intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

90
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu thực trạng thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội; đồng thời đánh giá các ưu điểm, hạn chế trong thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức. Từ đó, đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ---/--- ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ THU HIỀN THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ---/--- ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ THU HIỀN THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Kim Chi HÀ NỘI – 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nào khác, các số liệu khảo sát được sử dụng trong luận văn là kết quả do tôi tự tiến hành và tổng hợp. Các quan điểm của các tác giả khác, các số liệu của các nghiên cứu khác được sử dụng trong luận văn này đều được trích dẫn, dẫn nguồn đúng quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên Lê Thị Thu Hiền
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới TS. Bùi Kim Chi vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ của tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám đốc, các Thầy, cô giáo của Học viện Hành chính quốc gia đã tận tình, chu đáo trong quá trình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi. Xin cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên của Học viện Hành chính quốc gia đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình cao học. Xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo, các đồng nghiệp, bạn bè công tác tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã luôn động viên, quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mặt tài liệu, số liệu, để tôi có thể hoàn thiện luận văn này. Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu hoàn thành luận văn, nhưng do hạn chế về chuyên môn, kiến thức, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy, cô giáo, của đồng nghiệp và các bạn học viên, để luận văn ngày càng hữu ích hơn. Xin trân trọng cám ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016 Tác giả luận văn Lê Thị Thu Hiền
  5. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CBCCVC : Cán bộ, công chức, viên chức CCHC : Cải cách hành chính HCNN : Hành chính nhà nước VHGT : Văn hóa giao tiếp
  6. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ STT TÊN BẢNG, BIỂU TRANG Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng thực 1 hiện nguyên tắc trong văn hóa giao tiếp của viên chức 50 tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Hình 2.1. Thực trạng thực hiện nguyên tắc chuẩn mực 2 đạo đức trong văn hóa giao tiếp của viên chức 51 tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội (Tỷ lệ: %) Hình 2.2. Thực trạng thực hiện các quy định về chức 3 năng, nhiệm vụ của viên chức tại Văn phòng Đăng ký 54 đất đai Hà Nội (Tỷ lệ %) Hình 2.3. Thực trạng thực hiện nội dung về thái độ đối 4 với đồng nghiệp trong văn hóa giao tiếp của viên chức 55 Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội (Tỷ lệ %) Hình 2.4. Thực trạng thực hiện nội dung tôn trọng, gần 5 57 gũi nhân dân trong văn hóa giao tiếp giữa viên chức Hình 2.5. Thực trạng tính hữu ích của các thông tin hướng dẫn của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai 6 59 Hà Nội đối với công dân
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA VIÊN CHỨC .............................................. 10 1.1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP ..................................... 10 1.1.1. Khái niệm văn hóa .......................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm, bản chất giao tiếp ......................................................... 14 1.1.3. Khái niệm văn hóa giao tiếp ........................................................... 18 1.1.4. Chức năng của giao tiếp ................................................................. 19 1.1.5. Vai trò và đặc điểm của giao tiếp ................................................... 20 1.2. THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG CÔNG SỞ .......... 25 1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản trong thực hiện văn hóa giao tiếp công sở ..25 1.2.2. Những yếu tố tác động đến thực hiện văn hóa giao tiếp công sở... 29 1.2.3. Nội dung thực hiện văn hóa giao tiếp tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội ................................................................................................. 33 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................ 43 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA VIÊN CHỨC TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI ........... 44 2.1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI .. 44 2.1.1. Vị trí và chức năng.......................................................................... 45 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................... 45 2.1.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự ............................................................ 46 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA VIÊN CHỨC TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI................... 48 2.2.1. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc trong văn hóa giao tiếp ....... 48 2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung trong văn hóa giao tiếp .......... 52
  8. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA VIÊN CHỨC TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI .. 60 2.3.1. Những ưu điểm trong thực hiện văn hóa giao tiếp ......................... 60 2.3.2. Những hạn chế trong thực hiện văn hóa giao tiếp ......................... 62 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong thực hiện văn hóa giao tiếp . 63 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................ 66 Chƣơng 3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA VIÊN CHỨC TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI ................................................................................................................. 67 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NGUYÊN TẮC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP..................................................... 67 3.1.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp .... 67 3.1.2. Nguyên tắc nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp .......... 71 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA VIÊN CHỨC TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI ............................................................................................... 73 3.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa giao tiếp và thực hiện văn hóa giao tiếp đối với đội ngũ công chức, viên chức, lao động ................................ 73 3.2.2. Xây dựng chuẩn mực văn hóa giao tiếp ......................................... 75 3.2.3. Tuyên truyền, phổ biến về văn hóa giao tiếp .................................. 77 3.2.4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội ................................................................................................. 79 3.2.5. Thực hiện văn hóa xin lỗi và từ chức.............................................. 81 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................ 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội, nền hành chính Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo hướng ngày càng hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn, đáp ứng đầy đủ hơn những nhu cầu của nhân dân, góp phần tạo lòng tin trong dân đối với chính quyền các cấp, đặc biệt đối với chính quyền cơ sở, thắt chặt mối quan hệ Nhà nước và nhân dân. Công cuộc cải cách hành chính (CCHC) đã đạt được những thành tựu lớn với những cải cách mang tính hệ thống và khá toàn diện về cả cơ cấu tổ chức lẫn thể chế hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước (HCNN). Trong đó, có một vấn đề được nhân dân, tổ chức hết sức quan tâm đó là chất lượng phục vụ. Để đảm bảo một nền hành chính thực sự hiện đại, hoạt động hiệu quả và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của giao tiếp trong quản lý HCNN. Giao tiếp là một trong những đặc trưng quan trọng, đồng thời là công cụ đóng vai trò quyết định cơ bản trong hành vi của con người. Nó không chỉ là điều kiện quan trọng của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Giao tiếp diễn ra trong môi trường văn hóa, trong những nền văn hóa nhất định, gắn liền với từng bối cảnh, điều kiện văn hóa cụ thể. Hầu hết các công việc thuộc lợi ích công đều được tiến hành thông qua con đường giao tiếp. Vì vậy, chất lượng của nền hành chính công tùy thuộc vào chất lượng của các quá trình giao tiếp được tiến hành. Để tiến hành giao tiếp có hiệu quả, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) cần hiểu bản chất, cần biết các loại giao tiếp và các nguyên tắc, công cụ cho giao tiếp hợp lý, 1
  10. dựa trên lợi ích. Đây không chỉ là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bức thiết đối với một nền hành chính hiện đại - nền hành chính ngày càng mang đậm tính chất phục vụ. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy để có được những tiến bộ vượt bậc trong công cuộc cải cách nền hành chính Việt Nam trong thời gian qua không thể phủ nhận vai trò to lớn, mang tính chất quyết định của nhân tố con người. Tuy vậy, phải nhìn nhận một cách khách quan những hạn chế đang tồn tại ngay trong đội ngũ CBCCVC hiện nay là không nhỏ, mà hạn chế về văn hóa giao tiếp, ứng xử, về kỹ năng giao tiếp công sở là rất đáng quan tâm. Những biểu hiện tiêu cực như: hách dịch, cửa quyền, gây khó dễ cho dân, coi thường nhân dân, xa cách, lãnh đạm, vô cảm với dân thường thấy qua lối ứng xử hằng ngày không những đang là một trở ngại rất lớn đối với công cuộc cải cách nền hành chính nước nhà, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của các dịch vụ công mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ Nhà nước – công dân. Trong thời kỳ mới của nền hành chính nước nhà việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng liên quan đến hoạt động giao tiếp cho CBCCVC đã trở thành một yêu cầu tất yếu. Một số cơ quan, tổ chức ở các địa phương đã và đang quan tâm hơn tới hoạt động này nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Vậy, đào tạo gì là cơ bản, là cần kíp nhất, phù hợp nhất để mang lại hiệu quả cho hoạt động của cơ quan, tổ chức? Để trả lời thật chính xác câu hỏi vừa nêu, không còn cách nào khác là phải có những nhìn nhận, những cuộc đánh giá thật khách quan về những hạn chế trong thực hiện văn hóa giao tiếp của CBCCVC đang hằng ngày thực thi công vụ tại các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, trên thực tế lại rất ít các cơ quan HCNN làm tốt công tác này. Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, trong quá trình thực thi nhiệm vụ có đặc thù thường xuyên phải trao đổi tiếp xúc với công dân và giữa 2
  11. các bộ phận với nhau. Văn hóa giao tiếp nói chung, văn hóa giao tiếp của đội ngũ viên chức nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng, có tác động rất lớn đến kết quả, hiệu quả thực hiện các công việc, nhiệm vụ của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu, đánh việc thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức là rất cần thiết và hữu ích, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp của đội ngũ viên chức nói riêng. Qua đó, nhằm góp phần cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu, kỳ vọng của người dân. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn làm Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn về văn hóa giao tiếp, chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:  Kho bạc nhà nước – Bộ Tài chính (2007), Văn hoá công sở và giao tiếp hành chính: Tài liệu học tập dành cho CBCC hệ thống Kho bạc Nhà nước, Nxb Tài chính, H.: Nội dung chính bao gồm: Vai trò của văn hoá trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, tiêu thức văn minh, văn hoá nghề kho bạc. Vai trò văn hoá trong hoạt động công sở, kinh nghiệm văn hoá ứng xử ở công sở như giao tiếp với đồng nghiệp, với cấp trên, cấp dưới,... kỹ năng giao tiếp, môi trường giao tiếp;  Lương Minh Nguyệt, Lương Minh Hà (2008), Nghệ thuật giao tiếp hành chính, công sở, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, H.: Giới thiệu các hiện tượng tâm lý, những lý luận cơ bản về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp trong hành chính, công sở; 3
  12.  Chu Văn Đức (ch.b) (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp: Dùng trong các trường THCN, Nxb. Hà Nội, H.: Giới thiệu về phong cách giao tiếp trong đời sống xã hội như cấu trúc, phương tiện và phong cách giao tiếp; các kỹ năng giao tiếp cơ bản như giao tiếp trực tiếp, thương lượng, giao tiếp qua điện thoại, thư tín và giao tiếp văn phòng; cùng văn hoá giao tiếp của người Việt Nam và người nước ngoài;  Trần Đình Tuấn (2005), Loại bỏ sai lầm trong giao tiếp, Nxb. Văn hóa Thông tin, H.: Giới thiệu các phép tắc giao tiếp, các phương cách để tránh và khắc phục những sai lầm trong giao tiếp và các nguyên tắc giúp thích nghi với các môi trường khác nhau;  Nguyễn Duy Chinh, Trương Ngọc Quỳnh (2009), Những thường thức giao tiếp cơ bản cần thiết, Nxb. Lao động xã hội, H.: Phân tích tầm quan trọng của lời nói trong khi giao tiếp. Nghệ thuật đối nhân xử thế và những thường thức giao tiếp cơ bản cần biết;  Lương Thị Hiền (2014), Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt, Luận án: Hệ thống hóa những nghiên cứu về ngôn ngữ học pháp luật; về quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp pháp đình nói riêng; xác định đặc điểm cơ bản của giao tiếp pháp đình trong giao tiếp hành chính tiếng Việt. Hệ thống hóa những lý thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp pháp đình. Nghiên cứu quyền lực trong ngôn ngữ tương tác pháp đình trên bình diện tổng thể. Nghiên cứu các phương tiện cụ thể biểu thị quyền lực trong giao tiếp pháp đình;  Phạm Thị Tuyết (2009), Kỹ năng giao tiếp của cán bộ giao dịch ngân hàng, luận án: Tìm hiểu thực trạng kỹ năng giao tiếp với khách hàng của cán bộ giao dịch ngân hàng và nguyên nhân của thực trạng đó. Đề xuất và tiến hành thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của cán bộ giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội; 4
