intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Chia sẻ: Pham Vu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

3.117
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, tác giả đã trình bày một cách khái lược quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời, nêu ra một số ưu điểm và nhược điểm trong sự vận dụng học thuyết Mác – Lênin về thời kỳ quá độ của Đảng ở nước ta trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị: 1/ Cần phải có một cách tiếp cận mới về thời kỳ quá độ; 2/ Đổi tên gọi thời kỳ quá độ thành thời kỳ phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

  1. TIỂU LUẬN: VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
  2. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày một cách khái lược quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời, nêu ra một số ưu điểm và nhược điểm trong sự vận dụng học thuyết Mác – Lênin về thời kỳ quá độ của Đảng ở nước ta trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị: 1/ Cần phải có một cách tiếp cận mới về thời kỳ quá độ; 2/ Đổi tên gọi thời kỳ quá độ thành thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; 3/ Xác định một số nội dung cơ bản của thời kỳ phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, C.Mác đã đưa ra một định nghĩa kinh điển về thời kỳ quá độ: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, trong đó nhà nước không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Ở đây có ba nội dung được C.Mác nhấn mạnh là thời kỳ quá độ chính trị, chuyên chính vô sản và cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. V.I.Lênin đã phát triển tư tưởng của C.Mác về thời kỳ quá độ và là người đầu tiên dùng khái niệm “thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. Do tính chất lâu dài của nó nên phải phân chia thời kỳ quá độ thành những bước quá độ nhỏ hơn. Nếu C.Mác nói đến thời kỳ quá độ chính trị, thì V.I.Lênin bổ sung nội dung kinh tế, tức là nói đến nền kinh tế nhiều thành phần và đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa để giải quyết vấn đề “ai thắng ai”. Trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa họp ở Mátxcơva năm 1957 đã rút ra 9 quy luật của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. 9 quy luật đó cũng chính là nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà tất cả các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa phải thực hiện. Những tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ và 9 quy luật do Hội nghị ở Mátxcơva năm 1957 đã rút ra được Đảng ta vận dụng vào Việt Nam và được thể hiện rõ trong văn kiện các Đại hội III, IV và V.(*) Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin không những nói về thời kỳ quá độ từ
  3. chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà còn dự báo khả năng bỏ qua chủ nghĩa tư bản đối với một số nước trong những điều kiện nhất định. Sách báo mácxít đã khái quát tư tưởng đó thành ba điều kiện là: (1) Khi trên thế giới phương thức sản xuất bị bỏ qua đã tỏ ra lỗi thời, thối nát. (2) Khi trên thế giới đã xuất hiện phương thức sản xuất mới, cao hơn, ưu việt hơn. (3) Khi trong nước đã xuất hiện giai cấp tiên tiến có khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng, tiến lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn. Phân tích những điều kiện trên, chúng ta thấy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mặc dù trên con đường phát triển gặp nhiều khó khăn, nhưng chưa phải là phương thức sản xuất đã lỗi thời, thối nát, thậm chí do lợi dụng được các thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, nó tỏ ra vẫn còn sức sống. Còn phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa thì sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, người ta hầu như không nói đến tính ưu việt của phương thức sản xuất đó so với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nữa. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin bàn nhiều về sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, còn sự quá độ bỏ qua chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội, các ông mới chỉ nói đến khả năng thực hiện chứ chưa nêu ra cách thức thực hiện. Trong một thời gian dài, trên sách báo mácxít hầu như không có sự phân biệt các kiểu quá độ khác nhau lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó gây nên lầm tưởng rằng bất kỳ nước nào tiến lên chủ nghĩa xã hội, dù xuất phát từ trình độ như thế nào, cũng đều thuộc về cùng một kiểu quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến nay, vẫn còn có ý kiến cho rằng sự quá độ của những nước có nền kinh tế kém phát triển bỏ qua chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải là một kiểu nào khác, mà chỉ là một dạng đặc biệt của kiểu quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Quan niệm như vậy có thể dẫn đến tình trạng dễ thoả mãn với lý luận về thời kỳ quá độ, vận dụng máy móc lý luận về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vào các nước có nền kinh tế kém phát triển, bất chấp những điều kiện lịch sử cụ thể của các nước đó. Trong quá trình đổi mới đã xuất hiện xu hướng muốn đi tìm lý thuyết mới nói về sự quá độ gián tiếp, nhưng thực ra chưa tìm được lý thuyết đó. Nếu chúng ta tiếp tục sử dụng lý thuyết về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vào hoàn
  4. cảnh nước ta - một nước bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội – thì chúng ta sẽ tiếp tục mắc sai lầm không thể tránh khỏi. Điều quan trọng để xây dựng lý thuyết về kiểu quá độ gián tiếp là phải hiểu đặc điểm xuất phát vì chính đặc điểm này quy định kiểu quá độ gián tiếp, mà nội dung, nhiệm vụ, hình thức, biện pháp, bước đi và độ dài của nó khác về nguyên tắc với kiểu quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Trước đây, Việt Nam đã áp dụng máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết, cụ thể là đã áp dụng những kinh nghiệm của Liên Xô được khái quát thành 9 quy luật của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ được Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa họp ở Mátxcơva thông qua năm 1957. Về sau, Việt Nam có bổ sung thêm một quy luật nữa là tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Mặc dù chúng ta cũng đạt được những thành tựu nhất định trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng do áp dụng máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết vào Việt Nam mà nội dung của nó là không thừa nhận sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường, coi kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch nên đã không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, coi kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xoá bỏ sở hữu tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín, hướng nội, thiên về phát triển công nghiệp nặng, chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn ngoại viện của các nước xã hội chủ nghĩa đi trước. Thi hành chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân, cào bằng, ít quan tâm tới lợi ích cá nhân. Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp tràn lan tạo ra tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước, không phát huy được tính năng động và tích cực của người lao động. Gắn liền với sai lầm áp dụng máy móc chủ nghĩa xã hội Xô viết vào Việt Nam là những khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo và quản lý. Đó là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện, đặc biệt là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan. Hiện nay chúng ta ít nhắc đến 9 quy luật của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ, đặc biệt là không còn dùng khái niệm chuyên chính vô sản, cải tạo xã hội chủ nghĩa… Khi Đại hội VI của Đảng rút ra bài học phải tôn trọng và hành động
  5. theo quy luật khách quan thì không phải là nói về việc tôn trọng và hành động theo 9 quy luật này hay các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội, mà là nói tới những quy luật của sản xuất hàng hoá, như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… Chúng ta cũng không quá nhấn mạnh giai cấp và đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, mà nhấn mạnh tới đại đoàn kết dân tộc và coi đó là động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Vấn đề làm chủ tập thể mà Đại hội IV của Đảng nêu lên và trở thành một nội dung quan trọng trong đường lối của Đảng ta thì hiện nay cũng ít được nhắc tới. Vì vậy, nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã nêu ra ở các Đại hội III, IV, V cho đến nay có nhiều điểm không còn thích hợp nữa, chẳng hạn như các khái niệm chuyên chính vô sản, làm chủ tập thể, cải tạo xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giữa hai con đường để giải quyết vấn đề “ai thắng ai”… Điều đó đòi hỏi chúng ta phải xem lại nội dung của thời kỳ quá độ và phải tìm nội dung mới thích hợp. Từ sự phân tích trên đây, có thể rút ra một số nhận xét về sự vận dụng học thuyết Mác – Lêmin về thời kỳ quá độ của Đảng ta như sau: a. Những ưu điểm thể hiện ở 4 điểm: Thứ nhất, trong khi vận dụng lý thuyết về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Đảng ta đã cố gắng vận dụng sáng tạo vào Việt Nam, thậm chí mạnh dạn bổ sung thêm quy luật công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, Đảng ta rất chú ý đến đặc điểm xuất phát của đất nước để từ đó định ra đường lối, chính sách. Điều đó được thể hiện ở các Đại hội II, III, IV và VII. Thứ ba, khi quyết định lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa Đảng ta đã thể hiện tinh thần cách mạng tiến công. Điều này thể hiện ở các văn kiện: Chánh cương văn tắt, Đại hội III, Đại hội IV. Thứ tư, Đảng ta đã nhận thấy thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là thời kỳ quá độ lâu dài và do đó, đã nói tới các chặng đường mà nước ta phải trải qua. b. Những hạn chế cũng thể hiện ở 4 điểm: Thứ nhất, lẽ ra chúng ta phải xây dựng lý thuyết về kiểu quá độ gián tiếp thì chúng ta lại đem áp dụng máy móc, giáo điều lý thuyết về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
  6. Thứ hai, do vận dụng máy móc lý thuyết kinh điển và kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa đi trước nên chúng ta đã tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa ồ ạt và tiến hành đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường để giải quyết vấn đề “ai thắng ai”, tuy không gay gắt, nhưng cũng không tìm được động lực phát triển. Thứ ba, mặc dù Đảng ta đã nhận thấy thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài, nhưng do bệnh chủ quan, duy ý chí, nên nhiều chủ trương, chính sách đã tỏ ra nóng vội, muốn “đốt cháy giai đoạn”, nên kết quả nhận được không như mong muốn. Thứ tư, cả một thời gian dài chúng ta không hiểu đúng khái niệm bỏ qua chủ nghĩa tư bản, nên đã rơi vào chủ nghĩa biệt phái, chủ nghĩa hư vô, phủ định sạch trơn những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, mãi đến Đại hội IX chúng ta mới khắc phục được hạn chế này. Kết luận và kiến nghị 1. Sự cần thiết phải có cách tiếp cận khác về thời kỳ quá độ Nếu thực tế đã có nhiều thay đổi về chất thì một khái niệm nào đó cũng cần thay đổi cho phù hợp. Từ mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp, áp dụng 9 quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ chúng ta đã chuyển sang một mô hình mới khác về chất so sới mô hình trước. Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã phát triển theo những quy luật khác phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và xu thế chung của thế giới. Trong các văn kiện của Đảng ta không còn nhắc đến 9 quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ mà Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân họp ở Mátxcơva năm 1957 thông qua vì chúng không còn thích hợp trong điều kiện mới nữa. Ngay cả học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội khi được áp dụng máy móc vào nước ta trong thời kỳ trước đây đã đưa nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, huống hồ hiện nay tình hình nước ta và thế giới đã thay đổi thì chúng ta lại càng không nên áp dụng học thuyết đó, mà phải xây dựng một lý thuyết khác thích hợp hơn. Trung Quốc đã mắc nhiều sai lầm trong việc áp dụng học thuyết về thời kỳ quá độ và 9 quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ như: cải tạo xã hội chủ nghĩa ồ ạt, xây dựng nhanh chóng công xã nhân dân, cường điệu đấu tranh giai cấp…, kết quả là xã hội Trung Quốc rơi vào một thời kỳ hỗn loạn nghiêm trọng.
  7. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sớm từ bỏ khái niệm “thời kỳ quá độ” và thay vào đó một khái niệm mới là “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội”. Từ những bài học kinh nghiệm nói trên, chúng ta cũng nên mạnh dạn đưa ra một cách tiếp cận khác về thời kỳ quá độ. 2. Đổi tên gọi thời kỳ quá độ thành thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã có nhiều đổi mới từ lý luận đến thực tiễn, từ đường lối, chính sách đến đời sống thực tế theo chiều hướng tích cực, tiến bộ và phát triển. Những thay đổi đó không phải do Việt Nam áp dụng lý thuyết về thời kỳ quá độ hay 9 quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà trên phương diện lý luận chúng ta đã dần từ bỏ lý thuyết đó, chẳng hạn chúng ta không còn dùng các khái niệm của học thuyết đó, như “cải tạo xã hội chủ nghĩa”, “chuyên chính vô sản”, “đấu tranh giữa hai con đường để giải quyết vấn đề “ai thắng ai””… Khi chúng ta không dùng các khái niệm nói trên, tức là chúng ta đã không vận dụng những nội dung chủ yếu của thời kỳ quá độ nữa thì tại sao ta vẫn phải sử dụng khái niệm “thời kỳ quá độ”, có thể mạnh dạn thay nó bằng một khái niệm khác được không? Hội nghị Trung ương 6 khoá VI đã đưa ra khái niệm mới “định hướng xã hội chủ nghĩa”, từ đó về sau trên các văn kiện Đảng và Nhà nước ta, cũng như trên các sách báo, tài liệu của Việt Nam, đều sử dụng khái niệm đó. Vì vậy, chúng ta có thể mạnh dạn thay khái niệm “thời kỳ quá độ” bằng tên gọi mới là “thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Điều đó, một mặt, phù hợp với thực tiễn hiện nay của chúng ta. Mặt khác, khi chúng ta dùng cụm từ “thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì có ưu điểm là vẫn đảm bảo mục tiêu mà trước nay ta vẫn theo đuổi là chủ nghĩa xã hội, đồng thời tránh được tâm lý lo sợ về các nội dung mà ta đã tiến hành trong thời kỳ quá độ, như cải tạo xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giữa hai con đường để giải quyết vấn đề “ai thắng ai”… Vì vậy, dùng khái niệm “thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là hoàn toàn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay. 3. Về nội dung của thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nếu trước đây một trong những nội dung quan trọng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân, thiết
  8. lập chế độ công hữu dưới hai hình thức nhà nước và tập thể, thì trong thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một nội dung quan trọng của nó là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài. Nếu thời kỳ trước đây xã hội phát triển theo mô hình xã hội chủ nghĩa Xô viết là tập trung quan liêu, bao cấp, thì trong thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Nếu trong thời kỳ quá độ chúng ta thực hiện chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa theo lao động mà thực chất là bình quân và cào bằng, thì trong thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Nếu trong thời kỳ quá độ trước đây xây dựng Nhà nước chuyên chính vô sản thì trong thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Nếu trong thời kỳ quá độ trước đây đấu tranh giai cấp và đấu tranh để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đã được cường điệu và được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, nên nhiều cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra liên tục, nhiều khi gay go, ác liệt, gây nên bao khó khăn, trở ngại cho sự phát triển, thì trong thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta coi động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân. Nếu trong thời kỳ quá độ trước đây ta coi thực hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản và hợp tác, đoàn kết chủ yếu là với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, thì trong thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng ta chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực, Việt Nam là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Như vậy, những nhiệm vụ và nội dung của thời kỳ quá độ trước đây đã được thay đổi rất nhiều, vì thế không nên luyến tiếc giữ lại tên cũ nữa mà nên mạnh dạn đặt ra một tên mới phù hợp hơn. Tên mới đó là: “Thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ
  9. nghĩa”. Lúc đầu tên đó có thể chưa quen, nhưng dùng rồi sẽ quen, song điều quan trọng không chỉ là đổi tên gọi, mà quan trọng là chúng ta đã có nội dung mới cho tên gọi đó. Nếu còn tiếp tục sử dụng khái niệm “thời kỳ quá độ”, chúng ta sẽ gặp lúng túng cả về nhận thức lý luận và về chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy, xin kiến nghị với Đảng nên đổi tên Cương lĩnh năm 1991 thành “Cương lĩnh phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. q (*) Giáo sư, tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NGUYỄN MẠNH TƯỜNG (*) Để góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong chủ nghĩa xã hội, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải quan niệm của Người về: 1/ Xây dựng nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân với tư cách nhà nước bảo đảm quyền con người của nhân dân lao động; 2/ Những điều kiện đảm bảo các quyền con người; và 3/ Vấn đề đảm bảo các quyền con người của nhân dân lao động trong chủ nghĩa xã hội. Sau 25 năm đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, chúng ta càng thấy rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, là một chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ và thực hiện quyền lực của nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, có quan hệ tốt đẹp giữa người với người, những chính sách xã hội được quan tâm thực hiện, đạo đức, lối sống xã hội phát triển lành mạnh. Nói tóm lại, chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; là một chế độ xã hội mang tính nhân đạo, ưu việt nhất trong
  10. lịch sử và ở đó, các quyền con người của nhân dân lao động được đảm bảo. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi không có ý định tìm hiểu tất cả, mà chỉ tập trung làm rõ ba nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh:Một là, xây dựng Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân – nhà nước có khả năng đảm bảo quyền con người của nhân dân lao động;hai là, những điều kiện đảm bảo các quyền con người; ba là, vấn đề đảm bảo các quyền con người của nhân dân lao động trong chủ nghĩa xã hội.(*) 1. Xây dựng Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân – Nhà nước có khả năng đảm bảo quyền con người của nhân dân lao động Xem xét các xã hội nô lệ, phong kiến, tư bản, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ chế độ xã hội của các xã hội ấy là chưa hoàn chỉnh, bởi nền dân chủ của các xã hội ấy không đại diện cho số đông nhân dân lao động, mà chỉ đại diện cho thiểu số những người giầu có, những người có quyền lực. Theo Người, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới là con đường giải phóng nhân loại bị áp bức, bóc lột, là chế độ xã hội hoàn chỉnh mang lại các quyền con người cơ bản cho nhân dân lao động. Người viết: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cách những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau"(1). Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân là thành tố cơ bản nhất của hệ thống chính trị, luôn mang bản chất giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh khẳng định: "Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo"(2). Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được biểu hiện ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; ở tính định hướng đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; ở nguyên tắc tổ chức cơ bản là nguyên tắc tập trung dân chủ. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước không hề làm triệt tiêu tính nhân dân và tính dân tộc, mà luôn có sự thống nhất, hài hoà với nhau. Bởi lẽ, Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với sự hy sinh xương máu của bao thế hệ cách mạng; nó luôn bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi
  11. ích của nhân dân làm nền tảng; nó tổ chức những cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện để bảo vệ thành quả cách mạng và đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa; nó tích cực đấu tranh chống những trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội - những trở lực có thể dẫn đến nguy cơ thoái hoá, biến chất của một đảng cầm quyền, dẫn đến sự an nguy của chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân"(3). Đó là điểm khác nhau về bản chất giữa nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử. Nhà nước của dân là nhà nước được nhân dân ủy quyền cho các đại diện do mình bầu ra và có quyền bãi miễn những đại diện nào tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm nữa. Điều thứ 1 - Hiến pháp năm 1946 nói rõ: "... Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân..." và Điều thứ 32 ghi: "Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết,...". Trong nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước phải bằng mọi nỗ lực hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Theo ý nghĩa đó, những người đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa uỷ quyền của nhân dân, chỉ là “công bộc” của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này. Nhà nước do dân là nhà nước bao gồm những người do nhân dân lựa chọn, bầu ra để đại diện cho quyền lợi của mình. Do vậy, nhà nước đó luôn được nhân dân ủng hộ, giúp đỡ và đóng góp, chủ yếu là đóng thuế, để nhà nước có điều kiện thực hiện những hoạt động của mình; nhà nước đó cũng do nhân dân phê bình, xây dựng và kiểm soát làm cho các thành viên của nhà nước luôn ý thức rõ trách nhiệm đại diện của mình trước nhân dân. Nhà nước vì dân là một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế. Nhà nước đó luôn phục vụ cho lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền, đặc lợi, thực sựtrong sạch, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Trong nhà nước đó, cán bộ là “công bộc” của dân. Nên, việc gì có lợi
  12. cho dân dù nhỏ mấy cũng phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ mấy cũng phải hết sức tránh. Quan điểm về nhà nước vì dân của Hồ Chí Minh đã vượt lên trên những chủ trương thân dân của các nhà nước thống trị khi còn đang ở giai đoạn tiến bộ nhất của nó. Thuật ngữ “công bộc” có nghĩa vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân, nhưng không mâu thuẫn với nhau. Cán bộ của nhà nước phải là những người biết đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, bảo vệ nhân dân và không được vi phạm đến các quyền con người và quyền công dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình. Như vậy, xây dựng Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ấy có nhiệm vụ xóa bỏ mọi sự nghèo khổ, bất công, bất bình đẳng và mang lại tự do cho nhân dân lao động. Mục đích của chế độ xã hội chủ nghĩa là luôn mang lại và đảm bảo các quyền con người cơ bản cho nhân dân lao động, như các quyền tự do, bình đẳng, dân chủ, các quyền và nghĩa vụ công dân khác. 2. Những điều kiện đảm bảo các quyền con người Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng được nghe về các quyền tự do, bình đẳng,… của con người. Điều đó đã khuyến khích Người tìm đường sang Pháp để xem đằng sau những quyền ấy đang ẩn giấu điều gì. Nhưng khi đến Pháp và một số nước khác, tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, Hồ Chí Minh đã nhận thấy đằng sau những quyền đó là cuộc sống nghèo khổ, bất công, bị áp bức, bóc lột, không có tự do, bình đẳng,… của nhân dân lao động. Từ đó, Người không chỉ xác định mục đích tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, mà còn xác định mục đích tìm cách mang lại các quyền con người cho nhân dân lao động ở Việt Nam và trên thế giới. Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Vécxây bản yêu sách 8 điểm đòi quyền tự do, bình đẳng về chế độ pháp lý và các quyền dân chủ tối thiểu cho nhân dân Việt Nam, như đòi xoá bỏ các toà án đặc biệt, thay chế độ cai trị ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật và đòi được hưởng các quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, cư trú, v.v.. Ở đây, Người đã sử dụng pháp lý tư sản để đấu tranh với chủ nghĩa tư bản, đế quốc và thông qua cuộc đấu tranh đó đã rút ra được bài học vô giá là: “Muốn được
  13. giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”(4). Năm 1925, khi dịch ‘Quốc tế ca’ sang tiếng Việt, Nguyễn ái Quốc đã cảm nhận được sự cần thiết của vấn đề nhân quyền cho nhân dân lao động: "Việc ta ta phải gắng lo Chẳng nhờ trời phật, chẳng nhờ thần linh Công nông mình cứu lấy mình Sửa sang thế đạo, kinh dinh nhân quyền" Nhân quyền là quyền con người - những quyền tự nhiên vốn có của con người, không phải là sự ban phát, thừa nhận, hay mặc cả từ bất cứ chủ thể nào, kể cả nhà nước. Chính vì vậy, để có nhân quyền, người dân Việt Nam phải trải qua một cuộc đấu tranh đầy gian khổ, ác liệt để giành lấy độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1930, Chính cương vắn tắt của Đảng do Hồ Chí Minh khởi thảo đã khẳng định: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"(5). Như vậy, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là điều kiện tiên quyết cho việc giải quyết vấn đề nhân quyền (quyền con người) và đảm bảo cho việc thực hiện các quyền con người của nhân dân lao động. Nếu không có độc lập dân tộc, không có chủ quyền quốc gia sẽ không có cơ sở để xây dựng chủ nghĩa xã hội và nếu không có chủ nghĩa xã hội sẽ không có điều kiện để thực hiện và đảm bảo các quyền con người, quyền công dân cho nhân dân lao động. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công và vấn đề tiên quyết trên mới được giải quyết. Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã đề cập tới quyền con người: mọi người sinh ra đều có quyền tự do, bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền đó, không ai có thể chối cãi được,... rồi suy rộng ra mọi dân tộc sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Nói cách khác, quyền tự quyết dân tộc là khởi nguồn cho cuộc đấu tranh giành độc lập, cũng là cho sự ra đời của Nhà nước Việt Nam mới – Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà giai đoạn đầu là Nhà nước dân chủ nhân dân, có mục đích cao cả là đảm bảo các quyền con người của nhân dân
  14. lao động và mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động. Điều đáng chú ý là những điều mà Hồ Chí Minh "suy rộng ra" ấy thì ngày nay, Hội nghị thế giới về nhân quyền họp ngày 25 tháng 6 năm 1993 đã biến thành quy phạm của Luật Quốc tế hiện đại. Hội nghị tuyên bố: "Quyền dân tộc tự quyết không thể bị tước đoạt" và coi việc khước từ quyền dân tộc tự quyết là sự vi phạm nhân quyền(6). Chỉ bốn tháng sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc với sự phổ thông đầu phiếu đã được tổ chức và thành công. Nhân dân đã bầu ra Quốc hội và Quốc hội này đã thông qua một bản Hiến pháp ghi nhận các quyền tự do, bình đẳng, dân chủ,... của nhân dân. Từ đó, nước Việt Nam có Hiến pháp và Hiến pháp là đạo luật cơ bản để Nhà nước Việt Nam thực hiện và đảm bảo các quyền con người cho đại đa số cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam. Ở đây có sự gắn kết giữa các yếu tố: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ quyền quốc gia và Hiến pháp, trong đó ghi nhận các quyền con người của công dân Việt Nam. Như vậy, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ quyền quốc gia là nền tảng quan trọng tạo nên tính đặc thù của việc đảm bảo quyền con người và thực hiện nhân quyền của Việt Nam. Có độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có chủ quyền quốc gia mà không có Hiến pháp dân chủ thì không thể nói đến việc thực hiện và đảm bảo các quyền con người, quyền công dân cho nhân dân lao động. Hồ Chí Minh viết: "Trước chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có hiến pháp dân chủ"(7). Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam mới, ra đời trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng đã long trọng tuyên bố giá trị quyền con người mà nhân dân ta giành được. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam độc lập; nhân dân Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do, bình đắng, dân chủ; phụ nữ đã được đứng ngang hàng với nam giới để hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân; v.v.. Hiến pháp năm 1946 đã để lại cho các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 một di sản hiến định lớn lao. Các bản Hiến pháp sau đã kế thừa và phát triển các quy định và
  15. nguyên tắc của Hiến pháp 1946. Ở những bản Hiến pháp này, các quyền công dân Việt Nam được mở rộng và bổ sung cụ thể hơn. Nếu Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 là những Hiến pháp của thời kỳ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, thì Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, trong đó quyền và nghĩa vụ công dân được quy định không chỉ ở một chương, mà còn được quy định ở nhiều chương khác nhau. Kế thừa các giá trị trong lịch sử nhân loại về quyền con người, trongTuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Mọi người sinh ra đều có quyền tự do, bình đẳng, tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể chối cãi được. Điều đó cho thấy, trong tư duy của Người, nhân dân được hưởng các quyền con người một cách mặc nhiên chứ không phải chỉ là sự thừa nhận quyền này, quyền kia một cách chủ quan, duy ý chí. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự đảm bảo quyền con người trong chủ nghĩa xã hội đã thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong chế độ ấy, nhà nước luôn hành động vì mục tiêu bảo vệ các quyền con người của người dân và nhà nước phải có trách nhiệm ngăn chặn sự vi phạm của bất kể chủ thể nào đến những quyền mặc nhiên ấy của con người. 3. Vấn đề đảm bảo các quyền con người của nhân dân lao động trong chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh viết: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”(8). Trong nhà nước dân chủ thì dân là chủ và dân làm chủ. “Là chủ”- điều đó cho thấy nhân dân không chỉ là công dân, mà còn trở thành chủ nhân thực sự của đất nước, chủ thể xã hội. Trong xã hội, địa vị cao nhất và quý nhất là nhân dân. Hồ Chí Minh viết: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân”. Quan niệm đó của Hồ Chí Minh đã vượt lên trên tất cả các nhà tư tưởng tiền bối và nâng người dân từ vị trí thần dân không chỉ lên địa vị công dân, mà còn lên địa vị chủ nhân của đất nước, của xã hội. Với tư cách chủ nhân, nhân dân lao động cần phải tự giác phát huy tính chủ động sáng tạo và những khả năng sẵn có của mình để giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra. Còn cán bộ của Đảng và Nhà nước là những người giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện để nhân dân có thể biến những khả năng của
  16. mình thành hiện thực. Hồ Chí Minh viết: Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong và người cán bộ của Đảng phải biết đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân. “Làm chủ” ở đây vừa thể hiện quyền của chủ thể xã hội, vừa thể hiện bổn phận và trách nhiệm của chủ thể ấy. Hồ Chí Minh nói: “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân...”(9). Điều quan trọng ở đây là, phải làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nghĩ, dám nói, dám làm. Nhân dân lao động là chủ thể của xã hội và có quyền làm chủ. Quyền do đâu mà có? Trong chế độ dân chủ mới, quyền lực trực tiếp và quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân. Quyền lực đó nẩy sinh trên cơ sở của sự liên hợp tự nguyện giữa họ và nằm trong sức mạnh đoàn kết của họ, chứ không do ai ban phát cho cả. Theo đó, quyền làm chủ luôn thể hiện tính chủ động của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề có liên quan đến đời sống và vận mệnh của mình. Dĩ nhiên, quyền cần phải đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm. Đã có quyền làm chủ thì phải làm tròn nghĩa vụ của người chủ, như nghĩa vụ xây dựng nhà nước, bảo vệ Tổ quốc, tuân theo pháp luật,… Ngoài ra, mỗi giai cấp, tầng lớp tuỳ theo vị trí của mình mà có quyền và nghĩa vụ do vị trí đó đòi hỏi. Dân chủ và pháp luật là những khái niệm chính trị, pháp lý cơ bản, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau và luôn đi đôi với nhau.Không thể có dân chủ ngoài pháp luật, còn pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hoá bằng Hiến pháp và pháp luật, hệ thống pháp luật phải bảo đảm cho quyền tự do, bình đẳng, dân chủ của người dân được tôn trọng trên thực tế. Theo Hồ Chí Minh, “phải nhận thức cho tốt và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Sự bình đẳng trong xã hội ở nơi pháp luật”(10). Dân chủ đúng đắn cũng ở nơi pháp luật. Pháp luật là quyền tự do lựa chọn hành vi, nhưng ranh giới của nó lại là lợi ích của người khác, là khả năng hành động hợp lý, hợp pháp của người khác. Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình nhưng phải tôn trọng tự do của người khác, người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến quyền tự do của người khác là phạm
  17. pháp”(11). Ý tưởng về việc sử dụng quyền tự do cá nhân mà không xâm phạm đến quyền tự do của người khác là sự thể hiện lý tưởng về một xã hội thực sự dân chủ và nhân đạo. Điều đó tương đồng với luận điểm của C. Mác: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Quan điểm pháp luật được Hồ Chí Minh trình bày trong một chỉnh thể thống nhất với các quyền con người, như quyền dân chủ, tự do, công bằng, bình đẳng và cả với các vấn đề đạo đức, văn hóa, kinh tế, trong đó chứa đựng những triết lý sâu sắc về bản chất, vai trò và mối quan hệ giữa pháp luật với các quy tắc xã hội khác. Theo Người, chúng ta không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên. Dân chủ không chỉ dừng lại ở khát vọng, lý luận, cảm nhận, mà cần phải thực hành dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chẳng hạn như, trong lĩnh vực chính trị thì nhân dân lao động làm chủ thông qua việc thực hiện các quyền bầu cử, ứng cử và quyền bãi miễn những đại biểu do mình bầu lên không làm tròn trách nhiệm và các quyền tự do, dân chủ khác. Trong lĩnh vực kinh tế, nhân dân lao động làm chủ các tư liệu sản xuất chủ yếu, làm chủ việc quản lý, tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm. Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi, cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý”(12). Thực hành dân chủ trong xã hội còn bao hàm cả mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân không có nghĩa là ban ơn, bao biện, làm thay…, mà cần phải phát động được sức mạnh của mỗi con người, của tập thể, của quần chúng đông đảo để làm nên sự nghiệp cách mạng. Để tiến tới một nhà nước pháp quyền mạnh, có hiệu lực, Hồ Chí Minh đã thấy rõ phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước có trình độ văn hoá, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước như thế sẽ hạn chế đến mức thấp nhất
  18. sự vi phạm nhân quyền (quyền con người, quyền công dân) từ phía các cơ quan nhà nước thông qua các quan chức của nhà nước. (12) Như vậy, có thể nói, xây dựng Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, thực hiện quyền lực của nhân dân và luôn đảm bảo các quyền con người của nhân dân lao động. Nghĩa là, chính quyền của Nhà nước ấy cần phải hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ cả đức và tài, v.v., đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng mới. Đây thực sự là vấn đề chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài của chúng ta ở giai đoạn cách mạng hiện nay. Để làm được điều đó, chúng ta cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng với cải cách bộ máy hành chính. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước không phải bằng cách bao biện, làm thay, mà bằng đường lối và những chủ trương, định hướng lớn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của mình trong hai cuộc kháng chiến. Bước vào thời kỳ đổi mới, Nhà nước tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ về phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của một bộ phận cán bộ, đảng viên để bảo vệ nhân quyền và chống mọi hành vi xâm phạm đến các quyền con người của nhân dân. q (*) Tiến sĩ, Trưởng Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Luật Hà Nội. (1) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.1. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.461. (2) Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr.586. (3) Hồ Chí Minh. Sđd., t.5, tr.698.. (4) Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Nxb Văn học, Hà Nội, 1970, tr.30. (5) Hồ Chí Minh. Sđd., t.3, tr.1. (6) Xem: Vũ Đình Hòe. Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam: Một mô hình mới - Hiến pháp dân tộc và dân chủ. Trong cuốn Hiến pháp năm 1946 và sự kế
  19. thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Namcủa Văn phòng Quốc hội. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.67. (7) Hồ Chí Minh. Sđd., t.4, tr.8. (8) Hồ Chí Minh. Sđd., t.6, tr.515. (9) Hồ Chí Minh. Sđd., t.7, tr.452. (10) Hồ Chí Minh. Sđd., t.5, tr.299. (11) Hồ Chí Minh. Nhà nước và pháp luật, t.3. Nxb Lao động, Hà Nội, 1995, tr.138. (12) Hồ Chí Minh. Sđd., t.8, tr.216. QUAN NIỆM CỦA G.V.PH.HÊGHEN VỀ “THA HÓA” QUA SỰ ĐÁNH GIÁ CỦA C.MÁC NGÔ ĐÌNH XÂY (*) Nhân kỷ niệm 240 năm ngày sinh Hêghen, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và phân tích quan niệm của ông về “tha hoá” qua sự đánh giá của C.Mác. Đó là quan niệm của ông về “tha hoá” với tư cách một phạm trù xuất phát để xây dựng hệ thống triết học; “tha hoá” là quá trình phát triển biện chứng, quá trình tước bỏ và bảo tồn, quá trình phủ định của phủ định và là thuộc tính phổ biến, là quá trình phổ biến của tự nhiên, của xã hội và của tư duy (ý thức); về sự tha hoá của bản chất con người và vấn đề “giải” tha hoá. Có lẽ, phạm trù “tha hoá” đã trở thành phạm trù triết học theo nghĩa đầy đủ, rõ ràng và điển hình nhất của nó ở triết học cổ điển Đức. Chúng ta có thể tìm thấy tính triết học sâu sắc của phạm trù này trong quan niệm của Hêghen. Tiếp nối truyền thống của các nhà triết học cổ điển Đức và là người đạt tới đỉnh cao trước Mác trong việc đem lại cho phạm trù “tha hoá” một nội dung triết học hết sức độc đáo, phong phú và biện chứng, Hêghen đã xây dựng một lý luận khá hoàn chỉnh về
  20. “tha hoá” và nâng “tha hóa” lên thành phạm trù trung tâm, xuyên suốt trong hệ thống triết học của ông. Vậy, quan niệm về “tha hoá” của Hêghen có những nội dung đặc sắc gì? Đọc lại Hêghen nhân kỷ niệm 240 năm ngày sinh (1770 - 2010) của ông và qua các chỉ dẫn của C.Mác, chúng ta có thể nêu một số điểm sau: Thứ nhất, như C.Mác đã nhận xét trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, “Hêghen đã xuất phát từ tha hoá” để nghiên cứu triết học của mình. Phạm trù “tha hoá” rốt cuộc đã xuyên suốt và bao trùm lên toàn bộ hệ thống của Hêghen.(*) Trong những tác phẩm khá sớm của Hêghen, cụ thể là trong Những phác thảo về hệ thống ở Iena (1805-1806), Hêghen đã chỉ ra biện chứng của lao động và tha hoá, của thống trị và bị nô dịch, của nguyên nhân và giả định mục đích, của cơ học và hữu cơ luận,v.v., nghĩa là ông đã bắt đầu bàn về “tha hóa”. Đặc biệt, trong Hiện tượng học tinh thần - tác phẩm đánh dấu kết sự thúc thời kỳ hoạt động của Hêghen ở Iena, quá trình phát triển mang tính biện chứng phổ biến của tồn tại và nhận thức đã được cụ thể hoá thành biện chứng của chủ nô và nô lệ, tự do và tha hoá, xã hội và cá nhân, chân lý và sai lầm. Ở đây, “tha hóa” đã được Hêghen luận bàn như một phạm trù triết học và trở thành nét chủ đạo trong suy tư triết học của ông. Phạm trù “tha hoá” của Hêghen mang cả tính chất bản thể luận (sự chuyển hoá của tinh thần thành tự nhiên và sự tạo ra thế giới đối tượng, tức là thế giới xã hội, khách quan, thông qua hoạt động mang tính đối tượng hoá của con người) lẫn tính chất nhận thức luận (biến tri thức thành mặt đối lập của nó, tức là thành sai lầm). Xét về mặt thuật ngữ, “đối tượng hoá” (Vergegenstandlichung) và tha hoá tri thức là khác nhau (Entansserung und Entyremdung). Tuy nhiên, sự khác biệt đó đã được vạch ra trong quan điểm của Hêghen, nhưng sau đó lại bị lu mờ vì ông cho rằng, mọi sự đối tượng hoá về nguyên tắc đều là tha hoá, còn mọi tha hoá thì đều được đối tượng hoá(1). Thứ hai, tính độc đáo và biện chứng trong cách tiếp cận của Hêghen về “tha hoá”. Trong cách hiểu của Hêghen về “tha hoá”, có thể chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ 1807 đến trước 1812, tức là những năm đánh dấu sự chín muồi trong thế giới quan triết học của Hêghen, thể hiện qua việc ông cho xuất bản Hiện tượng học tinh thần. Trong tác phẩm này, Hêghen đã xây dựng và trình bày rõ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2