Tìm hiểu về Lịch sử Đảng
lượt xem 167
download
Sự kiện 20/12/1920 trở thành mốc mở ra quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhưng chỉ ở bản thân đc NAQ, đối với toàn dân tộc vẫn đang bế tắc. Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho Người lúc này là nhanh chóng truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào VN để giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối và thành lập Đảng của gcVS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu về Lịch sử Đảng
- Câu 1:Trình bày sự chuẩn bị về chính trị, tư tưởng của đ/c Nguyễn Ái Quốc cho sự thành lập Đảng. Sự kiện 20/12/1920 trở thành mốc mở ra quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhưng chỉ ở bản thân đc NAQ, đối với toàn dân tộc vẫn đang bế tắc. Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho Người lúc này là nhanh chóng truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào VN để giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối và thành lập Đảng của gcVS. Thời kỳ 1 (1920 – 1923 ). Người sống trên đất Pháp, truyền bá bằng báo chí, đặc biệt là “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Tháng 5 – 1921: Người viết 2 bài báo “Đông Dương” đăng trên tạp chí cộng sản Pháp. Trong đó nêu rõ chủ nghĩa công sản không những có khả năng truyền bá vào Châu Á và Đông Dương mà còn có khả năng tiếp thu thuận lợi hơn ở Châu Âu. 1921: Thành lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, cơ quan ngôn luận là tờ báo “Người cùng khổ” do NAQ làm chủ biên kiêm chủ nhiệm. 1922: Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”bằng tiếng Pháp xuất bản năm 1925. Tác phẩm tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đ/v nhân dân các nước thuộc địa; đồng thời nêu rõ sự nghiệp CM là sự nghiệp của toàn dân, cần tổ chức quần chúng lại để giáo dục, giác ngộ quần chúng trưởng thành; vạch rõ mối quan hệ giữa Cách mạng thuộc địa và Cách mạng chính quốc. Người nêu rõ Cách mạng thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước Cách mạng chính quốc và quay trở lại thúc đẩy Cách mạng chính quốc phát triển. Các bài báo và tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”đã được các thủy thủ Việt Nam bí mật đưa về nước và truyền vào Việt Nam đã làm cho phong trào yêu nước Việt Nam xuất hiện khuynh hướng tư tưởng mới, tư tưởng của giai cấp vô sản. Thời kỳ 2 (1923 trở đi). NAQ sống ở Liên Xô, TQ, Thái Lan, phương pháp truyền bá đã có hệ thống hơn: chủ nghĩa M-L được NAQ vận dụng đề ra đường lối cho CMVN. Tháng 6 – 1923: NAQ rời Pháp sang Liên Xô dự Đại hội Nông Dân của QTCS. 1924: NAQ tham dự đại hội lần 5 của QTCS. 11 – 1924: Trở về Quảng Châu (TQ), lấy tên Lý Thụy cùng một số nhà CM châu Á thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. 6 – 1925: Lập hội VN Cách Mạng thanh niên, tổ chức quá độ thích hợp và vừa tầm để tiến tới thành lập Đảng. Thông qua tổ chức này, những người VN yêu nước xuất thân từ nhiều thành phần, giai cấp dễ tiếp xúc với chủ nghĩa Mác – Lênin, rèn luyện họ đi theo lập trường của giai cấp vô sản, truyền bá CNM-L vào VN. Hội có cơ quan ngôn luận là tuần báo “Thanh niên”. Cũng trong thời gian này, Người đã mở được 10 lớp đào tạo cán bộ, đào tạo hơn 200 cán bộ. Những bài giảng của Người được tập hợp lại và in thành sách lấy tên “Đường Kách Mệnh”. Nội dung tác phẩm đề cập tất cả những vấn đề về chính lược, sách lược của Cách mạng Việt Nam, là cơ sở để Đảng ta soạn cương lĩnh chính trị sau này ^_^ Câu 2: Trình bày nội dung cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Nêu sự khác nhau giữa cương lĩnh đầu tiên với luận cương tháng 10/1930. - Nêu rõ đường lối chiến lược chung của Cách Mạng VN trải qua 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Cách mạng tư sản dân quyền kiểu mới và thổ địa cách mạng + Giai đoạn 2: Cách mạng XHCN. Giữa hai giai đoạn không có bức tường ngăn cách. Kết thúc gđ1 đồng thời cũng mở đầu gđ2. Giai đoạn 1 càng giải quyết triệt để bao nhiêu tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn hai bấy nhiêu. - Vạch ra 2 nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến, trong đó chống đế quốc đặt lên hàng đầu; chống phong kiến thực hiện theo 3 bước: đại địa chủ, trung địa chủ, tiểu địa chủ. - Lực lượng lãnh đạo, ĐLCM, LLCM LLLĐ là giai cấp công nhân; đây là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo Cách Mạng VN vì ngay khi ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã mang tính chất của giai cấp công nhân hiện đại. Đặc điểm chung: Trang 1
- + Giai cấp tiên tiến nhất, đại diện cho PTSX tiên tiến nhất. + Giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật nhất. + Giai cấp có tinh thần Cách mạng triệt để nhất. + Có bản chất quốc tế vì có chung kẻ thù là CNĐQ. Đặc điểm riêng: + Mối thù giai cấp và mối thù dân tộc hòa làm một. + Ra đời từ giai cấp nông dân nên có mối quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân -> là điều kiện thuận lợi để thực hiện liên minh công nông. + Giai cấp công nhân VN ra đời trước giai cấp tư sản nên không chịu ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa cải lương mà được tiếp thu chủ nghĩa Mác trở thành lực lượng chính trị độc lập. Động lực CM: giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản… Lực lượng Cách mạng là toàn dân: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản. - Nêu rõ phương pháp Cách mạng là sử dụng bạo lực, lực lượng Cách Mạng quần chúng để giành chính quyền. + Lực lượng Cách mạng quần chúng: lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị; lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang. + Tình thế Cách mạng: Kẻ thù không thể cai trị được như trước nữa và quần chúng không thể sống được như trước nữa. + Thời cơ: Kẻ thù khủng hoảng về chính trị & quân sự Lực lượng trung gian (đảng phái, tôn giáo) ngã về phía Cách Mạng. Lực lượng Cách mạng sẵn sàng chớp thời cơ. Khi thời cơ chưa tới phải giáo dục quần chúng giác ngộ tình thế, thời cơ xuất hiện đặt ngay vấn đề giành chính quyền. - Mối quan hệ giữa Cách mạng VN & Cách Mạng thế giới: Cách Mạng VN là 1 bộ phận của Cách mạng thế giới, chịu sự lãnh đạo của Cách mạng thế giới và phải ủng hộ Cách Mạng thế giới. - Vai trò của Đảng: + Trong nước: có nhiệm vụ tổ chức quần chúng đấu tranh + Bên ngoài: liên lạc với giai cấp vô sản để thống nhất hành động. Ý nghĩa: Cương lĩnh là sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Tất cả những vấn đề chính lược, sách lược của Cách mạng đã được Đảng ta xem xét và giải quyết một cách triệt để -> nguyên nhân để Cách mạng thành công. Luận cương cũng bao gồm 6 vấn đề như cương lĩnh nhưng khác nhau ở 2 điểm. + Khi nói về mối liên hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, luận cương chủ trương đánh đế quốc song song với đánh phong kiến. Hạn chế là đã không nhận thức được mâu thuẫn chủ yếu của CMVN lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp và tay sai, giải quyết mâu thuẫn chủ yếu làm tiền đề giải quyết các mâu thuẫn cơ bản. + Luận cương cho rằng công nhân và nông dân vừa là động lực và lực lượng Cách mạng. Hạn chế: không nhận thức được vai trò của các giai cấp khác của CMVN dẫn đến không thành lập được mặt trận. Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử và Nội dung nghị quyết TW 6,7,8. 1. Hoàn cảnh lịch sử. - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính phủ Pháp đã tham chiến . Ở ĐD, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thống trị thời chiến. - Trước sự biến động lớn đó, Đảng đã kịp thời điều chỉnh chiến lược, định ra chủ trương, chính sách mới cho phù hợp với tình hình mới. - Hội nghị TW Đảng lần 6 (11/1939), đặc biệt là hội nghị TW 8 (5/1941) do Nguyễn ái Quốc chủ trì đã khẳng định nội dung, tư tưởng điều chỉnh chiến lược trong thời kỳ mới. Đường lối của Đảng về Cách Mạng giải phóng dân tộc đã được bổ sung, phát triển hoàn chỉnh. 2. Nội dung. a. Nghị quyết TW 6 (11/1939). Trang 2
- Tại Bà Điểm – Hóc Môn Gia Định, do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì. - Trên cơ sở phân tích giữa chiến tranh và Cách mạng, hội nghị nhận định chiến tranh thế giới lần này nung nấu Cách mạng Đông Dương bùng nổ. Nguồn gốc Cách mạng do mâu thuẫn trong lòng xã hội. - Đảng chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu vì thế quyết định thành lập Mặt trận phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương. - Hội nghị chủ trương đặt võ trang bạo động giành chính quyền. - Hội nghị bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm bí thư. b. Nghị quyết TW 7(11/1940). 27/9/1940: Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp quỳ gối dâng Đông Dương cho Nhật. Chỉ trong thời gian ngắn VN có 3 cuộc khởi nghĩa nổ ra: + Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940). + Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940). + Binh biến Đô Lương (11/1941). Các cuộc kháng chiến báo hiệu một thời kỳ mới, thời kỳ toàn dân cầm vũ khí đánh đuổi quân cướp nước. Hội nghị lần 7 đã xác định rõ kẻ thù của nhân dân ta lúc này là Pháp – Nhật. Tán thành đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu của hội nghị 6. Quyết định hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ, duy trì lực lượng khởi nghĩa Bắc Sơn. Năm 1941 VN thành lập đội cứu quốc quân. c. Nghị quyết TW 8 (5/1941). Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa chiến tranh và Cách mạng, hội nghị nhận định chiến tranh thế giới lần trước đẻ ra L.Xô XHCN thì chiến tranh thế giới lần này đẻ ra cả hệ thống XHCN. Tán thành hội nghị 6 & 7 về việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Nhưng hội nghị 8 đã giải quyết hoàn chỉnh về vấn đề dân tộc. Hội nghị quyết định thành lập mặt trận riêng cho từng nước. VN: VNĐL đồng minh; Lào: Ai Lao ĐL đồng minh; Campuchia: Cao Minh ĐL đồng minh. Hội nghị quyết định đặt võ trang bạo động là nhiệm vụ, bước đi vũ trang là bước đi từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Ý nghĩa của Nghị quyết TW 8: + Hoàn chỉnh về vấn đề giải phóng dân tộc do hội nghị 6 đề ra. + Trực tiếp lãnh đạo phong trào Cách mạng nước ta đến Cách Mạng tháng 8/1945./. Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử; những chủ trương và biện pháp của Đảng, chính phủ nhằm xây dựng và bảo vệ chính quyền CM thời kỳ sau CMT8. 1. Hoàn cảnh lịch sử. Sau khi giành chính quyền, Đảng gặp nhiều khó khăn to lớn về mọi mặt. - Kinh tế: Vốn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá trong chiến tranh, nền kinh tế đó giờ đây hết sức tiêu điều, hàng hóa khan hiếm, kho tàng trống rỗng, công nhân thất nghiệp, bên cạnh đó thiên tai hạn hán liên tục xảy ra đe dọa hàng triệu người dân. - Kẻ thù: lấy danh nghĩa Đồng minh vào nước ta chống phá phong trào CM. + Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng đang âm mưu lật đổ chính phủ cách mạng thành lập chính phủ bù nhìn tay sai. Theo sau là 2 tổ chức phản CM: VNQD Đảng (Việt Quốc)do Nguyễn Trường Tam đứng đầu. VN CM đồng minh hội (Việt Cách) do Nguyễn Hải Thần đứng đầu. + Miền Nam: Quân Anh vào kéo đền vĩ tuyến 16, âm mưu giúp dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Thực dân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn ngày 23/9/1945 mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta lần 2. Quân Nhật còn 6 vạn tên, một nửa số lính nhật sẵn sàng cầm vũ khí giúp quân Pháp xâm lược nước ta. Chính quyền Cách mạng vừa mới thành lập còn hết sức non trẻ. Lực lượng vũ trang chưa thực sự chính qui hiện đại có khả năng bảo vệ chính quyền. Trang 3
- Những khó khăn trên cho thấy vận mệnh dân tộc đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Nền độc lập dân tộc có thể bị thủ tiêu, nhân dân có nguy cơ trở lại đời sống nô lệ. Bên cạnh những khó khăn trên chúng ta cũng có những thuận lợi cơ bản: + Chính quyền đã về tay nhân dân. + Có Đảng lãnh đạo, đường lối đúng đắn. + Nhân dân có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm và tuyệt đối tin vào sự lãnh đạo của Đảng ^_^ 2. Những chủ trương biện pháp của Đảng và chính phủ. a. Đẩy mạnh đấu tranh chống Pháp ở Nam Bộ. Trước hành động xâm lược của Pháp ở Miền Nam, 25/11/1945 Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” vạch rõ kẻ thù nước ta là thực dân Pháp. - Chỉ thị đề ra nhiệm vụ cần thiết trước mắt là cũng cố chính quyền, xây dựng chế độ mới. Chỉ thị nêu rõ giành chính quyền càng dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân nêu cao tinh thần gìn giữ chính quyền. - Chỉ thị phát động phong trào Nam tiến tăng cường cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. - Thực hiện chủ trương của Đảng cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ được duy trì & phát triển phá tan âm mưu của thực dân Pháp muốn thôn tính miền Nam trong vài tuần lễ. b. Đẩy mạnh sản xuất ở Bắc Bộ. - Để khắc phục khó khăn về mặt kinh tế Bác phát động phong trào thi đua sản xuất với khẩu hiệu “Tất đất, tất vàng, không để một mảnh đất bỏ hoang”. - Nhiệm vụ trước mắt là nhanh chóng cứu đói + đề phòng nạn đói. Bác phát động phong trào thi đua yêu nước với khẩu hiệu “Nhường cơm xẻ áo”. - Phong trào sản xuất và cứu đói làm tăng uy tín của Đảng trong toàn dân. Để xây dựng quỹ độc lập ngày 25/10 /1945 Bác phát động “Tuần lễ vàng”, trong vòng 1 tuần nhân dân ta đã đóng góp 350kg vàng & 200 triệu đồng. - Tổ chức phong trào “Bình dân học vụ”, thành lập nha học vụ. Sau đó phát động phong trào trên cả nước. Kết quả trong 1 năm ta có hơn 1 triệu người biết đọc biết viết. - 1/11/1945, Đảng tuyên bố tự giải tán. - 6/1/1946, Tổ chức tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước. Bầu ra 333 đại biểu Quốc Hội. Đây thực sự là cuộc động viên chính trị lớn trong toàn dân, biểu giương sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc quyết tâm giữ vững nền độc lập toàn quốc. Tạo ra cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh chống kẻ thù trên mặt trận ngoại giao ^_^ Câu 5: Nguyên nhân bùng nổ kháng chiến chống Pháp & nội dung kháng chiến chống Pháp. 1. Nguyên nhân. - Hiệp định sơ bộ đã được ký kết nhưng thực dân Pháp lại liên tục vi phạm hiệp định. Chúng liên tục cho quân đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh khác. Trước tình hình đó, Đảng đã phát động phong trào đình công, bãi khóa trên cả nước. Với chủ trương không hợp tác với Pháp, trước sức mạnh dân tộc ta buộc thực dân Pháp phải đàm phán chính thức. - Ngày 15/5/1946: phái đoàn của ta do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu lên đường sang Pháp. - Cuối tháng 5/1946: Bác lên đường sang Pháp với tư cách là thượng khách của chính phủ Pháp. Lợi dụng Bác ra nước ngoài, bọn Pháp ở Đông Dương âm mưu lật đổ chính quyền Cách mạng, thành lập chính quyền tay sai, thực hiện chính sách chia để trị. - Đảng ta lãnh đạo nhân dân kiên quyết đấu tranh trước những hoạt động chống phá của Pháp, trấn áp vạch trần bộ mặt phản động của bọn tay sai. - Buộc thực dân Pháp chấp nhận đàm phán chính thức tại hội nghị Phông-ten-Blô tháng 8/1946 nhưng không đạt được thỏa thuận nào ở hội nghị này vì Pháp quyết tâm xâm lược nước ta. - Để giành thời gian tiếp tục chuẩn bị cho kháng chiến, trước khi về nước Bác ký với Pháp bảng tạm ước 14/9/1946 tiếp tục nhường cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế – chính trị – văn hóa; đây cũng là sự nhượng bộ cuối cùng của ta đối với Pháp. Trang 4
- - Cuối tháng 12/1946 Pháp cho quân đánh chiếm khu phố Hàng Bún, và gửi tối hậu thư cho chính phủ, đòi tước vũ khí đội tự vệ. - Tối 19/12/1946, Bác đọc lời kêu gọi phát động cả nước kháng chiến. 2. Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp. Căn cứ để định ra đường lối: + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác + Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh + Chỉ thị kháng chiến của Trung Ương. Nội dung: + Nội dung cơ bản: cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc dưới dự lãnh đạo của giai cấp công nhân; thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc để đánh quân đội lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc. + Nội dung cụ thể: Mục đích – tính chất – nhiệm vụ của cuộc kháng chiến. Mục đích: giành lại độc lập dân tộc Tính chất: độc lập dân tộc dân chủ tự do Nhiệm vụ: chống đế quốc Pháp & bọn phong kiến tay sai. Phương thức tiến hành chiến tranh: Kháng chiến toàn dân & toàn diện. KC toàn dân: toàn dân tham gia đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt. KC toàn diện: KC trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa. + Chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế làm nhân dân thế giới hiểu & đồng tình ủng hộ nhân dân ta đánh Pháp. + Quân sự: Tiêu diệt sinh lực địch, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng, thu hồi toàn bộ lãnh thổ . Muốn vậy, phải tích cực xây dựng lực lượng vũ trang của ta với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương & dân quân du kích; đề ra phương châm tác chiến là du kích, vận động, trận địa + Kinh tế: Không cho địch thực hiện chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, mặt khác phải xây dựng nền kinh tế mới cung cấp cho nhân dân ta. + Văn hóa: phá tan chính sách văn hóa ngu dân của Pháp, tích cực xây dựng nền văn hóa mới của ta theo 3 nguyên tắc: dân tộc, KH & đại chúng. Phương châm chiến lược. Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Bao gồm 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và tổng tiến công. Dưới ánh sáng của đường lối kháng chiến, ngay trong tháng đầu tiên, quân dân thủ đô đã tiêu diệt gần 2000 tên địch, bảo vệ an toàn cho cơ quan trung ương rút về căn cứ. Để đánh bại âm mưu của thực dân Pháp (đánh nhanh thắng nhanh). Đảng ta chủ trương mở chiến dịch V.Bắc (1947). Thắng lợi của chiến dịch VB đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta, bảo vệ an toàn cho cơ quan Trung Ương ở căn cứ địa, đồng thời thắng lợi của chiến dịch chuyển cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sang giai đoạn mới, cầm cự và tổng tiến công. Sau thắng lợi của hiến dịch VB, LLVT của ta cũng tiến bộ vượt bậc về số lượng và chất lượng. Để mở rộng giao lưu với thế giới. Đảng tiếp tục mở chiến dịch biên giới 1950, thắng lợi của chiến dịch BG đã để lại cho Đảng ta những bài học kinh nghiệm quý báu về chỉ đạo chiến tranh. Sau thắng lợi này, LX, TQ và các nước XHCN ở Đông Âu bắt đầu công nhận & đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Vì thế, cuộc háng chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu nhận được sự viện trợ vế vật chất và tinh thần của hệ thống XHCN./. Câu 6: Hoàn cảnh lịch sử đất nước sau năm 1954 và nội dung nghị quyết TW 15. Hoàn cảnh lịch sử. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp giành được thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi lên CNXH; miền Nam tiếp tục CMDTDC. Vì thế, cùng một lúc Đảng phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền khác nhau. Đây là nét độc đáo của CMVN. Kẻ thù mới của nhân dân ta lúc này là đế quốc Mỹ, một cường quốc kinh tế và quân sự của thế giới. Thông qua Ngô Đình Diệm, Mỹ tuyên bố khước từ hiệp định Giơnevơ thống nhất đất nước và tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào Cách mạng miền Nam rất dã man với phương châm “thà giết Trang 5
- lầm một người còn hơn bỏ sót một tên cộng sản”. Hình ảnh chiếc máy chém được kéo lê khắp miền Nam cùng với luật 10-59 còn để lại những cảnh tượng hãi hùng đến bây giờ. PTCS quốc tế đang đi vào con đường hòa hoãn. Tại đại hội lần thứ 20 Đảng cộng sản Liên Xô (1957) đề ra đường lối tạm hòa (quá độ hòa bình, chung sống hòa bình; thi đua hòa bình) cản trở phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nội dung nghị quyết TW 15 (1/1959). Phân tích các mâu thuẫn cơ bản ở miền Nam và Việt Nam + Việt Nam có 2 mâu thuẫn: _ CNXH >< CNTB _ Nhân dân ta >< tay sai + Miền Nam có 2 mâu thuẫn: _ NDMN >< ĐQ và CQ tay sai Ngô Đình Diệm _ Nông dân MN >< địa chủ phong kiến. Mẩu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Mỹ & tay sai. Giải quyết mâu thuẫn này nhằm thực hiện mục tiêu chung là hòa bình, thống nhất đi lên XHCN. Đề ra 2 nhiệm vụ chiến lược của Cách Mạng VN là: Cách Mạng XHCN Miền Bắc & Cách mạng DTDCND ở Miền Nam. 2 nhiệm vụ có quan hệ mật thiết với nhau trong đó Cách mạng XHCN ở M.Bắc giữ vai trò quyết định nhất, cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam giữ vai trò trực tiếp đối với sự nghiệp cách mạng ở miền Nam và thống nhất nước nhà. Vạch rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân đánh đổ bọn Mỹ Diệm nhằm hoàn thành mục tiêu: hòa bình, độc lập, thống nhất & CNXH. Nhiệm vụ trước mắt của Cách Mạng M.Nam là đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm giành chính quyền về tay nhân dân. Dự kiến con đường phát triển của Cách Mạng M.Nam là khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh tiến tới tổng công kích, tổng khởi nghĩa nhằm giải phóng miền Nam. Vì khởi nghĩa từng phần nổ ra, địch dùng lực lượng quân sự đàn áp phong trào. Để bảo vệ thành quả KN, quần chúng tiến hành chiến tranh Cách mạng chống lại chiến tranh phản Cách mạng của địch. Trong chiến tranh Đảng đã vận dụng cả hai quy luật: quy luật khởi nghĩa: giành quyền làm chủ và quy luật chiến tranh: tiêu diệt địch. Khởi nghĩa tạo ra địa bàn, chỗ đứng cho lực lượng vũ trang hoạt động. Lực lượng vũ trang là lực lượng tiêu diệt địch, tạo thời cơ cho khởi nghĩa nổ ra, vùng giải phóng ra đời trên phạm vi rộng lớn. Khi thời cơ đến, tổng công kích nhất thiết phải kết hợp với tổng khởi nghĩa để giải phóng miền Nam. Tổng công kích bao giờ cũng nổ ra trước để tiêu diệt lực lượng quân sự tạo đòn bẩy để tổng khởi nghĩa nổ ra. Chủ trương thành lập mặt trận riêng cho M.Nam, quyết định mở đường 559 (đường Trường Sơn). Câu 7. Ý nghĩa, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ý nghĩa. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó chấm dứt 100 năm đô hộ của thực dân cũ, 30 năm thực dân mới, giải phóng hoàn toàn M.Nam, tạo điều kiện thống nhất ĐN, đi lên XHCN. Tạo điều kiện cho Cách mạng Lào và Cách mạng Cappuchia giành thắng lợi. Nguyên nhân. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Ngay từ đầu Đảng đã đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn và tổ chức toàn dân đứng lên thực hiện đường lối đó. Thắng lợi của đồng bào miền Nam, của các cán bộ và chiến sĩ đang công tác và chiến đấu tại M.Nam. Thắng lợi của CNXH ở miền Bắc, đồng bào đã chi viện tới mức cao nhất sức người sức của cho cuộc kháng chiến ở M.Nam. Sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là là của L.Xô, TQ, và các nước XHCN anh em. Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Ngay sau khi kết thúc thắng lợi kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc đi lên CNXH, miền Nam vẫn tiếp tục Cách mạng dtdc. Cùng lúc, Trang 6
- Đảng phải lãnh đạo 2 nhiệm vụ chiến lược. Về lí luận, hai nhiệm vụ có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không tiến hành song song, ngang bằng với nhau mà CMDTDCND bao giờ cũng là mục tiêu trước mắt, CMXHCN nhiệm vụ không phải để nâng cao đời sống cho nhân dân miền Bắc mà để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược MN. Giương cao hai ngọn cờ trong giai đoạn này cho phép Đảng tổng hợp sức mạnh toàn dân tộc làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến. Thắng lợi của mặt trận dân tộc thống nhất. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta xây dựng thành công 3 mặt trận: trong nước, 3 nước Đông Dương và trên thế giới. Qua đó tập hợp và tranh thủ tất cả các lực lượng trong nước và trên thế giới. Kết hợp tới mức cao nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sự liên minh chiến đấu giữa 3 dân tộc Đông Dương. Do có cùng chung 1 kẻ thù, cùng chung 1 biên giới nên sự liên minh chiến đấu là sự liên minh tự giác và có tổ chức. Kẻ thù tìm mọi cách phá vỡ nhưng chúng đã không thực hiện được. Phương pháp Cách mạng đúng. + PP Cách Mạng là con đường, hình thức đấu tranh làm sao thắng được một cách có lợi nhất, đưa Cách mạng tới đích nhanh nhất. Ở đây ngoài lòng dũng cảm còn có sự khôn ngoan, không chỉ là bài học mà còn là nghệ thuật. + Kết hợp khéo léo giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, lực lượng CT và lưc lượng VT. Khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng. + Kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh, chiến tranh với khởi nghĩa. + Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. + trên ba vùng chiến lược: thành thị, nông thôn và miền núi. + Đánh địch bằng 3 mũi giáp công: Chính trị, quân sự và binh vận. Thắng từng bước cho đúng. Thắng lợi trước tạo tiền đề, điều kiện cho thắng lợi sau cao hơn. Xây dựng Đảng vững mạnh./. Câu 8. Trình bày và phân tích 4 bài học kinh nghiệm do ĐH Đảng VI(12/1986). Trên tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới phong cách, nhìn thẳng vào sự thật, đại hội chỉ ra những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm này, qua đó rút ra 4 bài học kinh nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Toàn bộ hoạt đông của mình Đảng phải xuất phát từ tư tưởng lấy dân làm gốc. Đảng với dân như cá với nước. Cá không thể thiếu nước và Đảng không thể thiếu dân. Tình hình kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Muốn dân tin và nghe theo những đường lối của Đảng trước hết phải lo cho dân ấm no. Kinh tế có vững mạnh thì chính trị mới ổn định, chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thận lợi cho kinh tế phát triển. Cần đảm bảo an ninh, chính trị, củng cố quốc phòng tạo môi trường phát triển sản xuất. Tôn trọng quy luật khách quan và hoạt đông theo đúng quy luật khách quan. Đây là cách nhìn hoàn toàn đúng, đã được ĐH VII, VIII phát huy mang lại nhiều thành quả to lớn về kinh tế. Nếu như sau 10 năm giành độc lập dân tộc chúng ta vẫn phải nhập khẩu lương thực thì sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã xuất khẩu gạo và trở thành nước xuất khẩu tiềm năng. Đặc biệt, việc duy trì nhiều thành phần kinh tế rất phù hợp với thực trạng nước ta, góp phần khai thác triệt để tiềm năng của các ngành, tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Nó cũng rất phù hợp với thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đây là nhu cầu khách quan, cần phải toàn cầu hóa để giải quyết các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, bệnh dịch, thiên tai… Xây dựng Đảng vững mạnh, đưa Đảng ngang tầm với thời đại. Nhiệm vụ thường xuyên, then chốt. Đảng phải thực sự mạnh, Đảng viên là người gương mẫu đi đầu. ^_^ Câu 9. Trình bày và phân tích 6 đặc trưng do ĐH 7 (tháng 6/ 1991). Đại hội đã đề ra cương lĩnh XD CNXH ở nước ta, trong đó nêu lên 6 đặc trưng cơ bản về CNXH mà Đảng và nhân dân ta phấn đấu xây dựng. + Xã hội do NDLĐ làm chủ. Bản chất của xã hội: của dân, do dân, vì dân. Trang 7
- + Dựa trên nền kinh tế phát triển cao với tư liệu sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu. Kinh tế quốc doanh và tập thể giữ vai trò chủ đạo + Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa yêu nước, yêu CNXH. Nền văn hóa phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại. Là mục tiêu và động lực cho sự phát triển kinh tế: vốn, KHKT, con người. + Không còn chế độ người bốc lột người, mọi người cùng làm cùng hưởng và có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Tính nhân văn của CNXH: vì con người, vì hạnh phúc của con người. + Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. + Việt nam có quan hệ hợp tác toàn diện với tất cả các nước trên thế giới. CNXH ở nước ta là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. ^_^ Câu 10. Trình bày 6 bài học kinh nghiệm do ĐH VIII(12/1996), nêu những thành tựu và hạn chế trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới ĐH rút ra 6 bài học kinh nghiệm hết sức quý báu. + Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. + Kết hợp đổi mới kinh tế & đổi mới chính trị. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm để từng bước đổi mới hệ thống chính trị mà then chốt là đổi mới Đảng. + Duy trì nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. + Tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc VN. + VN có quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. + Xây dựng Đảng vững mạnh. Thành tựu. + Nhịp độ phát triển kinh tế ngày càng tăng, góp phần tích cực nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. + Hiến pháp 1992 bắt đầu đi vào cuộc sống. + Bộ máy quản lý của nhà nước bước đầu được cải tiến, phát huy hiệu lực. + Phá bao vây cấm vận của CNĐQ, mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Đặc biệt đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Hạn chế. + Đất nước còn nghèo nhưng chúng ta chưa cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng. + Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực. + Sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường vừa lúng túng, vừa buông lỏng. + Bộ máy hành chính nhà nước tuy cải tiến nhưng vẫn cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu quả. ^_^ Trang 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
0 p | 849 | 279
-
Tiểu luận lịch sử Đảng: Sơ lược về sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò của Đảng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước
27 p | 766 | 159
-
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (42tr)
42 p | 261 | 61
-
Tìm hiểu về Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài: Phần 1
269 p | 171 | 40
-
Bài dự thi Tìm hiểu 70 năm lịch sử Đảng bộ Đắk Lắk và 35 năm chiến thắng lịch sử Buôn Ma Thuột
18 p | 837 | 37
-
Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai - Lịch sử Đảng bộ: Tập 2
162 p | 287 | 34
-
Tìm hiểu về Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài: Phần 2
315 p | 145 | 33
-
Tìm hiểu về chữ viết 1
6 p | 175 | 15
-
Tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ huyện Phú Thiện (1945-2020)
595 p | 27 | 5
-
Tìm hiểu về lịch sử của vùng đất Huế: Phần 2
576 p | 55 | 5
-
Ebook Thường thức về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Quyển 1) - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: Phần 2
47 p | 16 | 5
-
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các kỳ đại hội: Bài dự thi tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử Đồng Nai 2015
39 p | 60 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (1930-2010): Phần 1
108 p | 10 | 3
-
Ebook Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ quận Sơn Trà (1930-2015): Phần 2
28 p | 14 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Sơn (1930 - 2000): Phần 1
162 p | 10 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Sơn (1930 - 2000): Phần 2
186 p | 5 | 3
-
Ebook Lịch sử Công an nhân dân tỉnh Ninh Thuận (1945 - 1954): Phần 1
77 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn