intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Vấn đề thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam trong các năm 2007-2009 và khả năng 2010

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

102
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Vấn đề thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam trong các năm 2007-2009 và khả năng 2010 nhằm trình bày tổng quan về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Thực trạng thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2009 và khả năng 2010.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Vấn đề thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam trong các năm 2007-2009 và khả năng 2010

  1. TRƯỜNG ĐẠ I HỌC KIN H TẾ TPHC M KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀN G VẤN ĐỀ THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM 2007-2009 VÀ KHẢ NĂNG 2010 G VHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Thực hiện: Nhóm 9, lớp NH Đêm 5 - K18. Nguyễn Châu Hà Nguyễn Thị Bích H ạnh Nguyễn Hoàng Lan Hương Lê Thị Thanh Loan Đoàn Viết Bửu Phương Ngô Thị Phượng Ôn Ngọc Minh Trí TPHCM, tháng 5 năm 2010
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THA NH KHOẢN TRONG NHTM .........................1 1.1. Thanh khoản ngân hàng và Rủi ro thanh khoản ngân hàng ................................1 1.1.1 Thanh khoản: ....................................................................................................1 1.1.2 Rủi ro thanh khoản:..........................................................................................1 1.2. Phân loại rủi ro thanh khoản: ..................................................................................1 1.2.1 Rủi ro thanh khoản đến từ bên t ài sản nợ ......................................................1 1.2.2 Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản có..............................................................2 1.2.3 Rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng...............................................2 1.3. Các nguyên nhân dẫn đến thanh khỏan có vấn đề ...............................................2 1.4. Chiến lược quản trị thanh khoản ............................................................................3 1.4.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản .....................................................3 1.4.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản: ............................................................4 1.5. Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản.......................................................5 1.5.1 Áp dụng một chiến lư ợc quản trị thanh khoản thích hợp............................5 1.5.2 Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả ..................................................................5 1.5.3 Sử dụng các biện pháp dự báo nhu cầu thanh khoản:..................................6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH KHOẢN TRONG CÁC NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 VÀ KHẢ NĂNG 2010 .................................7 2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thư ơng mại Việt Nam: .................................7 2.2. Thực trạng t hanh khoản trong các NH TM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009...8 2.2.1 Vốn điều lệ: .......................................................................................................9 2.2.2 Chỉ số trạng thái tiền m ặt: .............................................................................14 2.2.3 Chỉ số chứng khoán t hanh khoản: ................................................................18 2.2.4 Chỉ số (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng: ..............21 2.3. Khả năng 2010 ........................................................................................................24 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến t ính thanh khoản của ngân hàng .......................26 2.4.1 Về diễn biến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ m ô .................................................26 2.4.2 Thị trường t iền t ệ chư a phát triển.................................................................27 2.4.3 Cơ cấu tài sản có không sẵn sàng đáp ứng thanh khoản cho NHTM và có nhiều bất hợp lý ..............................................................................................................27 2.4.4 Cơ cấu tài sản nợ bất hợp lý..........................................................................28 2.4.5 M ột số nguy ên nhân khách quan khác: .......................................................28 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁ P NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH KHOẢN TRONG CÁC NHTM VIỆT NAM......................................................... 30 3.1. Về phía ngân hàng Nhà Nước: .............................................................................30 3.2. Về phía ngân hàng thương mại:............................................................................31 Tài liệu tham khảo:................................................................................................................. 33
  3. Ch ương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM CHƯƠNG 1 : TỔ NG QUAN VỀ TH ANH KHO ẢN TRO NG NGÂN H ÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Thanh kho ản ngân hàng và Rủi ro thanh khoản ngân hàng 1.1.1 Thanh kho ản: Thanh khoản là một thuật ngữ chuy ên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn... 1.1.2 Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). T ình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm m ất khả năn g t hanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản Có nhiều khái niệm k hác nhau về rủi ro thanh khoản. Nhưng rủi ro thanh khoản có thể được hiểu là rủi ro khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm m ất khả năng thanh toán của NH TM . Rủi ro thanh khoản làm m ột loại rủi ro chủ yếu nhất của NHTM, là nguyên nhân trực tiếp có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, là nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản tại thời điểm mặc dù khả năng tài chính của NHTM vẫn đảm bảo, kinh doanh không bị t hua lỗ. Nhiều nghiên cứu đã tương đối thống nhất khi chỉ ra rằng, rủi ro thanh khoản có thể đến từ hoạt động bên nợ hoặc b ên có, hoặc từ hoạt động ngoại bảng của bảng cân đối tài s ản của NHTM. 1.2. Phân loại rủi ro thanh khoản: 1.2.1 Rủi ro thanh khoản đến từ bên tài sản nợ Có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi người gửi tiền rút tiền trước hạn và cả khi đến hạn, nhưng NHTM không s ẵn có nguồn vốn để thanh toán, để chi trả. Với một lượng tiền gửi được y êu cầu rút ra lớn và đột ngột buộc NHTM phải đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ, phải huy động vốn đột xuất với chi phí vượt trội, hoặc bán bớt tài sản để chuyển hoá thành vốn khả dụng đáp ứng nhu cầu chi trả. Để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức NHTM có thể phải bán tài sản với giá thấp hơn t hị trường hoặc vay trên t hị trường với lãi suất cao để có lượng vốn khả dụng cần thiết. Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 1
  4. Ch ương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM 1.2.2 Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản có Chủ yếu phát sinh liên quan đến việc thực hiện các cam k ết tín dụng, cho vay. Có cam kết tín dụng cho phép ngư ời vay vốn tiến hành rút tiền bất cứ lúc nào trong thời hạn theo th oả thuận trong hợp đồng t ín dụng. Khi m ột ngư ời vay yêu cầu NHTM thực hiện cam kết tín dụng thì NH phải đảm bảo đủ tiền ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nếu không NH sẽ phải đối mặt với uy tín trên thương trư ờng, thậm chí đối m ặt với mất khả năng thanh toán. Tương tự nguy ên nhân rủi ro đến từ bên tài sản Nợ khi đó NH TM sẽ phải huy động thêm nguồn vốn mới với chi phí cao hoặc bán tài sản với giá thấp. 1.2.3 Rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ tài chính phái sinh, rủi ro thanh khoản đến từ hoạt động ngoại bảng cũng ngày càng tăng. Khi mà các nghĩa vụ thanh toán bất thường xảy ra như cam kết bảo lãnh, nghĩa vụ thanh toán các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi hay hợp đồng quyền chọn. Các hợp đồng đó đến hạn thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh khoản. Khi đó NHTM có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu không có kế hoạch chuẩn bị nguồn th anh khoản kịp thời, không có những tài sản nhanh chóng hay dễ dàng chuyển thành t iền, những công cụ có thể giao dịch trên t hị trường tiền tệ. Tất cả những rủi ro t hanh khoản trên nếu phát sinh với quy mô lớn m à NHTM không có biện pháp ứng cứu kịp thời thì sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thanh khoản. Đây là tình huống mà các nhà quản trị điều hành NH TM không bao giờ muốn bị xảy ra và trong chiến lược hoạt động, các nhà quản trị NH thường phải quan tâm xây dựng các biện pháp dự phòng để phòng tránh. 1.3. Các nguyên nhân dẫn đến thanh khỏan có vấn đề Tình trạng khó khăn về thanh khoản của ngân hàng xuất phát từ những nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các cá nhân và các định chế tài chính khác, sau đó, chuy ển hóa chúng thành các tài sản đầu tư có kỳ hạn. Do đó, đã xảy ra tình trạng mất cân xứ ng giữ a ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động, mà t hường gặp nhất Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 2
  5. Ch ương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM là dòng t iền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền gửi đến hạn. Thứ hai, do sự nhạy cảm v ới sự thay đổi về lãi suất đầu tư, nhất là các khoản tiền gửi. Khi lãi suất đầu tư t ăng, m ột số ngư ời gửi tiền rút v ốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách hàng vay tiền sẽ tích cự c tiếp cận các khoản t ín dụng vì có lãi suất thấp hơn. Như vậy, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng cả khách hàng gử i tiền va vay tiền, kế đó cả hai tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữ a, nhữ ng xu hướng về sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. Ngoại trừ hai nhân t ố trên, điều cơ bản là các ngân hàng phải đặt sự ưu tiên cao đối với việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Mất cảnh giác trong khu vự c này có thể làm tổn hại nghiêm trọng niềm t in của công chúng vào ngân hàng. Hãy tưởng tượng phản ứng của công chúng ra sao, khi vào m ột buổi sáng nào đó, các cánh cửa của ngân hàng đều khép kín, vì ngân hàng tạm thời thiếu tiền và không thể thanh toán cho các chi phiếu nộp vào, hoặc thỏa mãn nhu cầu rút tiền gử i của khách hàng. Dự phòng trước những t ình huống xấu như vậy, một trong nhữ ng nhiệm vụ chính của n hà quản trị thanh khoản là duy trì mối liên hệ gần gũi với những khách hàng gử i tiền có tầm cỡ của ngân hàng và những khách hàng đang nắm giữ những hạn mức tín dụng lớn mà chư a sử dụng để xác định có hay không và khi nào việc rút vốn xảy ra. 1.4. Chiến lược quản trị thanh khoản 1.4.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản Thứ nhất, ngư ời quản trị thanh khoản phải thư ờng xuy ên bám sát hoạt động của các bộ phận ch ịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm v i ngân hàng và điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho ăn khớp với nhau. Thứ hai, nhà quản trị thanh khoản cần phải biết trư ớc khả năng ở đâu và khi nào nhữ ng khách hàng gử i t iền, xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung thêm tiền gửi hoặc trả nợ của họ. Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 3
  6. Ch ương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM Thứ ba, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải được phân tích trên cơ s ở liên tục đ ể tránh kéo dài một trong hai trạng thái: t hặng dư hoặc thâm hụt. 1.4.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản: Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo 3 hướng sau đây: 1.4.2.1 Quản trị thanh kh oản dự a vào tài sản có: Chiến lược t iếp cận thanh to án thự c sự: đây là phư ơng pháp thanh t oán lâu đời nhất còn gọi là học thuyết cho vay thư ơng m ại. Khi thực hiện chiến lược này ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn. Trong trư ờng hợp nhu cầu thanh khoản phát sinh, ngân hàng có thể thu hồi các khoản cho vay hoặc bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Chiến lược tiếp cận thị trường tiền tệ: đây là cách tiếp cận truyền thống để đáp ứng nhu cầu t hanh khoản của ngân hàng thương mại. Chiến lược n ày đòi hỏi dự trữ thanh khoản dưới hình thức nắm giữ những bộ phận tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứ ng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản ngân hàng bán các t ài sản dự trữ để lấy tiền cho đến khi tất cả các nhu cầu thanh khoản đư ợc đáp ứ ng đầy đủ. 1.4.2.2 Quản trị thanh khoản dựa v ào tài sản nợ (đi vay): Nguồn vay mượn thanh khoản chủ yếu đối với một ngân hàng bao gồm: vay qua đêm, tiền vay ngân hàng Trung ương, bán các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi khả như ợng có giá trị lớn…Chiến lược thanh khoản dựa trên tài sản nợ được hầu hết các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi và có thể lên đến 100% nhu cầu thanh khoản của họ. Vay mượn thanh khoản là cách tiếp cận đầy rủi ro để một ngân hàn g giải quyết vấn đề thanh khoản (nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao nhất) do bởi biến động lãi suất trên thị trường tiền t ệ và khả năng thay đổi về sự sẵn có của các khoản tín dụng. Sẽ là khó khăn cho ngân hàng trên cả hai phương diện: chi phí và sự sẳn có của n guồn vốn. Chi phí vay mượn thường xuyên biến động và tất nhiên làm tăng thêm mức độ không ổn định của lợi nhuận. Hơn nữa, một ngân hàng có khó khăn về tài chính thì hầu như thư ờng là về nguồn thanh khoản đã vay mượn, nhất là khi sự hiểu biết về những khó khăn của ngân hàng lan rộng và người gửi tiền rút vốn ồ ạt. Cùng lúc, các Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 4
  7. Ch ương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM định chế tài chính khác, để tránh dính líu đến rủi ro, sẽ thận trọng dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho các ngân hàng đang có khủng hoảng t hanh khoản. 1.4.2.3 Chiến lược cân đối thanh khoản giữa tài sản có và tài sản nợ (quản trị thanh khoản cân bằng): Do những rủi ro vốn có khi phụ thuộc vào nguồn thanh khoản vay mượn và nhữ ng chi phí dự trữ thanh khoản bằng tài sản có, phần lớn ngân hàng đã dung hòa trong việc chọn lựa trong việc quản trị thanh khoản của họ, nghĩa là kết hợp cả hai chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng. Chiến lược này đòi hỏi, các nhu cầu th anh khoản thường xuy ên sẽ được dự trữ bằng tiền mặt tại quỹ, các chứng khoán khả mại và tiền gửi các ngân hàng khác; trong khi đó các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán trước (theo thời vụ, chu kỳ và xu hư ớng) được hỗ trợ bằng các thỏa t huận trư ớc về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý h oặc các nhà cung cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự kiến được đáp ứng từ vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Các nhu cầu th anh khoản dài hạn cần được hoạch định và nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là các khoản tiền vay ngắn và trung hạn, chứng khoán sẽ chuy ển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện. 1.5. Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản 1.5.1 Áp dụng một chiến lược quản trị thanh khoản thích hợp với đặc điểm của ngân hàng, duy trì một tỷ lệ thích hợp giữa vốn dùng cho dự trữ và v ốn dùng cho kinh doanh. 1.5.2 Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả của ngày hôm sau phải lớn hơn hoặc bằng 1 (QĐ297/1999/QĐ-NHNN). Tài sản có có thể sử dụng để thanh toán ngay Tỷ lệ về khả năn g chi trả = Tài sản nợ phải t hanh toán ngay Tài sản có có thể sử dụng ngay để chi trả bao gồm: tiền m ặt, tiền gử i tại ngân hàng Nhà nước, tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thư ơng m ại khác và t ại các tổ chức t ín dụng trong và ngoài nước, tiền gử i có kỳ hạn tại các ngân hàng thư ơng m ại Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 5
  8. Ch ương 1: Tổng quan về thanh khoản trong NHTM khác và tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các giấy tờ có giá đến hạn thanh toán hoặc có thể bán ngay đư ợc hoặc có thể chiết khấu tại ngân hàng Nhà nước vv… Tài sản nợ phải thanh toán ngay: t ối thiểu 15% số dư tiền gửi không kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn đến hạn thanh toán cả gốc và lãi, những khoản vay của các tố chứ c tín dụng khác đã đến hạn thanh toán vv… 1.5.3 Sử dụng các biện pháp dự báo nhu cầu thanh khoản: Để xác định nhu cầu thanh khoản, các phương pháp sau đây được các ngân hàng áp dụng: phương pháp nguồn vốn và sử dụng vốn, phư ơng pháp cấu trúc v ốn, phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống, phương pháp các chỉ s ố thanh khoản. Mỗi phương pháp dựa trên một số giả thuyết cụ thể, và kết quả thu đư ợc chỉ là gần đúng so với nhu cầu thanh khoản thực sự tại thời điểm đã cho nào đó. Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 6
  9. Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH KHO ẢN TRON G CÁC NGÂN HÀNG THƯƠN G MẠI VIỆT NAM GIAI ĐO ẠN 2007 – 2009 VÀ KHẢ NĂNG 2010 2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp - Ngân hàng Nhà nư ớc Việt Nam là n gân hàng thự c hiện cả chức năng của ngân hàng thư ơng mại và ngân hàng trung ương, sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Đến thập niên 90, Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách hệ thống các ngân hàng theo hướng xóa bỏ các kiểm soát trực tiếp và can thiệp vào hoạt động của các n gân hàng thương mại, để tạo thêm quy ền tự chủ và n âng cao trách nhiệm của các ngân hàng thương m ại trong việc đư a ra các quyết định kinh doanh của ngân hàng mình. Ngày nay, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Luật Ngân hàng Nhà nư ớc Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được ban hành thay thế các pháp lệnh về ngân hàng ít tiên tiến hơn. Các ngân hàn g thư ơng mại nhà nước được khuy ến khích hoạt động theo hướng thương mại hơn. Các khoản nợ xấu có nguồn gốc từ trước đã được phân loại và xử lý thông qua một số chương trình xử lý nợ trên phạm vi cả nước. Cho vay theo chỉ định và cho vay chính sách đã bắt đầu được tách khỏi các hoạt động thương m ại với sự ra đời của N gân hàng ngư ời nghèo tiền thân của N gân hàng chính s ách hiện nay, và sự ra đời của Quỹ hỗ trợ phát triển nay là N gân hàng phát triển. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần được củng cố để lớn mạnh. Cũng có vài vụ sáp nhập bắt buộc đ ể loại bỏ những ngân hàng thư ơng m ại cổ phần nhỏ không có khả năng tồn t ại. K ết quả, quan niệm thương mại trong hệ thống ngân hàng đã được tăng cư ờng, khu vực ngân hàng đã đư ợc củng cố và Việt Nam đạt được sự ổn định t ài chính kể cả khi khu vực xãy ra cuộc khủng hoảng t ài chính tiền tệ năm 1997. Vào đầu năm 2001, Việt Nam tiếp tục thực hiện một chương trình cải cách hệ thống ngân hàn g toàn diện được tiến hành trong nhiều năm nhằm tăng cường khuôn khổ thể chế, giám sát và quản lý cho một khu vực n gân hàng hiệu quả hơn; đa dạng hoá khu vự c ngân hàn g thông qua phát triển thị trường vốn; nâng cao tính m inh bạch và tự chịu trách nhiệm của khu vực tài chính; cải thiện năng lực tài chính của hệ thống ngân hàn g; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động ngân hàng; xây dựng các Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 7
  10. Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 chính sách khuyến khích các ngân hàng thương m ại hoạt động trên cơ sở thư ơng m ại hơn. Mục đích chính của chương trình cải cách là nâng cao năng lực cạnh tranh cho từng ngân hàng trong nước và toàn bộ hệ thống để chuẩn bị hội nhập quốc tế. Cơ chế quản lý tín dụng, ngoại hối và lãi suất được n ới lỏng để phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Những hạn chế đối với hoạt động của các ngân hàng nước ngoài đã được xoá bỏ dần. Đã có sự minh bạch hơn trong quá trình xây dự ng các quy định và trong giám sát ngân hàng. Khuôn khổ pháp lý tiếp tục được cải cách. Điểm cốt lõi trong các nỗ lực cải cách đ ối với các ngân hàng thương mại là tăng vốn để tiến tới đạt được hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế là 8% và giải quyết vấn đề nợ xấu. Quá trình cơ cấu lại đã đạt đư ợc một số tiến bộ. Khoảng gần 5 nghìn tỷ đồng trong vốn điều lệ của 5 ngân hàng thương mại nhà nước là do chính phủ cấp. Các ngân hàng thương m ại nhà nư ớc đã được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán quốc tế, phù hợp với các tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần đã t ăng vốn điều lệ tối thiểu để đạt mức vốn pháp định. Về mặt thể chế, các n gân hàng thư ơng m ại đã được tổ chứ c lại để tăng cường chất lượng quản trị và hợp lý hoá cơ cấu tổ chức của ngân hàn g. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng đã được hiện đại hoá hơn, tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ mới cho thị trường. Các quy trình và thủ tục kinh doanh m ới đã được đưa vào áp dụng trong lĩnh vực tín dụng, quản lý tài sản “Nợ”, t ài s ản “Có”, kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro. Mặc dù, quá trình cải cách đã đạt được những kết quả nhất định nêu trên, nhưng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn những t ồn tại, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến độ an toàn, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống. Có thể nói, nếu mong m uốn nâng cao năn g lực cạnh tr anh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong cuộc đua đường dài với tiến trình hội nhập, không còn lựa chọn nào khác là phải tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam và tất nhiên con đường đó không bằng phẳng. 2.2. Thực t rạng thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009 Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 8
  11. Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 Với chư ơng trình cải cách được thiết lập toàn diện và những kết quả đạt đư ợc tưởng chừng như hệ thống ngân hàn g thương mại Việt Nam vữ ng vàn g trước mọi thử thách. Tuy nhiên, nhữ ng gì diễn ra cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 đã chứng tỏ điều ngư ợc lại. Trư ớc các biện pháp m ạnh của N gân hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm p hát, điểm y ếu thanh khoản của các ngân hàng thương m ại dần lộ rõ. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, các n gân hàng đã tăng lãi suất thu hút tiền gử i của khách hàng. Điều này dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất vào giữ a t háng 2 năm 2008 và có lẽ không có điểm dừng nếu N gân hàng Nhà nư ớc không ban hành công điện số 02/CĐ- NHNN ngày 26/02/2008 khống chế trần lãi suất huy động là 12%/năm. Các ngân hàng có thể lự a chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng m ình. Với nguồn dữ liệu thu thập đư ợc từ báo cáo thư ờng niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, nhóm thực hiện chọn cách tiếp cận qua các chỉ số thanh khoản sau đây để đánh giá tính thanh khoản của các ngân hàng thư ơng mại Việt Nam: 1. Vốn điều lệ; 2. Chỉ số trạng thái tiền m ặt: (Tiền m ặt+Tiền gửi tại các T CTD)/Tổng tài sản “Có”; 3. Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6: (Chứng khoán kinh doanh+Chứng khoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “ Có”; 4. Chỉ số H8: (Tiền mặt+Tiền gử i tại TCTD)/T iền gử i của khách hàng Tiêu chuẩn đánh giá, so sánh dự a trên các quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và b áo cáo thự c nghiệm của các tổ chứ c quốc tế về các ngân hàng trên thế giới. 2.2.1 Vốn điều lệ: Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với ngân hàng thư ơng mại nhà nước đến năm 2008 và 2010 là 3.000 tỷ VND; đối với ngân hàng thương m ại cổ phần đến năm 2008 là 1.000 tỷ VND, đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND. Năm 2010, áp lự c tăng vốn theo định hướng trên tiếp tục là một bài toán không dễ gỡ với nhiều ngân hàng. Trong khi đó, thị trường chứ ng khoán Việt Nam có Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 9
  12. Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 sự sụt giảm đáng kể từ cuối năm 2007, cho nên kế hoạch tăng vốn này cũng không hề dễ dàng. So sánh với các ngân hàng ở các nước trong khu vự c cho thấy, mức vốn tự có của các ngân hàng thư ơng mại Việt Nam là khá nhỏ bé (ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực có vốn điều lệ là 1 tỷ USD, tương đương 19.000 tỷ VNĐ) Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 10
  13. Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 Bảng thống kê vốn điều lệ các NHTM Việt Nam (đơn vị tỷ đồng) STT Ngân Hàng Vốn Tên tiếng Anh, tên Ngày cập điều l ệ viết tắt nhật Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t ri ển 1 21000 Agri bank 17/03/2010 Nông t hôn Việt Nam 2 Ngân hàng C hính sách Xã hội Việt Nam 15000 VBS P 3 Ngân hàng C ông Thương Việt Nam 12572 Vi etinBank 31/12/2009 4 Ngân hàng T MCP Ngoại thương 12100 Vi et combank 31/12/2009 5 Ngân hàng Phát t ri ển Việt Nam 10000 VDB 6 Ngân hàng Xuất nhập khẩu 8800 Eximbank, EIB 31/12/2009 7 Ngân hàng Á Châu 7814 Asia C ommercial 31/12/2009 Bank, ACB 8 Ngân hàng Đầu t ư v à Phát t riển Việt Nam 7477 BIDV 9 Ngân hàng S ài Gòn Thương Tín 6700 Sacombank 31/12/2009 10 Ngân hàng Kỹ T hương Việt Nam 5400 Techcombank 31/12/2009 11 Ngân hàng Quân Đội 5300 Military B ank, MB, 31/12/2009 12 Ngân hàng Đông Nam Á 5068 SeAB ank 31/12/2009 13 Ngân hàng T MCP Sài Gòn 3653 SCB 31/12/2009 14 Ngân hàng Liên Việt 3650 LienVietB ank 31/12/2009 15 Ngân hàng An Bì nh 3482 ABB ank 31/12/2009 16 Ngân hàng Đông Á 3400 DongA B ank, DAB 31/12/2009 Vi etnam T in Nghia 17 Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa 3399 31/12/2009 Bank 18 Ngân hàng p hát tri ển nhà đồng b ằng sông 3000 MHB Cửu Long 19 Ngân hàng Hàng hải Vi ệt Nam 3000 Maritime 31/12/2009 Bank, MSB 20 Ngân hàng Nhà Hà Nội 3000 Habubank, HBB 31/12/2009 Sout hern Bank, 21 Ngân hàng Phương Nam 2568 PNB 31/12/2009 22 Ngân hàng Quốc tế 2400 VIBB ank, VIB 31/12/2009 23 Ngân hàng B ắc Á 2120 NASB ank, NASB 31/12/2009 Ngân hàng C ác d oanh nghi ệp Ngoài quốc 24 doanh 2117 VPB ank 31/12/2009 25 Ngân hàng Đại Dương 2000 Ocean Bank 31/12/2009 26 Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu 2000 GP.B ank 31/12/2009 27 Ngân hàng Phương Đông 2000 Oricombank, OCB 31/12/2009 28 Ngân hàng Miền Tây 2000 W estern B ank 31/12/2009 29 Ngân hàng S ài Gòn-Hà Nội 2000 SHB ank, SHB 31/12/2009 Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 11
  14. Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 30 Ngân hàng Phát t ri ển Nhà T P HCM 1550 HDB ank 31/12/2009 31 Ngân hàng Việt Á 1515 Vi et ABank, VAB 31/12/2009 32 Ngân hàng S ài Gòn Công Thương 1500 Saigonbank 31/12/2009 33 Ngân hàng B ảo Vi ệt 1500 BaoVietB ank, BVB 31/12/2009 34 Ngân hàng Đại Tín 1500 Trust Bank 31/12/2009 35 Ngân hàng Nam Á 1252 Nam A B ank 31/12/2009 36 Ngân hàng T iên Phong 1250 TienPhongBank 31/12/2009 37 Ngân hàng Đại Á 1000 Dai A Bank 31/12/2009 38 Ngân hàng Đệ Nhất 1000 FICOMBANK 31/12/2009 39 Ngân hàng Gia Định 1000 Gi adinhBank 31/12/2009 40 Ngân hàng Kiên Long 1000 Ki enLongBank 31/12/2009 41 Ngân hàng Nam Vi ệt 1000 NaViBank 31/12/2009 42 Ngân hàng Việt Nam Th ương tín 1000 Vi etB ank 31/12/2009 Petrolimex Group 43 Ngân hàng Xăng dầu Petroli mex 1000 31/12/2009 Bank, PG Bank 44 Ngân hàng Phát t ri ển M eKông 1000 MeKongBank, 31/12/2009 MDB Hiện t ại, chỉ có 20 (45%) N gân hàng có vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng. Như vậy đến 31/12/2010 có tất cả 24 (55%) Ngân hàn g cần t ăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình của NH NN đề ra. Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 12
  15. Tỷ đồng Ag 3,000 6,000 9,000 12,000 15,000 18,000 21,000 24,000 0 rib a nk VB V ie S P Vi t in et Ban co As m k ia   ba Co nk m m Exi er m VD ba B cia n Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 l B k,  a n EIB k,  AC B Sa BID co V T m M ech ban ilit ar co k y B mba an nk k,  M Se B, AB an k Li e n SC Vi et B D Ba Vi o n e tn n gA AB k am  B Ba  Ti an k nk n  Ng ,  DA hia B M  B ar an itim k Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 e B H an M H So ab u k, M B ut b he a nk SB rn ,  B  H B an B VI k,  P N BB NB AS an Ba k, V nk , N IB AS VP B Oc Ba e a nk n  O Ba ric Trang 13 Các Ngâ n hàng om G P nk ba .B n an W k , O k es t e CB SH rn  B Ba an nk k ,  S H Vi B e tA HDB Ba a n nk k Ba S , V oV aig AB ie o tB nb a an n k,  k BV Tr u B Na st B Ti m  ank e n A B Biểu đồ vốn điều lệ các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Ph a n on k D g Ba ai  nk F I A  B C O an M k G BA ia d N Ki inh K Pe en B t ro Lo ank lim ng ex B  G N a ank ro V iB up an  B V k M y a nk ie tB Xu , P a ye G  nk nB Ba an nk k,   M XB
  16. Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 Vốn điều lệ phản ánh trực tiếp hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios), phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng t ài sản “Có” rủi ro quy đổi. Theo Quyết định số 457/2005/QĐ -NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chứ c tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng t ài sản “ Có” rủi ro. Nếu các N gân hàng có vốn điều lệ nhỏ sẽ ảnh hư ởng trực t iếp đến hoạt động kinh doanh dịch vụ - khả n ăng thanh khoản. 2.2.2 Chỉ số trạng thái tiền mặt: Chỉ số về trạng t hái tiền mặt cao, đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tứ c thời. Bảng thống kê chỉ số trạng thái tiền m ặt các Ngân hàng Thương m ại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009: STT Ngân hàng 2007 2008 2009 1 AB B ank 2.05 19.5 3 32.55 2 Agribank 2.51 5.39 3 Asi a Comm erci al Bank, ACB 8.07 11.7 3 25.88 4 Bao Vi etBank, B VB 42.86 5 BIDV 1.94 2.31 6 Dai A B ank 8.35 10.0 6 25.78 7 DongA Bank, DAB 8.35 13.8 3 7.58 8 Eximbank, EIB 7.35 15.7 9 20.8 9 Gi adinhBank 36.09 41.5 4 10 GP.Bank 20.68 11 Habubank, HBB 1.98 0.97 30.11 12 HDB ank 14.68 21.7 1 31.47 13 Ki enLongB ank 23.22 13.2 14 Li enVi etBank 22.78 15 Maritime B ank, MSB 1.01 48.4 4 16 MHB 2.86 17 Military Bank, MB, 4.45 37.0 3 18 MyXuyenB ank, MXB 2.08 19 Nam A Bank 33.33 15.7 9 33.44 20 NaViBank 41.98 39.7 8 29.41 21 Ocean B ank 0.26 20.4 7 26.66 Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 14
  17. Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 22 Oricombank, OCB 25.14 3.27 10.8 23 PG Bank 23.81 33.7 2 20.68 24 Sacombank 7.28 15.5 4 22.74 25 Sai gonbank 1.97 13.4 6 4.3 26 SCB 13.29 2.76 9.31 27 SHB ank, S HB 1.39 0.71 23.65 28 Southern B ank, PNB 6.88 13.3 7 29 Tech combank 24.78 28.7 9 30.11 30 TienPhongBank 11.65 31 TrustBank 10.29 12.7 6 32 VIBBank, VIB 1.38 22.7 8 33 Vi et AB ank, VAB 30.49 24.3 16.77 34 Vi etBank 5.39 11.0 5 35 Vi et combank 2.77 5.92 19.95 36 Vi etinB ank 3.96 10.13 37 Vi etnam Tin Nghia Bank 10.02 38 Western Bank 11.88 32.9 3 58.95 Theo số liệu đã tính toán năm 2007, 20 ngân hàng có chỉ số H3 dưới 10%, trong đó một số ngân hàng có chỉ số rất thấp dư ới 5% như: Agrib ank, BIDV, MHB, Vietinbank, An Bình, Habubank, MB, MSB, Ocean, Saigonbank, SHB, VIBank, Vietcombank. Những ngân hàng này khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn ngân hàng buộc phải vay trên t hị trường tiền tệ với lãi suất cao. T hực tế đã chứng minh cho nhận định này, những thán g cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gử i và đẩy lãi suất vay qua đêm trên th ị trường t iền tệ liên ngân hàng lên mứ c “kỷ lục”: 40%/năm . M ục tiêu cuối cùng của các ngân hàng không có gì khác là đảm bảo khả năng thanh khoản đang có nguy cơ suy giảm. T ình hình này có thể giải thích như sau: những biện pháp mạnh của Ngân hàng Nhà nước như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc đã thu hồi một lư ợng tiền lớn từ lưu thông về “két” của Ngân hàng Nhà nư ớc. Các ngân hàng thư ơng m ại trước đây đã không coi trọng vấn đề thanh khoản, thậm chí có thời điểm các ngân hàng cho rằng đã “dư thừa” vốn và hạ lãi suất huy động. Thế như ng, khi chính sách tiền tệ thắt chặt được t hực thi quyết liệt, điểm yếu thanh khoản bộc lộ. Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 15
  18. Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 Theo dữ liệu tính t oán của năm 2009, các Ngân hàng, nhìn chung, đã nâng cao chỉ số này, có thể khẳng định là các N gân hàng đã có t hay đổi trong việc điều hành tính t hanh khoản. Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 16
  19. 2007 2008 2009 ABB ank A gribank As ia Commerc i al Ba nk,  A CB B aoVi etB ank, BV B BIDV Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Dai A  B ank DongA Ba nk,  DAB Ex i mbank,  EIB Gi adi nhBank GP.B ank Habuban k, HBB HDB ank KienLongBa nk LienVi etB ank Maritim e Bank , MSB M HB Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 Mili ta ry  Ba nk, MB , My Xuye nBank , MX B Nam A B ank NaViBank giai đoạn 2007 - 2009 Oc ean B ank Oricombank , OCB Petrolim ex Group Bank , PG Ban k Trang 17 S acom bank Sai gonbank SCB SHBa nk, S HB South ern B ank, PNB Tec hcom bank Ti enPhongBank Trust Bank Biểu đồ c hỉ số trạng thái tiền mặt c ủa các Ngân hàng Thương mại Việt Nam V IBBank,  V IB VietA Bank , VAB VietB ank Vietc ombank V i etinB ank V ietnam Ti n Nghi a Bank Wes tern B ank 0 10 20 30 40 50 60
  20. Ch ương 2: Thực trạng thanh khoản 2007-2009 và khả năng 2010 2.2.3 Chỉ số chứng khoán thanh khoản (Chứng khoán kinh doanh+Chứng khoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “Có”: Chỉ số này phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứ ng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền m ặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng t ài sản “Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Bảng thống kê chỉ số chứng khoán thanh khoản các N gân hàng Thương m ại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009: STT Ngân hàng 2007 2008 2009 1 ABB ank 6.68 0.47 2 Agri bank 8.75 9.63 3 Asia C ommercial Bank, ACB 2.53 1.03 0.49 4 BaoVietB ank, BVB 13.0 5 5 BIDV 12.8 5 12.95 6 Dai A Bank 1.59 10.99 3.67 7 DongA B ank, DAB 3.18 1.22 1.73 8 Eximbank, EIB 16.8 8 2.63 0.51 9 Gi adinhBank 5.47 3.54 10 GP.B ank 9.33 11 Habubank, HBB 9.44 14.27 11.6 12 HDB ank 9.44 14.27 6.75 13 Ki enLongBank 0 0 14 LienVietB ank 33.3 3 15 Maritime Bank, MSB 12.3 5 12.04 16 MHB 27.2 6 17 Military B ank, MB, 2.24 19.86 18 MyXuyenBank, MXB 0.76 19 Nam A B ank 3.76 2.6 1.55 20 NaViBank 0 0.2 0.26 21 Ocean Bank 17.2 2 27.41 18.1 4 22 Oricombank, OCB 2.52 1.15 0.87 23 Petrolimex Group Bank, P G B ank 17.7 1 19.02 9.33 24 Sacombank 17.6 6 12.67 9.96 25 Saigonbank 0.1 0 26 SCB 3.64 10.84 16.0 1 27 SHB ank, SHB 0.07 10.08 12.2 Nhóm 9, lớp NH đêm 5, K18 Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1