Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG VÀ TÁC ĐỘNG<br />
CỦA CHÚNG LÊN SINH HOẠT HÀNG NGÀY<br />
CỦA HỌC SINH 12 VÀ 15 TUỔI TẠI HUYỆN CHÂU ĐỨC,<br />
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU, NĂM HỌC 2012-2013<br />
Nguyễn Anh Quan*, Ngô Thị Quỳnh Lan**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu là xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và tác động của chúng lên sinh hoạt hàng<br />
ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm học 2012-2013.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành từ tháng 3/2013 đến<br />
tháng 5/2013. Mẫu nghiên cứu gồm 566 trẻ, gồm 303 trẻ 12 tuổi (lớp 6) và 263 trẻ 15 tuổi (lớp 9) theo phương<br />
pháp chọn mẫu cụm với đơn vị cụm là lớp, xác suất tỷ lệ với kích cỡ dân số PPS. Sử dụng Bộ câu hỏi thu thập<br />
thông tin chung và thông tin về các vấn đề răng miệng đã gặp trong 3 tháng qua; Phiếu ghi nhận chỉ số Child –<br />
OIDP và Phiếu điều tra sức khỏe răng miệng theo mẫu WHO 1997 để thu thập dữ liệu.<br />
Kết quả: Tỷ lệ sâu răng của học sinh 12 tuổi là 48,2 % và học sinh 15 tuổi là 58,6 %; SMT-R trẻ 12 tuổi<br />
trung bình là 1,2; trẻ 15 tuổi là 1,8. Học sinh 12 tuổi: có 89,1% có ít nhất một hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị<br />
tác động trong 3 tháng qua; Có 61,6% bị ảnh hưởng ở mức độ rất nhẹ, 20,0% bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ, 11,9%<br />
bị ảnh hưởng ở mức độ trung bình; Đau răng là vấn đề răng miệng thường gặp nhất ảnh hưởng lên nhiều hoạt<br />
động. Nguyên nhân thường gặp nhất tác động lên ăn nhai là đau răng (82,1%) và ê buốt răng (78,3%); Lên tinh<br />
thần (43,5%) là đau răng; Lên VSRM (91,5%) là chảy máu khi chải răng; Lên hoạt động giao tiếp (60,7%) là hôi<br />
miệng. Học sinh 15 tuổi: Có 73,0% phải chịu tác động bởi các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày trong 3<br />
tháng qua; Đa số chỉ ảnh hưởng ở mức độ rất nhẹ (56,8%), mức độ trung bình là 20,8%; mức độ nhẹ 13,4%, chỉ<br />
có 6,3% học sinh bị ảnh hưởng ở mức độ nặng và 2,6% rất nặng. Đau răng là nguyên nhân tác động lên nhiều<br />
hoạt động (trong đó ăn nhai bị ảnh hưởng nhiều nhất - 79,4%). Nguyên nhân phổ biến tác động lên ăn nhai<br />
(66,3%) là ê buốt; Tác động lên tinh thần (52,2%) là đau răng; Lên VSRM (74,6%) là chảy máu khi chải răng;<br />
Lên các hoạt động giao tiếp (60%) và cười (54,7%) là hình dạng răng. Phạm vi ảnh hưởng của SKRM đến các<br />
hoạt động hàng ngày dao động từ 0 đến 8 hoạt động; Nhóm học sinh 15 tuổi: Không có học sinh nào bị tác động<br />
đến 8 hoạt động; Nhóm học sinh 12 tuổi: có 0,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0,001). Trong phân tích hồi<br />
qui logistic đơn biến, đa biến ở học sinh 12 tuổi và học sinh 15 tuổi thì yếu tố lâm sàng tình trạng sâu răng (chỉ số<br />
S, M, T, SMT-R) không là yếu tố có ý nghĩa trong việc tiên đoán các vấn đề răng miệng có ảnh hưởng đến sinh<br />
hoạt hàng ngày của học sinh (p > 0,05).<br />
Từ khoá: Tình trạng sức khoẻ răng miệng<br />
<br />
* Học viên CKII 2010-2014- Khoa YTCC- Đại học Y Dược TP. HCM<br />
** Bộ môn NKCS- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Anh Quan<br />
ĐT: 0918063031<br />
Email: anhquan6164@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
109<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ORAL HEALTH STATUS AND ITS EFFECT ON DAILY PERFORMANCE<br />
OF SCHOOLCHILDREN FROM 12 TO 15 YEARS-OLD<br />
IN CHAU DUC WARD, BA RIA – VUNG TAU PROVINCE IN 2012-2013.<br />
Nguyen Anh Quan, Ngo Thi Quynh Lan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 109 - 118<br />
Objective: the objective of this study was to evaluate the oral health status and its effect on daily performance<br />
of schoolchildren from 12 to 15 years-old in Chau Duc ward, Ba Ria – Vung Tau province in 2012-2013.<br />
Materials and method: we conducted a cross-sectional study from 3/2013 to 5/2013. The sample consisted<br />
of 566 schoolchildren, with 303 children at 12 years-old (grade 6) and 263 at 15 years-old (grade 9) who were<br />
selected according to group sampling with one class as a group, xác suất tỷ lệ với kích cỡ dân số PPS. A<br />
questionnaire was used to collect general information and dental history in the previous 3 months; examination<br />
form included Child – OIDP and oral health status according to WHO 1997.<br />
Results: caries prevalence among 12-year-old schoolchildren was 48.2 % and 58.6 % among 15 years-old;<br />
DMFT was 1.2 for 12 years-old and 1.8 for 15 years-old. Among 12-year-old schoolchildren: 89.1% had at least 1<br />
daily activity affected in the past 3 months; 61.6% with very mild effect, 20.0% with mild effect, 11.9% with<br />
average effect; toothache was the most frequent problem interfering with a number of activities. The 2 most<br />
frequent problems with mastication were toothache (82.1%) and hypersensitivity (78.3%); with morale (43.5%)<br />
was toothache; with oral hygiene (91.5%) was bleeding on brushing; with social communication (60.7%) was<br />
halitosis. Among 15-year-old schoolchildren: 73.0% was affected by oral problems in the past 3 months; the<br />
majority was very mild effect (56.8%), 13.4% was mild, 20.8% was average, only 6.3% was severe and 2.6% very<br />
severe. Toothache was the most frequent problem interfering with many activities (among which mastication was<br />
the most affected – 79.4%). The next problem with mastication was hypersensitivity (66.3%); with morale<br />
(52.2%) was toothache; with oral hygiene (74.6%) was bleeding on brushing; with social communication (60%)<br />
and smile (54.7%) was tooth shape. Oral health had influence on 0 to 8 daily activities; no schoolchildren at 15<br />
years-old had up to 8 activities affected while 0.3% of the 12 years-old did and the difference was statistically<br />
significant (p= 0.001). With a single and multiple variable logistic regression, clinical status of dental caries (D,<br />
M, F, DMF-T) was not a prognostic factor for the affect of oral problems on daily performance (p > 0.05).<br />
Key words: oral heal status, Child-OIDP<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sức khỏe răng miệng kém có thể là một<br />
trong các yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến chất<br />
lượng cuộc sống và tác động tâm lý của các bệnh<br />
này cũng thường làm giảm đáng kể chất lượng<br />
cuộc sống(1). Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã<br />
chứng minh hậu quả của bệnh răng miệng ảnh<br />
hưởng rất lớn đến vấn đề ăn nhai, thẩm mỹ,<br />
phát âm. Các biện pháp đo lường chất lượng<br />
cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng đã<br />
được phát triển để đánh giá những tác động về<br />
tình trạng răng miệng đến tâm lý, xã hội và kinh<br />
<br />
110<br />
<br />
tế, đồng thời là biện pháp để đánh giá hiệu quả<br />
các chương trình sức khỏe răng miệng cộng<br />
đồng(5). Ngày nay, đánh giá mối quan hệ giữa<br />
chất lượng cuộc sống và sức khỏe răng miệng là<br />
một trong những vấn đề chính trong chính sách<br />
y tế của các nước đang phát triển(6).<br />
Theo một số nghiên cứu đánh giá tình trạng<br />
răng miệng ảnh hưởng lên sinh hoạt hàng ngày<br />
của người bệnh thì hoạt động hàng ngày bị ảnh<br />
hưởng nhiều nhất là ăn nhai, ít nhất là phát âm.<br />
Các vấn đề răng miệng chính được cho là<br />
nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các hoạt động<br />
hàng ngày của trẻ là sâu răng, đau răng, lở loét,<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
sưng nướu và ê buốt răng(4). Tuy nhiên, hiện nay<br />
tại Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu về<br />
tác động của sức khỏe răng miệng lên chất lượng<br />
cuộc sống của người dân, nhất là học sinh.<br />
Huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là<br />
một huyện thuần nông nghiệp; có 16 đơn vị<br />
hành chính, bao gồm một thị trấn và 15 xã. Vấn<br />
đề sức khỏe răng miệng của học sinh trung học<br />
cơ sở ở huyện Châu Đức thật sự chưa được quan<br />
tâm, đặc biệt là các bệnh về răng miệng như<br />
bệnh sâu răng, nha chu; do đó chưa có cơ sở để<br />
đánh giá tác động của các vấn đề răng miệng lên<br />
sinh hoạt hàng ngày của học sinh trung học cơ<br />
sở, trong đó có lứa tuổi 12 và 15.<br />
Từ thực trạng trên, chúng tôi thực hiện<br />
nghiên cứu này với mục đích khảo sát tình hình<br />
sâu răng của các em học sinh 12 và 15 tuổi huyện<br />
Châu Đức, đồng thời cung cấp thông tin về tình<br />
trạng sức khỏe răng miệng và sự tác động của<br />
các vấn đề răng miệng lên chất lượng cuộc sống<br />
của học sinh. Đây là cơ sở tham khảo để ngành y<br />
tế và giáo dục ở địa phương tham mưu cho<br />
chính quyền các cấp đề ra kế hoạch lâu dài và<br />
các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho<br />
lứa tuổi học đường được tốt hơn.<br />
<br />
Mục tiêu<br />
1. Xác định tỉ lệ sâu răng và chỉ số SMT của<br />
học sinh 12 và 15 tuổi tại huyện Châu Đức, tỉnh,<br />
Bà Rịa - Vũng Tàu năm học 2012-2013.<br />
2. Xác định mức độ tác động của các vấn đề<br />
răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh<br />
12 và 15 tuổi tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu theo chỉ số Child - OIDP.<br />
3. Xác định mối liên quan giữa thang đo<br />
lường sức khoẻ răng miệng lâm sàng của WHO<br />
(tình trạng sâu, mất trám răng) và chỉ số Child OIDP trong đo lường chất lượng cuộc sống liên<br />
quan SKRM ở học sinh 12 và 15 tuổi tại huyện<br />
Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành từ<br />
tháng 3/2013 đến tháng 5/2013.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh ở độ tuổi 12 và 15 đang học tại các<br />
trường trung học cơ sở huyện Châu Đức tỉnh Bà<br />
Rịa - Vũng Tàu năm học 2012-2013.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Cỡ mẫu được tính theo công thức:<br />
Z21-α/2 P (1-P)<br />
n=<br />
d2<br />
Dựa vào kết quả nghiên cứu của Hồ văn<br />
Dzi thực hiện tại thị xã Thủ Dầu Một năm 2009,<br />
tỷ lệ sâu răng ở học sinh 12 tuổi là 74,25% và học<br />
sinh 15 tuổi là 81,95%(11).<br />
(8)<br />
<br />
Cỡ mẫu của học sinh 12 tuổi là: 294, theo đơn<br />
vị lớp nên cỡ mẫu là 300 học sinh<br />
Cỡ mẫu của học sinh 15 tuổi là: 227, theo đơn<br />
vị lớp nên cỡ mẫu là 260 học sinh<br />
Cỡ mẫu chung là: 560 trẻ.<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Phương pháp chọn mẫu cụm với đơn vị cụm<br />
là lớp, xác suất tỷ lệ với kích cỡ dân số PPS<br />
(Probability<br />
<br />
Proportionate<br />
<br />
to<br />
<br />
Size<br />
<br />
Cluster<br />
<br />
Sampling).<br />
<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
Bộ câu hỏi thu thập thông tin chung và thông<br />
tin về các vấn đề răng miệng đã gặp trong 3<br />
tháng qua.<br />
Phiếu ghi nhận chỉ số Child - OIDP: để đánh<br />
giá tác động của các vấn đề răng miệng (mức độ<br />
trầm trọng, tần suất, nguyên nhân) lên 8 hoạt<br />
động hàng ngày của trẻ bao gồm ăn nhai, phát<br />
âm, VSRM, ngủ/nghỉ ngơi, cười, trạng thái tinh<br />
thần, học tập và giao tiếp .<br />
Phiếu điều tra sức khỏe răng miệng theo<br />
mẫu WHO 1997.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
111<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 1. Phân bố học sinh trong mẫu nghiên cứu tại các trường THCS (n = 566).<br />
Trường/<br />
<br />
HS 12 tuổi (n = 303)<br />
Nam (%)<br />
Nữ (%)<br />
10 (47,6)<br />
11 (52,4)<br />
28 (56,0)<br />
22 (44,0)<br />
15 (46,9)<br />
17 (53,1)<br />
13 (54,2)<br />
11 (45,8)<br />
7 (70,0)<br />
3 (30,0)<br />
18 (52,9)<br />
16 (47,1)<br />
14 (58,3)<br />
10 (41,7)<br />
6 (26,1)<br />
17 (73,9)<br />
16 (55,2)<br />
13 (44,8)<br />
0 (00,0)<br />
0 (00,0)<br />
10 (31,3)<br />
22 (71,0)<br />
12 (52,2)<br />
11 (47,8)<br />
0 (00,0)<br />
0 (00,0)<br />
0 (00,0)<br />
0 (00,0)<br />
0 (00,0)<br />
0 (00,0)<br />
<br />
Đặc tính mẫu<br />
<br />
THCS Cao Bá Quát<br />
THCS Hà Huy Tập<br />
THCS Kim Long<br />
THCS Lý Thường Kiệt<br />
THCS Nguyễn Công Trứ<br />
THCS Nguyễn Trung Trực<br />
THCS Phan Bội Châu<br />
THCS Phan Đình Phùng<br />
THCS Quảng Thành<br />
THCS Quang Trung<br />
THCS Trần Hưng Đạo<br />
THCS Xã Bàng<br />
THCS Võ Trường Toản<br />
THCS Hà Huy Tập<br />
THCS Nguyễn Huệ<br />
<br />
Tình trạng sâu răng<br />
Bảng 2. Tỷ lệ % sâu răng phân bố theo tuổi, giới và<br />
khu vực (n=566).<br />
Đặc tính mẫu<br />
Tuổi<br />
12 tuổi<br />
15 tuổi<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Sâu răng<br />
Có (%) Không (%)<br />
146 (48,2) 157 (51,2)<br />
154 (58,6) 109 (41,4)<br />
<br />
PR (KTC<br />
95%)<br />
<br />
p<br />
<br />
0,014 1,22 (1,04 –<br />
1,42)<br />
<br />
138 (50,7) 134 (49,2) 0,298<br />
162 (55,1) 132 (44,9)<br />
<br />
0,92 (0,79 –<br />
1,08)<br />
<br />
p: Kiểm định χ2<br />
<br />
Phân bố theo đặc tính tuổi của mẫu nghiên<br />
cứu, tỷ lệ sâu răng ở học sinh 15 tuổi cao hơn<br />
<br />
HS 15 tuổi (n=263)<br />
Nam (%)<br />
Nữ (%)<br />
13 (56,5)<br />
10 (43,5)<br />
14 (51,9)<br />
13 (48,1)<br />
9 (40,9)<br />
13 (59,1)<br />
12 (52,2)<br />
11 (47,8)<br />
9 (45,0)<br />
11 (55,0)<br />
0 (00,0)<br />
0 (00,0)<br />
7 (33,3)<br />
14 (70,0)<br />
0 (00,0)<br />
0 (00,0)<br />
10 (41,7)<br />
14 (58,3)<br />
14 (51,9)<br />
13 (48,1)<br />
0 (00,0)<br />
0 (00,0)<br />
14 (58,3)<br />
10 (41,7)<br />
7 (30,4)<br />
16 (69,6)<br />
14 (51,9)<br />
13 (48,1)<br />
14 (48,3)<br />
15 (51,7)<br />
<br />
tỷ lệ sâu răng ở học sinh 12 tuổi, sự khác biệt<br />
này có ý nghĩa thống kê với p = 0,014.<br />
So với các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ<br />
sâu răng ở học sinh 12 tuổi tại huyện Châu<br />
Đức là 48,2% cao hơn các nước Africa (28,5%),<br />
Đức (32,6%) và Brazil (16,5%); nhưng thấp hơn<br />
so với Nhật Bản (62,5%), các nước thuôc Châu<br />
Âu như: Nga (83,4%), Hy Lạp (63%), Rumani<br />
(67,1%) và Lào (56%). Tỷ lệ học sinh 15 tuổi bị<br />
sâu răng của huyện Châu Đức là 58,6%, thấp<br />
hơn một số nước như: Hy lạp (71%), Nga<br />
(91,8), Tiểu Vương quốc Ả Rập (65%).<br />
<br />
Bảng 3. So sánh trung bình S,M,T, SMT-R theo từng nhóm tuổi (n = 566).<br />
Đặc điểm<br />
HS 12 tuổi<br />
HS 15 tuổi<br />
p<br />
<br />
S<br />
<br />
M<br />
<br />
T<br />
<br />
Trung vị<br />
TB (ĐLC)<br />
(25 – 75)<br />
1,0 (1,3)<br />
1 (0-2)<br />
1,4 (1,5)<br />
0 (0-2)<br />