Tìm hiểu về Các quan Đô Đốc, Đô-Hộ, Kinh-Lược-Sứ An-nam, Các quan Thứ- Sử ba quận Giao, Ái, Hoan đời nhà Đường – Phần 2
lượt xem 3
download
Lý-Đại-Lượng Đầu niên hiệu Trinh-Quán (627), Đường Thái-Tông, làm Đô-Đốc GiaoChâu. Lý-Thọ Tôn-Thất nhà Đường, làm Đô-Đốc Giao-Châu, vì tham-lam bị tội. Lư-Tổ-Thượng Tự là Quý-Lương, người Quang-Châu. Đầu niên hiệu Trinh-Quán (627), LýThọ bị tội, Thái-Tông muốn tìm một vị Châu-Mục xứng đáng, triều đình đều khen Tổ-Thượng tài gồm văn võ, tính người liêm bình công trực. Vua vời đến bảo rằng: "Giao-Châu là một phiên-trấn lớn, cần có kẻ hiền trông coi, lâu nay các quan Đô-Đốc đều không xứng chức, khanh có tài yên vỗ biên- thuỳ, khá vì ta ra đó trấn nhậm, chớ vì...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu về Các quan Đô Đốc, Đô-Hộ, Kinh-Lược-Sứ An-nam, Các quan Thứ- Sử ba quận Giao, Ái, Hoan đời nhà Đường – Phần 2
- Các quan Đô Đốc, Đô-Hộ, Kinh-Lược-Sứ An-nam, Các quan Thứ- Sử ba quận Giao, Ái, Hoan đời nhà Đường – Phần 1 Lý-Đại-Lượng Đầu niên hiệu Trinh-Quán (627), Đường Thái-Tông, làm Đô-Đốc Giao- Châu. Lý-Thọ Tôn-Thất nhà Đường, làm Đô-Đốc Giao-Châu, vì tham-lam bị tội. Lư-Tổ-Thượng Tự là Quý-Lương, người Quang-Châu. Đầu niên hiệu Trinh-Quán (627), Lý- Thọ bị tội, Thái-Tông muốn tìm một vị Châu-Mục xứng đáng, triều đình đều khen Tổ-Thượng tài gồm văn võ, tính người liêm bình công trực. Vua vời đến bảo rằng: "Giao-Châu là một phiên-trấn lớn, cần có kẻ hiền trông coi, lâu nay các quan Đô-Đốc đều không xứng chức, khanh có tài yên vỗ biên-
- thuỳ, khá vì ta ra đó trấn nhậm, chớ vì đường sá xa xuôi mà từ chối". Tổ- Thượng tạ ơn, nhưng sau lại hối hận, lấy cớ bệnh-tật từ chối. Vua khiến Đổ-Như-Hối khuyên dỗ, Tổ-Thượng cố từ; vua lại khiến anh vợ ông là Châu, Phạm qua dụ rằng: "Kẻ thất-phu hứa với nhau cũng còn giữ tín, khanh đã hứa trước mặt trẩm, há được ăn-năn, nên hãy sớm đi qua, ba năm ắt có chiếu triệu về, khanh chớ thối thác, trẩm quyết chẳng nuốt lời". Thượng tâu rằng: "Lĩnh-Nam nhiều chướng khí, đã đi không thể trở về". Thái-Tông nổi giận phán rằng: "Ta khiến người không chịu đi, làm sao làm việc nước cho được?". Bèn khiến chém ngay ở trước triều đường. Sau vua hối hận, cho phục lại quan-tước, con cháu được tập ấm. Lý-Đạo-Hưng Tôn-thất nhà Đường, được phong Quảng-Ninh Quận-Vương, sau vì có lỗi bị giáng phong Huyện Công. Năm Trinh-Quán thứ 9 (635), làm Đô-Đốc Giao- Châu, vì ở phương nam khí hậu độc địa, sinh lo, chết trong lúc đương làm quan. Lý-Đạo-Ngạn Trong thời Trinh-Quán (627-649), làm Thứ-Sử Giao-Châu, Rợ Lèo (sơn liêu) làm phản, Đạo-Ngạn dẹp yên.
- Lý-Giám Con của Ba-Vương Thần-Phù, làm Thứ-Sử Giao-Châu. Liễu-Sở-Hiền Người Bồ-Châu, thời Trinh-Quán, (627-649), làm Đô-Đốc Giao-Châu và Quế-Châu. Đỗ-Chính-Luân Người châu Tương. Vua Thái-Tông biết tiếng, cho làm chức Trung-Thư Thị- Lang, Thái-Tử Tả-Thứ-Tử. Vì Thái-Tử Thừa-Kiền bị truất, biếm Chánh- Luân làm Đô-Đốc Giao-Châu. Đậu-Đức-Minh Làm Thứ-Sử Ái-Châu đời Đường. Nịnh-Đạt Thời Tắc-Thiên (Vũ-Hậu), (685-705), làm Thứ-Sử Ái-Châu. Chử-Toại-Lương
- Tự là Đăng-Thiện, người Tiền-đường, con của Chử-Lượng, làm chức Trung- Thư-Lệnh, cuối thời Trinh-Quán (649), đổi làm Đô-Đốc Đàm-Châu và Quế- Châu Sau đó, Hứa-Kính-Tông và Lý-Nghĩa-Phủ vu tấu Toại-Lương làm phản. Vũ-Hậu giận, biếm làm Thứ-Sử Ái-Châu, được hơn một năm thì mất. Hai người con là Ngạn-Phủ và Ngạn-Hàm-Thông thứ 5 (864), Cao-Biền bình định An-nam, mới tấu xin đưa di-hài về Dương-Địch. Sài-Triết-Uy Triều Cao-Tông (650-683), bị liên luỵ vì em là Lệnh-Vũ theo Phòng-Di-Ái làm phản, phải đày ra Thiệu-Châu. Sau lại được tha, cho làm Đô-Đốc Giao- Châu. Lang-Dư-Khánh Làm quan thanh liêm, nhưng tính khắc bạc, dần-dần thăng lên chức Ngự-Sử Trung-Thừa, sau vì bị lỗi, giáng làm Thứ-Sử Giao-Châu. Lưu-Diên-Hựu Trong năm Thùy-Củng thứ 3 (687), làm An-nam Đô-Đốc. Lệ cũ, dân quê hằng năm nạp nữa thuế, Diên-Hựu bắt nạp toàn phần, chúng oán và mưu phản. Diên-Hựu giết người cầm đầu là Lý-Tự-Tiên; dư đảng là Đinh-Kiến
- giết Diên-Hựu, chiếm cứ Giao-Châu. Tư-Mã Quế-Châu là Tào-Huyền-Tĩnh đánh chém được Đinh-Kiến. Lưu-Hựu Đời nhà Đường, làm An-nam đô-hộ, nhà giàu có lớn, mỗi lần nuôi gà lợn, có chết con nào, bắt đày tớ bồi thường gấp đôi và chẳng bao giờ ăn một món gì ngon. Nguyên-Sở-Khách (1) Người Giang-Lăng, đầu niên hiệu Khai-Nguyên (713), đổi ra làm An-nam đô-hộ, cùng Dương-Tư-Húc dẹp yên loạn Mai-Thúc-Loan. Tống-Chi-Đế Em của Tống-Chi-Vấn, người cao tám thước. Trong khoảng niên-hiệu Khai- Nguyên (713-741), đã từng làm Kiếm-Nam Tiết-Độ-Sứ và Thái-Nguyên- Doãn, bị tội đày ra quận Chu-Diên. Lúc ấy có giặc Mán đánh hãm Hoan- Châu, Chi-Đễ được bổ chức Giao-Châu Tổng-Quản, dẹp yên quân Mán. Đỗ-Minh-Cử Người Dương (?), cuối đời Cảnh-Long nhà Đường (709), làm quan Uý quận Tế-Nguyên, nằm chiêm bao thấy đi vào một phủ-đường, gặp một người mặc
- áo xanh, vái chào rất cung kính và nói rằng: "Ông sẽ làm An-nam đô-hộ, tôi là dân An-nam, nên đến đây chào mừng trước, xin ông hãy giữ gìn quí thể". Sau quả nhiên, Minh-Cử làm An-nam đô-hộ. Hà-Lý-Quang Người Quế-Châu, năm Thiên-Bữu thứ 10 (751) làm An-nam đô-hộ, đem quân đánh Vân-Nam, thâu phục thành An-Ninh, dựng lại trụ đồng của Mã- Viện để định cương giới. Trương-Bá-Nghi Làm An-nam Kinh-Lược-Sử đời nhà Đường, bắt đầu đắp thành Đại-La. Khang-Khiêm Lái buôn ở phương Bắc, làm An-nam đô-hộ. Triều-Hoành Người Nhật-Bản, trong khoảng niên hiệu Khai-Nguyên (713-741) đem hóa- phẩm đến triều-kiến, hâm-mộ phong-hóa Trung-Hoa, nhơn lưu ở lại, đổi tên là Triều-Hoành, nhiều lần sang sứ Trung-Quốc. Năm Vĩnh-Thái thứ 2 (2), Triều-Hoành làm An-nam đô-hộ. Thời ấy có quân Mán xâm phạm cảnh giới
- hai châu Đức-Hoá và Long-Vũ, vua xuống chiếu khiến Triều-Hoành qua dẹp yên. Phụ-Lương-Giao Năm Kiến-Trung thứ 3 (782), đời Đường Đức-Tông, làm An-nam đô-hộ. Lúc ấy, Tư-Mã Diễn-Châu là Lý-Mạnh-Thu và Thứ-Sử Phong-Châu là Lý- Bỉ-Ngạn làm phản, tự xưng An-nam Tiết-độ Sứ, đều bị Lương-Giao bắt chém. Cao-Chính-Bình Làm An-nam Kinh-Lược. Trương-Ứng Đời nhà Đường, làm An-nam Kinh-Lược, chết đương lúc tại chức. Kẻ tá-nhị là Lý-Nguyên-Độ,dùng binh lực uy hiếp châu Huyện làm phản. Tướng nhà Đường là Lý-Phục dụ bắt được Nguyên-Độ, cõi Nam trở lại yên lặng. Triệu-Xương Tự là Hồng-Tộ, làm Thứ-Sử Kiền-Châu. Gặp lúc tù-trưởng An-nam là Đỗ- Anh-Hàn làm phản, vua cho Triệu-Xương làm đô-hộ, mán rợ đều hoà theo. Xương ở An-nam mười năm, chân đau xin về. Vua phái Binh-Bộ Lang-
- Trung Bùi-Thái qua thay thế. Chưa bao lâu, châu-tướng Vương-Quý- Nguyên đánh đuổi Bùi-Thái. Đức-Tông đòi Xương đến hỏi thăm tình-hình, Xương tuổi hơn 70, tấu đối sáng suốt, vua lấy làm lạ, lại cho làm An-nam đô-hộ. Xương đến, người đều mừng rỡ, quân làm phản tức thì dẹp yên. Bùi-Thái Đã nói trên. Trương-Châu Nguyên trước làm An-nam kinh-lược phán-quan, đến đời vua Hiến-Tông, năm Nguyên-Hoà thứ 3 (808), đổi làm chức Đô-hộ Kinh-lược sứ. Quan Kinh-Lược trước là Trương-Bá-Nghi đắp thành Đại-La, thành chỉ cao hai trượng hai thước, mở ba cửa, cửa đều có lầu; đông tây mỗi phía đều có ba cửa, phía nam 5 cửa, trên cửa đặt trống còi, trong thành, hai bên tả hữu, đều cất 10 dinh. Thời Bùi-Thái, hai thành Hoan, Ái, bị Hoàn-Vương (tức vua Chiêm Thành) đánh phá tan tành, Trương-Châu cho sửa đắp lại. Lúc đầu trong quân đội, khí giới chỉ có 8.000 món, 3 năm lại đây tăng lên hơn 300.000 món. Châu khiến bộ-thuộc cất 30 gian lầu để chứa. Trước kia có chiến-thuyền vài mươi chiếc rất chậm chạp, Châu khiến đóng thành kiểu thuyền đồng-mông (3), 32 chiếc, mỗi chiếc chở thuỷ-thủ 25 người, trạo-phu
- 23 người, 2 cây nỏ bắn xe, thuyền chèo tới lui, mau như gió. Các nước Chiêm-Thành, Chân-Lạp đều lo tiến-cống. Châu chết, Liễu-Tử-Hậu làm văn tế. Mã-Tổng Tự là Nguyên-Hội. Trong năm Nguyên-Hoà, Đường Hiến-Tông (806-820), đương làm Thứ-sử Kiền-Châu đổi qua làm An-nam đô-hộ, thanh liêm chẳng nhiễu dân, dùng nho thuật giáo hóa, dân mọi được yên. Mã-Tổng dựng cột đồng ghi công đức nhà Đường để tỏ rằng Tổng là giòng dõi của Phục-Ba. (Hàn-Dũ làm bài thơ đưa chân có câu: "Hồng kỳ chiếu hải áp Nam-Hoang", nghĩa là cờ đỏ rực rỡ trên biển, đàn áp cõi Nam). Lý-Tượng-Cổ Tôn-thất nhà Đường, làm An-nam đô-hộ, tham lam chẳng giữ phép, gặp lúc Hoàng-Gia-Động làm phản, Tượng-Cổ giao cho Thứ-Sử Hoan-Châu là Dương-Thanh 3.000 binh để trợ chiến, Dương-Thanh trở lại tập kích giết Tượng-Cổ. Quế-Trọng-Vũ Làm Đô-Hộ đời Đường, dẹp yên loạn Dương-Thanh.
- Bùi-Hành-Lập Làm An-nam Kinh-Lược-Sứ, đời nhà Đường. Thời ấy có người phản thần của Hoàn-Vương (tức Chiêm-Thành) là Lý-Lạc-Sơn toan mưu cướp ngôi, đến xin quân viện. Hành-Lập bắt chém Lạc-Sơn trả thây lại cho Hoàn- Vương; người Chiêm-Thành vui lòng phục-tùng. Bộ-tướng Đỗ-Anh-Sách và Phạm-Đình-Chi là những tay hào hùng ở Khê-Động, lệ thuộc trong quân- đội. Các Kinh-Lược-Sứ trước hay dung túng làm lơ, nên chúng quen tính dữ tợn, buông lung khó trị. Hành-Lập mỗi khi bắt tội, trừng-phạt rồi để cho cố gắng lập công mà chuộc tội, bởi thế, Anh-Sách thường gắng sức lập công, còn Đình-Chi thường hay đi tắm gội, lâu chẳng về; Hành-Lập triệu về giao hẹn rằng: "phép quân đi quá ngày thì chém". Lần khác lại cứ thế, bèn đánh chết đem thây trả cho họ Phạm và chọn con em hiền lành thay thế. Từ ấy oai phong thịnh hành, thăng chức Quế-Quản Quan-Sát-Sứ. Hoàng-Gia-Động làm phản, Hành-Lập dẹp yên, bèn thay thế Quế-Trọng-Vũ làm An-nam đô- hộ. Lý-Nguyên-Thiện Làm An-nam đô-hộ, đầu niên hiệu Bữu-Lịch (825) tâu xin dời phủ-lị qua bờ sông phía Bắc.
- Hàn-Ước Làm An-nam đô-hộ. Năm Thái-Hoà thứ 2 (928), đời Văn-Tông, Thứ-Sử Phong-Châu là Vương-Thăng-Triều làm phản. Ước dẹp yên, sau bị loạn quân đuổi chạy. Mã-Thực Tự Tôn-Chi, đầu niên hiệu Khai-Thành (836), đời vua Văn-Tông, làm An- nam đô-hộ, lấy văn-nhã trau-dồi, làm việc quan thanh tịnh chẳng phiền, dân được yên ổn, các tù trưởng đều nạp lễ qui thuận. Vũ-Hơn Làm An-nam Kinh-Lược, năm Hội-Xương thứ 3 (843), bị loạn quân đuổi đi. Điền-Tảo Con của Điền-Hồng-Chính, trong khoảng niên-hiệu Thái-Hoà (826-830) làm An-nam đô-hộ. Vương-Thức Con của tể-tướng Vương-Khởi, thời Tuyên-Tông (847-859) làm An-nam đô- hộ. Nguyên Điền-Tảo dựng hàng rào gỗ, làm hàng năm tốn tiền, chưa hoàn-
- thành, lại có giặc cướp đến rất cấp bách. Thức đến, trồng hàng rào cây, đào hào sâu, chung quanh trồng tre gai, giặc cướp không dám phạm đến. Sau có quân Mán vào cướp Cẩm-Điền-Bộ, Thức khiến người thông-ngôn chiêu dụ, ban đêm quân Mán bỏ đi và xin lỗi rằng: "chúng tôi đến bắt trói người Mán làm phản, chứ không phải vào ăn cướp". Trước kia La-Hành-Cung làm chức Đô-Hiệu, chuyên quyền chính trong phủ đã lâu, bị Thức đánh đòn cách chức. Thôi-Cảnh Năm Đại-Trung thứ 6 (852) của Chử-Toại-Lương Điền-Tại-Hựu Con của Điền-Bố, làm đô-hộ, có công dẹp yên biên-thuỳ. Lý-Trác Trong thời Đại-Trung (847-859) làm chức đô-hộ. Trác có tính tham dữ, lấy một đẩu muối đổi một con ngựa, bởi thế, Mán, Mường ta oán làm phản, liên kết với rợ Nam-Chiếu là Đoàn-Tù-Thiên, hiệu "Bạch-Y Một-Mệnh-Quân" (quân cảm-tử áo trắng) đánh An-nam phủ. Khởi-Cư-Lang Trương-Vân dâng sớ nói rằng: "Lệnh Hồ-Đào dùng Lý-Trác trấn giữ An-nam, đầu tiên gây ra
- mối loạn, giặc cướp đầy thiên-hạ, luôn năm chinh-chiến, tổn binh hao lương". (Bì-Nhật-Hưu làm thơ chế Lý-Trác. Thơ chép ở quyển thứ 16). Lý-Vu Làm đô-hộ, đóng đồn ở Vũ-Châu, đầu niên hiệu Hàm-Thông (860), đời vua Ý-Tông nhà Đường, quân Mán đến đánh, Vu chạy trốn, bị vua Ý-Tông đuổi. Vương-Khoan thay Lý-Vu làm Kinh-Lược-Chiêu-Thảo-Sứ. Lý-Trác tâu xin bãi đạo binh phòng thủ mùa đông, 6.000 người, viện lẽ rằng: "giao một mình thủ-lĩnh động bảy-quán ở Đào-Lâm Tây-Nguyên là Lý-Do-Độc cũng đủ sức chống ngăn quân mọi. Sau mãn tù gã con gái cho con Do-Độc, Do-Độc bèn đem quân phụ-thuộc quân Mán, Vương-Khoan chế ngự không nổi. Thái-Tập Năm Hàm-Thông thứ 3 (862), thay Vương-Khoan làm An-nam Kinh-Lược. Tháng 11, rợ Nam-Chiếu vây Giao-Chỉ, Tập đóng cửa thành cố giữ, đợi binh cứu viện chẳng đến. Tháng giêng năm Hàm-Thông thứ 4 (863), quân Mán đánh gấp, thành bị hãm, gia-nhơn 70 người đều tử-nghĩa. Tập cùng mấy người thủ-hạ, đi chân không, ra sức cố đánh, muốn chạy ra thuyền giám quân, nhưng thuyền đã lìa bến, Tập bị chết chìm. Tướng sĩ Kinh-nam 400 người chạy đến bờ sông phía đông thành, Ngu-Hầu Nguyên-Duy-Đức bảo
- chúng rằng: "Chúng ta không có thuyền, xuống nước thì chết, chi bằng trở lại quyết chiến với quân mọi", bèn quay về thành, đánh giết quân mọi hơn 2.000 người rồi chịu chết. Chỉ có mạc-phủ là Phàn-Xước mang ấn của Tập chạy trước qua sông được khỏi chết. Nam-Chiếu hai lần hãm thành Giao- Chỉ, cướp bắt chừng 10 vạn người, để lại 12 vạn binh, khiến tướng Dương- Tư-Tân chiếm cứ An-nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
16 p | 2010 | 524
-
Bài giảng Các học thuyết về tâm lý học - Lê Minh Thuận
40 p | 812 | 312
-
Trình bày cụ thể sự hình thành và phát triển của đô thị trên thế giới trong lịch sử?
3 p | 880 | 98
-
Bài giảng Giáo dục quốc phòng - an ninh ( Học viện công nghệ bưu chính viễn thông)
123 p | 338 | 31
-
Các quan điểm về các kiểu chức năng của ngôn ngữ
3 p | 193 | 24
-
Các di tích văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Quảng
12 p | 187 | 24
-
Ứng dụng phần mềm sketchup (SU) vào giảng dạy môn vẽ kỹ thuật hệ trung cấp chuyên nghiệp
4 p | 146 | 19
-
TÌM HIỂU VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
11 p | 320 | 18
-
Tìm hiểu về chữ viết 1
6 p | 176 | 15
-
Bài giảng Thư viện số - TS. Đỗ Quang Vinh
59 p | 119 | 15
-
Bài giảng Quy phạm pháp luật: Những vấn đề chung về pháp luật - TS. Bùi Quang Xuân
32 p | 121 | 14
-
10 kỹ năng phỏng vấn hiệu quả
7 p | 120 | 14
-
Tìm hiểu về Các liệu pháp tâm lý
8 p | 135 | 14
-
TS ĐỖ HỒNG THÁI NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC (TS ĐỖ HỒNG THÁI) Phần 6
17 p | 121 | 9
-
các Chùa Chiền và Nơi Thờ Cúng tại Huế
10 p | 77 | 6
-
Tìm hiểu về "giống" trong tiếng Pháp
10 p | 70 | 6
-
9 tiêu chuẩn của người quân tử
2 p | 64 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn