Tìm hiểu văn hóa biển tiền sử Việt Nam qua các bài nghiên cứu: Phần 1
lượt xem 2
download
Nội dung phần 1 cuốn sách "Tiếp cận văn hóa biển tiền sử Việt Nam qua các bài nghiên cứu" bao quát hầu hết các địa điểm khảo cổ học tiền sử từ miền núi và ven biển phía Bắc đến các địa điểm văn hóa Biển tiền sử miền Trung Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách tại đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu văn hóa biển tiền sử Việt Nam qua các bài nghiên cứu: Phần 1
- 3UYỄN TRUNG CHIẾN lí III llllll II III llll III C K .0 0 0 0 0 7 3 0 4 7 TIẾP CẬN VĂN HÓA BIỂN TÍÊN SỬ VIỆT NAM QUA CÁC BÀI N G H IÊN c ú ll S á c h tặ n g NHÀ XUẤT BAN KHOA HỌC XÃ HỘI
- TIẾP CẬN VẢN HÓA BIỂN TlỂN s ử v i ệ t nam QUA CÁC BÀI NGHIÊN c ứ u
- Biên mục trên xuất bản phẩm của Thử viện Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trung Chiến Tiếp cận văn hoá biển tiền sử Việt Nam qua các bài nghiên cứu / Nguyên Trung Chiến. - H .: Khoa học xã hội, 2015. - 556tr.; 24cm 1. Lịch sử 2. Vănhoá 3. Biển 4. Thời tiển sử 5. Việt Nam 959.7011 -dc23 KXH0073p-CIP
- N G U Y ỄN TRUNG CHIÊN TIẾP CẬN VĂN HÚA BIỂN TIẾN sử VIỆT NAM QUA CÁC BÀI NGHIÊN cúu NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2015
- Mục lục MỤC LỤC Lòi giói thiệu 11 Lòi nói đầu 13 PHÂN TH Ứ NHÁT VĂN HÓA TIÊN SỬ VEN BIÊN MIÈN BẮC VIỆT NAM 17 ❖ Đào thám sát di chỉ Vườn Hoa (Quảng Ninh) 19 ❖ Khai quật lần thứ hai di chỉ Ba Vũng (Quảng Ninh) 22 ❖ Sưu tập phác, phế vật rìu bôn địa điểm Ba Vũng (Vân Đồn, Quảng Ninh) 25 ❖ Mối quan hệ và liên hệ ở bình tuyến đá mới hậu Hòa Bình - Bắc Sơn ven biển Đa Bút - Quỳnh Vàn - Cái Bèo - Bàu Dũ 28 PHẦN TH Ứ HAI VĂN HÓA BIÊN TIÈN s ử MIÈN TRUNG VIỆT NAM 51 ❖ Đào thám sát di chi c ồ n c ổ Ngựa (Thanh Hóa) 53 ❖ Thám sát lại di chỉ Quỳnh Văn (Nghệ Tĩnh) 56 ❖ Khai quật c ồ n Đất (Nghệ An) 58 ❖ Địa tầng Cồn Đất và vấn đề nguồn gốc các di tích cồn sò điệp thuộc Văn hóa Quỳnh Văn vùng ven biển Nghệ Tĩnh 63 ❖ Công cụ đá Quỳnh Văn với kỹ nghệ Hòa Bình - Bắc Sơn 81 5
- TIẾP CẬN VẢN HÓA BIÊN TIỀN s ử VIỆT NAM. ❖ Nhận thức bước đầu về một số đặc trưng của tổ hợp di vật đá Văn hóa Quỳnh Văn ở Viện Khảo cổ học 91 ❖ Nghiên cứu đồ đá Quỳnh Văn trong mối liên hệ với do đá Hòa Bình 95 ❖ v ề nhóm công cụ mài ở Văn hóa Quỳnh Văn 97 ❖ Đồ xương và vỏ nhuyễn thể Văn hỏa Quỳnh Văn 99 ❖ Thêm những địa điểm mới của Văn hóa Thạch Lạc ở Hà Tĩnh 101 ❖ Thám sát c ồ n Bến Lội (Nghệ Tĩnh) 1983 105 ❖ M ột vài đặc điểm của công cụ rìu ngắn Văn hóa Quỳnh Văn 108 ❖ Suy nghĩ ban đầu về mối quan hệ giữa Văn hóa Quỳnh Văn và Văn hóa Thạch Lạc qua đồ gốm 111 ❖ Tìm hiểu nhóm di tích muộn của Văn hóa Thạch Lạc qua đồ gốm 115 ❖ Lưỡi cuốc đá mới phát hiện ở Quỳnh Nghĩa (Nghệ Tĩnh) 118 ❖ Đặc trưng và vị trí của giai đoạn Văn hóa Bàu Tró trong hệ thống các giai đoạn văn hóa vùng ven biển Trung Bộ 120 ❖ Nhận thức mới về di chỉ c ồ n Nền (Quảng Bình) qua dợt khai quật lần thứ hai 125 ❖ Một vài quy chiếu từ Văn hóa Quỳnh Văn 130 ❖ Thử quy chiếu một số vấn đề của thời đại Đá mới từ đồ gốm 133 ❖ Văn hóa Quỳnh Văn và vị trí của nó trong thời đại Đá mới-.Việt Nam 137 ❖ Mối quan hệ Quỳnh Văn - Thạch Lạc qua tư liệu đồ gốm 160 ♦> Các giai đoạn phát triển thời đại Đá mới vùng ven biển Bắc và Trung Trung Bộ 181
- Mục lục ❖ Một số vấn đề của thời đại Đá mới và sơ kỳ Kim khí M iền Trung Việt Nam 206 ❖ Một số đặc điểm của nhóm rìu, bôn đá được phát hiện ở Quảng Trạch (Quảng Bình) 225 ❖ Vài tư liệu về mối tương quan giữa đồ đá Núi Dầu và đồ đá Văn hóa Thạch Lạc - Nghệ Tĩnh 229 ❖ Phát hiện địa điểm Suối Tiên thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) ❖ v ề chiếc mai đá ờ xã Huơng Liên (Hà Tĩnh) 233 ❖ Sưu tập đồ đá Cầu Giát khai quật năm 1930-1932 235 ❖ v ề văn hóa Biển Miền Trung Việt Nam thời Tiền - Sơ sử 237 ❖ Sưu tập hiện vật đồng ở xã Sơn Phú (Hà Tĩnh) 241 ❖ Hiện vật đá hình khuyên tai độc đáo của cư dân cổ Lung Leng, huyện Sa Thầy (Kon Turn) 256 ❖ Phát hiện dấu tích văn hóa thời Tiền sử ở phường Thống Nhất và xã Đăk Rơ Wa (Thị xã Kon Tum) 260 ❖ Điều tra khảo cổ học ở xã Iachim thị xã Kon Tum 264 ❖ v ề tín hiệu gốm Quỳnh Văn ở Lung Leng 271 ❖ Ghi chú về một số mũi lao đá ghè đõo ở Lung Leng (Kon Turn) 274 ❖ Thêm một loại hình quan tài gốm và đồ tùy táng mới ở Lung Leng (Kon Tum) 277 ❖ Công cụ đá mài và vấn đề kinh tế nông nghiệp tiền sử ờ Lung Leng 293 PHÂN BA VĂN HÓA BIÊN TIÈN s ử MIÈN NAM VIỆT NAM 293 ❖ Phát hiện khảo cổ học trên quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) cuối năm 1995 295
- TIẾP CẬN VĂN HÓA BIÊN TIỀN SỪ VIỆT NAM.. ❖ Phát hiện mới về khảo cổ học trên đảo Thổ Chu (Phú Quốc, Kiên Giang) 299 ❖ Điều ừ a khảo cổ học một số đảo ven bờ biển phía Nam 302 ❖ Kết quả khai quật hai địa điểm Bãi Ngự, Bãi Dong ừên đảo Thổ Chu (Kiên Giang) 313 ❖ Những vết tích cây thân gỗ ở địa điểm Bãi Ngự, đảo Thổ Chu (Kiên Giang) 321 ❖ Những di vật làm từ vỏ nhuyễn thể biển tại các địa điểm Bãi Ngự, Bãi Dong, đảo Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang) 323 ❖ Phát hiện khuôn đúc rìu bằng vỏ nhuyễn thể biển tại đảo Thổ Chu (Kiên Giang) 326 ❖ Khai quật hai địa điểm Bãi Ngự, Bãi Dong ừên đảo Thổ Chu (Phú Quốc, Kiên Giang) năm 1998 328 ❖ Sưu tập mũi lao ngạnh từ xương động vật ở Hòn Cau - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) 358 ❖ Khảo sát và phát hiện mới tại Côn Đảo (B à R ịa -V ũ n g Tàu) 363 ❖ Kết quả điều tra khảo cổ học tại Côn Đảo tháng 3-2001 382 ❖ Điều tra khảo cổ học khu vực Vũng Tàu và huyện Tân T h àn h (B à R ịa - V ũ n g T àu ) năm 2001 391 ❖ Khai quật khu mộ vò c ồ n Hải Đăng huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) năm 2001-2002 396 ❖ Khai quật địa điểm c ồ n Miếu Bà huyện đảo Côn Đảo (Bà R ịa - Vũng Tàu) năm 2002 402 ❖ Ghi chú về một loại hình vò táng mới ở điểm c ồ n Miếu Bà huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) năm 2002 406 ❖ Các di tích khảo cổ học vùng biển Nam Việt Nam 409 ❖ Khai quật di chi c ồ n An Hải (Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu) tháng 11/2007 428
- Mục lục ❖ Sưu tập m ảnh gốm hình rìu tại Côn Dào (Bà Rịa - V ũng Tàu) 432 ❖ Phù điêu hình mặt người ở di chỉ c ồ n An Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) 435 ♦> Ghi chú về loại hình mũi lao đá ở Bắc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ 437 ❖ Phát hiện khảo cồ học tại huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) tháng 12-2006 440 ❖ Phát hiện khảo cổ học tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận) năm 2006 444 ❖ Phát hiện khảo cồ tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận) năm 2006 450 ❖ Phát hiện khảo cổ học ưên đảo Hòn Tre (Kiên Giang) năm 2008 453 ❖ Phát hiện khảo cổ học đảo Phú Quốc (Kiên Giang) năm 2008 457 ❖ Điều tra phát hiện khảo cổ học trên đảo Lại Sơn và quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, Kiên Giang năm 2008 460 ❖ v ề những kết quả đo tuồi 14c trên các đảo vùng Nam V iệt N a m A62 ❖ Giao lưu thời Tiền sử trên vùng biển Tây Nam qua nghiên cứu những mảnh tước và khuôn đúc ở Lại Sơn (Kiên Giang) 464 ❖ Thời Tiền - Sơ sử trên các hải đảo vùng biển Kiên Giang qua phát hiện khảo cổ học năm 2008 466 ❖ Đôi nét về hệ thống văn hóa biển Việt Nam từ thời Tiền sử đến Lịch sử 484 ❖ Các loại hình mộ táng và phương thức chôn cất của cư dân Tiền - Sơ sử trên các hải đảo vùng biển Nam Việt Nam 488 9
- TIẾP CẬN VẢN HÓA BIỂN TIỀN s ử VIỆT NAM... ❖ v ề loại hình văn hóa hải đảo vùng biến phía Nam của Văn hóa Sa Huỳnh 517 ❖ Một số kết quả bước đầu ứng dụng Dịch học trong điền dã, khai quật khảo cổ học 542 ❖ Gốm đáy nhọn Văn hóa Óc Eo với truyền thống gốm đáy nhọn Việt Nam 546 ❖ Cần bảo tồn những giá ừị thực tiễn và khoa học của các di tích, di vật khảo cổ học thời Tiền - Sơ sử trên các hải đảo vùng biển miền Nam Việt Nam 549 ❖ Phụ lục ảnh: Một số hình ảnh về công tác khảo sát, khai quật, khảo cổ học các di chỉ Văn hóa Biển tiền sử Việt Nam của tác giả Nguyễn Trung Chiến 553 10
- LỜI GIỚI THIỆU Tiếp cận Vàn hóa Biển Tiền sử Việt Nam là một tập tài liệu khá dày dặn bao quát hầu hết các địa điểm khảo cổ học tiền sử từ miền núi và ven biển phía Bắc đến các địa điểm văn hóa Biển tiền sử miền Trung và miền Nam Việt Nam, bước đầu phác lên một bức tranh phong phú, đa dạng về Văn hóa Biển Việt Nam. v ề m ặt địa lý, Việt Nam xưa nay nổi tiếng với vị trí nằm ở ngã tư đường hàng hải quốc tế Đông - Tây, với môi trường sinh thái biển êm ả đa dạng nhưng cũng rất nhiều bão giông và thời tiết khắc nghiệt. v ề mặt lịch sử - vàn hỏa, thế đất lợi hại đó đã là nơi quần tụ, sinh trưởng của những cộng đồng cư dân tiền sử rất sớm và phát triển liên tục cho đến tận ngày nay. Chính từ đây là cội nguồn cho sự phát triển của kinh tế Biển, văn hóa Biển, giao thương quốc tế ừên Biển, chủ quyền và an ninh Biển đảo Việt Nam. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các các vấn đề về Văn hóa Biển tiền sử Việt Nam là rất lớn. Nó không chi đóng góp vào việc tìm hiểu các đặc điểm mang tính nguồn cội của lịch sử - Văn hóa Việt Nam m à còn góp phần vào việc nghiên cứu, tìm hiểu và khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Vì vậy, dẫu ở đây ta chưa gặp được những trang, đòng, những tổng kết đầy đủ mang tính hệ thống, khái quát toàn diện và sâu sắc, nhưng tác giả vẫn trưng ra được một “bữa tiệc” lớn với hương vị đặc sản đậm đà sắc màu Văn hóa Biển Việt Nam, văn hóa “mặt tiền” của đất nước trong chiến lược hướng biển, làm chủ biển khơi từ nghìn xưa và hướng tới tương lai, đặt thêm một viên gạch chất 11
- TIẾP CẬN VẪN HÓA BIỂN TIỀN s ử VIỆT NAM.. luợng cao, chắc chăn trên bước đường lâu dài tìm hiểu Văn hóa Biển Việt Nam. Xin ừân ừọng giới thiệu cuốn sách Tiếp cận văn hóa Biến tiền sử Việt Nam với các nhà khảo cổ học, các nhà nghiên cứu, bạn đọc xa gần và các nhà nghiên cứu trẻ. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 TỐNG TRUNG TÍN Nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ học 12
- LỜI NÓI ĐẦU Những đợt điều tra, thám sát và khai quật khảo cổ học đã đưa tôi và các đồng nghiệp được tới những vùng miền khác nhau của Tô quôc. Ở miền Bắc, đó là những chuyến ngược sông Đà, sông Mã ừên núi rừng các tỉnh Sơn La - Điện Biên - Lai Châu để tìm hiểu văn hóa, con người bên các dòng sông, đúng hơn là văn hóa gốc gác ở núi rừng Tây Bắc xa xôi, hùng vĩ; để từ đó theo các dòng sông xuôi về vùng đồng bằng phù sa màu mỡ Bắc Bộ. Song dường như cái duyên nghiệp của tôi nó nặng hơn về phía đồng bằng ven biển và hải đảo, nhất là với miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ. Có lẽ bời vậy, những bài viết của tôi liên danh các anh em bạn bè đồng nghiệp tuy chưa phải đủ hết cả, đã được tập hợp vào quyển sách nhỏ này với cái tên Tiếp cận văn hóa Biến tiền sử Việt Nam. Một cái tên khả đĩ phản ánh con đường nghiên cứu cái phần mà về mặt cơ cấu có thể gọi là phần nửa của văn hóa Việt Nam - Văn hóa Biển. Phần nửa này quả thật cho đến chặng cuối của quá trình nghiên cứu tồi mcìri thức nhận ra nó. Một quốc gia Biển như Việt Nam chúng ta, đĩ nhiên và tất yếu có hệ thống văn hóa Biển với những dặc trưng riêng trong bối cảnh chung của Đông Nam Á lục địa và hải đảo. v ề mặt thời gian, hệ thống văn hóa Biển tiền sử Việt Nam khởi đầu từ giai đoạn Trung kỳ thời đại đá mới - hậu Hòa Bình - Bắc Sơn khoảng thiên niên kỳ VI trước Công nguyên - V trước Công nguyên kéo dài đến sơ kỳ thời đại đồ sắt một vài thế kỷ sau Công nguyên. v ề m ặt không gian, các nền văn hóa Biển tiền sử Việt Nam phân bố từ địa đầu Móng Cái đến Phú Quốc và các quần đảo vùng vịnh H à Tiên - Kiên Giang. Ở miền Bắc, đó chủ yếu là hệ thống 13
- TIẾP CẬN VĂN HÓA BIỂN TIỀN s ử VIỆT NAM... văn hóa Cái Bèo - Hạ Long ở Hải Phòng - Quảng Ninh, cả trên các đảo của vịnh Hạ Long và Bái Từ Long. Ở miền Trung, đó là hệ thống Văn hóa Đa Bút - Hoa Lộc vùng Thanh Hóa, và có thể cả Nam Ninh Bình. Tiếp đó đến hệ thống Văn hóa Quỳnh Văn - Thạch Lạc - Bàu Tró, có thể cả Văn hóa Sa Huỳnh phân bố ở Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên và ảnh hưởng đến cả vùng Bắc Tây Nguyên. Miền Trung còn hệ thống vàn hóa Bàu Dũ - Bàu Trám - Bãi Ỏng - Lý Sơn và Văn hóa Xóm c ồ n ở vùng ven biển - hải đảo Trung và Nam Trung Bộ. Và đoạn cuối, Văn hóa Sa Huỳnh tiền thân của vàn hóa Champa, là một trong những nguồn hợp của Văn hóa Óc Eo - Văn minh Phù Nam. Văn hóa Sa Huỳnh trải dài suốt dải đất dằng dặc miền Trung và cả một phần Nam Bộ, trên tất cả các quần đảo vùng Nam Biển Đông, từ Trường Sa cho dến các quần đảo Phú Quý - Côn Đảo - Thổ Chu - Phú Quốc - Nam Du - Lại Sơn - Hòn T re... và các hải đảo vùng vịnh Hà Tiên - Kiên Giang. Như vậy, hệ thống văn hóa Biển tiền sử Việt Nam có cả một quá trình hình thành và phát triển qua 6 thiên niên kỷ trên suốt dải đồng bằng ven biển và hải đảo từ Bắc vào Nam. Một nửa cơ tầng địa sinh thái của hệ thống văn hóa này là Biển Đông với đợt biển tiến toàn cầu Holocene bắt đầu từ khoảng 7.000-8.000 năm cách ngày nay với 3-4 lần mực nước biển dâng lên, hạ xuống. Mực nước cao nhất ở khoảng 4.000-5.000 năm, cao hơn 4-5m đã làm chìm ngập các vùng đồng bằng châu thổ, biến các hòn núi ven thềm lục địa Việt Nam thành các hải đảo. Cơ tầng văn hóa cơ sờ bản địa của hệ thống văn hóa Biển Việt Nam là hệ thống Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn và các hậu duệ của hệ thống văn hóa ấy. Đến giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí, khoảng 3.000-4.000BP năm cách ngày nay và tiếp sau đó mực nước biển dần hạ thấp giải phóng các vùng đồng bằng làm tiền đề khai triển lịch sử văn hóa. Giao thương hội nhập tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ theo cà 4 chiều xuôi ngược Tây - Đông, Bắc - Nam, là tiền đề hình thành những văn hóa khảo cổ học Hạ Long - Hoa Lộc - Thạch Lạc - Bàu Tró - Xóm C ồn... với những bộ lạc, những tộc người nói tiếng thuộc các ngữ hệ Nam Á, Nam Đ ảo ... là chủ nhân những nền văn hóa khảo cổ ấy. 14
- Lòi nói đầu Tiếp sau đó là sự hội nhập, hòa nhập các yếu tố văn hóa núi sông vùng cao - văn hóa Biển vùng thấp để hợp thành các Văn hóa Đông Sơn - Văn hóa Sa Huỳnh rồi các Văn hóa Champa và Văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Chúng tôi m uốn dùng thuật ngữ văn hóa Biển tiền sử chù yếu ở đặc điểm sinh thái văn hóa nhằm nhấn mạnh tính xu thế, tính giai đoạn, tính lô gích phát triển văn hóa văn minh Việt Nam. Đó là sự khai triển văn hóa từ vùng cao xuống vùng thấp, từ miền núi xuống đồng bằng đến đồng bằng ven biển rồi chiếm lĩnh, khai thác và làm chủ biển đảo. Đó cũng là tiến trình từ cư trú hang động đến cư trú ngoài trời, từ nền kinh tế khai thác tự nhiên đến nền kinh tế sản xuất, từ các công xã nguyên thủy đến công xã nông thôn và hình thành nhà n ư ớ c... Đó cũng là cơ sở, là một cách tiếp cận làm sáng tỏ hon cơ cấu, bản sắc văn hóa Việt N am ... cùa cặp Luỡng hợp Mẹ Tiên (Núi) - Cha R ồng (Biển) cội nguồn dân tộc, đất nước từ nhiều nghìn năm. Lướt qua bề dài bề rộng của hệ thống văn hóa Biển tiền sử Việt Nam mới thấy phần việc đã làm dược cùa mình còn thật nhỏ nhoi. Tuy nhiên, mỗi m ột bài viết hoặc chùm vài ba bài báo là kết quả sau một chuyến điều tra, thám sát, khai quật theo đề tài cấp Viện, cấp Bộ hoặc cấp N hà nước. Vì vậy, dẫu thế nào đó cũng là nhũng sản phẩm mang tính tập thể, là liên danh giữa tôi và các đồng n g h iệ p h o ặ c n g irợ c lại. V à quả th ật, nếu để ng u y ên vj th ỉ c h ú n g vẫn chi nằm tản mạn trong những tập kỳ yếu, những số tạp chí khảo cổ học từ nhiều năm. N ay những tản mạn ấy được tập hợp lại trong cuốn sách nhỏ này. v ề kết cấu, ngoài Lời giới thiệu, Lời nói đầu và Phụ lục ảnh, cuốn sách gồm 3 phần chính: Phần thứ nhất: Văn hóa tiền sử vùng núi và vùng biển miền Bắc Phần thứ hai: Văn hóa biến tiền sù miền Trung P h ần th ứ ba: Văn hỏa Biển tiền sử miền Nam T ừ thực tiễn tiếp cận khảo cổ học văn hóa Biển Tiền sử Việt Nam, một hệ thống văn hóa ở “mặt tiền” của đất nước càng thấy rõ 15
- TIẾP CẬN VẢN HÓA BIỂN TIỀN SỪ VIỆT NAM.. tính thống nhất trong đa dạng, tính truyền thống trong đổi mới của văn hóa lịch sử đất nước ta hàng chục nghìn năm qua thật là kỳ vĩ. Càng rõ hơn vị trí, vai ừò của Biển Đông và làm chủ biển đảo là sự nghiệp sống còn, là tương lai phát triển đất nước đã từng được nhiều thể hệ tổ tiên chúng ta truờng kỳ xây dựng để ngày nay, chúng ta có cơ hội, có tiền đề tiếp tục ở một tầm cao mới. Nhân dịp xuất bản, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Giáo sư Hà Văn Tấn - nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, người đã giao cho tôi và đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu đề tài Văn hóa Biển Tiền sử trên các hải đảo vùng biển miền Nam Việt Nam; nhờ đó, quá trình nghiên cứu cùa chúng tôi có tính hệ thống hơn. Qua đây cũng xỉn được cảm ơn các anh chị, bạn bè đồng nghiệp trong tất cả những đợt công tác để có được những bài viết tuy có thể còn những chỗ bất cập trong cuốn sách này. Đặc biệt cảm ơn nhà Khảo cổ học Đào Quý Cảnh, Phòng Nghiên cứu thời đại Đá, PGS. TS. Nguyễn Khắc Sử. Tôi cũng chân thành cảm ơn PGS. TS. Tống Trung Tín, PGS. TS. Nguyễn Giang Hải và Lãnh đạo Viện Khảo cổ học, Lãnh đạo Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tạo điều kiện để cuốn sách sớm được xuất bản. Nhân dịp này, tối cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đ ã h ế t lò n g q u an tâ m tớ i các cô n g trìn h n g h iê n cứ u củ a V iện K h ả o Cổ học, trong đó có cuốn sách này. Chúng tôi hy vọng cuốn sách író dược mộl vài điều bổ ích đối với những ai quan tâm tối tiến trình lịch sừ, văn hóa dân tộc; tới quá trình làm quen, khai thác và làm chủ biển đào của tổ tiên chúng ta từ nghìn xưa. VI vậy, tôi cũng mong rằng, những thiếu sót trong cuốn sách này sẽ đuợc quý vị độc giả cảm thông, chỉ giáo. Hà Nội, mùa thu 2013 TÁC GIẢ 16
- PHẢN THỨ NHÁT VĂN HÓA TIỀN SỬ VEN BIỂN MIỀN BẮC VIỆT NAM
- ĐÀO THÁM SÁT DI CHỈ VƯỜN HOA (QUẢNG NINH)* Di chi Vườn Hoa cách di chi Cột Tám về phía tây nam khoảng 200 m nằm ở sườn đồi hướng ra biển, trong khu vườn ươm hoa và cây cảnh, ở cây số 8 , đường 18 Hòn Gai đi Móng Cái thuộc tinh Quảng Ninh. Di chỉ do ông Đặng Sơn phát hiện. 1. Các hồ thám sát Để tìm hiểu sơ bộ nội dung cũng như quy mô của di chi, tháng 3/1982, chúng tôi đã tiến hành đào 03 hố thám sát. Hố I nằm ừong phạm vi của di chỉ, 02 hố còn lại nằm ngoài phạm vi của di chi. Di chỉ rộng khoảng 500m2. Qua vách hố thám sát (hố I), diễn biến cùa các lớp đất và tầng văn hóa như sau: Trên cùng là đất sét pha cát màu đen, hiện nay đang được sử dụng để trồng ưọt, dày khoảng 15-20cm; Lớp thứ hai là lớp đất sét pha cát vàng, bở tơi, không có di vật và dấu vết hoạt động của con người, dày khoảng 40cm; Lớp thứ ba là lớp đất pha cát, sạn sỏi m àu đen, và là tầng văn h ó a của di chỉ. L ớ p này thể hiện không đồng đều trên vách hố, dày nhất là 30cm, có chỗ không có; Lớp thứ tư là lớp đất sét pha cát vàng, bở tơi, tương tự như lớp 2. Lớp này càng về phía chân đồi càng mỏng, quá phạm vi hố thám sát thì lớp này không còn nữa; Lóp cuối cùng là lớp sạn sỏi, có độ mài mòn kém. 2. Di vật Những di vật tìm được ở đây khá phong phú và điển hình. Trong hố thám sát tìm được: 01 rìu đá xòe lệch, một hòn sỏi có vết * Bài in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1982, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.
- TIÉP CẬN VẤN HÓA BIÊN TIỀN SỪ VIỆT NAM... màu khá rõ, một số hòn kê, bàn mài và một số mảnh gốm. Rìu được mài khá nhẵn, lưỡi mài vát về một mặt, thân lệch về một bên, lưỡi xòe từ quá nửa thân về dưới, mặt lưng có nồi thành nấc nhưng không điển hlnh, mặt cắt dốc là một nửa hình ô van. Kích thước: thân dài 3cm, lưỡi rộng lcm chuôi dài lcm , rộng 2,2cm. Trên mặt di chi nhặt được 01 vòng đeo tay bàng đá, mặt cắt ngang hỉnh chữ T cùng với một số công cụ có vết mài hạn chế và bàn mài. Bàn mài có 19 chiếc, dựa theo vét mài còn lại có thể phân thành hai loại. Bàn mài có rãnh hình lòng máng, đường kính vết mài khoảng 0,5cm, tổng số có 10 chiếc. Bàn mài có vết mài hình lòng thuyền. Kích thước bàn mài khá lớn, so với loại bàn mài trên, kích thước vết mài có khi lên tới 8 cm, vết mài rộng và sâu ở giữa, thu hẹp và nông dần về hai đầu, dáng như lòng thuyền. Loại này có chín chiếc. Công cụ có vết mài hạn chế gồm 05 chiếc. Loại công cụ này tìm thấy trên mặt di chỉ, có chiếc lấy ra ở vết lộ của tầng văn hóa. Kích thước của công cụ nhỏ, thân vá đốc cần được ghè đẽo hình trụ, vừa tay cầm. Phần tác dụng thuờng được mài, có thể phân thành hai loại: một loại mũi nhọn và một loại có rỉa lưỡi như rìa. Loại rìa lưỡi có góc lưỡi lớn thường gần 90°. ĐỒ gốm: 651 mảnh, xương gốm mỏng, màu xám, áo gốm thường có màu hồng, đỏ, có mảnh màu xám. Các mảnh gốm này được làm bằng loại đất sét, pha sạn, vỏ nhuyễn thể. Do sự phá hủy của thiên nhiên, những vụn vỏ nhuyễn thể bị tiêu hủy, để lại trên mặt gốm vết rỗ li ti, khiến mảnh gốm hiện thấy xốp và nhẹ. Mảnh rất vụn, khó khôi phục kiểu dáng và văn hóa. 3. Nhận xét Từ những di vật thu được, như rìu luõi xòe, vòng, bàn mài có rãnh hình lòng máng và nhất là mảnh gốm, thể hiện khá rõ đặc trưng cơ bản của Văn hóa Hạ Long. Song, ở đây có một số di vật mang tính chất của một khu vực nhỏ trong phạm vi phân bố của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1
73 p | 176 | 36
-
Tìm hiểu về lược khảo Hoàng Việt luật lệ (Tìm hiểu luật Gia Long): Phần 1
168 p | 220 | 36
-
Văn hóa Trang phục Thăng Long - Hà Nội - Phần 2
222 p | 158 | 33
-
Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 332 | 29
-
Phiên dịch học văn hóa – Trường hợp cải biên văn học phương Tây ở Nam bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
13 p | 101 | 14
-
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 1: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái (Phần 2)
212 p | 43 | 12
-
Một số đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ
11 p | 187 | 12
-
Nghiên cứu xuyên văn hóa về Ả đào Việt Nam và Geisha Nhật Bản
8 p | 69 | 9
-
Mối quan hệ giữa vốn văn hóa và vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi ở Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
10 p | 69 | 8
-
Hồ Tây, không gian văn hóa Thăng Long đầy ấn tượng
4 p | 99 | 7
-
Đô la hóa tiền âm phủ - Một biểu hiện của toàn cầu hóa văn hóa địa phương
17 p | 62 | 6
-
Di tích Văn hóa Phùng Nguyên: Phần 1
125 p | 25 | 6
-
Tìm hiểu lược sử vùng đất Nam bộ - Việt Nam (In năm 2019) - GS.TSKH. Vũ Minh Giang (Chủ biên)
136 p | 21 | 6
-
Tìm hiểu hiện tượng nói dối từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa
10 p | 17 | 6
-
Đồ gốm - nguồn sử liệu tin cậy trong việc xác định các văn hóa tiền Đông Sơn
7 p | 109 | 5
-
Tìm hiểu văn hóa biển tiền sử Việt Nam qua các bài nghiên cứu: Phần 2
268 p | 9 | 3
-
Văn hóa trong hoạt động mưu sinh của người dân xứ Quảng (nghiên cứu trường hợp ghe bầu)
5 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn