intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2009

Chia sẻ: Asfasdf Asdsad | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

126
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sự suy thoái ngày càng nặng nề của kinh tế thế giới đã thu hẹp thị trường xuất khẩu, thị trường vốn và tác động tiêu cực đến kinh tế-xã hội của nước ta. Trước tình hình đó, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã đề ra Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 với mục tiêu tổng quát là

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2009

  1. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2009 _______________ Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sự suy thoái ngày càng nặng nề của kinh tế thế giới đã thu hẹp thị trường xuất khẩu, thị trường vốn và tác động tiêu cực đến kinh t ế-xã h ội của nước ta. Trước tình hình đó, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã đề ra Ngh ị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 với mục tiêu tổng quát là: Ti ếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội; đ ẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, ngày 11/12/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP và ngày 09/01/2009 ban hành Nghị quy ết số 01/NQ-CP và nhiều Nghị quyết, quyết định quan trọng khác ch ỉ đ ạo, đi ều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009. Ngày 6/4/2009, Bộ Chính trị đã ra Kết luận về tình hình kinh tế-xã h ội quý I/2009 và các gi ải pháp chủ yếu từ nay đến cuối năm 2009. Kết luận nêu rõ, mục tiêu hàng đầu từ nay đến cuối năm là ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đ ảm an sinh xã h ội. Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII cũng đã ra Ngh ị quy ết đi ều ch ỉnh m ục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa ph ương, cộng đ ồng các doanh nghiệp và của toàn dân nên kinh tế-xã hội nước ta đang t ừng b ước vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả quan trọng. Trên cơ sở số liệu thực hiện 5 tháng và ước tính tháng 6, Tổng c ục Th ống kê khái quát kết quả phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2009 trên ba m ặt: (1) Ngăn ngừa suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền 1
  2. vững; (2) Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa tái lạm phát cao; (3) B ảo đảm an sinh xã hội. KẾT QUẢ NGĂN NGỪA SUY GIẢM KINH TẾ, DUY TRÌ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HỢP LÝ, BỀN VỮNG Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Quý I/2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của nước ta chỉ đạt 3,1%, bằng 41% tốc độ tăng của quý I/2008 và là quý có tốc đ ộ tăng th ấp nhất trong những năm gần đây; nhưng ước tính quý II/2009 tổng sản phẩm trong nước tăng 4,5%, bằng 79% tốc độ tăng của quý II/2008 và cao h ơn t ốc độ tăng của quý I/2009 là 1,4 điểm phần trăm. Tính chung 6 tháng đầu năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 3,9% so với 6 tháng đ ầu năm 2008, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,25%; khu v ực công nghiệp và xây dựng tăng 3,48%; khu vực dịch vụ tăng 5,5%. Từ diễn biến và kết quả tăng trưởng kinh tế 6 tháng vừa qua có th ể đ ưa ra một số nhận xét: Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 6 tháng các năm trước và vẫn còn thấp hơn mục tiêu đề ra cho cả năm (tăng 5%) nhưng trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nước tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta ch ỉ giảm tốc đ ộ tăng tr ưởng; đây là kết quả của sự phấn đấu quyết liệt và là một thành công lớn; hai là, tốc độ tăng trong quý I chỉ đạt 3,1% đã tăng lên đạt tốc độ tăng 4,5% trong quý II cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn nh ất c ủa sự suy giảm tốc độ tăng trưởng, chứng tỏ nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế cùng với các chính sách đề ra đã phát huy hiệu quả tích cực. Những chuyển biến tích cực nêu trên thể hiện ở h ầu h ết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2009 theo giá so sánh 1994 chỉ đạt 44,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với quý I/2008; nhưng quý II/2009 đã đạt 52,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% so với quý II/2008. Tính chung 6 2
  3. tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và th ủy s ản theo giá so sánh 1994 đạt 96,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm nông nghiệp đạt 70,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8%; lâm nghiệp đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1%; thuỷ sản đạt 22,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3%. Nông nghiệp Diện tích gieo cấy lúa đông xuân năm 2009 cả nước đạt 3059,7 nghìn ha, tăng 46,6 nghìn ha so với vụ đông xuân năm 2008. Các địa phương phía Bắc đạt 1150,4 nghìn ha, tăng 21 nghìn ha; các địa ph ương phía Nam đạt 1909,3 nghìn ha, tăng 25,6 nghìn ha. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, năng suất lúa đông xuân năm nay ước tính đạt 60,9 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước; sản lượng đạt 18,6 triệu tấn, tăng 31,3 vạn tấn. Các địa phương phía Bắc tuy năng suất không tăng nhưng do diện tích gieo trồng tăng trên 2 v ạn ha nên sản lượng đạt 6,8 triệu tấn, tăng 11,9 vạn tấn. Các địa ph ương phía Nam đ ạt 11,8 triệu tấn, tăng 19,3 vạn tấn, chủ yếu do năng suất tăng 0,2 t ạ/ha. Riêng vùng trọng điểm lúa đồng bằng sông Cửu Long, tuy năng suất gi ảm 0,8 t ạ/ha do chuyển đổi cơ cấu giống lúa, nhưng diện tích đạt 1548,8 nghìn ha, tăng 22,3 nghìn ha so với vụ đông xuân trước nên sản lượng đạt 9,9 triệu tấn, tăng 22,9 vạn tấn so với vụ đông xuân năm trước. Nét mới trong sản xuất lúa đông xuân năm nay là các địa phương vùng trọng điểm lúa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thực hiện thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng chuy ển một phần di ện tích tr ồng lúa năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp, khó xuất khẩu (IR 50404, OM 576.v.v) sang gieo trồng giống lúa năng suất tuy thấp h ơn nh ưng ch ất l ượng gạo tốt, được giá, dễ xuất khẩu (VNĐ 95-20, OM 2717, OM 2517.v.v..), hoặc chuyển sang trồng lúa đặc sản, lúa thơm phục vụ tiêu dùng nội địa (Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7 và các giống lúa nếp.v.v). Các cây trồng khác của vụ đông xuân cơ bản đã thu ho ạch xong. Do vào đầu vụ các tỉnh trọng điểm cây vụ đông vùng đồng bằng sông Hồng bị mưa trên diện rộng nên sản lượng một số cây công nghiệp ngắn ngày giảm so với 3
  4. cùng kỳ năm trước. Sản lượng ngô đạt 2,1 triệu tấn, giảm 11%; khoai lang 742,2 nghìn tấn, giảm 17%; đậu tương 73,8 nghìn tấn, giảm 40,8%; lạc 390,6 nghìn tấn, giảm 5,5%. Cùng với thu hoạch lúa đông xuân, tính đến trung tu ần tháng 6/2009, các địa phương phía Nam đã xuống giống được 1750,2 nghìn ha lúa hè thu, b ằng 95,1% cùng kỳ năm trước. Tiến độ gieo cấy lúa hè thu tại các đ ịa ph ương phía Nam chậm hơn năm trước, chủ yếu do vụ đông xuân thu hoạch muộn và lịch thời vụ xuống giống lúa hè thu được điều ch ỉnh nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hại lúa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định do kh ống ch ế được dịch bệnh và nhu cầu sản phẩm chăn nuôi phục vụ xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước đang có xu hướng tăng. Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/4/2009, đàn lợn cả nước có 26,5 triệu con, tăng 3,6% so v ới cùng kỳ năm 2008; đàn gia cầm có 256 triệu con, tăng 11,4%. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục được các ngành ch ức năng và các địa phương triển khai tích cực nên tính đến ngày 24/6/2009, cả nước chỉ còn Quảng Ninh dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Lâm nghiệp Tổng diện tích rừng trồng tập trung 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đ ạt 73,3 nghìn ha, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; s ố cây trồng phân tán đ ạt 107,5 triệu cây, giảm 2,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 1674,1 nghìn m 3, tăng 7,5%; sản lượng củi khai thác 13,4 triệu ste, tăng 9,7%. Công tác bảo vệ rừng mặc dù được các cấp, các ngành ch ức năng thường xuyên quan tâm nhưng tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng vẫn xảy ra ở nhiều địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 2606 ha, bao gồm bị cháy 1411,6 ha; bị chặt phá 1194,4 ha. Một số địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Hà Giang 376,8 ha; Yên Bái 201,4 ha; Lạng Sơn 144,8 ha; Sơn La 133,6 ha; Bình Thu ận 94 ha. Nh ững đ ịa phương có diện tích rừng bị chặt phá nhiều là: Bình Ph ước 390,6 ha; Lâm Đồng 323,2 ha; Đắk Nông 112 ha; Sơn La 72,4 ha. 4
  5. Thủy sản Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng 6 tháng ước tính đ ạt 2287,6 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng cá đạt 1785,9 nghìn tấn, tăng 4,7%; tôm 186,5 nghìn tấn, tăng 3,7%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 1125,5 nghìn tấn, tăng 2,4% so cùng kỳ năm trước (cá 904,3 nghìn tấn, tăng 2%; tôm 128,5 nghìn tấn, tăng 2,2 %). Riêng sản lượng cá tra thu hoạch ước tính đạt 470 nghìn tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008. Hi ện nay các c ơ sở nuôi cá tra đang gặp khó khăn trong tiêu thụ do các doanh nghi ệp ch ế bi ến cá tra xuất khẩu bị tồn đọng sản phẩm nên hạn chế thu mua cá tra nguyên liệu. Mặt khác, giá thức ăn của thuỷ sản nuôi trồng v ẫn ở mức cao và nhi ều cơ sở nuôi cá tra khó tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất nên diện tích nuôi thả cá tra chỉ còn 5,5 nghìn ha, giảm 15% so với cùng kỳ năm tr ước. Các địa phương có diện tích nuôi thả cá tra giảm nhiều là: Đồng Tháp giảm 30%; An Giang giảm 20%; Cần Thơ giảm 17%. Nuôi trồng các loại thuỷ sản khác có xu hướng tăng nhanh, chủ yếu do các địa phương tiếp tục thực hiện chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo hướng kết hợp đa canh, đa con, hướng vào thị trường nội địa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình nuôi kết hợp tôm-cá, tôm-cua, tôm-lúa đang trở thành phổ biến ở Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và mô hình lúa-cá cũng bắt đầu phát tri ển m ạnh ở Quảng Bình, Thanh Hoá. Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn phát tri ển nuôi cá lồng, cá bè. So với cùng kỳ năm trước, số lồng nuôi cá c ủa H ậu Giang hiện nay tăng 615 lồng (53,8%), Tiền Giang tăng 274 lồng (21%), Phú Yên tăng 268 lồng (37%), Bình Thuận tăng 143 lồng (18,2%), An Giang tăng 118 lồng (6%), Đồng Nai tăng 101 lồng (6,5%), , Sản lượng thuỷ sản khai thác 6 tháng ước tính đạt 1162,1 nghìn tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 1076,7 nghìn tấn, tăng 8%. Sản lượng khai thác đạt khá do thời tiết ngư trường tương đối thuận lợi, các loại cá xuất hiện nhiều trong thời gian dài, nh ất là cá ngừ đại dương. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của Phú Yên đạt 5
  6. 4,2 nghìn tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; Bình Định 3,7 nghìn tấn, tăng 46%. Mặt khác, chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước đã tạo điều kiện cho ngư dân mua mới, đóng mới tàu và thay máy, chuyển sang sử dụng loại tiêu hao ít nhiên liệu đã làm tăng số lượng tàu, thuyền cơ giới khai thác h ải sản trong thời gian qua. Kết quả sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp quý I/2009 rơi vào tình trạng trì trệ v ới t ốc đ ộ tăng giá trị sản xuất chỉ đạt 2,5%. Những tháng gần đây đã có d ấu hi ệu ph ục hồi và tăng cao hơn (tháng 4 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, tháng 5 tăng 7,2%, ước tính tháng 6 tăng 8,2%). Do vậy, tính chung 6 tháng đ ầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 1,5% (Trung ương quản lý tăng 3,1%; địa phương quản lý giảm 4%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,5% (d ầu m ỏ và khí đ ốt tăng 13,9%; các sản phẩm khác tăng 3,3%). Trong các ngành công nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp khai thác đạt mức tăng cao nhất với 8,6%, chủ yếu nhờ sản lượng dầu thô khai thác tăng cao do một số mỏ mới được đưa vào khai thác từ tháng 7/2008; công nghiệp chế biến tăng 4,4%; công nghiệp điện, ga và nước tăng 8,1%. Trong 6 tháng đầu năm, một số sản phẩm quan trọng tiếp tục giữ mức tăng cao so với 6 tháng đầu năm 2008 nh ư: Điều hòa nhi ệt độ tăng 44,7%; xi măng tăng 24,1%; dầu thô khai thác tăng 17,9%; tủ lạnh, tủ đá tăng 16,1%; giầy dép giả da tăng 15,6%; thuốc lá điếu tăng 14,6%; thép tròn tăng 12,6%; nước máy tăng 10,2%; điện sản xuất tăng 7,9%; xà phòng tăng 7,4%. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm quan trọng khác có mức tăng trưởng th ấp hoặc gi ảm sút so với cùng kỳ năm trước như: Bia tăng 6,6%; ti vi l ắp ráp tăng 4,8%; khí hóa lỏng tăng 4,5%; khí đốt tăng 3,7%; máy giặt tăng 3,5%; xe máy tăng 2,1%; xe khách giảm 26,3%; giấy bìa giảm 23,5%; vải dệt từ sợi bông giảm 23,2%; quần áo người lớn may sẵn giảm 20,4%; thủy h ải s ản ch ế bi ến giảm 8,5%; xe tải giảm 6,8%; sơn hóa học giảm 5,4%; dầu thực vật tinh luy ện gi ảm 1,8%. 6
  7. Một số địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn đạt t ốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng cao h ơn mức tăng chung c ủa c ả n ước là: Quảng Ninh tăng 11,5%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 10,6%; C ần Th ơ, Khánh Hòa tăng 7,5%; Đồng Nai tăng 7,1%; Hải Phòng tăng 6,9%; Thanh Hóa tăng 6,8%; Bình Dương tăng 6,1%. Một số tỉnh, thành phố có tốc độ tăng thấp hoặc giảm là: Vĩnh Phúc giảm 12,1% (chủ yếu do đầu tư nước ngoài về lắp ráp ô tô, xe máy giảm); Phú Thọ giảm 5,3%; Hải Dương giảm 4,4%; Đà Nẵng giảm 3,7%. Hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng ch ậm, trong đó Hà Nội tăng 3,9%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,8%. Kết quả hoạt động thương mại Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ phục vụ tiêu dùng Nhờ triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 547,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2008. Nếu loại trừ y ếu tố giá thì t ổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 8,8%. Trong tổng số, kinh doanh thương nghiệp đạt 429,2 nghìn t ỷ đ ồng, chiếm 78,4% và tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước; khách sạn nhà hàng đạt 61,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% và tăng 17,3%; dịch vụ đạt 50,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,3% và tăng 17,6%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng của hai thành phố lớn Hà Nội và thành ph ố H ồ Chí Minh ước tính đạt 194,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,4% tổng số cả nước, tăng 18,5% so với 6 tháng đầu năm 2008, bao gồm Hà Nội đạt 69,1 nghìn t ỷ đ ồng, tăng 19,5%; thành phố Hồ Chí Minh đạt 125 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9%. Kết quả hoạt động vận tải Vận tải hành khách 6 tháng ước tính đạt 964,3 triệu lượt khách, tăng 7% và 41,8 tỷ lượt khách.km, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Vận tải trung ương đạt 14,8 triệu lượt khách, giảm 0,6% và 10,9 tỷ lượt 7
  8. khách.km, giảm 3,7%; vận tải địa phương đạt 949,5 triệu lượt khách, tăng 7,1% và 30,9 tỷ lượt khách.km, tăng 7,1%. Vận tải hành khách đường bộ 6 tháng ước tính đạt 868,9 triệu lượt khách, tăng 7,6% và 29,8 tỷ lượt khách.km, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; đường sông đạt 81,5 tri ệu lượt khách, tăng 2,3% và 1,6 tỷ lượt khách.km, tăng 1,7%; đường biển đạt 3 triệu lượt khách, tăng 3,2% và 191,6 triệu lượt khách.km, tăng 4,9%. Riêng vận tải hành khách đường hàng không tăng 0,3% về kh ối l ượng vận chuy ển nhưng giảm 1,9% về khối lượng luân chuyển so với cùng kỳ năm 2008; đường sắt giảm 2,5% về vận chuyển và giảm 10,8% về luân chuyển. Vận tải hàng hóa 6 tháng ước tính đạt 314,1 triệu tấn, tăng 0,3% và 84,2 tỷ tấn.km, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải trong nước đạt 303 triệu tấn, tăng 1,1% và 29,3 tỷ tấn.km, tăng 0,2%. Vận tải hàng hoá đường bộ đạt 226 triệu tấn, tăng 2,8% và 11,4 tỷ tấn.km, tăng 2,1%; đường sông đạt 62,8 triệu tấn, giảm 2,2% và 10 tỷ tấn.km, giảm 6,5%; đường bi ển đạt 21,3 triệu tấn, giảm 13% và 60,7 tỷ tấn.km, tăng 3,1%; đường sắt đạt 3,9 triệu tấn, giảm 13,6% và 1,9 tỷ tấn.km, giảm 17,8%. Kết quả hoạt động bưu chính viễn thông Số thuê bao điện thoại phát triển mới 6 tháng ước tính đ ạt 15,3 tri ệu thuê bao, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm 1,6 tri ệu thuê bao c ố định, tăng 36,1%; 13,7 triệu thuê bao di động, tăng 56,6%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 6/2009 ước tính đạt 96,7 tri ệu thuê bao (riêng tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 60,4 triệu thuê bao), bao g ồm 15,7 triệu thuê bao cố định, tăng 24,4% (bình quân 18 máy cố định/100 dân) và 81 triệu thuê bao di động, tăng 64,6%. Số thuê bao internet băng rộng cả nước tính đến cuối tháng 6/2009 ước tính đạt 2,6 triệu thuê bao, tăng 54,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 1,7 triệu thuê bao, tăng 71,8%. S ố người sử dụng internet tính đến cuối tháng 6/2009 ước tính đạt 22,5 tri ệu người, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 36,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8
  9. 19,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 27,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5%. Kết quả hoạt động du lịch Khách quốc tế đến nước ta 6 tháng ước tính đạt 1893,6 nghìn lượt người, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 1142,1 nghìn lượt người, giảm 22,1%; đến vì công việc 347,3 nghìn lượt người, giảm 21,9%; thăm thân nhân đạt 280,7 nghìn lượt người, tăng 1,7%. Khách quốc tế đến bằng đường hàng không đạt 1558,9 nghìn lượt người, giảm 11,6%; đến bằng đường biển 41,3 nghìn l ượt người, giảm 58,5%, đến bằng đường bộ 293,4 nghìn lượt người, giảm 38,4%. Lượng khách đến nước ta 6 tháng từ hầu hết các quốc gia đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khách đến từ Trung Quốc 228,6 nghìn lượt người, giảm 39%; Hoa Kỳ 225,1 nghìn lượt người, giảm 4,2%; Hàn Qu ốc 203,7 nghìn lượt người, giảm 19,9%; Nhật Bản 178 nghìn lượt người, giảm 9,7%; Đài Loan 138,4 nghìn lượt người, giảm 17,3%; Ôx-trây-li-a 114,2 nghìn lượt người, giảm 7,8%. KẾT QUẢ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, PHÒNG NGỪA TÁI LẠM PHÁT CAO Kết quả đầu tư phát triển Việc huy động vốn cho đầu tư phát triển gặp khó khăn do tác đ ộng c ủa suy thoái kinh tế thế giới, các nhà đầu tư và các doanh nghi ệp th ực hi ện các biện pháp bảo toàn vốn hoặc phải tập trung nguồn lực tài chính để duy trì quy mô và huy động năng lực sản xuất hiện có. Tuy nhiên do các c ấp, các ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong huy động và s ử d ụng vốn đầu tư; tích cực triển khai các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng nên hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh tiếp tục được mở rộng. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2009 theo giá th ực t ế ước tính đạt 322,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước, bao 9
  10. gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 141,5 nghìn tỷ đồng, chi ếm 43,9% tổng s ố và tăng 33,4%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 110,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,1% và tăng 37,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 71 nghìn t ỷ đồng, chiếm 22% và giảm 18,4%. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt thấp, ước tính chỉ đạt 50,6 nghìn tỷ đồng, bằng 35,1% so với kế hoạch năm điều chỉnh bổ sung gói kích cầu xây dựng. Vốn đầu tư của khu vực Nhà nước do trung ương quản lý đạt 16,2 nghìn tỷ đồng, bằng 28,6% kế hoạch năm, trong đó: Vốn đầu tư th ực hiện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 344,2 tỷ đồng, bằng 63,9% k ế hoạch năm; Bộ Công Thương 148 ,1 tỷ đồng, bằng 62,2%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 410,9 tỷ đồng, bằng 53,5%; Bộ Y tế 485,6 tỷ đồng, bằng 48%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1187 tỷ đồng, bằng 40,2%; B ộ Giao thông Vận tải 2303,6 tỷ đồng, bằng 37,7%; Bộ Xây dựng 160,3 tỷ đồng, bằng 37,6%. Vốn đầu tư của khu vực Nhà nước do địa phương quản lý đạt 34,4 nghìn tỷ đồng, bằng 39,4% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương đạt cao là: Bắc Ninh đạt 551,8 tỷ đồng, bằng 64,6% kế hoạch năm; An Giang 380,8 tỷ đồng, bằng 63,7%; Nghệ An 712,4 tỷ đồng, bằng 51,7%; Đà Nẵng 1607,9 tỷ đồng, bằng 48,6%; Hòa Bình 641,3 tỷ đồng, bằng 48,2%. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 19/6/2009 đạt 8,9 tỷ USD, giảm 77,4% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Vốn đăng ký 4,7 tỷ USD của 306 dự án được cấp phép mới (giảm 86,7% về v ốn và gi ảm 65,6% về số dự án); vốn đăng ký bổ sung 4,2 tỷ USD của 68 l ượt d ự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 4 tỷ USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2008. Trong 6 tháng đầu năm 2009 đã có 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép mới, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu có số vốn đăng ký dẫn đầu với 2,7 tỷ USD, chiếm 56,1% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh 788,5 triệu USD, chiếm 16,7%; Bình Dương 295,3 triệu USD, chiếm 6,3%; Đà Nẵng 10
