t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NAM QUÂN NHÂN LÀM VIỆC<br />
TẠI 3 SÂN BAY QUÂN SỰ Ô NHIỄM DIOXIN Ở BIÊN HÒA,<br />
ĐÀ NẴNG VÀ PHÙ CÁT<br />
Nguyễn Thị Thu1; Phan Văn Mạnh2; Phạm Thế Tài2<br />
Nguyễn Minh Phương2; Đỗ Phương Hường1<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tình trạng sức khỏe bao gồm tỷ lệ mắc bệnh ở nam quân nhân làm việc<br />
tại 3 sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát bị ô nhiễm dioxin. Đối tượng và<br />
phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 677 nam quân nhân làm việc tại 3 sân bay từ tháng<br />
8 đến 12 - 2017. Mỗi đối tượng được nhân viên y tế hỏi bệnh và khám tình trạng sức khỏe, bao<br />
gồm các vấn đề sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh mạn tính, bệnh ngoại khoa và làm siêu âm ổ<br />
bụng. Kết quả và kết luận: viêm đường hô hấp trên là bệnh phổ biến nhất của tình trạng sức<br />
khỏe hiện tại. Đối với bệnh mạn tính, tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa cao nhất tại cả ba<br />
sân bay (6,2%), tiếp theo là bệnh xương khớp (5,0%) và viêm gan virut B (4,0%). Tỷ lệ tăng<br />
huyết áp của tổng số đối tượng 4,0%, phân bố nhiều ở sân bay Biên Hòa (6,2%). Trong các<br />
bệnh ngoại khoa, tỷ lệ gãy xương do chấn thương và viêm ruột thừa cấp cao nhất<br />
(khoảng 4%). Các bệnh tai mũi họng chiếm 2,5%, sỏi tiết niệu và khối u lành tính lần lượt là<br />
1,8% và 1,5%. Trong kết quả siêu âm, gan nhiễm mỡ thường gặp ở quân nhân của cả ba sân bay,<br />
đặc biệt ở Biên Hòa (23,5%) và Đà Nẵng (22,0%).<br />
* Từ khóa: Dioxin; Tình trạng sức khỏe; Nam quân nhân; Sân bay quân sự.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ và Phù Cát vẫn bị ô nhiễm dioxin. Nguyên<br />
nhân của tình trạng ô nhiễm dioxin bên<br />
Năm 1962, quân đội Hoa Kỳ đã tiến trong và xung quanh các sân bay là do<br />
hành chiến dịch phun rải chất diệt cỏ nơi đây được sử dụng để lưu trữ, vận<br />
(chiến dịch Ranch Hand) xuống miền chuyển, tải nạp hóa chất lên các trang<br />
Nam Việt Nam với mục đích khai quang thiết bị trong mỗi đợt phun rải. Hơn nữa,<br />
và phá hủy mùa màng [8]. Trong chất diệt sự cố rò rỉ, chảy tràn và thau rửa dụng cụ<br />
cỏ (khoảng 2/3 là chất da cam) có tạp bất cẩn trong chiến dịch đã gây nên tình<br />
nhiễm với 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin trạng ô nhiễm dioxin nặng nề đến nhiều<br />
(2,3,7,8-TetraCDD) - một đồng đẳng độc năm sau mới nhận thức được [9]. Quân<br />
nhất trong nhóm các đồng đẳng dioxin. nhân (QN) làm việc bên trong các căn cứ<br />
Mặc dù chiến dịch phun rải chất diệt cỏ không quân và dân cư sinh sống ở vùng<br />
đã chấm dứt từ năm 1971. Cho đến nay, phụ cận có nguy cơ phơi nhiễm với dioxin<br />
một số căn cứ không quân cũ trong chiến ở mức độ cao, có thể dẫn đến những tác<br />
dịch Ranch Hand như Biên Hòa, Đà Nẵng động có hại lên sức khỏe con người [7].<br />
<br />
1. Bệnh viện Quân y 103<br />
2. Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thế Tài (phamthetai@vmmu.edu.vn)<br />
Ngày nhận bài: 06/10/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/11/2019<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/11/2019<br />
<br />
51<br />
T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br />
<br />
Trong ba sân bay quân sự trên, sân dụng thực phẩm có nguồn gốc từ khu vực<br />
bay Biên Hòa bị ô nhiễm nặng nhất cả về này làm tăng phơi nhiễm với dioxin qua<br />
quy mô và mức độ. Theo dữ liệu do Quân con đường thực phẩm.<br />
đội Hoa Kỳ cung cấp, hơn 98.000 thùng Sân bay Phù Cát có mức độ ô nhiễm<br />
chất da cam, 45.000 thùng chất trắng và dioxin thấp nhất trong ba sân bay. Trong<br />
16.000 thùng chất xanh được lưu trữ tại chiến dịch phun rải, tại đây đã lưu trữ<br />
sân bay Biên Hòa [10]. Các mẫu đất và khoảng 17.000 thùng chất da cam và<br />
bùn thu thập từ sân bay Biên Hòa có 119.000 thùng chất diệt cỏ khác. Theo<br />
nồng độ dioxin rất cao, đặc biệt ở khu vực ước tính năm 1999, có khoảng 2.400 m3<br />
phía tây nam của sân bay. Một khảo sát đất bị ô nhiễm dioxin, với mức độ cao<br />
toàn diện về môi trường bên trong và nhất 11.400 ppt TEQ. Năm 2012, tổng số<br />
xung quanh sân bay từ năm 2006 - 2009 7.000 m3 đất bị ô nhiễm đã được thu gom<br />
cho thấy nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD trong và cô lập trong các bể bê tông để ngăn<br />
đất lên tới 361.000 pg/g trọng lượng khô, ngừa dioxin phát tán ra môi trường xung<br />
cao gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn quanh. Do đó, sân bay Phù Cát ít bị ô<br />
Việt Nam (< 1.000 pg/g trong đất) cũng nhiễm hơn so với các sân bay Biên Hòa<br />
như tiêu chuẩn của các nước trên thế giới và Đà Nẵng cả về quy mô và mức độ.<br />
[11]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu<br />
Đà Nẵng là một trong những địa điểm về ảnh hưởng của dioxin đối với sức<br />
chính của chiến dịch phun rải chất hóa khỏe con người. Nhiều nhóm bệnh liên<br />
học trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam, quan đến các hệ cơ quan khác nhau như<br />
chỉ đứng sau Biên Hòa về số chuyến bay nhóm bệnh ung thư, rối loạn chuyển hóa,<br />
phun rải bằng máy bay C-123. Năm 2006, nội tiết, sinh sản đã được nghiên cứu, tuy<br />
các mẫu đất được thu thập và phân tích nhiên những kết quả nghiên cứu này<br />
cho thấy nồng độ 2,3,7,8-TetraCDD ở không hằng định. Chính vì vậy, từ năm<br />
mức cao, trong đó mẫu có nồng độ cao 1994, Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ đã<br />
nhất lên đến 365.000 ppt TEQ và 2,3,7,8- tiến hành thu thập kết quả nghiên cứu và<br />
TetraCDD góp tới hơn 99% tổng lượng đánh giá toàn diện thông tin khoa học về<br />
độc này [12]. Với đặc điểm bên trong và mối liên quan giữa phơi nhiễm dioxin với<br />
xung quanh sân bay có nhiều ao hồ, nên từng nhóm bệnh [13]. Căn cứ vào bằng<br />
dioxin đi vào hồ nước, tích lũy trong loài chứng nghiên cứu khoa học, các bệnh<br />
thủy sinh, xâm nhập vào chuỗi thức ăn và liên quan đến phơi nhiễm dioxin được<br />
cuối cùng đi vào cơ thể con người. Trước chia thành 4 nhóm: 1) Nhóm bệnh có<br />
năm 2006, việc nuôi thả cá trong các hồ bằng chứng đầy đủ về mối liên quan; 2)<br />
và chăn thả gia súc, gia cầm bên trong và Nhóm bệnh có bằng chứng hạn chế hoặc<br />
quanh sân bay Đà Nẵng rất phổ biến. Sử gợi ý về mối liên quan; 3) Nhóm bệnh có<br />
<br />
52<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
bằng chứng không đầy đủ hoặc không Hội đồng Đạo đức nghiên cứu y sinh<br />
đầy đủ để xác định mối liên quan; 4) của Học viện Quân y đã phê duyệt thiết<br />
Nhóm bệnh bằng chứng không liên quan kế nghiên cứu (số 2061/QĐ-HVQY).<br />
còn hạn chế hoặc mang tính gợi ý. Danh<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
sách các bệnh trong mỗi nhóm luôn được<br />
Nghiên cứu dịch tễ học, mô tả cắt ngang<br />
sửa đổi và cập nhật 2 năm/lần dựa trên<br />
thực hiện từ tháng 8 đến 12 - 2017.<br />
bằng chứng từ những nghiên cứu mới.<br />
* Thu thập thông tin:<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm:<br />
Đánh giá tình trạng sức khỏe, bao gồm tỷ - Khám sức khỏe cho QN tại bệnh xá<br />
lệ bệnh và tổn thương trên siêu âm ở nam quân y tại của mỗi sân bay.<br />
QN làm việc tại ba sân bay ô nhiễm dioxin - Xây dựng hồ sơ nghiên cứu của QN<br />
ở Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát. một cách thống nhất.<br />
- Thu thập thông tin cơ bản của QN<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP (tuổi, giới tính, thói quen hút thuốc, uống<br />
NGHIÊN CỨU rượu, trình độ học vấn, hôn nhân, cư trú)<br />
1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu. bằng bảng câu hỏi.<br />
Tổng số 677 nam QN làm việc tại ba - Nhân viên y tế tiến hành đo chiều cao,<br />
sân bay quân sự bị ô nhiễm dioxin (Biên cân nặng, mạch, huyết áp của từng QN.<br />
Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát) được lựa * Khám sức khỏe: bác sỹ tiến hành<br />
chọn và đưa vào nghiên cứu.<br />
khám và đánh giá tình trạng sức khỏe,<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: bao gồm bệnh đã mắc, bệnh mới mắc<br />
- Nam QN làm việc ở sân bay trong (tính trong khoảng 1 tháng trở lại đây)<br />
thời gian ít nhất 1 năm. và bệnh lý ngoại khoa cần phẫu thuật.<br />
- Độ tuổi 20 - 50. Xem xét, bổ sung hồ sơ y tế hàng năm<br />
Dựa trên danh sách các QN phù hợp của QN lưu giữ tại quân y đơn vị để<br />
với tiêu chuẩn, nhân viên y tế ở mỗi sân khẳng định thông tin sức khỏe. Siêu âm<br />
bay chọn ngẫu nhiên đưa vào nghiên cứu. tổng quát ổ bụng để phát hiện các bất<br />
Xác định số lượng đối tượng từ mỗi thường về gan, thận và cơ quan khác<br />
sân bay căn cứ vào mức độ ô nhiễm của trong ổ bụng.<br />
từng sân bay. Biên Hòa là sân bay bị ô * Phân tích thống kê: bằng phần mềm<br />
nhiễm nặng nhất nên số lượng đối tượng SPSS (phiên bản 21.0) cho Windows<br />
cao nhất (n = 291), tiếp theo là Đà Nẵng (SPSS Inc., Armonk, New York). Mô tả<br />
(n = 215) và Phù Cát (n = 171). chỉ số sức khỏe bằng giá trị trung bình và<br />
Các đối tượng tham gia được cán bộ y độ lệch chuẩn (SD) hoặc số lượng (n) và<br />
tế giải thích rõ ràng mục đích nghiên cứu tần số (%) cho từng sân bay cũng như<br />
và đồng ý tham gia bằng văn bản. cho toàn bộ QN.<br />
<br />
53<br />
T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.<br />
Biên Đà Phù<br />
Đặc điểm Tổng<br />
Hòa Nẵng Cát<br />
Trung Trung Trung Trung<br />
SD SD SD SD<br />
bình bình bình bình<br />
Tuổi (năm) 44,6 4,9 39,9 7,8 38,7 6,6 41,6 6,9<br />
Chiều cao (cm) 167,1 4,6 167,8 4,8 167,2 4,7 167,3 4,7<br />
Cân nặng (kg) 65,8 8,2 65,2 4,8 65,4 7,6 65,5 7,9<br />
2<br />
BMI (kg/m ) 23,5 2,5 23,1 2,2 23,4 2,4 23,4 2,4<br />
Huyết áp tâm thu (mmHg) 124,3 15,5 118,4 13,2 117,4 14,1 120,3 14,6<br />
Huyết áp tâm trương (mmHg) 77,9 10,1 76,2 7,5 73,4 9,6 76,1 9,3<br />
Thời gian công tác (năm) 19,9 11,2 17,7 8,5 15,3 7,3 18 7,7<br />
n % n % n % n %<br />
Trình độ học vấn:<br />
Trung học phổ thông 207 71,1 152 70,7 119 69,6 478 70,6<br />
Trung cấp 47 16,2 31 14,4 18 10,5 96 14,2<br />
Cao đẳng 9 3,1 14 6,5 6 3,5 29 4,3<br />
Đại học + sau đại học 28 9,6 18 8,4 28 16,4 74 10,9<br />
Uống rượu 264 90,7 206 95,8 162 94,7 632 93,4<br />
Hút thuốc 179 61,5 142 66 110 64,3 431 63,7<br />
Hôn nhân 278 95,5 192 89,3 162 94,7 632 93,4<br />
Sinh hoạt ở đơn vị 61 21 75 34,9 77 45 213 31,5<br />
<br />
Thời gian làm việc của QN tại các sân bay tương đối dài (> 15 năm). Phần lớn QN<br />
tốt nghiệp trung học phổ thông (70,6%), 10,9% QN tốt nghiệp đại học. Chỉ số BMI<br />
trung bình của tất cả QN nằm trong giới hạn bình thường (23,4 kg/m2). Hầu hết QN đã<br />
kết hôn (93,4%) và khoảng 1/3 trong số này sinh hoạt tại đơn vị.<br />
Bảng 2: Tỷ lệ mắc các bệnh trong thời điểm hiện tại của QN tại 3 sân bay (Biên Hòa,<br />
Đà Nẵng và Phù Cát).<br />
Biên Hòa Đà Nẵng Phù Cát Tổng<br />
Bệnh<br />
n % n % n % n %<br />
Viêm đường hô hấp trên 31 10,7 30 14,0 42 24,6 103 15,2<br />
Bệnh lý xương khớp 3 1,0 3 1,4 3 1,8 9 1,3<br />
Bệnh lý đường tiêu hóa 7 2,4 3 1,4 0 0,0 10 1,5<br />
Gout 3 1,0 0 0,0 0 0,0 3 0,4<br />
Sốt xuất huyết dengue 2 0,7 2 0,9 2 1,2 6 0,9<br />
Đau đầu 2 0,7 1 0,5 0 0,0 3 0,4<br />
Bệnh khác 8 2,7 10 4,7 2 1,2 20 3,0<br />
<br />
Tỷ lệ viêm đường hô hấp trên cao nhất trong tất cả các sân bay, đặc biệt ở sân<br />
bay Phù Cát (24,6%). Các bệnh về đường tiêu hóa gặp chủ yếu ở QN tại sân bay<br />
<br />
54<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
Biên Hòa (2,4%). Bệnh lý xương khớp 1%. Cuối năm 2017, có một đợt dịch sốt xuất<br />
huyết ở miền Nam Việt Nam và ảnh hưởng đến những QN trong các sân bay. Các vấn<br />
đề sức khỏe khác ít gặp hơn.<br />
Bảng 3: Cơ cấu bệnh mạn tính của QN ở ba sân bay (Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát).<br />
<br />
Biên Hòa Đà Nẵng Phù Cát Tổng<br />
Bệnh<br />
n % n % n % n %<br />
<br />
Tiểu đường 8 2.,7 1 0,5 2 1,2 11 1,6<br />
<br />
Viêm gan virut B 10 3,4 8 3,7 9 5,3 27 4,0<br />
<br />
Bệnh lý đường tiêu hóa 18 6,2 12 5,6 12 7,0 42 6,2<br />
<br />
Bệnh lý xương khớp 22 7,6 5 2,3 7 4,1 34 5,0<br />
<br />
Tăng huyết áp 18 6,2 6 2,8 3 1,8 27 4,0<br />
<br />
Viêm xoang 6 2,1 4 1,9 9 5,3 19 2,8<br />
<br />
Viêm họng mạn 4 1,4 3 1,4 7 4,1 14 2,1<br />
<br />
Sỏi tiết niệu 10 3,4 2 0,9 4 2,3 16 2,4<br />
<br />
Gout 5 1,7 1 0,5 0 0,0 6 0,9<br />
<br />
Bệnh khác 19 6,5 9 4,2 12 7,0 40 5,9<br />
<br />
<br />
Tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa cao nhất ở cả ba sân bay (6,2%), tiếp theo là<br />
bệnh lý xương khớp (5,0%) và viêm gan virut B (4,0%). Tỷ lệ tăng huyết áp phân bố<br />
chủ yếu ở sân bay Biên Hòa (6,2%). Tỷ lệ mắc viêm xoang, viêm họng mạn tính và<br />
sỏi tiết niệu khoảng 2 - 3%. Bệnh tiểu đường týp 2 được Bộ Y tế xếp vào một trong<br />
17 bệnh liên quan đến dioxin [1]. Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Hàn lâm Khoa học<br />
Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh chỉ có bằng chứng hạn chế hoặc<br />
gợi ý về mối liên quan với phơi nhiễm dioxin [12]. Một nghiên cứu trên 111.000 cựu<br />
chiến binh Hàn Quốc phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam cho thấy, nguy cơ mắc và tử<br />
vong do tiểu đường týp 2 cao hơn ở những người phơi nhiễm với chất diệt cỏ mức độ<br />
lớn hơn [14, 15]. Một nghiên cứu khác thực hiện trên 90 người đàn ông sống quanh<br />
khu vực sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa (tuổi trung bình 38,8), tỷ lệ mắc bệnh tiểu<br />
đường chỉ 1,1% [3], thấp hơn so với tỷ lệ bệnh tiểu đường trong dân số nói chung ở<br />
Việt Nam (4,7%) [2]. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc vào nhóm tuổi,<br />
trong khi nhóm tuổi 30 - 39 có tỷ lệ mắc 1,7%, nhóm tuổi 40 - 49 lại lên tới 5,3% [6],<br />
do đối tượng trong nghiên cứu này vẫn còn trẻ (khoảng 40 tuổi) nên nguy cơ mắc bệnh<br />
đái tháo đường thấp.<br />
<br />
55<br />
T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br />
<br />
Bảng 4: Cơ cấu bệnh ngoại khoa ở ba sân bay (Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát).<br />
Biên Hòa Đà Nẵng Phù Cát Tổng<br />
Bệnh ngoại khoa<br />
n % n % n % n %<br />
Bệnh lý tuyến giáp 0 0,0 2 0,9 1 0,6 3 0,4<br />
Chấn thương gãy xương 15 5,2 9 4,2 4 2,3 28 4,1<br />
Sỏi tiết niệu 4 1,4 5 2,3 3 1,8 12 1,8<br />
Trĩ 4 1,4 2 0,9 1 0,6 7 1,0<br />
U phần mềm lành tính 8 2,7 2 0,9 0 0,0 10 1,5<br />
Viêm ruột thừa 11 3,8 8 3,7 7 4,1 26 3,8<br />
Bệnh lý tai mũi họng 6 2,1 4 1,9 7 4,1 17 2,5<br />
Bệnh lý gan mật 0 0,0 4 1,9 1 0,6 5 0,7<br />
Bệnh khác 7 2,4 8 3,7 1 0,6 16 2,4<br />
<br />
<br />
Trong số các bệnh lý ngoại khoa cần Tương tự khi thống kê nguyên nhân tử<br />
phẫu thuật, chấn thương gãy xương là vong, Yi và CS cho thấy nhóm phơi nhiễm<br />
phổ biến nhất (4,1%). Điều này liên quan mức độ cao có tỷ lệ tử vong do u lympho<br />
đến đặc thù nghề nghiệp tại các sân bay, ác tính non-Hodgkin tăng hơn so với nhóm<br />
trong đó công tác kỹ thuật như kiểm tra, phơi nhiễm mức độ thấp, mặc dù khác<br />
thử nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng máy biệt không có ý nghĩa thống kê (HR =<br />
móc đòi hỏi hoạt động thể lực cường độ 1,18, 95%CI: 0,79 - 1,77) [14]. Khi đánh<br />
cao và tiềm ẩn nguy cơ chấn thương. giá tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực<br />
Mặc dù 2,3,7,8-TetraCDD được cơ quan tràng, Yi và CS không tìm thấy bằng<br />
Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp chứng về tăng tỷ lệ tử vong do bệnh ung<br />
vào nhóm chất gây ung thư loại I nhưng thư này ở nhóm phơi nhiễm cao so với<br />
trong nghiên cứu chỉ có 2 trường hợp ung nhóm phơi nhiễm thấp (HR = 0,96, 95%CI:<br />
thư, đó là u lympho ác tính non-Hodgkin 0,78 - 1,19) [15]. Trong nghiên cứu này,<br />
và ung thư đại tràng. Cả hai trường hợp chỉ ghi nhận 2 trường hợp ung thư.<br />
này đều thuộc đối tượng làm việc tại sân Nguyên nhân có thể do cỡ mẫu nhỏ<br />
bay Biên Hòa. Các nghiên cứu trên thế (677 đối tượng) và chỉ khai thác tiền sử<br />
giới cũng gợi ý về mối liên quan giữa và khám lâm sàng nên thông tin có thể<br />
phơi nhiễm với dioxin và u lympho ác tính chưa đầy đủ. Hơn nữa, các đối tượng là<br />
non-Hodgkin. Trong báo cáo về tỷ lệ mắc QN đang độ tuổi làm việc và tương đối trẻ<br />
các loại ung thư ở đối tượng phơi nhiễm (khoảng 40 tuổi), nên tỷ lệ mắc các bệnh<br />
với hóa chất diệt cỏ, Yi và CS tìm thấy lý ác tính có thể thấp. Vì vậy, cần có thêm<br />
nguy cơ u lympho ác tính non-Hodgkin nghiên cứu với quy mô lớn trên cả đối<br />
tăng nhẹ (HR = 1,09, 95%CI: 0,81 - 1,47) tượng nghỉ hưu nhưng đã từng làm việc<br />
ở nhóm phơi nhiễm mức độ cao khi so tại các sân bay để làm sáng tỏ mối liên quan<br />
sánh với nhóm phơi nhiễm mức độ thấp. giữa phơi nhiễm dioxin và bệnh lý ung thư.<br />
<br />
56<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br />
<br />
Bảng 5: Kết quả siêu âm ổ bụng tổng quát.<br />
Biên Hòa Đà Nẵng Phù Cát Tổng<br />
Kết quả siêu âm<br />
n % n % n % n %<br />
Gan nhiễm mỡ 63 23,5 45 22,0 18 10,7 126 19,7<br />
Polýp túi mật 5 1,9 8 3,9 3 1,8 16 2,5<br />
Sỏi túi mật 8 3,0 2 1,0 6 3,6 16 2,5<br />
U máu trong gan 2 0,7 0 0,0 1 0,6 3 0,5<br />
Sỏi thận-tiết niệu 32 11,9 13 6,3 8 4,8 53 8,3<br />
Nang thận 5 1,9 1 0,5 2 1,2 8 1,2<br />
Phì đại + vôi hóa tiền liệt tuyến 6 2,2 4 2,0 3 1,8 13 2,0<br />
Bệnh khác 3 1,1 7 3,4 10 6,0 20 3,1<br />
<br />
<br />
Trong các tổn thương phát hiện trên Ở nữ giới, tỷ lệ dùng đồ uống có cồn thấp<br />
siêu âm ổ bụng, gan nhiễm mỡ chiếm tỷ (12,1%) nhưng vẫn có tới 62% đối tượng<br />
lệ cao nhất (19,7%), đặc biệt ở Biên Hòa có GOT vượt ngưỡng và 37,6% đối<br />
(23,5%) và Đà Nẵng (22,0%). Có nhiều tượng có GPT vượt ngưỡng [5]. Điều đó<br />
nguyên nhân dẫn đến tình trạng gan cho thấy dioxin có khả năng tác động và<br />
nhiễm mỡ như sử dụng đồ uống có cồn, làm tổn thương gan ở người phơi nhiễm.<br />
tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng, Các nghiên cứu trong tương lai cần làm<br />
đái tháo đường, nhiễm độc hoặc do rõ hơn mối liên quan của phơi nhiễm và<br />
thuốc. Trong nghiên cứu này, đối tượng ảnh hưởng của dioxin đến gan. Ngoài ra,<br />
là nam QN có BMI trong giới hạn bình hình ảnh sỏi tiết niệu cũng chiếm 8,3%.<br />
thường (23,4 kg/m2) nhưng tỷ lệ sử dụng Một số tổn thương khác được phát hiện<br />
rượu bia cao (93,4%). Vì vậy, không loại khi kiểm tra siêu âm bao gồm tăng sản<br />
trừ tỷ lệ gan nhiễm mỡ cao trong nhóm tuyến tiền liệt lành tính và vôi hóa tuyến<br />
QN có thể một phần do chế độ ăn uống. tiền liệt, polyp túi mật và sỏi túi mật.<br />
Theo một nghiên cứu tiến hành năm 2015<br />
trên 40 người dân phơi nhiễm dioxin sống KẾT LUẬN<br />
gần sân bay Đà Nẵng, kết quả mô bệnh Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt<br />
học nhu mô gan cho thấy tỷ lệ thoái hóa ngang tình trạng sức khỏe trên nam QN<br />
mỡ ở gan chiếm tới 35% [4]. Ngoài ra, làm việc tại ba sân bay ô nhiễm dioxin<br />
một nghiên cứu khác tiến hành tại cộng (Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát) trong<br />
đồng dân cư sống quanh sân bay Biên năm 2017 cho thấy các bệnh thường gặp<br />
Hòa và Đà Nẵng cho thấy, tỷ lệ đối tượng là bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh lý xương<br />
có chỉ số men gan GOT và GPT cao lần khớp và tăng huyết áp. Trên siêu âm ổ bụng,<br />
lượt là 70,8% và 42,7%, mặc dù tỷ lệ nam gan nhiễm mỡ chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù<br />
giới sử dụng đồ uống có cồn chiếm 58,9%. các bệnh lý có mối liên quan chặt chẽ hơn<br />
<br />
57<br />
T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br />
<br />
với phơi nhiễm dioxin như tiểu đường, 7. Pham The T. Dioxin concentrations in<br />
bệnh lý tuyến giáp, ung thư nhưng chiếm breast milk of Vietnamese nursing mothers:<br />
tỷ lệ thấp trong thời điểm hiện tại, không A survey four decades after the herbicide<br />
spraying. Environ Sci Technol. 45:6625-6632.<br />
loại trừ khả năng nguy cơ các bệnh trên<br />
doi: 10.1021/es201666d.<br />
tăng lên khi tuổi của đối tượng tăng dần.<br />
8. National Academy of Science. The effects<br />
of herbicides in south Vietnam. National<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO Academy of Science Press, Washington D.C.<br />
1. Bộ Y tế. Thông tư Hướng dẫn khám bệnh 1974, Summary, pp.S1-S6.<br />
nghề nghiệp. 2006. 9. Dwernychuk L.W. Dioxin reservoirs in<br />
2. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vài nét về southern Vietnam: A legacy of agent orange.<br />
Chemosphere. 2002, 47, pp.117-137.<br />
bệnh đái tháo đường tại các quốc gia. 2016.<br />
10. Stellman J.M. The extent and patterns<br />
3. Phạm Thế Tài. Đánh giá tình trạng sức<br />
of usage of agent orange and other herbicides<br />
khỏe của người dân sinh sống tại khu vực ô<br />
in Vietnam. Nature. 2003, 422, pp.681-687.<br />
nhiễm dioxin thuộc thành phố Đà Nẵng và<br />
Biên Hòa. Tạp chí Sinh lý học Việt Nam. 11. Hatfield consultants. Comprehensive<br />
2015, 12, tr.68-74. assessment of dioxin contamination in Danang<br />
4. Nguyễn Bá Vượng T.V Tú, P.Q Phú. airbase, Vietnam: Environmental levels,<br />
human exposure and options for mitigating<br />
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh mô<br />
impacts. 2009.<br />
bệnh học nhu mô gan, một số xét nghiệm sinh<br />
hóa gan mật ở người phơi nhiễm với chất da 12. Hatfield consultants. Environmental and<br />
cam/dioxin. Tạp chí Y Dược học Quân sự. human health assessment of dioxin contamination<br />
2015, 2, tr.56-60. at Bienhoa airbase, Vietnam. 2011.<br />
5. Phạm Thế Tài, Đỗ Minh Trung, Nguyễn 13. IOM (Institute of Medicine). Veterans<br />
Văn Long, Nguyễn Tùng Linh, Hoàng Văn Lương. and agent orange. Update 11. 2018.<br />
Đánh giá tình trạng sức khỏe của người dân 14. Yi S.W et al. Agent orange exposure<br />
sinh sống tại khu vực ô nhiễm dioxin thuộc and disease prevalence in Korean Vietnam<br />
Thành phố Đà Nẵng và Biên Hòa. Tạp chí veterans: The Korean veterans health study.<br />
Sinh lý học Việt Nam. 2015, 19 (4), tr.68-74. Environmental Research. 2014, 133, pp.56-65.<br />
6. Pham Ngoc Minh, Karen Eggleston. 15. Yi S.W et al. Agent orange exposure<br />
Prevalence and determinants of diabetes and and risk of death in Korean Vietnam veterans:<br />
prediabetes among Vietnamese adults. Korean veterans health study. International<br />
Diabetes Research and Clinical Practice. Journal of Epidemiology. 2014, 43 (6),<br />
2016, 113, pp.116-124. pp.1825-1834.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
58<br />