Tiểu luận: Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật Bản
lượt xem 326
download
Việc tìm hiểu văn hoá kinh doanh của người Nhật giúp chúng ta hiểu được các giá trị đã hình thành nên hành vi và giáo tiếp của họ, cũng như để tránh được những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài và có hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong cách phương thức, quan niệm và mô hình quản lý, làm việc hiệu quả của họ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật Bản
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản --------------- --------------- Tiểu Luận Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật Bản NHÓM 1 Trang 1
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản Mục Lục CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHẬT BẢN ............................................................. 4 1.2 Ngƣời Nhật tin vào những tôn giáo nào? ............................................................................. 6 1.3 Các ngôn ngữ chính .............................................................................................................. 6 2.3 Trang phục .......................................................................................................................... 12 CHƢƠNG 3: VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CỦA NGƢỜI NHẬT BẢN .................................................................................................................................................. 14 Tính cách của ngƣời Nhật......................................................................................................... 14 3.1.1 Tinh thần kỷ luật đi đôi với giáo dục ............................................................................... 14 3.1.3 Lạnh nhạt – Thân thiện .................................................................................................... 15 3.1.5 Làm việc có phƣơng pháp, cần cù, cẩn thận, không ganh tỵ ........................................... 15 3.2. Phong cách giao tiếp của ngƣời Nhật ................................................................................ 16 Không giống nhƣ ngƣời dân các nƣớc phƣơng Tây, ngƣời Nhật Bản khi gặp nhau không bắt tay hay ôm hôn mà thay vào đó là cúi chào nhau. Cúi chào là một nghi thức khá phức tạp nhƣng rất quan trọng trong giao tiếp. Bạn phải học cúi chào đúng cách để thể hiện sự tôn trọng đối với ngƣời Nhật. ............................................................................................... 17 Trên đất Nhật, ngƣời Tây cũng phải cúi chào ...................................................................... 17 3.3 Phong cách đàm phán kinh doanh của ngƣời Nhật ............................................................ 19 3.3.1 Tôn trọng lễ nghi và trật tự thứ bậc ................................................................................. 19 3.3.2 Coi đàm phán nhƣ một cuộc đấu tranh thắng bại ........................................................... 20 3.3.3 Tránh xung đột bằng cách thỏa hiệp ................................................................................ 20 3.3.4 Tìm hiểu rõ đối tác trƣớc đàm phán ................................................................................ 20 3.3.7 Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc. ................................ 22 3.4 Các chiến lƣợc đƣợc sử dụng trong đàm phán của ngƣời Nhật ........................................ 22 3.4.1 Chiến lƣợc tìm hiểu đối thủ trƣớc cuộc đàm phán .......................................................... 22 3.4.2 Chiến lƣợc tiêu hao .......................................................................................................... 23 3.4.3 Thuật lợi dụng điểm yếu của đối thủ ............................................................................... 25 3.4.4 Nghệ thuật quan sát đối tác kinh doanh của ngƣời Nhật ................................................. 25 CHƢƠNG 4: NHỮNG DIỀU CẦN LƢU Ý KHI GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN VỚI NGƢỜI NHẬT ....................................................................................................................................... 28 4.1 Một số điều lƣu ý khi giao tiếp với ngƣời Nhật ................................................................. 28 Những cử chỉ khi cần biết khi giao tiếp với ngƣời Nhật .......................................................... 30 4.2.2. Trong quá trình đàm phán ......................................................................................... 32 4.2.3. Sau khi đàm phán ........................................................................................................... 35 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 37 NHÓM 1 Trang 2
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản MỞ ĐẦU Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề và gần nhƣ kiệt quệ do trƣớc đó đã tập trung quá nhiều cho sự tiến hành chiến tranh và bị thua trận trong chiến tranh phi nghĩa của Nhật. Hầu nhƣ chỉ vài năm sau đó, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và Nhật bƣớc vào thời kỳ phát triển kinh tế “thần kỳ” của Nhật trong giai đoạn 1966 – 1973 đã giúp Nhật trở thành một cƣờng quốc kinh tế đứng hàng nhất, nhì trên thế giới. Sự phát triển đó đƣợc thế giới chú ý và nhiều ngƣời đã tìm hiểu những nhân tố nào giúp phục hồi và vƣơn lên nhanh một cách đáng kinh ngạc. Một trong những nhân tố đƣợc chú ý nhiều đó là phong cách hay đặc trƣng văn hoá trong kinh doanh của ngƣời Nhật chứa đựng trong các mô hình quản lý, sản xuất, tiêu thụ và lƣu thông sản phẩm và trong tính cách, tâm lý ngƣời Nhật trong khi kinh doanh. Việc tìm hiểu văn hoá kinh doanh của ngƣời Nhật giúp ta giao tiếp xuyên văn hoá đƣợc với họ và hiểu đƣợc các giá trị đã hình thành nên hành vi và giáo tiếp của họ, cũng nhƣ để tránh đƣợc những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, tạo đƣợc mối quan hệ làm ăn lâu dài và có hiệu quả trong quá trình tiếp xúc với họ. Ngoài ra, qua đó, ta có thể học hỏi đƣợc rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong cách phƣơng thức, quan niệm và mô hình quản lý, làm việc hiệu quả của họ… Ngày nay, rất nhiều ngƣời Nhật đã và đang, sẽ làm việc với Việt Nam, mối quan hệ giao thƣơng giữa hai quốc gia ngày càng phát triển hơn. Trong quá trình tiếp xúc, giao thiệp với ngƣời Nhật, ít nhiều gì chúng ta thƣờng cảm thấy lúng túng hoặc không hiểu nhiều về họ và ngƣợc lại, khiến cho công việc giữa hai bên không đạt đƣợc hiệu quả cao, hoặc chúng ta sẽ mất cơ hội làm ăn hay phải chịu thiệt thòi hơn…. Do vậy, ngày nay việc tìm hiểu về ngƣời Nhật và văn hoá kinh doanh của họ dù ít hay nhiều cũng thực sự là rất cần thiết và hữu ích cho chúng ta. Do đó để đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác đàm phán với đối tác này thì việc tìm hiểu văn hoá và ảnh hƣởng của nó đến phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản chiếm vị trí hết sức cần thiết. Đó là lý do mà nhóm 1 đã chọn NHẬT BẢN để thực hiện chuyên đề này. NHÓM 1 Trang 3
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHẬT BẢN Nhật Bản (tiếng Nhật: 日本国 Nihon-koku/Nippon-koku; Hán-Việt: Nhật Bản quốc; chữ Bản 本 trong các văn bản cũ cũng đƣợc đọc là Bổn), cũng đƣợc gọi tắt là Nhật, là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có dân số 127,333,002 người, diện tích tổng cộng là 377.834 km² nằm xoải theo bên sƣờn phía đông lục địa châu Á. Nhật Bản nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam . Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Nƣớc Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido (北海道) (Bắc Hải Đạo), Honshu (本州) (Bản Châu), Shikoku (四国) (Tứ Quốc) và Kyushu (九州) (Cửu Châu) cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu nhƣ ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản, núi Phú Sĩ. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mƣ ời thế giới với ƣớc tính khoảng 128 triệu ngƣời. Vùng Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài quận xung quanh là trung tâm thủ phủ lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu ngƣời sinh sống. Nhật Bản cũng là nên kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hiệp quốc, G8, G4 và Apec, Nhật Bản là đất nƣớc đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tƣ cho quốc phòng. Đây là đất nƣớc xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nƣớc nhập khẩu đứng thứ 6 thế giới. 1.1 Tên nƣớc NHÓM 1 Trang 4
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản Tên "Nhật Bản" viết theo chữ cái Latinh (Romaji) là Nihon hoặc Nippon (đọc là "Ni-hôn" hoặc "Níp-pôn"); theo chữ Hán hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và nhƣ thế, đƣợc hiểu là "xứ Mặt Trời mọc". Năm 670, năm đầu niên hiệu Hàm Hanh (670-674) nhà Đƣờng (vua Đƣờng Cao Tông), Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình Trung Quốc nhân dịp vừa bình định Cao Ly (Triều Tiên) và từ đó đƣợc đổi tên là Nhật Bản. Nhật Bản còn đƣợc gọi bằng các mỹ danh là: 1. "XỨ SỞ HOA ANH ĐÀO", vì cây hoa anh đào (桜 sakura) mọc trên khắp nƣớc Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" đƣợc ngƣời Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ. 2. "ĐẤT NƢỚC HOA CÚC" (xin xem: "Hoa cúc và thanh kiếm", của Ruth Benedict, nhà dân tộc học ngƣời Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh giống nhƣ Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tƣợng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. 3. "ĐẤT NƢỚC MẶT TRỜI MỌC" vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (天照 Thái dƣơng thần nữ). Ngoài ra căn cứ vào thực tế so với các nƣớc trong khu vực Châu Á, ở Nhật mặt trời mọc sớm hơn; trƣớc Trung Quốc 1 tiếng, và trƣớc Việt Nam 2 tiếng đồng hồ... 4. " QUỐC ĐẢO" Nƣớc Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido (北海道 Bắc Hải Đạo), Honshu (本州 Bản Châu), Shikoku (四国 Tứ Quốc) và Kyushu (九州 Cửu Châu) cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. 5. " XỨ SỞ PHÙ TANG" Phù Tang (扶桑). Là Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phƣơng Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trƣớc khi cƣỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời NHÓM 1 Trang 5
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chƣơng chỉ nơi Mặt Trời mọc."Đất nƣớc Mặt Trời mọc". 1.2 Ngƣời Nhật tin vào những tôn giáo nào? Theo thống kê của Uỷ ban văn hoá thì số ngƣời theo Thần đạo là 111,38 triệu ngƣời, Phật giáo là 89,03 triệu ngƣời, Thiên Chúa giáo là 1,51 triệu ngƣời, số ngƣời tin theo các tôn giáo khác là 11,15 triệu ngƣời. Cộng các con số này lại thì chúng ta có một con số 220,7 triệu ngƣời, nghĩa là cao gấp gần 2 lần số ngƣời dân Nhật. Một trong những nguyên nhân này là các giáo phái khai báo con số bao gồm cả những ngƣời đã chết và cả những ngƣời đã thoát ly khỏi giáo phái. Tuy nhiên khi hỏi một ngƣời Nhật là anh ta theo tôn giáo nào thì trừ các tín đồ Thiên Chúa giáo, hầu hết số còn lại đều trả lời là “tôi không theo tôn giáo nào cả” Nếu hỏi một ngƣời Nhật xem gia đình anh ta theo tôn giáo nào thì đa số trả lời là theo đạo Jodou (Thành đạo – một nhánh của đạo Phật) hoặc theo đạo Nhật Liên (Nichiren). Đây là do các gia đình lấy theo tôn giáo của tổ tiên họ chứ không liên quan đến vấn đề tín ngƣỡng. 1.3 Các ngôn ngữ chính Tiếng Nhật Khoảng 127 triệu ngƣời sử dụng, 2 phƣơng ngữ chính là tiếng Nhật miền Tây và tiếng Nhật miền Đông, phƣơng ngữ của vùng Kagoshima chỉ giống tiếng Tokyo khoảng 84%, có thể có quan hệ họ hàng với tiếng Triều Tiên. Tiếng miền Trung Okinawa 984.285 ngƣời (theo số liệu năm 2000 của WCD). Chỉ giống tiếng Tokyo khoảng 62 tới 70% nên ngƣời chỉ biết tiếng này hầu nhƣ không hiểu đƣ ợc, hoặc rất khó hiểu, tiếng Nhật cũng nhƣ là các ngôn ngữ khác thuộc chi Ryukyu. Tổng cộng dân số của ngƣời Okinawa là khoảng 1,2 triệu. Tiếng Yaeyama Dân Yaeayma có 47.636 ngƣời, chủ yếu tập trung tại Nam Okinawa và phân tán tại các đảo phụ cận. Ngƣời chỉ biết tiếng này cũng hầu nhƣ không thể hiểu đƣợc tiếng Tokyo và các tiếng khác thuộc chi Ryukyu, dẫu rằng các số liệu khi so sánh giữa các ngôn ngữ này khác nhau khá nhiều. Tiêng Miyako Sắc tộc này có tổng cộng 67.653 ngƣời (2000 WCD), phân bố tại Nam Okinawa và các đảo phụ cận, trong đó có đảo Miyako. Tiếng Miyako có nhiều phƣơng ngữ, bản thân các phƣơng ngữ này cũng khác nhau nhiều, dẫu rằng vẫn có thể dùng các phƣơng ngữ này giao tiếp với nhau đƣợc. Tiếng Bắc Amami- Oshima Đƣợc 10.000 ngƣời sử dụng (2004), chủ yếu tại vùng Tây Bắc Okinawa và bắc phần đảo Amami-oshima. Tiếng Yonaguni 800 ngƣời (2004). Nam Okinawa và đảo Yonaguni Tiếng Yoron 950 ngƣời (2004). Trung châu và bắc phần Okinawa; đảo NHÓM 1 Trang 6
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản Yoron Tiếng Nam Amami-Oshima 1.800 ngƣời (2004). Bắc Okinawa, bắc Amami- oshima, các đảo Kakeroma, Yoro và Uke Tiếng Oki-No-Erabu 3.200 ngƣời (2004). Bắc và trung phần Okinawa; đảo Oki-no-erabu. Tiếng Toku-No-Shima 5.100 ngƣời (2004). Bắc Okinawa; đảo Toku-no-shima, thổ ngữ duy nhất là Kametsu Tiếng Kunigami 5.000 ngƣời (2004), Trung Okinawa và các đảo Iheya, Izena, Ie-jima, Sesoko Tiếng Kikai 13.066 ngƣời (2000 WCD). Đông bắc Okinawa; đảo Kikai. CHƯƠNG 2: VĂN HÓA NHẬT BẢN 2.1 Kiến trúc Đặc điểm tiêu biểu nhất của kiến trúc Nhật Bản là sự hài hòa với môi trƣờng tự nhiên. “Thay vì phản kháng hay bảo vệ, sự thích nghi và hòa hợp trở thành lập trƣờng NHÓM 1 Trang 7
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản cơ bản” Ngƣời Nhật Bản xƣa thƣờng xây nhà giữa cây cối chứ không tìm cách phát quang, thích sử dụng những vật liệu tự nhiên, đặc biệt là gỗ, mái lợp bằng vỏ cây hơn là ngói. Vách nhà trong kiến trúc Nhật bản không mang tính bảo vệ trong khi phƣơng Tây lại quan niệm vách là một lọai rào chắn giữa hai môi trƣờng trái ngƣợc nhƣ cái nóng mùa mƣa và cái lạnh mùa đông. “Ngƣời Nhật Bản yêu tự nhiên và tôn trọng vẻ đẹp của tự nhiên và luôn tạo ra sự hài hòa với chúng kể cả trong nh ững điều kiện khắc nghiệt nhất” Hƣớng về tự nhiên là xu hƣớng chủ đạo trong kiến trúc Nhật Bản suốt chiều dài lịch sử. Ví dụ điển hình là kiến trúc chùa Nhật bản. „Sau khi Phật giáo đƣợc truyền bá từ lục địa, sự cân đối của các khu chùa chiền Trung Hoa sớm nhƣờng chỗ cho các chùa chiền trên núi có các bố trí bất cân xứng” . Mối quan hệ giữa ngôi nhà và môi trƣờng cụ thể nhất là vƣờn là khía cạnh quan trọng trong thiết kế truyền thống. Ngƣời Nhật không xem tách rời không gian nội thất với ngọai thất, vƣờn và nhà mang tính liên tục. Vì luôn hƣớng đến tự nhiên nên vƣờn có vi trí rất quan trọng trong kiến trúc Nhật Bản. “Trong điều kiện nào dù khó khăn về thiên nhiên hoặc chật hẹp về không gian và diện tích … ngƣời Nhật luôn cố gắng tạo ra một khoảng nhỏ có hoa, có lá …”. Khu vƣờn lý tƣởng với ngƣời Nhật là phải nằm ở vị trí khi đứng ở khu vực quan trọng có thể thấy đƣợc nhƣ phòng khách. Vƣờn Nhật Bản thƣờng đƣợc chia thành hai loại: vƣờn tự nhiên (natural garden) và vƣờn tôn giáo (religious garden). Tuy có khác nhau trong cách tạo hình, nhƣng hai loại vƣờn này đều có một đặc điểm chung thống nhất là đều là sự tạo dựng lại cảnh quan thiên nhiên dƣới dạng trực tiếp hay liên tƣởng. Đối với vƣờn tự nhiên, “sân vƣờn cũng tạo nên cảnh núi non giao hòa với thiên nhiên, và nếu có thể nó đƣợc thể hiện nét khác nhau theo mùa, nhƣ cây cỏ đặc trƣng của mùa hè, những chiếc lá sắc màu khi vào thu, tuyết phủ trên những cái đèn lồng lúc đông về và hoa lá khi xuân”. Ngƣời Nhật đã phát triển đƣợc một phong cách thiết kế vƣờn riêng biệt: bố trí ao hồ, những hòn đảo tí hon và các mô đất để tƣợng trƣng cho biển, đảo và núi. Các hòn đảo trong một cái ao phải đƣợc đặt lệch nhau với những đƣờng nét uốn éo trông giống nhƣ những mảng sƣơng mù. NHÓM 1 Trang 8
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản Vƣờn tôn giáo thƣờng đƣợc cấu thành từ đá, sỏi, cát trắng. Trong vƣờn đá có thể có cây, hoa và cỏ. Tuy nhiên, sự hiện diện của các loài thảo mộc nhƣ thế rất ít, chỉ điểm xuyết đây đó, thƣờng là ngoài rìa. Lớp sỏi hoặc cát trắng đƣợc trải rộng ra toàn bộ khu vƣờn để diễn tả biển. Những hòn đá có hình dáng sù sì, gồ ghề đƣợc sắp xếp một cách hài hoà với các độ cao thấp khác nhau nên vẻ đẹp tự nhiên của những hòn đá mọc lên một cách độc lập giữa biển . Tất cả những yếu tố đó đƣợc sắp xếp hài hòa theo quan niệm thẩm mỹ Thiền. 2.2 Ẩm thực và nghệ thuật tạo món ăn ngon của người Nhật NHÓM 1 Trang 9
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản Hai đặc điểm cơ bản của nghệ thuật nấu ăn truyền thống Nhật Bản là sự mô phỏng tự nhiên và sự chú trọng yếu tố mùa trong năm. Sự mô phỏng tự nhiên thể hiện ở hai khía cạnh trong nghệ thuật nấu ăn: nguyên tắc nấu ăn và cách trình bày món ăn thật thẩm mỹ. Nguyên tắc nấu ăn của ngƣời Nhật là món ăn phải có năm hƣơng vị (cay, chua, mặn, đắng, ngọt) và năm màu (trắng, xanh đen đỏ, vàng) phù hợp ngũ hành (năm yếu tố cơ bản tạo nên vạn vật trong trời đất). Quan hệ giữa ngũ hành và nguyên tắc chế biến món ăn Nhật Bản: Ngũ hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Hƣơng vị: Cay Chua Mặn Đắng Ngọt Màu sắc: Trắng Xanh Đen Đỏ Vàng Còn sự bày trí món ăn sao cho đẹp mắt thì không còn là để tăng yếu tố ngon miệng cho thực khách mà thực sự trở thành một nghệ thuật độc đáo. Ngƣời Nhật thƣởng thức món ăn không chỉ bằng vị giác mà còn bằng thị giác. “Thức ăn Nhật không phải để ăn mà để ngắm” Yếu tố thẩm mỹ trong cách trình bày món ăn Nhật chính là tái tạo lại thiên nhiên. “Món măng hấp trình bày trên dĩa nhƣ một mụt măng xúm xít dƣới gốc tre … Món cá thu chiên y hệt nhƣ một dãy núi có cỏ mọc phía trên … ”. Không chỉ tái tạo thiên nhiên trên bàn ăn, ngƣời Nhật còn mang cả sự tuần hòan của bốn mùa trong năm vào bữa ăn. Cách trình bày món ăn có vai trò rất quan trọng: màu sắc, hình dạng, và nguyên liệu phải hài hoà với món ăn và mùa. Yếu tố mùa ảnh hƣởng đến ẩm thực Nhật Bản không chỉ ở mức đơn thuần là “mùa nào thức ấy” mà chủ yếu là ở chỗ thức ăn phải phản ánh đƣợc cảm quan thiên nhiên của mùa đó. “ngƣời ta sắp xếp thức ăn theo cách làm cho màu sắc và bố cục hài hòa, trên đĩa hoặc trong NHÓM 1 Trang 10
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản bát phù hợp với từng mùa trong năm, chẳng hạn thủy tinh và trúc đƣợc xem là thích hợp trong mùa hè”. Trà đạo là đỉnh cao nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản. Với ngƣời Nhật, trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, nhằm mục đích hƣớng đến sự thƣ giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Một trong bảy nguyên tắc của nghi thức trà đạo là phải có sự hiện diện của hoa. Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tƣơng ứng. Hoa đƣợc cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa. Hoa trong phòng trà gợi đƣợc cho ngƣời ngắm cảm giác nhƣ đang đứng giữa khu vƣờn tự nhiên Wagashi là món bánh truyền thống của Nhật Bản từ lâu đời , thƣờng đƣợc làm từ bột nếp, nhân đậu đỏ và hoa quả , đƣợc trình bày đẹp mắt, dùng trong các tiệc trà đạo là ví dụ điển hình cho sự tái tạo thiên nhiên theo từng mùa.. NHÓM 1 Trang 11
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản 2.3 Trang phục Mô phỏng tự nhiên và sự chú trọng những chuyển đổi mùa trong năm là hai đặc điểm quan trọng trong trang phục Nhật bản. Ta thấy rõ hai đặc điểm này trê n trang phục kimono truyển thống của ngƣời Nhật. Các hoa văn trên kimono chính là một bức tranh nghệ thuật phản ánh cảnh đẹp thiên nhiên với đủ mọi sắc thái độc đáo của nó. Ta có thể thấy cả một vƣờn hoa rực rỡ hay một đàn hạc đang bay trên tà áo kimono. Ngƣời Nhật rất chú trọng đến việc thay đổi kimono cho phù hợp với các mùa trong năm. Yếu tố mùa cũng đƣợc phản ánh qua họa tiết và màu sắc của kimono. Sự tinh tế của ngƣời mặc nằm ở chỗ phải lựa chọn hoa văn và màu sắc áo phù hợp với mùa. Màu sắc trang phục thƣờng bắt nguồn từ tên của các loài cây cối, hoa lá trong tự nhiên . NHÓM 1 Trang 12
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ngƣời Nhật Bản là một trong n hững yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc này. Tôn sùng thiên nhiên, yêu thiên nhiên và khát vọng sống hòa hợp với tự nhiên đã trở thành trở thành những thành tố văn hóa có giá trị bền vững trong đời sống của ngƣời dân xứ mặt trời mọc. Ngƣời Nhật luôn có nhu cầu tìm đến với thiên nhiên, đồng thời luôn muốn đƣa thiên nhiên vào cuộc sống hàng ngày. Điều này đƣợc phản ánh trong văn hóa ứng xử với môi trƣờng tự nhiên, nhất là trong ba lĩnh vực: ẩm thực, trang phục và kiến trúc. Món ăn của ngƣời Nhật phải đẹp theo nghĩa nó mang hình ảnh của thiên nhiên và phản ánh cách cảm nhận những chuyển đối của bốn mùa trong năm. Vẻ đẹp thiên nhiên đƣợc tái tạo trên chiếc kimono truyền thống sống động với màu sắc phù hợp với môi trƣờng tự nhiên theo từng mùa. Ngôi nhà của ngƣời Nhật, nhất là khu vƣờn, bên cạnh chức năng chính là không gian sống cũng đƣợc thiết kế để thoả mãn nhu cầu thƣởng thức và hoà hợp với thiên nhiên của ngƣời Nhật Bản. Hiểu đƣợc cách cảm nhận thiên nhiên của ngƣời Nhật là một trong những bƣớc quan trọng đầu tiên khi tìm hiểu về đất nƣớc và con ngƣời Nhật Bản. NHÓM 1 Trang 13
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản CHƯƠNG 3: VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN Tính cách của người Nhật Ngƣời Nhật trƣớc và sau Thế Chiến Thứ 2 đi từ tàn bạo đến hòa bình, ngày xƣa họ sẵn sàng chết thì ngày nay họ bảo vệ mạng sống bằng mọi giá, thể hiện qua chính sách của chính phủ cũng nhƣ từng ngƣời dân. Họ hiền tới độ đi ra nƣớc ngoài thƣờng bị những ngƣời không đứng đắn trấn lột, ăn hiếp. Có khi tôi liên tƣởng đến hình ảnh những chú gà "nuôi giam", những con thỏ "nhà", dù đƣợc thả ra thì lúc nào cũng chậm chạp, không quen đối phó với các bất trắc bên ngoài. Họ có tinh thần thực dụng và mạo hiểm rất cao, đã tự đi du học và khéo léo đãi lọc văn minh, văn hóa Trung Hoa, mà không du nhập từ chƣơng và khoa cử. Khi thấy những nền văn minh văn hóa rực rỡ ở Âu-Mỹ, họ cũng đã tìm tới học hỏi, làm giàu thêm cái vốn đã rất phong phú của họ, thể hiện song hành tính bảo thủ và cấp tiến. Tất nhiên khi trào lƣu Âu-Mỹ tràn tới đất Phù Tang, thì ít nhiều họ cũng mất đi phần nào bản sắc riêng. 3.1.1 Tinh thần kỷ luật đi đôi với giáo dục Ngƣời Nhật nổi tiếng là có kỷ luật, cho dù sự kỷ luật đó bắt nguồn từ hoàn cảnh sinh sống khó khăn, từ việc nghĩ tới lợi ích chung hay từ văn hóa v.v... đã trở thành nhƣ tự giác, nhƣng không phải cứ thế thì 100% con ngƣời trong xã hội này sẽ trở thành kỷ luật. Mà những ngƣời làm luật, những đoàn thể... đều phải suy tính, ghi ra rất chi tiết các quy luật và phổ biến rộng rãi để mọi ngƣời tuân theo Ngƣời Nhật nổi tiếng là dặn dò chi tiết nhất so với các dân tộc khác. Xe điện lúc nào cũng thông báo mở cửa bên nào, xin lƣu ý đừng để quên hành lý, khi bƣớc ra coi chừng khoảng cách giữa toa xe và thềm ga... 3.1.2 Lễ nghĩa – Lịch sự Ai cũng thấy là ngƣời Nhật rất lễ nghĩa, chào nhau không phải một lần mà đôi khi năm lần bẩy lƣợt. Ăn mặc lịch sự, nói năng nhỏ nhẹ, không phải lúc nào cũng to tiếng nhƣ chửi nhau nhƣ giữa lính Nhật thời Thế Chiến Thứ 2 với nhau hay với ngƣời bị họ thống tri... Trừ một số giới trẻ ăn mặc lố lăng, ngƣời đi làm đều ăn mặ c lịch sự, nhìn ngoài đƣờng không thể nào đoán đƣợc họ làm việc gì, áo quần luôn sạch sẽ, khi vào nơi làm mới thay quần áo làm việc lao động, nên đôi khi chỉ là nhân viên làm vệ sinh, đổ rác. NHÓM 1 Trang 14
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản 3.1.3 Lạnh nhạt – Thân thiện Có nhiều ngƣời đã nhận xét là ngƣời Nhật "lạnh nhạt", có lẽ điều đó cũng đúng, nhƣng chỉ đúng một nửa với hầu hết những ngƣời Nhật mới quen. Còn khi quen lâu thì họ sẽ vƣợt qua đƣợc ranh giới e dè, cởi bỏ đƣợc "mặt nạ" và tỏ ra thân thiện hơn. 3.1.4 Cứng rắn – Hay khóc? Khi làm việc với ngƣời Nhật, ai cũng thấy là ngƣời Nhật rất trọng nguyên tắc, đến độ nhƣ khó tính và cứng rắn, nhƣng mặt khác họ cũng dễ rung cảm với thiên nhiên và nhân tình nên hay khóc lắm, nhất là phụ nữ. Họ trọng kỷ luật, khi tham gia một tổ chức nào là họ tuân thủ mọi điều lệ một cách chặt chẽ. Nơi công cộng, họ luôn kiên nhẫn xếp hàng chứ không chen lên. Hình ảnh thƣờng thấy nhất là các tiệm ăn đông khách, ngƣời Nhật sẵn sàng xếp hàng cả tiếng đồng hồ. Trong cuộc sống xã hội công nghiệp, họ thƣờng cố gắng giữ đúng giờ, nhất là trong giao ƣớc làm ăn. 3.1.5 Làm việc có phương pháp, cần cù, cẩn thận, không ganh tỵ Ngƣời Nhật chấp nhận khó khăn, phức tạp và rất kiên nhẫn học hỏi hay chịu đựng, cộng thêm với lối làm việc có phƣơng pháp là bí quyết thành công của họ. Phức tạp nhƣ ngôn ngữ của họ, dùng tới 5 loại văn tự khác nhau là chữ Hán, Quốc Tự, Hiaragana, Katakana và La Tinh và có chữ Hán lên tới 20, 25 cách đọc. Làm việc phƣơng pháp ở chỗ hội họp kỹ, nghiên cứu kỹ, phân công kỹ và làm việc kỹ. Đôi khi ngƣời ngoại quốc phải sốt ruột là sao họ chuẩn bị lâu thế, và rồi ai cũng phải ngạc nhiên khi bắt tay vào việc, họ làm nhanh thế và kỹ thế... 3.1.6 Người ngoại quốc nghĩ gì về người Nhật? - Một phụ nữ Đức: "Ngƣời Nhật thân thiện. Ở đây nhiều đồ điện, kỹ thuật quá, tôi muốn một cái gì tự nhiên, giản dị hơn". - Một phụ nữ Canada: "Ngƣời Nhật rất lễ nghĩa. Ở đây ít công viên quá". - Một phụ nữ Hoa Kỳ: "Ở đây an toàn. Còn cái xấu là ông chồng tôi, ông ta là ngƣời Nhật". - Một đàn ông Hoa Kỳ: "Ngƣời Nhật không thân thiện với ngƣời ngoại quốc. Ở đây bất tiện vì ít bảng chỉ đƣờng bằng tiếng Anh". - Một phụ nữ Bỉ (Belgium): "Ngƣời đông quá, môi trƣờng bị ô nhiễm, bị kẹt xẹ". NHÓM 1 Trang 15
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản - Một đàn ông Trung Quốc: "Thuê nhà khó khăn, đòi hỏi ngƣời bảo lãnh... Sở Nhập Quốc gây khó khăn". - Một đàn ông Việt Nam "Thuê nhà, cơ sở thƣơng mại khó khăn, thƣờng bị từ chối". - Một phụ nữ Miến Điện: "Bị đối xử phân biệt". - Một phụ nữ Lào: "Chỉ thích tiền Nhật."... 3.2. Phong cách giao tiếp của người Nhật Đối với ngƣời Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tƣợng trƣng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhƣờng, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng đƣợc xem nhƣ biểu tƣợng hòa bình của nƣớc Nhật với các nƣớc khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hƣơng. Trong khi đó, ở Nhật Bản, ngƣời ta ngợi ca hƣơng thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tƣ, lễ hội hoa anh đào đƣợc tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi ngƣời tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa “ohanami” (flower viewing party). Mỗi khi mùa xuân đến, hoa đào nhƣ phủ khắp đất nƣớc Nhật Bản. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phƣờng tƣợng trƣng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào. Trong giao tiếp truyền thống của ngƣời Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi ngƣời đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng ngƣời tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của ngƣời Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của ngƣời Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào nhƣ thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi ngƣời khi tham gia giao tiếp. Một quy tắc bất thành văn là “ngƣời dƣới” bao giờ cũng phải chào “ngƣời trên” trƣớc và theo quy định đó thì ngƣời lớn tuổi là ngƣời trên của ngƣời ít tuổi, nam là ngƣời trên đối với nữ, thầy là ngƣời trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là ngƣời trên... Ngƣời Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau: + Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thƣờng sử dụng trƣớc bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trƣớc Quốc kỳ, trƣớc Thiên Hoàng. NHÓM 1 Trang 16
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản + Kiểu cúi chào bình thƣờng: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm. + Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Ngƣời Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhƣng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả ngƣời Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rƣờm rà nhƣng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp t ừ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay. Ojigi - Nghi thức cuối chào của ngƣời Nhật Không giống nhƣ ngƣời dân các nƣớc phƣơng Tây, ngƣời Nhật Bản khi gặp nhau không bắt tay hay ôm hôn mà thay vào đó là cúi chào nhau. Cúi chào là một nghi thức khá phức tạp nhƣng rất quan trọng trong giao tiếp. Bạn phải học cúi chào đúng cách để thể hiện sự tôn trọng đối với ngƣời Nhật. Trên đất Nhật, ngƣời Tây cũng phải cúi chào Nghi thức cúi chào đƣợc gọi là Ojigi. Ojigi bao gồm nhiều mức độ, từ một cái gật đầu khẽ đến tƣ thế cúi gập ngƣời 90 độ. Tƣ thế cúi chào của Ojigi phụ thuộc vào hoàn cảnh, vị thế của ngƣời bạn chào đối với bạn, và phụ thuộc vào bạn là nam hay nữ. NHÓM 1 Trang 17
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản Ojigi không chỉ đƣợc dùng khi gặp nhau, mà còn thể hiện sự biết ơn, biết lỗi, nhờ vả… Vì vậy, khi cảm ơn hay xin lỗi ngƣời Nhật, bạn cũng phải hành lễ Ojigi. Tƣ thế hành lễ đẹp nhất là đứng chụm hai chân lại, đổ ngƣời về trƣớc ở phần eo làm sao cho lƣng và chân vẫn giữ thẳng, không đƣợc để cong. Khi cúi ngƣời, bạn có thể đồng thời nói những câu nhƣ “Konnichiwa” (xin chào), “Arigatou gozaimasu” (cám ơn), “Sumimasen” (xin lỗi), “Onegaishimasu” (làm ơn)… Trong xã hội hiện đại, thông thƣờng ngƣời ta sẽ đứng và cúi chào, nhƣng nếu nghi lễ đƣợc diễn ra trên sàn trải tatami, bạn phải quỳ xuống chào. Hai bàn tay duỗi thẳng, khép các ngón lại và đặt trƣớc mặt, hai bàn tay không chĩa thẳng về phía ngƣời đối diện mà hơi chụm vào nhau, cách nhau khoảng 10-20cm. Khi cúi xuống thì cúi từ từ, đầu cách mặt đất 10-15cm. Khi ngẩng dậy cũng làm thật từ tốn. Ojigi trên sàn tatami NHÓM 1 Trang 18
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản + Giao tiếp mắt: ngƣời Nhật thƣờng tránh nhìn trực diện vào ngƣời đối thoại, mà họ thƣờng nhìn vào một vật trung gian nhƣ caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào ngƣời đối thoại thì bị xem nhƣ là một ngƣời thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực. + Sự im lặng: ngƣời Nhật có khuynh hƣớng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng nhƣ một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thƣơng thảo, ngƣời có vị trí cao nhất thƣờng ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng ngƣời khác. + Gián tiếp và nhập nhằng: thƣờng thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của ngƣời khác họ thƣờng nói “điều này khó”. Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của ngƣời Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì ngƣời Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp. Ngƣời Nhật rất chú trọng làm sao cho ngƣời đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền ngƣời khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhƣng khi giao tiếp với ngƣời khác họ vẫn mỉm cƣời 3.3 Phong cách đàm phán kinh doanh của người Nhật 3.3.1 Tôn trọng lễ nghi và trật tự thứ bậc Xã hội Nhật Bản luôn đƣợc biết đến nhƣ là một xã hội chính thống, ý thức đẳng cấp rất cao, nó buộc mọi ngƣời phải có lễ nghi và trật tự thứ bậc trong quan hệ không chỉ trong gia đình mà còn trong cả các mối quan hệ xã hội. Điều này cũng đƣợc thể hiện trong đàm phán giao dịch ngoại thƣơng. Ngƣời Nhật luôn tỏ ra lịch lãm ôn hòa không làm mất lòng đối phƣơng, nhƣng phía sau sự biểu hiện đó lại ẩn chứa một phong cách đàm phán đúng nghĩa “Tôi thắng anh bại”- điển hình vô tình của ngƣời Nhật. NHÓM 1 Trang 19
- Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của ngƣời Nhật Bản 3.3.2 Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại Nƣớc Nhật đặc trƣng với truyền thống tinh thần Samurai- tinh thần võ sĩ đạo. Vì thế, đối với ngƣời Nhật thì đàm phán là một cuộc đấu tranh hoặc thắng hoặc bại, có thể nói là họ theo chiến lƣợc đàm phán kiểu cứng .Tuy nhiên khi họ đƣ a ra yêu cầu thì những yêu cầu đó vừa phải đảm bảo khả năng thắng lợi cao song cũng phải đảm bảo lễ nghi, lịch sự theo đúng truyền thống của họ. Và chính lễ nghi này đã giúp họ đạt đƣợc thắng lợi. Do đó trong đàm phán, khi đối mặt hoặc công khai đấu tranh với đối phƣơng, họ không tỏ ra phản ứng ngay, họ biết cách sử dụng khéo léo những tài liệu có trong tay để giải quyết những vấn đề sao cho có lợi nhất về phía họ. 3.3.3 Tránh xung đột bằng cách thỏa hiệp Ngƣời Nhật luôn coi đàm phán nhƣ một cuộc đấu tranh nhƣng đồng thời ngƣời Nhật lại không thích tranh luận chính diện với đối thủ đàm phán. Họ chú tâm gìn giữ sự hoà hợp đến mức nhiều khi lờ đi sự thật, bởi dƣới con mắt ngƣời Nhật, giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là vấn đề cốt tử. Khi họ cho rằng mình đúng mà đối phƣơng tiếp tục tranh luận thì họ nhất định sẽ không phát biểu thêm. Họ cũng tránh xung đột bằng cách thỏa hiệp, co cụm và không áp dụng hành động nếu nhƣ họ cho rằng họ chƣa suy nghĩ đƣợc thấu đáo mọi vấn đề. 3.3.4 Tìm hiểu rõ đối tác trước đàm phán Ngƣời Nhật trƣớc khi bƣớc vào đàm phán luôn có thói quen tìm hiểu mọi tình hình của đối phƣơng, họ luôn quan niệm “trƣớc hết tìm hiểu rõ đối tác là ai, mới ngồi lại đàm phán” chứ không phải “ngồi vào bàn đàm phán trƣớc, rồi mới làm rõ đó là ai”. Họ không chỉ có thể tìm hiểu đầy đủ thông tin về công ty mà họ sẽ tiến hành đàm phán mà còn có thể điều tra về cả các bạn hàng của công ty này. Đối với doanh nghiệp Nhật thì tìm hiểu đối phƣơng kinh doanh nhƣ thế nào và ai đang kinh doanh với họ đều rất quan trọng, có thể nói nó sẽ quyết định phần trăm thắng lợi trong cuộc đàm phán. 3.3.5 Chiều theo và tôn trọng quyết định của nhóm NHÓM 1 Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
30 p | 7106 | 1125
-
Tiểu luận: Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong quản trị kinh doanh. Ứng dụng trong thực tế
19 p | 3476 | 1018
-
Bài tiểu luận: Xây dựng văn hoá giao tiếp nơi công sở
38 p | 1339 | 134
-
Thuyết trình: Văn hóa trong giao tiếp ba miền
31 p | 1511 | 127
-
Tiểu luận: Giao tiếp công sở
11 p | 520 | 120
-
Tiểu luận: Văn hóa Giao tiếp Kinh Doanh ở Việt Nam
19 p | 1305 | 79
-
Tiểu luận: Văn hoá giao tiếp kinh doanh của Hoa Kỳ và những vấn đề doanh nhân Việt Nam cần lưu ý khi giao tiếp, đàm phán với đối tác Hoa Kỳ
10 p | 484 | 65
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
29 p | 463 | 63
-
Tiểu luận: Năng lực giao tiếp kinh doanh của sinh viên ngành Kế toán QTKD trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
11 p | 273 | 47
-
Tiểu luận: Giao tiếp kinh doanh với người Nhật Bản
89 p | 217 | 45
-
Tiểu luận: Văn hoá trong giao tiếp kinh doanh của các nước Phương Tây
19 p | 636 | 40
-
Tiểu luận: Văn hóa doanh nghiệp
73 p | 259 | 26
-
Tiểu luận: Văn hóa và những thói quen, sở thích giao tiếp của người Chile
25 p | 486 | 23
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội
121 p | 83 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Tiếp biến văn hóa Pháp - Việt trong nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 1884 - 1945
212 p | 108 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Vấn đề sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp công sở (nghiên cứu trường hợp ở Học viện Quân y)
124 p | 48 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
123 p | 79 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn