intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học giáo dục học

Chia sẻ: Khải Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp giảng dạy đại học của các nghiên cứu điển hình là một minh chứng để tối ưu hóa việc giảng dạy liên quan đến kích hoạt phương pháp học tập với nội dung định hướng vấn đề thực sự. Bài viết trình bày ý nghĩa của phương pháp này, dựa trên những kinh nghiệm được thực hiện bởi việc thúc đẩy khả năng của sinh viên và ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của họ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học giáo dục học

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC Nguyễn Thị Phương Hoa Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 1. Vài nét về phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học “Học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn cuộc sống” (Robinson), bởi thế, việc học và lĩnh hội tri thức cần phải được gắn liền với các tình huống của cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp. Trên thực tế tồn tại nhiều cách gọi khác nhau cho phương pháp này, ví dụ như: phương pháp dạy học theo tình huống, phương pháp nghiên cứu tình huống, hay ngắn gọn hơn là phương pháp tình huống. Có thể nói, tư tưởng áp dụng các tình huống của cuộc sống vào giảng dạy đã có từ thời Khổng Tử, khi ông sử dụng các hoàn cảnh, câu chuyện có thực gặp trong cuộc sống hàng ngày để truyền đạt kiến thức, những điều răn dạy cho học trò của mình. Thế nhưng, phải đến khoản cuối thế kỉ 19, việc sử dụng các tình huống trong giảng dạy mới được áp dụng khá phổ biến, trước hết là trong đào tạo luật, y và quản trị kinh doanh. Là cơ sở đi đầu, ngay từ năm 1870, trường Đại học kinh doanh Harvard (người khởi xướng là Christopher Columbus Langdell) đã áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH). Và sau đó, từ năm 1909, nhà trường đã liên tục mời đại diện các doanh nghiệp đến trường trình bày cho sinh viên nghe về các vấn đề trong thực tiến kinh doanh, sau đó, yêu cầu các sinh viên phân tích, thảo luận về các vấn đề, tình huống đó và đưa ra các kiến nghị về giải pháp. Năm 1921, cuốn sách đầu tiên về PPTH ra đời (tác giả là Copeland). Học tập kinh nghiệm của Trường Đại học kinh doanh Harvard, năm 1919, trường đại học Western Ontario của Canada cũng đã bắt đầu áp dụng PPTH trong giảng dạy kinh doanh (hai người khởi xướng là W. Sherwood Fox, trưởng khoa cơ bản, và K.P.R Neville, trưởng phòng giáo dục). Thậm chí, năm 1922, trường này còn thuê Ellis H. Morrow, một cựu sinh viên Harvard, đến triển khai PPNCTH. Ngày nay, Trường Kinh doanh Richard Ivey của Đại học Western Ontarino đã trở thành cơ sở có uy tín số một ở Canada trong áp dụng PPTH vào giảng dạy, và là đơn vị lớn thứ hai trên thế giới sản xuất tình huống. Từ một số năm trở lại đây, PPNCTH cũng đã được đưa vào áp dụng trong giảng dạy ở các nhà trường đại học Việt Nam, đặc biệt ở các ngành Y, Luật, Quản trị kinh doanh, tuy chưa phải ở mức phổ biến. Trong đào tạo sư phạm, PPNCTH đã được sử dụng rộng rãi nhất là trong vòng 20 năm trở lại đây và tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc học gắn với thực tiễn và làm cho các giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. 1.1 Tình huống Có nhiều định nghĩa khác nhau về tình huống. Theo Từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết. Tình huống cũng có thể được hiểu là sự mô tả/ trình bày một trường hợp trong thực tế nhằm đưa ra một vấn đề chưa được giải quyết và qua đó đòi hỏi người đọc (người nghe) phải giải quyết vấn đề đó. Ở góc độ Tâm lý học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó. Trong quan hệ không gian, tình huống xảy 1 ra bên ngoài nhận thức của chủ thể. Trong quan hệ thời gian, tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng, tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động [1] 1.2 Tình huống dạy học Theo Boehrer (1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học”. [2] Những tình huống trong giảng dạy là những tình huống mang tính điển hình, miêu tả những sự kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri thức. Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế. Tiêu chuẩn của một tình huống tốt:  Về mặt nội dung, tình huống phải:  Mang tính giáo dục  Chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích  Tạo sự thích thú cho người học.  Nêu ra được những vấn đề quan trọng và phù hợp với người học,...  Về mặt hình thức, tình huống phải:  Có cách thể hiện sinh động  Sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tính và ẩn danh  Được kết cấu rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu  Có trọng tâm, và tương đối hoàn chỉnh để không cần phải tìm hiểu thêm quá nhiều thông tin,... 1.3 Phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học 1.3.1 Khái niệm phương pháp nghiên cứu tình huống PPNCTH là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo tình huống, ở đó, các tình huống là đối tượng chính của quá trình dạy học. Theo Nguyễn Hữu Lam (2003), “phương pháp tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh hoạ hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề” [3] 1.3.2 Cấu trúc của tiến trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tình huống: Dưới đây là cấu trúc lý tưởng cho việc tiến trình thực hiện PPNCTH: 2 1. Tiếp cận tình huống Người học tiếp cận với tình huống 2. Thu thập thông tin Người học nắm thông tin về tình huống, thu thập thông tin giải quyết tình huống 3. Nghiên cứu tình huống 4. Ra quyết định Người học nghiên cứu, phân tích tình huống Người học đưa ra quyết định về cách giải quyết vấn đề nêu ra trong tình huống 5. Bảo vệ quan điểm Người học giới thiệu và bảo vệ quan điểm về giải pháp của mình 6. So sánh giải pháp Người học so sánh các giải pháp đưa ra để lựa chọn lấy giải pháp tối ưu nhất 1.3.3 Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cứu tình huống PPNCTH trong dạy học mang lại những ưu điểm nổi trội như: Tăng tính thực tiễn của môn học, giảm thiểu rủi ro cho người học khi tham gia thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp; Nâng cao tính chủ động, sáng tạo, hứng thú của người học; Cung cấp kinh nghiệm, cách nhìn và giải pháp mới cho người dạy; Phương pháp học phức hợp, tích hợp nhiều hình thức học,... Ngoài ra, dạy học bằng PPNCTH cũng tạo cơ hội cho người học phát triển toàn diện các kỹ năng như: Kĩ năng phân tích để xác định vấn đề, Kĩ năng xây dựng và viết tình huống, Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, Kĩ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, Kĩ năng trình bày vấn đề/quan điểm trước tập thể, Kĩ năng tranh luận, đưa ra luận điểm và bảo vệ ý kiến, Năng lực tư duy phê phán, phản biện, Kĩ năng so sánh, đánh giá các phương án, Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề (của thực tiễn), Kĩ năng sáng tạo khi đưa ra các giải pháp cho vấn đề,..... Mặt khác, việc sử dụng phương pháp này trong dạy học cũng mang lại những thách thức lớn cho cả người dạy và người học, như: Giáo viên cần nhiều thời gian chuẩn bị/ xây dựng tình huống cũng như phải luôn đổi mới, cập nhật thông tin, giám sát chặt chẽ người học,....; Đòi hỏi tính tích cực, năng động sáng tạo, khả năng tư duy độc lập ở người học,..... 2. Thực trạng sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHNN-ĐHQG Hà Nội Giáo dục học là môn học góp phần đào tạo kĩ năng, nghiệp vụ nghề dạy học và giáo dục trong các trường sư phạm, bởi thế việc áp dụng PPNCTH có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo nghề sư phạm. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm áp dụng PPNCTH ở phần Lý luận giáo dục (thuộc môn Giáo dục học cương II) với đối tượng sinh viên hệ sư phạm năm thứ 3, K39, 40. Đặc thù của phần Lý luận giáo dục là giúp cho sinh viên có những kiến thức, kĩ năng và thái độ đúng đắn khi tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức, hình thành những phẩm chất nhân cách cho học sinh. Sinh viên được chia thành các nhóm từ 4 đến 5 người, mỗi sinh viên trong nhóm được yêu cầu sưu tầm/viết 2 tình huống (trong sách báo hoặc trong đời sống thực của cá nhân). Các tình huống cần được trình bày ngắn gọn, súc tích, không quá 500 từ. Đối với những tình huống đã có cách xử lý thì cá nhân phải đưa ra những phân tích đúng sai, hay dở của cách xử lý đó dựa trên những kiến thức phần Lý luận giáo dục, hoặc đưa ra các cách giải quyết riêng của cá nhân mình và những cơ sở lý luận cho các cách giải quyết đó. Trong các buổi thực hành giải quyết 3 tình huống, các nhóm lần lượt giới thiệu một số tình huống của nhóm mình cho cả lớp cùng thảo luận, đưa ra các giải pháp. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đánh giá rât cao hiệu quả của việc áp dụng PPNCTH ở môn Lý luận giáo dục (xem biểu đồ dưới). Cụ thể, có đến trên 80% ý kiến sinh viên đánh giá cao vai trò của phương pháp này trong việc góp phần hình thành ở người học kĩ năng xây dựng và viết tình huống, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề của thực tiễn giáo dục, kĩ năng so sánh, đánh giá các phương án giải quyết tình huống, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, kĩ năng phân tích để xác định vẫn đề, và đặc biệt là kĩ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm. Ở các kĩ năng khác, ý kiến đánh giá của sinh viên cũng đạt mức trên 65% trở lên. Tổng hợp lại, có đến trên 80% sinh viên đánh giá cao vai trò của việc áp dụng PPNCTH trong giảng dạy môn Giáo dục học, giúp khắc sâu các kiến thức lý thuyết đã học, tăng hứng thú đối với môn học, và quan trọng hơn cả là làm tăng giá trị thực tiễn của môn học, bước đầu góp phần giúp sinh viên hình thành năng lực giáo dục. Mức độ hình thành các kĩ năng thông qua học theo tình huống (%) 100 89 81 85 91 80 82 66 67 67 5 6 7 82 73 60 40 20 0 1 2 3 4 8 9 10 1. Kĩ năng phân tích để xác định vấn đề 2. Kĩ năng xây dựng và viết tình huống 3. Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin 4. Kĩ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm 5. Kĩ năng trình bày vấn đề/quan điểm trước tập thể 6. Kĩ năng tranh luận, đưa ra luận điểm và bảo vệ ý kiến 7. Năng lực tư duy phê phán, phản biện 8. Kĩ năng so sánh, đánh giá các phương án 9. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề của thực tiễn GD 10. Kĩ năng sáng tạo khi đưa ra các giải pháp cho vấn đề DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2000 2. Boehrer, J. (1995). How to teach a case. Kennedy School of Government Case Programme, Case No C18-95-1285.0 available from http://www.ksgcase.harvard.edu 3. Nguyễn Hữu Lam, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 1/10 /2003 4 SUMMARY The Application of the Teaching Method of Case Study in Pedagogy Nguyễn Thị Phương Hoa Division of Psychology - Pedagogy, University of Languages and International Studies, Vietnam National University, Hanoi, Pham Van Dong Street, Cau Giay, Hanoi, Vietnam The tertiary teaching method of case studies is a proven way to optimize the teaching related to activating study methods by real problem oriented learning contents. The article presents the meaning of this method, shows against the background of experiences made by the author how it promotes specific abilities of the students and how far it positively influences their study results. 5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2