Tìm hiểu lịch sử giáo dục thế giới: Phần 1
lượt xem 7
download
Phần 1 cuốn sách "Lịch sử giáo dục thế giới" trình bày những nội dung chính sau đây: Những vấn để chung về lịch sử giáo dục; Giáo dục trong xã hội công xã nguyên thuỷ; Giáo dục ở các nước phương Đông cổ đại; Quan điểm giáo dục của Khổng Tử; Giáo dục Hi Lạp cổ đại; Giáo dục phong kiến Trung Hoa;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu lịch sử giáo dục thế giới: Phần 1
- GT.0000027250 ẼN (C hủ b iê n ) ■ NGUYỄN Q UỐC TR! LICH sử GIÁO DUC m NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC s ư PHẠM
- U N I V E R S I T Y OF E D U C A T I O N P U B L I S H I N G H O U SE LỊCH SỬGIÁO DỤCTHẾGIỚI Bùi Minh Hiển (Chủ biên) - Nguyẻn Quốc Trị Sách được xuát bàn theo chl đạo biền soạn cửa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phục vụ công tác đầo tạo. Bản quyén xuát bán thuộc vé Nhà xuẫt bản Đại học Sư phạm. Mọi hlnh thức sao chép toằn bộ hay một phán hoặc cíc hlnh thức phát hầnh mầ không có sự cho phép trước bâng ván bản của Nhà xuát bản Đại học Sơ phạm déu là vi phạm pháp luật. C húng tô i lu ôn m on g m uốn nhận được n h ữ n g ỷ kiến đón g góp của quý vị đ ộ c già đ ể sá c h n g à y cà n g h o á n thiện hơn. M ọ i g óp ỷ vẻ J ách, Hên hệ vé bán th á o và dịch vụ bà n q u y én x in v u i lò n g gửi v i đ ịa ch ì em ail: kehoach@ nxbdhỉp.edu .vn Mả SỐ sách tiêu chuấn quốc tế: ISBN 978-604-54-0701-1 2
- MUCLUC • • Trang LỜI NHÀ XUẤT B Ả N .................................................................................................................................. 7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VẼ LỊCH s ử GIÁO D Ụ C ........................................................... 9 1.1. Đói tượng, nội dung nghiên cứu của Lịch sử giáo dục....................................................................... 9 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Lịch sử giáo dục..............................................................................................9 1.3. Phương pháp luận nghiên cứu Lịch sử giáo dục thế g iới................................................................10 CÂU HÒI ÔN TẬP CHƯƠNG 1.................................................................................................................................13 Chương 2. GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI CÔNG XÃ NGUYÊN TH U Ỷ.................................................14 2.1. Vài nét vé cách phân kì lịch sử thế giới.....................................................................................................14 2.2. Đặc điểm của chế độ công xã nguyên thuỳ............................................................................ ............15 2.3. Sự ra đời của hiện tượng giáo dục trong xã hội công xã nguyên thuỷ...................................... 16 2.4. Đặc điểm cùa giáo dục dưới ché độ công xã nguyên thuỳ............................................................. 17 CÂU HÒI ÔN TẶP CHƯƠNG 2.................................................................................................................................18 Chưcrng 3. GIÁO DỤC Ở CÂC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG c ổ Đ Ạ I.......................................................19 3.1. Đặc điếm chung của xã hội cổ đại ở phương Đòng........................................................................... 19 3.2. Nguón sử liệu để nghiên cứu giáo dục cổ đại phương Đông........................................................19 3.3. Giáo dục Ai Cập cổ đ ại..................................................................................................................................... 21 3.4. Giáo dục Lưỡng Hà cổ đại.............................................................................................................................. 26 3.5. Giáo dục Trung Quốc cố d ạ i.................................................................................................................................. 31 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3.................................................................................................................................36 Chương 4. KHỔNG TỬ (551 - 479 TCN) - NHÀ GI Ao DỤC TIÊU BIỂU TRUNG QUỐC CỔ Đ Ạ I...................................... ...................................................................37 4.1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục.................................................................................................................. 37 4.2. Tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức của Khổng T ử .........................................................................38 4.3. Quan điểm giáo dục của Khổng Tử............................................................................................................43 4.4. Nhận xét vé tư tưởng giáo dục của Khổng Tử..................................................................................... 49 CÂU HỎI ÔN T ậ p chương 4.................................................................................................................................50
- Chương 5. GIÁO DỤC Ở CÁC NƯỚC PHƯƠNG t a y c ổ đ ạ i .......................................................................... 51 5.1. Đặc điếm chung cùa xã hội phương Tây cổ đại....................................................................................51 5.2. Giáo dục Hi Lạp cổ đại......................................................................................................................................51 5.3. Một số tư tưởng giáo dục tiêu biéu ở Hi Lạp cổ đại...........................................................................56 CÂU HỎI ỒN T ậ p ch ư ơ n g 5.................................................................................................................................61 Chương 6. GIÁO DỤC PHONG KIẾN TRUNG HOA (Từtriểu đại nhà Tẩn đến cuối thế ki XIX)......................................................................62 6.1. Đặc điếm chung cùa chế độ phong kiến Trung Hoa.........................................................................62 6.2. Tiễn trình phát trién của giáo dục phong kiến Trung Hoa..............................................................63 6.3. Hệ thống tổ chức giáo dục............................................................................................................................65 CẦU HỎI O Tập c h ư ơ n g 6 .............................................................................................................................. 65 n Chương 7. GlAO DỤC PHONG KIẾN TÂY Au VA GlAO DỤC THỜI Ki VÂN HOÁ PHỤC HƯNG............................................................ 66 7.1. Đặc điềm chung của xã hội Tây Âu thời trung c ổ ............................................................................... 66 7.2. Hệ thống giáo dục của giáo hội Thiên Chúa giáo............................................................................... 67 7.3. Hệ thống giáo dục của lãnh chúa phong kiến..................................................................................... 70 7.4. Sự xuất hiện các trường học cùa thị dân và các trường đại học đáu tiên ở Tây  u ..............72 7.5. Bói cảnh ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng và những thành tựu văn hoá tiêu biếu có ảnh hưởng đến giáo dục...........................................73 7.6. Tư tưởng giáo dục trong thời kì Vãn hoá Phục hưng......................................................................... 75 CAU HỎI ỒN TẬP CHƯƠNG 7................................................................................................................................ 75 Chương 8. TƯ TƯỞNG GlAO DỤC CỦA JOHN LOCKE (1632 - 1704)............................................76 8.1. Tinh hình kinh tễ, chính trị, xã hội Tây Âu thế kl XVII.......................................................................76 8.2. Tư tưởng giáo dục John Locke........................................................................................................ ......... 76 CAU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8 ................................................................................................................................ 85 Chương 9. JAN AMÔT CÔMENXKI (1592 - 1670).............................................................................86 9.1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục................................................................................................................86 9.2. Quan điểm triết học..........................................................................................................................................87 9.3. Quan điểm giáo dục..........................................................................................................................................88 9.4. Kểt luận chung....................................................................................................................................................96 CAU HÒI ÔN TẬP CHƯƠNG 9.................................................................................................................................97 4
- Chương 10. GIÁO DỤC CÁC NƯỚC CHÂU Âu TỪ SAU CÁCH MẠNG TƯ SÀN PHÁP (1789) ĐẾN GIỮA THẾ Ki X IX ........................................................................................................ 98 10.1. Hoàn cảnh lịch s ử ............................................................................................................................................98 10.2. Tưtưàng giáo dục trong thời ki phát triển cùa chù nghĩa tư bản..............................................98 10.3. Một sỗ nhà giáo dục tiêu biểu...................................................................................................................99 CÂU HÒI ÔN TẬP CHƯƠNG 10........................................................................................................................... 124 Chương 11. HỌC THUYẼT GIÁO DỤC CÙA MÁC - ÃNGGHEN VÀ LÊNIN.................................. 125 11.1. Sự ra đời cùa học thuyết giáo dục cùa Mác - Ăngghen............................................................... 125 11.2. Những luận điểm cơ bản trong học thuyết giáo dụcMác - Ăngghen.................................126 11.3. Những tư tưởng giáo dục cúa v.l. Lênin (1870 - 1924).................................................................129 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 11........................................................................................................................... 139 Chương 12. A .s. MACARENKÔ (1888 - 1939) - NHÀ GIÁO DỤC x ổ VIẾT................................ 140 12.1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục..............................................................................................................140 12.2. Hệ thống các quan điểm giáo dục của Macarenkô........................................................................ 144 CÂU HÒI ÔN TẬP CHƯƠNG 12........................................................................................................................... 154 Chương 13. TƯ TƯỞNG G IÁO D Ụ CCÙ A THÁI NGU YÊN BÓI (1868 - 1940) - NHA CÀI CÁCH GlAO DỤC TRUNG QUỐC ĐÂU THÉ KÌ X X .....................................155 13.1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục..............................................................................................................155 13.2.Tưtưởng giáo dục........................................................................................................................................ 157 CÂU HÒI ỔN TẬP CHƯƠNG 13........................................................................................................................... 162 Chương 14. TƯ TƯỞNG GlAO DỤC CÙA JOHN DEWEY (1859 - 1952)...................................... 163 14.1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục.............................................................................................................. 163 14.2. Quan điểm triết học; giá trị cá nhân và xã hôi; chính tri - xã hôi; đao đức; tâm lí học...... 166 14.3. Tư tưởng giáo dục của John Dewey......................................................................................................171 14.4. Ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục của John Dewey đỗi với lịch sử giáo dục thễ giới..186 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 14........................................................................................................................... 187 Chương 15. NẼN GIÁO DỤC NHẬT BẢN HIỆN Đ Ạ I......................................................................... 188 15.1. Khái quát chung.............................................................................................................................................188 15.2. Tiễn trình phát triển của nễn giáo dục Nhật Bản hiện đại...........................................................189 15.3. Hệ thống giáo dục quốc dân...................................................................................................................196 15.4. Mô hinh quản lí giáo dục........................................................................................................................... 197 CÂU HÒI ÔN TẬP CHƯƠNG 15........................................................................................................................... 198
- Chương 16. NỂN GIÁO DỤC TRUNG QUỐC HIÊN Đ Ạ I.....................................................................199 16.1. Khái quát chung..............................................................................................................................................199 16.2. Tiễn trình phát triển cùa nén giáo dục Trung Quốc hiện đại..................................................... 200 16.3. Hệ thống giáo dục hiện hành...................................................................................................................203 16.4. Những cải cách giáo dục trong thời kì hiện đại hoá.......................................................................208 CÂU HÒI ÕNTẬP CHƯƠNG 16............................................................................................................................218 Chương 17. NẾN GIÁO DỤC HOA Kl HIỆN Đ Ạ I................................................................................. 219 17.1. Khái quát chung............................................................................................................................................. 219 17.2. Tiến trình phát triển cùa nén giáo dục Hoa Kì hiện đại.................................................................220 17.3. Hệ thóng giáo dục hiện hành...................................................................................................................230 17.4. Mô hình quản lí giáo dục............................................................................................................................238 17.5. Đẩu tư cho giáo dục, huy động các nguón lực phát triển giáo dục........................................240 17.6. ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và quản lí giáo dục.......................................241 17.7. Hệ thống kiềm định chất lượng giáo dục đại học.................................................................................. ........24 17.8. Chính sách giáo dục hiện nay của chính quyển Tổng thóng Barack Obama......................244 CAU HÒI ỔN TẬP CHƯƠNG 17...................................................................................................................... —.245 Phụ lục. NHÂN VẬT VA s ự KIỆN GlAO DỤC TIẼU BIỂU TRẼN THẾ G IỚ I.................................... 246 1900-1909................................................................................................................................................................. 246 1910-1919................................................................................................................................................................. 248 1920-1929................................................................................................................................................................. 249 1930-1939................................................................................................................................................................. 250 1940-1949..................................................................................................................................................................251 1950-1959........................................................................................................................................................................ ........25 1960- 1969................................................................................................................................................................. 257 1970-1979........................................................................................................................................................................ ........26 1980-1989.......................................................................................................................................................... — 262 1990-1999......................................................................................................................................:.......................263 TAl l i ệ u t h a m k h ả o ............................................................................................................................. 266 6
- LỜI NHÀ XUẤT BẲN Giáo dục là một hiện tượng xã hội được nảy sinh, biến đồi và phát triển cùng với sự hình thành, phát triển cùa xã hội loài người. Cùng với thực tiễn giáo dục ngày càng đa dạng, phong phú thì những tư tưởng, quan điểm, lí luận giáo dục cũng ngày càng phát trien phong phú và đa dạng. Từ đó xuất hiện hướng nghiên cứu lấy sự phát triển cùa lí luận và thực tiễn làm đối tượng nghiên cứu - Đó chính là khoa học về lịch sử giáo dục. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị —xã hội, khoa học kĩ thuật và công nghệ với sự phát triển lí luận và thực tiễn giáo dục, lịch sứ giáo dục chỉ ra những quy luật phát triển giáo dục. Trên cơ sở đó, dự báo. đề xuất những giá thuyết, nhũng kinh nghiệm vận dụng quy luật vận động và phát triển cùa giáo dục vào việc xây dựng, cải cách, đổi mới nền giáo dục hiện tại và tương lai. Lịch sử giáo dục thế giới là một trong hai bộ phận của khoa học về lịch sử giáo dục. Năm 2008, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã xuất bản giáo trình Lịch sử giáo dục Việt Nam, được đông đào độc giả đón nhận. Đe đáp ứng nhu cầu cùa cán bộ giàng dạy, sinh viên các trường Sư phạm và bạn đọc rộng râi, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình Lịch sử giáo dục thế giới. Giáo trình gồm 17 chương, trình bày một cách hệ thống từ những vấn đề chung về lịch sừ giáo dục thế giới đến đặc điểm phát triển thực tiễn và lí luận giáo dục qua các thời kì phát triển lịch sừ nhân loại (từ xã hội công xã nguyên thuỷ đến xã hội hiện đại qua các châu lục); những tư tưởng giáo dục vĩ đại của nhân loại qua các thời kì lịch sử: Khổng Từ, J. Locke, J.A. Comenxki, Petxtalogi, J. Rutxô, Mác - Ảngghen - Lênin, J. Dewey... 7
- Ngoài các nội dung chính, phần Phụ lục cuốn sách cung cấp cho bạn đọc một cách tóm tắt các nhân vật và sự kiện lịch sử về giáo dục thế giới từ năm 1900 đến năm 1999. Lịch sử giáo dục thế giới là giáo trinh dùng cho sinh viên và cán bộ giảng dạy các trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm. Đồng thời nó cũng hữu ích cho các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, các nhà quản lí giáo dục, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những ai quan tâm đến sự phát triển của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm trân trọng giói thiệu cùng bạn đọc. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 8
- Chương ĩ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH sử GIÁO DỤC 1.1. Đối tuọng, nội dung nghiên cứu của Lịch sử giáo dục Mỗi lĩnh vực khoa học có quá trình hình thành, phát triển, có đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu riêng. Lịch sừ giáo dục là một chuyên ngành của khoa học giáo dục, có quan hệ với nhiều khoa học khác như: Lịch sử triết học, Kinh tế học, Xã hội học... song trước hết nó liên quan trực tiếp đến khoa học lịch sử và khoa học giáo dục. Hoạt động thực tiễn giáo dục ngày càng đa dạng và sự phát triển của những tư tưởng, quan điểm, lí luận giáo dục cũng ngày càng phong phú, đa dạng. Từ đó xuất hiện những công trình lấy sự phát triển của lí luận và thực tiễn giáo dục làm đối tượng nghiên cứu, đó là cơ sở cho sự ra đời cho một chuyên ngành khoa học mới - khoa học Lịch sử giáo dục. Lịch sứ giáo dục với tu cách là một khoa học, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triên cùa thực tiên và lí luận giáo dục cùa nhân loại qua các thời kì lịch sừ, kế từ khi xã hội loài người ra đời cho đến nay. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của Lịch sử giáo dục là đối tượng kép, vừa nghiên cứu lí luận vừa nghiên cứu thực tiễn giáo dục qua các thời kì lịch sừ khác nhau. Đó là một đặc trưng của Lịch sử giáo dục, khác với các khoa học khác như Lịch sử triết học. Lịch sử tư tường. 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Lịch sử giáo dục 1.2.1. Nhiệm vụ chung Lịch sử giáo dục nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tể, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kĩ thuật, công nghệ với sự phát triển của lí luận và thực tiễn giáo dục, từ đó tìm ra những quy luật phát triển giáo dục và đề xuất những giả thuyết, những kinh nghiệm vận dụng vào quá trình xây dựng, cải tạo, đổi mới nền giáo dục hiện tại và tương lai. 9
- 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thê - Nghiên cứu, mô tả các hoạt động tổ chức xây dựng nền giáo dục, sự hình thành và phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân của các quốc gia qua những thời kì lịch sử. - Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của các tư tường giáo dục, các quan điểm giáo dục, các hệ thống lí luận giáo dục điển hình qua các thời kì lịch sử của thế giới và cùa dân tộc. - Nghiên cứu các phong trào giáo dục tiên tiến có tác động lớn đến xu hướng phát triển giáo dục của thế giới và cùa mỗi quốc gia. - Nghiên cứu những hoạt động của các nhà sư phạm, các nhà giáo dục có đóng góp lớn cho sự phát triển thực tiễn và lí luận giáo dục trong mỗi thời kì lịch sử. - Một trong những yêu cầu quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử giáo dục là trên cơ sở kinh nghiệm và lí luận giáo dục mà loài người đã tích luỹ được nêu lên những dự báo, phương hướng chiến lược phát triển giáo dục hoặc đề xuất những cài tiến, đổi mới về nội dung, phương pháp, mô hình tổ chức, quản lí, mô hĩnh phát triển giáo dục cho hiện tại cũng như tương lai. 1.3. Phiro'ng pháp luận nghicn cứu Lịch sử giáo dục thế gió'i Lịch sử giáo dục có hai bộ phận: Lịch sử giáo dục thế giới và Lịch sử giáo dục của mồi quốc gia, dân tộc. Các hiện tượng, sự kiện giáo dục này sinh và phát triển là sản phẩm của những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Đồng thời, mỗi hiện tượng giáo dục lại có một quá trình hình thành và phát triển tự thân do những mối quan hệ logic bên trong của giáo dục quy định. Hai quy luật trên đan chéo, chế ước sự phát triển cùa giáo dục. Do đó, khi nghiên cứu Lịch sứ giáo dục cần phái quán triệt quy luật về mối quan hệ biện chứng và quy luật về mối quan hệ logic bên trong của giáo dục. Việc nghiên cứu Lịch sử giáo dục học thế giới lấy các quan điểm và nguyên lí của phép duy vật biện chứng và chù nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin làm cơ sờ phương pháp luận. Xem xét sự phát triển của lịch sử giáo dục thế giới là một quá trình vận động và phát triển hẹyp quy luật, chịu sự chi phối và chế ước của các quy luật kinh tế —xã hội. Xem xét sự phát triển của lịch sử giáo dục thế giới trong mối liên hệ biện chứng với các quá trình xã hội khác. Cụ thể, nghiên cứu Lịch sử giáo dục thế giới dựa trên các tiếp cận sau đây: 10
- 1.3.1. Tiếp cận logic - lịch sử Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của lịch sử giáo dục thế giới theo tiến trình phát triển lịch sử đảm bảo sự chính xác về thời gian, không gian của sự kiện. Trên cơ sở đó nhận thức rõ quy luật chi phối sự khác biệt về nội dung, tính chất, trình độ phát triển giáo dục qua các thời kì lịch sử khác nhau. Nghiên cứu chế độ giáo dục trong mối quan hệ với truyền thống lịch sử, các đặc điểm dân tộc và văn hoá, các nhân tố tự nhiên, tôn giáo... chi phối tồ chức xã hội và tổ chức hệ thống giáo dục, những điều kiện kinh tế, chính trị của các nước có ảnh hưởng đến giáo dục. Đồng thời, thông qua phân tích lịch sử, phân tích bối cảnh chinh trị, văn hoá xã hội, các yếu tố truyền thống riêng của mỗi dân tộc có ảnh hưởng đến giáo dục để đúc rứt ra những nguyên tắc và tính đặc thù cũng như quy luật chung cùa sự phát triển giáo dục thế giới. 1.3.2. Tiếp cận hệ thống Nghiên cứu lịch sử các tư tưởng, học thuyết và chế độ giáo dục với tư cách là một hệ thống —một hệ thống xã hội - có quan hệ mật thiết vói các hệ thống xã hội khác như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, công nghệ. Chú ý đến mối quan hệ tác động chi phối, chế ước lẫn nhau giữa các hệ thống đó với giáo dục để luận giải được sự khác biệt về chế độ và trình độ phát triển giáo dục của các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ khác nhau. 1.3.3. Tiếp cận cltính thể Nhìn nhận hệ thống giáo dục thế giới và chế độ giáo dục mỗi quốc gia như là một chỉnh thể hữu cơ cùa các bộ phận hợp thành có quy luật. Các bộ phận trong chỉnh the này có m ôi licn hệ, tác động quu lụi với nhau, thúc đây lẫn nhau vả công năng cùa chinh thể luôn lớn hơn công năng cùa bộ phận. Chỉnh thể bức tranh giáo dục thế giới bao gồm giáo dục của các quốc gia tiêu biểu ở các châu lục, không phân biệt sự khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá, tôn giáo, ngôn ngữ. Chinh thể giáo dục bao gồm các cấp học, bậc học, ngành học, các loại hình nhà trường, các phương thức giáo dục, các mô hình quản lí giáo dục. Trong mỗi cấp và các loại hình nhà trường lại bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, các hình thức tổ chức giáo dục, công tác kiểm tra đánh giá, chế độ thi cử, kiểm định và quàn lí chất lượng giáo dục riêng. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử giáo dục các nước trong 11
- chỉnh thể nhất thiết phải nghiên cứu sự phối họp hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống giáo dục chính thể và giữa các nhân tố cùa quá trinh giáo dục, dạy học. Tiếp cận nghiên cứu chinh thể - bộ phận - chinh thể sẽ giúp ta nhận biết chính xác những kinh nghiệm giáo dục vĩ mô của từng quốc gia qua từng thời kì phát triển lịch sử, hiểu rõ moi liên hệ trục hoành cùa kết cấu giáo dục và thấy được diện mạo toàn diện và quy luật biến đổi cùa kết cấu giáo dục chỉnh thể. 1.3.4. Tiếp cận phát triển Đòi hỏi nhìn nhận vận động là một thuộc tính khách quan cùa vật chất và của lịch sử. Khi nghiên cứu lịch sử giáo dục thế giới, kể cả nghiên cứu tư tuờng, lí thuyết hay thực tiễn giáo dục cần nhận thức được quy luật phát triển của giáo dục về cả chiều dài thời gian và chiều rộng không gian. Không nên xem một số lí thuyết, mô hình, chế độ giáo dục nào đó là tuyệt đối hoàn hảo, bất biến. Sự phát triển giáo dục thế giới cần được xem xét trong sự vận động phát triển đi lên, mà động lực thúc đẩy đó là những nhân tố kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong mỗi thời kì lịch sử. 1.3.5. Tiếp cận liên môn (Cross —disciplinary approach) Lịch sử giáo dục là một phân ngành hẹp của khoa học giáo dục, có liên hệ chặt chẽ với nhiều môn khoa học xã hội và khoa học giáo dục khác. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chương trình môn học cần phải theo cách tiếp cận liên môn. Do đó, có thể vận dụng các phương pháp và tri thức của Triết học, Chính trị học, Giáo dục học, Xã hội học, Kinh tế học, Logic học, Dân tộc học, Lịch sử, Ngôn ngữ học, Lịch sử tôn giáo, Lịch sử triết học, Lịch sử văn minh thế giới, Lịch sử văn hoá thế giới, Công nghệ học, Thống kê học... trong nghiên cứu xây dựng môn học. 1.3.6. Tiếp cận giao thoa văn hoá và quan điểm tôn trọng các nền văn hoá khác nhau Trong nền kinh tế toàn cầu và hội nhập quốc tế, chúng ta ngày càng có nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của các nền văn hoá khác nhau, sự khác biệt văn hoá ảnh hưởng đến tính đặc thù của giáo dục. Tôn trọng sự khác biệt để dung hoà các giá trị, tạo nên sự đa dạng, đa chiều và biết tiếp thu một cách có chọn lọc, tránh thái độ thái quá hoặc bất cập khi đánh giá, xem xét các tư tưởng giáo dục, chế độ giáo dục của những nước có nền văn hoá khác nhau. 12
- 1.3.7. Tiếp cận theo quan điêm hội nltập kliu vực và quốc tế Mục đích nghiên cứu và học tập Lịch sử giáo dục thế giới là nâng cao vốn hiểu biết, làm tăng giá trị và thái độ trân trọng, học tập nhũng thành công và tránh những thất bại, đúc rút kinh nghiệm giáo dục của loài người đã tích luỹ được trong lịch sử đế vận dụng vào cải tạo hiện thực, vươn tới tương lai. Do đó, cần chú ý nghiên cứu những mô hình, những lí thuyết, tư tường giáo dục đại diện cho những khuynh hướng phát triên, đại diện cho những mô hình, thể chế chính trị - xã hội khác nhau, khu vực địa lí khác nhau, trình độ phát triền kinh tế —xã hội khác nhau, có truyền thong văn hoá lịch sử tương đồng hoặc riêng biệt trong mỗi thời kì lịch sử, để đúc kết những kinh nghiệm phổ biến, có giá trị và phù họp với thực tiễn phát triển giáo dục cùa đất nước trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Chú trọng nghiên cứu giáo dục các nước phương Đông không chi thời cổ đại mà cà thời kì cận đại, hiện đại (Trung Quốc, Nhật Bàn, Ân Độ) đế tăng cường những hiểu biết về lịch sử giáo dục phục vụ yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. 1.3.8. Tiếp cận theo hướng nghiên cứu khai thác toi đa các nguồn sử liệu gốc, kết hợp với các tài liệu nghiên cứu cập nhật liên quan dã công bố Coi các nguồn tài liệu gốc, các tài liệu thông sử, lịch sử vãn minh thế giới, lịch sử văn hoá là những nguồn tài liệu chính thống, đồng thời coi trọng sự tiếp thu có kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tài liệu, giáo trình đã công bố cùa các tác giả trong và ngoài nước, tham khảo các tài liệu cập nhật trên các kênh thông tin khác (các website của các tổ chức giáo dục quốc tế như UNESCO; Google...). CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯ ƠNG 1 1. Nhiệm vụ nghiên cứu chung và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể cùa môn học Lịch sử giáo dục thế giới là gì? 2. Phân tích các tiếp cận nghiên cứu Lịch sử giáo dục thế giới. 13
- Chương 2 GIÁO DỤC TRONG XÁ HỘI CÔNG XÂ NGUYÊN THUỶ 2.1. Vài nét về cách phân kì lịch sử thế giói Khi phàn ki lịch sử phát triển của lịch sử thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau. - Theo cách tiếp cận các nền văn minh mà loài người đã t á i qua: theo quan điểm của các nhà tương lai học mà tiêu biểu là nhà tương lai học người Mĩ Alvin Toíĩler đù loài người đã trải qua ba nền văn minh phát triển theo hướng tiến bộ và hoàn thiện dần: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp. + Nen văn minh nông nghiệp kéo dài hàng chục vạn năm, kể từ khi xã hội có giai cấp và nhà nước. + Văn minh công nghiệp bắt đàu từ thế ki XVII, với những cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng tư sản đưa loài người từ xã hội phong kiến tự cung tự cấp sang xã hội công nghiệp (cho đến nay chừng hơn 350 năm). + Văn minh hậu công nghiệp, hay còn có nhiều tên gọi khác nhau. Có học giả gọi đây là nền văn minh thứ ba, hay Làn sóng thứ ba; có học giả gọi đây là thời ki cách mạng công nghiệp lần thứ hai, hay thời kì siêu công nghiệp, hay nền văn minh tin học. Tất cả những khái niệm đó chi sự phát triển mạnh mẽ, to lớn cùa loài người trên tất cả các lĩnh vực văn hoá, khoa học kĩ thuật, công nghệ, với đặc trưng nổi bật là công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành trên phạm vi toàn thế giới chứ không phải chỉ ở châu Âu, Bẳc Mĩ. Cả thế giới đã trờ thành một Làng toàn cầu. Thời đại văn minh hậu công nghiệp bắt đầu từ sau Thế chiến lần thú II, từ những năm 1950 trò đi. —Theo cách phân kì của khoa học lịch sử mácxít thì loài người đã trải qua 5 thời kì lịch sử lớn sau: + Thời kì xã hội nguyên thuỳ: Tồn tại từ khi loài nguời xuất hiện đến khi xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời. + Thời cồ đại: Từ khi nhà nuớc ra đời đến khi chế độ phong kiến hình thành (Thời gian tồn tại ở phương Đông và phương Tây không giống nhau). Ở phương Tây gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ (tò thiên niên kỉ I TCN đến thế ki V). 14
- ơ phương Đông gọi là xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên (hay phương thức sản xuất châu Á). ơ các nước khác nhau thời gian tồn tại cũng khác nhau: ờ Ai Cập, Lưỡng Hà khoảng 1000 năm TCN; Trung Quốc tù thế ki XXI TCN đến năm 221 TCN; Án Độ tồn tại đến năm 320 SCN; Việt Nam từ khi nhà nước Văn Lang thành lập đến thế ki XI, khi nhà nước phong kiến đầu tiên ra đời. + Thời trung đại: Thời kì tồn tại của chế độ phong kiến: ờ phương Tây từ thế kl V đến thế kì XVII. Ở phương Đông: Chế độ phong kiến ra đời sớm hơn và kết thúc muộn hon phương Tây, và tồn tại trong những khoảng thời gian không giống nhau trên thế giới. Ví dụ: Trung Quốc: Từ năm 221 TCN đến đầu thế kỉ XX (cách mạng Tân Hợi 1911); Án Độ: từ năm 320 đến giữa thế kỉ XIX; Việt Nam từ thế ki XI đến đầu thế kỉ XX. + Thời cận đại: thời ki ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản (từ thế kỉ XVII đến đầu thế ki XX, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917). + Thời hiện đại: từ năm 1918 đến nay, là thời ki tồn tại song song hai hình thái chế độ: Chủ nghĩa xã hội ở một số nước; chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển và biến đổi theo những khuynh hướng mới. 2.2. tíặc điếm của chế độ công xã nguyên thuỷ Chế độ công xã nguyên thuỷ là giai đoạn đầu tiên và tồn tại lâu dài nhất ưong lịch sử phát triển của xã hội loài người, kể từ khi có con người xuất hiện cho đến khi nhà nước ra đời và xã hội phân chia thành giai cap đối kháng. Trình độ sản xuất duới chế độ xã hội nguyên thuỷ hết sức thấp kém, công cụ sản xuất thô sơ, đơn giản, chủ yếu là bằng đá. Kĩ thuật lao động và chế tác công cụ rẩt lạc hậu, từ kĩ thuật ghè đẽo tiến đến kĩ thuật mài đá cũng đòi hỏi sự tích luỹ kinh nghiệm hàng vạn năm. Cuối thời nguyên thuỷ con người đã tìm ra lửa, kim loại (đồ đồng, đồ sát), nhưng nhìn chung trình độ sản xuất và năng suất lao động còn hết sức thấp kém, con người còn lệ thuộc rất nhiều vào giới tự nhiên. Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất: sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất: đất đai, sông ngòi, biền hồ, rừng núi, công cụ lao động đều là cùa chung, mọi người đều làm chung, hưởng chung. Vì thế quan hệ sàn xuất là hoàn toàn bình đẳng, không có tư hữu, giàu nghèo, giai cấp và nhà nước. Tổ chức xã hội cơ bản của xã hội nguyên thuỷ là công xã thị tộc (tác là cộng đồng xã hội được tổ chức, cố kết với nhau theo mối quan hệ dòng máu, huyết thống), 15
- trong đó có một thời kì dài tồn tại chế độ công xã thị tộc mẫu hệ. Chế độ hôn nhân tiến triền từ chế độ quần hôn, mẫu hệ tới gia đình phụ hệ một vợ một chồng và tới chế độ phụ quyền. Sau này chế độ mẫu hệ tan rã, Ph. Ảngghen nói đó là một thất bại có tính chất lịch sử của người phụ nữ. Mặc dù trình độ sản xuất hết sức thấp kém như vậy nhưng trong thời kì xã hội nguyên thuỷ loài người đã đạt được những tiến bộ rất lớn về tổ chức sản xuất, về kĩ thuật chế tạo công cụ lao động. Bằng kĩ thuật ghè đẽo, khoan, cưa, mài đá đã chế tạo ra được những công cụ lao động gọn đẹp và chính xác (rìu đá, cung tên, mũi lao, mũi giáo, cày cuốc, rìu, dao, liềm). Cuối thời nguyên thuỷ con người đã tìm ra được kim loại và chế tạo ra những công cụ lao động bàng đồng, sắt mang lại năng suất lao động cao hơn nhiều. Từ chỗ chỉ biết săn bắt, hái lượm, người nguyên thuỷ đã biết ữồng trọt, chăn nuôi gia súc, dệt vải, đánh cá, và như vậy sự phân công lao động đã được hình thành, những kinh nghiệm lao động đã được tích luỹ. về hình thái ý thức: tuy chưa xuất hiện hệ ý thức nhưng tín ngưỡng, tôn giáo nghệ thuật nguyên thuỳ bắt nguồn từ thực tiễn lao động sàn xuất và đấu tranh tự nhiên đã bắt đầu hình thành và phát triển, tạo nên những nền tảng ban đầu của ý thức cộng đồng người nguyên thuỷ. 2.3. Sự ra đòi của hiện tượng giáo dục trong xã hội công xã nguyên thuỷ Giáo dục nảy sinh, phát triển từ nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đe tồn tại, con người phải lao động sản xuất cải tạo thiên nhiên. Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người'. Trong tổ chức xã hội đầu tiên cùa loài người - bầy người nguyên thuỷ, do trình độ thấp kém, công cụ thô sơ, lại sống trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, bầy người nguyên thuỷ không thể sống lẻ loi mà đã biết tập hợp nhau lại thành bầy, cũng lao động, tìm kiếm thức ăn và đấu tranh chống các thú dữ đề tự vệ (ở đây con người đã có quan hệ hợp quần xã hội). Mỗi bầy người có người đứng đầu, có sự phân công công việc giữa nam và nữ, mọi người đều có nghĩa vụ đi săn bat. 1 Ăngghen trong luận văn nối tiếng Tác dụng cùa lao động trong quá trình chuyên biển lừ vượn thành người. Dần theo Lương Ninh (Chù biên), Lịch sử thế giới cô đại, Nxb Giáo dục, H. 2000, tr. 13. 16
- tìm kiếm thức ăn, bảo vệ lẫn nhau và trông nom con cái, chế tạo công cụ lao động. Chính trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày, con người có nhu cầu trao đổi, liên kết với nhau làm nảy sinh những mối quan hệ giữa con người với con người (Lao động đã sáng tạo ra xã hội loài người). Trong quá trình sống, lao động, sinh hoạt, con người trong xã hội nguyên thuỷ đã tích luỹ được những kinh nghiệm trong đấu tranh chống thiên nhiên, thú dữ; kinh nghiệm chế tạo và sử dụng công cụ lao động; kinh nghiệm phân công lao động; những phong tục, tập quán, lễ nghi trong sinh hoạt vãn hoá cộng đồng. Đe duy trì sự tồn tại và phát triển, con người có nhu cầu truyền thụ lại những hiểu biết và kinh nghiệm đó cho nhau, người lớn truyền lại cho trè em, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Đó là hiện tượng giáo dục đầu tiên trong xã hội loài người. Như vậy, hiện tượng giáo dục xuất hiện trong tồ chức xã hội đầu tiên cùa loài người - bày người nguyên thuỳ. 2.4. Đặc điếm của giáo dục dưói chế độ công xã nguyên thuỷ Hiện tượng giáo dục trong xã hội nguyên thuý đuợc coi là giáo dục tự nhiên, tức là sự truyền thụ trực tiếp những kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất và trong sinh hoạt cộng đồng. Không có sự phân biệt lao động trí óc và lao động chân tay. Thời kì này chưa có chữ viết, chưa có nhà trường, chưa có người thầy giáo chuyên biệt làm công tác giáo dục. Giáo dục là hoàn toàn bình đẳng đối với mọi trẻ em và đối với tất cả mọi người. Do sự phân công lao động giữa nam và nữ có sự khác nhau nên cũng có sự khác nhau tương đối về sự truyền thụ những kinh nghiệm lao động cho trẻ em trai và gái. Phương pháp giáo dục chủ yếu dùng lời nói. trực quan và thông qua hoạt động thực tiễn. Trong xã hội nguyên thuỷ có một thời kì dài tồn tại chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, người phụ nữ giữ một vai trò trọng yếu trong đời sống kinh tế và đời sống thị tộc cho nên họ cũng giữ một vai trò to lớn trong việc giáo dục và dạy dỗ trẻ em. Bước sang giai đoạn cuối cùa xã hội nguyên thuỳ, sức sàn xuất phát triển cao hơn một buớc (đánh dấu bằng sự ra đời của đồ kim loại), năng suất lao động cao hơn, từ đó có cùa cải dư thừa và hiện tượng tư hữu xuất hiện, xã hội phân chia giàu nghèo dẫn đến sự ra đời cùa giai cấp và nhà nước. Giai cấp quý tộc giàu có 17
- đã lập ra trường học để dạy dỗ và giáo dục con em mình. Kể từ đó giáo dục không còn mang tính chất tự nhiên, bình đẳng như trước. Lịch sử bước sang một ưang mới, đó là sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và nhà nước - xã hội chiếm hữu nô lệ. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 1. Hiện tượng giáo dục được ra đời như thế nào trong lịch sừ xã hội loài người? 2. Phân tích các đặc điểm của giáo dục dưới chế độ công xã nguyên thuỷ. 18
- Chương 3 GIÁO DỤC Ở CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG c ổ ĐẠI 3.1. Bậc diêm chung của xã hội cô đại ở phương Đông 3.1.1. Xã hội cổ dại là chế độ xã hội có giai cấp và áp bức giai cấp đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người 0 Trung Quốc, Ân Độ... mâu thuẫn cơ bàn trong xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc thống trị với đông đào những người nông dân công xã và nô lệ. 3.1.2. Trong thời kì này loài người đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt: văn hoá, khoa học, triết học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc... Những nền văn minh tối cổ của nhân loại đã ra đỡi và đóng góp vào kho tàng văn hoá của loài người những thành tựu vô giá. Tiêu biểu nhất là nền văn minh của một số quốc gia cổ đại điển hình như Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Án Độ... Đó cũng là những quốc gia có nền giáo dục sớm phát triển. Trên cơ sờ những thành tựu rực rỡ mà loài người đã đạt được trong thời cổ đại, nền giáo dục thời kì này đã phát triển lên một trình độ cao thể hiện ờ hệ thống nhà trường được thành lập, đội ngũ giáo viên chuyên biệt được hình thành, văn tự chữ viết ra đời, nội dung giáo dục phong phú và có hệ thống, hình thức dạy học cá nhân ra đời và là hình thức dạy học chủ yếu, giáo dục trí tuệ, thẩm mĩ, thể dục được chú trọng, giai cấp quý tộc đã coi giáo dục là một công cụ quan trọng để đào tạo, rèn giũa con em mình trở thành những người kể tục sự nghiệp và bào vệ chế độ bóc lột. 3.2. Nguồn sử liệu để nghiên cún giáo dục cổ đại phưong Đông Việc tim hiểu đời sống kinh tế - văn hoá, chính trị - xã hội và giáo dục ở A i Cập cổ đại là nhờ vào các tài liệu rất có giá trị qua các cuộc khai quật khảo cổ học. Người ta đã tìm thấy những mộ táng và dấu tích của một kinh đô mới do Pharaon Iknaton xây dựng với những đền đài, cung điện tráng lệ, những dinh thự, vườn cây, công viên, đường phố rộng rãi. Ở vùng Medinet - Abu, dấu tích của đền thờ và cung điện của Ramses III được tìm thấy trong đó có chứa rất nhiều tài liệu cồ văn quý giá. Nguồn tài liệu không kém phần quan trọng và cũng rất 19
- phong phú là văn tự cổ Ai Cập. Những bút tích của các vua quan, sử biên niên của các đời vua, các chiếu chi của vua, thư từ và tiều sử cá nhân, các tài liệu văn học và tôn giáo... được khắc trên đá, trên những bức tượng của các đền thờ và nhà mồ, ừên các pho tượng và bia kỉ niệm, đặc biệt các Kim Tự Tháp nổi tiếng, các đền thờ, lăng tẩm, cung điện... là các di tích của nền văn hoá vật chất nằm rải rác trên khắp đất nước Ai Cập là những nguồn sử liệu vô cùng quý giá để giúp ta hình dung lại quá khứ xa xôi cùa nền văn hoá giáo dục Ai Cập thời cổ. Năm 1822, một học giả người Pháp là Sampôliông mới tìm ra cách đọc chữ tượng hình Ai Cập trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu cổ Ai Cập. Những người lính ữong đoàn quân viễn chinh của Napôlêông sang chinh phục Ai Cập đã tìm được phiến đá Rôdet trên đó có khắc đầy những chữ cổ và mang về Pháp. Nhờ việc tìm ra được chiếc chìa khoá để đọc chữ tượng hình, Sampôliông cũng là người đã đặt cơ sở cho một môn khoa học mới - đó là ngành Ai Cập học. Từ đó việc nghiên cứu Ai Cập cổ được đặc biệt đẩy mạnh, một khối lượng lán các hiện vật và các tài liệu văn tự cổ đã được thu thập, nghiên cứu và biên dịch. Cho đến nay, phần lớn các tài liệu văn tự cổ Ai Cập đã được dịch ra các ngôn ngữ thông dụng. Qua nguồn sử liệu quý giá này, người đời sau biết được đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục của cư dân Ai Cập cồ đại. Nguồn sử liệu quan trọng nhất để nghiên cứu lịch sử khu vực Lưỡng Hà cố đại nói chung và lịch sử giáo dục Lưỡng Hà nói riêng là các bản cổ văn viết trên các bàng đất sét và các bản khắc chữ trên đá, các nguồn sử liệu vật chất khổng lồ thu được qua các cuộc khai quật khảo cồ học. Khi khai quật các thành thị cồ đại ở vùng đất này người ta đã tìm thấy hàng chục ngàn cuốn sách bàng đất sét nung. Nội dung của các tài liệu này hết sức phong phú, về ngữ pháp, sử biên niên, luật pháp, các báo cáo về các công trinh xây dụng cung điện, đền m iều, các báo cáo của các quan lại, các tài liệu ngoại giao, những bài thuốc và tài liệu y học, sổ sách kế toán của nhà vua, các loại đơn kiện, khế ước, giấy tờ mua bán nhà cửa hoặc nô lệ, các bài kinh cầu nguyện, các lời bói toán, đoán định của các nhà chiêm tinh học, các thông báo thiên văn... Việc dịch giải văn tự hình đinh này là một công việc hết sức khó khăn. Trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX, bàng sự cố gắng chung của nhiều nhà khoa học trong đó phải kể đến công đầu của hai nhà ngôn ngữ học Grotefend người Đức và Rawlinson người Anh đã tìm ra cách giải mã được loại văn tự này. Sau đó các nhà khoa học đã tiến hành tiếp những cuộc thử nghiệm để kiểm tra lại và khắng định 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sơ lược một số nước trên thế giới về lịch sử giáo dục Việt Nam: Phần 2
77 p | 280 | 80
-
Tìm hiểu lịch sử Phật giáo thế giới: Phần 1
564 p | 258 | 69
-
BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ VỀ GIÁO DỤC
36 p | 1219 | 63
-
Tìm hiểu về Đạo giáo tri thức cơ bản: Phần 1
73 p | 154 | 39
-
Bài giảng Lịch sử Giáo dục Việt Nam - Giáo dục Phương Tây
11 p | 282 | 34
-
Phương pháp dạy học lịch sử và một số chuyên đề: Phần 2
235 p | 106 | 14
-
Tác động của Trí tuệ nhân tạo (AI) đối với hệ thống giáo dục toàn cầu và giáo dục Việt Nam
11 p | 20 | 7
-
Tìm hiểu lịch sử giáo dục thế giới: Phần 2
144 p | 13 | 6
-
Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 2: Từ năm 905 đến năm 1883 (Phần 2)
265 p | 22 | 6
-
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lí (THCS)
68 p | 40 | 5
-
Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử
64 p | 17 | 3
-
Mấy vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu, giảng dạy
4 p | 35 | 3
-
Giá trị giáo dục tại các trường tư Công giáo dưới thời Pháp thuộc (1860-1945) trong tinh thần xây dựng xã hội Việt Nam
17 p | 22 | 3
-
Sử dụng kiến thức Ấp chiến lược để dạy học chuyên đề “Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” ở trường trung học phổ thông tỉnh Kon Tum
3 p | 9 | 3
-
Sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học môn Giáo dục địa phương cho học sinh lớp 6 tỉnh Thừa Thiên Huế
3 p | 11 | 3
-
Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí – Cấp tiểu học
32 p | 140 | 3
-
Tư tưởng của Nguyễn Trãi về giáo dục: Quan điểm về sự kiên trì vượt khó học tập và ý niệm học tập suốt đời
7 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn