Tìm hiểu về các tình huống kinh doanh trong thương mại điện tử (Sách tham khảo): Phần 1
lượt xem 14
download
Phần 1 của cuốn sách "Các tình huống kinh doanh trong thương mại điện tử" có nội dung trình bày về: các tình huống về lợi ích và trở ngại của thương mại điện tử; các tình huống về mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu về các tình huống kinh doanh trong thương mại điện tử (Sách tham khảo): Phần 1
- TS. Nguyễn Trần Hưng CÁC TÌNH HUỐNG KINH DOANH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Sách Tham Khảo) Nhà xuất bản Công Thương
- MỤC LỤC Lời nói đầu 11 Phần 1 CÁC TÌNH HUỐNG VỀ LỢI ÍCH VÀ TRỞ NGẠI CỦA 14 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Tình huống số 1 16 Google.com - Gã khổng lồ của Internet Tình huống số 2 21 Yahoo! - Bài học từ sự thất bại Tình huống số 3 Thách thức lớn Lazada phải đối mặt tại thị 25 trường Việt Nam Tình huống số 4 Shopee Xu - Công cụ tích lũy khi mua hàng 29 trực tuyến Tình huống số 5 Mua hàng theo nhóm - Hình thức cộng đồng 34 mua sắm Tình huống số 6 Alibaba.com đã biến ước mơ của tôi thành 39 hiện thực Tình huống số 7 Priceline.com và khả năng phát triển mô hình 45 đại lý du lịch trực tuyến (OTA) Tình huống số 8 Sự bùng nổ của Facebook và một số vấn đề 50 đặt ra 3
- Tình huống số 9 55 Pico Plaza - Thương hiệu bán lẻ của Việt Nam Tình huống số 10 Tailieu.vn - Kho dữ liệu trực tuyến hàng đầu 60 Việt Nam Tình huống số 11 Topica - Điển hình cho việc ứng dụng Thương 65 mại điện tử trong đào tạo (E-learning) tại Việt Nam Tình huống số 12 Batdongsan.com.vn - Kênh thông tin hàng đầu 70 về bất động sản Tình huống số 13 75 Quảng cáo nội dung trên Youtube Tình huống số 14 SMS Location Based Advertising - Tin nhắn 79 quảng cáo theo địa điểm Tình huống số 15 QR code và việc ứng dụng để truy xuất nguồn 83 gốc sản phẩm Tình huống số 16 Nông dân Trung Quốc đổi đời nhờ thương mại 87 điện tử Tình huống số 17 91 Alium - Ứng dụng di động cho ngành may mặc 4
- Phần 2 CÁC TÌNH HUỐNG VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH 95 TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Tình huống số 1 Ứng dụng thương mại điện tử trong giao nhận 98 hàng hóa tại Công ty Supership Tình huống số 2 Airbnb - Mô hình kết nối giữa người cần thuê 103 phòng với những người có phòng cho thuê Tình huống số 3 TopCV - Trang web việc làm hướng đến những 108 sinh viên mới ra trường Tình huống số 4 Giao hàng tiết kiệm - Thương hiệu tin cậy của 113 các shop bán hàng online Tình huống số 5 Tripadvisor - Ứng dụng di động trong lĩnh vực 117 kinh doanh khách sạn, du lịch Tình huống số 6 Cổng thương mại điện tử quốc gia Việt Nam 123 ECVN Tình huống số 7 126 Chuỗi siêu thị lớn nhất thế giới - Walmart Tình huống số 8 130 Mạng xã hội LinkedIn Tình huống số 9 135 YouTube - Mạng chia sẻ video lớn nhất thế giới 5
- Tình huống số 10 139 Công ty cổ phần Tiki Tình huống số 11 143 Amazon - Nhà bán lẻ điện tử số 1 thế giới Tình huống số 12 148 Mạng xã hội Zalo Tình huống số 13 152 Mạng xã hội Wechat Tình huống số 14 157 Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia Tình huống số 15 161 Công ty cổ phần công nghệ Maxbuy Tình huống số 16 Haravan và giấc mơ ai cũng có thể thiết lập 164 website Tình huống số 17 170 Sapo - Giải pháp bán hàng toàn diện Phần 3: 173 CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Tình huống số 1 175 Cổng thanh toán trực tuyến - Ngân lượng Tình huống số 2 180 Cổng thanh toán trực tuyến - Bảo Kim Tình huống số 3 184 Ví điện tử Momo 6
- Tình huống số 4 188 Thanh toán Vnpay-QR Tình huống số 5 Ứng dụng thương mại điện tử tại Agribank - 193 Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam Tình huống số 6 Cuộc cách mạng ngân hàng số với Livebank - 198 TPbank Tình huống số 7 201 Cổng thanh toán Paypal Tình huống số 8 204 Thanh toán hóa đơn điện tử Tình huống số 9 QR Pay - Nền tảng mới trong thanh toán 209 di động Tình huống số 10 Cổng thanh toán Napas với thẻ chip nội địa 212 tiêu chuẩn EMV Tình huống số 11 215 Samsung Pay Tình huống số 12 218 Apple Pay Tình huống số 13 Thanh toán hóa đơn điện tử - Tiện ích cho 221 khách hàng công sở Tình huống số 14 224 Thẻ trả trước TrustCard Visa 7
- Tình huống số 15 Tiềm năng ứng dụng công nghệ Blockchain 227 trong thanh toán điện tử Tình huống số 16 Mobile money - Phương thức thanh toán được 232 kỳ vọng làm giảm đáng kể tiền mặt tại Việt Nam Tình huống số 17 236 Grab - Siêu ứng dụng đa dịch vụ Tình huống số 18 241 Nền tảng thanh toán trực tuyến Alipay Tình huống số 19 245 Ứng dụng thanh toán di động Wechat Pay Phần 4: CÁC TÌNH HUỐNG VỀ AN TOÀN, BẢO MẬT 250 TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Tình huống số 1 Rủi ro đối với người mua trong thương mại 253 điện tử Tình huống số 2 256 Lừa đảo qua mạng Internet Tình huống số 3 261 Dịch vụ chứng thực chữ ký số của VNPT Tình huống số 4 265 Chứng chỉ số SSL (Security Sockets Layer) 8
- Tình huống số 5 Lớp bảo mật Open Heartbleed và nguy cơ 269 đánh cắp các thông tin cá nhân, thông tin thanh toán của người dùng trực tuyến Tình huống số 6 272 Lừa đảo trên Facebook Tình huống số 7 Giả mạo khuyến cáo liên quan đến COVID 19 275 nhằm đánh cắp thông tin cá nhân và thông tin về phương tiện thanh toán Tình huống số 8 Mã độc đánh cắp tài khoản ngân hàng, 279 thông tin cá nhân của người dùng trực tuyến Tình huống số 9 Rủi ro thanh toán xuất phát từ nhân viên bên 282 trong ngân hàng Tình huống số 10 286 Phát tán sâu máy tính thông qua Wikipedia Tình huống số 11 Sâu Sasser tấn công lỗ hổng trong 289 hệ điều hành Windows Tình huống số 12 292 Mã độc tống tiền WannaCry Tình huống số 13 Lợi dụng thông tin về dịch COVID-19 296 để phát tán mã độc 9
- Tình huống số 14 Sự phát triển của các nguy cơ lừa đảo 300 và mã độc tống tiền Tình huống số 15 Giả mạo các thương hiệu để lừa đảo 304 người dùng trực tuyến Tình huống số 16 307 Lừa đảo qua YouTube Tình huống số 17 312 Tấn công Phishing Tình huống số 18 315 Mã độc trên Android đánh cắp mật khẩu OTP Tình huống số 19 Lừa đảo thương hiệu phát triển mạnh 319 tại Việt Nam Tình huống số 20 324 Lừa đảo qua ví điện tử 10
- LỜI NÓI ĐẦU Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác nhằm phục vụ cho mục đích thương mại thì thương mại điện tử đã xuất hiện nhằm hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh điện tử trên Internet. Ban đầu, khi thuật ngữ thương mại điện tử xuất hiện đã có nhiều cách hiểu theo các góc độ nghiên cứu khác nhau như: công nghệ thông tin, thương mại, quá trình kinh doanh, dịch vụ, giáo dục, hợp tác, cộng đồng. Hiện nay, Thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa tổng quát là “Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác”. Trong thực tế, người ta nhấn mạnh đến bốn nhóm hoạt động chính của thương mại điện tử: hoạt động mua, hoạt động bán, hoạt động chuyển giao và hoạt động trao đổi của các nhóm đối tượng hàng hóa là sản phẩm, dịch vụ và/hoặc thông tin. Thương mại điện tử là một lĩnh vực rộng, trong đó các nội dung được quan tâm như những nguyên lý về thị trường và khách hàng, những mô hình giao dịch, những yếu tố tổ chức và kết cấu hạ tầng, những phương tiện thanh toán điện tử, dịch vụ hỗ trợ, an toàn, bảo mật và những khía cạnh văn hóa, đạo đức, xã hội của thương mại điện tử,… Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về các nguyên tắc, phương pháp, mô hình, quy trình ứng dụng và các kỹ năng mua bán, thanh toán, marketing trực tuyến, cũng như phát huy khả năng sáng tạo, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn sách “Sách tham khảo các tình huống kinh doanh trong thương mại điện tử”. Cuốn sách này giúp người đọc tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng, phân tích, giải quyết vấn đề về thương mại điện tử thông qua các tình huống kinh doanh, tình huống chứng minh, thảo luận, mô phỏng, tổng hợp,…. 11
- Nhóm tác giả đã biên tập các tình huống kinh doanh xuất phát từ những tư liệu thực tế, các bài viết được công bố trên internet, sách, báo, luận án, luận văn, tạp chí chuyên ngành ở trong và ngoài nước. Việc trình bày tình huống ở đây không nhằm ca ngợi hay phê phán bất cứ một doanh nghiệp, một website hay một nhà kinh doanh nào. Mục đích chính là nêu lên những bài học kinh nghiệm (thành công/thất bại) từ những tình huống cụ thể đã, đang và có thể sẽ phát sinh trong thương mại điện tử, nhằm giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng hợp và đa chiều về thương mại điện tử. Ngoài Lời nói đầu, Mục lục, cuốn sách gồm 4 phần chính : Phần 1: Các tình huống về lợi ích và trở ngại của thương mại điện tử. Phần 2: Các tình huống về mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử. Phần 3: Các tình huống về thanh toán điện tử. Phần 4: Các tình huống về an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử. Sách tham khảo do TS. Nguyễn Trần Hưng làm chủ biên và các thành viên tham gia biên soạn, bao gồm : - ThS. Vũ Thị Thúy Hằng và ThS. Trần Thị Huyền Trang biên soạn phần 1. - ThS. Vũ Thị Hải Lý , ThS. Lê Xuân Cù và ThS. Vũ Thị Thúy Hằng biên soạn phần 2. - ThS. Lê Xuân Cù, ThS. Vũ Thị Hải Lý và ThS. Lê Duy Hải biên soạn phần 3. - TS. Nguyễn Trần Hưng biên soạn phần 4. 12
- Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã nhận sự hỗ trợ tích cực từ các giảng viên Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử - Trường Đại học Thương mại, các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp đã cung cấp tài liệu và đóng góp những ý kiến quan trọng. Mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi tới TS.Nguyễn Trần Hưng - Trưởng Khoa Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử - Trường Đại học Thương mại, số 79 đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Địa chỉ email: hung.tmdt@tmu.edu.vn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 06 năm 2020 CHỦ BIÊN TS. Nguyễn Trần Hưng 13
- PHẦN 1 CÁC TÌNH HUỐNG VỀ LỢI ÍCH VÀ TRỞ NGẠI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác. Khi nói tới sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử, người ta thường gắn nó với sự ra đời và phát triển của Internet. Tác động của thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một kênh giao dịch trên internet, mà còn có thể thiết lập một ngành công nghiệp mới. Lợi ích mà thương mại điện tử đem lại được xem xét trên ba góc độ: lợi ích đối với tổ chức, chủ yếu là lợi ích đối với doanh nghiệp, lợi ích đối với người tiêu dùng cuối cùng và lợi ích đối với xã hội. Khi ứng dụng thương mại điện tử, ngoài những lợi ích, doanh nghiệp, người tiêu dùng cuối cùng và xã hội cũng gặp phải những trở ngại về công nghệ và phi công nghệ. Các vấn đề như sự tràn lan của thông tin sai sự thật, thu thập/bán thông tin cá nhân của người dùng, chưa đồng bộ hệ thống luật pháp về thương mại điện tử, lừa đảo trên mạng gia tăng, thiếu các tiêu chuẩn chung về an ninh và độ tin cậy,… đang ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của người dùng vào thương mại điện tử, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử của các doanh nghiệp và định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững của xã hội. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử đem lại các lợi ích cơ bản như tiếp cận toàn cầu, giảm chi phí cho các cửa hàng vật lý, giảm chi phí giao dịch, hoàn thiện chuỗi cung ứng, 14
- đáp ứng nhu cầu cá biệt của khách hàng, mở rộng các mô hình kinh doanh mới, chuyên môn hóa được người bán, rút ngắn thời gian triển khai ý tưởng, tăng hiệu quả mua hàng,… Bên cạnh đó, họ cũng gặp rất nhiều trở ngại về hệ thống luật pháp, niềm tin của người dùng, cơ sở hạ tầng, tốc độ đường truyền và các tiêu chuẩn chung về chất lượng. Xuất phát từ những vấn đề trên, trong Phần 1 của Sách tham khảo các tình huống kinh doanh trong thương mại điện tử, nhóm tác giả giới thiệu 17 tình huống về các lợi ích, trở ngại của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng cuối cùng và xã hội. Trọng tâm của Phần 1 là đề cập các tình huống về lợi ích, trở ngại của thương mại điện tử đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tình huống được sắp xếp theo tiến trình nghiên cứu các vấn đề lý luận. Tuy nhiên mỗi tình huống có thể khai thác ở nhiều góc độ khác nhau, vì vậy trình tự sắp xếp chỉ mang tính tương đối. Nội dung các tình huống giúp người đọc học hỏi cách thức tạo ra sự thành công, rút kinh nghiệm từ những thất bại trong việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới. Từ đó, người đọc có thể nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế để giải quyết vấn đề, bồi dưỡng kỹ năng, trau dồi kinh nghiệm nhằm ứng dụng và sử dụng thương mại điện tử an toàn và hiệu quả. 15
- Tình huống số 1 GOOGLE.COM - GÃ KHỔNG LỒ CỦA INTERNET Giao diện của Google.com Mô tả tình huống Google là một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Cái tên “Google” là một lối chơi chữ của từ googol nghĩa là 10100. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty là sắp xếp số lượng thông tin khổng lồ trên mạng. Tên của trụ sở Google - Googleplex có nghĩa là 10googol. Google được Larry Page và Sergey Brin sáng lập khi cả hai đang theo học tại trường Đại học Stanford. Họ cho rằng một công cụ tìm kiếm dựa vào phân tích các liên hệ giữa các website sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Tên miền www.google.com được đăng ký ngày 15 tháng 9 năm 1997. Google chính thức thành lập ngày 7 tháng 9 năm 1998 tại Menlo Park, California. Tháng 2 năm 1999, trụ sở của Google chuyển đến Palo Alto. Sau hai lần đổi trụ sở để phát triển quy mô, trụ sở hiện nay của Google là “Googleplex” 16
- đặt tại Mountain View, California. Tính đến tháng 10/2019, Google có trên 72.000 nhân viên. Sản phẩm chính của Google là công cụ tìm kiếm. Hiện nay, Google được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên internet. Công cụ tìm kiếm của Google được nhiều người ủng hộ và sử dụng vì có giao diện đẹp, đơn giản, kết quả tìm kiếm nhanh, thích hợp và toàn diện. Từ năm 2000, Google đã bắt đầu bán quảng cáo bằng từ khóa. Những quảng cáo này chỉ dùng văn bản. Mục đích để giữ độ đơn giản của trang web và tránh sự lộn xộn, đồng thời để website được hiển thị nhanh hơn. Về sản phẩm, dịch vụ, Google phân loại thành 3 nhóm chính: - Sản phẩm, dịch vụ dành cho tất cả mọi người: có 66 sản phẩm dịch vụ khác nhau (tính đến tháng 6 năm 2020). Trong đó có thể kể đến các sản phẩm dịch vụ đem lại nhiều tiện ích cho người dùng như: + Gmail: ứng dụng gửi, nhận, lưu trữ thư điện tử; + YouTube: ứng dụng phát nhạc; + Google Play: kho lưu trữ các ứng dụng dành cho thiết bị di động; + Google Docs, Google Sheets, Google Slides: ứng dụng hỗ trợ tạo, chỉnh sửa, chia sẻ tài liệu; + Google Forms: ứng dụng hỗ trợ điều tra, khảo sát trực tuyến; + Google Drive: ứng dụng hỗ trợ lưu trữ, truy cập, chia sẻ tệp; 17
- + Google Translate: ứng dụng hỗ trợ dịch với 100 ngôn ngữ; + Google Chrome: ứng dụng hỗ trợ truy cập web; + Google Maps: ứng dụng nhận thông tin dẫn đường bằng GPS; + Google Duo: ứng dụng gọi video đơn giản, chất lượng cao; + Google Calendar: ứng dụng sắp xếp lịch biểu và chia sẻ sự kiện; + Google Keep: ứng dụng lưu giữ suy nghĩ dưới dạng ghi chú, danh sách, bản ghi âm; + Google Classroom: ứng dụng hỗ trợ giao, quản lý bài tập cho lớp học; + Google Hangouts: dịch vụ họp trực tuyến; - Sản phẩm, dịch vụ dành cho doanh nghiệp: có 28 sản phẩm dịch vụ khác nhau (tính đến tháng 6 năm 2020). Trong đó có thể kể đến các sản phẩm dịch vụ đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp như: + Google Ads: dịch vụ quảng cáo khi khách hàng tìm kiếm; + Google Analytics: ứng dụng phân tích thông tin chi tiết về khách hàng; + G Suite: ứng dụng cho phép doanh nghiệp tạo địa chỉ thư điện tử với tên miền riêng; + Google Enterprise: ứng dụng thiết kế cho công việc, hỗ trợ quản lý văn phòng thông minh cho doanh nghiệp; 18
- + Google Marketing Platform: ứng dụng hỗ trợ hoạt động tiếp thị qua công cụ tìm kiếm, quản lý chiến dịch quảng cáo phức tạp, quản lý quảng cáo đa kênh, đa phương tiện; + Google Merchant Center: ứng dụng quản lý dữ liệu tập trung cho các sản phẩm, quản lý việc quảng bá và bán sản phẩm dịch vụ; + Google My Business: ứng dụng tạo và tối ưu doanh nghiệp; + Google Trends: ứng dụng phân tích xu hướng giúp lựa chọn từ khóa và tăng traffic, hỗ trợ doanh nghiệp điều hướng lại chiến dịch marketing; - Sản phẩm, dịch vụ dành cho nhà phát triển: có 13 sản phẩm dịch vụ khác nhau (tính đến tháng 6 năm 2020) như App Testing, Cloud Computing, Growth, Payments, …và nhiều dịch vụ, ứng dụng hữu ích khác. Tại thị trường Việt Nam, Google là một trong những doanh nghiệp thương mại điện tử có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, người dùng và xã hội. Theo eMarketer, quảng cáo trên Google chiếm 47% doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam. Google có nhiều nguồn thu đa dạng, từ quảng cáo gắn trên di động, quảng cáo gắn vào video, gắn vào nội dung,… Chiến lược kinh doanh của Google tập trung vào các nội dung như: - Luôn luôn tập trung vào người dùng: Google nỗ lực khám phá những nhu cầu thực sự của mọi người. Giao diện trang chủ của Google rõ ràng, đơn giản. Kết quả tìm kiếm được hiển thị nhanh chóng và không bao giờ được bán cho bất kỳ ai. Vị trí quảng cáo được đánh dấu rõ, cung cấp nội dung có liên quan và không gây rối trí. 19
- - Tuyển dụng và giữ chân nhân tài: Google đánh giá cao tầm quan trọng của đội ngũ kỹ sư. Trong hoạt động tuyển dụng, Google chú trọng xây dựng một môi trường làm việc toàn cầu và ưu tiên khả năng hơn kinh nghiệm. - Nâng cao và củng cố thương hiệu trên toàn cầu: Google không chỉ đơn thuần là một công cụ tìm kiếm. Đây là một công cụ tìm kiếm với tính toàn vẹn và trung thực. Tuy nhiên, hiện nay, Google phải đối mặt với nhiều công ty trong lĩnh vực tìm kiếm trên internet như Bing, Baidu, AOL, Ask…Để đối mặt với cuộc cạnh tranh này, Google đưa ra nhiều công cụ khác nhau ngoài lĩnh vực tìm kiếm. Google tận dụng thương hiệu để mở rộng kinh doanh. Chiến lược kinh doanh trong thời gian của Google là “to organize the world’s information and make it universally useful and accessible”. Google xác định doanh số và lợi nhuận chủ yếu từ quảng cáo giống như các cổng thông tin. Câu hỏi: Qua nội dung tình huống trên, theo anh (chị): 1. Phân tích ưu điểm và hạn chế của Google với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của các doanh nghiệp? 2. Mục tiêu giá trị của Google là gì? Mục tiêu giá trị đó đã giúp Google chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử ra sao? 3. Một số giải pháp để Google thành công tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong tương lai? 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về Mua bán và sáp nhập
401 p | 309 | 157
-
Tìm hiểu về ngành hàng không
6 p | 398 | 69
-
Lý thuyết quản trị bán hàng hiện đại và tình huống thực hành ứng dụng của các công ty Việt Nam: Phần 1
256 p | 219 | 46
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Định vị thương hiệu - ThS. Đặng Đình Trạm
14 p | 178 | 39
-
Logo - Bảng hiệu theo thuyết Phong Thủy
4 p | 164 | 30
-
Quản trị Kinh doanh Quốc tế - Tình huống 5: Diebold và chiến lược kinh doanh quốc tế
3 p | 273 | 28
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp: Chương 5 - GV. Phạm Đình Tịnh
15 p | 179 | 22
-
Bài giảng Tin học ứng dụng trong kinh doanh 1: Chương 5 - ĐH Tôn Đức Thắng
25 p | 139 | 19
-
Nguồn Gốc CRM
5 p | 98 | 13
-
Tình huống phân quyền ở công ty BĐS Hưng Long
2 p | 131 | 12
-
Tìm hiểu về các tình huống kinh doanh trong thương mại điện tử (Sách tham khảo): Phần 2
156 p | 36 | 12
-
3 lý do để thiết kế web Responsive là lựa chọn tốt nhất cho chiến lược Seo Mobile
6 p | 65 | 11
-
Ảnh hưởng của các nhân tố tính cách thương hiệu laptop đến lòng trung thành của khách hàng tại thành phố Cà Mau
9 p | 77 | 8
-
Tìm hiểu về quy tắc xuất xứ trong thương mại dịch vụ
8 p | 66 | 8
-
Free Monitor for Google: Hướng dẫn và cài đặt
5 p | 79 | 7
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 6 - Quản trị danh mục thương hiệu. Khai thác, duy trì, mở rộng thương hiệu
11 p | 8 | 3
-
Tìm hiểu những rào cản về tính an toàn và tính ổn định trong xu hướng khởi nghiệp của doanh nhân trẻ
7 p | 37 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn