
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hướng đến chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước Việt Nam
lượt xem 0
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hướng đến chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTVNN và đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTVNN hướng đến chất lượng của cuộc kiểm toán tại KTNN Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hướng đến chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- ĐOÀN ANH VŨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Hưng Phản biện 1:……………………………………………………. Phản biện 2:……………………………………………………. Phản biện 3:……………………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Vào hồi…..giờ…. ngày…..tháng……năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Đại học Kinh tế TP. HCM
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Vu, D. A., & Hung, N. X. (2023). Factors Influencing the Auditor Independence and Affects to Audit Quality of Supreme Audit Institution of Vietnam. International Journal of Professional Business Review, 8(5), e02197. doi:10.26668/businessreview/2023.v8i5.2197 2. Vu Anh Doan & Hung Xuan Nguyen (2023). Factors Influencing the Independence of Public Sector Auditor: A Literature Review. International Journal of Auditing and Accounting Studies. 5(2), 165- 181. https://DOI: 10.47509/IJAAS.2023.v05i02.02 3. Doan Anh Vu, Mai Van Tan (2023). Auditor Independence and Audit Quality in State Auditing: Evidence from Viet Nam. The International Conference on Accounting, Economics, Finance, and Management: A Sustainability Development Perspective (ICAEFM 2023). Nha Trang Univerisy. Finance Publishing House.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Tính độc lập của kiểm toán viên (KTV) trong kiểm toán hiện được coi là thiết yếu đối với hoạt động kiểm toán hiện đại, bất kể lĩnh vực mà tổ chức hoạt động (Wanna, 2006). Do tầm quan trọng của tính độc lập trong lĩnh vực kiểm toán, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV đã trở thành một trong những chủ đề trọng tâm trong nghiên cứu kiểm toán. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù tính độc lập của KTV trong khu vực tư đã được bàn luận nhiều trong ba thập kỷ qua, tuy nhiên những nghiên cứu về tính độc lập trong khu vực công vẫn còn khiêm tốn (Gendron và cộng sự, 2001; Hay & Cordery, 2018; Tepalagul & Lin, 2015). Tranh luận về các nhân tố tác động đến tính độc lập của KTV trong khu vực công trong các nghiên cứu thực nghiệm tập trung phần lớn vào các nước phương Tây có nền dân chủ phát triển. Các tài liệu nghiên cứu từ năm 1990 đến nay cho thấy xu hướng các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố liên quan đến tính độc lập của KTV trong khu vực công chủ yếu nghiên cứu các nhân tố đơn lẻ, rời rạc và phần lớn các nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, trong khi phương pháp nghiên cứu hỗn hợp vẫn còn hạn chế. Đồng thời, các nghiên cứu liên quan đến tính độc lập của KTV thường được nghiên cứu với vai trò là biến phụ thuộc hoặc biến độc lập, trong khi tính độc lập của KTV với vai trò là biến trung gian còn chưa được khám phá nhiều trong các nghiên cứu trước. Hơn nữa, nghiên cứu về chủ đề liên quan đến tính độc lập của KTV tại Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam còn khá khiêm tốn về số lượng và nội dung. Vì vậy, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tính độc lập trong khu vực công cần được khám phá và bàn luận ở nước đang phát triển, cụ thể là Việt Nam. Tại Việt Nam, Luật KTNN và các quy định của KTNN Việt Nam có những nỗ lực trong việc bảo vệ, duy trì tính độc lập của kiểm toán viên nhà nước (KTVNN) nhằm đảm bảo KTVNN thực hiện cuộc kiểm toán độc lập, khách quan, nhưng thực tế tính độc lập của KTV là
- 2 không thể tuyệt đối do sự chi phối từ các quan hệ chính trị, các mối quan hệ cá nhân, thân quen của KTV trong xã hội. Trong môi trường hoạt động mà hành vi mua chuộc, hối lộ KTVNN từ đơn vị được kiểm toán hoặc chính bản thân KTVNN có hành vi gian lận gây suy giảm tính độc lập dẫn đến giảm chất lượng kiểm toán (CLKT), chẳng hạn trường hợp các KTVNN bị bắt khi có hành vi nhận hối lộ năm 2010. Hơn nữa hiện nay, Đảng và Nhà nước kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Do đó, nghiên cứu thực nghiệm tại KTNN Việt Nam nhằm nâng cao tính độc lập của KTVNN và CLKT là cần thiết. Mặc dù, các đã có những nghiên cứu trước đây về mặt học thuật và những nỗ lực trong thực tiễn kiểm toán trong việc đảm bảo tính độc lập của KTV trong khu vực công, nhưng nghiên cứu về tính độc lập của KTV vẫn tiếp tục là những vấn đề dai dẳng và đầy thách thức trong kiểm toán công (Johnsen, 2019). Hơn nữa, Hay và Cordery (2018) kêu gọi nghiên cứu thêm về kiểm toán công, đặc biệt trong bối cảnh tại các nước đang phát triển. Xuất phát từ những yêu cầu và lý do cần thiết trong lý luận và thực tiễn đã nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hướng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam” với góc độ cảm nhận của KTV trong khu vực công. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTVNN và đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTVNN hướng đến chất lượng của cuộc kiểm toán tại KTNN Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính độc lập của KTVNN Việt Nam. - Xác định và đo lường mức độ tác động gián tiếp của các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTVNN, đến CLKT thông qua vai
- 3 trò trung gian của tính độc lập của KTVNN Việt Nam. - Xác định mức độ ảnh hưởng của tính độc lập của KTVNN đến CLKT cuộc kiểm toán tại KTNN Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu số 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính độc lập của KTVNN Việt Nam?. Câu số 2: Mức độ tác động của các nhân tố này đến tính độc lập của KTVNN Việt Nam được thể hiện như thế nào?. Câu số 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTVNN có tác động gián tiếp đến CLKT thông qua vai trò trung gian của tính độc lập của KTVNN Việt Nam hay không? Mức độ tác động gián tiếp này được thể hiện như thế nào?. Câu số 4: Mức độ tác động của tính độc lập của KTVNN đến CLKT của cuộc kiểm toán tại KTNN Việt Nam?. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTVNN và mối quan hệ giữa tính độc lập của KTVNN đến CLKT của cuộc kiểm toán tại KTNN Việt Nam. Đối tượng khảo sát: Các KTVNN hiện đang làm việc tại KTNN Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu về CLKT của cuộc kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ tại KTNN Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp định tính và định lượng: Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính được áp dụng đầu tiên, nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTVNN, thông qua đó hoàn thiện các thang đo và các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức. Để đạt được mục tiêu này, tác giả đã tổng hợp cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước
- 4 tại nước ngoài và trong nước, kỹ thuật phỏng vấn sâu chuyên gia. Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng được sử dụng cho giai đoạn này. Phần mềm SPSS 22 và SmartPLS 4.0.9.2 được dùng để phân tích dữ liệu sau khi thực hiện khảo sát dữ liệu bằng bảng khảo sát. Cụ thể, nghiên cứu định lượng được tách thành hai bước. Bước 1: nghiên cứu sơ bộ định lượng, thu thập dữ liệu sơ bộ ban đầu (n >100), tiến hành phân tích nhằm kiểm tra độ giá trị và độ tin cậy của thang đo các biến tiềm ẩn. Bước 2: nghiên cứu chính thức định lượng, tiến hành khảo sát với cỡ mẫu lớn hơn (n > 200) và phân tích dữ liệu nhằm kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận án Về phương diện lý thuyết: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã chứng minh bằng thực nghiệm về vai trò trung gian của tính độc lập của KTV đối với tác động gián tiếp của quyền lực chính trị, mối quan hệ của KTV với đơn vị được kiểm toán, nhiệm kỳ KTV đến CLKT của cuộc kiểm toán trong khu vực công. Thứ hai, kết quả nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý luận khi lần đầu tiên đã chứng minh bằng thực nghiệm về vai trò điều tiết của năng lực KTV trong tác động của tính độc lập của KTV đến CLKT của cuộc kiểm toán trong khu vực công. Qua đó củng cố thêm quan điểm của lý thuyết quy kết về hành vi của cá nhân xuất phát từ yếu tố bên trong cá nhân và ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Thứ ba, kết quả nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính độc lập của KTVNN, tác động của tính độc lập của KTVNN đến CLKT của cuộc kiểm toán và năng lực của KTV có vai trò là biến điều tiết trong cùng một mô hình nghiên cứu. Về phương diện thực tiễn: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đề xuất cho các nhà lãnh đạo KTNN Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng nhiều hơn của tính độc lập của KTVNN, để có những giải pháp hữu hiệu bảo vệ và nâng cao tính độc lập của KTVNN, nhằm nâng cao CLKT các cuộc kiểm
- 5 toán tại KTNN. Thứ hai, kết quả nghiên cứu giúp KTVNN nhận biết rõ hơn yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của họ. Từ đó, KTVNN tự bản thân có biện pháp và hành động phù hợp để bảo vệ tính độc lập của họ khi làm việc trong môi trường KTNN Việt Nam. Thứ ba, nâng cao nhận thức của KTVNN và các nhà lãnh đạo về vai trò của năng lực của KTVNN trong hoạt động kiểm toán. Thứ tư, kết quả nghiên cứu về CLKT trong loại hình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ giúp các nhà lãnh đạo, quản lý tại KTNN nhận định về yếu tố đo lường CLKT tại các cuộc kiểm toán nhằm điều chỉnh, định hướng hoạt động để nâng cao CLKT tại các cuộc kiểm toán. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý.
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên 1.1.1.1. Nghiên cứu về nhân tố quyền lực chính trị ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV 1.1.1.2. Nghiên cứu nhân tố nhiệm kỳ của KTV ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV 1.1.1.3. Nghiên cứu về nhân tố mối quan hệ của KTV với đơn vị được kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV 1.1.2. Nghiên cứu về chất lượng kiểm toán trong khu vực công 1.1.2.1. Nghiên cứu về CLKT của SAI 1.1.2.2. Nghiên cứu về CLKT theo loại hình kiểm toán 1.1.3. Nghiên cứu về nhân tố tính độc lập của kiểm toán viên ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán 1.1.4. Nghiên cứu về vai trò trung gian của tính độc lập của kiểm toán viên 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 1.2.1. Nghiên cứu về tính độc lập của kiểm toán viên 1.2.2. Nghiên cứu về chất lượng kiểm toán 1.3. Nhận xét tổng quan nghiên cứu Thứ nhất, nhân tố quyền lực chính trị tác động đến tính độc lập của KTV hầu hết các nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp tài liệu, phỏng vấn sâu chuyên gia bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Thứ hai, về nghiên cứu nhân tố nhiệm kỳ của KTV ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV chưa được bàn luận nhiều trong các tài liệu nghiên cứu trước đây.
- 7 Thứ ba, về mối quan hệ giữa KTV với đơn vị được kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV còn ít được quan tâm kiểm định và xây dựng thang đo trong các nghiên cứu hàn lâm, tác giả nhận thấy bối cảnh tại mỗi nước và thời gian nghiên cứu mà có thể đưa các mức độ tác động của mối quan hệ đến tính độc lập của KTV khác nhau. 1.4. Xác định khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan các tài liệu các nghiên cứu trước về tính độc lập của KTV trong khu vực công, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến tính độc lập của KTV trong kiểm toán công. Thứ hai, vai trò trung gian tính độc lập của KTV trong mối quan hệ giữa các nhân tố và CLKT được tìm thấy chủ yếu trong một số nghiên cứu trước trong kiểm toán khu vực tư, nhưng hầu hết các nghiên cứu về tính độc lập của KTV chỉ có vai trò trung gian toàn phần trong mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT. Thứ ba, việc đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV và kết hợp việc tác động tính độc lậP của KTV đến CLKT của cuộc kiểm toán trong cùng một mô hình nghiên cứu trong khu vực công cũng chưa được thực hiện trong các nghiên cứu trước đây. Thứ tư, theo những nghiên cứu trước mà tác giả đã được tiếp cận thì nghiên cứu về kiểm toán khu vực công còn hạn chế so với khu vực vực tư về chủ đề, phương pháp nghiên cứu. Vì vậy, thực hiện nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng cũng góp phần làm đa dạng thêm kết quả nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Kết luận chương 1
- 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm nghiên cứu 2.1.1. Tính độc lập của kiểm toán viên Tính độc lập của KTV trong nghiên cứu luận án này được tác giả sử dụng định nghĩa của Beattie và cộng sự (1999) & Porter và cộng sự (2014), gồm: độc lập về tư tưởng, nghĩa là thái độ tinh thần không thiên vị của KTV; và độc lập về hình thức, nghĩa là KTV không có mối quan hệ với đơn vị kiểm toán có thể cho thấy xung đột lợi ích. 2.1.2. Quyền lực chính trị Quyền lực chính trị được đề cập trong bốn khía cạnh gồm: quyền lực tối cao, tác động tâm lý của tầng lớp lãnh đạo, phạm vi ảnh hưởng, tư tưởng về thành quả. 2.1.3. Nhiệm kỳ của kiểm toán viên Nhiệm kỳ của KTV là số năm liên tục mà một KTV kiểm toán tại một đơn vị nhất định. 2.1.4. Mối quan hệ của kiểm toán viên với đơn vị được kiểm toán Theo Chuẩn mực KTNN Việt Nam thì mối quan hệ với đơn vị được kiểm toán đe dọa đến tính độc lập của KTV được thể hiện qua các khía cạnh: KTVNN thu được hoặc có thể thu nhận được lợi ích kinh tế (trực tiếp hoặc gián tiếp); KTVNN là nhân viên thuộc đơn vị được kiểm toán đã từng chịu trách nhiệm (trực tiếp hoặc gián tiếp) về những công việc liên quan đến nội dung kiểm toán của KTNN; KTVNN có quan hệ công việc, giao dịch ngoài công việc kiểm toán nhưng liên quan đến đối tượng kiểm toán; KTVNN có mối quan hệ thân quen, gia đình với kế toán trưởng, người lãnh đạo hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán; KTVNN bị đe dọa nhằm ngăn cản hành động khách quan và hoài nghi nghề nghiệp từ phía đơn vị được kiểm toán. 2.1.5. Chất lượng kiểm toán Theo định nghĩa của KTNN Hoa Kỳ (GAO) thì CLKT là việc
- 9 tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp và các điều khoản đối với cuộc kiểm toán đang được xem xét. Như vậy, có nhiều luồng quan điểm về định nghĩa CLKT, việc này còn phụ thuộc vào mục đích của đối tượng, người sử dụng báo cáo kiểm toán. 2.1.6. Năng lực của kiểm toán viên Năng lực KTV được hiểu là người có kiến thức, kinh nghiệm, các thái độ, phẩm chất cá nhân và kỹ năng cần thiết thực hiện cuộc cuộc kiểm toán. 2.2. Tổng quan về kiểm toán trong khu vực công 2.2.1. Tổng quan về kiểm toán công trên thế giới 2.2.2. Tổng quan về Kiểm toán nhà nước Việt Nam 2.3. Lý thuyết nền 2.3.1. Lý thuyết đại diện (agenghiên cứuy theory) 2.3.2. Lý thuyết quyền lực (theory of hegemony) 2.3.3. Lý thuyết bản sắc xã hội (social identity theory) 2.3.4. Lý thuyết sự thoải mái (theory of comfort) 2.3.5. Lý thuyết quy kết (attribution theory) Kết luận chương 2
- 10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất 3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu 3.1.1.1. Quyền lực chính trị và tính độc lập của KTV 3.1.1.2. Mối quan hệ của KTV với đơn vị được kiểm toán và tính độc lập của KTV 3.1.1.3. Nhiệm kỳ của KTV và tính độc lập của KTV 3.1.1.4. Tính độc lập của KTV và CLKT 3.1.1.5. Vai trò trung gian của tính độc lập của KTV 3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.2. Mô hình nghiên cứu Quyền lực chính trị H1 (-) H5; H6; H7 (Giả thuyết trung gian) Mối quan hệ H4 H2 (-) Tính độc lập (+) Chất lượng của KTV với của KTV kiểm toán ĐVKT H3 (-) Nhiệm kỳ của KTV Sơ đồ 3.1. Mô hình nghiên cứu 3.3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu 3.4. Qui trình nghiên cứu tổng quát Nghiên cứu định tính gồm 2 bước: tổng quan tài liệu có liên quan và tham khảo ý kiến chuyên gia. Nghiên cứu định lượng gồm 2 bước: nghiên cứu sơ bộ định
- 11 lượng và nghiên cứu chính thức định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định lượng với mục tiêu đánh giá sơ bộ thang đo, nghiên cứu chính thức định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 3.5. Thiết kế nghiên cứu 3.5.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính Mẫu và cỡ mẫu Các chuyên gia được chọn cho bước nghiên cứu này gồm: Lãnh đạo tại KTNN thì gồm cấp Trưởng phòng, Vụ phó, Vụ trưởng; giảng viên, cỡ mẫu dự kiến n=10. Công cụ thu thập dữ liệu Dàn bài thảo luận bán cấu trúc, được thiết kế dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất và bộ thang đo kế thừa. Bên cạnh đó, sau quá trình thảo luận, một bản khảo sát dự thảo gồm các câu hỏi đóng có cấu trúc chặt chẽ được đính kèm để thu thập ý kiến của chuyên gia về cách diễn đạt và hình thức trình bày. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu là phỏng vấn sâu, tức là nhà nghiên cứu thảo luận trực tiếp với đáp viên. Kỹ thuật phân tích dữ liệu Dữ liệu thu được từ mỗi cuộc thảo luận sẽ được tổng hợp, phân tích ngay sau đó bằng cách mô tả, phân loại và liên kết với nhau để rút kinh nghiệm cho lần thảo luận kế tiếp, kết quả phân tích dữ liệu từ mỗi cuộc thảo luận sẽ được đối chiếu với các cuộc thảo luận trước đó và so sánh với các giả thuyết đã đề xuất, quá trình được lặp lại đến khi không còn thu thập thêm thông tin nào mới về những vấn đề liên quan. 3.5.2. Nghiên cứu sơ bộ định lượng Mẫu và cỡ mẫu Đối tượng khảo sát là các KTV nhà nước. Kích thước mẫu dự kiến n = 100. Công cụ thu thập dữ liệu
- 12 Bảng khảo sát bao gồm các câu hỏi đóng được thiết kế dựa vào thang đo các biến nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu Tác giả thu thập thông tin dữ liệu gồm email, zalo, facebook của KTVNN dự định thực hiện khảo sát, sau đó tiến hành liên hệ, nếu nhận được sự đồng ý sẽ tiến hành gửi bản điện tử (Google forms) hoặc bản in (nếu các đáp viên cần bản in) Kỹ thuật phân tích dữ liệu Kiểm định thang đo bằng kỹ thuật phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22. 3.5.3. Nghiên cứu chính thức định lượng Mẫu và cỡ mẫu Đối tượng khảo sát là các KTV nhà nước. Kích thước mẫu dự kiến n = 200. Công cụ thu thập dữ liệu Bảng khảo sát bao gồm các câu hỏi đóng được thiết kế dựa vào thang đo các biến nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu Gửi phiếu khảo sát bảng qua thư điện tử, ứng dụng mạng xã hội và gửi trực tiếp bản in nếu có điều kiện. Kỹ thuật phân tích dữ liệu Dữ liệu thu thập ở bước này được phân tích bằng phần mềm SmartPLS 4.0.9.2, đánh giá hai thành phần của mô hình SEM: mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Kết luận chương 3
- 13 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính 4.1.1. Điều chỉnh thang đo Mô hình nghiên cứu gồm 6 biến: quyền lực chính trị, mối quan hệ với đơn vị được kiểm toán, nhiệm kỳ của KTV, tính độc lập của KTV, chất lượng kiểm toán, năng lực của KTV; gồm 36 biến quan sát. 4.1.2. Sự phù hợp của các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu Sau khi thảo luận với chuyên gia về mô hình nghiên cứu thì hầu hết các mối quan hệ giữa các khái niệm được ủng hộ, không có ý kiến trái chiều. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng năng lực chuyên môn của KTV là nhân tố cần được nhìn nhận, xem xét trong mối quan hệ giữa tính độc lập của KTV và CLKT trong bối cảnh kiểm toán công. KTV có năng lực càng tốt thì tác động của tính độc lập của KTV đến CLKT càng lớn, nghĩa là năng lực của KTV có vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa tính độc lập của KTV đến CLKT. 4.1.3. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh Quyền lực Năng lực của chính trị KTV H1 (-) H8 (+) Mối quan hệ của KTV với H2 (-) Tính độc lập Chất lượng ĐVKT của KTV H4 (+) kiểm toán H3 (-) H5; H6; H7 Nhiệm kỳ của (Giả thuyết trung gian) KTV Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức
- 14 4.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng 4.2.1. Thông tin mẫu Số phiếu hợp lệ được giữ lại để tiến hành phân tích là 108 phiếu. Phần lớn là KTV kiểm toán ở lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương, chiếm 59,4%, tiếp theo ngân sách trung ương của Bộ, ngành 21,3%. Về loại hình thực hiện kiểm toán lần lượt là 51,9% kiểm toán BCTC, 37% kiểm toán tuân thu và 11,1% kiểm toán hoạt động. Đa số đối tượng được khảo sát là KTV có kinh nghiệm làm việc từ 6 năm trở lên. 4.2.2. Kết quả kiểm định thang đo Thang đo để đo lường khái niệm của mô hình trong luận án, đều đảm bảo các tiêu chí của thang đo tốt, cụ thể các thang đo đều thỏa mãn độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt. 4.3. Kết quả nghiên cứu chính thức định lượng 4.3.1. Thông tin mẫu Số phiếu hợp lệ được giữ lại để tiến hành phân tích là 225 phiếu. Phần lớn đối tượng được khảo sát là chuyên viên giữ ngạch các KTV, chiểm 62,7% 4.3.2. Kết quả kiểm định thang đo chính thức Độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của các thang đo đều đạt yêu cầu, đủ điều kiện để tiếp tục kiểm định mô hình cấu trúc. 4.3.3. Khắc phục sai lệch đo lường do phương pháp Kết quả phân tích cho thấy nhân tố đơn Harman giải thích 26,537% phương sai toàn bộ mô hình, thấp hơn ngưỡng 50% (Podsakoff & Organ, 1986), vì vậy sai lệch đo lường do phương pháp không đáng ngại trong nghiên cứu này. 4.3.4. Kết quả kiểm tra mô hình cấu trúc Bảng 4.1. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc
- 15 Giả thuyết β t p Kết quả H1 QCT -> DLKTV -0,189 3,873 0,000 Chấp nhận H2 QHDV -> DLKTV -0,529 7,019 0,000 Chấp nhận H3 NKKTV -> DLKTV -0,279 4,570 0,000 Chấp nhận H4 DLKTV -> CLKT 0,727 16,713 0,000 Chấp nhận DLKTV CLKT Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,586 0,686 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định bổ sung về các ảnh hưởng gián tiếp Tác động β t-value p-value 95% Confidenghiên cứue Intervals Ảnh hưởng gián tiếp QCT->DLKTV-> -0,137 3,676 0,000 [-0,213 : -0,068] CLKT QHDV>DLKTV-> -0,384 6,157 0,000 [-0,520 : -0,274] CLKT NKKTV>DLKTV- -0,202 4,518 0,000 [-0,288 : -0,115] > CLKT Ảnh hưởng trực tiếp QCT -> CLKT -0,138 3,678 0,000 [-0,216 : -0,071] QHDV -> CLKT -0,385 6,139 0,000 [-0,500 : -0,258] NKKTV-> CLKT -0,203 4,525 0,000 [-0,289 : -0,115] Bảng 4.3. Kết quả kiểm định tác động của biến điều tiết năng lực KTV Giả thuyết β t p Kết quả H8 NLKTV*DLKTV - 0,246 2,561 0,010 Chấp nhận > CLKT 4.4. Bàn luận kết quả kiểm định các giả thuyết Kết luận chương 4
- 16 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 5.1. Kết luận Dựa trên sự hỗ trợ của lý thuyết nền và các nghiên cứu trước liên quan trên thế giới, tác giả đề xuất mô hình về các nhân tố ảnh hướng đến tính độc lập của KTV, tác động của tính độc lập của KTV đến CLKT trong kiểm toán công. Hơn nữa, tác giả còn quan tâm đến vai trò trung gian của tính độc lập của KTV trong mối quan hệ giữa các nhân tố và CLKT. Để đạt mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Đầu tiên, tại bước nghiên cứu định tính, tác giả phỏng vấn chuyên gia để thu thập ý kiến của các chuyên gia đối với thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu và tính khả thi của các giả thuyết nghiên cứu được tác giả đề xuất, bổ sung các biến mới trong nghiên cứu. Kết quả bước này giúp tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức và hoàn thiện thang đo. Tiếp theo, tác giả thực hiện bước nghiên cứu sơ bộ định lượng, ở bước này tác giả khảo sát cỡ mẫu 108 KTVNN để đánh giá sơ bộ các thang đo trong mô hình đề xuất. Kết quả bước này là cơ sở để tác giả đưa ra bảng khảo sát chính thức. Cuối cùng, nghiên cứu chính thức định lượng với mục tiêu là kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình. Tác giả sử dụng phiếu khảo sát được soạn thảo với cấu trúc chặt chẽ để khảo sát 225 KTVNN, tác giả sử dụng kỹ thuật PLS-SEM với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS 4.0.9.2 để xử lý. 5.2. Hàm ý 5.2.1. Về mặt lý thuyết Thứ nhất, phát hiện mới của luận án về mặt lý thuyết là vai trò điều tiết của năng lực KTV trong mối quan hệ giữa tính độc lập của KTV của CLKT của cuộc kiểm toán trong khu vực công. Thứ hai, điểm nổi bật của nghiên cứu là xác nhận vai trò trung gian của tính độc lập của KTV trong mối quan hệ giữa các nhân tố quyền lực chính trị, mối quan hệ của KTV với đơn vị được kiểm toán,
- 17 nhiệm kỳ KTV và CLKT trong khu vực công. Đây là điểm mới trong lý thuyết mà các tài liệu trước đây chưa nghiên cứu, khám phá trong nghiên cứu kiểm toán công trên thế giới và trong nước. Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã làm rõ thang đo quyền lực chính trị tác động đến tính độc lập của KTV. Luận án này đã làm rõ thang đo quyền chính trị và kiểm định, đo lường độ tin cậy của một thang đo tốt thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, mà các nghiên cứu trước đây hầu như chưa thực hiện. Thứ tư, luận án đã tổng hợp hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV trong khu vực công. Thứ năm, bằng chứng thực tiễn tại KTNN Việt Nam đã chứng minh rằng mối quan hệ của KTV với đơn vị được kiểm toán là nhân tố có tác động mạnh nhất (so với các nhân tố khác trong mô hình) đến tính độc lập của KTV. Thứ sáu, luận án đưa ra kết quả bằng chứng về ảnh hưởng ngược chiều của nhiệm kỳ KTV đến tính độc lập của KTV góp phần làm giảm mâu thuẫn của kết quả nghiên cứu về mối quan hệ này trong các nghiên cứu trước trên thế giới. Thứ bảy, luận án đã xác nhận hưởng tích cực của tính độc lập của KTV đến CLKT trong khu vực công. Kết quả này là hợp lý và dễ dàng được giải thích bởi khi tính độc lập của KTV càng được duy trì cao thì CLKT càng được nâng cao, cải thiện hơn. 5.2.2. Về mặt quản trị Thứ nhất, nghiên cứu này cung cấp cho các nhà lãnh đạo KTNN và KTVNN Việt Nam xác định tầm quan trọng của tính độc lập của KTV trong thực tiễn hoạt động kiểm toán. Vì đây, là nhân tố có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của các cuộc kiểm toán được KTNN Việt Nam thực hiện. Điều này giúp cho KTNN Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm toán hàng năm được Quốc hội phê duyệt. Thứ hai, nghiên cứu đã cho thấy rằng để nâng cao CLKT của cuộc kiểm toán tại KTNN Việt Nam, thì năng lực của KTV cần được nâng cao, cải thiện về một số mặt như chuyên môn về kiểm toán, kỹ

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ 2012 đến nay
27 p |
62 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
30 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam
27 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm tại Đại học Quốc gia Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
26 p |
24 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Cổ mẫu trong Mo Mường
38 p |
54 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ miền nguồn chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt
28 p |
52 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
31 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Quyền lực truyền thông trong bầu cử ở Ấn Độ (Nghiên cứu trường hợp Tổng tuyển cử Ấn Độ năm 2014)
28 p |
5 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Tính chất điện tử và các đặc trưng tiếp xúc trong cấu trúc xếp lớp van der Waals dựa trên MA2Z4 (M = kim loại chuyển tiếp; A = Si, Ge; Z = N, P)
54 p |
58 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo cấp chiến lược ở địa phương - Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An
31 p |
38 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua các chủ đề sinh học trong học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội
61 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình
27 p |
57 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quốc tế học: Hợp tác Việt Nam - Indonesia về phân định biển (1978-2023)
27 p |
55 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
58 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học
26 p |
56 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long
30 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
26 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng sáng tạo nội dung đa phương tiện trên báo điện tử Việt Nam
27 p |
63 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
