Tiểu luận “ Tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng “
lượt xem 61
download
Tham khảo tài liệu 'tiểu luận “ tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng “', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận “ Tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng “
- Tiểu luận “ Tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng “ Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành một số quy định mới nhằm điều tiết hoạt động nội bộ của các ngân hàng thương mại để nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và phù hợp với các khuyến nghị cơ bản của Basel và thông lệ quốc tế. Một trong số đó là Quyết Định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống Đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Về một số nội dung chính của Quyết Định 457. Vốn tự có Một trong những điểm mới lớn nhất của Quyết Định 457 là lần đầu tiên đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ và cụ thể về “vốn tự có” của các tổ chức tín dụng. Theo quy định của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng, vốn tự có được định nghĩa bao gồm “giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “Nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước,” và vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Mặc dù vậy, Luật Các Tổ Chức Tín Dụng không có bất kỳ quy định cụ thể nào về các tài sản “Nợ” khác. Quyết Định 457 lần đầu tiên cho phép các tổ chức tín dụng được phép xác định vốn tự có của mình theo hai cấp, trong đó về cơ bản vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và vốn cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc từ bên ngoài của tổ chức tín dụng. Vốn cấp 1 về cơ bản gồm (i) vốn điều lệ, (ii) lợi nhuận không chia và (iii) các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Theo Quyết Định 457, vốn cấp 1 được
- dùng để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng (theo quy định hiện hành không quá 50%). Vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm (i) phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tín dụng (bao gồm 50% giá trị tăng thêm đối với tài sản cố định và 40% giá trị tăng thêm đối với các loại chứng khoán đầu tư), (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhất định) và (iii) dự phòng chung cho rủi ro tín dụng (tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro). Tuy nhiên, Quyết Định 457 đưa ra một số hạn chế về vốn cấp 2. Ngoài một số điều kiện khác, tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% tổng giá trị vốn cấp 1 và tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và các công cụ nợ khác tối đa bằng 50% vốn cấp 1. Việc xác định vốn tự có theo hai cấp theo Quyết Định 457 sẽ cho phép các ngân hàng thương mại trong nước tính toán cụ thể và nâng cao được mức vốn tự có của mình vốn dĩ trước đây phần lớn chỉ được tính trên cơ sở vốn cấp 1. Do vậy nay các tổ chức tín dụng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn tính trên cơ sở vốn tự có. Các tổ chức tín dụng phải trừ khỏi vốn tự có của mình (i) toàn bộ phần giá trị giảm đi của các tài sản cố định hay chứng khoán đầu tư do định giá lại, (ii) tổng số vốn góp hoặc cổ phần trong tổ chức tín dụng khác, (iii) phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp vượt mức 15% vốn tự có, và (iv) lỗ kinh doanh kể cả các khoản lỗ lũy kế. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro. Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng tài sản “Có” nội bảng (bao gồm, ngoài những mục khác, tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản cho vay và các khoản phải đòi) và tài sản “Có” ngoại bảng (bao gồm, ngoài các mục khác, cam kết bảo lãnh, cho vay, thư tín dụng và chấp nhận thanh toán) được điều chỉnh theo hệ số rủi ro. Dựa trên mức độ rủi ro, các hệ số rủi ro cho tài sản “Có” nội bảng gồm 4 nhóm là 100%, 50%, 20% và 0%. Tuy nhiên, đối
- với tài sản “Có” ngoại bảng thì phụ thuộc vào mức độ rủi ro tương đối so với việc cấp tín dụng trực tiếp, giá trị của tài sản này trước tiên phải được chuyển đổi từ giá trị ngoại bảng sang nội bảng theo các hệ số chuyển đổi 100%, 50%, 20% và 0% trước khi nhân với các hệ số rủi ro (gồm 3 nhóm là 100%, 50% và 0%). Ví dụ, một khoản bảo lãnh dự thầu có giá trị 1.000.000 Đồng có hệ số chuyển đổi là 50% và hệ số rủi ro là 100% thì giá trị tài sản “Có” rủi ro tương ứng sẽ là (1.000.000 Đồng x 50% x 100% = 500.000 Đồng). Trên thực tế hiện nay, có lẽ hầu như không có ngân hàng thương mại quốc doanh nào đạt được tỷ lệ 8%. Do vậy, NHNN quy định thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày Quyết Định 457 có hiệu lực thi hành (ngày 15 tháng 5 năm 2005) để các ngân hàng thương mại quốc doanh tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định trong đó mỗi năm tăng tối thiểu 1/3 số tỷ lệ còn thiếu. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh mà chưa được đạt được tỷ lệ 8% sẽ không được hưởng lợi từ quy định gia hạn này. Trước mắt có thể một số ngân hàng sẽ phải kêu gọi thêm vốn góp để nâng mức vốn tự có của mình lên. Giới hạn tín dụng đối với khách hàng Quyết Định 457 yêu cầu các tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải xây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và “nhóm khách hàng liên quan” và các giới hạn tín dụng áp dụng cho từng loại đối tượng này. “Nhóm khách hàng có liên quan” là một khái niệm mới theo Quyết Định 457. Đây là một khái niệm rất rộng và tiêu chí chung để xác định “nhóm khách hàng có liên quan” được xác lập trên cơ sở quan hệ sở hữu (ví dụ, một khách hàng cá nhân sở hữu tối thiểu 25% hoặc một khách hàng pháp nhân sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ của một khách hàng pháp nhân khác), quan hệ quản trị, điều hành (ví dụ, một khách hàng cá nhân giữ chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc trong một khách hàng pháp nhân khác), hoặc quan hệ thành viên (ví dụ, một công ty hợp danh và thành viên hợp danh của công ty đó cùng là khách hàng của một ngân hàng) giữa hai hay nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với
- tổ chức tín dụng. Chắc chắn là các tổ chức tín dụng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tuân thủ giới hạn tín dụng áp dụng cho nhóm khách hàng có liên quan. Các ngân hàng sẽ phải cập nhật các thông tin liên quan đến không chỉ khách hàng mà cả các khách hàng "có liên quan” của khách hàng đó và bổ sung các thông tin này khi có thay đổi; với lượng khách hàng ngày càng lớn thì các hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng trong toàn hệ thống ngân hàng hiện nay chưa sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu này. Ngoài ra, việc quản lý thông tin giữa các chi nhánh khác nhau nằm trong cùng một ngân hàng cũng không hề đơn giản đặc biệt khi không phải ngân hàng nào cũng có một hệ thống mạng máy tính được kết nối hoàn chỉnh trên phạm vi toàn quốc. Các giới hạn về tín dụng áp dụng đối với khách hàng có thể tóm tắt như sau: - Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có. - Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có. Như vậy, nếu một ngân hàng đã cấp khoản vay cho một khách hàng đạt mức tối đa 15% vốn tự có thì ngân hàng đó chỉ có thể cấp bảo lãnh cho cùng khách hàng tối đa 10% vốn tự có (xin lưu ý là theo quy định chung về bảo lãnh ngân hàng thì tổng số dư bảo lãnh cho một khách hàng có thể đạt tối đa 15% vốn tự có). - Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có. - Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có. - Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
- - Tổng mức cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 80% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính. Đối với hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các mức giới hạn tương tự cũng được áp dụng nhưng căn cứ trên vốn tự có của ngân hàng “mẹ” nước ngoài chứ không phải trên mức vốn tự có hoặc vốn điều lệ của chi nhánh tại Việt Nam. Tỷ lệ về khả năng chi trả Tổ chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả như sau: - Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay (tại mọi thời điểm) và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo. - Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn Các ngân hàng thương mại được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Đối với các tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ này là 30%. Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn bao gồm tiền gửi (không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân (không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng), và nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
- Tổ chức tín dụng được sử dụng tối đa 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của mình để đầu tư vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, đầu tư dự án và vào các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức góp vốn đầu tư, liên doanh hoặc mua cổ phần. Mức đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại như vậy không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc 11% giá trị dự án đầu tư. Các trường hợp đầu tư vượt mức quy định nêu trên phải được NHNN chấp thuận. Một điểm không rõ theo Quyết Định 457 là liệu việc các tổ chức tín dụng đang ủy thác tiền gửi của mình ở nước ngoài theo các dịch vụ quản lý tài sản để đầu tư vào các loại chứng khoán ở nước ngoài có chịu sự điều chỉnh của các giới hạn đầu tư nêu trên hay không. Ví dụ một ngân hàng A trong nước ủy thác 10 triệu Đô La Mỹ cho một tổ chức đầu tư ở nước ngoài để đầu tư vào một số loại cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán đầu tư khác ở nước đó theo chỉ thị của ngân hàng A, khi đó không rõ khoản đầu tư 10 triệu Đô La Mỹ của ngân hàng A có chịu các giới hạn góp vốn, mua cổ phần trên đây hay không. Có lẽ NHNN sẽ cần hướng dẫn thêm về vấn đề này. Kết luận Việc ra đời Quyết Định 457 là một tín hiệu đáng mừng phản ánh quyết tâm của NHNN trong việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi liệu Quyết Định 457 có được thực hiện thành công trên thực tế hay không thì còn cần phải có thêm thời gian và chắc chắn các tổ chức tín dụng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thi hành quyết định này. Chính vì vậy, NHNN sẽ cần theo sát quá trình thực hiện Quyết Định 457 của các tổ chức tín dụng để kịp thời có các hướng dẫn và chỉnh sửa cho phù hợp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ: Tỷ lệ gây hại và ảnh huỏng của tuyến trùng hại rễ trên cây hồ tiêu tại Việt Nam
5 p | 330 | 88
-
Đề cương khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây giống hồ tiêu (Piper nigrum L.) giâm bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm
31 p | 322 | 59
-
LUẬN VĂN: Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng của Công ty Lê Bảo Minh
41 p | 146 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu hệ thống phát điện gió – diesel nhằm nâng cao mức thâm nhập điện gió với lưới cô lập
135 p | 105 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
126 p | 147 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp Nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn lên các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn bột lên giống
72 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh cơ cấu lại hệ thống các NHTM Việt Nam
205 p | 19 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu hệ thống phát điện gió – diesel nhằm nâng cao mức thâm nhập điện gió với lưới cô lập
27 p | 66 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR) của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
83 p | 36 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và Thái Lan
27 p | 28 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 129 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ y học: Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, levofloxacin của Helicobacter Pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn
56 p | 37 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 11 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tỷ lệ kháng larithromycin của helicobacter pylori bằng phương pháp PCR-RFLP và kết quả điều trị của phác đồ nối tiếp cải tiến RA-RLT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn
59 p | 33 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí động lực: Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu sinh học có tỷ lệ cồn ethanol tới 100% cho động cơ xăng
172 p | 36 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Di truyền và chọn giống vật nuôi: Chọn lọc nâng cao tỷ lệ mỡ giắt của lợn Duroc bằng phương pháp BLUP kết hợp gen H-FABP
151 p | 8 | 5
-
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm ái tính kháng nguyên giới hạn (LAg-Avidity) để ước tính tỷ lệ mới nhiễm HIV trên các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV ở Việt Nam
27 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn