Tiểu luận: Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lãnh đạo
lượt xem 52
download
Tiểu luận: Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lãnh đạo trình bày về tư tưởng Hồ Chí Minh-những luận điểm sáng tạo; nguyên tắc dùng người theo Tư tưởng Hồ Chí Minh của người lãnh đạo hiện nay; nguyên tắc lựa chọn con người của người lãnh đạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lãnh đạo
- MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhất là trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất thành công và để lại những quan điểm sâu sắc, trong đó có quan điểm về dùng người, tức là sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân tài. Những quan điểm đó luôn là ánh sáng dẫn đường, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam. Người đã nhìn thấy và nêu cao vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, nhân tài trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do, lẫn trong xây dựng, phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Người từng chỉ rõ “vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp”. Từ chỗ khẳng định vai trò rất quan trọng của đội ngũ cán bộ, nhân tài; Người đã giành nhiều tâm lực, trí lực xây dựng đội ngũ này. Trên cơ sở tạo nguồn rộng rãi, tuyển dụng công bằng, đào tạo căn bản, đánh giá chính xác đội ngũ cán bộ, nhân tài, Người chủ trương hướng tới sử dụng, trọng dụng và luôn tôn vinh tài năng, đức độ của họ. Dùng người đúng, biết dùng người sẽ có lợi cho việc khơi dậy tính tích cực, phát huy đầy đủ tính năng động, tự giác của quần chúng; biết dùng người sẽ có ý nghĩa hiện thực to lớn, tạo nên những bước nhảy đột phá, tiến bộ lớn, việc dựa vào nhân tài và sử dụng hợp lý nhân tài có ý nghĩa rất to lớn về mặt chiến lược lâu dài. Như vậy, xem xét từ yêu cầu công tác tại địa phương, đơn vị tôi đang công tác hiện nay, cái mà chúng ta đang thiếu là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên các lĩnh vực. Phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi, đội ngũ cán bộ, công chức giỏi mới có thể thực hiện mục tiêu phát triển của huyện nhà. Với những lý do
- nêu trên, nên tôi chọn đề tài nghiên cứu làm tiểu luận là “ Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lãnh đạo”. 1/ Tư tưởng Hồ Chí Minhnhững luận điểm sáng tạo 1.1/Tư tưởng Hồ Chí MinhGiá trị của thời đại Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ về xung đột dân tộc, tôn giáo diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Có những quốc gia liên bang đã bị tan rã, trong các quốc gia đa dân tộc, xu hướng ly khai, đòi độc lập đang có chiều hướng phát triển không giới hạn. Bên cạnh đó, hàng trăm quốc gia tuy đã có độc lập về chính trị nhưng ngày càng phụ thuộc trầm trọng về kinh tế vào các nước tư bản phát triển, tạo nên hố sâu ngăn cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày một rộng ra. Không chỉ dừng lại ở đó, sau khi Liên Xô tan rã, chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, các thế lực hiếu chiến đã và đang điều chỉnh chiến lược, toan tính thực hiện ý đồ thiết lập “thế giới một cực”. Chiến tranh lạnh kết thúc nhưng từ 1991 đến nay, thế giới đã diễn ra 4 cuộc chiến tranh nóng, tại Vùng Vịnh (1991), Nam Tư (1999), Ấpganixtan (2002) và Irắc (2003).Từ sau ngày 11/9/2001 ở Mỹ, hoạt động khủng bố và chống khủng bố trở thành vấn đề quốc tế lớn. Các thế lực hiếu chiến đang lợi dụng chiêu bài chống khủng bố để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, xâm hại nghiêm trọng chủ quyền quốc gia, bất chấp luật pháp quốc tế. Trong tình hình của thế giới, nhân loại đang nổi lên khát vọng chung: độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình, nhân đạo, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Thế giới đang kêu gọi một tinh thần khoan dung, nhân ái, chấp nhận đối thoại về giá trị, giải quyết mọi tranh chấp bằng thương lượng, chung sức xây dựng một thế gới hoà bình. Chính những khát vọng đó, nhân loại đang nhắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh, vì tìm thấy trong đó những giải pháp có tầm thời đại, giúp loài người đi đến một thế giới tốt đẹp hơn. Hồ Chí Minh là biểu tượng cao cả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập tự do cho dân tộc mình đồng
- thời độc lập tự do cho tất cả các dân tộc khác. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức tầm quan trọng của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ trương Việt Nam phải mở cửa đi ra thế giới, thu hút tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu có trí tuệ cho dân tộc mình. Người đã đi qua ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên gần 30 nước, có vinh dự là người Việt Nam đầu tiên đặt cơ sở cho tình hữu nghị với nhiều nước trên thế giới, Người là sứ giả của hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Hồ Chí Minh là biểu tượng, là tinh hoa của tinh thần khoan dung, nhân ái Việt Nam. Khoan dung, nhân ái đối với con người, cái nhìn rộng lượng với những giá trị khác biệt với mình, không áp đặt ý kiến của mình cho người khác, xa lạ với mọi thái độ cuồng tín, giáo điều. Đối với các tôn giáo, Người tôn trọng đức tin của người có đạo, hướng tôn giáo vào mục tiêu giải phóng dân tộc, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Vì vậy, khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh đã được coi là biểu tượng của văn hoá hoà bình ở thời đại ngày nay. Hồ Chí Minh là một tấm gương lớn về đối thoại, hợp tác để cùng phát triển. Người luôn theo đuổi chính sách ngoại giao hoà bình, chủ trương giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột bằng đàm phán, thương lượng. Nhiều nhà báo phương Tây đã từng nhận xét: Cụ Hồ Chí Minh sẵn sàng chấp nhận tiệc tùng và luôn biết giải quyết mọi vấn đề với nụ cười trên môi”. Vì những giá trị nói trên, các nhà văn, nhà báo, nhà chính khách nước ngoài ngày càng nhắc nhiều đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiến sĩ M. Átmét, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương, đã phát biểu trong dịp kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh: “Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là ngườigiải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại, đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi thế gới này.” Hêrôminô Caêra, nhà báo Vênexuêla viết: “Hồ Chí Minh là một đỉnh cao thật sự của toàn thể nhân loại về mặt đạo đức. Người là một tấm gương tuyệt vời, tất cả những lãnh tụ và anh hùng cách mạng không một ai có thể vượt qua Người về mặt này...Ngày nay, trong lúc uy tín cá nhân của khá nhiều lãnh tụ macxít nổi tiếng đang bị bôi nhọ, trái lại, hình ảnh Hồ Chí Minh lại càng nổi bật trước con mắt thế giới hơn bao giờ hết”. Sự thừa nhận rộng rãi của bạn bè từ các châu lục đã khẳng định một cách khách quan giá trị, tác dụng, hình ảnh của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế giới chắc chắn sẽ còn lan toả trong thế kỷ XXI.
- 1.2/Những tư tưởng sáng tạo lớn trong Tư tưởng Hồ Chí Minh 1.2.1/ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa MácLênin và Cách mạng Tháng Mười Nga, tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh có một quá trình tìm tòi, khảo nghiệm từ trong nước ra thế giới, hoạt động thực tiễn và nghiên cứu lý luận, qua các ngả đường cứu nước khác nhau để đến với chủ nghĩa MácLênin. Người khẳng định, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc. Hồ Chí Minh là nhà yêu nước đầu tiên trở thành người cộng sản chân chính, người dân thuộc địa trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản chính quốc. Người có công đầu đưa ánh sáng chủ nghĩa MácLênin vào Việt Nam, chuẩn bị những nhân tố chính trị, tư tưởng, tổ chức cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng chí Lê Duẩn khẳng định: “Công lao vĩ đại đầu tiên của Hồ Chủ tịch là đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa MácLênin. Đó là con đường giải phóng duy nhất mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra cho nhân dân lao động và tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”. 1.2.2/ Hồ Chí Minh là người dân thuộc địa và là người cộng sản đầu tiên có cống hiến to lớn về nghiên cứu chủ nghĩa thực dân Hồ Chí Minh là người viết nhiều nhất lên án bản chất, tội ác của chủ nghĩa thực dân. Người đập tan huyền thoại “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp, đồng thời kiên quyết đấu tranh phê phán những người cộng sản chính quốc coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không quan tâm đến cách mạng thuộc địa. Thế giới ghi nhận cống hiến của Hồ Chí Minh: “Sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lúc đó vượt hẳn tất cả những gì mà những nhà lý luận mácxít đề cập đến”1. Nhà sử học người Pháp Charles Fourniau cho rằng: “Nguyễn Ái Quốc đã có đóng góp quan trọng vào việc hình thành truyền thống chống chủ nghĩa thực dân một truyền thống làm vẻ vang cho Đảng Cộng sản Pháp” và kết luận: “Vậy thì hẳn rằng: Nguyễn Ái Quốc phải được coi là một trong những người thầy của Đảng Cộng sản Pháp về những vấn đề thuộc địa”. 1
- 1.2.3/ Sáng tạo về cách mạng thuộc địa: Cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc và tác động trở lại thúc đẩy cách mạng chính quốc Giai đoạn MácĂngghen, vấn đề thuộc địa hầu như chưa được đặt ra. Đến Lênin khi viết đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa vẫn đặt cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc vai trò của thuộc địa đối với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa đế quốc. Người đánh giá tiềm năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn. Nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động đứng lên, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc, không ỷ lại chờ đợi cách mạng chính quốc. 1.2.4/ Luận điểm sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam: từ cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Hồ Chí Minh đi từ tư tưởng giải phóng dân tộc đến phát triển đất nước. Người chỉ rõ ba giai đoạn xen kẽ vào nhau và liên tục, không ngừng phát triển. Khi hoàn thành cách mạng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, thì hòa bình phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa không qua một cuộc đảo lộn về chính trị giành chính quyền như cách mạng Nga và cách mạng vô sản ở các nước tư bản phát triển. Hồ Chí Minh giải quyết đúng đắn, sáng tạo, thành công mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Theo Người, chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và tạo tiền đề cho giải phóng giai cấp. Tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước là một động lực lớn. 1.2.5/ Cùng một lúc thực hiện hai chiến lược cách mạng ở hai miền Bắc, Nam và nêu cao tư tưởng thống nhất đất nước Hồ Chí Minh và Đảng ta đã giải quyết thành công trong điều kiện một nước, một Đảng cùng một lúc thực hiện hai chiến lược cách mạng, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Theo Giáo sư Singôsibata: “Một trong những cống hiến quan trọng của Cụ Hồ Chí Minh và của Đảng Lao động Việt Nam là đã đề ra lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi vẫn tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Theo tôi được biết, Đảng Lao động Việt Nam là đảng đầu tiên trong các đảng
- mácxít trên thế giới áp dụng lý luận này”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi. Cả cuộc đời Người quan tâm đến sự nghiệp thống nhất nước nhà. 1.2.6/ Những luận điểm sáng tạo về tổ chức lực lượng cách mạng phù hợp với đặc điểm cụ thể của Việt Nam Về tổ chức lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh có nhiều luận điểm sáng tạo, đó là: Những luận điểm về Đảng Cộng sản ở một nước nông nghiệp lạc hậu và những luận điểm về Đảng cầm quyền. Những luận điểm về chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc và chính sách Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất quán trong cả cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Những luận điểm về nhà nước và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; về nhà nước pháp quyền, quản lý bằng “pháp trị” đi đôi với “đức trị”, giáo dục nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Những luận điểm về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. 1.2.7/ Những luận điểm sáng tạo về bạo lực cách mạng và hình thức đấu tranh cách mạng; về sự thống nhất giữa tư tưởng bạo lực và lòng nhân ái, tinh thần nhân văn Quan điểm của Hồ Chí Minh về động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là một cống hiến lớn trong lĩnh vực quân sự. Người để lại một di sản lớn về khởi nghĩa và chiến tranh toàn dân; về xây dựng căn cứ địa cách mạng; về tư tưởng bạo lực cách mạng thống nhất với tư tưởng nhân văn, hòa bình. 1.2.8/ Những luận điểm sáng tạo về con người, đạo đức, văn hóa Thương yêu, tôn trọng, tin tưởng con người, bồi dưỡng và phát triển mọi tài năng của con người. Đó là một chủ nghĩa nhân văn hiện thực cao cả. Hồ Chí Minh đề cao vai trò của đạo đức và chống suy thoái về đạo đức; coi thắng lợi của chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức hành động, chú
- trọng sự gương mẫu, nhất quán giữa nói và làm, hi sinh, vượt qua chủ nghĩa cá nhân, không dính líu với vòng danh lợi, suốt đời vì dân, gần dân, trọng dân, tin dân, thương dân, tận trung, tận hiếu với nước, với dân, cho dân tộc và nhân loại. Người đặc biệt coi trọng, đề cao vai trò, sứ mệnh của văn hóa, coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Văn hóa sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. 1.2.9/ Bổ sung, phát triển phương pháp luận MácLênin, hình thành nên những quan điểm có tính phương pháp luận, với những nét đặc sắc riêng biệt Hồ Chí Minh để lại một hệ thống quan điểm có tính phương pháp luận. Đó là quan điểm thực tiễn, thống nhất giữa tư tưởng với hoạt động thực tiễn, thực hành lý luận. Triết học Hồ Chí Minh là triết học hành động thực tiễn nhân sinh, lấy mục tiêu “Độc lập Tự do Hạnh phúc” làm chuẩn mực hành vi. Người giải quyết hài hòa các mối quan hệ; quan tâm tới con người, quần chúng nhân dân, cán bộ. Cùng với luận điểm “dĩ bất biến ứng vạn biến” là quan điểm toàn diện, trọng điểm, hệ thống, thiết thực. Phát triển, đổi mới, hội nhập, hướng tới cái mới và tương lai. Nắm diễn biến của lịch sử, của thời đại, thời, thế và lực. Tóm lại, “Hồ Chí Minh thủy chung là nhà mácxítlêninnít vĩ đại, vĩ đại ở sự trung thành theo nghĩa đầy đủ và cao nhất của từ đó, nghĩa là bao hàm phát triển sáng tạo; trung thành không phải trên từng câu, chữ mà trung thành với thực chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa MácLênin, trên tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Thật không đúng nếu chú tâm đi tìm sự khác biệt, sự đối lập nào đó giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa MácLênin. Là kết quả lịch sử và lôgíc từ sự kết hợp tự nhiên truyền thống yêu nước với chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự vận dụng mà còn phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin ở Việt Nam và các nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. 1.3/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Hồ Chí Minh quan niệm con người không bao giờ là phương tiện của các nhà chính trị mà ngược lại nhà chính trị, đảng chính trị… phải nhất quán trong nhận thức và hành động rằng: nhân dân là chủ sở hữu của quyền lực chính trị, con người vừa là mục đích, vừa là động lực, là lực lượng, là sức mạnh của sự nghiệp chính trị.
- Hồ Chí Minh cho rằng nhiều khi đường lối chính sách đúng nhưng “hoặc làm chưa được, hoặc làm nửa chừng rồi lại nguội… vì chúng ta quên một lẽ rất giản đơn dễ hiểu: tức vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Công việc nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức tốt để thi hành công vụ. Hồ Chí Minh khẳng định “Có cán bộ tốt việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định”. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Vì sao như vậy? Vì công việc nhà nước được thể hiện ở các văn bản do Nhà nước ban hành như: Hiến pháp, các bộ Luật, các Luật, các Pháp lệnh… tất cả các văn bản ấy đều do tập thể hoặc cá nhân quyết định. Những cán bộ công chức có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc định đoạt mọi công việc của quốc gia. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi có vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt động của đất nước, nó là xuất phát điểm của sự thành bại, hưng vong… Từ trước đến nay có không ít quyết sách chính trị và các quyết định hành chính tuy rằng đúng đắn nhưng thực hiện kém hiệu qủa bởi vì thiếu cán bộ kiểu mẫu về quản lý, điều hành, thiếu ng ười thực hiện và kiểm tra. Muốn cho công việc được tiến hành thuận lợi, muốn biết các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định đã được thi hành như thế nào thì một trong những yêu cầu của lãnh đạo là kiểm tra. Không kiểm tra coi như không lãnh đạo và quản lý, công tác kiểm tra đòi hỏi phải có người kiểm tra. Những người đó phải là những người có đạo đức tốt, phải biết việc và hiểu nghĩa. Do đó mà lãnh đạo biết sữa chữa sai lầm, uốn nắn công việc, biết chọn người và thay người. Tóm lại, xuất phát từ quan điểm “vô luận việc gì, đều do người làm ra”, cùng nhiều luận điểm đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đời sau một hệ thống các tư tưởng chiến lược về công tác cán bộ. Đó là phép dùng người của Hồ Chí Minh. Động cơ dùng người của Hồ Chí Minh cho ta cảm nhận tư tưởng của cha ông từ mấy ngàn năm trước. Xưa “các vua Hùng đã có công dựng nước” thì nay “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Xưa “Trần Hưng Đạo, tướng sĩ một lòng phụ tử” thì nay “Bác cùng chúng cháu hành quân”. Những lời kêu gọi toàn dân chống thực dân Pháp, rồi đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược của Hồ Chí Minh như hiện hữu. Một chân lý của muôn đời đó là, nhân nào quả ấy, dùng người vì chính lợi ích của mọi người thì đó chính là bí quyết của sự thành công. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Việt Nam nghe tôi, tin tôi, vì suốt đời tôi đã tranh đấu chống chế độ thực dân, tranh quyền độc lập cho nước nhà”.
- 2/ Nguyên tắc dùng người theo Tư tưởng Hồ Chí Minh của người lãnh đạo hiện nay 2.1/ Biết dùng người là trức trách của người lãnh đạo “Tri nhân thiện nhiệm”, ý nói người lãnh đạo hiểu cán bộ một cách khoa học, sắp xếp, sử dụng cán bộ một cách hợp lý. Tri nhân (biết người) và thiện nhiệm (giỏi giao việc, biết dùng người) quan hệ chặt chẽ với nhau, biết người là tiền đề của dùng người đúng, dùng người đúng là mục đích trực tiếp của biết người, hiểu người. Tất cả mọi sự cạnh tranh hiện nay, suy đến cùng là cạnh tranh nhân tài. Xã hội hiện đại, bất kể là trên lĩnh vực nào đi chăng nữa… đều đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt. Thắng bại của cạnh tranh quyết định ở cạnh tranh nhân tài. Trong cạnh tranh phải dựa vào nhân tài, đồng thời thông qua cạnh tranh sẽ xuất hiện nhân tài. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề hiểu người và biết dùng người càng có ý nghĩa, tác dụng to lớn vì: Dùng người đúng, đó là yêu cầu của việc thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Biết dùng người sẽ có lợi cho việc khơi dậy tính tích cực, phát huy đầy đủ tính năng động, tự giác của quần chúng. Biết dùng người sẽ có ý nghĩa hiện thực to lớn, tạo nên những bước nhảy đột phá, tiến bộ lớn, chấn hưng đất nước. Lãnh đạo biết dùng người có ý nghĩa chiến lược lâu dài. 2.2/ Người lãnh đạo phải giỏi nhìn nhận, phân loại cán bộ: Trước hết, người lãnh đạo phải nhìn nhận, phân loại cán bộ một cách khoa học; việc nhìn nhận, phân loại chính xác cán bộ là không hề dễ dàng, đồng thời nhận thức đối với con người thường là một quá trình liên tục với thời gian dài. Do đó, để nhìn nhận, phân loại cán bộ chính xác, người lãnh đạo phải nắm chắc một số quan điểm và phương pháp cơ bản sau: Phải dựa vào quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, phải phân tích con người một cách toàn diện, trong điều kiện lịch sử nhất định.
- Đứng vững trên quan điểm duy vật biện chứng, xem xét con người trong sự phát triển, biến hoá. Đứng vững trên quan điểm thực tiễn, thông qua thực tiễn để biết người. Nhìn nhận, phân loại cán bộ phải theo đường lối quần chúng, phải loại bỏ mọi thiên kiến, những quan niệm bảo thủ; phải chống khuynh hướng sai lầm là chỉ dùng người thân, dùng kẻ biết thuần phục, phải hết sức chú trọng phẩm chất, năng lực; hoặc phải chống lại tình trạng một số cán bộ lãnh đạo không muốn dùng những người có trình độ hơn mình. Tóm lại, người lãnh đạo có thể nhận biết, phân loại cán bộ một cách chính xác hay không phụ thuộc vào trình độ và tầm tư tưởng của người lãnh đạo. 2.3/ Muốn dùng được người thì phải hiểu mình và hiểu người, có thủ pháp đúng đắn: Hồ Chí Minh đã chỉ rõ một số căn bệnh cơ bản làm cho người cán bộ không tự biết mình được, đó là: bệnh cậy thế và kiêu ngạo, bệnh ưa người ta phỉnh nịnh mình, bệnh “tư túng” kéo bè kéo cánh, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc, giáo điều… Người cán bộ lãnh đạo, quản lý mắc phải những bệnh này không hiểu được chính cái mạnh, cái yếu của mình, do vậy không thể hiểu được người khác. Trên cơ sở tự hiểu mình, cần phải có phương pháp xem xét để hiểu cán bộ một cách thấu đáo, không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ. Hồ Chí Minh căn dặn phải nhìn nhận người cán bộ với con mắt động, phát triển, không nên định kiến; xem xét cán bộ không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ, không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ. Có hiểu kỹ cán bộ mới thấy chỗ tốt, chỗ xấu của họ để biết “khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”; tránh nảy sinh tình trạng “ô dù”, “che chắn”, “phe cánh”, “trù dập”. Theo Hồ Chí Minh, muốn dùng cán bộ đúng thì người cán bộ lãnh đạo cần: Một là, “mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ không bị bỏ rơi”. Hai là, “phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa”.
- Ba là, “phải có tinh thần chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ”. Bốn là, “phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt”. Năm là, “phải có thái độ vui vẻ thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình”. Khéo dùng cán bộ xuất phát từ việc tập hợp được sức lực và tài năng của mọi người vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung. Nếu dùng cán bộ mà để họ “hoang mang, sợ hãi, buồn rầu, uất ức hoặc công tác không hợp, chắc không thành công được. Vì vậy, muốn được cán bộ làm được việc, phải khiến cho họ yên tâm làm việc, vui thú làm việc”. 2.4/ Đổi mới phương pháp lãnh đạo để dùng người: Vì việc mà dùng người. Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước luôn luôn biến đổi, phát triển; do đó, phải không ngừng đổi mới phương pháp lãnh đạo để dùng người. Hồ Chí Minh đã đưa ra bốn hướng tiếp cận về đổi mới phương pháp lãnh đạo như sau: Một là, phải khiêm tốn học hỏi quần chúng không chỉ còn là nội hàm của phạm trù đạo đức mà phải xác định như là điều kiện cần và đủ của lãnh đạo. Lãnh đạo quần chúng đương nhiên là trách nhiệm của người lãnh đạo, nhưng để lãnh đạo được thì phải học hỏi quần chúng, điều đó có nghĩa là “người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà hiểu thấu”. Điều đó cũng có nghĩa là “một giây, một phút không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng, “phải biết lắng nghe ý kiến của những người quan trọng”, học hỏi quần chúng, đề cao dân chủ, đưa chính trị vào giữa dân gian hợp thành một hệ thống giá trị văn hoá chính trị”. Hai là, nhân dân là người thi hành quyết định của lãnh đạo, do đó nhân dân phải là người tham gia vào quá trình ra quyết định. Đây là hướng tiếp cận đạt đến dân chủ trực tiếp, nó vừa mang tính nhân văn cao cả, vừa thể hiện trách nhiệm cao trước quyền lực mà người lãnh đạo được nhân dân uỷ thác và sd quyền lực đó. Ba là, kiểm soát là điều bắt buộc của lãnh đạo, nó như là tiêu chí xác định lãnh đạo và có biết lãnh đạo hay không. “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”.
- Bốn là, Hồ Chí Minh khẳng định bất kỳ công việc gì cũng phải dùng hai cách lãnh đạo: liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng và liên hợp người lãnh đạo với quần chúng. Tóm lại, phép dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn hệ thống tư tưởng của Người. Nó đã được thực tiễn lịch sử kiểm nghiệm và khẳng định, có vai trò là cơ sở lý luận và phương pháp luận của nhiều khoa học mới, trong đó có lý thuyết khoa học về hoạt động lãnh đạo. 3/ Nguyên tắc lựa chọn con người của người lãnh đạo 3.1/ Người lãnh đạo phải coi sự nghiệp là gốc, nhân tài là trọng: Chính quần chúng nhân dân là người tạo ra lịch sử, trong quá trình sáng tạo ra lịch sử đó những nhân tài kiệt xuất có tác dụng to lớn. Sự nghiệp cần nhân tài, tuyển chọn và sử dụng nhân tài có quan hệ đến sự hưng suy, thành bại của sự nghiệp. Chỉ có những người lãnh đạo chân chính của đông đảo nhân dân lao động và những người lãnh đạo luôn luôn coi sự phát triển tiến bộ của quốc gia, dân tộc, của nhân loại là gốc, coi nhân tài là quan trọng mới tích cực lựa chọn và sử dụng nhân tài. 3.2/ Người lãnh đạo phải chí công vô tư, chỉ dùng người hiền tài: Lịch sử đã chứng minh, chỉ khi dùng người hiền tài thì đất nước mới hưng vượng và phát triển. Đường lối cán bộ đúng đắn là đường lối chí công vô tư, chỉ dùng người hiền tài. Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta nói chung đã kiên trì đường lối dùng người hiền tài. Nhưng hiện tượng chỉ dùng người thân cũng không phải là cá biệt, có địa phương, đơn vị thậm chí còn rất nghiêm trọng. Đó còn là do sự tác động của tư tưởng trục lợi cá nhân trong tình hình hiện nay bị ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, do một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, thích hưởng thụ, tham nhũng, đục khoét… Do đó, việc dùng người hiền tài đòi hỏi phải kiên trì nguyên tắc tính Đảng, phải loại trừ nọc độc và ảnh hưởng của sự ích kỷ, tự tư tự lợi, bè phái, dùng người thân; kiên quyết thực hiện chí công vô tư, dùng người hiền tài thì mới có thể tạo ra một thời kỳ mới, nhân tài nảy nở, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện đất nước và địa phương. 3.3/ Người lãnh đạo lựa chọn hiền tài phải coi trọng cả tài và đức, lấy đức làm gốc:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở “Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i, tờ thì dạy thế nào? Đức phải có trước tài”. Tài, đức song toàn là thể hoàn chỉnh thống nhất giữa đức và tài, nó không thể tách rời, không thể thiếu một trong hai. Tách rời đức, tài sẽ mất đi phương hướng; không có tài, đức trở thành một thứ trống rỗng. Do đó cán bộ, đảng viên phải nỗ lực phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ, chuyên môn và nghiệp vụ, làm cho bản thân mình trở thành “vừa hồng vừa chuyên”. Trong giai đoạn hiện nay, đối với công tác cán bộ, cần phải khẩn trương thực hiện “xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân. Có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài”. Việc lựa chọn, đề bạt cán bộ vừa phải có đức, có tài lấy đức làm gốc. Người có đức, có tài sẽ làm được nhiều việc tốt, kẻ xấu có tài như hổ thêm vuốt, càng trở nên nguy hiểm. Như vậy, lựa chọn hiền tài, người lãnh đạo phải chú ý: tránh khuynh hướng chỉ nhấn mạnh quá mức hoặc theo kiểu đánh giá người đức tốt là người sống tròn trĩnh trong sử xự, né tránh công việc khó, ít va chạm… mà không coi trọng tài hoặc khuynh hướng coi trọng tài quá mức mà không coi trọng đức. Để thực hiện đúng nguyên tắc này phải lấy đức làm tiền đề, chọn tài trong số đó, phải coi trọng việc lấy tiêu chí tài đức song toàn, trong đó đức là gốc là phương châm chỉ đạo, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiến lược cán bộ của Đảng ta hiện nay. 3.4/ Người lãnh đạo phải biết phát huy sở trường, hạn chế sở đoản, tận dụng tài năng trong việc lựa chọn cán bộ, lựa chọn hiền tài: Trong thực tế “Ngọc còn có vết, nhân vô thập toàn”, do đó, trong cách nhìn nhận, sử dụng cán bộ phải theo nguyên tắc “Dụng nhân như dụng mộc. Cây cong dùng việc cong, cây thẳng dùng việc thẳng”. Tương tự như vậy, cán bộ giỏi nghề nào thì giao việc ấy, nếu giao nhầm vừa hỏng việc vừa hỏng người. Một vấn đề người lãnh đạo cần chú ý: theo quan điểm của phép duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng đều được hình thành trên cơ sở tồn tại của các mặt đối lập, nhân tài cũng vậy. Người tài năng xuất chúng thì khuyết điểm của họ cũng tương đối rõ ràng, còn kẻ không có những khuyết điểm rõ rệt, thường cẩn thận từng ly thì cũng không có tài cán gì nổi bật. Một người lãnh đạo có tư cách, có năng lực, một lòng một dạ vì thành công của sự nghiệp, mong muốn thu
- được thành tựu to lớn trên cương vị công tác của mình là thường có những khuyết điểm trên mặt nào đó, họ có thể dùng những người có sở trường đặc biệt, thậm chí có thể sử dụng người giỏi hơn mình. Nếu những người lãnh đạo chỉ nhìn thấy sở đoản của người khác mà không thấy rõ sở trường của họ, nếu như dùng người chỉ chú ý sở đoản mà không tận dụng hết sở trường của họ, nếu như chỉ sử dụng người có tài năng kém hơn mình mà không dùng người có tài năng hơn mình thì bản thân người lãnh đạo đó cũng chỉ là một kẻ bất tài. Do vậy người lãnh đạo phải phân tích cụ thể sở đoản của cán bộ dưới quyền để sử dụng thoả đáng. Việc dùng người không thể không xem xét sở đoản của cán bộ, nếu như sở đoản của họ gây trở ngại lớn đến sở trường thì tốt nhất không nên dùng; nếu như sở đoản của họ không gây trở ngại cho sở trường thì nhất định phải dùng. Nếu sở đoản có thể gây trở ngại cho sở trường thì khi dùng sở trường phải chú ý đề phòng, hạn chế sở đoản. Nếu có thể bằng giáo dục, giúp đỡ của lãnh đạo và sự rèn luyện trong công tác từng bước bồi dưỡng sở trường, khắc phục sở đoản của họ. Tóm lại, phát huy sở trường, hạn chế sở đoản, tận dụng hết tài năng của mỗi người là điểm mấu chốt trong dùng người của lãnh đạo, là nghệ thuật của khoa học dùng người, là nguyên tắc quan trọng trong tuyển chọn, sử dụng nhân tài của người lãnh đạo. 3.5/ Nguyên tắc chức vụ tương xứng với năng lực: Các chức vụ khác nhau có yêu cầu khác nhau đối với nhân tài, nhân tài khác nhau cũng có sự thích ứng khác nhau đối với các chức vụ công tác. Kết hợp thoả đáng hai điều đó để vừa đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác, vừa phát huy đầy đủ năng lực của nhân tài. Nguyên tắc này bao gồm hai phương diện quan trọng đồng đẳng: Một là, việc lãnh đạo bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ công tác là đại cục, là trước tiên phải giáo dục cho cán bộ phục tùng yêu cầu và sự phân công, không thể thoát ly khỏi yêu cầu của sự nghiệp, nhấn mạnh quá mức những ý thích và ham mê của cá nhân. Hai là, trên cơ sở bảo đảm hoàn thành công tác, đồng thời lãnh đạo phải xem xét cẩn thận, chiếu cố đến ý thích và sở trường của cán bộ. Đó không chỉ là sự hợp lý mà còn có thể thực hiện được. Đây vừa là nguyên tắc điều phối cán bộ, vừa là chức trách của người lãnh đạo.
- Do vậy, lãnh đạo và cán bộ tổ chức nhân sự phải hiểu biết chính xác và nghiên cứu tỉ mỉ công tác của nhân viên do mình phụ trách, lãnh đạo. 3.6/ Người lãnh đạo dùng người không nên nghi ngờ, đã nghi người thì chớ dùng: Dùng người thì chớ nghi, nghi người chớ dùng người. Dùng người chớ nghi là hễ dùng họ thì phải tin cậy họ. Nguyên tắc này có thể gọi là nguyên tắc tin cậy. Nhưng nếu chỉ nói dùng người chớ nghi thì sẽ phiến diện, đồng thời phải bổ sung nghi người chớ dùng. Đối với những người vi phạm pháp luật, kỷ luật trầm trọng, ngoan cố chống đối đường lối của Đảng, phẩm chất đạo đức kém, chuyên ỷ quyền, mưu lợi cho cá nhân thì đương nhiên không tin cậy và trọng dụng, nếu không tai hại vô cùng. Nguyên tắc này là điều kiện cơ bản trong dùng người của lãnh đạo. Nếu một cán bộ cấp dưới không có được sự tin cậy của lãnh đạo, chí ít tin cậy cơ bản ở mức thấp nhất thì tuyệt nhiên không thể phát huy toàn bộ tài năng của mình, tài trí thông minh sẽ bị hạn chế và ức chế. Sự tin cậy của lãnh đạo đối với cán bộ không phải mù quáng mà có điều kiện, tài đức song toàn đáng được lãnh đạo tin cậy, lại xây dựng được quan hệ tin cậy lẫn nhau, sẽ trở thành một quần thể hỗ trợ, hiệp đồng chặt chẽ với nhau. Điều kiện tất yếu và đầy đủ để xây dựng mối quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo và cán bộ thuộc quyền: Trước hết, bản thân lãnh đạo phải tài đức song toàn, phẩm chất đạo đức cao thượng, tác phong đứng đắn, luôn giữ chữ tín làm tấm gương cho cấp dưới. Thứ hai, đối với cấp dưới, người lãnh đạo phải tôn trọng, chân thành, thẳng thắn, là một người bạn thật sự của cán bộ. Thứ ba, người lãnh đạo không được đố kỵ tài năng, phải đánh giá chính xác đúng, sai thành tích trong công tác của cán bộ. Thứ tư, không nghe lời dèm pha của kẻ xấu, cơ hội. Như vậy, giữa lãnh đạo và cấp dưới chỉ có đoàn kết, nhất trí, đồng tâm, đồng sức, kết thành một chỉnh thể hữu cơ không thể chia cắt mới có thể hiệp lực hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. 3.7/ Người lãnh đạo phải rộng rãi, độ lượng, khoan dung, đoàn kết: Người lãnh đạo phải có tấm lòng rộng rãi, độ lượng, phải có tư tưởng luôn giữ lấy nhân tài, mong có hiền tài như khát nước; phải xử lý tốt mối quan
- hệ giữa cán bộ cũ, cán bộ mới, không phân biệt cán bộ công, nông với tri thức, cán bộ đảng viên, cán bộ ngoài đảng, cán bộ các dân tộc khác nhau. Phải chống tư tưởng và thái độ người lãnh đạo chỉ thích những cán bộ chỉ biết vâng lời, khúm núm, thậm chí chỉ thích những kẻ chỉ biết cung kính, tâng bốc, a dua, nịnh hót mình; ngược lại, ghen ghét những người cương trực, chí công vô tư, thường dám nói thẳng. 3.8/ Người lãnh đạo không những phải sử dụng cán bộ chính xác, mà còn phải thường xuyên chăm lo bồi dưỡng cán bộ, cụ thể: Tăng cường giáo dục, khai thác trí lực, tìm mọi giải pháp bồi dưỡng nhân tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý hiện đại cho nhân viên. Tạo điều kiện bố trí nhiệm vụ cho cấp dưới, trao đổi phương pháp, bước đi của công việc, giúp cán bộ rèn luyện trong thực tế công tác. Định kỳ kiểm tra, kịp thời tổng kết công tác của cán bộ cấp dưới, thúc đẩy công tác và nâng cao trình độ cán bộ. Đối với những cán bộ phạm sai lầm, khuyết điểm có thể sửa chữa, lãnh đạo cần tăng cường giáo dục, không được loại bỏ họ. Kết hợp phê bình nghiêm túc, sắc bén với phê bình một cách khoa học, phải thành tâm giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm… giúp họ không đánh mất niềm tin và có dũng khí vươn lên. Đồng thời phải biểu dương cán bộ có thành tích, khi biểu dương phải đặt ra yêu cầu cao hơn, chỉ ra phương hướng vươn lên, không để họ kiêu căng, tự mãn mà dừng lại. Lãnh đạo phải áp dụng các biện pháp bồi dưỡng, giáo dục trong thực tiễn, ra sức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận. Đây không chỉ là nguyên tắc mà còn là nhiệm vụ chiến lược không thể thiếu của người lãnh đạo. 3.9/ Khích lệ, yêu mến, bảo vệ, thưởng phạt phân minh đòi hỏi phải đánh giá một cách chính xác đúng, sai trong quá trình công tác của cán bộ: Để đánh giá chính xác đúng, sai lãnh đạo phải làm gương cho cấp dưới, thúc đẩy lập công, ngăn ngừa sai lầm; quyết không được ngăn cản việc lập công, thúc đẩy hoặc che đậy sai lầm. Những người lãnh đạo mà công thì vơ về mình, sai lầm thì đổ cho cấp dưới thì không thể làm gương, không phải là người dồn hết sức lực, độc lập, dám chịu trách nhiệm trong công tác. Đối với cấp dưới, người lãnh đạo phải yêu mến, quan tâm, phải bồi dưỡng, phải khẳng định tất cả thành tích, ưu điểm của họ. Đối với cán bộ trẻ có tinh thần khai phá, dám lao vào thực tiễn, tuy có thành tích công lao nhưng vẫn vấp phải sự phê phán, chỉ trích thì cán bộ lãnh đạo càng phải khẳng định, biểu dương.. Khi cán bộ cấp
- dưới vấp phải sự đả kích không công bằng, không đúng sự thật thì người lãnh đạo càng phải bảo vệ, ủng hộ về mặt tinh thần; lúc này sự bảo vệ quan trọng hơn cả biểu dương. Người lãnh đạo còn phải công minh trong việc thưởng phạt, với những người có thành tích phải trọng thưởng, những người lơ là chức trách phải bị xử phạt, người vi phạm kỷ luật thì phải xử lý kỷ luật, kẻ phạm pháp phải đưa ra xét xử. Triển khai thi đua, tổ chức cạnh tranh lành mạnh liên tục, rộng khắp để khích lệ cán bộ. Khích lệ cán bộ tránh đố kỵ và người cán bộ tuyệt đối tránh đố kỵ vì đố kỵ là kẻ thù lớn nhất trong công tác tuyển chọn, sử dụng nhân tài, trở ngại lớn cho việc nỗ lực phấn đấu của nhân tài. Quan tâm đến những khó khăn, hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của cán bộ; đồng cam cộng khổ với họ thì mới xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và tác dụng khích lệ nhau cùng vươn lên. Về nhận xét, đánh giá chính xác cán bộ sau khi xem xét toàn diện cấp dưới bao gồm ưu điểm, khuyết điểm, thành tích, sai lầm một cách cầu thị, toàn diện, lịch sử và phát triển.
- KẾT LUẬN Tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh dựa trên thế giới quan duy vật triệt để của chủ nghĩa Mác Lênin. Chính vì xuất phát từ thế giới quan duy vật triệt để ấy, nên khi nhìn nhận và đánh giá vai trò của bản thân mình (với tư cách là lãnh tụ), Người không bao giờ cho mình là người giải phóng nhân dân. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, người cán bộ (kể cả lãnh tụ) chỉ là "đầy tớ trung thành" có sứ mệnh phục vụ nhân dân, lãnh tụ chỉ là người góp phần vào sự nghiệp cách mạng của quần chúng. Tư tưởng này đã vượt xa và khác về chất so với tư tưởng "chăn dân" của những người cầm đầu nhà nước phong kiến có tư tưởng yêu nước xưa kia. Và đây, cũng chính là điều đã làm nên chủ nghĩa nhân văn cao cả ở Hồ Chí Minh, một chủ nghĩa nhân văn cộng sản trong cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông. Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng về con người của Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán với tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Sự nhất quán ấy được thể hiện qua đường lối lãnh đạo cách mạng và qua các chủ trương chính sách của Đảng trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng đó tiếp tục được Đảng ta quán triệt vận dụng và phát triển. Con người Việt Nam đang là trung tâm trong "chiến lược phát triển toàn diện"; đang là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội".
- Thực hiện nhất quán quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sử dụng cán bộ, nhân tài để thực hiện các nguyên tắc lựa chọn người hiền tài của người lãnh đạo là một chức trách, một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của người lãnh đạo. Nắm chắc và kiên định các nguyên tắc trong khi tuyển dụng cán bộ hiện nay là một yêu cầu đòi hỏi người lãnh đạo phải thực hiện. Thành công của nhân tài và việc tuyển dụng nhân tài không chỉ dựa vào nỗ lực cá nhân mà đòi hỏi phải có sự bồi dưỡng của tổ chức, sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh đạo các cấp. Chỉ khi nào lãnh đạo thực hiện tốt chức năng bồi dưỡng, đào tạo nhân tài, thì nhân tài sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác Lê Nin để giải thích nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường"
14 p | 6628 | 660
-
Tiểu luận triết học - Quan điểm toàn diện và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt nam hiện nay
16 p | 325 | 512
-
Tiểu luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
19 p | 1885 | 332
-
Tiểu luận triết học - dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải thích nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường
13 p | 767 | 216
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải thích tình trạng
13 p | 710 | 181
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm triết học Mác xit về qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp
14 p | 455 | 179
-
Tiểu luận: Phân tích quan điểm của triết học Mac-Lenin về vấn đề con người Đảng ta đã vận dụng quan điểm đó vào việc phát triển con người ở Việt nam hiện nay như thế nào?
18 p | 705 | 117
-
Đề tài " vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải thích nguyên nhân của vấn đề sinh viên ra trường thất nghiệp "
13 p | 393 | 107
-
Tiểu luận Triết học số 8 - Lý luận thực tiễn và sự vận dụng quan điểm đó vào quá trình đổi mới ở Việt Nam
28 p | 865 | 105
-
Đề tài "Vận dụng quan điểm triết học Mác xit về qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất để phát triển những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới đến nay"
14 p | 344 | 80
-
Tiểu luận Quản lý nhà nước về kinh tế của chính quyền xã
18 p | 367 | 73
-
Tiểu luận Triết học số 7 - Lý luận nhận thức, vận dụng quan điểm đó vào nền kinh tế Việt Nam trước và sau mười năm đổi mới đến nay
32 p | 575 | 66
-
TIỂU LUẬN: Vận dụng quan điểm trong triết học Mác Lê Nin để phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
17 p | 256 | 46
-
Tiểu luận Triết học số 40 - Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải thích nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường
14 p | 211 | 32
-
TIỂU LUẬN: Vận dụng quan điểm triết học Mác xít về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất để phát triển những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới đến nay
16 p | 197 | 28
-
Tiểu luận: Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào quá trình cải cách giáo dục tại Việt Nam
17 p | 201 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5 – 6 tuổi tại thành phố Bạc Liêu
176 p | 29 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn