Tình hình vi khuẩn đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh năm 2019
lượt xem 1
download
Đề kháng kháng sinh là một trong những vấn đề y tế toàn cầu, dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tỉ lệ tử vong. Đề kháng kháng sinh là mối đe dọa của tất cả mọi người, nhưng bệnh nhân ung thư là một trong những đối tượng có nhiều nguy cơ đặc biệt. Bài viết trình bày đánh giá sự phân bố của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và tính đề kháng kháng sinh của chúng tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình hình vi khuẩn đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh năm 2019
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 TÌNH HÌNH VI KHUẨN ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2019 LÊ TRUNG1, HUỲNH HOA HẠNH2, PHẠM ĐÌNH CƯỜNG2, NGUYỄN THỊ VĨNH LINH2, NGUYỄN THỊ KHÁNH NGỌC3, LÊ XUÂN BÍNH4, ĐỖ THỊ NGỌC DIỄM4 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đề kháng kháng sinh là một trong những vấn đề y tế toàn cầu, dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tỉ lệ tử vong. Đề kháng kháng sinh là mối đe dọa của tất cả mọi người, nhưng bệnh nhân ung thư là một trong những đối tượng có nhiều nguy cơ đặc biệt. Ung thư thường được điều trị đặc hiệu bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Các phương pháp điều trị trên làm cho bệnh nhân ung thư dễ bị nhiễm trùng hơn các đối tượng khác. Giám sát đề kháng kháng sinh là cần thiết để cung cấp thông tin khi đưa ra các quyết định lâm sàng, các hướng dẫn, chính sách, đánh giá hiệu quả can thiệp của các chương trình sử dụng kháng sinh hiệu quả. Mục tiêu: Đánh giá sự phân bố của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và tính đề kháng kháng sinh của chúng tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Phương pháp: Hồi cứu mô tả. Dữ liệu về các vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh đồ được thu thập tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ tháng 1 đến hết tháng 12 năm 2019. Kết quả: Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019, có 790 tác nhân gây bệnh được phân lập từ 1749 mẫu bệnh phẩm (chiếm tỉ lệ 45,17%). Tất cả các tác nhân gây bệnh đều được thực hiện kháng sinh đồ. Vi khuẩn gram âm gấp 1,2 lần vi khuẩn gram dương. Năm tác nhân gây bệnh thường gặp Staphylococcus aureus (26,6%), Escherichia coli (19,4%), Klebsiella sp (15,1%), Pseudomonas aeruginosa (13,3%), Staphylococcus coagulase âm (8,7%). Mỗi loại vi khuẩn có tính đề kháng kháng sinh khác nhau. Kết luận: Còn rất ít kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn. Vì vậy việc kiểm soát sử dụng kháng sinh, dựa trên kháng sinh đồ là cần thiết. Từ khóa: Đề kháng kháng sinh, nhiễm khuẩn, bệnh nhân ung thư. ĐẶT VẤN ĐỀ khuẩn cho thấy tỷ lệ S. pneumoniae kháng Penicillin cao nhất ở Việt Nam (71,4%) tiếp theo là Hàn Quốc Tình trạng kháng thuốc kháng sinh hiện nay (54,8%), Hồng Kông (43,2%) và Đài Loan (38,6%). đang ở mức đáng báo động. Số liệu nghiên cứu Tỷ lệ kháng Erythromycin cũng rất cao, ở Việt Nam giám sát ANSORP từ tháng 1/2000 đến tháng là 92,1%, Đài Loan là 86%, Hàn Quốc là 80,6%, 6/2001 tại 14 trung tâm thuộc 11 quốc gia Đông Nam Hồng Kông là 76,8% và Trung Quốc là 73,9%. Số Á, cho thấy tỷ lệ kháng cao của vi khuẩn liệu từ nghiên cứu giám sát đa trung tâm đã chứng Streptococcus pneumoniae. Trong số 685 chủng vi minh rõ ràng về tốc độ và tỷ lệ kháng của S. khuẩn S. pneumoniae phân lập từ người bệnh, có pneumoniae tại nhiều nước châu Á, nơi được công 483 (52,4%) chủng không còn nhạy cảm với bố có tỉ lệ nhiễm cao nhất trên thế giới tính đến thời Penicillin, 23% ở mức trung gian và 29,4% đã kháng điểm này(7). với Penicillin (MIC ≥2mg/l). Kết quả phân lập vi Địa chỉ liên hệ: Lê Trung Ngày nhận bài: 12/10/2020 Email: ksnk.bvub.hcm@gmail.com Ngày phản biện: 03/11/2020 Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 1 ThS.BSCKI. Trưởng Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 BS. Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 3 Điều dưỡng Trưởng Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 4 Điều dưỡng Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 140
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào Tất cả các trường hợp cấy vi sinh đều được gửi nhóm các nước có tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao đến đơn vị vi sinh bên ngoài bệnh viện. Khoa Xét nhất thế giới. Escherichia coli kháng Nghiệm của bệnh viện chịu trách nhiệm gửi mẫu Aminoglycosides 45%, kháng Aminopenicillin 94%, bệnh phẩm và nhận kết quả trả về cho các khoa lâm kháng Cephalosporin thế hệ thứ ba 71%, kháng sàng. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thu thập dữ liệu Fluoroquinolones 66%. Streptococcus pneumonia từ bản sao kết quả do khoa Xét nghiệm cung cấp. kháng Macrolides 91%. Staphylococcus aureus Phân tích số liệu kháng Oxacillin (MRSA) là 73%. Pseudomonas aeruginosa kháng Aminoglycosides 37%, kháng Nhập liệu bằng phần mềm Epidata, phân tích Carbapenems 36%(8). bằng Stata 13.0. Việc lựa chọn đúng loại kháng sinh có ảnh KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU hưởng rất lớn đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, hiện nay sự phân bố các loại vi khuẩn và tính Đặc điểm chung kháng thuốc của chúng thay đổi rất khác nhau phụ Tổng số mẫu bệnh phẩm thu thập được là 1749 thuộc vào chính sách sử dụng kháng sinh của từng mẫu. Mủ/ dịch cơ thể chiếm hơn phân nửa số bệnh bệnh viện, từng khoa lâm sàng và thói quen sử dụng phẩm (51,63%). Máu chiếm khoảng ¼ (26,82%), kháng sinh của bác sĩ. Do vậy, các bệnh viện khác đàm là 15,49%, còn lại là phân và nước tiểu. nhau hoặc trong cùng bệnh viện, các khoa lâm sàng khác nhau cũng sẽ có mô hình phân bố vi khuẩn Chỉ định cấy vi sinh tại các khoa lâm sàng cũng khác nhau. Vì vậy, bước đầu để đánh giá được sự không đồng đều nhau. Tập trung nhiều tại khoa Nội phân bố, tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh tại huyết học, hạch; Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu và BV Ung Bướu, giúp các bác sĩ lâm sàng trong việc Xạ trị đầu cổ, tai mũi họng, hàm mặt. chọn lựa kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, khoa Tỉ lệ cấy vi sinh dương tính Kiểm soát nhiễm khuẩn tiến hành nghiên cứu: Tình hình vi khuẩn đề kháng kháng sinh tại BV Ung Bướu Tỉ lệ cấy vi sinh dương tính là 45,17% TP. HCM năm 2019 (790/1749 mẫu). Bệnh phẩm máu có kết quả cấy dương tính thấp nhất (9,81%). Tất cả các bệnh Mục tiêu nghiên cứu phẩm còn lại đều có kết quả cấy dương tính trên Đánh giá sự phân bố của các vi khuẩn gây 50%. bệnh thường gặp và tính đề kháng kháng sinh của Đặc điểm phân bố của các loại vi khuẩn chúng tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Vi khuẩn gram âm chiếm 54%, gấp 1,2 lần vi ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU khuẩn gram dương (45%), 1% còn lại là nấm Đối tượng nghiên cứu Các vi khuẩn thường gặp nhất tại bệnh viện: Vi khuẩn gây bệnh phân lập được từ các bệnh Staphylococcus aureus (26,6%), Escherichia coli phẩm mủ/ dịch, đàm, máu, nước tiểu của các bệnh (19,4%), Klebsiella sp (15,1%), Pseudomonas nhân có chỉ định cấy vi sinh, thực hiện kháng sinh đồ aeruginosa (13,3%), Staphylococcus coagulase âm tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM trong năm 2019. (8,7%). Tiêu chuẩn chọn mẫu Trong bệnh phẩm mủ/ dịch, Staphylococcus aureus và Escherichia coli là 2 vi khuẩn thường gặp Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được theo thời nhất (chiếm tỉ lệ hơn 50%). S. aureus kháng gian và địa điểm nêu trên, có đủ kết quả kháng sinh methicilin (MRSA) chiếm 64%. E. coli có khả năng đồ theo tiêu chuẩn cho từng loại vi khuẩn và có đủ sinh mem Betalactamase phổ rộng (ESBL) chiếm thông điền trong phiếu chỉ định xét nghiệm 46%. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh phẩm máu thường gặp nhất là E. coli Vi khuẩn ngoại nhiễm hoặc không thỏa tiêu (26,09%) và K. pneumoniae (10,87%). Kết quả cũng ghi nhận được có sự xuất hiện của các vi khuẩn hội chuẩn chọn mẫu. sinh và nấm trong bệnh phẩm máu. Phương pháp nghiên cứu Trong bệnh phẩm đàm, vi khuẩn gram âm Hồi cứu, mô tả cắt ngang. chiếm đa số: Klebsiella sp (38,60%), Pseudomonas aeruginosa (30,41%). Có đến 59% chủng Klebsiella Thu thập dữ liệu sp phân lập từ đàm sinh men Betalactamase phổ rộng (ESBL). 141
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Trong nước tiểu, chủ yếu phân lập được các vi Các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon như khuẩn gram âm sau: Escherichia coli (38,98%), Ciprofloxacin, Levofloxacin đều bị đề kháng rất cao Klebsiella sp (15,25%), Pseudomonas aeruginosa (>80%), Cefepime là Cephalosporin thế hệ mới cũng (11,86%). Tỉ lệ vi khuẩn E. coli phân lập từ nước tiểu bị đề kháng rất cao (75%), tỉ lệ đề kháng gần bằng sinh men ESBL lên đến 82%. với Cephalosporin thế hệ thứ 3 (Ceftriaxone và Ceftazidime). Các kháng sinh nhóm Carbapenem Tính đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn (Imipenem, Ertapenem) có tỉ lệ nhạy >80%. thường gặp tại bệnh viện Amikacin vẫn còn nhạy 100%. (Hình 1) Escherichia coli phân lập từ máu Hình 1. Tỉ lệ nhạy cảm với các loại kháng sinh của E. coli phân lập từ máu Staphylococcus aureus phân lập từ mủ/ dịch: Bị đề kháng kháng sinh rất cao. Kháng gần như hoàn toàn với các kháng sinh nhóm Penicillin (Amox/Cla, Penicillin, Amoxcillin, Ampicillin), chỉ còn nhạy tốt với kháng sinh phối hợp Ticarcillin/Clavulanate (>90%). Còn nhạy >70% với các kháng sinh nhóm Quinolon (Ciprofloxacin, Ofloxacin, Levofloxacin). Kháng >70% với các kháng sinh nhóm Cephalosporin (Cefalexin, Cefaclor, Cefuroxime acetyl, Cefperazon). Chưa ghi nhận các trường hợp kháng với Vancomyci (Hình 2). Hình 2. Tỉ lệ nhạy cảm với các loại kháng sinh của S. aureus phân lập từ mủ/ dịch Escherichia coli phân lập từ mủ/ dịch: Có tỉ lệ nhạy còn cao (>80%) với các kháng sinh thế hệ mới, phối hợp như: Ticarcillin/Clavulanate, Ertapenem, nhóm Aminoglycosid (Amikacin, Netilmicin, Tobramycin), có 142
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 tỉ lệ nhạy thấp với các kháng sinh nhóm Quinolon và nhóm Cephalosporin. Chưa ghi nhận các trường hợp kháng Colistin. (Hình 3) Hình 3. Tỉ lệ nhạy cảm với các loại kháng sinh của E. coli phân lập từ mủ/ dịch Klebsiella sp phân lập từ đàm: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh rất cao. Kháng hầu hết các loại kháng sinh thuốc nhóm Cephalosporin và Quinolon. Ertapenem và Fosfomycin là 2 kháng sinh mạnh nhưng tỉ lệ nhạy cũng đạt dưới 70%. Chỉ có 4 loại kháng sinh có tỉ lệ nhạy trên 80%: Colistin, Amikacin, Netilmicin và Tobramycin. (Hình 4) Hình 4. Tỉ lệ nhạy cảm với các loại kháng sinh của Klebsilla sp phân lập từ đàm Pseudomonas aeruginosa phân lập từ đàm: Có tỉ lệ nhạy cao (>80%) với các kháng sinh nhóm Quinolon (Levofloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin), nhạy >90% với Amikacin, Imipenem, Neltimicin. Nhạy hoàn toàn với Colistin. (Hình 5) Hình 5. Tỉ lệ nhạy cảm với các loại kháng sinh của P. aeruginosa phân lập từ đàm 143
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Escherichia coli phân lập từ nước tiểu: Đề kháng cáo với nhóm Quinolon và Cephalosporin. Nhạy cao với nhóm Aminoglycosid (Amikacin, Netilmicin, Tobramycin). Chưa ghi nhận trường hợp nào kháng với Colistin. (Hình 6) Hình 6. Tỉ lệ nhạy cảm với các loại kháng sinh của E. coli phân lập từ nước tiểu BÀN LUẬN chỉ 10,2%(5). Khảo sát tại Bệnh viện 175 TP. HCM năm 2013 cho thấy tỉ lệ vi khuẩn đường ruột sinh Sự phân bố của vi khuẩn gây bệnh men ESBL là 53,5%, cao hơn ở bệnh viện của Sự phân bố vi khuẩn gram âm, gram dương ở chúng tôi. Trong đó tỉ lệ Escherichia coli sinh ESBL bệnh viện chúng tôi có tỉ lệ tương đương gần bằng thì tương đương (48,9%), và Klebsiella sp thì cao nhau. Kết quả này khác so với kết quả năm 2014 hơn (59,2%)(5). của tác giả Chu Thị Hải Yến thực hiện tại bệnh viện Trong bệnh phẩm đàm và nước tiểu, chủ yếu Trưng Vương, vi khuẩn gram âm chiếm đa số, gấp phân lập được vi khuẩn gram âm (E. coli, Klebsiella 3,3 lần so với vi khuẩn gram dương(4). Có thể do đặc sp). Vì vậy đối với các trường hợp nhiễm trùng thù bệnh lý ung thư, các khối u xâm lấn ra da, dễ bị đường hô hấp dưới hoặc nhiễm trùng tiểu, nếu chọn nhiễm khuẩn nên trong khảo sát của chúng tôi, số kháng sinh để điều trị vi khuẩn gram âm thay cho 1 lượng bệnh phẩm mủ/ dịch cấy vi sinh chiếm đa số kháng sinh phổ rộng ngay từ đầu có thể là một lựa và vi khuẩn gram dương (S. aureus) chiếm tỉ lệ cao chọn hợp lý. Riêng trong máu, mủ/ dịch tiết, mặc dù nhất trong số các vi khuẩn thường gặp tại bệnh viện. gram âm vẫn chiếm ưu thế hơn nhưng sự xuất hiện Tỉ lệ vi khuẩn S. aureus kháng Methicillin của S. aureus lại đứng đầu danh sách các vi khuẩn (MRSA) chung trong bệnh viện hiện nay là gần 64%. phân lập được nên việc hướng điều trị ban đầu bằng Tỉ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu kháng sinh phổ rộng hiệu quả cho cả gram âm và KONSAR năm 2005 - 2007 tại các bệnh viện Hàn gram dương lại là một lựa chọn phù hợp hơn. Quốc là 64%(6). Kết quả nghiên cứu ANSORP tại Sự đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn nhiều bệnh viện châu Á năm 2011, ghi nhận tỉ lệ CA- thường gặp MRSA (community-associated MRSA) là 25,5% và HA-MRSA (healthcare-associated MRSA) là Vi khuẩn gram dương (Staphylococuss aureus) 67,4%.(9) Tỉ lệ MRSA của chúng tôi là gần 64% Staphylococcus aureus là vi khuẩn thường gặp nhưng chúng tôi không phân biệt MRSA xuất phát từ nhất tại bệnh viện, phân lập được chủ yếu từ bệnh cộng đồng hay nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhìn chung bệnh phẩm mủ/ dịch: bị đề kháng kháng sinh rất cao. tình hình MRSA tại bệnh viện hiện tại nằm trong Kháng gần như hoàn toàn với các kháng sinh nhóm mức bình thường so với một số bệnh viện tại Châu Penicillin, chỉ còn nhạy tốt với kháng sinh phối hợp Á. Ticarcillin/Clavulanate (>90%). Còn nhạy >70% với Tỉ lệ vi khuẩn đường ruột sinh men ESBL là các kháng sinh nhóm Quinolon (Ciprofloxacin, 47,6%. Trong đó Escherichia coli có tỉ lệ sinh ESBL Ofloxacin, Levofloxacin). Kháng >70% với các kháng cao nhất là 49% và Klebsiella sp là 46,2%. Kết quả sinh nhóm Cephalosporin (Cefalexin, Cefaclor, này cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu tại 8 Cefuroxime acetyl, Cefperazon). So với số liệu của bệnh viện ở Hàn Quốc, tỉ lệ sinh ESBL của chương trình Giám sát tính kháng thuốc (ASTS)(1), tỉ Klebsiella pneumoniae là 22,4% và Escherichia coli lệ kháng thuốc của S. aureus ở BV chúng tôi cao 144
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 hơn. Tuy nhiên chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp Khi chưa có kết quả cấy vi sinh, sử dụng kháng nào kháng với Vancomycin (ASTS là 2,6%), chỉ nên sinh theo kinh nghiệm (vị trí nhiễm khuẩn, tác nhân dùng Vancomycin khi S. aureus đã kháng các loại thường gặp, dữ liệu độ nhạy kháng sinh tại bệnh kháng sinh khác. viện) Vi khuẩn gram âm Xây dựng danh mục kháng sinh dấu* (Colistin, Vancomycin, Linezolid IV, Fosfomycin IV, Escherichia coli phân lập được chủ yếu từ máu, Teicoplanin, Carbapenem,…) mủ/ dịch tiết và nước tiểu. Có tỉ lệ nhạy còn cao (>80%) với các kháng sinh thế hệ mới, phối hợp Tuân thủ đúng các kỹ thuật lấy mẫu vi sinh. như: Ticarcillin/Clavulanate, Ertapenem, nhóm TÀI LIỆU THAM KHẢO Aminoglycosid (Amikacin, Netilmicin, Tobramycin), có tỉ lệ nhạy thấp với các kháng sinh nhóm Quinolon 1. Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Thị Vĩnh (2006). và nhóm Cephalosporin. Chưa ghi nhận các trường “Báo cáo hoạt động theo dõi sự đề kháng kháng hợp kháng Colistin. Kết quả của chúng tôi tương sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt đồng với nghiên cứu của nhóm tác giả Cao Minh Nam năm 2004 và 2005”. Bộ Y Tế. Vụ điều trị. Nga được thực hiện tại BV Đại học Y Dược TP. Hội nghị tổng kết công tác hội đồng thuốc và HCM năm 2012(2). điều trị; hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp năm 2005. Đà Klebsiella sp phân lập chủ yếu từ đàm. Tỉ lệ đề Nẵng, 02-2006, Tr: 123 - 131. kháng kháng sinh rất cao. Kháng hầu hết các loại kháng sinh thuốc nhóm Cephalosporin và Quinolon. 2. Cao Minh Nga (2013), “Sự đề kháng kháng sinh Ertapenem và Fosfomycin là 2 kháng sinh mạnh của các tác nhân vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhưng tỉ lệ nhạy cũng đạt dưới 70%. Chỉ có 4 loại tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM”, Tạp kháng sinh có tỉ lệ nhạy trên 80%: Colistin, Amikacin, chí Y học Tp. HCM, Tập 16, Phụ bản số 1, năm Netilmicin và Tobramycin. Kết quả của chúng tôi trái 2012, trang 215 - 220. ngược với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Cao Minh Nga được thực hiện tại BV Đại học Y Dược 3. Cao Minh Nga (2013), “Sự đề kháng kháng sinh TP. HCM năm 2012,(2) còn khá nhạy cảm với nhiều của vi khuẩn Klepsiella spp. và E. coli sinh men loại kháng sinh. Có thể do trong nghiên cứu của ESBL phân lập tại bệnh viện 175”, Tạp chí Y học chúng tôi, có đến 59% vi khuẩn Klebsiella phân lập Tp. HCM, Tập 17, Phụ bản số 1, năm 2013, từ đàm sinh men ESBL nên tỉ lệ đề kháng kháng trang 279 - 285. sinh ở nhóm vi khuẩn này cũng cao hơn. 4. Chu Thị Hải Yến (2014), “Khảo sát tỉ lệ đề kháng KẾT LUẬN kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được tại bệnh viện Trưng Vương” Tạp chí Y học Tỉ lệ cấy dương tính: 45,17%. Tp.HCM, Tập 18, Phụ bản số 5, năm 2014, trang 75 - 82. Vi khuẩn thường gặp: S. aureus, E. coli, Klebsiella sp. 5. Ko KS (2008), “Prevalence and characterization of extended-spectrum β-lactamase-producing S. aureus thường gặp trong mủ/ dịch tiết, còn Enterobacteriaceae isolated in Korean hospital”. nhạy với Ticarcillin/Clavulantate, Vancomycin và các Diognostic microbiology and infectious disease. kháng sinh nhóm Quinolon. Volume 61. Issue 4. pp. 453 - 459 E. coli thường gặp trong máu, mủ/ dịch tiết, còn 6. Lee K, Lee MA, Lee CH et al (2010), “Increase of nhạy tốt với Colistin, Amikacin, Imipenem, ceftazidime and flouroquinolone resistant Ertapenem. Klebsiella pneumoniae and imipenem resistant Klebsiella sp thường gặp trong đàm. Có tỉ lệ đề Acinetobacter spp in Korea: analysis of kháng kháng sinh cao. Còn nhạy tốt với Colistin, KONSAR study data from 2005 and 2007”, Amikacin, Netilmicin và Tobramycin. Yonsei Med J.2010, Nov; 51(6), pp.901 - 911 Vi khuẩn đa kháng thuốc: MRSA (64%), vi 7. Jae-Hoon Song, Sook-In Jung, Kwan Soo Ko et khuẩn đường ruột sinh men ESBL (47,6%). al (2004) “High Prevalence of Antimicrobial Resistance among Clinical Streptococcus ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ pneumoniae Isolates in Asia (an ANSORP Tăng cường cấy vi sinh, thực hiện kháng sinh Study)”, American Society for Microbiology, đồ trước khi sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân có 48(6), p.2101 - 7 nhiễm khuẩn. 145
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 8. The Center for Disease Dynamics, Economics & and the hospital in Asian countries: an ANSORP Policy (2016) Resistance Map, study”. Journal of antimicrobial chemotherapy. https://resistancemap.cddep.org/AntibioticResist Volume 66. Isssue 5, pp. 1061 - 1069 ance.php 9. Song JH (2011), “Spread of methicillin resistant Staphylococcus aureus between the community 146
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 ABSTRACT Antibiotic resistance of common pathogenous bacteria at Ho Chi Minh City Oncology Hospital 2019 Background: Antibiotic resistance is one of the biggest threats of global health, leads to longer hospital stays, higher medical costs and increased mortality. Antibiotic resistance poses a threat to everyone, but cancer patients are at particular risk. Cancer is typically treated with surgery, radiation, chemotherapy. Each of these treament techniques leaves a patient more vulnerable to infection than others. Antimicrobial resistance surveillance is needed to inform clinical therapy decisions, to guide policy recommendations, and to assess the impact of resistance containment interventions. Objectives: to assess distribution of common pathogenous bacteria and its antibiotic resistance in the oncology hospital Methods: Retrospective, descriptive methods were used. Data of pathogenic bacteria and antibiogram results were collected at Ho Chi Minh City Oncology Hospital from January to December 2019 Results: From January to December 2019, 790 pathogenic bacteria were isolated from 1749 clinical samples (rate 45,17%). All of them tested antibioctic sensitivity. Gram-negative bacteria is 1,2 times more than gram-positive bacteria. Five common bacteria were Staphylococcus aureus (26,6%), Escherichia coli (19,4%), Klebsiella sp (15,1%), Pseudomonas aeruginosa (13,3%), Staphylococcus coagulase âm (8,7%). Each bacteria have different level of antibiotoc resistance. Conclusion: There are rare antibiotics that have effect in treatment. So that controled reasonable use of antibiotics, based on antibiogram, is necessary. Keywords: antibiotic resistance, infection, cancer patient. 147
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009-2010
5 p | 120 | 11
-
Tình hình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh trong bệnh lý viêm xoang mạn có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy 2017-2018
5 p | 69 | 5
-
Phổ vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện An Sinh năm 2018
9 p | 36 | 5
-
Khảo sát tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh viêm tai thường gặp ở bệnh nhi tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng
9 p | 31 | 4
-
Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn tiêu hóa, thận tiết niệu tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố
9 p | 7 | 3
-
Khảo sát đề kháng in vitro vi khuẩn trong đợt kịch phát COPD tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2010-2011
7 p | 58 | 3
-
Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ban đầu tại phòng khám tiết niệu Bệnh viện Bình Dân
6 p | 59 | 3
-
Đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi đợt kịch phát COPD tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2008
7 p | 56 | 3
-
Tình hình nhiễm vi khuẩn gram âm ở bệnh nhân mới vào khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2020-2021
6 p | 35 | 2
-
Đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau
8 p | 9 | 2
-
Thực trạng sử dụng kháng sinh và tình hình đề kháng kháng sinh tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương giai đoạn 2014 – 2018
13 p | 7 | 2
-
Kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập từ bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
9 p | 2 | 1
-
Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân hóa trị liệu bệnh lý huyết học tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học năm 2019
8 p | 2 | 1
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh cephalosporin trong điều trị tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
10 p | 3 | 1
-
Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại khoa nội tiết thận - Bệnh viện Nhân dân Gia định
7 p | 55 | 1
-
Hiệu quả ban đầu của chương trình giám sát sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy
5 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu tình hình vi khuẩn đa kháng thuốc và tuân thủ cách ly người bệnh nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc tại Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai năm 2020
9 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn