng chitosan khá dai, khó xé rách, có độ bền tương đối với một số loại chất dẻo   vẫn được dùng làm bao gói. - Làm chậm quá trình bị thâm rau quả. Rau quả bị thâm là do quá trình lên men tạo   các sản phẩm polyme hóa của oquinon. Nhờ  bao gối bằng màng chitosan mà  ức  chế được hoạt tính oxy hóa của các polyphenol, làm thành phần của anthocyamin,  flavonoid và tổng hợp các chất phenol ít biến đổi, giữ cho rau quả tươi lâu hơn. Cách tạo màng chitosan - Chitosan được nghiền nhỏ bằng máy để gia tăng bề mặt tiếp xúc. - Pha dung dịch chitosan 3% trong dung dịch acid acetic 1,5%. - Sau đó bổ  sung chất phụ  gia PEG – EG 10% (tỷ lệ 1:1) vào và trộn đều lên một   ống inox đã được nung nóng ở nhiệt độ 64­65oC (ống inox được nâng nhiệt bằng  hơi nước). - Để khô màng trong vòng 35 phút rồi tách màng. Lúc này người ta thu được một vỏ  bóng có màu vàng ngà, không mùi vị, đó là   màng chitosan b. Ưu điểm của màng chitosan - Dễ phân hủy sinh học. - Có nguồn gốc từ vỏ tôm – phế thải trong chế biến thủy sản, rất dồi dào, rẻ tiền,   có sẵn quanh năm, nên rất thuận tiện cho việc cung cấp chitin và chitosan. ­> bảo  vệ môi trường do xử lí chất thải từ vỏ tôm. ­18-
  19. - Khi  dùng màng  chitosan  dễ   điều  chỉnh  độ   ẩm,   dễ  thoáng  không khí  cho thực  phẩm. - Trong môi trường thích hợp sẽ dễ hòa tan, tao ra dung dịch có độ nhớt độ dính cao,  có khả năng đông tủa các hạt vô cơ cũng như thành phần hữu cơ khác. c. Ứng dụng của màng chitosan Trong thực phẩm màng chitosan được  ứng dụng  trong việc bảo quản các loại rau quả  như  đào,  dưa chuột, đậu, kiwi...Ngoài ra màng chitosan còn  được  ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như  y học,  xử  lí nước thải, công nghiệp nhuộm, giấy, mỹ  phẩm.... 2.4.2. Màng tinh bột(5)(3) a. đặc điểm   Cấu trúc của tinh bột và màng tinh bột Tinh bột là một polysaccharide, gồm 2 thành phần là amylose và amylopectin. Amylose  có cấu trúc mạch thẳng, cấu tạo từ  α­D­glucose (1,4) glycosid và Amylopectin có cấu  trúc phân nhánh, cấu tạo từ α­D­glucose (1,4) glycosid và (1,6) glycosid. Tỷ lệ amylose   và amylopectin từ các nguồn khác nhau thì khác nhau. Nhờ mạch thẳng mà amylose có  kết cấu chặt hơn amylopectin. ­19-
  20. Màng tinh bột có thể được tạo từ bất kì loại tinh bột nào có chứa amylose.  Nguồn gốc Tinh bột có nhiều trong ngũ cốc, các hạt họ đậu, các loại củ và được sử dụng rộng rãi   trong công nghiệp thực phẩm. Tinh bột từ lúa mì, bắp, khoai tây thường có hàm lượng amylose thấp hơn tinh bột từ  các hạt họ đậu.  Tính chất của màng tinh bột - Màng tinh bột không mùi, không màu, không vị. ­20-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2