Tiểu luận: Tính độc lập của ngân hàng trung ương
lượt xem 158
download
“Có 3 phát minh vĩ đại từ khi bắt đầu sự sống của loài người: lửa, bánh xe và Ngân hàng Trung ương" - Will Rogers, một nhà văn hài hước người Mỹ đã vui tính tổng kết như thế. Từ một góc nhìn cụ thể của nền kinh tế hàng hoá về Ngân hàng Trung ương (NHTW), đa số chúng ta nhất định phải thốt lên: Đúng vậy! NHTW như chúng ta biết ngày nay thực sự là một trong những phát minh lớn nhất trong thế kỷ 20 - Lần đề cập đầu tiên được ghi nhận bằng tiếng Anh với khái niệm là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tính độc lập của ngân hàng trung ương
- Tiểu Luận TÍNH ĐỘC LẬP NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG Giảng viên: Nhóm Thực hiện: F6
- Mục Lục NỘI DUNG ........................................................................................................................................ 2 I. SỰ RA ĐỜI NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG VÀ CHỨC NĂNG NHTW ................................... 3 1.Tìm hiểu về Ngân hàng Trung ƣơng ............................................................................................... 3 2. Sự ra đời Ngân hàng Trung ƣơng và chức năng Ngân hàng Trung ƣơng...................................... 7 a) Sự ra đời của Ngân hàng Trung ƣơng ............................................................................................ 7 B) Bản chất NHTW ........................................................................................................................... 8 C) Chức năng của Ngân hàng Trung ƣơng ........................................................................................ 8 Phát hành tiền tệ ......................................................................................................................... 8 Ngân hàng của các tổ chức tín dụng .......................................................................................... 8 Ngân hàng của Chính phủ .......................................................................................................... 9 II. Vài nét về tính độc lập của NHTW ............................................................................................... 9 Tính độc lập của NHTW .................................................................................................................... 9 Ổn định giá cả của nền kinh tế ......................................................................................................... 10 3. Kinh nghiệm Ngân hàng dự trữ của newzealand ......................................................................... 11 3. Thành công của Ngân hàng Dự trữ New Zealand ....................................................................... 12 III. Tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay và một số đề xuất ................................................ 14 1. Tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay ................................................................................ 14 Các bằng chứng thực nghiệm........................................................................................................... 15 Quan hệ với thâm hụt Ngân sách: .................................................................................................... 16 Đã đến lúc Việt Nam cần một NHTW độc lập hơn. .................................................................... 16 Kết luận ............................................................................................................................................ 18 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong thực thi CSTT ......................................... 19 NỘI DUNG I. Sự ra đời Ngân hàng Trung ƣơng và chức năng Ngân hàng Trung ƣơng 1. Tìm hieåu veà ngaân haøng Trung öông 2. Sự ra đời NHTW, Bản chất và chức năng Ngân hàng Trung ƣơng II.Vài nét về tính độc lập của NHTW 1.Tính độc lập của NHTW 2. Ổn định giá cả của nền kinh tế 3. Kinh nghiệm của Ngân Hàng dự trữ Newzealand III.Tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay và một số đề xuất 1. Tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay 2. Một số đề xuất
- I. SỰ RA ĐỜI NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG VÀ CHỨC NĂNG NHTW 1.Tìm hiểu về Ngân hàng Trung ƣơng “Có 3 phát minh vĩ đại từ khi bắt đầu sự sống của loài ngƣời: lửa, bánh xe và Ngân hàng Trung ƣơng" - Will Rogers, một nhà văn hài hƣớc ngƣời Mỹ đã vui tính tổng kết nhƣ thế. Từ một góc nhìn cụ thể của nền kinh tế hàng hoá về Ngân hàng Trung ƣơng (NHTW), đa số chúng ta nhất định phải thốt lên: Đúng vậy! NHTW nhƣ chúng ta biết ngày nay thực sự là một trong những phát minh lớn nhất trong thế kỷ 20 - Lần đề cập đầu tiên đƣợc ghi nhận bằng tiếng Anh với khái niệm là "NHTW - Centrol Bank" vào năm 1873 do Walter Bagehot, sau này là Tổng biên tập của tờ báo The Economist Anh quốc, ngƣời đã sử dụng cụm từ “Centrol Bank” để đề cập đến một Ngân hàng có sự độc quyền trong việc phát hành giấy bạc Ngân hàng, và trụ sở chính của nó cần phải đặt tại Thủ đô hoặc Trung tâm tài chính của một quốc gia. Chỉ trong thời gian 50 năm sau đó và nhất là từ giữa thế kỷ 20 đến nay, thuật ngữ này đã đƣợc sử dụng rộng rãi trên phạm vi quốc tế. Vào những năm đầu thế kỷ 20, trên thế giới chỉ có 18 NHTW, thì hiện nay con số này đã là 173 NHTW. Nhiệm vụ ban đầu của NHTW không phải là việc thực thi CSTT hay hỗ trợ hệ thống các Ngân hàng Trung gian, mà chỉ đơn giản là tài trợ cho chi tiêu của Chính phủ. NHTW lâu đời nhất trên thế giới là Ngân hàng Thụy Điển, đƣợc thành lập vào năm 1668 và sứ mệnh ban đầu đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ để bù đắp các khoản chi tiêu quân sự. NHTW thứ hai là NHTW Anh quốc đƣợc thành lập năm 1694 nhằm t ài trợ cho cuộc chiến tranh với Pháp Hoa Kỳ đã quản lý nền kinh tế của mình mà không có NHTW cho tới đầu thế kỷ 20. Các Ngân hàng tƣ nhân thƣờng phát hành những đồng tiền giấy và tiền xu của bản thân. Hậu quả là các cuộc khủng hoảng Ngân hàng đã diễn ra khá thƣờng xuyên. Chỉ riêng ở nƣớc Mỹ vào năm 1791 có tới 7000 loại tiền - Đã làm ách tắc sản xuất, lƣu thông. Ngƣời có đủ năng lực giải quyết mâu thuẫn này chính là Nhà nƣớc và từ đây Nhà nƣớc đã can thiệp với mức độ nhất định vào hoạt động Ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật chỉ cho phép một số Ngân hàng đủ điều kiện qui định mới đƣợc phép phát hành kỳ phiếu Ngân hàng. Nhƣng sau thời kỳ các cuộc khủng hoảng trầm trọng diễn ra liên tục, Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ mới đƣợc thành lập vào năm 1913 để trở thành NHTW duy nhất đƣợc phát hành tiền tại Mỹ và chủ yếu giữ quyền lực trong giám sát các Ngân hàng và hoạt động với tƣ cách là ngƣời cho vay cuối cùng. Ngày nay Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ là một trong số ít những NHTW vẫn còn giữ trách nhiệm giám sát Ngân hàng; tại phần lớn các quốc gia trên thế giới thì công việc này đã đƣợc giao cho một Uỷ Ban độc lập của Nhà nƣớc. Thời kỳ các NHTW đƣợc gọi là bƣớc vào thời kỳ NHTW hiện đại chính là từ khi
- hoạt động của các NHTW tập Trung chức năng, quyền lực tối cao vào việc thực thi chính sách tiền tệ. Bắt đầu cho thời kỳ này cũng mới rất gần đây, vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, khi mà mối liên hệ ban đầu giữa tiền và vàng cuối cùng đã bị phá vỡ và hệ thống về chế độ tỷ giá hối đoái cố định bị sụp đổ hoàn toàn vào năm 1971. Khi các quốc gia dựa vào chế bộ bản vị vàng hay các tỷ giá bị cố định thì chính sách tiền tệ bị thúc ép bởi nhu cầu duy trì các cân đối hàng – tiền. Chỉ từ khi các tỷ giá hối đoái đã đƣợc phép thả nổi thì mỗi quốc gia đã có thể bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ của riêng mình dựa chủ yếu trên quan hệ cung – cầu của bản thân tiền tệ. Đầu tiên, các chính phủ của các quốc gia nắm giữ quyền kiểm soát chặt chẽ các phƣơng tiện kiểm soát tiền tệ, Chính phủ luôn “ra lệnh” cho các NHTW phải thay đổi lãi suất cho phù hợp với tình hình. Nhƣng khi lạm phát liên tục bùng nổ, Chính phủ mới nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc duy trì tính độc lập của NHTW trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Các nhà chính trị dƣờng nhƣ cố tạo ra một sự bùng nổ (đột biến) trƣớc khi có cuộc bầu cử, hy vọng rằng lạm phát sẽ không gia tăng cho đến sau khi cuộc kiểm phiếu đã hoàn tất, nhƣng một NHTW độc lập cách biệt với những sức ép chính trị sẽ phải ƣu tiên thƣờng xuyên, thậm chí duy nhất về mục tiêu hoạt động trong việc bình ổn giá cả. Do vậy, nếu có đƣợc một sự độc lập với Chính phủ, thì các chính sách sẽ trở nên linh hoạt hơn, ngƣời lao động và các Doanh nghiệp sẽ điều chỉnh mức lƣơng và giá cả cho phù hợp với việc thắt chặt về chính sách. Những cuộc tranh luận diễn ra, sức ép của thị trƣờng thông qua các quan hệ lợi ích của ngƣời sử dụng tiền sẽ buộc NHTW phải cắt giảm lạm phát tới mức tổng thiệt hại phải là nhỏ nhất về sản lƣợng, thu nhập và công ăn việc làm. Do vậy, nhiều công trình nghiên cứu trong những năm đầu thập niên 1990 đã thừa nhận rằng những quốc gia có NHTW độc lập thực sự thì tại quốc gia đó có xu hƣớng là mức lạm phát sẽ ở mức đủ thấp một cách hợp lý nhất. Tuy nhiên cho đến nay hầu nhƣ chƣa có một NHTW nào là độc lập hoàn toàn. Trƣớc khi NHTW châu Âu ECB đƣợc thành lập, Ngân hàng Trung ƣơng Đức là Ngân hàng có tính độc lập cao nhất trên thế giới, nhƣng Chính phủ Đức vẫn đã bỏ qua lời khuyên của Ngân hàng này trong việc thiết lập một cơ chế tỷ giá thích hợp cho việc thống nhất tiền tệ, và sau đó nƣớc Đức đã phải gánh chịu những sức ép về lạm phát. Các NHTW khác, nhƣ Ngân hàng Anh quốc, đƣợc trao sự độc lập hoàn toàn trong việc thiết lập chính sách tiền tệ, nhƣng mục tiêu lạm phát lại do Chính phủ đề ra. Các NHTW độc lập hầu nhƣ kiểm soát đƣợc mức lạm phát thấp hơn những dự đoán của các Bộ trƣởng tài chính. Nhƣng sự độc lập này không phải là phƣơng thuốc chữa bách bệnh: NHTW cũng sẽ có thể mắc các sai lầm. Một ví dụ minh hoạ đó là Ngân hàng Reichsbank của Đức vẫn độc lập nhƣ luật định khi mà nƣớc Đức rơi vào thời kỳ siêu lạm phát trong những năm 1923 -1927. Đơn giản là khi nền sản xuất vì lý do bất khả kháng đã rơi vào tình trạng kiệt quệ, ngƣời dân không thể kiếm đƣợc đủ ăn hàng ngày khi trong tay đang sẵn có tiền thì tiền cũng trở nên vô nghĩa! Hàng do đó mới là cái quyết định sức mua của tiền, còn tiền chỉ là chuẩn mực của phân phối khi
- mà nền kinh tế có đầy đủ cái để phân phối và một cơ chế thị trƣờng. Thời xa xƣa, các thủy thủ khi đi biển đều mang một niềm tin rằng Trái đất bằng phẳng và lo lắng sẽ có lúc họ bị rơi ra khỏi bờ của Trái đất. May thay, việc phát hiện ra Trái đất hình tròn đã xoá đi nỗi u uất đó. Những tƣ tƣởng kinh tế về chính sách tiền tệ và lạm phát cũng xảy ra tƣơng tự nhƣ vậy. Rút cuộc là nền sản xuất nói chung chứ không phải bản thân NHTW cứu vãn đƣợc điều đó. Tuy vậy, sự phát minh ra NHTW không phải ngẫu nhiên mà đƣợc ví nhƣ một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài ngƣời! Lịch sử đã sàng lọc tự nhiên và suy tôn một Ngân hàng thông thƣờng thành NHTW với tƣ cách là Ngân hàng giỏi nhất trong các Ngân hàng hiện có, đƣợc Nhà nƣớc và cộng đồng giao cho quyền lực phát hành duy nhất đồng tiền quốc gia và chi phối tất cả các định chế Trung gian tài chính còn lại thông qua các nghiệp vụ của mình – Các nghiệp vụ có lợi nhuận và vô vị lợi đều mang tính Nhà nƣớc và bị cộng đồng kiểm soát trở lại đối với NHTW bằng sự ổn định hay không sức mua của đồng tiền do NHTW phát hành. Trong thập niên 1960, chính sách tiền tệ đã đƣợc chứng minh là tác nhân trực tiếp có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nền tảng lý thuyết của cơ sở này là đƣờng cong Phillips, đặt tên theo Bill Phillips, nhà kinh tế học ngƣời New Zealand theo học tại trƣờng Đại học Kinh tế London. Ông Phillips, cũng là một kỹ sƣ cơ khí, đã tạo ra một cỗ máy nhằm biểu diễn cơ chế hoạt động của các nền kinh tế, sử dụng nƣớc để biểu thị khái niệm về tính lỏng. Năm 1958 ông ta đã khởi xƣớng một công trình nghiên cứu trong đó chỉ ra rằng trong giai đoạn 1861 đến 1957, một số dạng của sự thoả hiệp giữa việc tăng lƣơng và thất nghiệp dƣờng nhƣ đã đƣợc sử dụng ở nƣớc Anh: khi tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát thấp. Điều đó dƣờng nhƣ đã làm chúng ta ngộ nhận để suy đoán rằng các NHTW có thể thƣờng xuyên cắt giảm đƣợc tỷ lệ thất nghiệp thông qua việc nới lỏng tỷ lệ lạm phát? Một thập niên sau đó, Milton Friedman và Edmun Phels, đã thách thức với lý thuyết này. Về sự thoả hiệp giữa lạm phát và thất nghiệp, hai nhà khoa học này cho rằng, chỉ có tính xu hƣớng đúng trong ngắn hạn, và rằng đó không phải là một qui luật. Các nhà kinh tế này đã chứng minh: Một khi mọi ngƣời đều thấm đẫm mồ hôi bởi tỷ lệ lạm phát cao hơn, họ sẽ đòi hỏi tiền lƣơng cao hơn. Đến lƣợt nó, sức mua của một đơn vị tiền tệ nhỏ đối với mệnh giá cũ cũng sẽ là quá trình xoá dần những “ân huệ” tăng lƣơng trƣớc đó và thất nghiệp vì vậy sẽ tăng trở lại lên tới tỷ lệ "thất nghiệp tự nhiên". Sức mua của một đơn vị tiền tệ do đó có khả năng đo lƣờng hiệu quả của thị trƣờng lao động. Nghĩa là sẽ không có và không thể ảo tƣởng về sự thoả hiệp mang tính lâu dài giữa lạm phát và thất nghiệp: Trong dài hạn, chính sách tiền tệ sẽ quyết định trạng thái của lạm phát. Nếu các nhà hoạch định chính sách ra sức cố gắng duy trì thất nghiệp dƣới mức thất nghiệp tự nhiên, thì lạm phát sẽ bị đẩy lên cao hơn ngoài ý chí chủ quan mong muốn. Đúng nhƣ hai ông Friedman và Phelps đã dự đoán, mức lạm phát có liên quan tới tỷ lệ thất nghiệp đã tăng trong suốt giai đoạn những năm 1970, và các nhà hoạch định chính sách đã phải từ bỏ mô hình đƣờng cong Phillips. Ngày nay, mọi ngƣời đều
- nhất trí rộng rãi rằng chính sách tiền tệ nên tập Trung vào việc duy trì mức lạm phát thấp. Nhƣng điều này không có nghĩa là, nhƣ thƣờng đƣợc hiểu, rằng các NHTW là "những ngƣời thu nhặt lạm phát", ...mà phải hiểu rằng NHTW là ngƣời chịu thiệt thòi vì buộc phải chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời lao động về tình trạng lạm phát vƣợt quá những ngƣỡng cho phép. Nếu không có sự thoả hiệp có tính dài hạn, lạm phát thấp thƣờng không làm cản trở thƣờng xuyên sự tăng trƣởng. Hơn thế nữa, qua việc duy trì lạm phát thấp và ổn định, một NHTW, về thực tế, đã duy trì ổn định sản lƣợng và việc làm. Ngài Don Brash, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand, đã diễn giải cơ chế hoạt động của điều đó thông qua sử dụng biểu đồ NAIRU: Đƣờng thẳng thể hiện mức tăng trƣởng của sản lƣợng khi nền kinh tế duy trì sự ổn định trong dài hạn; đƣờng cong lƣợn sóng thể hiện sản lƣợng thực tế. Khi nền kinh tế sản xuất dƣới mức tiềm năng (ví dụ, thất nghiệp cao hơn mức NAIRU), tại điểm A, lạm phát sẽ giảm cho tới khi "khe hở sản lƣợng" bị loại bỏ. Khi sản lƣợng vƣợt quá mức tiềm năng, tại điểm B, lạm phát sẽ tăng do cầu vƣợt quá khả năng sản xuất. Khi lạm phát đang giảm (điểm A), thì các NHTW sẽ cắt giảm lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tạo công ăn việc làm; khi lạm phát đang tăng lên (điểm B), các NHTW sẽ tăng tỷ lệ lãi suất nhằm giảm bớt mức tăng trƣởng. Nhƣ vậy, nếu chính sách tiền tệ tập Trung vào việc duy trì lạm phát ổn định ở mức thấp, thì điều đó sẽ tạo điều kiện cho việc tạo công ăn việc làm và duy trì tăng trƣởng mang tính bền vững. Nhƣ vậy cốt lõi vấn đề là quan hệ giữa năng lực sản xuất ra sản lƣợng với số lƣợng lao động có việc làm chứ không phải quan hệ vỏ giữa lạm phát cao với thất nghiệp thấp! Mặc dù ngay cả cái quan hệ vỏ này cũng chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Hệ thống Dự trữ Liên Bang Mỹ đều hiểu một cách cặn kẽ mối liên hệ này giữa lạm phát và khe hở sản lƣợng. Những dấu hiệu ban đầu khi thành lập NHTW Châu Âu (ECB) cũng cho thấy rằng ECB đã nhận thức rất rõ phạm vi mà họ có thể duy trì an toàn lạm phát với mức lãi suất thấp nhƣng chỉ trong thời gian ngắn nhằm thúc đẩy tăng trƣởng và việc làm. Ngân hàng ECB cũng đã lặp lại lời tuyên bố rằng mức lãi suất thấp hơn không thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Điều này hoàn toàn đúng không thể chối cãi trong dài hạn, nhƣng nếu một nền kinh tế đang hoạt động dƣới mức tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp đang cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên NAIRU, thì lãi suất có thể cắt giảm một cách an toàn, và từ đó sản lƣợng sẽ đƣợc thúc đẩy, mà mức lạm phát không cần tăng... Vậy là: Những sƣu tầm và bình luận nêu trên đã góp phần khẳng định rằng nền sả n xuất hàng hoá và những ngƣời hƣởng thụ từ nền sản xuất này luôn luôn ủng hộ và hoan nghênh một NHTW thông minh và độc lập hoàn toàn với Chính phủ. NHTW là một Định chế tài chính chứ không phải là một định chế chính trị. Chỉ khi là NHTW độc lập thì gánh nặng của nền sản xuất mới có thể đè lên vai họ với trọng trách: “NHTW là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời lao động về tình trạng lạm phát vƣợt quá những ngƣỡng cho phép.
- 2. Sự ra đời Ngân hàng Trung ƣơng và chức năng Ngân hàng Trung ƣơng Ngày nay, sứ mệnh của hầu hết các Ngân hàng Trung ƣơng trên thế giới là chịu trách nhiệm xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia thông qua các công cụ và giải pháp nhằm đạt tới các mục tiêu chính sách đã đề ra; chịu trách nhiệm về sự vận hành trôi chảy của hệ thống thanh toán và sự bình ổn của hệ thống tài chính và Ngân hàng Trung ƣơng là ngƣời cho vay cứu cánh cuối cùng. Vì vậy, mục tiêu hoạt động đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của Ngân hàng Trung ƣơng là mục tiêu của chính sách tiền tệ. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ hầu nhƣ thống nhất ở các nƣớc đó là ổn định giá trị đồng bản tệ, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Ngoài các mục tiêu vĩ mô này, tuỳ thuộc vào trạng thái của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, các Ngân hàng Trung ƣơng còn có thể lựa chọn cho mình thêm một số mục tiêu cụ thể khác. Ngân hàng Trung ƣơng (có khi gọi là Ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của Ngân hàng Trung ƣơng là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các Ngân hàng thƣơng mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các Ngân hàng Trung ƣơng thuộc sở hữu của Nhà nƣớc, nhƣng vẫn có một mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ. a) Sự ra đời của Ngân hàng Trung ƣơng Ngân hàng Trung ƣơng ra đời chính thức đầu tiên ở Châu Âu, vào thế kỷ 17. Khi ấy, tiền mặt lƣu hành vẫn chủ yếu dƣới dạng vàng và bạc, tuy rằng, các tờ cam kết thanh toán đã đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ là những biểu hiện của giá trị ở cả Châu Âu và Châu Á. Ngƣợc lại 500 năm trƣớc đấy, Tổ chức Hiệp sĩ dòng Đền thời Trung Cổ sử dụng một cơ chế có thể nói là hình mẫu đầu tiên của Ngân hàng Trung ƣơng. Các giấy tờ cam kết thanh toán của họ đƣợc chấp nhận rộng rãi, và nhiều ngƣời cho rằng các hoạt động này đặt nền tảng cơ bản cho hệ thống Ngân hàng hiện đại. Cùng thời gian đó, Thành Cát Tƣ Hãn phát hành tiền giấy ở Trung Hoa, và áp đặt sử dụng loại tiền này bằng bạo lực nhằm thu giữ vàng bạc. Ngân hàng Trung ƣơng đầu tiên là Ngân hàng Thụy Điển năm 1668 với sự giúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan. Ngân hàng Anh ra đời tiếp sau đó năm 1694 bởi doanh nhân ngƣời Scotland là William Paterson tại London theo yêu cầu của chính phủ Anh với mục đích tài trợ cuộc nội chiến lúc đó. Cục Dự trữ Liên bang của Mỹ đƣợc
- thành lập theo yêu cầu của Quốc hội tại đạo luật mang tên hai nghị sĩ đệ trình là Glass và Owen, Tổng thống Woodrow Wilson ký đạo luật ngày 23 tháng 12 năm 1913. Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc bắt đầu các chức năng Ngân hàng Trung ƣơng năm 1979 cùng với chính sách cải cách kinh tế. Vai trò Ngân hàng Trung ƣơng của nó đƣợc đẩy mạnh năm 1989 khi đất nƣớc này chuyển đổi sâu sắc hơn sang nền kinh tế hƣớng xuất khẩu. Tới năm 2000, Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc đã là một Ngân hàng Trung ƣơng về mọi mặt, với cơ cấu và hoạt động có tham khảo Ngân hàng Trƣơng ƣơng Châu Âu vốn là mô hình Ngân hàng Trung ƣơng mới nhất, chi phối Ngân hàng Trung ƣơng của các quốc gia thành viên mà vẫn để quyền quản lý kinh tế quốc gia cho các Ngân hàng đó. B) Bản chất NHTW Ngân hàng Trung ƣơng là ngân hàng phát hành công quản, có thể biệt lập hoặc phụ thuộc vào chính phủ, vừa thực hiện chức năng độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng vào lƣu thông, vừa thực hiện quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng – ngân hàng. C) Chức năng của Ngân hàng Trung ƣơng Ngân hàng Trung ƣơng liên quan đến ba chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, Ngân hàng của các tổ chức tín dụng, và Ngân hàng của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải Ngân hàng Trung ƣơng nào cũng mang đầy đủ ba chức năng này. Phát hành tiền tệ Ở phần lớn các nƣớc, Ngân hàng Trung ƣơng là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ. Ở một số nƣớc khác, Ngân hàng Trung ƣơng là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, còn tiền kim loại với tƣ cách là tiền bổ trợ thì do chính phủ phát hành. Cục Dự trữ Liên bang- Ngân hàng Trung ƣơng của Mỹ- không có chức năng phát hành tiền, thay vào đó là Bộ Tài chính đảm nhiệm chức năng này. Cũng có thông tin cho rằng Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành đồng Đô -la, mà là do Cục Dự Trữ Liên Bang. Ngân hàng của các tổ chức tín dụng Ngân hàng Trung ƣơng thực hiện công việc tái chiết khấu các hối phiếu đối với các tổ chức tín dụng, cấp vốn thông qua cho vay đối với các tổ chức này (đồng thời qua đây kiểm soát lãi suất).
- Ngân hàng Trung ƣơng còn mua và bán các giấy tờ có giá, qua đó điều tiết lƣợng vốn trên thị trƣờng. Ngân hàng Trung ƣơng có quyền yêu cầu các Ngân hàng thƣơng mại mở tài khoản tại chỗ mình và các Ngân hàng phải gửi vào tài khoản của họ một lƣợng tiền nhất định. Thông thƣờng lƣợng tiền này đƣợc quy định tƣơng đƣơng với một tỷ lệ nào đó tiền gửi vào Ngân hàng thƣơng mại, gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong trƣờng hợp có tổ chức tín dụng gặp nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hƣởng đến cả hệ thống tài chính của quốc gia, Ngân hàng Trung ƣơng sẽ tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng đó để cứu nó. Vì thế, Ngân hàng Trung ƣơng đƣợc gọi là ngƣời cho vay cuối cùng (hay ngƣời cho vay cứu cánh). Ngân hàng của Chính phủ Ở nhiều nƣớc, Ngân hàng Trung ƣơng là ngƣời quản lý tiền cho chính phủ. Chính phủ sẽ mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại Ngân hàng Trung ƣơng. Tuy nhiên, ở một số nƣớc, chẳng hạn nhƣ ở Việt Nam, chức năng này do kho bạc đảm nhiệm. Ngân hàng Trung ƣơng còn làm đại diện cho chinh phủ khi can thiệp vào thị trƣờng ngoại hối. II. Vài nét về tính độc lập của NHTW Tính độc lập của NHTW Xem xét tính độc lập của NHTW là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải nghiên cứu thật chuyên sâu, rạch ròi. Tuy nhiên, trong phạm vi báo cáo này, chúng ta chỉ nghiên cứu để tiếp cận vấn đề này ở mức độ sơ lƣợc và cơ bản nhất với mục đích là phát hiện ra những vấn đề chính trong tính độc lâp của NHTW để từ đó chứng minh đƣợc vai trò của nó đối với sự ổn định của một quốc gia. Trong suốt những năm 90 của thế kỷ XX, tính độc lập của NHTW đƣợc xem nhƣ nền tảng của những cải cách về mặt thể chế để giảm sự can thiệp bất hợp lí của chính trị đến quá trình xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu ổn định giá cả. Lý do dẫn đến cuộc cải tổ này đó là việc xây dựng điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) nhằm đạt đƣợc mục tiêu ổn định giá cả. Lý do dẫn đến cuộc cải tổ này đó là việc xây dựng và điều hành CSTT mà có sự can thiệp chính trị thƣờng chỉ đạt đƣợc những mục tiêu ngắn hạn. Điều này sẽ làm gia tăng tính tạm thời và không bền vững của kinh tế vĩ mô, đặc biệt là nguy cơ bùng nổ lạm phát và theo đó hạn chế tăng trƣởng kinh tế và làm
- gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tính độc lập của NHTW đƣợc thể hiện thông qua việc xác định rõ cơ chế hoạch định CSTT là thế nào, NHTW có đƣợc toàn quyền quyết định việc sử dụng các công cụ để thực thi CSTT hay không cũng nhƣ nêu rõ trách nhiệm của NHTW nói chung và thống đốc nói riêng trong trƣờng hợp mục tiêu không đạt đƣợc nhƣ mục tiêu đã đặt ra. Ổn định giá cả của nền kinh tế Ổn định giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của một Ngân hàng Trung ƣơng (NHTW). Duy trì mức lạm phát thấp và hợp lí trong một khoảng thời gian dài là dấu hiệu cho sự hoạt động hiệu quả một NHTW. Nhiều học giả đã cho rằng một phần lớn trong kết quả của sự lạm phát từ nửa đầu thập kỉ 80 của thể kỉ XX trên toàn thế giới có sự đóng góp quan trọng của những mô hình NHTW độc lập. Bài viết không xem xét toàn bộ những nội dung trong tính độc lập của NHTW, thay vào đó, chúng ta chỉ nghiên cứu để tiếp cận vấn đề này ở mức độ sơ lƣợc và cơ bản nhất với mục đích phát hiện ra những vấn đề chính trong tính độc lập của NHTW, từ đó chứng minh đƣợc vai trò của nó đối với sự ổn định giá của một quốc gia qua một minh chứng điển hình nhất, chúng ta đƣa ra một số đề xuất nhƣ là một tiếng nói đóng góp thêm vào nhiệm vụ ổn định giá cả ở VIỆT NAM hiện nay Thứ nhất, vấn đề ổn định giá trị đồng của đồng tiền là một điều kiện c ần nếu muốn có sự tăng truởng bền vững. Không một nền kinh tế nào có thể tăng trƣởng bền vững nếu phải đối mặt với mức lạm phát quá cao. Thứ hai, sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp diễn ra không lâu dài. Đƣờng cong Philips mô tả mối quan hệ thực nghiệm về tỷ lệ thất nghiệp thấp hay tỷ lệ tăng trƣởng cao có thể đạt đƣợc trong ngắn hạn thông qua chính sách mở rộng và tỷ lệ lạm phát cao. Tuy nhiên, trong dài hạn, sự tăng trƣởng kinh tế và giảm thất nghiệp không đƣợc duy trì, bởi vì năng lực của nền kinh tế có giới hạn, trong khi đó, tỷ lệ lạm phát có thể tiếp tục tăng. Thứ ba, ổn định giá cả sẽ thúc đẩy hệ thống kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn và do đó làm tăng đƣợc mức sống xã hội. Nếu giá cả không ổn định sẽ khiến cho xã hội phải gánh chịu một số phí tổn kinh tế mà chi phí cơ hội là một ví dụ rõ ràng nhất. Ngoài ra, tình trạng giá cả bất ổn còn có thể khiến các quyết định đầu tƣ sản xuất trở nên khó khăn hơn, lòng tin của công chúng đối với hệ thống tài chính tiền tệ sụt giảm, các áp lực về tiền lƣơng, thuế khoa tăng lên rất nhanh,…
- 3. Kinh nghiệm Ngân hàng dự trữ của newzealand a) giới thiệu khái quát - Công trình nghiên cứu lấy New Zealand (cụ thể là Ngân hàng Dự trữ New Zealand) làm Trung tâm để xem xét, so sánh và đánh giá. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời ta lấy New Zealand làm Trung tâm nghiên cứu. Lịch sử cho thấy New Zealand là một trong số các quốc gia đầu tiên và thành công nhất của OECD trong việc bình ổn giá cả, thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu và là quốc gia có những bƣớc cải cách căn bản đầu tiên trong hoạt động của NHTW. Vấn đề này sẽ đƣợc tác giả trình bày rõ hơn ở phần sau. - Biểu đồ 1: mô tả sự biến động mức lạm phát qua các giai đoạn. - Biểu đồ 2: thể hiện sự thay đổi tính độc lập của NHTW mỗi quốc gia trong 2 giai đoạn khác nhau. Để đo lƣờng tính độc lập, ở 2 khoảng thời gian này các nhà nghiên cứu đã lựa chọn một vài nhân tố chung bao gồm: độc lập về mặt nhân sự (Personnel independence), độc lập về mặt tài chính (Financial independence) và độc lập về mặt chính sách (Policy independence), riêng độc lập về mặt chính sách bao gồm độc lập về mục tiêu (Goal independence) và độc lập trong sử dụng các công cụ (Instrument independence). Từ đó, họ lƣợng hóa tính độc lập này thông qua Điểm số độc lập (Independence Score). - Biểu đồ 3: khảo sát mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTW với tỷ lệ lạm phát. Trục hoành biểu diễn Điểm số độc lập, trục tung phản ánh tỷ lệ lạm phát.
- Hầu hết những quốc gia Công nghiệp đều đã đạt đƣợc một sự giảm lạm phát rõ rệt: tỷ lệ giảm hàng năm Trung bình từ 5,6% trong giai đoạn 1955-1988 xuống còn 2,7% trong giai đoạn 1988-2000 (xem biểu đồ 1). Một trong những câu chuyện thành công khác thƣờng nhất là New Zealand, với 7,6% trong khoảng thời gian đầu xuống còn 2,7% trong giai đoạn sau. Nhiều học giả đã quy sự cải tiến này cho chính sách lạm phát mục tiêu mà New Zealand đã thực hiện vào năm 1989, nhƣng điều này sẽ là phiến diện nếu chỉ tin vào một mình sự ảnh hƣởng của chính sách lạm phát mục tiêu. Quay trở lại thời điểm năm 1989, hoạt động của Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã có bƣớc đột phá với 2 cải cách lớn: thứ nhất, Ngân hàng Dự trữ đƣợc độc lập nhiều hơn với Chính phủ. Thứ hai, đã thiết lập đƣợc một chính sách lạm phát mục tiêu rõ ràng mà sau này nhiều quốc gia đã lần lƣợt áp dụng. Xét về sự độc lập tối thiểu của một NHTW, Ngân hàng Dự trữ New Zealand lúc bấy giờ đứng vào tốp đầu tiên. 3. Thành công của Ngân hàng Dự trữ New Zealand Trƣớc năm 1989, Ngân hàng Dự trữ New Zealand là một “đại lý” của Chính phủ và đƣợc trao rất ít sự độc lập. NHTW này chỉ hoạt động với tƣ cách là cố vấn cho Chính phủ New Zealand, vì vậy CSTT của nó nhƣ là một công cụ hoạt động theo ý muốn của Bộ Tài chính. Biểu đồ 2 minh họa điều này. Lịch sử cho thấy, New Zealand đã đƣợc xếp vào loại những quốc gia có Điểm số độc lập của NHTW thấp nhất và tỷ lệ lạm phát của nó đứng vào loại cao nhất trong thế giới các nƣớc Công nghiệp. Suốt thập niên 70, mức độ lạm phát của New Zealand luôn ở ngƣỡng 2 con số, đôi lúc lên đến 18%. Đáp lại điều đó, để ổn định giá cả, từ những năm 1989, Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã có một sự chuyển mình mạnh mẽ trong điều hành. Điều này thể hiện qua việc Quốc hội New Zealand đã nhanh chóng sửa đổi các đạo luật có liên quan, xây dựng và hoàn thiện các đạo luật mới trong đó khẳng định tiên quyết rằng “Chức
- năng chủ yếu của Ngân hàng Dự trữ New Zealand là trực tiếp xây dựng và hoàn thiện Chính sách tiền tệ hướng vào việc đạt được các mục tiêu kinh tế và duy trì sự ổn định giá cả...” Bên cạnh đó, có thể kể ra một số những thay đổi căn bản trong hoạt động điều hành CSTT của Ngân hàng Dự trữ New Zealand: - Để ổn định giá cả, Quốc hội New Zealand đã đƣa Chính sách lạm phát mục tiêu vào trong hiến pháp. Việc lƣợng hóa mục tiêu lạm phát là kết quả của sự trao đổi “công bằng, nghiêm túc” giữa Chính phủ và NHTW. - NHTW New Zealand đƣợc phép xem xét tác động và đề xuất những kiến nghị để giải quyết những tình huống có thể ảnh hƣởng đến sự ổn định giá, nhƣ sự biến động của kim ngạch xuất nhập khẩu, các loại thuế,... - NHTW New Zealand đƣợc thực sự độc lập trong việc theo đuổi mục tiêu CSTT mà không bị hạn chế về mặt kỹ thuật, ngoại trừ trƣờng hợp là việc thực hiện CSTT phải cân nhắc đến tính hiệu quả và sự ổn định của hệ thống tài chính. Đặc biệt, Ngân hàng này đƣợc toàn quyền quyết định các điều kiện tiền tệ (nhƣ các khối tiền M1, M2, M3, lãi suất, tỷ giá,...) trên cơ sở một thỏa ƣớc với Bộ Tài chính và sự cân nhắc các ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng khác. - Trong quá trình quản lý ổn định giá, Ngân hàng Dự trữ đã rút ra một số kết luận sau đây: + “Việc làm giảm lạm phát và duy trì mức lạm phát mong muốn thấp là tương đối dễ dàng so với việc kiểm soát chặt chẽ mức lạm phát trong phạm vi khung lạm phát”. + Việc theo đuổi quá nhiều mục tiêu sẽ hạn chế năng lực và tính chủ động của một NHTW, hay nói cách khác, “việc NHTW tập Trung giải quyết quá nhiều trách nhiệm đối với Chính phủ sẽ làm giảm sút tính linh hoạt của nó”. Những chủ trƣơng mới này đã cho phép NHTW đề ra đƣợc chính sách lạm phát mục tiêu tƣơng ứng với từng thời kỳ và có đƣợc những địa vị pháp lý cũng nhƣ tính chủ động cao hơn trong giải quyết các mục tiêu ở trên. Ngoài ra, nó cũng giới hạn đầy nghiêm khắc những tình huống, những hoàn cảnh mà một Thống đốc có thể bị xa thải, hay nói cách khác, việc thay đổi nhiệm kỳ của Nội Các Chính phủ không ảnh hƣởng đến hoạt động của Ban lãnh đạo NHTW. Biểu đồ 2 chỉ ra rằng Điểm số độc lập của Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã có sự tăng tốc mạnh mẽ, từ 25 điểm giai đoạn 1955-1988 lên đến 89 ở giai đoạn 1989-2000 và đƣợc xem nhƣ là một bƣớc ngoặt lớn. Có thể thấy rõ, trong thời kỳ thứ nhất Ngân hàng Dự trữ New Zealand có số điểm thấp nhất trong số các quốc gia Công nghiệp đƣợc nghiên cứu, tuy nhiên ở giai đoạn sau, nó bức phá lên tốp những NHTW có sự độc lập cao nhất. Biểu đồ 2 cũng cho thấy, hầu hết những quốc gia Công nghiệp đang nghiên cứu đều nằm ở nửa trên của tuyến 45 độ, ngụ ý rằng tính độc lập đƣợc xem nhƣ là một xu hƣớng chung trong những khoảng thời gian càng tiến gần đến hiện tại. Chúng ta cũng nhận thấy rằng tỷ lệ lạm phát của New Zealand đã giảm từ 7,6% (cao hơn mức Trung bình của các quốc gia Công nghiệp) trong giai đoạn thứ nhất xuống còn 2,7% (dƣới mức Trung bình) trong thời kỳ sau. Vậy thì một câu hỏi
- đƣợc đặt ra là bao nhiêu sự thành công trong kết quả này có sự đóng góp của sự tăng lên trong mức độ độc lập của NHTW New Zealand ? Biểu đồ 3 cho thấy trong thời kỳ thứ nhất đã có một mối quan hệ khăng khít giữa tính độc lập của NHTW và mức lạm phát (trong nhóm các quốc gia nghiên cứu), hay nói cách khác, khi NHTW của những nƣớc này có quá ít tính độc lập thì mức lạm phát chung thƣờng rất cao và ngƣợc lại. Giai đoạn thứ hai cho thấy mối quan hệ này đã trở nên kém rõ ràng hơn, tuy nhiên biểu đồ 3 vẫn cho thấy có một mối quan hệ rất mật thiết giữa tính độc lập và tỷ lệ lạm phát bình quân. Hơn nữa, sự tác động của tính độc lập của NHTW vào mức lạm phát là xuyên suốt mọi thời gian, và kết quả này không chỉ đúng với New Zealand mà còn phù hợp với các quốc gia còn lại. Từ những kết quả ở biểu đồ 3, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng sự giảm xuống trong tỷ lệ lạm phát ở New Zealand (trung bình 4,2%) nhờ chủ yếu vào sự tăng lên mạnh mẽ tính độc lập của Ngân hàng Dự trữ New Zealand. Và ngƣời ta tính toán rằng nếu nhƣ New Zealand trong giai đoạn thứ nh ất có Điểm số độc lập của NHTW cao nhƣ ngày nay thì mức lạm phát sẽ chỉ là 3,4% thay vì 7,6% nhƣ đã tồn tại. Biểu đồ 3 cũng khiến các nhà kinh tế đi đến một sự tổng kết rằng nếu có sự tăng lên trong tính độc lập của NHTW thì mức lạm phát chung trên toàn th ế giới sẽ giảm từ 5,6% xuống còn 3,8%. Thực tế, tỷ lệ lạm phát bình quân trên toàn thế giới là 5,6% (giai đoạn 1955-1988) và 2,7% (giai đoạn 1988-2000). Nhƣ vậy, với những bằng chứng đƣa ra cho thấy rằng đã có một mối quan hệ về mặt nguyên tắc hết sức rõ ràng giữa tính độc lập của một NHTW và mức độ lạm phát trong dài hạn. Một NHTW độc lập là cách thức hữu hiệu nhất để đảm bảo duy trì một mức lạm phát thấp và hợp lý. III. Tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay và một số đề xuất 1. Tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay Điều 3 Luật NHNN khẳng định: “Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hằng năm trong mối tương quan với cân đối Ngân sách nhà nước và mức tăng trưởng kinh tế.... Chính phủ xây dựng CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hằng năm trình Quốc hội quyết định; tổ chức thực hiện CSTT quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hằng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; quyết định các chính sách cụ thể khác và các giải pháp thực hiện..... ”
- Điều 4 Luật NHNN quy định: “Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn CSTT quốc gia để tư vấn cho Chính phủ trong việc quyết định những vấn đề thuộc về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về CSTT. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tư vấn CSTT quốc gia do Chính phủ quy định.” Nhƣ vậy, hiện tại mặc dù đƣợc quy định là NHTW của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhƣng thẩm quyền của NHNN trong xây dựng và điều hành CSTT còn hạn chế, NHNN có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính phủ. NHNN chỉ là cơ quan xây dựng dự án CSTT Quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội quyết định, trên cơ sở đó, NHNN tổ chức thực hiện; việc quyết định lƣợng tiền bổ sung vào lƣu thông hằng năm cũng do Chính phủ quyết định, NHNN có trách nhiệm điều hành trong phạm vị đã đƣợc duyệt,… Trong khi chức năng NHTW chƣa đƣợc khẳng định rõ nét, NHNN lại có trách nhiệm thực hiện nhiều nhiệm vụ thuộc về chức năng quản lý nhà nƣớc. Ngoài ra, vì là cơ quan của Chính phủ nên có khi NHNN phải thực hiện những nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn nhƣ tái cấp vốn để kinh doanh, xoá nợ các khoản vay của NHTM Nhà nƣớc... Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Một mô hình NHTW độc lập hơn sẽ giúp kiểm soát tốt lạm phát và làm giảm thâm hụt Ngân sách nhƣng không có bằng chứng rõ ràng đối với tăng trƣởng kinh tế. Liệu một Ngân hàng Trung ƣơng (NHTW) độc lập có giúp duy trì mức lạm phát thấp và đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế cao hơn hay không? Và liệu một mô hình NHTW độc lập có thích hợp trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay hay không? Bài viết này nhằm trả lời hai câu hỏi trên. Các bằng chứng thực nghiệm Thập niên 1990 đã chứng kiến nhiều nƣớc, trong đó có cả những nƣớc đã và đang phát triển, thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình NHTW sang hƣớng làm tăng tính độc lập hơn cho tổ chức này. Khuynh hƣớng này vừa tác động, vừa chịu tác động bởi các phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa sự độc lập của NHTW với các biến số kinh tế vĩ mô chính. Quan hệ với lạm phát: Nghiên cứu của Alesina và Summers (1993) dựa trên các quan sát giai đoạn từ năm 1955-1988 cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa tính độc lập của NHTW với lạm phát bình quân và với sự biến thiên của chỉ số lạm phát. Kết quả này cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu khác của Cukierman, Webb và Neyapti (1992), Debelle và Fischer (1994).
- Điều này mang lại nhiều ý nghĩa cho Việt Nam bởi kiềm chế lạm phát đã từng là một ƣu tiên chính sách của Chính phủ và trong tƣơng lai lạm phát vẫn luôn là một nguy cơ lớn tiềm ẩn đối với nền kinh tế Việt Nam. Quan hệ với thâm hụt Ngân sách: Nghiên cứu của Pollard (1993) về mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTW với cán cân Ngân sách trong giai đoạn từ năm 1973-1989 đã chứng minh rằng ở những nƣớc có NHTW độc lập cao thì tỷ lệ thâm hụt Ngân sách càng giảm. Theo Pollard, khi các quan hệ cho vay theo chỉ định hay ứng vốn cho Ngân sách không còn chịu sự chi phối của chính phủ thì sẽ tạo ra một kỷ luật trong chi tiêu tốt hơn, qua đó góp phần làm tăng tính minh bạch và tạo ra một cán cân Ngân sách bền vững hơn. Cùng với lạm phát, thâm hụt Ngân sách ở Việt Nam cũng là một thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách. Với tình trạng thâm hụt Ngân sách hàng năm trên dƣới 5% GDP và luôn kéo dài trong nhiều năm đã không những làm xói mòn tính kỷ luật trong chi tiêu Ngân sách mà còn làm tăng gánh nặng nợ quốc gia (kể cả nợ trong nƣớc và nƣớc ngoài). Quan hệ với tăng trƣởng kinh tế: Nghiên cứu của Alesina và Summers (1993), của Barro (1991), De Long và Summers (1992), Levine và Renelt (1992) không thấy mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa tính độc lập của NHTW với tăng trƣởng sản lƣợng thực tế sau khi kiểm soát các yếu tố khác tác động đến tăng trƣởng kinh tế. Chẳng hạn, Thụy Sỹ là nƣớc có NHTW độc lập nhất nhƣng lại có mức độ tăng trƣởng thực và sự biến thiên tăng trƣởng kinh tế thực thấp hơn mức bình quân của các nƣớc trong mẫu. Trong khi đó, Tây Ban Nha là nƣớc có NHTW độc lập không cao nhƣng lại có tốc độ tăng trƣởng kinh tế tốt nhất. Các lý thuyết kinh tế phát triển đã chứng minh rằng tăng trƣởng kinh tế là sự phức hợp của nhiều yếu tố và chính sách khác nhau. Cho nên mặc dù không có mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa mức độ độc lập của NHTW với tăng trƣởng kinh tế nhƣng một chính sách tiền tệ có hiệu lực và hiệu quả sẽ góp phần vào tăng trƣởng kinh tế ổn định hơn. Đã đến lúc Việt Nam cần một NHTW độc lập hơn.
- Thực tế cho thấy Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính phủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trƣờng tiền tệ và hệ thống tài chính thời gian qua. Vì vậy, nâng cao tính độc lập của NHNN là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo tiền đề căn bản trong hiệu quả hoạt động và là nền tảng quan trọng bảo đảm trƣớc hết NHNN thực sự là NHTW và sau đó là tiến tới một NHTW hiện đại. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, nhóm phân tích đƣa ra một số đề xuất chính sách chính nhằm tạo điều kiện và cơ sở để NHNN có thể độc lập hơn, qua đó kỳ vọng làm cho chính sách tiền tệ trở nên có hiệu lực, hiệu quả hơn đối với các mục tiêu kiểm soát lạm phát, giảm thâm hụt Ngân sách và ổn định hệ thống tài chính. Về địa vị pháp lý: Trong dự thảo Luật NHNN sửa đổi, đƣợc NHNN soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ, địa vị pháp lý của NHNN vẫn đƣợc giữ nguyên, tức là cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Điều này cho thấy chính bản thân NHNN vẫn chƣa sẵn sàng cho một địa vị mới có tính độc lập hơn đối với Chính phủ. Tuy nhiên, cho dù NHNN đã sẵn sàng cho một vị thế độc lập mới thì với cấu trúc thể chính trị hiện nay cộng với những quan hệ có tính “thông lệ” giữa NHNN với các cơ quan khác của Chính phủ thì mục tiêu độc lập hoàn toàn với các quyết sách Chính phủ là chƣa khả thi. Khi địa vị pháp lý không đƣợc độc lập thì khả năng độc lập về mục tiêu và quá trình thực thi chính sách cũng ít nhiều bị giới hạn. Áp dụng cách thức gián tiếp theo hƣớng làm tăng tính độc lập của NHTW trong điều kiện môi trƣờng kinh tế - chính trị nhƣ hiện nay ở Việt Nam, có vẻ là cách thức có hiệu quả nhất trong ngắn hạn và trung hạn. Bƣớc đi đầu tiên có tính thử nghiệm cho một NHTW độc lập là cho phép NHNN đƣợc độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu chính sách ƣu tiên trong nhóm các mục tiêu đƣợc chọn lựa phù hợp với điều kiện nền kinh tế vĩ mô mà không nhất thiết phải phù hợp với các chính sách khác của Chính phủ. Về mục tiêu: Luật cần đƣa ra một hoặc một nhóm các mục tiêu chính sách cụ thể, rõ ràng và thống nhất. Quốc hội cần loại bỏ những mục tiêu chung và không rõ ràng nhƣ đảm bảo quốc phòng an ninh hay nâng cao đời sống nhân dân. Nghiên cứu mục tiêu chính sách của các NHTW trên thế giới cho thấy chúng thƣờng tập Trung vào các mục tiêu chính nhƣ kiểm soát lạm phát, duy trì công ăn việc làm,
- tăng trƣởng kinh tế, ổn định hệ thống tiền tệ và thị trƣờng tài chính (Cecchetti, 2008). NHNN nên đƣợc trao quyền lựa chọn mục tiêu cho từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô mà không chịu sự can thiệp hay chỉ đạo từ phía Chính phủ hay các cơ quan liên quan khác. Về quyết định thực thi chính sách: Thống đốc phải đƣợc trao quyền quyết định trong việc thực thi các chính sách tiền tệ và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó chứ không nên thông qua Chính phủ. Điều này không những góp phần làm tăng tính chủ động cho NHNN mà còn làm giảm độ trễ ngoài của chính sách tiền tệ - một yếu tố quan trọng làm giảm tính hiệu lực của chính sách. Về quan hệ với Ngân sách: Để đảm bảo hiệu quả của chính sách tiền tệ, những nhiệm vụ khác nhƣ tạm ứng chi Ngân sách cũng nên đƣợc quy định lại để Thống đốc có quyền từ chối trong mục tiêu thâm hụt Ngân sách đƣợc Quốc hội phê duyệt hàng năm và chủ động trong việc điều hành cung, cầu tiền trên thị trƣờng. Về tổ chức và cơ chế tài chính: Thực hiện tốt chính sách tiền tệ đòi hỏi NHNN phải thu hút đƣợc đội ngũ lớn những chuyên gia đầu ngành về tài chính, Ngân hàng nên cần phải cạnh tranh với các Ngân hàng thƣơng mại trong việc thu hút chuyên gia về môi trƣờng làm việc và chế độ lƣơng thƣởng. Hơn nữa, để cho việc thực thi chính sách có tính phản biện cao, Thống đốc cần đƣợc trao quyền chủ động trong việc thành lập Ban tƣ vấn chính sách tiền tệ, trong đó quy tụ khoảng 10 ngƣời, gồm những chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm quản lý và tƣ vấn tại các NHTW của các nƣớc phát triển am hiểu về điều kiện kinh tế Việt Nam. Thống đốc cần đƣợc trao quyền trong việc quy định sử dụng những khoản thặng dƣ trong hoạt động Ngân quỹ, chuyển tiền điện tử hay quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, để có thể có cơ chế tiền lƣơng phù hợp hơn. Hơn nữa, các khoản thu chi sẽ hợp lý hơn khi NHNN đƣợc quyền tự chủ trong thu chi đặc biệt là trong việc quản lý biên chế các chi nhánh và vụ, cục. Về trách nhiệm giải trình: Nâng cao tính độc lập và tự chủ của NHNN đối với các mục tiêu và quyết định chính sách phải đi kèm với trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo đề nghị phải có trách nhiệm giải trình trƣớc Quốc hội về các quyết định chính sách trong giới hạn chức năng và thẩm quyền đƣợc giao phó. Kết luận
- Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy một mô hình NHTW độc lập hơn sẽ giúp kiểm soát tốt lạm phát và làm giảm thâm hụt Ngân sách nhƣng không có bằng chứng rõ ràng đối với tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, duy trì lạm phát thấp và một cán cân Ngân sách cân bằng cũng là những mục tiêu quan trọng vì nó không những tạo điều kiện cho việc phân bổ có hiệu quả hơn các nguồn lực của nền kinh tế mà còn giúp duy trì tính ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế, góp phần vào tăng trƣởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Phân tích bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay cho thấy lạm phát cao đi kèm với bất ổn vĩ mô đã làm bộc lộ nhiều hạn chế trong việc xây dựng và thực thi các chính sách tiền tệ mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do NHNN thiếu tính độc lập trong việc hoạch địch và thực thi chính sách. Nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam về địa vị pháp lý, về công cụ và mục tiêu chính sách cũng nhƣ về tổ chức, nhân sự và tài chính là những yêu cầu cần thiết nhằm tạo cơ sở cho sự can thiệp có hiệu quả hơn của NHNN vào hệ thống kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, duy trì tính ổn định và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Việt Nam bền vững hơn. Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong thực thi CSTT Trong quá trình sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nƣớc theo hƣớng tạo cho NHNN cơ sở pháp lý để đổi mới hoạt động của NHNN, một trong những vấn đề đang đƣợc thảo luận, đó là luật pháp phải khẳng định đƣợc một vị trí độc lập nhất định của NHNN trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là qui định mức độ độc lập nhƣ thế nào cho phù hợp với thể chế kinh tế, chính trị, lịch sử văn hoá của Việt Nam. Thực tế, NHTW các nƣớc trên thế giới hiện nay đều có sự độc lập nhất định trong hoạt động ở 3 lĩnh vực: Điều hành CSTT, Giám sát các TCTD và Quản trị điều hành nội bộ, tuy nhiên mức độ độc lập là không giống nhau. Độc lập về Điều hành CSTT, theo tổng kết của IMF sự độc lập của NHTW các nƣớc có thể chia ra làm 4 mức độ: (1) Mức độ cao nhất là “Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu”: Ngân hàng Trung ƣơng có trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nếu nhƣ nó không đƣợc thả nổi (Ví dụ nhƣ Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ- Fed đƣợc lựa chọn mục tiêu hoạt động trong số các mục tiêu có thể xung đột với nhau là tuyển dụng nhân công và ổn định giá cả).
- (2) Mức độ độc lập thứ 2 là “Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”: NHTW đƣợc trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nhƣng khác với kiểu Độc lập về mục tiêu, Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động có một mục tiêu chủ yếu đã đƣợc xác định rõ ràng trong Luật. Ví dụ, trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của ECB quy định mục tiêu là ổn định giá cả, và ECB đƣợc quyết định chỉ tiêu hoạt động. (3) Mức độ độc lập thấp hơn là “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều hành”: Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự bàn bạc, thỏa thuận với NHTW. NHTW có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu. (4) Mức độ độc lập thấp nhất là “Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không có”: Chính phủ sẽ quyết định chính sách (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng nhƣ là can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách. Đối chiếu với các mức độ độc lập nêu trên, thì NHNN Việt Nam hiện nay đang ở mức độ độc lập thấp nhất. Theo Luật NHNN, NHNN không độc lập trọng việc thiết lập mục tiêu, không độc lập trong xây dựng chỉ tiêu hoạt động và thậm chí là không tự chủ trong việc lựa chọn công cụ điều hành. Cụ thể: về mục tiêu, theo Điều 1 Luật NHNN, NHNN thực hiện nhiều mục tiêu xung đột lẫn nhau nhƣ ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; Về xây dựng chỉ tiêu hoạt động, thì Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trong mối tƣơng quan với cân đối NSNN và mức tăng trƣởng kinh tế (Điều 3 Luật NHNN). Chính phủ xây dựng dự án CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định (Điều 3 Luật NHNN) ; Về việc tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành, Chính phủ tổ chức thực hiện CSTT quốc gia; quyết định lƣợng tiền cung ứng bổ sung cho lƣu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, quyết định chính sách cụ thể khác và các giải pháp thực hiện (Điều 3 Luật NHNN); NHNN xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này (Điều 5 Luật NHNN); NHNN cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các TCTD, trừ trƣờng hợp do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định (Điều 5 Luật NHNN); Việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc của từng loại hình TCTD, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định (Điều 20, Luật NHNN) ; trong trƣờng hợp đặc biệt, khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận, NHNN cho vay đối với các TCTD tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các TCTD (Điều 30 Luật NHNN) ; NHNN tạm ứng cho NSTW để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ NSNN theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải đƣợc hoàn trả trong năm Ngân sách, trừ trƣờng hợp đặc biệt do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định (Điều 32) ; NHNN tổ chức thực hiện việc in, đúc, bán ở trong nƣớc và ngoài nƣớc các loại tiền mẫu, tiền lƣu niệm đƣợc thiết kế phục vụ cho mục đích sƣu tầm hoặc mục đích
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
33 p | 4473 | 666
-
Tiểu luận Tìm hiểu về tình hình và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập
25 p | 855 | 333
-
Tiểu luận triết học về 'Phân tích nội dung qui luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Việc nhận thức và vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn của anh chị vào trong hoạt động thực tiễn'
10 p | 739 | 235
-
Tiểu luận triết học - Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hôi và vấn đề quá độ lên CNXH ở Việt Nam
22 p | 502 | 207
-
Báo cáo tiểu luận: Dinh dưỡng cho người cao huyết áp
28 p | 851 | 147
-
Tiểu luận Tình huống quản lý nhà nước lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại Hà Nội: Khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập - Thực trạng và giải pháp
30 p | 417 | 137
-
Tiểu luận " Tác động của sự đổi mới tư duy đường lối đối ngoại đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1991- 1995 "
17 p | 331 | 108
-
Tiểu luận lập trình trên thiết bị di động: Game ai là triệu phú
23 p | 544 | 90
-
TIỂU LUẬN: Tình hình sản xuất tại Công ty may chiến thắng
40 p | 143 | 35
-
Đề tài: Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương
18 p | 155 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập kiểm toán viên - Nghiên cứu thực nghiệm tại TP Hồ Chí Minh
128 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn Tp. HCM
89 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh
153 p | 32 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội Tết Độc Lập của người Mông ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
166 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Vai trò kiểm toán viên độc lập với việc nhận diện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Bình Dương
118 p | 33 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Di truyền học: Nghiên cứu đặc điểm hệ gene lục lạp và hợp chất có hoạt tính sinh học của một số loài Dương đồng (Adinandra spp.)
27 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam do kiểm toán độc lập thực hiện
27 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn