Tiểu luận Xây dựng thang bảng lương: Quy trình xây dựng thang, bảng lương theo phương pháp so sánh cặp
lượt xem 115
download
Đề tài trình bày các nội dung: khái niệm thang lương, bảng lương và bội số lương; nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương; vai trò của thang, bảng lương; quy trình xây dựng thang, bảng lương theo phương pháp so sánh cặp. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Xây dựng thang bảng lương: Quy trình xây dựng thang, bảng lương theo phương pháp so sánh cặp
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII) KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC LÊ DUY TRINH Mã số sinh viên: 1313404041179 Lớp: Đ13NL3 TIỂU LUẬN HỌC PHẦN XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG THANG, BẢNG LƯƠNG THEO PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH CẶP Giảng viên ThS. TRẦN QUỐC VIỆT
- Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2017
- MỤC LỤC
- 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ đón nhận cơ hội phát triển mà còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó, người lao động trong doanh nghiệp là một yếu tố sống còn đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và thu nhập từ người lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với họ. Hơn nữa, hệ thống thang, bảng lương tại doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và công khai trong trả lương cho người lao động mà còn khuyến khích người lao động hoàn thành công việc, nâng cao năng suất lao động, khuyến khích người lao động phấn đấu để được nâng lương, tự hoàn thiện mình; từ đó người lao động tin tưởng vào doanh nghiệp và gắn bó với doanh nghiệp hơn. Chính vì vậy, nếu được xây dựng nghiêm túc và hiệu quả thang, bảng lương thì doanh nghiệp sẽ phat huy hiệu quả không những đối với họ mà còn đối với người lao động. Hệ thống thang, bảng lương mang ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng thực tế hiện nay, việc xây dưng thang, bảng lương tại các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế do doanh nghiệp do các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng tới việc xây dựng thang, bảng lương; chưa nhận thức được tầm quan trọng của thang, bảng lương đối với đời sống thực tế người lao động và đội ngũ lao động làm công tác Lao động – Tiền lương chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Bản thân em đã phần nào ý thưc được tầm quan trọng của thang, bảng lương đối với doanh nghiệp. Vậy nên em đã nghiên cứu đề tài: “Quy trình xây dựng thang, bảng lương theo phương pháp so sánh cặp”.Qua đây sẽ giúp em hiểu sâu hơn về quy trình xây dựng thang, bảng lương trong doanh nghiệp. 2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1. Thang lương 5
- Thang lương là hệ thống thước đo thể hiện chất lượng lao động của các loại lao động cụ thể khác nhau, là bảng quy định các mức độ đãi ngộ lao động theo bậc từ thấp đến cao, tương ứng với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. 2.2. Bảng lương Bảng lương là bảng xác định mối quan hệ tiền lương giữa những người lao động cùng nghề theo từng chức danh nghề nghiệp. 2.3. Bội số lương Bội số thang lương: là sự so sánh giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất trong một thang lương, hay nói cách khác mức lương công nhân bậc cao nhất cao gấp mấy lần bậc thấp nhất (bậc 1). 3. KHUNG LÝ THUYẾT 3.1. Nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương Theo Thông tư 17/2015/TTBLĐTBXH, Điều 3 về nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương như sau: Thang lương, bảng lương áp dụng đối với người lao động được xây dựng trên cơ sở đánh giá độ phức tạp công việc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, công ty cần xác định quan hệ giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình, mức lương cao nhất để bảo đảm quan hệ cân đối giữa các loại lao động trong công ty. Căn cứ tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, công ty xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương phù hợp với tính chất, yêu cầu sử dụng lao động của công ty và bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 7, Nghị 6
- định số 49/2013/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Việc chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang thang lương, bảng lương do công ty xây dựng phải căn cứ vào chức danh, công việc người lao động đảm nhận. Đối với người có thành tích, cống hiến, đóng góp nhiều cho công ty, khi chuyển xếp lương nếu có vướng mắc thì xem xét, xử lý riêng từng trường hợp cụ thể. Việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương phải bảo đảm công khai, minh bạch, có sự trao đổi, thống nhất với tổ chức công đoàn cơ sở cùng cấp và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến trước khi thực hiện. 3.2. Vai trò của thang, bảng lương Bảo đảm trả lương công bằng, nhất quán và quản lý tiền lương hiệu quả. Cơ sở để thỏa thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động. Cơ sở để nâng lương cho người lao động. Cơ sở để xác định quỹ lương kế hoạch, đơn giá tiền lương. Cơ sở để khoán quỹ lương. Cơ sở để xâu dựng quy chế lương. Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước. 4. QUY TRÌNH XÂY DỰNG THANG, BẢNG LƯƠNG THEO PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH CẶP 4.1. Xác định hệ thống chức danh công việc Đây là bước đầu tiên cần phải có trong quy trình xây dựng thang, bảng lương bằng phương pháp xếp hạng.Chúng ta cần phải xác định xem doanh nghiệp đó có bao nhiêu chức danh công việc để từ đó tạo cơ sở để các bước thực 7
- hiện sau trở nên dễ dàng hơn. Muốn thực hiện được điều này doanh nghiệp cần phải thực hiện theo trình tự sau: Thứ nhất,thống kê, rà soát các chức danh nghề, công việc hiện tại của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý. Thứ hai, phân tích, đánh giá, sửa đổi tên chức danh nghề, công việc không phù hợp; bổ sung tên chức danh nghề, công việc mới; phân loại và nhóm các chức danh nghề, công việc tương tự thành nhóm chức danh nghề, công việc. Thứ ba, so sánh chức danh nghề, công việc của doanh nghiệp với chức danh nghề, công việc theo phân loại của nhà nước. Trường hợp chức danh nghề, công việc của doanh nghiệp chưa có hoặc khác với chức danh nghề, công việc theo phân loại của nhà nước thì phải bổ sung, điều chỉnh hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh chức danh nghề, công việc cho phù hợp. 4.2. Xác định hệ thống yếu tố ảnh hưởng đến mức lương và vai trò của chúng Muốn làm được bước này ta cần phải thực hiện phân tích công việc để thu thập đầy đủ tất cả các loại thông tin chi tiết về từng vị trí công việc cụ thể trong doanh nghiệp. Gồm các thông tin liên quan đến: công việc, sản phẩm, độ phức tạp, các yêu cầu kỹ thuật; quy trình công nghệ để thực hiện công việc; tiêu chuẩn khi thực hiện công việc .Để thực hiện tốt công việc này, chúng ta cần phải thực hiện theo trình tự sau: Thứ nhất, sử dụng các phương pháp thu thập thông tin như: Quan sát trực tiếp các vị trí làm việc cụ thể; Phỏng vấn trực tiếp người lao động; Lập phiếu điều tra để từng cá nhân tự khai. Thứ hai, tiến hành thu thập thông tin cơ bản trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức, các quy trình công nghệ, các bản mô tả công việc cụ thể (nếu có). 8
- Thứ ba, kiểm tra, xác nhận tính chính xác và đầy đủ của các thông tin thông qua người thực hiện công việc, người giám sát hoặc đối chiếu với các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; Thứ tư, lập Bản mô tả công việc và Bản yêu cầu trình độ chuyên môn đối với từng vị trí công việc. Sau khi hoàn thành xong phân tích công việc tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương và vai trò của chúng. Tùy theo mỗi doanh nghiệp sẽ có các yếu tố khác nhau. Thường là các yếu tố liên quan đến: Trình độ; thể lực; môi trường làm việc; kinh nghiệm. Trong mỗi nhóm yếu tố công việc, tùy theo tính chất ngành, nghề hoạt động, xây dựng các yếu tố chi tiết trong mỗi nhóm để làm cơ sở đánh giá giá trị từng vị trí công việc cho phù hợp. Doanh nghiệp có thể thiết kế các yếu tố thành phần như sau: Yếu tố trình độ: trình độ học vấn cơ bản, yêu cầu trình độ cơ bản tối thiếu để hoàn thành tốt công việc. Yếu tố thể lực: cường độ tập trung, sức lực Yếu tố môi trường làm việc: thoải mái hay áp lực, mức độ rủi ro. Yếu tố kinh nghiệm: đòi hỏi kinh nghiệm trong công việc hoặc kinh nghiệm giữ vị trí công tác tương tự; thời gian đảm nhận vị trí đó bao lâu,… Sau khi xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương thì doanh nghiệp cần phải tiến hành cho mức độ quan trọng của từng yếu tố.Muốn thực hiện được phần này doanh nghiệp cần phải tiến hành phương pháp so sánh cặp các yếu tố với nhau. Sau khi đã so sánh cặp xong thì chúng ta sẽ có tỷ lệ phần trăm của từng yếu tố. Như vậy, sau khi thực hiện xong tất cả các yêu cầu trên thì doanh nghiệp đã xác định xong hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương và vai trò của chúng. 4.3. Xếp hạng chức danh công việc theo từng yếu tố ảnh hưởng đến mức lương 9
- Để thực hiện được bước này doanh nghiệp cần tiến hành so sánh cặp tất cả các chức danh công việc theo từng yếu tố. Ví dụ, doanh nghiệp có 13 chức danh công việc và có 4 yếu tố như bước 2 đã đề cập thì chúng ta tiến hành so sánh cặp 13 chức danh công việc trong yếu tố trình độ; 13 chức danh công việc trong yếu tố thể lực; 13 chức danh công việc trong yếu tố môi trường làm việc; 13 chức danh công việc trong yếu tố kinh nghiệm. Sau khi so sánh cặp 13 chức danh công việc theo từng yếu tố ta tiến hành cộng điểm của từng chức danh trong bảng. Hình 1: So sánh cặp yếu tố về trình độ (Nguồn: Bài tập nhóm của nhóm 4) 10
- 4.4. Tổng hợp các yếu tố để xếp hạng chức danh công việc theo thứ tự giảm dần Sau khi xếp hạng chức danh công việc theo từng yếu tố ảnh hưởng đến mức lương xong ta tổng hợp lại toàn bộ việc đánh giá cho điểm của từng vị trí công việc vào một bảng. Trên cơ sở bảng tổng hợp, doanh nghiệp tiến hành rà soát, cân đối lại việc đánh giá giá trị công việc của từng vị trí để bảo đảm phù hợp với thực tế và bảo đảm tương quan giữa các vị trí. Hình 2: Tổng hợp các yếu tố để xếp hạng chức danh công việc theo thứ tự giảm dần 11
- (Nguồn: Bài tập nhóm của nhóm 4) 4.5. Phân nhóm chức danh công việc Sau khi hoàn thành xong việc tổng hợp các yếu tố để xếp hạng chức danh công việc theo thứ tự giảm dần doanh nghiệp tiến hành phân nhóm chức danh công việc. Để làm được công việc này thì doanh nghiệp cần phải chia các khoảng điểm cụ thể để phân nhóm lương. 4.6. Xác định hệ số giãn cách giữa các nhóm, số bậc và mức giãn cách giữa các bậc Muốn xác định hệ số giãn cách giữa các nhóm doanh nghiệp phải xác định chức danh, công việc có độ phức tạp thấp nhất trong điều kiện lao động bình thường, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì sẽ có hệ số là 1. Các nhóm chức danh khác với mức độ phức tạp càng khó hơn thì hệ số sẽ càng tăng.Doanh nghiệp càng có nhiều nhóm lương thì hệ số co giãn càng cao. Sau khi định hệ số giãn cách giữa các nhóm xong doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định số bậc. Muốn xác định số bậc của từng nhóm chức danh thì cần dựa vào tình hình quỹ lương của doanh nghiệp và đáp ứng tính tạo động lực cho người lao động. Khi đã xác định được số bậc, tiếp theo doanh nghiệp tiến hành xác định mức giãn cách giữa các bậc. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. 12
- Hình 3: hệ số giãn cách giữa các nhóm, số bậc và mức giãn cách giữa các bậc (Nguồn: Bài tập nhóm của nhóm 4) 4.7. Hoàn chỉnh hệ số lương Khi đã hoàn thành xong hệ số giãn cách giữa các nhóm, số bậc và mức giãn cách giữa các nhóm, lúc này ta sẽ tính được hệ số lương theo từng nhóm. Hình 4: Hoàn chỉnh hệ số lương (Nguồn: Bài tập nhóm của nhóm 4) 13
- 4.8. Hoàn chỉnh bảng lương Sau khi đã hoàn chỉnh hệ số lương thì doanh nghiệp tính lương cho từng nhóm theo đúng quy định của pháp luật. Hình 4: Hoàn chỉnh bảng lương (Nguồn: Bài tập nhóm của nhóm 4) 5. KẾT BÀI Xây dựng thang, bảng lương nước ta hiện nay là một vấn đề cấp thiết vì trong quá trình thực thi hệ thống đó, bên cạnh những ưu điểm cũng có những hạn chế và trở thành yếu tố kìm hãm sản xuất, hạn chế khuyến khích người lao động. Trong quá trình nghiên cứu, em đã tập trung phân tích rõ các bước trong quy trình xây dựng thang, bảng lương theo phương pháp so sánh cặp. Em mong rằng bài nghiên cứu này của em phần nào thể hiện rõ được những kiến thức mà em đã học trong thời gian vừa qua và có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về quy trình xây dựng thang, bảng lương. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Quốc Việt, 2016. Xây dựng thang bảng lương.Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII). 14
- Bùi Đình Đáo, 2014.Phương pháp xây dựng thang bảng lương . [Ngày truy cập: 30/12/2016]. Kế toán Thiên Ưng, 2017.Cách xây dựng thang bảng lương năm 2017 mới nhất .[Ngày truy cập: 30/12/2016]. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Công ty xây dựng Sông Đà 8“
68 p | 954 | 524
-
Tiểu luận : Một số giải pháp về tâm lý và phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hiện nay
29 p | 3042 | 384
-
Chuyên đề tiền lương - xây dựng thang bảng lương
15 p | 756 | 201
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty cổ phần đầu tư kinh doanh và xây dựng 126
58 p | 161 | 60
-
Tiểu luận báo cáo đề tài môn học Quản trị dự án: Dự án đầu tư Coffee sách
30 p | 272 | 40
-
Báo cáo Một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng ở Công ty Xây dựng vàTrang trí nội thất Bạch Đằng
95 p | 141 | 38
-
Luận văn Xây dựng chương trình quản lý thư viện trường Tiểu Học Chiến Thắng bằng ngôn ngữ lập trình Access
54 p | 129 | 29
-
Đề tài “Tịnh Thiện trong 25 năm xây dựng và phát triển (1975-2000)”
20 p | 113 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí môi trường hướng tới phát triển du lịch bền vững tại Hà Nội
113 p | 52 | 10
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
0 p | 82 | 9
-
Tiểu luận về chiến tranh " NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ "
7 p | 95 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa Hàn Quốc đến quyết định mua mỹ phẩm Hàn Quốc của người tiêu dùng nữ
127 p | 33 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học vận hành tối ưu hệ thống bậc thang hồ chứa thủy điện trên sông Đà trong mùa cạn
221 p | 40 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị của người dân tại Đà Nẵng - So sánh giữa Lotte mart và Big C
144 p | 18 | 7
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xây dựng phần mềm điều khiển cho module giữ thăng bằng theo thuật toán Pi
12 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Cơ điện tử: Nghiên cứu và thiết kế bộ điều khiển cân bằng cho con lắc ngược quay
73 p | 47 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Mô hình toán học về dòng chảy hở một chiều suy rộng
27 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn