intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu lịch sử giáo dục thế giới: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Lịch sử giáo dục thế giới" tiếp tục trình bày các nội dung chính về: Học thuyết giáo dục của Mác - Ăngghen; Quan điểm giáo dục của Macarenkô; Tư tưởng giáo dục của Thái Nguyên Bồi; Tư tưởng giáo dục của John Dewey;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu lịch sử giáo dục thế giới: Phần 2

  1. Chương 11 HỌC THUYẾT GIÁO DỤC CÙA MÁC - ÀNGGHEN VÀ LÊNIN 11.1. Sự ra đòi của học thuyết giáo dục của Mác - Ãngghen Chủ nghĩa Mác ra đời khi chủ nghĩa tư bản đang ờ giai đoạn phát triển manh mẽ nhất. Giai cấp công nhân vừa bước lên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị độc lập, chưa có cách mạng vô sản, chưa trực tiếp tẩn công vào chủ nghĩa tư bản mà đang trong thời kì chuẩn bị về mặt lí luận để làm cách mạng vô sàn. Chù nghĩa Mác với ba bộ phận cấu thành (triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, hình thái kinh tế - xã hội) hình thành vào giữa thế kỉ XIX đánh dấu với sự ra đòi của bản Tuyên ngôn Đàng Cộng sàn, trong đó bao hàm học thuyết về giáo dục đã được Lênin kế thừa và phát triển lên đinh cao vào những năm đầu thế ki XX, trở thành một học thuyết khoa học giáo dục hoàn chinh với mục đích đào tạo con người đề tổ chức lại xã hội tương lai theo lí tưởng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Học thuyết Mác - Lênin về giáo dục đã kế thừa có chọn lọc và phát triển lên đỉnh cao những giá trị và tinh hoa trong di sản giáo dục tiến bộ của nhân loại, đã tổng họp và khái quát hoá những tư tưởng giáo dục tiên tiến cùa loài người, luận giải và chứng minh một cách khoa học các vấn đề có tính quy luật của giáo dục như: —v ề nguồn gốc và bản chất của giáo dục. —Tính lịch sử và tính giai cấp của giáo dục. —Tính quy định cùa kinh tế - xã hội với giáo dục. —Sự hình thành nhân cách con người. —v ề mục đích giáo dục con người toàn diện. —v ề tư tưởng giáo dục kĩ thuật tồng hợp và giáo dục kết hợp với lao động sản xuất. —v ề nội dung giáo dục toàn diện: đạo đức, trí tuệ, lao động, thấm mĩ. Những luận điểm trong học thuyết giáo dục mácxít được coi là các quan điêm cơ bản, có vai trò định hướng, chì đạo về mặt phương pháp luận cho mọi quá trình nghiên cứu của các nhà giáo dục xã hội chủ nghĩa, cho việc vận dụng lí luận vào 125
  2. chỉ đạo thực tiễn xây dựng và cải cách giáo dục xã hội chủ nghĩa trong thời kì tồn tại hệ thống xã hội chủ nghĩa và vẫn còn nguyên giá trị đó cho tới hiện nay. 11.2. Những luận điểm cơ bản trong học thuyết giáo dục Mác - Ảngghen 11.2.1. Luận điểm về bản chất xã hội của con người Trước khi chù nghĩa Mác ra đời, có những quan điểm khác nhau về con người và bản chất con người, thậm chí đổi lập nhau. * Quan điếm triết học duy tâm, tôn giáo đều cho rằng con người là đều do Thượng đế, Chúa ười hoặc do một thế lực phi tự nhiên sinh ra. Họ phủ nhận tính tự nhiên bản thể sinh vật cùa con người. Bản tính con người là do Thượng đế sáng tạo ra, là không thể thay đổi (ví dụ: cha mẹ sinh con trời sinh tính). Họ chia con người có hai bộ phận đối lập: Thể xác và linh hồn. Thề xác là nhà giam cùa linh hồn. Khi con người chết đi thì linh hồn vẫn sống mãi, bất diệt và được siêu thoát về thế giới bên kia. Quan điểm của tôn giáo: “Muốn cho linh hồn được siêu thoát noi cực lạc, nơi thiên đường thì phải chịu đựng những nỗi khổ nơi trần tục, phải chịu đựng, nhẫn nhục, theo chủ nghĩa diệt dục, khổ hanh”. * Quan điếm cùa các nhà triết học duy vật máy móc (từ thời cổ đại Đêmôcrit đến thời cận đại Phơbách) đã có cách nhìn biện chứng, duy vật về con người. Họ thừa nhận con người là một thực thể sinh vật, là một sản phẩm tự nhiên, nhấn mạnh tính huyết thống, thuần tuý tự nhiên sinh học trong quan hệ của con người, nhung lại coi nhẹ quy luật xã hội trong bản chất của con người. Hoặc có những quan điểm của các nhà tư tường cồ đại: Khổng Tử cho bản chất con người sinh ra vốn là thiện, Mặc Tử và phái Pháp gia cho bàn chất con người sinh ra vốn đã là ác, do đó phải dùng hình phạt, pháp luật đê trị... * Đến c. Mác, c. Mác đã tiếp thu và kế thừa những quan điềm của chủ nghĩa duy vật về bản chất con người. Con người trước hết là một thực thể tự nhiên, thực thể sinh vật được biến đổi dưới những hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Luận đề nổi tiếng về bản chất con người được c . Mác viết: bản chất con người không phải cái gì chung chung trừu tượng vốn có cùa mỗi cá nhân riêng rẽ. Trong tính hiện thực cùa nó, bàn chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. - Bản chất con người không phài là cái gì chung chung, trừu tượng vốn có của mỗi cá nhân riêng rẽ, được hiểu là: Bàn chất con người không phải là cái mà 126
  3. con người sinh ra đã có sẵn, không phải là cái trừu tượng do Thượng đế ban cho, không phải là không thể hiểu được, không thể không nắm bắt được. - Trong tính hiện thực: Tức là trong cuộc sống thực tại, trong đời sống thực tiễn bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Ở đây c . Mác muốn khang định: Trong quá trình hình thành bàn chất con người, yếu tố xã hội, các quan hệ xã hội là yếu tố chi phối, là nhân tố quyết định. Có bao nhiêu mối quan hệ xã hội mà con người tham gia, có bao nhiêu loại hình hoạt động và giao lưu mà con người gia nhập vào đó thì có bấy nhiêu tác động và ảnh hường đến sự hình thành bàn chất con người. Con người càng tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội và những loại hình hoạt động phong phú thì bản chất con người càng phong phú. Chẳng hạn, trong cuộc sống mỗi con người có nhiều mối quan hệ: + Quan hệ gia đình, huyết thống, dòng họ (trong vai ưò là người cha, người anh, người con). + Quan hệ công việc: trong cơ quan (quan hệ lãnh đạo - nhân viên, quan hệ đồng nghiệp). + Quan hệ cộng đồng (làng xóm, khu phố, khu dân cư...). + Quan hệ bè bạn, bạn hữu. + Quan hệ trong sán xuất (bao gồm quan hệ của con người đối với tư liệu sản xuất, sàn phẩm lao động và quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất). c . Mác còn khẳng định: hoàn cành tạo ra con người, trong một chừng mực con người tạo ra hoàn cành. Nghĩa là, bản chất của con người chịu sự ảnh hưởng cua hoàn cành, của môi trường sống, đồng thời có sự tác động năng động trờ lại của con người đối với hoàn cảnh. Con người không chi là sản phẩm của hoàn cành xã hội, con ngưòri còn tích cực cài tạo hoàn cảnh và tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt. Do đó con người vừa là chù thể vừa là khách thể trong quá trình phát triển cùa tự nhiên, xã hội. Từ quan điểm này, c . Mác muốn khảng định: trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, điều kiện quyết định là hoạt động thực tiễn, hoạt động xã hội của cá nhân. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về sự hình thành nhân cách con người, nó khác hoàn toàn về bản chất so với các quan điểm phi mácxít. Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với khoa học giáo dục. Quan điểm của c . Mác về bản chất xã hội của con người đã tạo ra một cuộc cách mạng trong nhận thức về bàn chất con người, đã tấn công trực tiếp vào quan niệm sai lầm cùa chù nghĩa 127
  4. duy tâm, đã khác phục những mặt siêu hỉnh cùa chủ nghĩa duy vật siêu hình về bản chất con người. Chù nghĩa duy vật đã cung cấp phương pháp luận, là tư tưởng chi đạo cho sự nghiên cứu và hoạt động cùa các nhà khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nghiên cứu về con người, trong đó có các nhà khoa học giáo dục. Đồng thời, luận đề về bản chất xã hội con người cùa c . Mác là cơ sở lí luận để các nhà giáo dục hiểu rõ bản chất, động lực, quy luật của các quá trình dạy học và giáo dục. Đó cũng là cơ sở để xác định nội dung, phương pháp, nguyên tắc giáo dục và dạy học nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất của quá trình dạy học và giáo dục con người. 11.2.2. Luận điểm về tính chất giai cấp, tính chất lịch sử của giáo dục 11.2.2.1. Tính chất giai cấp Thực tế phát triển của lịch sử giáo dục qua các giai đoạn phát triển lịch sừ từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp đối kháng chứng minh rằng: Trong xã hội có giai cấp đối kháng, giáo dục luôn luôn mang tính chất giai cấp. Tính giai cấp biểu hiện rõ nét nhất ờ những mặt sau đây: —Đối tượng được hưởng quyền giáo dục. —Nội dung và phương pháp giáo dục trong nhà trường. —Mục đích đào tạo con người phục vụ lí tưởng chính trị của giai cấp thống trị xã hội. c . Mác là người đầu tiên đã đúc kết và khái quát lên hiện tượng có tính quy luật này của giáo dục. c . Mác nói: “Giai cấp nào nắm trong tay tư liệu sàn xuất vật chất cùa xã hội thì cũng đồng thời là kẻ thống trị về mặt tinh thần đối với xã hội đó. Giáo dục là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là công cụ truyền bá ý thúc hệ tư tường, là phương tiện đào tạo con người cho xã hội, truyền bá sức mạnh tinh thần. Do vậy, giáo dục luôn mang tính giai cấp”. Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sàn, Mác và Ảngghen đã nêu lên một số nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục mà giai cấp vô sản cần phải thực hiện ngay sau khi giành được chính quyền, đó là: Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cá các trè em, xoá bỏ việc dùng trẻ em làm trong các công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất ra cùa cải vật chất. Trước đây, ưong những giai đoạn có mâu thuẫn đối kháng giai cấp sâu sắc, người ta nhấn mạnh đặc điểm này của giáo dục. Ngày nay, thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, xu thế hợp tác, hoà bình và cùng phát ưiển là xu thế chung của 128
  5. nhân loại tiến bộ, do đó không đặt vấn đề tính giai cấp một cách gay gắt, song cũng không vì thế mà cho rang đặc điêm này cùa giáo dục đã mất đi. 11.2.2.2. Tinh chất lịch sừ Giáo dục bao giờ cũng nảy sinh và phát triển trong những điều kiện lịch sử cụ thể trên một nền tảng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nhất định. Khi những điều kiện lịch sừ thay đổi thì giáo dục cũng thay đổi theo. Đó là tính chất lịch sử của giáo dục. Mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục luôn luôn chịu sự quy định của điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ phát triển sản xuất, trình độ văn minh cùa xã hội ảnh hường rất lớn đến trình độ phát triển của giáo dục. Hồ Chủ tịch nói: “Chế độ khác thì giáo dục cũng khác”. 11.2.3. Luận điêm vê con ngườipliát triên toàn diện Theo c . Mác, những nét bản chất cùa con người phát triền toàn diện là: - Con người phát triển toàn diện là con người biết kết hợp giữa lao động trí óc và lao động chân tay. - Con người có khà năng làm được nhiều loại công việc khác nhau và biết di chuyển các chức năng lao động. Học thuyết Mác - Lẽnin đã luận cứ một cách khoa học về sự tất yếu phải phát triền toàn diện con người, c . Mác nói: “Chính bản chất của nền sản xuất hiện đại đòi hòi phải có con người phát triển toàn diện. Con người được phát ưiển toàn diện không phải chi do ý muốn, không phải chi nhờ vào những điều kiện tự nhiên và sự tác động đcm thuần về mặt tinh thần mà phải dựa vào một phương thức sản xuất nhất định trong lịch sử, đó là nền sàn xuất đại công nghiệp”. Trong bộ Tư bản, c . Mác viết: “Nền công nghiệp lớn buộc xã hội, nếu muốn khỏi bị tiêu diệt, thì phải thay thế người lao động bộ phận - tức là kẻ phải chịu đau khổ làm một chức năng sản xuất bộ phận, bàng nguời lao động phát triển hoàn toàn, tức là kè có thề làm được nhiều loại công việc khác nhau”. 11.3. Những tư tưởng giáo dục của V.I. Lênin (1870 - 1924) 11.3.1. Hoàn cảnh lịch sử Chủ nghĩa Lênin ra đời vào đầu ứxế ki XX (mốc 1903 với sự ra đời của Đàng Công nhân Xã hội dân chù Nga) khi mà trên thế giới, chủ nghĩa tư bàn 129
  6. đã bước sang giai đoạn phát triển tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bàn trở nên trầm trọng đển cực điểm, đến những giới hạn tột cùng mà vượt giới hạn đó thì cách mạng sẽ nồ ra. Những mâu thuẫn đó là: giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản; giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa; giữa các nước đế quốc với nhau. Những mâu thuẫn đó làm cho cách mạng trở thành một vấn đề thực tiễn không thể tránh khỏi, và còn tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc tấn công trực tiếp của giai cấp vô sản vào chủ nghĩa tư bản. Ở nước Nga lúc đó là nơi tập trung tất cả những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: giữa vô sản và tư sản; nông dân và địa chủ phong kiến; các dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa đế quốc Nga; chủ nghĩa tư bản Nga và chủ nghĩa tư bản Tây Âu; nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa chính quyền Nga hoàng và toàn thể nhân dân Nga. Nuớc Nga trờ thành nơi tập hợp tất cả những mâu thuẫn, là khâu yếu nhất trong dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Chính những tính chất, đặc điểm phức tạp của chế độ kinh tế, chính trị, những mâu thuẫn chằng chéo của Nga trên đây đã đặt nước Nga vào đêm hôm trước của một cuộc cách mạng, và cũng chỉ có ở nước Nga mới có lực lượng thực sự có thể giải quyết được những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc bằng con đường cách mạng. Phong trào công nhân Nga phát triển mạnh và đòi hỏi phải có lí luận cách mạng soi đường. Chù nghĩa Lênin ra đời đáp ứng yêu cầu cấp bách đó của cách mạng. Chủ nghĩa Lênin chính là chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Quá trình đấu tranh để hình thành chủ nghĩa Lênin là quá trình đấu tranh với những tư tưởng đối lập, thù địch với chủ nghĩa Mác, đó là chủ nghĩa dân tuý và chủ nghĩa Mác họp pháp. Trong quá trình đấu tranh để truyền bá chù nghĩa Mác vào nước Nga, Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng phản động, hoặc là kẻ thù công khai hoặc giấu mặt của chù nghĩa Mác. Năm 1903, Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga thành lập. Đây là lần đầu tiên ữong phong ừào cộng sản và công nhân quốc tế, một chính đảng mácxít chân chính được thành lập, đảng của giai cấp công nhân do Lênin sáng lập và lãnh đạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích mà đứng đầu là Lênin vĩ đại, cuộc cách mạng xã hội chù nghĩa tháng Mười Nga 1917 đã thành công, mở ra một kì nguyên mới ữong lịch sử nhân loại - ki nguyên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trước tình hình nước Nga Xô viết ngày càng được củng cố, bọn đế quốc, đặc biệt là bọn đế quốc có nhiều quyền lợi ở Nga như Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan, đã 130
  7. tổ chức cuộc tấn công, can thiệp bằng quản sự hòng bóp chết chính quyền Xô viết còn non trẻ, nhà nước vô sán đau tiên trên thế giới. Bọn đế quốc đã câu kết chặt chẽ với bọn phản động trong nước (gồm giai cấp bóc lột cũ như địa chủ, tư sản, phú nông; những đảng phái phản cách mạng, những bọn tướng lĩnh bảo hoàng, quan lại, thầy tu) gây ra những cuộc phiến loạn hòng tiêu diệt nhà nuớc Xô viết. Trước tình hình ấy, Lênin đã lãnh đạo cách mạng, tập trung mọi lực lượng cách mạng của Đàng, của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân, tập trung mọi tài nguyên và tiềm lực của đất nước và đập tan được âm mưu can thiệp cùa bọn đế quốc và bạch vệ. Trong cuộc chiến tranh đơn độc với chủ nghĩa đế quốc thế giới và bọn phàn cách mạng trong nước, nước Nga Xô viết ưè tuổi đã chiến thắng và nhân dân Nga đã bảo vệ được chính quyền Xô viết và nền độc lập của Tổ quốc. Từ 1921 đến 1925, sau khi chiến thang ngoại xâm và nội loạn, nước Nga Xô viết bước sang một giai đoạn mới: giai đoạn hoà bình xây dựng chù nghĩa xã hội. Lênin đã vạch ra một cương lĩnh hoàn bị xây dựng chù nghĩa xã hội Liên Xô bao gồm: công nghiệp hoá xã hội chù nghĩa, hợp tác hoá nông nghiệp và cách mạng tư tương văn hoá. Lẻnin đã nêu lên công thức nổi tiếng: “Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Xô viết cộng với điện khí hoá toàn quốc. Nói tới chính quyền Xô viết tức là nói tới chính quyền vô sàn, là quyền làm chù của nhân dân lao động; điện khí hoủ tức là nói tới cơ sở vật chất kĩ thuật của chế độ mới. Thiếu một trong hai yếu tố đó thì không thể nói tới chù nghĩa cộng sản”. Trong khi công cuộc khôi phục kinh tế và xã hội chù nghĩa xã hội đang tiến triển mạnh mẽ thì ngày 21/01/1924, Lênin từ trần. Khi vĩnh biệt Lênin, Đảng và nhân dân Liên Xô tuyên thệ sẽ kiên quyết kế tục sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Lênin, thực hiện đến cùng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. 11.3.2. Lênin phát triến học thuyết của M ác-À n ggh en về giáo dục 11.3.2.1. Lênin phát triến luận điêm khẳng định tính chất giai cấp cùa giáo dục Giáo dục xã hội chù nghĩa khác hẳn về chất so với các nền giáo dục trước kia ở chỗ: các giai cấp thống trị trước đây dùng giáo dục để củng cố thống trị của giai cấp bóc lột, còn giai cấp công nhân sau khi đã giành được chính quyền thì dùng giáo dục làm công cụ để đấu tranh xoá bỏ hoàn toàn sự phân chia xã hội thành giai cấp. Lênin khẳng định tính chất giai cấp cùa giáo dục: Nói nhà trường đứng ngoài giai cấp là nói dối và lừa bịp; biến nhà trường từ công cụ thống trị giai cấp nằm 131
  8. ưong tay giai cấp tư sản thành một công cụ để đập tan nền thống trị đó, và xoá bỏ hoàn toàn sự phân chia xã hội thành giai cấp1. Lênin đã phát triển những yêu sách có tính chất cương lĩnh cùa giai cấp vô sản về giáo dục mà Mác và Ăngghen đã nêu ra trong học thuyết mácxít về giáo dục. Những yêu sách đó được nêu lên trong Bản dự thảo Cương lĩnh cùa Đảng Công nhân X ã hội dân chù Nga, được Đại hội lần thứ hai của Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga thông qua nãm 1903. Trong khi nêu bật nhiệm vụ chính trị trước mất là lật đổ chính quyền chuyên chế, Lênin đòi phải tách rời nhà thờ khỏi nhà nước, tách nhà trường khỏi nhà thờ, thực hiện chế độ giáo dục phổ thông cưỡng bức và miễn phí cho trè em dưới 16 tuổi; nhà nước phải bỏ tiền và đài thọ việc ăn mặc, cung cấp sách vở, giấy bút cho trẻ em học tập. Lênin đã kiên quyết đấu tranh đòi để cho trẻ em phải được học tập bàng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. Điều này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh nước Nga lúc đó vì Nga hoàng có chù trương Nga hoá tất cả các dân tộc khác và biến các dân tộc khác thành một bộ phận trong dân số của nước Nga. Những yêu sách trên tiếp tục được Lênin phát triển và sửa đổi một số điểm ừong cuốn Những tài liệu vể việc xem xét lại cương lĩnh cùa Đủng (4/1917), trong đó Lênin nhấn mạnh: 13. Trường học phái tuyệt đoi là trường học phi tôn giáo. 14. Giáo dục phổ thông và bách khoa (kĩ thuật tong hợp) cho tất cá trẻ em nam nữ dưới 16 tuồi; liên hệ chặt chẽ giảo dục với lao động xã hội có ích của các em ”2. Những yêu sách trên đã đặt cơ sờ cho việc nhanh chóng thiết lập một nền giáo dục nhân dân sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền. Tóm lại: Lênin không những đã bảo vệ những luận điểm trong học thuyết giáo dục của Mác và Ảngghen, mà còn phát triển thêm một bước những luận điểm đó để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và nhiệm vụ cách mạng của nước Nga lúc đó. Vì vậy, học thuyết của Lênin chính là học thuyết Mác trong thời đại đế quốc chù nghĩa, kể cả những luận điểm về mặt giáo dục. '•2 Bàn về giáo dục, tr. 151, 132. 132
  9. 11.3.2.2. Lênin phê phán nền giáo dục tư sàn và chính sách giảo dục phán động cùa Nga hoàng Iugiacốp là một trong những nhà tư tường thuộc phái Dân tuý tự do chủ nghĩa ờ Nga hình thành từ cuối thế ki XIX. Ông đã đấu tranh gay gắt chống lại chủ nghĩa Mác, chống Lênin và Đảng Bônsêvích Nga để bào vệ quyền lợi của giai cấp tư sàn. Quan điểm giáo dục lao động của Iugiacốp là: xuất phát từ nguyên tác cho rằng trường trung học đồng thời là một nông trang và phải đàm bảo đời sống của học sinh bằng cách bắt họ lao động trong mùa hè, Iugiacốp đưa ra nguyên tắc: “Nghĩa vụ lao động chân tay phải được quy định thực sự như là nguyên tắc chung, nhung tuyệt nhiên không phải cho tất cả mọi người mà chi cho người nghèo thôi”. Như vậy, lugiacốp cho rang: giáo dục lao động sản xuất không phải là điều kiện phát triển con người toàn diện mà chỉ là một phương cách để trà học phí cho trường trung học. Có nghĩa là: con em nhà nghèo thi phải lao động để lấy tiền trà học phí còn con em nhà giàu, con em những gia đình khá giả thỉ không phải chịu chế độ cưỡng bách giáo dục lao động ấy mà họ chi việc trà tiền mặt và vẫn giữ mọi hình thức học tập nhu cũ. Trong bài Những điển hình về kế hoạch không tường cùa phái Dân tuý, Lênin đã kịch liệt lên án cái kế hoạch không tưởng ấy, và Lênin đã chì rõ rằng cái kế hoạch giáo dục lao động cùa Iugiacốp rõ ràng là chi để bênh vực cho lí thuyết của nhà trường tư sản, đã bôi nhọ cái tư tưởng vĩ đại là giáo dục phải được kết hợp với lao động sản xuất đã được các nhà giáo dục không tưởng đề xuất ra từ trước. Cái kế hoạch giáo dục lao động đó thật là đơn giản vô cùng, Lênin đã phê phán bằng những lời châm biếm sắc sảo như sau: "Anh có tiền ư? Trà đi. Anh không có tiền ư? Lao động đi? Như vậy là, Lênin đã vạch rõ cái tính chất không tưởng của kế hoạch về nền giáo dục trung học toàn dân cùa Iugiacốp. Người cũng đã đập mạnh vào tính chất phản động của cái kế hoạch đó là nó bắt con em nhà nghèo phải làm công dịch trong các trường trung học nông nghiệp, còn con em nhà giàu thì được học ưong các trường trung học thành thị giữ nguyên chế độ cũ. Lao động sản xuất trong trường hợp này không phải là điều kiện phát triển con người toàn diện mà chỉ là biều hiện rõ rệt cùa tính chất giai cấp trong nhà trường tư sản mà thôi. 1Bàn về giáo dục, tr.l 12 - 113. 133
  10. 11.3.2.3. Lênin lên án chính sách giáo dục phàn động của nền giáo dục trong thời đại Nga hoàng Theo số liệu thống kê, thực chất nền giáo dục dưới chế độ Nga hoàng được phân bổ như sau: Năm 1892: + 46,5% các trường tiểu học thuộc về nhà thờ. + 56,2% con em bọn quý tộc, quan lại, địa chủ được học trong các trường trung học. Cũng trong các trường trung học đó, 31,3% là con em thị dân; 5,9% con em nông dân và nhân viên cấp dưới. Dưới ách thống trị của Sa hoàng, nền giáo dục phụ thuộc chặt chẽ vào nhà thờ và tôn giáo. Trường học, đặc biệt là các trường trung cao cấp chỉ là nơi dành riêng cho con em giai cấp địa chủ, quý tộc, tư sản; còn con em giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động chỉ được hưởng sự giáo dục một cách rất nhỏ giọt. Lênin lên án nội dung giáo dục phản động và phương pháp giáo dục nhồi sọ nhằm biến học sinh thành những kè thừa hành, ngoan ngoãn của trường học nước Nga đưomg thời. Trong Diễn văn tại Đại hội III Đoàn Thanh niên Cộng sàn Nga ngày 02/10/1920, Lênin đã phê phán nội dung giảng dạy và giáo dục vô cùng phản động của nhà trường cũ như sau: "Nhà trường cũ đào tạo những tôi tớ cần thiết cho bọn tư sàn, nó biến những nhà khoa học thành những người bắt buộc phái viết, phải nói theo ý muốn của bọn tư bản ” . Lênin cũng chỉ rõ phương pháp giáo dục và phương pháp giảng dạy của nhà trường đó là phương pháp rất đồi bại, lạc hậu, chỉ nhằm biến học sinh thành những kẻ thừa hành ngoan ngoãn: “Nhà trường cũ ¡à một nhà trường dạy theo lối sách vờ, nó bắt buộc người la phái thấm nhuần một đống kiến thức vô ích, thừa và không sinh động, làm cho đầu óc con người bị nhồi đầy và biến thế hệ trê thành những người làm việc bàn giấy đúc cùng một khuôn ”2 Lênin cũng đã đặc biệt nhấn mạnh tình thần xa rời thực tế của nhà truờng tư sản. Đó là điểm khác nhau cơ bản phân biệt nhà trường tư sản và nhà trườrig xã hội chủ nghĩa: “Một trong những tai hoạ và tệ nạn lởn nhất mà xã hội tư bàn *•2 Bàn về giáo dục, tr. 172, 169. 134
  11. chii nghĩa cũ đã đê lại cho chúng ta, đó là sự tách rời hoàn toàn giữa sách vờ và thực tiễn cuộc sống ',l. 11.3.2.4. Lênin vạch ra nhiệm vụ trước mắt cho nền giáo dục xã hội chủ nghĩa (trước hết là ờ nước Nga Xô viết) 1) Thiết lập chế độ giáo dục không mất tiền và bắt buộc, phổ thông và bách khoa (nghĩa là dạy lí luận và thực tiễn về tất cà các ngành sản xuất chủ yếu) cho các trẻ em trai, gái từ 16 tuổi trở xuống. 2) Ket hợp chặt chẽ công tác giáo dục với công tác lao động sản xuất xã hội. 3) Nhà nước đài thọ cho toàn thề học sinh các khoản chi phí về ăn, mặc và các dụng cụ học tập. 4) Tăng cường công tác cổ động và tuyên truyền trong giáo giới. 5) Giáo dục những lớp cán bộ giảng dạy mới có tư tường cộng sản. 6) Kêu gọi nhân dân lao động tích cực tham gia sự nghiệp giáo dục2. 11.3.2.5. Lénin phát triển học thuyết Mác về phát trien con người toàn diện Giáo dục con người phát triển toàn diện cũng chính là mục đích và nhiệm vụ của giáo dục Xô viết. Khi xác định mối liên hệ cùa nhà trường với cuộc đấu tranh của nhân dân lao động để cải tạo xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa, Lênin đã làm sáng tỏ mục đích của nhà trường xã hội chủ nghĩa là giáo dục và giáo dưỡng thế hệ trè xây dựng xã hội mới, đó là những con người phái triển toàn diện, có đù phẩm chất đạo đức, có năng lực, có sức khoẻ để xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Giáo dục, huấn luyện và đào tạo những con người phát triển về mọi mặt, được chuẩn bị về mọi mặt và biết làm mọi việc. Mục đích giáo dục của nhà trường Xô viết mà Lênin đưa ra chính là sự phát triển một cách sáng tạo tư tưởng vĩ đại của học thuyết Mác về mục đích giáo dục con người phát triển toàn diện. Đó chính là điểm khác nhau căn bản giữa mục đích giáo dục xã hội chù nghĩa và mục đích giáo dục của các nhà trường cũ. 11.3.2.6. Lênin phát trien học thuyết Mác vé giáo dục k ĩ thuật tổng hạp - Giáo dục kĩ thuật tổng hợp mà c . Mác gọi là giáo dục bách khoa trong nền giáo dục Xô viết là một vấn đề cỏ tính chất nguyên tắc. 1,2 Bàn về giáo dục, tr. 166, 149 - 150. 135
  12. - Tránh chuyên nghiệp hoá quá sớm. Sau khi nhận xét đề cương về giáo dục kĩ thuật tồng họp cùa Crúpxcaia, Lênin đã chi ra những ngành nào là ngành sản xuất chù yếu cùa nền sàn xuất xã hội chù nghĩa, cần phải giới thiệu những nguyên lí cùa chúng cho học sinh khi thực hiện nền giáo dục kĩ thuật tổng họp. Lênin đã xếp các ngành công nghiệp điện lực, cơ khí hoá chất và nông nghiệp vào các ngành sản xuất chủ yếu. Trong Luận để về tuyên truyền sàn xuất, Lênin viết: “Nhiệm vụ của chù nghĩa xã hội là làm xích lại gần và làm cho thống nhất công nghiệp với nông nghiệp "j. Lênin đã thấy rằng công cuộc xây dựng lại nền nông nghiệp lạc hậu ờ nước Nga trên cơ sờ điện khí hoá và sử dụng kĩ thuật cơ khí tiên tiến là nhân tố quan ừọng trên con đường xoá bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, xây dựng một xã hội không có giai cấp. Khi coi nông nghiệp là một ngành sản xuất chù yếu cũng nằm ừong phạm vi hoạt động cùa giáo dục kĩ thuật tồng hợp, Lênin đã mở rộng nội dung của khái niệm này so với các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác. —Nội dung cùa giảo dục kĩ thuật tổng hợp là: + Giảng dạy những tri thức về điện cho toàn dân. + ứ n g dụng điện vào công nghiệp cơ khí. + ứ n g dụng điện vào công nghiệp hoá chất. + Tiến tới điện khí hoá toàn Liên bang Nga. Vào giữa tháng 12/1920, khi thảo đề cương báo cáo tại đại hội các Xô viết lần thứ 8, Lênin đã viết vào phần kết luận công thức sau đây: Chủ nghĩa cộng sản = Chính quyền Xô viết + Điện khí hoá Trong Dự thảo nghị quyết của Đại hội các Xô viết lần thứ tám do Lênin thào, có đoạn viết: “Việc giáng dạy kế hoạch này (kế hoạch điện khí hoá toàn nước Nga) phái được tiến hành trong tất cả các trường của tất cà các nước cộng hoà, không có ngoại lệ. Mỗi trạm điện, mỗi nhà máy, moi nông trường quốc doanh kha khá đều phải trở thành những trung tâm giới thiệu về điện lực, về nền công nghiệp hiện đại, và những trung tăm tuyên truyền kế hoạch điện khí hoá và giảng dạy kế hoạch đó một cách có hệ thống’’2. *'2 Lênin toàn tập, tập 42, tr. 15, 196. 136
  13. Lênin đặt việc cung cấp cho thế hệ trẻ những khái niệm cơ bản về điện lực và việc sử dụng điện vào công nghiệp lên địa vị hàng đầu trong hệ thống giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong thời gian này (1920 - 1921). Cuối năm 1920, bà Crúpxcaia lúc bấy giờ là Thứ trưởng Bộ Giáo dục soạn thào một đề cương về giáo dục kĩ thuật tổng hợp để báo cáo tại Đại hội cùa Đàng. Trong bài nhận xét về đề cưcmg này, Lẻnin đã nêu lên một loạt những luận điềm quan trọng có tính chất nguyên tắc về nội dung giáo dục kĩ thuật tồng họp và những con đường để thực hiện nội dung giáo dục này trong điều kiện lịch sử cụ thể lúc bấy giờ. —Những biện pháp đê giáo dục kĩ thuật tông hợp: + Đưa các môn học phổ thông vào các trường kĩ thuật chuyên nghiệp và trường học nghề. + Huy động mọi lực lượng trí thức, cán bộ khoa học kĩ thuật để giàng dạy kĩ thuật điện cho toàn dân. + Biên soạn sách giáo khoa về kĩ thuật tồng hợp. + Mở các nhà bảo tàng, triển lãm về kĩ thuật tổng họp. + Cần thu hút các nhà báo, các kĩ sư, các nhà nông học, các nhà giáo, các viên chức có trình độ chuyên môn giỏi về điện lực tham gia vào công việc này. Như vậy, phát triển học thuyết cùa Mác - Ăngghen, Lênin đã cụ thể hoá nội dung giáo dục kĩ thuật tổng hợp và chi ra những biện pháp để thực hiện nội dung giáo dục này. Lênin đã chúng minh và khẳng định ràng: trong thời kì tháng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chù nghĩa cộng sản, chi có giáo dục, giáo dưỡng và dạy học đặt trong sự thống nhất với lao động sản xuất mới có thể đảm bảo hình thành được những con người phát triển toàn diện. Những lời chi dẫn của Lênin về mối liên hệ giữa học tập với lao động sản xuất; giữa giáo dục phố thông và giáo dục kĩ thuật tồng họp đã trở thành kim chi nam đối với hoạt động cùa nhà trường xã hội chù nghĩa. 11.3.2.7. LẾnin bàn về trí dục Khi phát triển học thuyết Mác về giáo dục, Lênin đã coi công tác trí dục nhàm làm cho thế hệ trè nắm vững những tri thức khoa học là một vấn đề cơ bản trong nội dung giáo dục của nhà trường Xô viết. Câu nói bất hủ của Lênin Học, học nữa, học mãi đã nói lên sự thiết tha và quan tâm của Người đối với trí dục. Lênin khẳng định: Muốn xây dựng thắng lợi chù nghĩa cộng sàn thì đòi hỏi thanh niên phải nắm vừng được toàn bộ kho tàng văn hoá, toàn bộ tri thức mà 137
  14. loài người đã sáng tạo nên trong quá trình phát triển của lịch sử. Muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản cần thiết phải nắm những kiến thức khoa học một cách sâu sắc và có hệ thống trong nhiều ngành khoa học kĩ thuật khác nhau. Vì vậy, Lênin đã dạy: “Người ta chi có thê trở thành người cộng sản sau khi đã làm giàu trí nhớ cùa mình bằng sự hiếu biết tất cả các kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo r a ' . Theo Lênin, tri thức khoa học phải là công cụ để giải phóng quần chúng lao động, đồng thời là điều kiện cần thiết để xây dựng chù nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Thanh niên muốn có được khối lượng tri thức khoa học đó phải tích cực tham gia vào quá trình lao động trí óc và lao động chân tay một cách kiên trì. Người phản đối việc học thuộc lòng, máy móc những chân lí khoa học và đòi hỏi thanh niên phải đấu tranh chống lại lối thay thế khoa học bằng những khẩu hiệu suông: "Chúng ta không cần nhồi sọ máy móc, nhưng chúng ta phải làm cho học sinh dùng những hiểu biết về những điểu cơ bản đế phát triển và hoàn thiện năng lực suy nghĩ cùa họ, vì rằng nếu không thật thấm nhuần và tiêu hoá được những điểu đã học được thì chù nghĩa cộng sản cũng sẽ biến thành một lâu đài trẽn bãi cát, một chiêu bài rỗng tuếch, người cộng sản cũng sẽ là một ké ba hoa. Không những các đồng chí cần phái thông hiêu những kiến thức học được mà còn phái lĩnh hội có phân tích, có phê phán, để không những phài mang trong đầu óc một đống rác rưởi, vô dụng, mà cỏn làm cho nó phong phú thêm bằng những tri thức thực tế, những tri thức mà nếu thiếu, chúng ta không thể trở thành những người có học thức hiện đại được ”2. Công trình nghiên cứu của Lênin về lí luận nhận thức có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để nghiên cứu lí thuyết mácxít về công tác dạy học. Trong khi phát ưiẻn 1 luận nhận thức duy vật biện chứng, Lẽiiin da 11Ỗ 1 1 công tliức điển liìiili 1 U Ô1 phản ánh đặc trưng của quá trình nhận thức của loài người là: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chăn li, nhận thức hiện thực khách quan". (Trích Bút kí triết học). Trên cơ sở nhận thức luận đó, lí luận dạy học của giáo dục học xã hội chủ nghĩa đã lấy đó làm nền tảng phương pháp luận của mình và giải quyết nhiều vấn đề một cách khoa học như: bàn chất của quá trình dạy học, mối liên hệ giữa '•2 Nhiệm vụ cùa Đoàn Thanh niên - Bàn về giáo dục, tr.171 - 172. 138
  15. ba mặt nhận thức —tình cảm —tư duy trừu tượng, hoạt động thực tiễn cùa học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Kết luận Những lời phát biểu của Lênin về tính chất giai cấp của giáo dục, về mục đích và nhiệm vụ của nhà trường Xô viết, phê phán nền giáo dục tư sản, là sự phát triển đầy tính sáng tạo những luận điếm trong học thuyết giáo dục của Mác và Ảngghen. Đây là nhũng thành quả vĩ đại cùa chù nghĩa Mác và đã trờ thành kim chi nam cho Đàng và Nhà nước Xô viết nói riêng và cho nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nói chung trong khi giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết của giáo dục. Những tư tưởng của Lênin về giáo dục lao động kĩ thuật tổng hợp, giáo dục con người phát triển toàn diện, giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa ngày nay đã trở thành những luận điểm có giá trị chỉ đạo về mặt lí luận cho giáo dục học xã hội chủ nghĩa trong thời kì tồn tại hệ thống xã hội chù nghĩa, giúp chúng ta hiểu sâu sẳc vai trò cùa vấn đề giáo dục cộng sàn cho thế hệ trẻ trong công cuộc cùng cổ, xây dựng và phát triển xã hội xã hội chú nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. CÂU H Ở I ÔN TẬP CHƯ ƠNG 11 1. Nêu những nội dung cơ bản trong học thuyết giáo dục cùa Mác - Ảngghen. 2. Hiểu như thế nào về luận đề Ban chất con người là tong hoà các moi quan hệ xã hội cùa c . Mác và ý nghĩa đối với hoạt động giáo dục hiện nay? 3. Phân tích quan điểm giáo dục trí tuệ và hướng vận dụng quan điểm Học, học nữa. học m õi cùa ĩ.ênin vào quá trình học tập của hàn thân. 139
  16. Chương 12 A.S. MACARENKÔ (1888 - 1939) - NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT 12.1. Cuộc đòi và sự nghiệp giáo dục 12.1.1. Cuộc đời A .s. Macarenkô là một nhà văn, nhà nhân đạo, nhà giáo dục Xô viết lỗi lạc. Ông được xếp vào hàng những nhà giáo dục xuất sắc nhất trong lịch sử giáo dục nhân loại cùng với tên tuổi của Cômenxki, Petxtalogi, Usinxki, Crúpxkaia. Ông sinh ngày 13/3/1888 trong một gia đình công nhân xe lửa nghèo ở tỉnh Khắccốp (thuộc nước Cộng hoà Ucraina - Liên Xô cũ). Lên 5 tuổi, Macarenkô đã biết đọc, 12 tuổi vào học trường tiểu học ở thị trấn. Đây là trường dành cho con cái các thương gia và viên chức. Khi đưa con đến trường, ông bố bảo Antôn Macarenkô: “Họ xây dựng trường này không phải là cho bọn mình. Nhưng mà con, con hãy chứng tỏ cho họ biết. Những điểm 4 thì đừng mất công đem về nhà làm gì! Phải là điểm 5, con đã hiểu chưa?” (điểm ưu - thang điểm 5) và trong suốt thời gian học ở trường ông đạt toàn điểm 5. Năm 1904, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Tiểu học, Macarenkô học khoá đào tạo sư phạm ngắn hạn một năm. Sau đó, vào tháng 3/1905, ông bắt đầu làm trợ lí giáo viên ở trường tiểu học của một nhà máy xe lửa. Cả thời thơ ấu, thời thanh niên và những bước đường đời đầu tiên của Macarenkô diễn ra trong thời kì phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng cùa giai cấp công nhân Nga. Macarenkô say mê tìm đọc sách của Goócki (một đại văn hào Nga lúc đó), những tác phẩm và chù nghĩa nhân đạo của Goócki có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sư phạm cùa ông lúc đó và sau này. Ông viết: “Goócki dạy cho chúng tôi biết cảm nhận lịch sử, biết làm cho lòng mình chứa chan cảm xúc và nhiệt tình; ngoài ra còn thêm một sự lạc quan, tin tưởng lớn”. Trong các năm 1913 - 1917, Macarenkô vào học Trường Cao đẳng Sư phạm ở tinh Pôntava và đã tốt nghiệp với Huy chương Vàng, vào đúng lúc Cách mạng tháng Mười thắng lợi và trở về trường cũ nơi ông bắt đầu sự nghiệp giáo dục tiếp tục công tác. 140
  17. Cách mạng tháng Mười thảng lợi. chính quyền Xô viết - nhà nước công nông Xô viết dầu tiên ưên thế giới được thành lập đã mờ ra những viễn cành tốt đẹp để ông thực hiện những ước mơ về sự nghiệp giáo dục của mình. Macarenkô cùng với những lực lượng ưu tú trong giáo giới Ucraina đã đi theo Đàng Bônsêvích, và ông đã nguyện cống hiến cà cuộc đời, tài năng và sức lực cho Đàng và chế độ Xô viết. Những năm 1918 - 1920 là thời ki nội chiến, các thế lực thù địch khiến nước Nga bị tàn phá nặng nồ. Năm 1920, cuộc nội chiến kết thúc đã dể lại những hậu quà nghiêm trọng tới đời sống kinh tế - xã hội nước Nga. Nạn đói, bệnh dịch, mại dâm và đặc biệt là nạn trè em mồ côi, vỏ gia cư xuất hiện ngày càng nhiều. Hàng ngàn trẻ em lang thang trên các dường phổ, vật vờ ở các nhà ga, bến tàu, bám vào các toa xe, phá phách các chợ búa gây ra rối loạn trật tự xã hội. Chúng bị hư hỏng vì đói, rét và túng quẫn. Trước tình hình đó, Sờ Giáo dục tình Pôntava đã giao cho Macarenkô tổ chức một trại lao động - giáo dục - cài tạo những trẻ vị thành niên phạm pháp. Trại này được mang tên là Trại lao động Goócki - tên cùa đại văn hào Macxim Goócki mà chù nghĩa nhân đạo của ông đã có ánh hường quyết định đen tư tưởng và quan điểm giáo dục trong cà cuộc đời lao động sư phạm cùa Macarenkô. Toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển cùa trại đã được mô tà trong tác phẩm Bài ca sư phạm (thời gian tồn tại của Trại lao động Goócki từ 1920 đến 1927). Trong thời kỉ ờ trại lao dộng Goócki, ông bất tay vào sự nghiệp giáo dục lại những tré em lang thang, tội lỗi, trộm cấp, vô gia cư từ hai bàn tay trắng (xây dựng trại, tồ chức cuộc sống, tổ chức lao động cho trẻ) và còn phải đấu tranh chống lại những quan điềm sai lầm của phái Nhi đồng học trong những người lãnh đạo các cơ quan giáo dục và chính quyền ớ Ucraina. Từ năm 1928 đến năm 1937. Macarenkô lại được giao nhiệm vụ mới: tổ chức m ột trại lao động mới lây tên là Công xũ D cczinxki (ten một nhà cách m ạng, bạn chiến đấu cùa Lênin) cũng ở tỉnh Khắccốp (gần trại Goócki cũ). Toàn bộ quá ưình tổ chức giáo dục trẻ em ở Công xã Déczinxki được ông mô tả lại trong tác phẩm Hành khúc năm 19 và sau này (1937 - 1938) được bổ sung, hoàn chinh lại thành tác phẩm A'gọn cờ trên tháp. Tuy là một trại mới. nhưng Công xã Déczinxki đã kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm và những truyền thống tốt đẹp cùa trại Goócki. Trong thời gian xây dựng và tổ chức giáo dục Công xã Déczinxki, Macarenkô đã đạt được những thành công rực rỡ, và tiếng vang về kết quà cùa quá trình xây dựng tổ chức giáo dục đã vang lừng khẳp châu Âu. Chi trong năm đầu, Công xã đã có 127 đoàn đại biểu của 141
  18. 30 nước trên thế giới đến thăm (trong đó có 37 đoàn cùa Đức; 16 đoàn cùa Pháp; 17 đoàn cùa Anh; 12 đoàn của Nam Mĩ, 8 đoàn của Hoa Kì...). Một chính khách của Chính phủ Pháp đã ghi lại cảm tưởng của mình trong sổ vàng cùa Công xã như sau (Heriô): "Tôi hết sức kinh ngạc! Hôm nay, tôi thấy một phép lạ mà tôi không bao giờ tin được, nếu tôi không thấy tận mặt Năm 1934, ông trúng cử Hội Nhà văn Xô viết. Năm 1935, ông được bồ nhiệm làm Phó Giám đốc phụ ưách trại lao động thuộc Bộ Dân uỷ nội vụ nước Cộng hoà Ucraina. Năm 1939, ông được tặng thưởng Huân chương Lao động cờ đỏ vì những thành tích phát triển văn học Xô viết. Ngày 01/4/1939 hoàn toàn bất ngờ đối với những người thân và những người quen biết, Macarenkô mất một cách đột ngột trên toa xe lửa khi đi từ nhà nghi của các nhà văn trờ về M átxcơva tham dự cuộc họp cùa xưởng phim Thiếu nhi để dựng cuốn phim theo kịch bản của ông. Ông mất đi vào lúc khả năng đang độ phát triển mạnh mẽ nhất và đang có những ý tường sáng tạo to lớn. Khi ông mất, từ khắp nơi trên đất nước Ucraina những trẻ nuôi đông đúc của ông (mà họ vốn là những đứa trè vô gia cư, phạm pháp) đã về tụ hợp đầy đù. Bây giờ họ là những sĩ quan Hồng quân, những kĩ sư, bác sĩ, giáo viên chuẩn bị thi thạc sĩ, những nghệ sĩ sân khấu, những nhà báo, học viên các trường quân sự... Họ họp thành một đại gia đình đoàn kết, làm đội danh dự túc ưực bên linh cữu của ông. 12.1.2. S ự nghiệp giáo dục A.s. Macarenkô là một nhà giáo dục Xô viết xuất sắc, một nhà nhân đạo chân chính, một nhà văn, một nghệ sĩ đầy sức sáng tạo cùa đất nước Xô viết những năm sau Cách mạng tháng Mười. Ông đã dành phần lớn thời gian của cuộc đời cho việc giáo dục trẻ em , đặc biệt là trè em hư. Gần 30 năm trực tiếp làm côn g tác giáo dục, ông đã xây dựng thành công những trại lao động kiểu mẫu trong việc giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp. Bằng lòng nhân ái sâu sắc, bàng những kinh nghiệm giáo dục và tài nghệ sư phạm tuyệt vời ông đã giáo dục thành công, trả lại cho xã hội gần 3.000 con người từ chỗ là những đứa trẻ lưu manh tội lỗi, từ chỗ là cặn bã của xã hội, đã bị vất ra lề đường xã hội trở thành những người công dân chân chính cùa đất nước Xô viết. Trong đó có những người đã trờ thành những kĩ sư, bác sĩ, phi công, anh hùng quân đội, thầy thuốc giỏi, những nhà giáo dục, những nghệ sĩ, những chuyên gia lành nghề trên nhiều lĩnh vực (khi ông mất, họ đã túc trực bên linh cữu của ông). 142
  19. Với hơn 30 năm hoạt động giáo dục, ông đã có một vốn tư liệu vô tận để viết những tác phâm giáo dục có giá trị lí luận và thực tiễn lớn lao, hết sức sinh động. Ông đã để lại cho nền văn học Xô viết và kho tàng lí luận giáo dục những tác phẩm vô song. Những tác phẩm lớn cần phải kể đến là: 1) Bài ca sư phạm (gồm 3 tập, 61 chương) mô tả lại toàn bộ những hoạt động giáo dục ở trại lao động Goócki. Đây là một tác phẩm nừa văn học, nừa giáo dục, trong đó có hàng trăm nhân vật với người thật, sự việc thật. Tác phẩm đã được dựng thành phim. Có nhiều người đánh giá chi với tác phẩm này, Macarenkô đã rất xứng đáng trở thành nhà vãn ưu tú nhất của thời kì đó và đây là tác phẩm giáo dục nổi tiếng nhất trong lịch sử giáo dục xã hội chủ nghĩa. 2) Hành khúc năm 1930 (hoàn thành năm 1932) và đến những năm 1937 — 1938 bô sung hoàn chình thành Ngọn cờ trên tháp; tác phẩm mô tả lại toàn bộ hoạt động giáo dục ở Công xã Déczinxki (khi nó ra đời thì chưa được mấy người chú ý). 3) Cuốn sách dành cho các bậc cha mẹ. Với tác phẩm này, Macarenkô được ghi nhận là người có công lao xây dựng lí luận giáo dục gia đinh xã hội chù nghĩa. 4) Những vấn để giáo dục cùa nhà trường Xô viết: Tập họp những bài viết của ông về giáo dục trong nhà trường Xô viết. Khi dịch sang tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội đã lấy đầu đề Giáo dục trong thực tiễn để đặt cho cuốn sách. •Ngoài ra, ông đã xây dựng đề cương cho một tác phẩm lí luận giáo dục lớn gồm 4 tập vói tên gọi Phương pháp giáo dục cộng sán chù nghĩa; tổng kết hoạt động giáo dục để rút ra những quy luật phổ biến cùa giáo dục cộng sản chù nghĩa. Nhưng tiếc rầng, tác phẩm này không được hoàn thành do sự qua đời đột ngột của ông vào năm 1939. Do đóng góp lớn lao đối với sự nghiệp giáo dục, Chính phủ Liên Xô đã tặng thướng cho ông nhiều phần thưởng cao quỹ vá Huân chương Lao động. Chinh phú cũng quyết định thành lập viện bào tàng Macarenkô tại trường, nơi ông đã bắt đầu sự nghiệp giáo dục và dựng tượng ờ quê hương ông. v ề di sản giáo dục cùa Macarenkô, đã có tới gần 40 luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ bảo vệ ờ Liên Xô và hàng ngàn bài báo viết về ông và quy định giáo dục của ông. Các tác phẩm cùa Macarenkô đã được hầu hết các nước trên thế giới dịch. Những nước tư bàn tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Ý, Mĩ, Hà Lan, Na Uy đã thành lập các tổ chức nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm giáo dục của Macarenkô để giải quvết những vấn đề về giáo dục. 143
  20. 12.2. Hệ thống các quan điểm giáo dục của Macarenkô Những đóng góp cùa Macarenkô đối với lịch sừ giáo dục nhân loại được xét trên hai bình diện: Đóng góp về thực tiễn (hoạt động tổ chức giáo dục) và đóng góp về việc xây dựng lí luận giáo dục. 12.2.1. Chù nghĩa nhãn đạo và niềm tin vào con người Chủ nghĩa nhân đạo là tập họp những quan niệm, quan điểm biểu hiện tư tường thừa nhận và đề cao quyền sống và phẩm giá của con người. Chủ nghĩa nhân đạo là hệ thống quan điểm coi trọng nhân phẩm, yêu thương con người, coi trọng quyền của con người được phát triển tự do, coi lợi ích của con người là tiêu chuẩn đánh giá quan hệ xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa là đinh cao của tu tưởng văn hoá nhân loại, nó xoá bỏ sự tha hoá con người do chủ nghĩa tư bản gây ra, xây dựng cuộc sống có tính nhân văn đích thực cho con người. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chù nghĩa huớng con người vào mục đích phấn đấu xây dựng một xã hội tốt đẹp, chan chứa tinh người, không chiến tranh thù hận, một xã hội ngày càng văn minh, không còn các tệ nạn xã hội gây cho con người những đau khổ, không còn ừè em lang thang không noi nương tựa. Chủ nghĩa nhân đạo Macarenkô là thuật ngữ mà xã hội Xô viết đã dùng để gọi hệ thống quan điểm nhân đạo do ông tổng kết từ thực tiễn giáo dục ưẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở Liên Xô những năm sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Chù nghĩa nhân đạo cao cả đã được thể hiện trong mọi hoạt động giáo dục của Macarenkô, quyết định sự sáng tạo cùa ông. Chủ nghĩa nhân đạo Macarenkô là sự kê thửa những tniyên thông quý háu của gia đình, của môi trường công nhân - nơi ông sinh ra, lớn lên và bắt đầu cuộc đời dạy học cùa mình. Nhất là nó dựa trên nền tàng cùa chủ nghĩa nhân đạo cộng sàn chủ nghĩa, có sự tiếp thu một cách sáng tạo chù nghĩa Mác - Lênin về con người thông qua sự ảnh hưởng cùa Goócki (ông đã lấy tên của Goócki để đặt tên cho trại trẻ em hư của mình). Ca ngợi Goócki, ông viết: “Điều quan trọng nhất mà tôi thấy ở ông là niềm tin lớn lao vào con người và yêu cầu cao đối với con người. Goócki là một trong những nhà giáo dục ưu tú vì ông đã đề ra những yêu cầu tối đa đối với con người. Ngoài ra tôi còn say mẽ chù nghĩa lạc quan, dự kiến cái tốt đẹp trong con người cùa ông 144
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
45=>0