  13.  Nhữ Văn Thao (2012), Kỹ năng giao tiếp của chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án: Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị về biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho chính trị viên trong giai đoạn hiện nay;  Nguyễn Liên Châu (2000), Một số đặc điểm giao tiếp của hiệu trưởng trường tiểu học, Luận án: Làm rõ lý luận về đặc điểm giao tiếp, phân tích đặc điểm giao tiếp trong quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và của hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý của trường tiểu học;  Nguyễn Văn Bính (2003), Giao tiếp và ứng xử với tư cách là thành tố của văn hóa trong hoạt động doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án: Trình bày lý luận về giao tiếp, ứng xử và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng và trong hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích các yêu cầu về giao tiếp trong hoạt động doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và việc xây dựng quan hệ giao tiếp, cách ứng xử trong hoạt động doanh nghiệp thời kỳ này;  Võ Sĩ Lục (2002), Kỹ năng giao tiếp nghiệp vụ của trinh sát an ninh và phương pháp đánh giá chúng, Luận án: Trình bày tổng quan về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trong tâm lý học và trong hoạt động trinh sát an ninh. Hệ thống kỹ năng giao tiếp nghiệp vụ cần thiết, phù hợp của trinh sát an ninh. Các bài tập trắc nghiệm làm công cụ đo lường, đánh giá nhóm kỹ năng thu thập thông tin trong nghiệp vụ trinh sát an ninh;  Nguyễn Phương Huyền (2012), Kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức, Luận án: Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức hành chính. Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành 5
  14. phố Hà Nội và đề xuất giải pháp cho công tác bồi dưỡng, góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức;  Đào Thị Ái Thi (2008), Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước Việt Nam, Luận án: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính để đề xuất các giải pháp và xây dựng mô hình rèn luyện kỹ năng giao tiếp của công chức hành chính trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước;  Nguyễn Thị Thanh Tâm (2013), Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ, Luận án: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trí tuệ cảm xúc trong giao tiếp công vụ của nhóm xã hội là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở để phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu về năng lực trí tuệ cảm xúc của nhóm này biểu hiện trong giao tiếp công vụ. Đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở;  Trần Thị Thanh Hà (2005), Một số kỹ năng giao tiếp trong vận động quần chúng của chủ tịch hội phụ nữ cấp cơ sở, Luận án: Nghiên cứu về giao tiếp trong vận động quần chúng của chủ tịch phụ nữ cấp cơ sở, làm rõ kỹ năng định hướng, định vụ và điều khiển quá trình giao tiếp của chủ tịch hội phụ nữ cấp cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất quy trình bồi dưỡng nâng cao kỹ năng định hướng giao tiếp trong vận động quần chúng cho chủ tịch hội phụ nữ cấp cơ sở;  Trần Kim Phượng (2005), Vài nét về văn hóa trong giao tiếp công vụ, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2, tr. 93-94;  Lưu Kiếm Thanh (2009), Ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp công vụ, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 161, tr.32-35;  Đào Thị Ái Thi (2007), Hoàn thiện kỹ năng thuyết trình trong giao tiếp hành chính, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 134, tr. 32-34. 6
  15. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội; đồng thời đánh giá các ưu điểm, hạn chế trong thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức. Từ đó, đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu  Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về giao tiếp, văn hóa giao tiếp, văn hóa giao tiếp của viên chức và thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức;  Trình bày khái quát về lịch sử thành lập, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội; số lượng, cơ cấu, đặc điểm của đội ngũ công chức, viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội;  Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội;  Hệ thống hóa các quan điểm, phương hướng của Đảng và Nhà nước, các quy định của thành phố Hà Nội về nâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử trong thực thi hoạt động công vụ của đội ngũ công chức, viên chức;  Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp của đội ngũ viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu việc thực hiện văn hóa giao tiếp của đội ngũ viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội với các nội dung chủ yếu: Giao tiếp với đồng nghiệp; giao tiếp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân. 4.2.Phạm vi nghiên cứu  Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội từ 2014 – 2016; 7
  16.  Về không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp tổng hợp, phân tích Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu sẵn có bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu, các báo cáo, thống kê có đề cập đến các thông tin, số liệu liên quan đề tài luận văn. 5.2.Phương pháp điều tra xã hội học Luận văn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm cung cấp các số liệu trong chương 2; cụ thể: Đối tượng khảo sát bao gồm 2 nhóm: Phiếu 1- Dành cho Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội với tổng số phiếu điều tra là 80 phiếu; Phiếu 2 – Dành cho người dân và các tổ chức đến thực hiện các công việc tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội với tổng số phiếu là 80 phiếu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn sau khi bảo vệ thành công sẽ là tài liệu phong phú bổ sung thêm cơ sở lý luận, những giải pháp thiết thực về việc thúc đẩy hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp công sở nói chung, VHGT tại văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội nói riêng. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện VHGT của viên chức tại văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội có thể được tiếp tục nghiên cứu để áp dụng trên thực tế với phạm vi rộng rãi hơn. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tư liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy các môn học/ chuyên đề liên quan đến kỹ năng giao tiếp, văn hóa giao tiếp thuộc các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, cũng là mô hình học hỏi cho các cơ quan, đơn vị khác có nhu cầu. 8
  17. 7. Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu thành 4 phần, cụ thể: Phần mở đầu, nội dung chính, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận văn hóa giao tiếp và thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức Chương 2: Thực trạng thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Chương 3: Nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội. 9
  18. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA VIÊN CHỨC 1.1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP 1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, tùy từng góc độ tiếp cận, hoặc mục đích nghiên cứu của mỗi học giả. Theo thống kê chung các nghiên cứu về văn hóa, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 260 cách hiểu về khái niệm văn hóa. Ở nghĩa bao hàm nhất, rộng lớn nhất, văn hoá được hiểu là những giá trị do con người sáng tạo, bắt đầu từ khi hình thành xã hội loài người. Ở phương Đông, thuật ngữ văn hoá đã xuất hiện từ rất sớm. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và từ hoá: Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hoá thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ). Người được coi là sử dụng thuật ngữ văn hoá sớm nhất là Lưu Hướng (sống khoảng giai đoạn từ năm 77 TCN đến ă năm thứ 6 TCN), thời Tây Hán. Ông sử dụng thuật ngữ này với nghĩa như một phương thức giáo hoá con người - văn trị giáo hoá. Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hoá mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết). Ở phương Tây, để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, người Pháp, người Nga có từ “kuitura”. Những chữ này lại có chung gốc Latinh là chữ “cultus animi” là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ “cultus” là văn hoá với hai khía cạnh: trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp. 10
  19. Trong “Tuyên bố về những chính sách văn hoá”, UNESCO (1982) xác định: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà chúng ta xét đoán được những giá trị và thực thi những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [23, tr.169]. Ở Việt Nam, cũng đã có một số nhà nghiên cứu đưa ra các cách hiểu khác nhau về khái niệm văn hóa, có thể kể đến như: Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, giải thích từ “Văn hóa” với 5 góc độ: Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. Nói một cách tổng quát là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống và tinh thần. Nói khái quát về tri thức, trình độ cao trong sinh hoạt xã hội là biểu diện cao về văn minh. Trong trình độ chuyên môn khái niệm văn hóa dùng để chỉ nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử được xác định trên cơ sở một tổng thể di vật lưu lại được có những đặc điểm giống nhau [15, tr. 358]. Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử” [27, tr.345]. Trong Xã hội học văn hóa, tác giả Đoàn Văn Chúc cho rằng: “Văn hóa - vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả 11
  20. những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa” [4, tr.46]. Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [20, tr.45]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hoá được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp: Theo nghĩa rộng: “văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [13, tr.5] Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những giá trị tinh thần. Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhưng văn hoá là một kiến trúc thượng tầng (báo Cứu quốc, tháng 8- 1945)” [13, tr.2]. Theo nghĩa rất hẹp, văn hoá đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con người được đánh giá bằng trình độ học vấn phổ thông, thể hiện ỏ việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người “phải đi học văn hóa”, “xóa mù chữ”... Đặc biệt, năm 1943 Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[13, tr.27]. Đây có thể coi là định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh, và đây cũng là lần duy nhất, không thấy Hồ Chí Minh trở lại định nghĩa văn hóa này. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2