  11. 149,6 triệu USD, chiếm 3,2%; Hà Nội 101,1 triệu USD, chiếm 2,1%; Bình Phước 100,5 triệu USD, chiếm 2,1%. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất với 3860,9 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và vốn bổ sung; tiếp đó là Đài Loan 1265,1 triệu USD; Hàn Quốc 1114,2 triệu USD; quần đảo Virgin thuộc Anh 767,9 triệu USD; Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 547,1 triệu USD; Xin-ga-po 403,2 triệu USD; Liên bang Nga 329,8 triệu USD. Thu hút vốn ODA thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ tính từ đầu năm đến ngày 16/6/2009 đạt 1783 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm vốn vay đạt 1700 triệu USD, tăng 22,8%; vốn vi ện tr ợ không hoàn lại đạt 83 triệu USD, giảm 46,3%. Các nhà tài trợ có giá trị hi ệp đ ịnh ODA ký kết lớn là: Nhật Bản 852 triệu USD, Ngân hàng Phát triển Châu Á 482 triệu USD và Ngân hàng Thế giới 265 triệu USD. Mức gi ải ngân v ốn ODA 6 tháng ước tính đạt 1270 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2008 và bằng 67% kế hoạch giải ngân của cả năm 2009, bao gồm vốn vay đ ạt 1163 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại 107 triệu USD. Thu, chi ngân sách Nhà nước Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến ngày 15/6/2009 đ ạt th ấp, ước tính chỉ bằng 43,9% dự toán năm, chủ yếu do nhập khẩu giảm, giá d ầu thô giảm và thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ miễn giảm và kéo dài thời hạn nộp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp. Các khoản thu nội địa bằng 45,1% dự toán năm; thu từ dầu thô bằng 36,1%; thu cân đối ngân sách t ừ ho ạt đ ộng xu ất nhập khẩu bằng 46,6%. Trong thu nội địa, thu từ khu v ực doanh nghi ệp Nhà nước bằng 52,2% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 36,4%; thu thuế công, th ương nghi ệp và d ịch vụ ngoài Nhà nước bằng 43,5%; thuế thu nhập đối với người có thu nh ập cao bằng 42,1%; thu phí xăng dầu bằng 67,6%; thu phí, lệ phí bằng 37%. 11
  12. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/6/2009 ước tính đạt 40,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 43,2% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 42,3%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 45,2%; chi trả nợ và viện trợ đạt 44%. Kết quả cân đối thương mại Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng trở lại trong tháng 5 và tháng 6 (tháng 5 tăng 3,2% so với tháng trước, tháng 6 tăng 6,5% so v ới tháng 5) nhưng kim ngạch xuất khẩu quý II/2009 giảm 4,7% so với quý I do không còn tái xuất vàng. Nếu loại trừ vàng tái xuất của quý I thì kim ngạch quý II vẫn tăng 16,1%; trong đó nhiều mặt hàng chủ yếu tăng như: Dây và cáp điện tăng 31,7%, hạt điều tăng 35,2%, hạt tiêu tăng 35%, đi ện t ử máy tính tăng 28,7%, thủy sản tăng 27,7%, dầu thô tăng 25,8%, gạo tăng 23%, giày dép tăng 20,4%, hàng dệt may tăng 9,8%. Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ đạt 27,6 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 14 tỷ USD, tăng 0,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,6 tỷ USD, giảm 19%. Nếu loại trừ vàng tái xuất thì kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 25,1 tỷ USD, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 6 tháng giảm chủ y ếu do giá cả trên thị trường thế giới giảm sút và đứng ở mức thấp. Kim ngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, h ạt điều, cao su, chè, hạt tiêu) 6 tháng đầu năm nay ch ỉ đạt 7,7 t ỷ USD, gi ảm 25% so với cùng kỳ năm trước (nếu tính theo giá bình quân 6 tháng đ ầu năm 2008 thì đạt 12,7 tỷ USD, tăng 5 tỷ USD và như v ậy tổng kim ng ạch 6 tháng đầu năm của cả nước tăng 6,3%). Xét theo nhóm hàng thì trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xu ất kh ẩu hàng nông, lâm sản tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2008 (trong đó g ạo tăng 56,2% về lượng và tăng 24,1% về giá trị); kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm 23% và hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm 25%. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu có sự thay đổi 12
  13. đáng kể, trong đó hàng nông, lâm sản từ tỷ trọng 16,4% trong 6 tháng đ ầu năm 2008 tăng lên chiếm 18,9% tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đ ầu năm nay; hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ tỷ trọng 32% xuống còn 27,7%; hàng công nghiệp nhẹ/tiểu thủ công nghiệp giảm từ 45,4% xuống còn 36,1%. Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2009 sang các th ị trường ch ủ yếu đ ều gi ảm so v ới cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường Nhật Bản giảm mạnh ở mức 40%; EU giảm 16%; Hàn Quốc giảm 11%; Trung Quốc giảm 9%. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đ ạt 29,7 tỷ USD, giảm 34,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó hàng máy móc, thi ết bị giảm 22,7%; hàng tiêu dùng tăng 2,6%. Kim ngạch hàng hoá nhập kh ẩu 6 tháng giảm do một số mặt hàng nhập khẩu giảm về lượng, nhưng chủ yếu là do giá trên thị trường thế giới giảm: xăng dầu giảm 3,6% v ề l ượng và giảm 52% về giá; phân bón giảm 0,4% về lượng và giảm 33% về giá; sắt thép giảm 34,2% về lượng và giảm 31% về giá; chất dẻo gi ảm 32% v ề giá; sợi dệt giảm 23% về giá; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 19,2% về trị giá; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép giảm 23,9% v ề trị giá; đi ện t ử, máy tính và linh kiện giảm 11,3% về trị giá. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu đã có sự thay đổi: máy móc, thi ết bị chiếm 29,4% tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 6 tháng (cùng kỳ năm 2008 là 25,2%); hàng tiêu dùng chiếm 9,6% (cùng kỳ năm trước là 6,2%). Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2009 từ khu vực ASEAN ước tính đạt 6 tỷ USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2008; nh ập kh ẩu t ừ Trung Quốc ước tính đạt 7 tỷ USD, giảm 27%; Hàn Quốc ước tính đạt 3 tỷ USD, giảm 32%; Nhật Bản ước tính đạt 3 tỷ USD, giảm 37%. Nhập siêu hàng hoá tháng 6/2009 ước tính 1,2 tỷ USD, th ấp h ơn m ức nhập siêu 1,25 tỷ USD của tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2009 nhập siêu 2,1 tỷ USD, bằng 14,7% cùng kỳ năm trước. N ếu lo ại tr ừ vàng tái xuất của quý I thì nhập siêu hàng hoá 6 tháng là 4,6 tỷ USD, trong đó quý I nhập siêu 1 tỷ USD; quý II nhập siêu 3,6 tỷ USD. Trung Qu ốc v ẫn là th ị 13
  14. trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức nh ập siêu trong 6 tháng ước tính 5 tỷ USD; Mỹ và EU tiếp tục là các th ị trường xu ất siêu ở m ức 3,9 tỷ USD và 2,1 tỷ USD. Cán cân thương mại trong những tháng tiếp theo có thể sẽ được cải thiện do xuất khẩu có thêm một số thị trường mới như: xuất khẩu gạo sang châu Phi; xuất khẩu thuỷ sản sang Nga và Braxin; xu ất kh ẩu gỗ sang Trung Đông; xuất khẩu hàng dệt may sang Nam Phi, Nga và Trung Đông.v.v. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 2737 triệu USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ du lịch đạt 1550 triệu USD, giảm 29,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 530 triệu USD, giảm 5,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 359 triệu USD, gi ảm 37,6%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng ước tính đạt 3256 tri ệu USD, gi ảm 26,2% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó cước phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 1544 triệu USD, giảm 33,2%; dịch vụ du lịch đạt 570 triệu USD, giảm 19,7%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 380 triệu USD, giảm 13,6%. Nhập siêu dịch vụ 6 tháng là 519 triệu USD, giảm 29,1% so với 6 tháng đ ầu năm 2008. Kết quả phòng ngừa lạm phát cao Do các cấp, các ngành triển khai quyết liệt và đồng bộ các gi ải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh; chỉ đạo, điều hành tài chính, tiền t ệ kinh doanh theo tín hiệu của thị trường nên mức lạm phát 6 tháng đ ầu năm không cao. So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 chỉ tăng 0,32%; tháng 2 tăng 1,17%; tháng 3 giảm 0,17%; tháng 4 tăng 0,35%; tháng 5 tăng 0,44% và tháng 6/2009 tăng 0,55%. Giá tiêu dùng tháng 6/2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 2,68% do giá của hầu hết các nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đ ều tăng, trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,5% (lương thực tăng 0,59%; th ực ph ẩm tăng 2,2%; ăn uống ngoài gia đình tăng 5,65%) và vẫn là nhóm đóng góp chủ y ếu vào tăng giá 6 tháng; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,65%; đ ồ u ống và 14
  15. thuốc lá tăng 4,51%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; may m ặc, mũ nón và giầy dép tăng trên 3%; các nhóm khác tăng từ 0,4-1,8%; riêng nhóm phương tiện đi lại, bưu điện giảm 0,57% và nhóm đồ dùng, dịch vụ khác (có t ỷ tr ọng nhỏ nhất với quyền số 3,3%), tăng 7,6%. So sánh giá tiêu dùng 5 tháng với tháng 12 năm 2008 của nước ta với một số nước trong khối ASEAN, thì mức tăng giá tiêu dùng 2,12% của n ước ta ngang mức với Thái Lan (tăng 2,15%) và cao hơn m ột số nước khác nh ư: giá tiêu dùng 5 tháng của Phi-líp-pin tăng 1,31%, In-đô-nê-xi-a tăng 0,1% và các nước có giá tiêu dùng giảm là Xin-ga-po giảm 1,48% và Ma-lai-xi-a giảm 0,09%. Nếu so với giá bình quân 6 tháng đầu năm 2008 thì ch ỉ s ố giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay đã tăng 10,27%, trong đó hàng ăn và d ịch v ụ ăn u ống tăng 14,81%; đồ uống và thuốc lá tăng 11,21%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 10,88%; may mặc, giày dép và mũ nón tăng 10,83%; dược ph ẩm và y t ế tăng 8,32%; văn hoá, thể thao và giải trí tăng 8,02%; giáo dục tăng 6,12%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,91%. Riêng nhóm phương tiện đi lại và bưu đi ện giảm 2,8%. Trong 6 tháng đầu năm 2009, giá vàng có biến động lớn. Giá vàng tháng 6 đã tăng 24,45% so với tháng 12/2008 và 6 tháng đ ầu năm tăng 8,29% so v ới bình quân 6 tháng đầu năm 2008. Giá đô la Mỹ tháng 6/2009 tăng 5,33% so với tháng 12/2008 và 6 tháng đầu năm tăng 9,62% so với bình quân 6 tháng đầu năm 2008. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay tăng không cao, nh ưng do chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2008 đã tăng 19,89% so với tháng 12/2007; chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2008 tăng 22,97% nên giá của nhiều mặt hàng đã đứng ở mức cao, đang gây trở ngại lớn đối với phát triển sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư, đặc biệt là nh ững người thu nhập thấp và các hộ nghèo. Trong thời gian tới cần tiếp tục phòng ngừa lạm phát cao trở lại vì đang tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động tới tăng giá: (1) Những tháng gần đây, s ự tăng 15
  16. giá xăng dầu, điện, than, nước sạch, xi măng, giấy, phân bón,v.v... đã th ực hiện theo lộ trình nhưng đây là những sản phẩm đầu vào của h ầu h ết các ngành sản xuất kinh doanh, nên sẽ đưa giá thành đầu ra và giá bán c ủa nhi ều loại sản phẩm hàng hoá gia tăng trong thời gian tới; (2) Chính sách ti ền t ệ nới lỏng và chính sách tài khoá mở rộng mà Chính phủ đang thực hiện cũng là một trong những nhân tố tác động làm lạm phát tăng cao; (3) Nh ững gói kích thích kinh tế lớn cùng với chính sách bảo hộ trong nước của Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nền kinh tế khác chắc ch ắn sẽ gây ra h ệ luỵ tăng giá một số loại nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị, máy móc mà n ước ta nhập khẩu với khối lượng lớn, góp phần đẩy giá cả trong nước tăng theo. KẾT QUẢ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HOÁ VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI KHÁC Đời sống dân cư Việc thực hiện các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước như: Chương trình 135; chương trình 134; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn; trợ cấp thường xuyên; cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế và miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo; h ỗ trợ và tặng quà tết; các chương trình huy động “quỹ vì người nghèo”, “ngày vì người nghèo”; cho vay vốn ưu đãi hoặc hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở và sản xuất kinh doanh đối với các hộ nghèo đã góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo trong 6 tháng vừa qua. Ngh ị quy ết s ố 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo đã được tri ển khai tích cực. Mỗi huyện nghèo được tạm ứng 25 tỷ đồng đề triển khai các dự án. Đến nay đã có 11/62 đề án giảm nghèo của các huyện được phê duy ệt. Hưởng ứng kêu gọi của Chính phủ, đã có 37 tập đoàn kinh tế, tổng công ty và doanh nghiệp nhận trợ giúp 57 huyện nghèo. Nhờ những nỗ lực của cả cộng đồng như trên nên ở khu vực nông thôn thiếu đói giáp hạt tuy vẫn diễn ra nhưng diện thiếu đói đã thu h ẹp. Trong tháng 6/2009 (tính đến ngày 19/6), cả nước có 56 nghìn l ượt h ộ v ới 254,9 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, chiếm 0,49% tổng số hộ nông nghiệp và 16
  17. chiếm 0,51% tổng số nhân khẩu nông nghiệp. So với tháng 5/2009, s ố h ộ thiếu đói và số nhân khẩu thiếu đói đều giảm 39,6%. So với cùng kỳ năm 2008, số hộ thiếu đói giảm 45% và số nhân khẩu thiếu đói giảm 44%. Tính chung 6 tháng, số lượt hộ thiếu đói giảm 40% và số lượt nhân khẩu thiếu đói giảm 38% so với 6 tháng đầu năm 2008. Tình trạng thiếu đói tập trung ch ủ yếu ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên. Để khắc ph ục tình trạng thi ếu đói, trong 6 tháng đầu năm, các cấp, các ngành và địa ph ương đã hỗ trợ các h ộ thiếu đói 14,9 nghìn tấn lương thực và 38,9 tỷ đồng, riêng tháng 6/2009 h ỗ trợ 1,1 nghìn tấn lương thực và 2,2 tỷ đồng. Thu nhập của người lao động làm công ăn lương tiếp tục được cải thiện. Theo Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 của Chính phủ, từ 01/5/2009 mức lương tối thiểu của người lao động tăng từ 540 nghìn đồng/tháng lên 650 nghìn đồng/tháng (tăng 20%). Nh ững đ ối t ượng h ưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng năm 2008 đã tăng 15%, đến nay l ại đ ược tăng thêm 5%. Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm 2009, cán bộ, công chức, viên ch ức có hệ số lương từ 3,0 trở xuống đã được Nhà nước ph ụ thêm 90 nghìn đ ồng mỗi tháng. Tính chung, thu nhập bình quân một tháng của lao động khu vực Nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt 2795,8 nghìn đ ồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khu vực trung ương đạt 3609,7 nghìn đồng, tăng 15,1%; khu vực địa phương đạt 2273,1 nghìn đồng, tăng 9,3%. Giáo dục, đào tạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm h ọc 2008-2009 được tổ ch ức một đợt trên cả nước với 1047,6 nghìn thí sinh dự thi, bao gồm 914,5 nghìn thí sinh thuộc hệ giáo dục phổ thông và 133,1 nghìn thí sinh h ệ bổ túc trung học phổ thông. Số thí sinh bỏ thi trong kỳ thi tốt nghi ệp năm nay là 5,6 nghìn thí sinh, giảm 35,7% so với kỳ thi năm trước, bao gồm 2,6 nghìn thí sinh trung học phổ thông và 3 nghìn thí sinh bổ túc trung học phổ thông. Kỳ thi năm nay có một số đổi mới trong khâu tổ chức nh ằm nâng cao chất lượng như: Coi thi theo cụm, chấm thi theo phương thức đổi chéo bài thi tự luận giữa các địa phương. Công tác coi thi năm nay cũng có chuyển biến 17
  18. tích cực. Kỷ cương trường thi được tăng cường, kỷ luật phòng thi chặt chẽ hơn, quy chế thi được thực hiện nghiêm túc tại các Hội đồng coi thi. Số thí sinh vi phạm quy chế bị xử lý kỷ luật đình chỉ thi trong cả nước là 299 thí sinh, giảm 66,1% so với kỳ thi của năm học trước. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp h ệ trung học phổ thông năm học 2008-2009 là 83,7%; hệ bổ túc trung học ph ổ thông là 38,1%. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có t ỷ l ệ t ốt nghi ệp hệ trung học phổ thông cao là: Nam Định 98,2%, Hà Nam 97,4%, Thái Bình 96,7%, thành phố Hồ Chí Minh 94,6%, Bắc Ninh 94,3%, Hải Phòng 93,8%, Lâm Đồng 93,2%, Hải Dương 91,5%, Ninh Bình 91,1%, Quảng Ninh 91%. Các tỉnh có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hệ trung h ọc phổ thông th ấp là: S ơn La 38,8%, Kiên Giang 59,4%, Bắc Kạn 60,9%, Hậu Giang 61,8%, Đồng Tháp 63,1%, Sóc Trăng 63,6%, Cao Bằng 64,2%, Phú Yên 64,6%, Ninh Thu ận 68,5%, Đắk Lắk 69,1%. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2008-2009 c ả n ước có 1675,7 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng, tăng 4,5% so v ới năm h ọc tr ước và 628,8 nghìn học sinh trung cấp chuyên nghiệp, tăng 2,3%. Số sinh viên đ ại học, cao đẳng bình quân 1 vạn dân năm 2009 là 194 người, đ ạt 97% m ục tiêu quốc gia năm 2010. Công tác tuyển sinh đại học, cao đ ẳng, trung h ọc chuyên nghiệp và dạy nghề năm 2009 cũng đang được triển khai khẩn trương. Công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Trong 6 tháng đầu năm 2009 (Tính đến ngày 21/6/2009), cả nước có 22,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm trước; 2,3 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan vi rút, giảm 15,4%; 26,3 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét; 139 trường h ợp dương tính v ới ph ẩy khuẩn tả, giảm 76,1%; 107 trường hợp viêm não vi rút, giảm 36%; 5 trường hợp tử vong do cúm A(H5N1). Số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn c ả nước là 189,4 nghìn trường hợp, trong đó 74,7 nghìn người đã chuy ển sang giai đoạn AIDS và 42,8 nghìn người đã tử vong do AIDS. 18
  19. Đặc biệt, cúm A(H1N1) đã xuất hiện tại nước ta. Theo báo cáo c ủa C ục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), tính đến 17h00 ngày 29/6/2009, cả nước đã có 123 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1). Hi ện các b ệnh nhân đã và đang được điều trị cách ly tại bệnh viện trong tình trạng sức kh ỏe ổn định, không có trường hợp nào tử vong. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 29/6/2009 đã có 59814 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 263 trường h ợp đã tử vong. Số người mắc cúm A(H1N1) vẫn đang tiếp tục gia tăng tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Trước diễn biến phức tạp và khả năng lây lan nhanh của dịch cúm này, Bộ Y tế đã chủ động và đang tích cực phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các ngành, các tổ chức liên quan trong và ngoài nước theo dõi sát tình hình, kịp thời có các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Công tác thông tin, tuyên truyền cũng đang được tri ển khai r ộng rãi nh ằm khuyến cáo người dân phòng, chống và xử lý kịp thời khi có các biểu hiện của bệnh. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mặc dù đã đ ược các ngành chức năng tích cực triển khai nhưng tình hình chưa được cải thiện nhiều, chủ yếu do chế tài xử phạt chưa nghiêm và sự thiếu ý th ức của một bộ ph ận người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực ph ẩm. Nhi ều vụ ng ộ đ ộc th ực phẩm tập thể vẫn xảy ra tại các địa phương. Trong 6 tháng đầu năm, trên đ ịa bàn cả nước đã xảy ra 39 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 2,5 nghìn trường h ợp bị ngộ độc, trong đó 15 người đã tử vong. Hoạt động văn hóa, thể thao Trong 6 tháng đầu năm 2009, ngành Văn hóa, thể thao và du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng của đất nước như: Sinh nhật Bác Hồ; kỷ ni ệm 55 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; kỷ niệm 50 năm Đường Trường Sơn huyền thoại; ngày hội văn hoá các dân tộc Việt Nam, Festival làng ngh ề truyền thống Huế 2009, Festival biển Nha Trang 2009, và các hoạt động chuẩn bị đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Đặc biệt, công tác 19
  20. tuyên truyền phục vụ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã đ ược triển khai rộng rãi khắp các địa phương trên cả nước, đạt hiệu qu ả cao, góp phần vào thành công của cuộc Tổng điều tra. Công tác xuất bản tiếp tục phát triển. Trong 6 tháng đã xu ất b ản 230 triệu bản sách, đạt 54% kế hoạch năm 2009, trong đó 155 triệu bản sách giáo khoa phổ thông, đạt 60% kế hoạch; xuất bản báo chí đạt 440 triệu bản, đạt 51,7% kế hoạch năm. Công tác thanh tra, kiểm tra được duy trì thường xuyên và liên t ục. Theo báo cáo sơ bộ, từ đầu năm, thanh tra văn hóa của các B ộ, ngành và các đ ịa phương đã tiến hành kiểm tra hành chính 6,9 nghìn cơ s ở kinh doanh d ịch v ụ văn hóa; phát hiện và xử lý 1,4 nghìn vụ vi phạm, thu giữ nhiều tang vật và phạt hành chính 5,1 tỷ đồng. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng tiếp tục phát triển với nội dung ngày càng phong phú, thu hút sự tham gia của đông đ ảo qu ần chúng trong c ả nước. Trong 6 tháng đầu năm, ngành Thể thao đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thành công nhiều giải lớn như: Giải Thể thao Dân tộc toàn quốc; giải Vật dân tộc toàn quốc lần thứ VIII tại Hà Nội; giải Vô địch Kéo co toàn quốc tại thành phố Hồ Chí Minh; giải Th ể thao Người khuy ết tật toàn quốc tại Quảng Trị. Hiện nay đang tập trung chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á trong nhà (AI games 3) tổ chức tại Việt Nam; Seagames 25 và Paragame tại Lào. Hoạt động thể thao thành tích cao cũng diễn ra rất sôi đ ộng. Trong 6 tháng đã tổ chức 70 giải thi đấu trong nước; 5 giải thi đấu quốc tế do Việt Nam đăng cai và tham dự 37 giải quốc tế. Thành tích đạt được tại các giải thi đấu quốc tế là 170 huy chương các loại, bao gồm 45 huy ch ương vàng, 64 huy chương bạc và 61 huy chương đồng. Tai nạn giao thông Theo báo cáo của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong tháng 5/2009 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 995 vụ tai nạn giao thông, làm ch ết 895 người và làm bị thương 615 người. So với tháng 4/2009, số vụ tai nạn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0