intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:370

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" - Tập 2) trình bày các nội dung: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng cư dân Nam Bộ, thiết chế quản lý xã hội ở Nam Bộ, tộc người và quan hệ tộc người ở Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ThS. VŨ THỊ HỒNG THỊNH TRẦN PHAN BÍCH LIỄU ThS. PHÙNG MINH TRANG Trình bày bìa: HOÀNG MINH TÁM Chế bản vi tính: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT Sửa bản in: Đọc HỒNG THỊNH sách mẫu: VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/27-23/CTQG. Số quyết định xuất bản: 439-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6912-6.
  2. CHỦ BIÊN GS. PHAN HUY LÊ PHÂN CÔNG BIÊN SOẠN GS. PHAN HUY LÊ: Lời giới thiệu, Chương mở đầu, Chương kết TS. TRƯƠNG THỊ KIM CHUYÊN: Chủ biên Chương I GS. TSKH. VŨ MINH GIANG: Chương II GS. TS. NGUYỄN VĂN KIM: Chủ biên Chương III GS. TS. NGUYỄN QUANG NGỌC: Chủ biên Chương IV PGS. TS. ĐOÀN MINH HUẤN: Chủ biên Chương V PGS. TS. TRẦN ĐỨC CƯỜNG: Chủ biên Chương VI GS. TS. NGÔ VĂN LỆ: Chủ biên Chương VII PGS. TS. VŨ VĂN QUÂN: Chủ biên Chương VIII TS. VÕ CÔNG NGUYỆN: Chủ biên Chương IX PGS. TS. VÕ VĂN SEN: Chủ biên Chương X PGS. TS. PHAN XUÂN BIÊN: Chủ biên Đề xuất, kiến nghị Cùng các thành viên tham gia Ban biên soạn của các đề tài
  3. 5 Chương VII ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN NAM BỘ I- ĐẶT VẤN ĐỀ Nam Bộ là đồng bằng lớn ở Việt Nam, với tổng diện tích trên 64.000 km2. Xét về nhiều phương diện hiện nay cũng như trong tương lai lâu dài, Nam Bộ sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa ở nước ta. Nam Bộ là vùng đất mới so với lịch sử lâu đời của nước Việt Nam. Nhưng chính vùng đất này lại là vùng đất hứa, là niềm hy vọng của bao lớp cư dân người Việt cùng với các cộng đồng dân cư khác như Khmer, Hoa, Chăm vì nhiều lý do khác nhau đã đến đây để sinh cơ lập nghiệp, mưu cầu cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc hơn. Các thế hệ người Việt cùng với các thế hệ của các tộc người anh em khác đã chung lưng đấu cật khai phá và bảo vệ vùng đất này, làm nên những kỳ tích trong kháng chiến chống xâm lược cũng như trong xây dựng hòa bình. Do tính chất và tầm quan trọng của vùng đất này mà từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu ra mắt độc giả. Những công trình đó đã khắc họa bức tranh khá sinh động về con người và vùng đất Nam Bộ với những đặc trưng văn hóa, xã hội. Tất cả những sắc thái văn hóa địa phương đó đã làm nên một
  4. 6 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN “văn minh miệt vườn” được Sơn Nam trình bày trong tập khảo cứu của mình1. Trong phân loại các vùng văn hóa ở Việt Nam, các tác giả đều coi Nam Bộ là một vùng văn hóa với những đặc trưng rất đa dạng và phong phú, làm nên sắc thái của một vùng so với các vùng văn hóa khác ở nước ta2. Khi nghiên cứu văn hóa tộc người và lịch sử tộc người thì Nam Bộ là một khu vực lịch sử - dân tộc học (zone historico - ethnographique). Với tư cách là một vùng lịch sử - dân tộc học, Nam Bộ có những yếu tố địa lý tự nhiên, môi trường xã hội chi phối một cách sâu sắc đến các yếu tố văn hóa, đến sự phát triển kinh tế, xã hội của cả khu vực cũng như của từng cộng đồng dân cư sinh sống trên vùng đất phương Nam. Nghiên cứu đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của cư dân Nam Bộ thực chất là nghiên cứu khu vực lịch sử - dân tộc học, vì vậy chúng tôi nêu lên một số hướng tiếp cận để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu như sau: 1. Tiếp cận theo hướng môi trường sinh thái Nam Bộ là vùng đất mới so với các khu vực khác của Việt Nam. Cách đây trên 3 thế kỷ, vào năm 1698, khi chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược phương Nam, chính thức hóa một tình hình thực tế, xác lập bộ máy hành chính thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn, thì nơi đây còn là một vùng đất hoang vu, thiên nhiên khắc nghiệt, môi sinh đa dạng với các tiểu vùng khác nhau. Những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và đa dạng, có những nét đặc thù so với các vùng khác, thí dụ so với vùng đồng bằng sông Hồng, ảnh hưởng một cách trực tiếp và sâu sắc đến việc hình thành các yếu tố văn hóa 1. Sơn Nam: Văn minh miệt vườn, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1992. 2. Chu Xuân Diên: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr.312. Ngô Đức Thịnh: Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.265.
  5. CHƯƠNG VII: ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO... 7 của cư dân trong vùng. Mặt khác, so với các vùng khác ở nước ta, Nam Bộ có nhiều yếu tố thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng, dân cư thưa thớt, khí hậu không quá khắc nghiệt, có hai mùa mưa, khô...) thích hợp với nền kinh tế đa dạng, đáp ứng được những yêu cầu trong đời sống thường nhật của cư dân. 2. Tiếp cận theo hướng khu vực lịch sử - dân tộc học (zone historico- ehtnographique) Nam Bộ là vùng đồng bằng nơi có nhiều thành phần tộc người sinh sống. Xét về thành phần tộc người qua số liệu thống kê thì dễ dàng nhận thấy tính đa dạng đó (cuối những năm 90 của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã có 15 nhóm người khác nhau cư trú ở thành phố Sài Gòn, và chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê năm 1999 có 26/54 thành phần tộc người sinh sống). Có thể nói đây là một trong số những vùng khá đặc biệt không những đối với Việt Nam, mà đối với cả thế giới. Đây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có nhiều thành phần tộc người sinh sống, khác biệt nhau về mọi phương diện (ngôn ngữ, tôn giáo...). Chưa nói đến nơi đây đã từng có một số tộc người sinh sống, nhưng do những biến động lịch sử mà họ đã di chuyển đến nơi khác1. Những biến động lịch sử làm cho làn sóng di dân (migration) xảy ra liên tục. Ở đây đã diễn ra 3 hình thức di dân. Đó là di dân tự nhiên, di dân cơ chế và di dân tại chỗ2. Các tộc người có mặt ở Nam Bộ vào những thời điểm khác nhau (người Khmer có mặt sớm nhất, vào khoảng đầu thế kỷ XIII, người Hoa khoảng thế kỷ XVII, người Chăm đầu thế kỷ XIX). Giữa những 1. Trần Văn Giàu (Chủ biên): Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, tr.134-135. 2. Mạc Đường: Về vấn đề dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long. In trong Một số vấn đề khoa học xã hội về đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982, tr.178.
  6. 8 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN tộc người này có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, tổ chức xã hội, tôn giáo. Sự khác biệt này là những trở ngại ban đầu cho quá trình tiếp xúc. Nhưng trải qua một quá trình lâu dài sinh sống trên một vùng lãnh thổ, cùng khai hoang lập làng, cùng chống kẻ thù xâm lược và thiên nhiên khắc nghiệt, và do quá trình sống xen kẽ đã xảy ra quá trình giao lưu văn hóa (échange culturelle) và tiếp biến văn hóa (acculturation) giữa các tộc người, hình thành nên những yếu tố văn hóa chung giữa các tộc người sinh sống ở đây. Những quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các tộc người vẫn đang diễn ra trong bối cảnh hiện nay ở Nam Bộ. 3. Tiếp cận theo hướng giao lưu tiếp biến văn hóa Nam Bộ là nơi hội tụ của các nền văn hóa. Do vị trí của mình mà vùng đất này từ lâu đã là nơi giao lưu, hội tụ của các nền văn hóa, văn minh khác nhau. Nhìn trên bình diện cả nước, Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ, nhưng mức độ chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa đó khác nhau giữa hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc nên văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng rất lớn đến mọi khía cạnh đời sống của các cộng đồng tộc người. Trong khi đó, các tộc người sinh sống ở miền Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Nằm trên trục giao thông quan trọng, người dân ở phía Nam từ lâu đã mở rộng giao lưu buôn bán với các vùng khác (không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ, mà đã vươn xa ra ngoài lãnh thổ quốc gia) và cũng luôn mở cửa đón nhận những yếu tố văn hóa du nhập từ bên ngoài. Cũng do quá trình tiếp xúc thường xuyên với thế giới bên ngoài, nên đã xảy ra quá trình hỗn dung văn hóa. Sự hỗn dung văn hóa được thể hiện cả trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân vùng này.
  7. CHƯƠNG VII: ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO... 9 4. Tiếp cận theo hướng tiếp xúc giữa các nền văn minh Nam Bộ là nơi có nhiều tôn giáo. Trên vùng đất mới này có hầu hết các tôn giáo có tính thế giới như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo (Islam), và các tôn giáo có tính khu vực như Khổng giáo, Ấn Độ giáo. Những tôn giáo này du nhập vào Việt Nam vào các thời kỳ khác nhau và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống mọi mặt của cư dân trong vùng. Bên cạnh đó, do những điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội của vùng đất “địa linh, nhân kiệt” đã xuất hiện những tôn giáo mới vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là các tôn giáo như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Hòa Hảo. Ngoài ra còn có những tôn giáo có số lượng tín đồ không đáng kể, nhưng lại mang đậm dấu ấn và vai trò của những “ông đạo” như đạo Trần, đạo Dừa. Những tôn giáo có tính chất bản địa ra đời ở Nam Bộ bị chi phối bởi các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội, cũng chỉ giới hạn ảnh hưởng của mình trong không gian đó. Một điều cũng rất thú vị là các tôn giáo bản địa ra đời trong không gian xã hội của người Việt và chỉ có ảnh hưởng đến cộng đồng cư dân Việt, mà hầu như không có ảnh hưởng gì đến các cộng đồng dân cư khác, vốn đã cùng cộng cư với người Việt trong suốt quá trình khai hoang lập làng, cùng chia ngọt sẻ bùi trong quá trình chế ngự thiên nhiên cũng như trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Nghiên cứu và lý giải về hiện tượng có tính khu biệt vùng ảnh hưởng cũng như dần chịu sự ảnh hưởng của các tôn giáo bản địa, chúng tôi đã có một số bài viết được in trong sách cũng như được trình bày ở hội thảo khoa học1; và đã trình bày một số đặc điểm có tính đặc thù của Nam Bộ. Những đặc điểm này, nếu đem so sánh với các vùng khác của Việt Nam bên 1. - Ngô Văn Lệ: Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đông Nam Á, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tr.110-140. - Ngô Văn Lệ: Các tôn giáo bản địa và ảnh hưởng của nó đến văn hóa người Việt Nam Bộ. In trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2009.
  8. 10 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN cạnh những nét chung có tính thống nhất của cả nước, mà Nam Bộ với tư cách là một phần lãnh thổ của Việt Nam nằm trong không gian văn hóa Đông Nam Á, nhưng lại có những khác biệt so với các vùng lãnh thổ khác mà chúng ta dễ dàng nhận ra. Và chính những điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội của Nam Bộ khác biệt như vậy đã dẫn đến sự hình thành những khác biệt văn hóa so với các vùng khác của Việt Nam. Tuy nhiên, những khác biệt văn hóa này không dẫn đến những dị biệt lớn lao, mà vẫn thể hiện sự thống nhất trong đa dạng phát triển của dòng chảy văn hóa người Việt và văn hóa Việt Nam. Khi nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của cư dân một khu vực nào đó cần căn cứ vào mục tiêu, những điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội mà người nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận sao cho phù hợp. Qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về Nam Bộ lâu nay đã được xuất bản, chúng tôi nhận thấy chủ yếu hướng vào những vấn đề chung nhất (như Mấy đặc điểm văn hóa Nam Bộ; Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long; Đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu và phát triển; Mấy vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đông Nam Á...) hay tập trung nghiên cứu sâu vào từng lĩnh vực thuộc văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của cư dân trong vùng (như Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng Nam Bộ; Lễ hội dân gian Nam Bộ, Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa...). Những công trình đã được xuất bản chú trọng đến tính đa ngành, nhưng tính liên ngành chưa cao và chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, dân tộc học. Nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của cư dân Nam Bộ một cách sâu sắc và toàn diện để khẳng định những nét đặc trưng là một công việc không dễ dàng. Đã đến lúc không chỉ nhìn nhận một cách giản đơn nhiều hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của Nam Bộ, mà phải đi tìm lời giải đáp trong chiều sâu của bản sắc văn hóa, lối sống, tâm lý, tính cách, quan niệm thẩm mỹ, triết lý của con người vùng đất này. Nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo,
  9. CHƯƠNG VII: ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO... 11 văn hóa của cư dân Nam Bộ đã được chú ý từ lâu và đã có nhiều công trình ra mắt độc giả, phác thảo một bức tranh đa sắc màu về tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của vùng đất này. Để có những công trình đó, các lĩnh vực của khoa học xã hội và nhân văn đã được huy động, tính đa ngành được thể hiện rất rõ, nhưng tính liên ngành còn chưa cao. Vì vậy, để có thể nêu lên những đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của cư dân Nam Bộ thì cách tiếp cận vùng văn hóa lịch sử (zone historico-culturelle), theo chúng tôi, là phù hợp. Cách tiếp cận vùng văn hóa lịch sử cho phép xem xét các hiện tượng văn hóa trong chỉnh thể, trong mối liên quan mật thiết giữa chúng với nhau, nhìn nhận văn hóa là hệ thống giá trị mang tính biểu trưng do con người sáng tạo ra và tích lũy trong suốt chiều dài lịch sử, nhằm phục vụ cho chính con người trong không gian cụ thể. Mặt khác, cũng cần lưu ý đến quá trình lịch sử tộc người của các cộng đồng dân cư sinh sống ở Nam Bộ. Người Khmer, người Việt, người Hoa, người Chăm không phải là những cư dân bản địa. Người Khmer di cư đến vùng Nam Bộ bắt đầu từ sau thế kỷ XIII, nhưng dân cư không đông đảo nên cũng không làm thay đổi diện mạo của vùng này. Từ thế kỷ XVII và những thế kỷ tiếp theo, người Việt đã di cư đến Nam Bộ ngày một đông đảo, đóng vai trò chủ đạo khai hoang lập làng tạo nên diện mạo mới cho vùng đất này. Người Hoa và người Chăm di cư đến ở giai đoạn sau. Bốn cộng đồng dân cư - người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm - cùng chung một vận mệnh lịch sử, cùng khai hoang lập làng, cùng chia sẻ những khó khăn trong việc chống thiên nhiên khắc nghiệt cũng như những kẻ thù xâm lược đã dẫn đến giao lưu văn hóa, ảnh hưởng qua lại, dẫn đến hình thành một vùng văn hóa với những sắc thái địa phương có thể phân biệt với các vùng văn hóa khác của Việt Nam. Mỗi cộng đồng dân cư sinh sống ở Nam Bộ là một bộ phận của một tộc người, cho nên, như là một quy luật, văn hóa của các cộng đồng dân cư này luôn bị chi phối bởi tác
  10. 12 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN động lịch đại và đồng đại. Xét về phương diện văn hóa, trong hành trang văn hóa của người Việt, những yếu tố văn hóa truyền thống giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình Nam tiến. Chính những yếu tố văn hóa truyền thống đó là nền tảng tinh thần, tạo nên sức mạnh cho lớp lớp cư dân người Việt chinh phục vùng đất mới, với bao khó khăn khắc nghiệt của điều kiện thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Nhưng khi không gian sinh tồn được mở rộng đã không chỉ làm thay đổi môi trường sống, mà còn mở rộng quá trình giao lưu tiếp xúc với các tộc người khác. Trong bối cảnh như vậy, tác động đồng đại đã chi phối đến quá trình phát triển của các tộc người sinh sống trong không gian văn hóa đó. Nam Bộ, như đã được trình bày ở những trang trước, là nơi có những yếu tố tự nhiên, môi trường xã hội rất khác so với đồng bằng sông Hồng - cái nôi văn minh Việt - nên những yếu tố đồng đại đã tác động sâu sắc đến văn hóa người Việt Nam Bộ. Một khi văn hóa người Việt đã tương đối ổn định thì nó lại bị chi phối bởi quy luật truyền thống (tradition) và cách tân (innovation). Không có một nền văn hóa nào lại không có sự kế thừa trong quá trình phát triển, ngay cả khi có những thay đổi về chế độ chính trị, thậm chí cả khi thay đổi hình thái kinh tế - xã hội. Sự kế thừa văn hóa truyền thống của người Việt Nam Bộ được thể hiện trong tổ chức gia đình, xã hội, trong tín ngưỡng, tôn giáo, trong hoạt động kinh tế. Khi nghiên cứu về các tôn giáo bản địa của người Việt ở Nam Bộ, một mặt thể hiện rất rõ sự kế thừa theo thời gian văn hóa Việt, nhưng mặt khác, lại thấy có sự cách tân cho phù hợp với điều kiện sống mới trong bối cảnh cộng cư với các cộng đồng tộc người khác1. Xem xét những ngày lễ trọng trong một năm của các tôn giáo Cao Đài và Hòa Hảo là những tôn giáo ra đời trong bối cảnh cụ thể của vùng đất Nam Bộ trong những năm đầu 1. Ngô Văn Lệ: Các tôn giáo bản địa và ảnh hưởng của nó đến văn hóa người Việt Nam Bộ. In trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, Sđd, tr.23.
  11. CHƯƠNG VII: ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO... 13 thế kỷ XX, chúng tôi thấy có sự khác nhau trong một số ngày lễ gắn liền với từng tôn giáo góp phần tạo nên nét riêng của mình, số ngày lễ còn lại phần lớn gắn liền với những ngày lễ trong năm của người Việt1. Đây như là minh chứng, một lần nữa khẳng định các tôn giáo bản địa khi ra đời đã có sự kế thừa dựa trên nền tảng căn bản văn hóa truyền thống của người Việt. Điều này đặt ra cho những người nghiên cứu khi tiếp cận nghiên cứu các tôn giáo bản địa cũng như những đặc trưng văn hóa cần có sự chú ý đúng mức đến truyền thống và cách tân trong văn hóa của các cư dân vùng Nam Bộ. Cùng với quá trình khai hoang lập làng, cùng chung lưng đấu cật trong công cuộc chinh phục thiên nhiên và chống kẻ thù xâm lược đã dẫn đến quá trình giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân cư. Quá trình giao lưu văn hóa diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử đã dẫn đến hình thành những đặc trưng văn hóa chung cho cả vùng, hình thành vùng văn hóa Nam Bộ, “văn minh miệt vườn”, “văn minh sông nước” như nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến trong những nghiên cứu của mình. Vấn đề cần lưu ý ở đây là vùng đồng bằng duy nhất của Việt Nam, nơi có nhiều thành phần tộc người sinh sống, có sự khác biệt về số lượng dân cư, về tín ngưỡng, tôn giáo. Chính quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người đã làm phong phú văn hóa của từng tộc người. Vì vậy, khi nghiên cứu những đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của các cư dân vùng Nam Bộ cần lưu ý đến quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các cộng đồng dân cư sinh sống tại đây. Từ những hướng nghiên cứu đó, chúng tôi đã tiếp cận tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của các cộng đồng cư dân Nam Bộ và tìm ra những đặc trưng cơ bản. 1. Ngô Văn Lệ: Các tôn giáo bản địa và ảnh hưởng của nó đến văn hóa người Việt Nam Bộ. In trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, Sđd, tr.23.
  12. 14 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN II- ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA CƯ DÂN NAM BỘ 1. Những đặc trưng mang tính vùng văn hóa - lịch sử Các tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân tại Nam Bộ do được hình thành hoặc phát triển tại vùng đất này trong một thời gian nên yếu tố vùng văn hóa - lịch sử đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở đây, và từ đó tạo nên những tính đặc trưng mang yếu tố vùng. a- Tính đa thần trong tín ngưỡng, tôn giáo Tính đa thần này được biểu hiện rõ qua các loại hình tín ngưỡng * Tính đa thần trong các loại hình tín ngưỡng cũng như các loại hình tôn giáo trong cộng đồng cư dân Nam Bộ. - Đối với các cư dân bản địa, cho đến đầu thế kỷ XX, họ vẫn còn trong tình trạng xã hội nguyên thủy tan rã. Chính vì thế trong đời sống tín ngưỡng của họ luôn tồn tại các loại thần (yang) và các dạng vật tổ (tôtem) cũng như các loại hồn linh giáo, các cấm kỵ, phép phù thủy... Trong các cộng đồng cư dân bản địa, thuật ngữ “yang” được phổ biến không chỉ có ý nghĩa “thần linh”, mà cả những ý niệm thiêng liêng không thể giải thích, như “yang pri” vừa có nghĩa thần rừng, vừa có nghĩa là rừng thiêng, nơi trú ngụ của thần rừng. Sự tồn tại của yếu tố “Yangnism” trong đời sống tâm linh của cư dân bản địa là hình thức bảo lưu những tín ngưỡng nguyên thủy, nó như một nhu cầu của đời sống tâm linh hiện hữu, hạn chế việc truyền bá các tôn giáo thế giới như Phật giáo, Thiên Chúa giáo... cũng như các tôn giáo khác ra đời trong xã hội người Việt như Cao Đài, Hòa Hảo... vào khu vực các cư dân bản địa ở Nam Bộ. Tuy nhiên, vào những thập niên 60 của thế kỷ XX, sự truyền bá đạo Tin Lành ở vùng các cư dân bản địa ở Nam Bộ và rộng hơn là vùng Tây Nguyên lại đạt một kết quả rất lớn. Các cư dân bản địa ở
  13. CHƯƠNG VII: ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO... 15 Nam Bộ dần tin và theo tôn giáo này ngày càng đông. Nguyên nhân có thể kể đến như yếu tố chính trị, sự xuất hiện và cai trị của chủ nghĩa đế quốc, thực dân đã tạo đà thuận lợi cho sự truyền bá và phát triển đạo Tin Lành trong các cư dân này. Ngoài ra, sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội của các cư dân này từ sau năm 1975 đã phần nào làm cho tín ngưỡng nguyên thủy của các cư dân bản địa ở Nam Bộ thay đổi. Một số hiện tượng tín ngưỡng trở nên mờ nhạt, hoặc dần lãng quên như tô tem, các lễ nghi nông nghiệp bị hạn chế, vai trò của các thần linh, ma quỷ có chiều giảm sút trong đời sống của các cư dân này; lớp trẻ của các cư dân này đã có sự nhận thức khác về thế giới siêu nhiên, khi họ tiếp cận với những tri thức khoa học hiện đại. Vậy nên, trong điều kiện đó, sự đón nhận tôn giáo hiện đại như Tin Lành đối với các cư dân ở đây trở nên dễ dàng hơn về mặt tâm lý và thực tế. Tuy nhiên, đạo Tin Lành cũng không đủ sức để có thể loại bỏ hoàn toàn tín ngưỡng truyền thống của các cư dân bản địa, nên trong xã hội của họ, đặc biệt là trong tâm thức của những người lớn tuổi, yếu tố “yang” vẫn hiện hữu và các lễ hội liên quan đến cộng đồng vẫn tồn tại. Chính vì thế, khi nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo tại các cộng đồng bản địa, chúng tôi nhận thấy có những yếu tố mà tín ngưỡng bản địa được xen cài với tôn giáo thế giới, cụ thể là đạo Tin Lành. Người bản địa đã gọi Chúa Giêsu là “Yang Giêsu”. Các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng truyền thống như mừng lúa mới, đâm trâu... vẫn được cộng đồng tổ chức và được cả cộng đồng hưởng ứng. Như vậy, cư dân bản địa tại Nam Bộ hiện nay đa phần theo đạo Tin Lành, nhưng yếu tố đa thần vẫn tồn tại trong tâm thức cũng như được bộc lộ rõ trong đời sống thường nhật của họ. - Đối với cư dân di cư tại Nam Bộ, yếu tố đa thần luôn luôn hiện diện trong đời sống tôn giáo của họ. Người Khmer, mặc dù theo Phật giáo Nam tông từ rất lâu, nhưng trong đời sống tâm linh, yếu tố đa thần và phiếm thần vẫn tồn tại và có
  14. 16 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN chỗ đứng quan trọng. Người Khmer Nam Bộ tin tưởng vào sức mạnh và sự chi phối của thế giới siêu nhiên, các thần thánh, ma quỷ đến đời sống và công việc hiện hữu. Vì vậy, người Khmer luôn tìm kiếm sự giúp đỡ, bảo trợ của thần linh, tránh xa, hoặc không “chọc giận” các loại ma quỷ. Hệ thống nghi lễ nông nghiệp của người Khmer khá giống với nhiều cư dân trồng lúa nước ở Đông Nam Á thuộc ngữ hệ Môn - Khmer. Đó là tín ngưỡng trời đất, nước, những yếu tố cơ bản cho việc canh tác lúa. Tín ngưỡng Neak Tà là một dạng thờ đá của nhiều cư dân Nam Á. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi rất hiếm núi đá và đá, người Khmer vẫn bảo lưu tín ngưỡng thờ đá, điều đó cho thấy tín ngưỡng đa thần là chỗ dựa tinh thần rất quan trọng trong cuộc sống của họ. Tín ngưỡng đa thần của người Việt càng phong phú hơn tại khu vực Nam Bộ. Bên cạnh việc tôn thờ các vị thần, thánh, Phật trong các tôn giáo, người Việt tin vào sự tồn tại của các loại hình siêu nhiên như Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (Nguồn: http://www.savitour.vn)
  15. CHƯƠNG VII: ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO... 17 ma, quỷ, các vong hồn quá vãng... Chính vì thế mà chúng ta thấy xuất hiện các loại miếu thờ ven đường, cùng với đó là việc cúng cô hồn vào các ngày đầu hoặc giữa tháng âm lịch. Bên cạnh đó, việc tin tưởng vào thần hộ mệnh cho gia chủ, cho cộng đồng cũng trở nên phổ biến trong cộng đồng người Việt, đặc biệt là tín ngưỡng thờ thần thành hoàng trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ. Việc xuất hiện các ngôi đình thần trong các ấp (làng) và tổ chức cúng kỳ yên trong những ngôi đình này là hình thức tín ngưỡng dân gian tiêu biểu của người Việt Nam Bộ nói riêng và người Việt cả nước nói chung. Việc cúng kỳ yên trong các ngôi đình là yếu tố biểu hiện niềm tin của người Việt vào sự phù hộ của thần cho cộng đồng và đây cũng là một loại hình văn hóa đặc sắc trong cộng đồng người Việt. Ngoài ra, người Việt còn tin vào sự phù hợp của các vị Thánh Mẫu và nữ thần như Bà Chúa Xứ, Chúa Ngọc, Chúa Tiên, Diêu Trì Kim Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu... và tổ chức hành hương, cầu khẩn... cho thấy tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam Bộ rất đậm nét. Người Hoa cũng là một cư dân có yếu tố tín ngưỡng đa thần đặc sắc nhất ở Nam Bộ. Trong đời sống tâm linh, người Hoa tôn thờ các vị Diêu Trì Kim Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Phước Đức Chính Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Âm Bồ Tát, Tiêu Diện Đại Sĩ, Huyền Thiên Thượng Đế... Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy đời sống tâm linh đa thần trong hệ thống hàng trăm nam thần và nữ thần của người Hoa có 3 vị thần được thờ tự chính yếu và phổ biến nhất tại Nam Bộ, đó là Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu và Phước Đức Chính Thần. Không phải ngẫu nhiên 3 vị này được thờ tự nhiều nhất, trân trọng nhất và giữ vị trí tôn nghiêm nhất trong đời sống của người Hoa ở Nam Bộ mà vì chính bản thân thần tích của họ và do xuất phát từ bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội chung tại Trung Quốc và Nam Bộ đương thời,
  16. 18 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN đặc biệt nhất là tín ngưỡng thờ Quan Thánh Đế Quân và Thiên Hậu Thánh Mẫu. Thông thường, hai vị thần này được thờ tự ở vị trí chính trong các miếu thờ của người Hoa, nếu miếu thờ Quan Thánh Đế Quân là chính thì tòng tự bên tả thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, hoặc ngược lại, nếu miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu là chính thì tòng tự bên tả thờ Quan Thánh Đế Quân. Nhưng miếu thờ các vị thần khác thì hai bên cũng tòng tự Quan Thánh Đế Quân và Thiên Hậu Thánh Mẫu... Điểm đáng chú ý khác là Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu và Phước Đức Chính Thần đều được tất cả 5 nhóm cộng đồng ngôn ngữ của người Hoa ở Nam Bộ thờ tự và tạo nên sự đa thần đặc biệt trong tín ngưỡng dân gian của họ. Sở dĩ những vị thần này được cộng đồng người Hoa Nam Bộ tôn thờ là vì những thần tích của họ được dựng và trở thành chỗ dựa quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân này. Trong đó, Quan Thánh Đế Quân được thờ như một biểu tượng trung nghĩa, nhân ái, cương trực, mưu lược, tiết liệt... Thiên Hậu Thánh Mẫu được xem như vị cứu tinh cho những người đi biển và phù hộ độ trì cho cuộc sống mưu sinh của con người. Trong tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, người dân còn lồng ghép nghi thức có nguồn gốc Phật giáo và Đạo giáo như phóng đăng, phóng sinh cầu siêu cho vong hồn... Còn Phước Đức Chính Thần được xem là vị thần ban phước đức, tài lộc, bảo hộ dân cư... Ba vị thần này tùy theo miếu thờ mà cộng đồng người Hoa sắp đặt vị trí của các vị trong miếu. Nếu vị này được sắp ở gian thờ chính, hai vị còn lại sẽ được sắp ở gian thờ hai bên; ngoài ra, các miếu khác cho dù thờ chính một vị thần nào đó không thuộc 3 vị thần này thì khi lập ban thờ để phối tự hai bên bàn thờ chính, người Hoa hầu hết cũng đều chọn một hoặc hai trong số ba vị thần này để thờ. Điều đó cho thấy vai trò vô cùng thiết yếu, quan trọng của 3 vị thần này trong đời sống tâm linh của người Hoa Nam Bộ; và đó cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng đa thần trong đời sống tôn giáo của người Hoa Nam Bộ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2