intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TINH HOA GIÁO DỤC QUÂN SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN, Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC HUẤN LUYỆN- GIÁO DỤC TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

Chia sẻ: Nguyenthai Bao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

278
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam đã nhiều lần bị các thế lực thù địch xâm lược và âm mưu đồng hoá. Song với một nội lực mạnh mẽ từ ngàn đời cha ông ta đã biết gắn liền cuộc đấu tranh giành độc lập với việc chống đồng hoá, giữ gìn và phát triển bản sắc riêng của mình. Một cốt cách dân tộc , một tinh thần dân tộc, một bản lĩnh dân tộc trải qua hàng ngàn năm sóng gió được hình thành và được hun đúc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TINH HOA GIÁO DỤC QUÂN SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN, Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC HUẤN LUYỆN- GIÁO DỤC TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

  1. TINH HOA GIÁO DỤC QUÂN SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN, Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC HUẤN LUYỆN- GIÁO DỤC TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam đã nhiều lần bị các thế lực thù địch xâm lược và âm mưu đồng hoá. Song với một nội lực mạnh mẽ từ ngàn đời cha ông ta đã biết gắn liền cuộc đấu tranh giành độc lập với việc chống đồng hoá, giữ gìn và phát triển bản sắc riêng của mình. Một cốt cách dân tộc , một tinh thần dân tộc, một bản lĩnh dân tộc trải qua hàng ngàn năm sóng gió được hình thành và được hun đúc vững vàng. Cùng với nền văn hiến Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc là một truyền thống quân sự, tài thao lược Việt Nam cũng được hình thành, phát triển theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đó là truyền thống anh hùng bất khuất, thông minh, sáng tạo: truyền thống lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, truyền thống “cầm quân, dùng quân, nuôi quân” độc đáo …Do vậy việc tìm hiểu giáo dục quân sự Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc là một công việc cần thiết, vừa có ý nghĩa tổng kết kinh nghiệm, xây dựng lý luận , vừa có ý ngjhĩa giáo dục truyền thống và vân dụng kinh nghiệm , lý luận, phát huy truyền thống đó vào việc giáo dục- đào tạo thế hệ trẻ hiện nay I. GIÁO DỤC QUÂN SỰ VIỆT NAM TỪ BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC ĐẾN THẾ KỶ THỨ XIV 1. giáo dục quân sự Việt Nam thời kỳ tiền Đại việt a. Bối cảnh lịch sử. 1
  2. Từ thời đại đồng thau, các bộ lạc người Việt đã định cư ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Lúc bấy giờ có khoảng 15 bộ Lạc Việt và hàng chục bộ lạc Âu Việt cùng chung sống, bộ lạc Âu Việt chủ yếu sống ở miền Việt Bắc . Do nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu chống ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế, văn hoá ngày càng gia tăn, các bộ lạc sống gần nhau có xu hướng tập hợp và thống nhất lại. Thu lĩnh bộ lạc Văn Lang hùng mạnh, thống nhất các bộ lạc Lạc Việt, dựng nước Văn Lang xưng vua hiệu là Hùng Vương, cha truyền con nối nhiều đời sau vẫn giữ danh hiệu đó. Đây là thời kỳ chuyển biến sâu sắc về nhiều mặt như chính trị, xã hội , kinh tế, văn hoá quân sự…dẫn đến sự hình thành nhà nước phôi thai đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Năm 257 trước công nguyên, thủ lĩnh Âu Việt là Thục Phán thống nhất hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt lập nước Âu Lạc xưng là An Dương Vương. Sau khi lên ngôi vua, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa ( ngoại thành Hà Nội). Năm 218 trươc công nguyên, nhà Tần huy động50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt, Quân Tần gặp phải sự chống trả quyết liệt của các tộc người Việt. Năm214 trước công nguyên, An Dương Vương lãnh đạo người Âu Việt kháng chiến đại phá quân Tần, giết được tướng giặc là Đồ Thư. Năm 179 trước công nguyên, Triệu Đà đã dùng mưu phản gián chiếm được Âu Lạc. Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ(Bắc bộ ) và Cửu Chân (Bắc trung bộ), cử quan lại sang cai trị. Nước ta bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc. Dưới ách áp bức bóc lột và đồng hoá nhân dân ta với lòng yêu nước nồng nàn , tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc, ý chí độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất liên tiếp đứng lên, dựng cờ khởi nghiã đánh giăc ngoại xâm, 2
  3. lật đổ chính quyền đô hộ giành quyền tự chủ. Điển hình như cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng( 2/40), khởi nghiũa Bà Triệu (năm 248); khởi nghĩa Lý Bí ( năm 542), năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế, hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân; khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776); khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905). Khúc Thừa Dụ là người mở đầu cách ứng sử khôn khéo với chính quyền phong kiến phương bắc: Độc lập thực sự, thần phục danh nghĩa”. Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ ( năm 931), năm938 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc , mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời kỳ bắc thuộc đã để lại nhiều bài học quí báu về chiến tranh nhân dân, vũ trang toàn dân, hình thành truyền thống luyện quân – dạy quân mà các thế hệ sau đã giữ vững trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. b.Truyền thống luyện quân –dạy quân của cha ông ta từ thời các vua hùng đến đầu thế kỷ X. * Tổ chức lực lượng Ngay từ thời các vua Hùng, lực lượng vũ trang thường trựcđã ra đời và phát triển gắn liền với tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước. Bước khởi đầu đầu này xảy ra vào khoảng thế kỷ VIII – VII trước công nguyên. Trong cuộc đấu tranh chống quân Tần lực lượng vũ trang của An Dương Vương khá mạnh, có khoảng 3 vạn người . Trong thời Bắc thuộc, Bắt đầu từ khởi nghĩa hai Bà Trưng đến cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán, đều được các hào trưởng chỉ huy quân của mình hưởng ứng, hình thành truyền thống toàn dân đánh giặc. Quân đội liên minh chống giặc của cha ông ta thường được tổ chức thành hai đạo quân lớn, lục quân và thuỷ quân. 3
  4. Vũ khí, trang bị: lực lượng vũ trang chuyên nghiệp của các thủ lĩnh quân sự Giao Châu thời Bắc thuộc cơ bản có các loại sau: Vũ khí đánh xa gồm: mũi tên – bộ phận hợp thành của cung nỏ, làm bằng đá, xương và đồng), Lao; vũ khí đánh gần gồm: giáo, dao găm, kiếm, qua, rìu chiến, dao chiến; vũ khí phòng hộ gồm tấm che ngực, lá chắn; phương tiệnu bảo đảm cơ động gồm thuyền, bè, ngựa trâu, voi…; phương tiện thông tin truyền lệnh có trống da, trống đồng. Thành trì kiên cố cũng là phương tiện quân sự quan trọng Mục đích luyện quân, dạy quân: Nhằm huấn luyện, giáo dục quân đội thường trực hùng mạnh để tự vệ Nội dung luyện quân, dạy quân thời kỳ này bao gồm sử dụng thành thạo, có hiệu quả các loại trang thiết bị, phương tiện chiến đấu; luyện tập đánh tiến công, phòng ngự, tập kích, phục kích, phản công , bao vây… giáo dục lòng yêu nước căm thù giặc, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, không cam chịu bị áp bức bóc lột. Giáo dục quan điểm chiến tranh nhân dân, vũ trang toàn dân Về tổ chức, phương pháp luyện quân, dạy quân: cho đến nay chưa có tài liệu nào nói về việc đào tạo các vị tướng lĩnh, chỉ huy của nhà nước , chủ yếu mang tính chất cá nhân tự học là chính, nhiều vị thủ lĩnh xuất phát từ các lò võ, lò vật. Việc huấn luyện binh sĩ do các thủ lĩnh tổ chức chu đáo, chủ yếu trên thao trường thực địa. Truyền thống luyện quân , dạy quân của cha ông ta đã kết tinh những giá trị cao quí, đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, tính cố kết cộng đồng, tinh thần độc lập tự chủ cao, tình nguyện tham gia đánh giặc khi tổ quốc bị xâm lăng 2. GIÁO DỤC QUÂN SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ LÝ- TRẦN a. bối cảnh lịch sử 4
  5. Trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, năm 938 đất nước ta đã giành được độc lập bằng mốc son chói lọi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam hán trên sông Bạch Đằng, sau khi lên ngôi trị vì đất nước 27 năm thì xảy ra loạn 12 sứ quân (năm 965). Năm 968 Đing bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân, lên ngôi vua đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Vào cuối triều Đinh nạn tranh chấp ngôi vua lại xảy ra, trong lúc giăc Tống đang lăm le xâm lược nước ta. Vì vua còn quá nhỏ tuổi , chưa thể đảm nhiệm được trọng trách giang sơ giao phó, Thái Hậu Dương Vân Nga cùng với các quan rong triều tôn Thập đạo t]ngs quân Lê Hoàn lên ngôi vua. Lê hoàn đã cùng quân dân cả nước đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước. Vào cuối đời Lê lại xảy ra chuyện tranh giành ngôi báu gây ra sự khủng hoảng nghiêm trọng trong triều đình. Năm 1009 Lê Long Đĩnh mất, chấm dứt triều đại Tiền Lê. Thế kỷ XI đến thế kỷ XV, với sự kế tiếp nhau của các triều đại phong kiến Lý, Trần được xem như là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của lịch sử Đại Việt, đó là thời kỳ củng cố độc lập và chủ quyền dân tộc, xây dựng nhà nước phong kiến thống nhất; thực hiện các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và Nguyên Mông. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra triều Lý, đồng thời tiến hành việc xây dựng và phát triển toàn diện quốc gia độc lập, tự chủ và thống nhất. Lý Công Uẩn đã xuống chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Tống đã bị quân dân ta dưới triều Tiền Lê đánh bại, song vua tôi nhà Tống vẫn nuôi dã tâm thôn tính nước ta. Từ giữa thế kỷ XI, quân Tống ráo riết chuẩn bị cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Với chủ trương chủ động đánh trước để chế ngự quân địch của Lý Thường Kiệt , quân ta mở cuộc tiến công bất ngờ vào đất Tống nhằm tiêu 5
  6. diệt các căn cứ xuất phát xâm lược của quân địch. Sau đó quân dânta lui về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt, và bằng chiến tuyến này đã chặn đứng được 30 vạn quân Tống xâm lược. Mùa xuân năm1077, quân ta mở cuộc phản công lớn, tiêu diệt được số lượng lớn quân địch số còn lại phải rút về nước. Với chiến thắng oanh liệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ý đồ xâm lược của Tống đối với Đại Việt hoàn toàn bị tiêu tan . Triều Lý suy vong, triều Trần được thành lập vào năm 1226. Triều Trần bắt tayvào xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Triều Trần thay thế Triều Lý, khi triều Lý đã đến giai đoạn tàn tạ, trong bối cảnh có ý nghĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là lúc quân xâm lược Mông Cổ đang tung hoành trên các lục địa từ á sang Âu, vận mệnh của nhiều dân tộc trên thế giới và đất nước ta đang bị đe doạ nghiêm trọng. trong 30 năm (1258- 1288), quân Mông - Nguyên đã ba lần xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Nhà Trần và nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn, cả nước đứng lên, trên dưới một lòng, với tinh thần dám đánh và quyết thắng kẻ thù xâm lược. Quân Mông – Nguyên cả ba lần sang xâm lược nước ta đều bị thất bại thảm hại. Thắng lợi của quân và dân Đại Việt không những giữ vững được dộc lập dân tộc mà còn góp phần to lớn ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc Mông – nguyên xuống vùng Đông Nam Á b. Giáo dục quân sự dưới thời Lý – Trần * Về tổ chức quân đội và việc chăm lo tổ chức huấn luyện- giáo dục cho quân sĩ Sau khi đánh thắng ngoại xâm, để củng cố nền độc lập dân tộc xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền, các triều đại Lý, Trần đều đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức quân đội và việc huấn luyện – giáo dục cho quân sĩ. 6
  7. Quân đội được tổ chức hợp lý, chính qui, tướng sĩ được tuyển chọn kỹ lưỡng, luyện tập công phu. Thời Lý- Trần áp dụng chính sách “ngụ binh ư nông”, khi thời bình quân lính được phân chia thành các bộ phận luân phiên về làm ruộng; nhằm mục đích vừa bảo đảm thường xuyên củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu vừa duy trì lực lượng lao động cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, giáo dục quân sự phải được tiến hành bằng những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp theo từng loại đối tượng của lực lượng vũ trang. thời Lý quân đội bao gồm: quân cấm vệ và quân các Lộ. Quân cấm vệ là quân thường trực của triều đình có nhiệm vụ bảo vệ kinhg thành. Quân các Lộ là quân địa phương làm nhiệm vụ canh phòng tuần tra bảo vệ các lộ, phủ, châu. Quân đội thời Lý đã đạt đến trình độ tổ chức khá cao và được huấn luyệ chặt chẽ, biên chế thành các đơn vị như: quân, vệ và phân thành các binh chủng chiến đấu: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kỵ binh. Quân đội được trang bị các loại vũ khí chủ yếu như, giáo, mác, cung tên, khiên, nỏ, máy bắn đá… Quân đội thời Trần có nhiều tiến bộ về mặt tổ chức và được huấn luyện rất chu đáo. Quân cấm vệ và quân các lộ được tuyển chọn trong số các trai tráng thuộc các gia đình nông dân. Quân vương hầu được tuyển chọn trong số các gioa nô của gia đình quí tộc. Chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà Lý vẫn được nhà Trần áp dụng, đồng thời thực hiện chế độ đăng ký quân dich chặt chẽ, đảm bảo “khi có việc chinh chiến, toàn dân đều là lính” Về mục tiêu và nội dung huấn luyện- giáo dục quân sự Nhằm củng cố nề thống trị và để tăng cườnglực lượng quốc phòng, sẵn sàng đối phó vơis sự xâm lược của ngoại bang; các Triều đại Lý, Trần ở các mức độ khác nhau nhưng nhìn chung đều đặc biệt quan tâm củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang. Mục tiêu là, đào tạonhững người 7
  8. có đủ phẩm chất và năng lựcđáp ứng yêu cầu chỉ huy chiến đấu và chín đấu thắng lợi, bảo vệ độc lập dân tộc và chế độ phong kiến. Để thực hiện được mục tiêu trên về mặt nội dung huấn luyện – giáo dục quân sự luôn phải bảo đảm tính toàn diện và tính thiết thực, sát với điều kiện khí hậu, địa hình, hoàn cảnh kinh tế và truyền thống nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc. Dưới thời Lý, Trần , nội dung giáo dục quân sự chú trọng giáo dục: Về chính trị- tinh thần truyền thống lịch sử đấu tranh của dân tộc; gắn chặt huấn luyện về mặt lý thuyết quân sự với thực hành quân sự; huấn luyện cho tướng sĩ cả võ kinh và võ nghệ. Hệ thống sách võ kinh ( lý luận quân sự) trong đó có sách binh pháp của các quân sự gia Trung Quốc cổ đại như: Tôn Tử, Ngô Khởi, binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn … Về võ nghệ, được những người cầm quyền rất coi trọng huấn luyện cho tướng sĩ như: cưỡi ngựa, đấu vật , đấu võ, đấu kiếm, bắn cung, lăn khiên, chèo thuyền, bơi lặn, luyện tạp trận đồ để phối hợp tác chiến… nhằm hình thành kỹ xảo, kỹ năng chiến thuật cho cá nhân và tập thể. Về nội dung giáo dục xây dựng phẩm chất chính trị, tinh thần bản lĩnh cho tướng sĩ tập trung ở việc giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần độc lập dân tộc , ý chí quyết chiến quyết thắng; giáo dục lòng nhân ái, đoàn kết trong quân đội… * Về phương pháp , hình thức tổ chức huấn luyện giáo dục quân sự Thời Lý, Trần các phương pháp huấn luyện giáo dục quân sĩ được vận dụng khá linh hoạt. Tuỳ theo từng điều kiện hoàn cảnh để sử dụng các phương pháp, nhưng nhìn chung đã đạt tới trình độ vận dụng tổng hợp các phương pháp, và thực tế đã đạt được kết quả thiét thực trong thực tế giáo dục quân sĩ. 8
  9. Đó là sự kết hợp giữa phương pháp giáo trí dục với phương pháp đức dục trong lĩnh vực quân sự; gắn giáo dục chính trị tinh thần với huấn luyệ kỹ thuật và chiến thuật. Những người cầm quân rất coi trọng phương pháp thực hành chỉ huy, các thao tác hành động sử dụng vũ khí chiến đấu như: luyện tập trận đò hiệp đồng tác chiến, tập dượt cung ten cưỡi ngựa đấu gươm, chèo thuyền luyện tập thuỷ chiến, tập đánh thành , tập kích , tiến công mai phục… Để giáo dũcây dựng tinh thần, ý chí bản lĩnh chiến đấu cho quân sĩ, các vị tướng lĩnh chỉ huy, những người lãnh đạo với tư cách là những nhàg giáo dục có uy tín như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão… đã sử dụng sáng tạo các cách thức, biện pháp giáo dục như: giảng giải, thuyết phục- xây dựng lòng tin cho quân sĩ, rèn luyện thói quen ứng xử theo điều lệnh. Họ biết khích lệ lòng yêu nước của người lính đồng thời thực hiện thưởng phạt một cách công minh. Về mặt hình thức tổ chức giáo dục quân sự dưới thời Lý- Trần cũng rất đa dạng. Ngoài những trường học có tính chất chính qui cấp nhà nước, như Quốc học viện, Giảng võ đường còn có các trường tư, dân lập, lò luyện. Thời Lý năm 1170, lập “Xạ Đình” ở phía Nam kinh thành làm nơi kuyện tập bắn cung, cưỡi ngựa tập trận pháp cho quân sĩ . Thời Trần, năm 1253 cho lập Giảng võ đường là nơi đào tạo thanh niên quí tộc thành võ quan của trièu đình. Trong các hình thức tổ chức huấn luyện- giáo dục quân sự, các triều đại Lý, Trần rất coi trọng hình thức diễn tập, thao diễn chién đấu. Thời trần, hệ thống đường thuỷ trên sông vị hoàng ( Nam Định ) là nơi các vua thường mở hội đua thuyền cho quân sĩ và trai tráng địa phương. Đẻ rèn luyện tác phong nhanh nhẹn và tăng thêm sức khoẻ bền bỉ dẻo dai cho quân sĩ, danh tướng Phạm Ngũ Lão đã sáng tạo ra trò “ vật cầu”. Để nêu gương các anh hùng, những người có công với nước , giáo dục truyền thống yêu nước bảo 9
  10. vệ độc lập dân tộc; các hình thức giáo dục thể hiện thông qua việc tôn vinh, xây dựng đền miếu thờ phụng các anh hùng, người có công với nước. Các vua triều Lý cho dựng đền thờ Hai Bà Trưng và các nữ tướng, đền thờ Phùng Hưng, đền thờ Phạm Cự Lạng…Lý Thường Kiệt, người anh hùng được nhân dân tôn kính thờ ở nhièu nơi. Dưới triều Trần sau khi Trần Hơng Đạo mất, vua Anh tông đã cho lập đền thờ ở Vạn Kiếp … Tóm lại, giáo dục quân sự Việt Nam dưới thời Lý- Trần đã có bước phát triển vượt bậc so với trước đó. Trình độ , qui mô, hệ thống tổ chức giáo dục đã có bước phát triển khá cao. Các nội dung huấn luyện- giáo dục phong phú thiết thực, thể hiện sự chăm lo đào tạo, xây dựng con người, khả năng phòng thủ cũng như chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống ngoại xâm của các triều đại . Các nội dung huấn luyện giáo dục được tiến hành thông qua nhiều phương pháp, hình thức khác nhau và được vận dụng hết sức sáng tạo, thích ứngvới tờng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Hầu hết các nhà lãnh đạo kháng chiến, lãnh đạo quan đội thời bấy giờ đồng thời là các nhà chính trị, quân sự tài năng kiệt xuất và chính họ cũng là những là những nhà giáo dục xuất sắc, là những tấm gương sáng cho quân sĩ noi theo 2. giáo dục quân sự Việt Nam trong thế kỷ XV a. bối cảnh lịch sử Cuối thế kỷ XIV, triều Trần suy yếu . Năm 1400, nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ đã tiến hành hàng loạt chính sách cải cách về kinh tê, chính trị, văn hoá, xã hội, quân sự…Năm1406, trước nguy cơ quân Minh xâm lược, nhà Hồ ra sức chuẩn bị kháng chiến ; cuối năm 1406, hàng trục vạn quân Minh tiến công xâm lược nước ta. Vì không qui tụ được khối đại đoàn kết toàn dân, không phát huy được sức mạnh toàn diện của đát nước, cuộc kháng chiến chống quân Minh do Hồ Quí Ly lãnh đạo bị thất bại nhanh chóng. 10
  11. Quân Minh đánh bại được Nhà Hồ nhưng không thể khuất phục được ý chí của dân tộc ta. Phong trào yêu nước chống quân Minh phát triển khắp mọi nơi thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia và dần dần qui tụ vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi chỉ huy ( năm 1418). Trải qua mười năm chiến đấu đầy gian khổ hy sinh; cuối cùng cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi oanh liệt, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Chi lăng – Xương Giang – cuối năm 1427, tiêu diệt 10 vạn quân địch. Với chiến thắng có ý nghĩa quyết định đó, buộc Vương Thông và 10 vạn quân Minh bị vây hãm trong các thành phải đầu hàng. Cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của quốc gia phong kiến Việt Nam. Nền độc lập được khôi phục và củng cố vững mạnh. Đó là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau chiến thắng quân Minh, Lê Lợi cũng như các triều vua kế tiếp, đã tập trung xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Yêu cầu đặt ra lúc này là phải khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội sau nhiều năm bị chiến tranh tàn phá; đồng thời phải phải xây dựng một nền giáo dục mới trên cả hai phương diện: tư tưởng và tổ chức giáo dục. Với sự quan tâm phát triển kinh tế – xã hội, nhà Lê đã thi hành chính sách mới, đó là chế độ lộc điền và chế độ quân điền. nhờ chính sách đó , công thương nghiệp phát triển nhanh chóng . cơ sở kinh tế mới là nền tảng vững chắc cho việc xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ, đồng thời cũng là cơ sở để phát triển giáo dục. Mặt khác, dưới các triều Lê sơ, đặc biệt là triều Lê Thánh Tông đã tập trung xây dựng bộ máy chính quyền vững chắc, một quân đội thóng nhất về tổ chức và chỉ huy. Về mặt đối ngoại, nhà Lê áp dụng chính sách bang giao khéo léo, mềm mỏng nhưng rất kiên quyết đối với các nước láng giềng; do đó chủ quyền , an ninh đất nước, độc lập dân tộc 11
  12. được giữ vững . Xét về cả nội trị và ngoại giao, các triều đại Lê sơ đã khẳng định sự hiện diện của quốc gia Đai Việt độc lập tự chủ và cường thịnh ở vùng Đông Nam Châu Á. b. Giáo dục quân sự dưới thời lê sơ * Về tổ chức quân đội Thời Lê sơ quân đội bao gồm: lực lượng quân đọi thường trược của nhà nước và lực lượng dự bị động viên đông đảo, có thể điều động một cách nhanh chóng khi có chiến tranh xảy ra. Nhà nước thâu tóm toàn quyền về lãnh đạo, tổ chức lực lượng vũ trangcũng như việc sản xuất chế tạo, quản lý và sử dụng vũ khí và kỹ thuật chiến đấu. binh lính được chia ruộng đất công của làng xã và thay nhau về sản xuất nông nghiệp. Nhà Lê tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. Dưới triều Lê Thái Tổ (1428 -1433), quân đội thường trực gồm 10 vạn, được chia làm 5 phiên, bốn phiên về sản xuất, một phiên thường trực chiến đấu lần . triều vua Lê Thánh Tông(1460- 1497), lực lượng quân đội là 16 vạn được chia làm hai phiên lượt thay nhau về làm ruộng, số quân duy trì thường trực là 8 vạn. Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức chặt chẽ, việc huấn luyện về chiến thuật và kỹ thuật đạt đến trình độ cao. Trang bị của quân đội có thêm những vũ khí mới như các loại hoả pháo, hoả đồng. Dưới triều Lê Thánh Tông hầu như không có hiện tượng tướng sĩ thua trận trong các cuộc chiến. Trong suốt thời gian dài Ông trị vì đất nước, giang sơn bờ cõi được giữ yên. Mặt khác bằng mưu lược, bằng chính sách đối ngoại vừa mềm mỏng vừa kiên quyết nên không chỉ định yên được các vùng biên cương mà còn làm cho các quốc vương Chiêm Thành, Bồn man, Chân Lạp phải thần phục và ngay cả phong kiến phương Bắc cũng không dám xâm lược nước ta. *Về mục tiêu và nội dung huấn luyện giáo dục quân sự 12
  13. Trong giai đoạn thực hiện cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nghĩa quân Lam Sơn- đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi đặc biệt quan tâm giáo dục bồi dưỡng xây dựng lên những con người có đức có tài, phục vụ tốt nhất cho cuộc kháng chiến cứu nước. Những người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn coi trọng giáo dục chính trị - tinh thần, truyền thống bất khất của của nhân dân ta trước kẻ thù xâm lược, nô dịch. Tập trung giáo dục lòng yêu nước cho quân sĩ, tố cáo tội ác của kẻ thù; giáo dục về lòng tự hào tự tôn dân tộc, giáo dục về tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật, giáo dục tư tưởng nhân đạo nhân văn. Đi đôi với việc huấn luyện- giáo dục về chính trị, tinh thần chiến đấu, các nhà cầm quyền trong thời kỳ này còn quan tâm và thường xuyên tiến hành võ kinh võ nghệ, kỹ thuật chiến thuật cho quân sĩ . Trên cơ sở kế thừa những di sản về nghệ thuật quân sự truyền thống Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã vận dụng một cách sáng tạo vào đặc điểm tình hình cụ thể, đồng thời đề xuất những tư tưởng độc đáo về nghệ thuật quân sự, có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn hoạt động quân sự như: “lấy nhỏ thắng lớn”, “ lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”, “ đánh thành là hạ sách … không bằng nuôi sức, chứa uy để chờ viện dứt, thì thành tất phải hàng. Thế là làm một mà được hai”, “ bỏ chỗ vững, đánh chỗ hở, tránh chỗ chắc, đánh chỗ hư… dùng sức có một nửa mà thành công gấp đôi”… Tóm lại, về mục tiêu, nội dung huấn luyện thời kỳ này, có nhiều mặt phong phú và không ngừng phát triển . Nhất là về nội dung huấn luyện giáo dục quân sĩ . Cùng với việc huấn luyện về kỹ thuật, chiến thuật nghệ thuật quân sự, những người lãnh đạo, chỉ huy quân đội rất chú trọng giáo dục về mặt chính trị tinh thần cho tướng sĩ . Không ngừng xây dựng ở tướng sĩ tinh thần “trung quân ái quốc”, sẵn sàng xả thân vì độc lập dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi khát quát “ Vỗ nuôi sĩ tốt, vời đón hiền giả, thu dụng nhân tài, 13
  14. sửa sang khí giới, luyện tập binh tượng, dậy cho nhữnh phép ngồi dậy tiến lui, lại được hun đúc bằng những điều nhân nghĩa, khiến ai ai cũng hết lòng thành, thân với kẻ trên chết, cho người trưởng”. *Về phương pháp và hình thức tổ chức huấn luyện – giáo dục quân sự Trong quá trình thực hiện cuộc chiến tranh yêu nước chống quân Minh xâm lược cũng như sau khi đất nước được giải phóng; Lê Lợi cũng như các trièu vua kế tiếp luôn quan tâm đến việc huấn luyện giáo dục quân đội. Bằng các phương pháp , hình thức tổ chức huấn luyện phong phú, đa dạng sát với yêu cầu của hoạt động quân sự trong từng giai đoạn lịch sử., những người chỉ huy, lãnh đạo quân đội da tiến hành huấn luyện giáo dục quân sĩ có hiệu quả. Trong kháng chiến, Lê Lợi, Nguyễn Trãi rất coi trọng gắn phương pháp đức dục với phương pháp trí dục. Kết hợp dạy quân với luyện quân; kết hợp thực hành chỉ huy với hành động, thao tác kĩ thuật, chiến thuật; kết hợp các phương pháp huấn luyện giảng giải, dẫn dụ, rèn luyện hành vi; xây dựng, củng cố lòng trung quân ái quốc cho quân sĩ. Những người lãnh đạo, cầm quân thường xuyên chú ý đến việc nêu gương, thưởng công để giáo dục, động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, đồng thời đó cũng thể hiện sự tôn trọng, lòng biết ơn đối với những người có công với nước. Về hình thức tổ chức huấn luyện - giáo dục quân sự, các triều vua dưới thời Lê Sơ rất quan tâm đến việc tổ chức luyện tập võ nghệ, tập dượt trận đồ. Năm1465, vua Lê Thánh Tông cho ban phép tập dượt trận đồ cả thuỷ và bộ, các quân lệnh về thuỷ trận , tượng trận, mã trận và tượng trận …Ông ban lệnh: “Theo những đồ trận đã ban ra ở ngay đại phận vệ mình sứa sang đội ngũ , dạy cho (quân) những phép ngồi đứng, tiến, lui, tập nghe những tiếng hiẹu lệnh chiêng trống, để cho quân lính tập quan cung tên, không quên võ bị. Nếu quan nào không biết để lòng dăn dạy, rèn tập quân lính, dám sai làm việc tạp nhiều thì xử biếm hay bãi”. 14
  15. ở thời Lê Sơ, vào mùa xuân hàng năm, quân đội thường trực phải tập trung ở địa phương hoặc về kinh thành để tham gia huấn luyện caca kỳ diễn tập. Các điều lệnh huấn luyện và chiến đấu của từng binh chủng được ban hành. Việc kiểm tra, thi đánh giá về huấn luyện giáo dục quân sự được tiến hành chặt chẽ. Theo định kỳ, triều đình tổ chức thi võ ở kinh thành để lựa chọn bổ dụng các võ quan. Dưới thời Lê Sơ các triều vua rất chú trọng đến giáo dục. Sau khi chiến thắng quân Minh, mục tiêu cấp bách đặt ra là phải nhanh chóng đào tạo được một đội ngũ quan lại đông đảo từ triều đình đến địa phương để giúp vua trị nước; trong đó có đội ngũ võ quan lãnh đạo, chỉ huy quân đội. ở triều vua Lê Thánh Tông Ông coi việc huấn luyện thi cử là biện pháp hàng đầu để chọn người có học chọn, võ quan. Là một nhà chính trị lỗi lạc, đồng thời Lê Thánh Tông còn có tài năng trong lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy quân đội. Ông không chỉ quan tâm đến vấn đề “Văn trị” mà còn rất coi trọng đến vấn đề “võ bị”. Khi cầm quân đi đánh Chiêm Thành ông viết “Sách Bình Chiêm”. Dưới thời Lê Thánh Tông, quân đội được tổ chức cân đối, hợp lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ. Tướng sĩ được lựa chọn kỹ, luyện tập, thi cử nền nếp, qui củ ; chất lượng quân sĩ tốt, tinh nhuệ , giữ vai trò tích cực trong việc củng cố quốc phòng, bảo vệ độc lập chủ quyền và sự bình yên của tổ quốc . Tóm lại, Giáo dục quân sự Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh yêu nước chống quân minh và dưới triều Lê Sơ luôn luôn phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc. ở thời kỳ này trình độ, qui mô và hệ thống giáo dục đã từng bước được nâng cao, ngày càng đi vào qui củ, vững chắc. Các nội dung huấn luyện, giáo dục phản ánh rõ nét nền văn hiến dân tộc, sự quan tâm củng cố nền quốc phòng vững mạnh, khả năng tiến hành chiến tranh giải phóng và bảo vệ độc lập dân tộc. các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục đạt đến trình độ khá cao, được vân dụng hết sức linh hoạt, phù hợp với 15
  16. các hoàn cảnh, đặc điểm truyền thống dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến cứu nước cũng như trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, các nhà lãnh đạo kháng chiến, lãnh đạo quân đội, các triều đại phong kiến tiến bộ đã thống nhất giáo dục quan sĩ về lòng “trung quân ái quốc”, cũng có nghĩa là yêu nước trung thành với vua theo mục tiêu cứu nước giữ nhà, giữc vững độc lập chủ quyền cuả dân tộc. Trên cơ sở đó mà các triều đại đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân. thực hiện được toàn dân đánh giặc dưới ngọn cờ đại ngiã của dân tộc, lập nên những chiến công hiển hách, xây dựng nước ta trở thành một quốc gia cường thịnh ở vùng Đông Nam châu á. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0