intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN_1

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'tìm hiểu những kế sách giữ nước thời lý - trần_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN_1

  1. TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thời Lý - Trần là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ của đất nước. Khoảng gần 5 thế kỷ của thời kỳ này, nhân dân Đại Việt - tên nước chúng ta lúc đó - đã vươn lên trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước, lập nên nhiều kỳ tích đáng tự hào về mọi mặt, mở ra kỷ nguyên Đại Việt trong lịch sử dân tộc. Với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử cuối năm 938, nhân dân ta đã rửa sạch nhục mất nước kéo dài hơn một nghìn năm, giành lại độc lập dân tộc. Trong độc lập và thanh bình, nhân dân ta hăng hái bắt tay xây dựng cuộc sống, xây dựng đất nước phồn vinh và đã đạt được nhiều thành tựu huy hoàng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả một thời kỳ lịch sử sôi nổi và tưng bừng thắng lợi ấy ít nhiều đã phản ánh vào trong lãnh vực tư tưởng, trong quan niệm của tầng lớp trí thức của thời đại. Trong đó những hoạt động chính trị, những cuộc chiến tranh giữ nước với những thành tích rõ rệt của nó đã có những tiếng vang đáng chú ý hơn cả.
  2. Kỷ nguyên Đại Việt cũng như các thời kỳ lịch sử khác, công cuộc dựng nước và giữ nước luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là một đặc điểm nổi bật, một quy luật đặc thù của lịch sử dân tộc. Dựng nước luôn luôn đi đôi với giữ nước đã trở thành một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Vốn là một nước không lớn, nhưng lại ở vào vị trí cửa ngõ của vùng Đông Nam Á, nước ta từ xưa đến nay là đối tượng dòm ngó và xâm lăng của biết bao thế lực xâm lược tàn bạo qua các thời đại lịch sử. Đời Lý phải tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trong khoảng năm 1075 - 1077. Đời Trần phải ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên vào những năm 1258, 1285, và 1287 - 1288. Công cuộc dựng nước trong hòa bình bị ngắt quãng nhiều lần bởi những cuộc chiến tranh xâm lược của địch, nhưng ngay khi thắng lợi, trong lúc dựng nước phải lo nghĩ đến kế sách giữ nước, sẵn sàng trong tư thế đánh giặc bảo vệ đất nước. Nền độc lập dân tộc ở trong tình trạng gần như bị đe dọa thường xuyên. Thời Lý - Trần, chế độ phong kiến phát triển, giai cấp phong kiến còn đại diện cho dân tộc và giữ vai trò tổ chức, lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc. Qua thực tiễn lịch sử, các vương triều phong kiến lúc tiến bộ ở nước ta đã sớm nhận thức được mối quan hệ giữa dựng nước và giữ nước cũng như yêu cầu thường xuyên của nhiệm vụ giữ nước. Những tư tưởng tiêu biểu cho ý thức về
  3. quyền độc lập và tự chủ của dân tộc đã được thể hiện một cách rõ rệt trong bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt: “Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thứ hai vừa kết thúc thắng lợi, trong bài thơ khải hoàn, thượng tướng Trần Quang Khải đã nhấn mạnh “Thái bình tu tri lực, vạn cổ cựu giang san” (Thái bình nên gắng sức, non nước ấy ngàn thu). Sau cuộc kháng chiến lần thứ ba, quân giặc đã bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, vua Trần vẫn luôn luôn lo nghĩ về kế sách giữ nước. Năm 1300, Trần Quốc Tuấn ốm nặng, vua Trần Anh Tông đến tận nhà riêng thăm hỏi vị Quốc công Tiết chế thiên tài và nói đến điều lo nghĩ của mình:“Nếu giặc Nguyên lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?” tạo nên động lực “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của mỗi người dân . Trước lúc từ trần, Trần Quốc Tuấn đã để lại lời di chúc vạch ra những chủ trương giữ nước cho nhà Trần. Nguyễn Trãi đã nhận định “tai nạn nhiều là gốc dựng nước, lo nghĩ nhiều là cái nền mở nghiệp thánh, trải nhiều biến thì mưu kế sâu, tính việc xa thì thành công kỳ” . Đó là hoàn cảnh gian khổ của cuộc đấu
  4. tranh dựng nước và giữ nước mà dân tộc ta đã trải qua. Đó cũng là trường học lịch sử vừa thử thách, vừa rèn luyện bản lĩnh dân tộc, vừa đúc kết nên nhiều bài học phong phú. Các triều đại Lý Trần và sau đó là Lê vào lúc tiến bộ, trên cơ sở “ngẫm nay suy trước, xét cùng mọi lẽ hưng vong” (Bình Ngô đại cáo) đã biết đề ra nhiều kế sách giữ nước tích cực, góp phần quan trọng tạo ra những thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong kỷ nguyên Đại Việt. Có thể khái quát những kế sách giữ nước bao gồm những tư tưởng chủ yếu như sau: 1. Tư tưởng về đoàn kết dân tộc, ý thức về quyền độc lập, tự chủ, thống nhất quốc gia Dân tộc ta tồn tại và phát triển trong điều kiện hầu như phải thường xuyên chống thiên tai và chống ngoại xâm. Thiên tai đã thường xuyên khắc nghiệt, ngoại xâm lại xuất phát từ những nước lớn mạnh hơn ta. Đoàn kết dân tộc, thống nhất quốc gia vì thế sớm trở thành một xu thế phát triển chủ đạo của lịch sử và là một tiềm lực lớn lao của dân tộc trên con đường chinh phục thiên nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã bước đầu xây dựng quốc gia phong kiến tập quyền. Nhưng trong nội bộ, giai cấp thống trị lúc đó có một số thổ hào địa phương muốn hùng cứ từng phần. Xu hướng cát cứ phân quyền có lúc trỗi dậy mạnh mẽ, gây thành loạn mười
  5. hai sứ quân (944 - 967). Giương cao ngọn cờ thống nhất, Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân ủng hộ, đã nhanh chóng đánh bại các sứ quân, quy giang sơn về một mối. Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập do Ngô Quyền lãnh đạo và thống nhất quốc gia do Đinh Bộ Lĩnh cầm đầu, đã tạo điều kiện đưa đất nước ta bước vào thời kỳ rực rỡ của kỷ nguyên Đại Việt. Trong thời kỳ Lý - Trần, chế độ phong kiến trung ương tập quyền ngày càng được củng cố, quốc gia thống nhất ngày càng được tăng cường về mọi mặt. Tuy nhiên thế lực cát cứ vẫn tồn tại và nhân lúc chính quyền trung ương suy yếu hoặc lợi dụng địa thế hiểm trở của vùng núi xa xôi nổi dậy mưu đồ lập giang sơn riêng. Các triều Lý Trần cũng như triều Lê sau này đã kiên quyết trấn áp, đánh bại các mưu đồ đó, giữ vững giang sơn một mối. Trong việc trấn áp các mưu đồ đó, tuy có lúc phải thực hiện bằng bạo lực, nhưng mặt chủ yếu trong kế sách của các triều đại Lý Trần là thắt chặt sự cố kết dân tộc và củng cố quốc gia thống nhất. Bộ máy Nhà nước được xây dựng với thiết chế ngày càng chính quy và hoàn chỉnh. Đó là bộ máy thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng khi giai cấp phong kiến còn đại diện cho dân tộc thì đó cũng là bộ máy quản lý quốc gia, lãnh đạo công cuộc dựng nước và giữ nước. Bằng một hệ thống tổ chức chặt chẽ, bộ máy đó tập trung quyền lực về triều đình trung ương và khống chế, kiểm soát cả nước.
  6. Miền rừng núi rộng lớn của Tổ quốc là một địa bàn chiến lược quan trọng trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Đó là khu vực cư trú của nhiều thành phần dân tộc thiểu số. Các triều Lý Trần rất chú ý địa bàn chiến lược này và áp dụng nhiều chính sách vừa kiên quyết, vừa mềm mỏng nhằm thu phục các tù trưởng thiểu số và tăng thêm sự cố kết dân tộc. Nhà Lý phong chức tước và gả công chúa cho nhiều tù trưởng, biến họ thành quan chức của triều đình và phò mã của nhà vua. Triều đình tôn trọng tục lệ của các dân tộc, giành cho các tù tưởng nhiều quyền hạn, nhưng đòi hỏi phải thống thuộc trong quốc gia thống nhất và chịu sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Nước Đại Việt lúc bấy giờ đất còn hẹp, dân còn ít, nhưng tồn tại với sức mạnh của một quốc gia thống nhất, một quốc gia tập quyền. Trước họa xâm lăng, sức mạnh đó được phát huy cao độ và chứng minh vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp giữ nước. Để chuẩn bị xâm lược nước ta, nhà Tống (Trung Quốc) đã dùng nhiều thủ đoạn uy hiếp, mua chuộc, dụ dỗ các tù trưởng miền núi phía Bắc, âm mưu phá hủy sự đoàn kết chiến đấu của các dân tộc ta. Nhưng kết quả là các dân tộc thiểu số và hầu hết các tù trưởng của họ đều đứng vững trong hàng ngũ chiến đấu của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của triều Lý. Các đạo quân người dân tộc thiểu số do các tù tưởng Tông Đản, Thân
  7. Cảnh Phúc, Hoàng Kim Hãn, Vi Thủ An, Lưu Kỷ đã chỉ huy lập được nhiều chiến công xuất sắc, góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống. Tổng kết thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã thấy rõ sức mạnh của sự đoàn kết từ trên xuống dưới, tạo nên thời cơ thuận lợi để thắng địch, rằng “đời Đinh Lê, trên dưới đồng tâm, lòng dân không ly tán, đắp thành Bình Lỗ mà đánh được quân Tống”, rằng “vua Lý dựng nghiệp, quân Tống xâm chiếm địa giới, lúc ấy dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Liêm đến tận Mai Lĩnh, đấy là có thế lực mạnh”, cho đến “mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vua tôi đồng tâm, anh em hoà thuận, cả nước nhà góp sức nên bị giặc phải chịu bị bắt…” . Trong lúc Tổ quốc lâm nguy, đứng trên cương vị của giai cấp thống trị đương thời, Trần Quốc Tuấn kêu gọi mọi người cứu nước. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các chính sách thu phục các tướng sĩ: “các ngươi lâu ở dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có áo thì ta cho mặc, không có cơm thì ta cho ăn, quan nhỏ thì ta thăng chức, lộc ít thì ta cấp lương, đi thủy cấp thuyền, đi bộ cấp ngựa; giao cho cầm quân thì cùng nhau sống chết, gọi đến nhà ở thì cùng nhau nói cười” .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2