Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
lượt xem 462
download
PHẦN NỘI DUNG “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sang tạo chủ nghĩa Mác-LêNin vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
- Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
- PHẦN NỘI DUNG “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sang tạo chủ nghĩa Mác-LêNin vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,… Tư tưỏng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.”12 Đó là đoạn nói về tư tưởng Hồ Chí Minh trong báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Chính vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, trong đó tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội là một bộ phận hết sức quan trọng. Nhất quán với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là một học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản nhằm xoá bỏ ách thống trị tư bản chủ nghĩa, thực hiện lý tưởng giải phóng giai cấp và giải phóng toàn thể xã hội loài người. Chủ nghĩa xã hội còn được hiểu với tư cách là một chế độ xã hội thuộc hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà việc xây dựng và hoàn thiện nó như một quá trình lịch sử lâu dài để từng bước đạt tới mục tiêu. 1.Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội 3
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tư tưởng cộng đồng làng xã Việt Nam, được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cùng với tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết ,tương than tương ái “lá lành dùm lá rách”,tinh thần lạc quan yêu đời vốn có dân tộc Việt Nam ta. HCM đã từng biết đến tư tưởng CNXH sơ khai ở phương Đông, qua "thuyết đại đồng” của Nho giáo, chế độ công điền ở phương đông là cơ sở kinh tế tạo nên sự cố kết cộng đồng bền chặt của người VN. Khi ra nước ngoài khảo sát cách mạng thế giới,tiếp xúc với nền văn hoá dân chủ và cách mạng của phương tây, Đặc biệt Nguyễn Aí Quốc đã tìm thấy trong học thuyết Mác về lý tưởng một xã hội nhân đạo, về con đường thực hiện ước mơ giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ. Đến năm 1923, Nguyễn Aí Quốc đến Liên Xô, lần đầu tiên biết đến "chính sách kinh tế mới" của Lênin, được nhìn thấy thành tự của nhân dân Xô-Viết trên con đường xây dựng xã hội mới. 2.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam + Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng CNXH từ quan điểm hình thái Kinh Tế-Xã Hội của Mác. Luận điểm cơ bản của Mác-ăngghen về một xã hội mới với những đặc trưng bản chất là xóa bỏ chế độ người bóc lột người dựa trên tư hữu về tư liệu sãn xuất, xóa bỏ tình trạng bị áp bức về chính trị, nô dịch về tinh thần. Lênin đã phát triển luận điểm về CNXH ở điều kiện Chủ Nghĩa Tư Bản(CNTB) đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, tức giai đoạn Đế Quốc Chủ Nghĩa. Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 đã làm cho lý luận trở thành hiện thực: CNXH với tư cách là một xã hội mới, một bước phát triển cao và tốt đẹp hơn so với CNTB. Hồ Chí Minh khẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất đối với phát triển của xã hội cũng như đối với sự chuyển biến từ xã hội này sang xã hội khác. Bác cũng khẳng định, trong lịch sử loài người có năm hình thức quan hệ sản xuất chính, và nhấn 4
- mạnh không phải quốc gia, dân tộc nào cũng đều trải qua các bước phát triển tuần tự như vậy. Bác sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên CNXH không trải qua giai đoạn TBCN. + Hồ Chí Minh đã tiếp cận CNXH từ quan điểm duy vật lịch sử khoa học, từ sự giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân(GCCN)-giai cấp trung tâm của thời đại. Nguyễn Aí Quốc trực tiếp tham gia phong trào công nhân, khi trở thành người cộng sản Người đã tìm hiểu và viết nhiều bài về GCCN (ấn, nhật, trung, thổ nhĩ kỳ...). Tuy hoạt động ở nước ngoài người vẫn theo dõi phong trào công nhân ở Việt Nam. Năm 1922, lần đầu công nhân ở chợ lớn bãi công, Nguyễn Aí Quốc coi đó là dấu hiệu chứng tỏ GCCN đã bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình...chúng ta phải ghi lấy dấu hiệu của thời đại. GCCN ở chính quốc không phải chỉ tỏ tình đoàn kết với những người anh em ở đấy bằng lời nói mà thôi, mà còn phải giác ngộ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và pương pháp tổ chức. + Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. +Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ phương diện đạo đức. 3.Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội bao gồm: Một là, CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH. Hai là, CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. 5
- Ba là, CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình. Bốn là, CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi. Năm là, CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng. 4.Quan niệm của HCM về mục tiêu và động lực của CNXH 4.1.Mục tiêu của CNXH: + Về chế độ chính trị: nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về dân, chính phủ là đầy tớ của dân; dân có quyền và có nghĩa vụ làm chủ. "Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo". + Về kinh tế: Xây dựng kinh tế XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến; hình thành sở hữu nhà nước-nó phải lãnh đạo kinh tế quốc dân. CNXH chỉ thắng CNTB khi nào có năng suất lao động cao hơn hẳn. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là quy luật tất yếu có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. "Làm trái với Liên Xô cũng là Mác-xít". + Về văn hóa: có văn hóa phát triển cao (vừa mang tính chất XHCN, vừa mang tính chất dân tộc-tức là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc). Đó là nền văn hóa lấy hạnh phúc của đồng bào, dân tộc làm cơ sở để phát triển, văn hóa "phải 6
- sửa đổi được thói tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ". "Phải làm cho ai cũng có lý tưởng, tự chủ, độc lập, tự do". + Về mối quan hệ xã hội: thực hiện công bằng, dân chủ; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người; quan tâm thực hiện chính sách ĩa hội. + Về con người XHCN, phải có phẩm chất cơ bản sau: Con người có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức XHCN: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học kỹ thuật; có tinh thần sáng tạo, nhạy bén với cái mới. Đó cũng là động lực quan trọng nhất để xây dựng thành công CNXH. +Phải quan tâm đến phụ nữ (một nửa của xã hội), phải giải phóng phụ nữ, xây dựng bình đẳng nam-nữ. 4.2.Về động lực của CNXH + Phát huy các nguồn động lực cho việc xây dựng CNXH: vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong đó lấy con người làm động lực quyết định: “CNXH chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người”. +Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết- động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng của người lao động. +Tác động cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và ý thức làm chủ. Sau vấn đề dân chủ là thực hiện công bằng xã hội, đặc biệt là trong phân phối phải theo nguyên tắc: "không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Tránh bình quân, Bác nêu khẩu hiệu ba khoán và một thưởng. Thưởng phạt công minh. "Khoán là một điều kiện của CNXH...". Sử dụng vai trò điều 7
- chỉnh các nhân tố tinh thần khác như: văn hóa, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người. 5. Khắc phục lực cản đố với công cuộc xây dựng CNXH +Căn bệnh thoái hóa, biến chất của cán bộ; +Chống chủ nghĩa cá nhân; Bác coi đó là kẻ thù hung ác của CNXH. Chống tham ô lãng phí; Bác coi đó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến. Chống bè phái mất đoàn kết nội bộ; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều; chống lười biếng...Theo Bác các căn bệnh trên sẽ phá hoại đọa đức cách mạng, làm suy giảm uy tín và ngăn trở sự nghiệp cách mạng của đảng, bác gọi đó là giặc nội xâm. Cái mới và là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh khi nói về bản chất của chủ nghĩa xã hội là ở chỗ Người phát hiện thấy lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã chung đúc tất cả lý tưởng, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. -Từ đặc điểm lịch sử dân tộc: nước ta không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ mang đậm dấu ấn phong kiến phương đông, mâu thuận giai cấp không gay gắt, quyết liệt, kéo dài, như ở phương tây, do đó hình thành quốc gia dt từ sớm; ngày từ buổi đầu dựng nước, chúng ta liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm, hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống; Là nước nông nghiệp, lấy đất và nước làm nền tảng với chế độ công điền hình thành cộng đồng thêm bền chặt. Tất cả điều này là giá trị cơ bản của tinh thần và tư tưởng XHCN ở Việt Nam: tinh thần yêu nước, yêu thường đùm bọc trong họan nạn đấu tranh, cố kết cộng động quốc gia dân tộc. 8
- -Từ truyền thống văn hóa lâu đời, bản sắc riêng: đó là nền văn hóa lấy nhân nghĩa làm gốc, trừ độc, trừ tham, trọng đạo lý; nền văn hóa mang tính dân chủ; có tính chất khoan dung; một dt trọng hiền tại; hiếu học... - Tư duy triết học phương đông: coi trọng hòa đồng, đạo đức nhân nghĩa. Hồ Chí Minh quan niệm, CNXH là thống nhất với văn hóa, đạo đức, "CNXH là giai đoạn phát triển cảo hơn so với CNTB về mặt văn hóa và giải phóng con người". - HCM tiếp cận CNXH từ yêu cầu thực tiễn của CMVN và xu hướng phát triển của thời đại. 6.Những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về CNXH Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 đặt ra yêu cầu khách quan là tìm một ý thức hệ mới đủ sức vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam đòi hỏi có một giai cấp tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất mới, có hệ tư tưởng độc lập, có ý thức tổ chức và trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm cách mạng. Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy phong trào yêu nước Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng về đường lối, vì vậy cách mạng chưa đem lại độc lập dân tộc. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Cách mạng tháng mười Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường hiện thực cho giải phóng dân tộc ở phương đông: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.Vì vậy Nguyễn Aí Quốc đã bắt đầu truyền bá tư tưởng CNXH trong dân. Hồ Chí Minh đến với CNXH từ tư duy độc lập sáng tạo tự chủ. Đặc điểm của định hướng tư duy tự chủ sáng tạo là: định hướng tư duy trên cơ sở thực tiễn; luôn tìm tận gốc của sự vật, hiện tượng; kết hợp lý trí khoa học và tình cảm cách mạng. Tư duy của Hồ Chí Minh là tư duy rộng mở và văn hóa. 9
- Hồ Chí Minh còn thấy một điểm rất quan trọng thuộc về bản chất của chủ nghĩa xã hội là muốn đạt tới lý tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên chống lại chủ nghĩa cá nhân. Người nhìn nhận chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội. Hồ Chí Minh làm phong phú thêm hướng tiếp cận chủ nghĩa xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm sáng tỏ bản chất chủ nghĩa xã hội từ những kiến giải về kinh tế, chính trị và xã hội. Ngoài những kiến giải ấy, Hồ Chí Minh còn nhìn nhận bản chất chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, văn hoá. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân, trái lại, tôn trọng con người, phát triển mọi năng lực cá nhân vì phát triển xã hội và hạnh phúc của con người. Đây là chiều sâu trong tư duy biện chứng, trong nhãn quan văn hoá, đạo đức của Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới mong hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để có đạo đức cách mạng thì phải loại trừ mặt trái của nó là chủ nghĩa cá nhân. Đó là một kẻ thù nguy hiểm ngăn cản chúng ta đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng, tự mình phá huỷ sự nghiệp của mình. Đây chính 1à nỗi lo toan thường trực của Người. Từ tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927) cho đến Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân (1969), Hồ Chí Minh không lúc nào xa rời điều quan tâm lớn lao đó. Qua các tác phẩm “Tư cách của người Kách mệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” Người nhấn mạnh rằng: “Không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”1. 10
- Từ đó, Người đưa ra lời khẳng định: “tư tưởng xã hội chủ nghĩa là chống tư tưởng cá nhân chủ nghĩa”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải chống chủ nghĩa cá nhân, thực hiện sự tôn trọng và đề cao nhân cách, bảo đảm cho mỗi cá nhân phát triển lành mạnh nhân cách của mình trong sự hài hoà giữa cá nhân và xã hội. Nhìn nhận mặt bản chất quan trọng này, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm, chủ nghĩa xã hội là xã hội trong đó mình vì mọi người, mọi người vì mình. Do đó, một trong những nét nổi bật của con người xã hội chủ nghĩa là phải đạt tới trình độ phát triển cao về đạo đức, về nhân cách, đủ sức chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Xã hội xã hội chủ nghĩa vừa đòi hỏi, vừa tạo ra những con người như thế và chăm lo giáo dục, phát triển con người là chiến lược quan trọng bậc nhất của chủ nghĩa xã hội. Điều cần lưu ý là, mặc dù rất chú trọng nhân tố đạo đức trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và coi đạo đức xã hội chủ nghĩa là thuộc về bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội, song Hồ Chí Minh không bao giờ xem đạo đức là hiện tượng nằm ngoài tác nhân khác, gây nên sự chia cắt, đối lập giữa kinh tế với đạo đức. Người đề cao sức mạnh tinh thần đạo đức, nhưng không rơi vào duy ý chí, chủ quan hoặc chủ nghĩa trừu tượng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội luôn luôn nhất quán tính thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và đạo đức. Từ cách tiếp cận đó về chủ nghĩa xã hội, thông qua hoạt động lý luận và thực tiễn hết sức phong phú, Hồ Chí Minh đã rút ra những kết luận rất sâu sắc về bản chất của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội có khả năng thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh đã nói về chủ nghĩa xã hội một cách sâu sắc và khoa học, nhưng lại giản dị có sức cảm hoá rất lớn đối với nhân dân. 11
- Với câu hỏi chủ nghĩa xã hội là gì ? Người trả lời rất sáng tỏ: “Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”2. Luận đề tổng quát đó được Người cụ thể thêm “Chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng”3. “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh “4. Bản chất của chủ nghĩa xã hội còn được làm sáng tỏ khi Người nói tới trọng trách của Đảng với nhân dân, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh luôn luôn lấy cuộc sống hạnh phúc của nhân dân làm thước đo hiệu quả, làm căn cứ đánh giá công việc của Đảng và Nhà nước ta. Bản chất và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội có được bộc lộ ra không, có được phản ánh đúng đắn không là ở đó. Người viết: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”5. Qua đó, chúng ta thấy rằng, Hồ Chí Minh đòi hỏi cao như thế nào sự tận tụy, hy sinh, sự mẫu mực trong sáng của Đảng và Nhà nước, biểu hiện không những ở tổ chức và thể chế, mà còn ở từng người, từng cán bộ, đảng viên của Đảng, những công chức của bộ máy chính quyền, những công bộc của dân. Người thấu hiểu sâu sắc rằng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi như vậy. Chính điều này làm sáng tỏ biết bao sự nhạy cảm và tinh tế của Hồ Chí Minh khi Người đặt lý luận về Đảng và Nhà nước của dân, do dân, vì dân vào vị trí cốt yếu của lý luận về chủ nghĩa xã hội và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cũng như vậy, Người xác định đạo đức và tư cách của Người cách mạng ở vị trí quan trọng hàng đầu quyết định thành bại của công cuộc kiến thiết chủ nghĩa xã hội. Mục đích của chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Bảo đảm 12
- quyền làm chủ của nhân dân là một trong những vấn đề quan trọng mà Người đặc biệt quan tâm. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân; dân chủ là chìa khoá của mọi tiến bộ và phát triển. Quan niệm này đã đặt nền tảng và giữ vai trò chỉ đạo trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với chế độ mới, nền kinh tế mới, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh tới nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa trong mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Bao quát mục tiêu đó, Người nhắc nhở chúng ta: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất... chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”6. Về động lực, nhất là động lực bên trong, nguồn nội lực thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đưa ra những chỉ dẫn thiết thực và quý báu. Người khẳng định nhân tố, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”7. Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự cố kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội. Người luôn luôn xây đắp khối đoàn kết dân tộc và nhấn mạnh: đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh vô địch. Cùng với động lực tinh thần, Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất vì ích nước, lợi nhà. Người còn chủ trương áp dụng “Tân kinh tế chính sách” của Lênin khi Người khởi thảo điều lệ “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”. Dự cảm và trù tính về tương lai của Người là như vậy. 13
- Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh văn hoá, giáo dục, khoa học là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người quan tâm đến vai trò của văn hoá ngày càng tăng trong sự phát triển, văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi; phải xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo con người mới và cán bộ mới. Đó là nguồn vốn, là của cải quý báu nhất của quốc gia. Ngoài các động lực bên trong, những nhân tố nội sinh là hết sức quan trọng, theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải kết hợp được với các nhân tố bên ngoài (ngoại sinh). Một trong những động lực bên ngoài là sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đứng trước một thực tế là trở thành Đảng cầm quyền. Nỗi quan tâm lớn nhất của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là làm sao cho Đảng không trở thành Đảng quan liêu, xa dân, thoái hoá, biến chất làm mất lòng tin của dân. Đây là điều hệ trọng. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu tâm tới cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên. Người coi đó là điểm mấu chốt. Chỉ như vậy, Đảng mới mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mới xứng đáng với lòng tin của nhân dân. Hồ Chí Minh đã nêu lên những chỉ dẫn hết sức sâu sắc: “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”8 vì lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết, dân chúng là “nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi”9. Trong phương thức lãnh đạo của Đảng, Người nhắc nhở “phải khéo tập trung ý kiến của quần chúng, hoá nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng, phải 14
- đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề mà hoá nó thành cái chỉ đạo nhân dân”10. “Những cán bộ có khuyết điểm thường sợ dân nói. Nhưng nếu thành thật với dân biết mình có lỗi, xin lỗi dân thì dân cũng rất vui lòng và sẽ tha thứ cho”11. Hồ Chí Minh quan niệm thống nhất lý luận với thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Lý luận hoá thực tiễn từ sự nghiên cứu, tổng kết thực tiễn một cách khoa học và thực tiễn hoá lý luận từ sự vận dụng và phát triển lý luận trong thực tiễn một cách sáng tạo - đó là nét nổi bật thuộc về nội dung, phương pháp tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội nói riêng. Trong tình hình thế giới phức tạp hiện nay, các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội tiếp lục tìm mọi cách để bài bác, phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin. Luận điệu họ thường nêu lên một cách sai lầm là họ đem đồng nhất sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông âu với sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự đổ vỡ của hệ tư tưởng mác xít. Điều cần lưu ý là có một số người vốn là mácxít, nay dao động do những động cơ sai lầm khác nhau, dẫn tới sự hoài nghi học thuyết Mác- Lênin, hoài nghi con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thậm chí chống lại đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn. Những thành tựu quan trọng mà nhân dân đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong hơn 17 năm đổi mới là một thực tế không ai có thể phủ nhận được. Con đường đi tới của cách mạng nước ta có nhiều thuận lợi, nhưng không ít khó khăn. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với sự lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn của Đảng ta, nhân dân ta sẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp 15
- xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn cờ soi sáng con đường cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi. Nhân bài này chúng em xin đề xuất rằng chúng ta nên tổ chức giáo dục tuyên truyền nhiều hơn nữa ,sâu rộng hơn nữa về tư tưởng Hồ Chí Minh mà đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh trong quần chúng nhân dân để có thể giúp người dân hiểu rõ hơn về con đường XHCN mà chúng ta đang xây dựng ,từ đó tích cực hơn nữa trong công cuộc xây dựng XHCN sớm tới ngày thắng lợi. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
18 p | 6484 | 1825
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
21 p | 5975 | 1512
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên
24 p | 2854 | 759
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
12 p | 4254 | 727
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Sự vận dụng của Đảng và nhà nước ta về chính sách đối với Việt Kiều yêu nước hiện nay
30 p | 1854 | 621
-
Tiểu luận “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc"
36 p | 4501 | 555
-
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
9 p | 1149 | 299
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
30 p | 983 | 293
-
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
17 p | 2446 | 143
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
43 p | 1456 | 138
-
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc
34 p | 1537 | 134
-
TIỂU LUẬN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ GẮN KẾT XÂY DỰNG ĐẢNG VỚI CHỈNH ĐỐN ĐẢNG
89 p | 509 | 98
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong thời kỳ 1920-1930 (Giai đoạn hình thành tư tưởng cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam)
21 p | 1001 | 63
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay
20 p | 322 | 54
-
Tiểu luận: Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lãnh đạo
19 p | 371 | 52
-
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Làm rõ phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
13 p | 1031 | 51
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp, gắn bó hữu cơ giữa hai quá trình đấu tranh cách mạng
4 p | 229 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn