intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và tác động của nó đến quan hệ thương mại Việt – Mỹ sau bình thường hóa quan hệ 1995

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

109
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton công bố “Bình thường hóa các quan hệ” với Việt Nam. Ngày 17/10/2001, Tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp George W.Bush ký sắc lệnh ban bố Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thành luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và tác động của nó đến quan hệ thương mại Việt – Mỹ sau bình thường hóa quan hệ 1995

  1. HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO VIỆT NAM BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI BÀI TẬP LỚN Đề tài: Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và tác động của nó đến quan hệ thương mại Việt – Mỹ sau bình thường hóa quan hệ 1995 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Minh Ngọc Lớp: A33
  2. MỤC LỤC I. Lời mở đầu ………………………………………………………………………...2 II. Nội dung chính …………………………………………………………………..3 1. Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ……………………3 2. Tác động của việc Mỹ phủ nhận nền kinh tế Việt Nam có tính chất thị trường đến quan hệ thương mại hai nước ……………………………………………6 a. Vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa năm 2001 – 2002…………6 b. Khó khăn trong đàm phán song phương với Mỹ trong quá trình gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ……………………………………..9 III. Kết luận ……………………………………………………………………11 Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………..12 1
  3. I. Lời mở đầu Ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton công bố “Bình thường hóa các quan hệ” với Việt Nam. Ngày 17/10/2001, Tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp George W.Bush ký sắc lệnh ban bố Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thành luật. Đây được coi là hai mốc quan trọng trong việc khép lại quá khứ chiến tranh giữa hai dân tộc từng là kẻ thù của nhau, mở ra thời đại mới của hợp tác và phát triển giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, sau gần tám năm ký kết Hiệp định Thương mại, hai nước vẫn chưa thật sự “bình thường hóa” quan hệ thương mại, khi phía Mỹ đặt ra các yêu cầu quá cao, gây khó khăn cho Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, hay việc thường xuyên có các công ty Mỹ đâm đơn kiện Việt Nam bán phá giá. Mấu chốt của vấn đề chính là việc Mỹ không công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. 2
  4. II. Nội dung chính 1. Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Trong mối quan hệ thương mại với Việt Nam, Mỹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề bản chất nền kinh tế của nước ta. Ngày 18/11/2002, Cục Nhập khẩu của Bộ Thương mại Mỹ công bố kết quả điều tra của Cục liên quan đến nền kinh tế Việt Nam, chủ yếu xét xem nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường hay phi thị trường. Dù khẳng định chúng ta đã có nhiều tiến bộ rõ rệt trong các công cuộc cải cách xây dựng nền kinh tế mới, kết luận do phía Mỹ đưa ra vẫn cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện mang tính chất phi thị trường. Áp dụng các yếu tố luật định theo khoản 771 (18) (B) của Luật Thuế 1930 sửa đổi, Bộ Thương mại Mỹ đã tiến hành xem xét lại nền kinh tế Việt Nam dựa trên sáu tiêu chí sau:  Khả năng chuyển đổi của các đồng tiền nước ngoài với đồng bản tệ.  Thoả thuận về tiền lương giữa người lao động và giới chủ.  Mức tự do trong hoạt động của các công ty có vốn nước ngoài.  Phạm vi sở hữu của Chính phủ với các phương tiện sản xuất.  Phạm vi kiểm soát của Chính phủ đối với các quyết định về giá cả.  Các yếu tố khác. Trong quá trình điều tra, Bộ Thương mại Mỹ nhận thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn trong quá trình chuyển đổi và chưa thực sự đạt tiêu chuẩn của một nền kinh tế thị trường . Ðồng tiền của Việt Nam chưa hoàn toàn được tự do chuyển đổi trên thị trường vốn. Thêm vào đó là sự thiếu vắng quyền sở hữu đất tư, quá trình tư nhân hoá diễn ra chậm chạp. Dù tại Việt Nam đang diễn ra sự phát triển nhanh chóng và đáng khích lệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ thương mại Mỹ cho rằng mức độ đổi mới còn rất 3
  5. hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và công nghiệp. Cụ thể, Việt Nam tại thời điểm đó chưa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn và khai thác thị trường tiền tệ - ngân hàng. Ngoài ra, các ngành công nghiệp chính yếu như luyện kim, sản xuất máy móc, thiết bị, công nghiệp năng lượng… đều thuộc thành phần kinh tế nhà nước. Từ đó, phía Mỹ bày tỏ sự lo ngại về việc chính phủ Việt Nam tiếp tục kiểm soát chặt nền kinh tế trong nước. Phản ứng trước những kết luận vừa được đưa ra, Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam đã gửi thư cho ngài Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ và trực tiếp gặp ngài Đại sứ của nước này tại Việt Nam để phản đối quyết định trên, yêu cầu phía Mỹ xem xét lại kết luận của mình, và đề nghị không đưa thêm ra những kết luận thiếu khách quan, không công bằng làm ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước theo nội dung của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ. Phải khẳng định rõ, nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một thực tế khách quan, không phụ thuộc vào sự đánh giá của một tổ chức và cá nhân nào. Trong thực tế, cũng giống như bất kỳ quốc gia nào có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, Việt Nam đã và đang hoàn thiện cơ chế, chính sách để tham gia có hiệu quả vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nhằm tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, đối phó với những mặt trái của toàn cầu hóa và những biến động bất thường của nền kinh tế thế giới. Bộ Thương mại Việt Nam đã cung cấp cho Mỹ các cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn chứng minh nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trường. Nhiều tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, trong đó có các tổ chức và doanh nghiệp Mỹ đều nhận xét tốt về nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Trong nhiều lần gặp gỡ phía Mỹ, Bộ Thương mại Việt Nam đã từng khẳng định với phía Mỹ: không có một nền kinh tế thị trường thuần khiết, rằng đạo luật về trang trại cho phép Chính phủ Mỹ chi 180 tỷ USD để trợ cấp nông sản, làm sai lệch thị trường loại hành hóa này nhưng không ai phủ nhận tính chất thị trường của nền kinh tế 4
  6. Mỹ. Nhưng Bộ Thương mại Mỹ đã bỏ qua hoặc chưa nghiên cứu đầy đủ các yếu tố trên đây. Trong khi thừa nhận “Chính phủ Việt Nam đã tiến hành những bước cơ bản” và thực hiện “rất nhiều cải cách tích cực về mặt pháp lý” cho sự vận hành đồng bộ của nền kinh tế thị trường, Bộ Thương mại Mỹ vẫn chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Kết luận này được đưa lên mạng mà không thông báo trực tiếp cho Bộ Thương mại Việt Nam là đối tác của Bộ Thương mại Mỹ trong quan hệ song phương. Đây là một quyết định thiếu khách quan, không công bằng, phản ánh không đúng thực tiễn vận hành của nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ về phía Việt Nam, kết luận của Bộ Thương mại Mỹ về tình trạng nền kinh tế Việt Nam cũng không nhận được sự ủng hộ của những học giả quốc tế. Bản nghiên cứu về “Kinh tế học của nền kinh tế thị trường: Trường hợp Việt Nam” của hai nhà kinh tế Adam McCarty và Carl Kalapesi, thuộc Viện Khoa học xã hội Hà Lan (ISS) đã phủ nhận kết luận đưa ra của Bộ Thương mại Mỹ. Họ cho rằng định nghĩa của Bộ Thương mại Mỹ về nền kinh tế thị trường là thiếu tính đúng đắn và thuần túy dựa vào góc độ lập pháp. Sáu tiêu chí được phía Mỹ dựa vào làm cơ sở đánh giá yếu tố “thị trường” của các nước trên thế giới có phần “méo mó” chứ không xem xét khách quan điều kiện của từng nước. Ngoài ra, trong quá trình điều tra các “nền kinh tế phi thị trường”, Bộ Thươmg mại Mỹ chỉ nêu ra sáu tiêu chí để xác định một nền kinh tế là có tính chất thị trường mà không đưa ra tỷ trọng của từng tiêu chí là thế nào để đưa ra quyết định. Thêm vào đó, phía Mỹ gần như chưa bao giờ so sánh các nước được họ coi là “kinh tế thị trường” với các nước còn lại, nên các kết luận của Bộ Thương mại nước này là hoàn toàn không khách quan. Đề cập đến của kết luận của Bộ Thương mại Mỹ trước đó vài tháng, hai nhà kinh tế cho rằng, một khi căn cứ để phân loại các nền kinh tế đã thiếu khách quan, phủ nhận “Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường” là sự đánh giá mang nặng yếu tố luật pháp và chính trị, không phản ánh đúng thực tế. Ngoài ra, kết luận đó cũng đơn thuần 5
  7. là một dạng bảo hộ trắng trợn của Chính quyền Mỹ và vi phạm nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Hai nhà kinh tế đề xuất việc xem xét lại kết luận gần đây của Bộ Thương mại Mỹ cho trường hợp Việt Nam bằng cách lập bảng so sánh tất cả các góc độ (bao gồm sáu căn cứ trên) của Việt Nam với các nước đã được Mỹ công nhận là “nền kinh tế thị trường” như Pháp, Nga, Kazakstan, Ấn Độ, Bangladesh. Adam McCarty, đồng tác giả bản nghiên cứu, cho rằng nếu đánh giá một cách công bằng, Việt Nam có thể được công nhận là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để việc công nhận này có sức thuyết phục hơn, Việt Nam vẫn cần phải đẩy mạnh mở cửa nền kinh tế, tạo ra sân chơi bình đẳng trong hoạt động đầu tư giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, và phát triển thị trường tài chính ngang tầm với khu vực. 2. Tác động của việc Mỹ phủ nhận nền kinh tế Việt Nam có tính chất thị trường đến quan hệ thương mại Việt – Mỹ a. Vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa năm 2001 – 2002 Việc phủ nhận nền kinh tế Việt Nam có tính chất thị trường đã gây tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ thương mại Việt – Mỹ, đặc biệt là về phía Việt Nam. Một ví dụ điển hình là vụ kiện cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu tại Mỹ những năm 2001 – 2002, ngay sau khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước được ký kết, đã gây sóng gió cho ngành thủy sản trong nước nói riêng cũng như việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ của nước ta nói chung. Cái cớ chủ yếu để một bộ phận những người nuôi cá nheo Mỹ kiện chúng ta trong vụ cá da trơn là việc chính phủ Việt Nam đã bảo trợ ngành nuôi trồng cá sa và cá ba tra, xuất phát từ góc nhìn phiến diện khi cho rằng Nhà nước ta vẫn kiểm soát nền kinh tế. Vụ việc bắt đầu đầu tháng 2-2001, thời điểm Mỹ bắt đầu bước vào thời kỳ khan hiếm cá nheo, cá Việt Nam nhập khẩu tăng. Một chiến dịch quảng cáo kéo dài 9 tháng, tiêu tốn 5,2 triệu USD do Viện Cá nheo Mỹ phát động và Hiệp hội các chủ trại nuôi cá 6
  8. nheo Mỹ (CFA) tài trợ đã được phát động để chống lại việc nhập khẩu cá tra và basa của Việt Nam. Những áp – phích in trên các tạp chí thương mại và quảng cáo thực phẩm với những dòng tít như: "Đừng bao giờ tin vào sản phẩm catfish ngoại quốc". Trong nước, họ phát động chiến dịch "Người Mỹ ăn cá nheo Mỹ" và sáng tác ra nhãn hiệu "Cá catfish nuôi của Mỹ", tạo ra không khí bài xích đối với các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Những người thuộc hiệp hội này đã lấy lý do việc nuôi trồng cá tra, cá basa ở Việt Nam được chính phủ trợ giá nên có giá rẻ hơn nhiều so với giá sản phẩm tương đương xuất xứ từ Mỹ. Họ khẳng định Chính phủ Việt Nam đã cung cấp những khoản vay không tính lãi cho các hộ nông dân nuôi trồng cá tra, cá basa xuất khẩu sang thị trường Mỹ ở An Giang, Vĩnh Long và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long . Họ cũng vận động Quốc hội và Chính phủ Mỹ áp dụng luật chống phá giá đối với cá nhập khẩu của Việt Nam. Ngày 8/11/2001, Bộ Thương mại Mỹ đã có quyết định về tính chất phi thị trường của nền kinh tế Việt Nam, lấy đó làm cơ sở chứng minh cho việc Chính phủ Việt Nam trợ giá hàng cá nheo xuất khẩu sang Mỹ. Ngày 28/11/2001, Tổng thống Mỹ G. Bush đã ký phê chuẩn Luật số 107-76 về Ngân sách nông nghiệp năm tài chính 2001 – 2002, trong đó có điều khoản cấm sử dụng tiền ngân sách để cho phép cá da trơn nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Mỹ mang tên Catfish. Điều này là phản căn cứ khoa học, do theo hệ thống phân loại ngư loại học, có khoảng 2.500 đến 3.000 loài cá khác nhau thuộc Bộ Cá Nheo (Siluriformes). Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo Mỹ (Ictaluridae) và họ cá da trơn châu Á (Pangasiidae). Loài cá nheo được nuôi ở Mỹ (Ictalurus puntatus) thuộc họ cá nheo Mỹ, còn cá tra (Pangasiuu hypophthalmus) và cá ba sa (Pangasius bocourti) được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc họ cá da trơn châu Á. Do đó, Catfish không thể chỉ được dùng riêng cho những loài cá nheo được nuôi trồng ở Mỹ. Luật vừa được phê chuẩn đã vi phạm rõ ràng Khoản 3, Điều 2, Chương 1của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ về việc mỗi bên giành cho hàng hóa có xuất xứ ở lãnh 7
  9. thổ nước bên kia sự đối xử dành cho hành hóa nội địa tương tự. Khoản 4 của Điều này cũng ghi rõ: “Ngoài những nghĩa vụ ghi trong Khoản 2 và 3 của Điều này sẽ không được áp dụng theo cách khác đối với hàng nhập khẩu hoặc hành hóa nội địa nhằm tạo ra sự bảo hộ đối với sản phẩm trong nước”. Hiệp định Thương mại song phương là cố gắng lớn của cả hai phía trong việc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, tạo cho giới doanh nghiệp niềm tin vào khả năng phát triển thương mại và đầu tư giữa hai bên. Rõ ràng, việc phê chuẩn Luật số 107-76 là việc đi ngược lại với tinh thần của Hiệp định. Ngay cả những người trong giới kinh doanh Mỹ cũng chỉ trích gay gắt quyết định trên. Ông Wally Steven, Chủ tịch một tập đoàn sản xuất thủy sản lớn và uy tín ở Mỹ đã phát biểu ngày 3/12/2001 bày tỏ sự thất vọng của mình về việc tổng thống Bush phê chuẩn Luật Ngân sách Nông nghiệp nhằm bảo hộ cho nền công nghiệp cá nheo trong nước. Luật đã hạn chế tự do thương mại một cách không bình đẳng, trái ngược với tinh thần khoa học và thực tiễn của thương mại thế giới, tạo một tiền lệ xấu và gây ảnh hưởng bất lợi cho công nghiệp cá nheo của nước Mỹ bằng cách ru ngủ ngành này với ảo tưởng về sự bảo hộ giá và bảo hộ thị trường. Thực tế cho thấy, trong thời buổi toàn cầu hóa ngày nay, để đối phó với các nước đang phát triển, nhiều khi những nền kinh tế mạnh, như Mỹ cũng phải dùng đến chính sách bảo hộ đã quá lỗi thời, dù họ là những người luôn lớn tiếng ủng hộ tự do cạnh tranh. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã chủ trương tự do hóa thương mại và chấp nhận sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, nhận thức việc đó chính là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế toàn thế giới, mang lại lợi ích đông đảo cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chấp nhận kiểu cạnh tranh không công bằng, những hành động bất chấp luật lệ và các công ước quốc tế của một số người, bất chấp quyền lợi của người tiêu dùng ngay trong chính nước mình. Vụ việc cá tra, cá basa là vụ kiện kéo dài, gây tổn thất cho ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, cũng như mối quan hệ thương mại vừa bắt đầu được hình 8
  10. thành và phát triển sau Hiệp định thương mại Việt – Mỹ năm 2001. Thậm chí, nó cũng gây ra những hậu quả tiêu cực cho chính ngành cá nheo của Mỹ, dẫn lời ông Richard Gutting, Chủ tịch đương nhiệm của Hiệp hội Thủy sản Mỹ: “Cá da trơn hiện đang được nuôi ở nhiều nước. Công nghệ đã có, thị trường cũng sẵn. Cuối cùng thì sau khi tiêu tốn hàng đống tiền để ngăn cản nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam, các nhà sản xuất cá nheo Mỹ sẽ chẳng được tý lợi lộc gì, vì biết đâu cả thế giới sẽ nhảu vào cuộc và bắt đầu nuôi cá da trơn?”. b. Khó khăn trong đàm phán song phương với Mỹ trong quá trình gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Phía Mỹ không chỉ “tấn công” và ngành nhập khẩu vốn còn non yếu của Việt Nam qua các vụ kiện chống bán phá giá dai dẳng , nước này còn là đối tác “cứng rắn” nhất của nước ta trong suốt 11 phiên đàm phán chính thức song và đa phương (cũng là 11 năm) để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Họ luôn là nước đưa ra nhiều câu hỏi , thắc mắc nhất cũng như đặt ra yêu cầu cao nhất đối với đoàn đàm phán Việt Nam. Những phiên đàm phán song phương với Mỹ kết thúc sau cùng và có độ khó khăn, phức tạp cao. Trong quá trình đàm phán, phía Mỹ luôn thể hiện sự quan tâm của mình tới quyền thương mại, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới doanh nghiệp Nhà nước; quyền tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực tài chính, viễn thông và phân phối; ngoài ra còn có vấn đề xe máy phân khối lớn nhập từ Mỹ, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia, tỷ lệ cổ phần trong doanh nghiệp và trợ cấp phi nông nghiệp, bảo lưu thời hạn tự vệ trong dệt may. Tất cả những vấn đề này thể hiện yêu cầu của Mỹ trong việc Việt Nam sớm xây dựng một nền kinh tế thị trường theo quan niệm của Mỹ cũng như Việt Nam phải nhanh chóng mở cửa thị trường. Giải thích về tiến trình chậm chạp trong đàm phán song phương giữa Việt Nam – Mỹ trong khi trước đó hai bên đã thành công trong việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA), Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Marine trước hết khẳng định những kinh nghiệm thu được trong đàm phán BTA đã rất có ích. Tuy nhiên, dù đã 9
  11. có nền tảng tốt để từ đó khởi đầu cuộc đàm phán, những kinh nghiệm trước đó chỉ đóng góp một cách hạn chế hơn trong tiến trình gia nhập WTO. Ông đưa ra lý do: ngay từ ngày đầu thực thi BTA, Việt Nam đã lập tức được trao quyền tiếp cận thị trường Mỹ; trong khi đó, quyền tiếp cận thị trường Việt Nam dành cho Mỹ theo quy định trong BTA lại có hiệu lực dần dần trong một thời gian dài. Các công ty của Mỹ cho rằng BTA đã không đi xa đến mức cần thiết trong một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Điều này có nghĩa là Mỹ phải xử lý một số vấn đề về tiếp cận thị trường liên quan đến một số lĩnh vực mà BTA đã không bao hàm. Về phía Việt Nam, Đại sứ Ngô Quang Xuân, Trưởng Phái đoàn Đại diện Việt Nam tại Geneva cho rằng yêu cầu của phái Mỹ là quá cao về điều này thì Việt Nam rất khó đáp ứng ngay, phải có thời gian nhất định. Cần phải hiểu rằng, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang chuyển đổi, có một số điểm còn tương đối nhạy cảm. Rất khó để có thể mở cửa toàn bộ thị trường cho mọi thành viên WTO. Để đáp ứng được hết các yêu cầu của Mỹ, Đại sức cho rằng Việt Nam phải trở thành một nước phát triển rất cao, điều mà một một nước còn kém phát triển như Việt Nam cần phải trải qua hàng chục năm cải cách, đổi mới mới có thể đạt được. 10
  12. III. Kết luận Không thể có một quan hệ thương mại Việt – Mỹ được “bình thường hóa” hoàn toàn khi quá khứ chiến tranh vẫn còn cách chưa đủ xa, cũng như khi tham vọng về chính trị của một đế quốc như Mỹ đối với Việt Nam chưa hoàn toàn dừng lại. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn phủ nhận tính chất thị trường của nền kinh tế Việt Nam, và chúng ta vẫn phải đối mặt hết lần này đến lần khác các vụ kiện cáo liên quan đến chống bán phá giá của các hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, mới đây nhất là kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với túi nhựa PE. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những nỗ lực từ cả hai phía khi cuối năm 2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sau khi kết thúc đàm phán song phương với Mỹ - đối tác khó khăn nhất cũng như việc tổng thống Mỹ G. Bush đặt bút ký và chính thức ban hành đạo luật thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam vào thời điểm đó. Do đó, chúng ta có cơ sở để đặt niềm tin vào việc quan hệ thương mại Việt Mỹ ngày càng được cải thiện và việc Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam dựa trên điều kiện thực tế là nước ta đang thực hiện những cải cách sâu rộng về kinh tế và ngày càng mở cửa thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới, bao gồm cả các nhà đầu tư lớn đầy tham vọng đến từ cường quốc kinh tế Mỹ. 11
  13. Tài liệu tham khảo 1. Việt Nam – Hoa Kỳ, quan hệ thương mại và đầu tư (Sách chuyên khảo), Nguyễn Thiết Sơn, Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam – Viện nghiên cứu châu Mỹ, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 2. Trang web của Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: http://viet.vietnamembassy.us 3. Trang web Bộ ngoại giao Việt Nam: http://www.mofa.gov.vn/vi/ 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2