intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan tới sức khỏe phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chất lượng cuộc sống (CLCS) của phụ nữ mang thai đang ngày càng được quan tâm và được coi là chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho việc hình thành các cấu trúc cơ bản của thai nhi, bên cạnh đó là quá trình thay đổi tâm sinh lý của cơ thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của thai phụ. Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định điểm CLCS trung bình và các yếu tố liên quan tới CLCS của thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cơ sở 2 năm 2024.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan tới sức khỏe phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2

  1. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Nghiên cứu Y học CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SỨC KHỎE PHỤ NỮ MANG THAI TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ 2 Hoàng Phương Thảo1, Huỳnh Ngọc Vân Anh1, Võ Ý Lan1, Nguyễn Hữu Trung2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống (CLCS) của phụ nữ mang thai đang ngày càng được quan tâm và được coi là chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho việc hình thành các cấu trúc cơ bản của thai nhi, bên cạnh đó là quá trình thay đổi tâm sinh lý của cơ thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của thai phụ. Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định điểm CLCS trung bình và các yếu tố liên quan tới CLCS của thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cơ sở 2 năm 2024. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 140 thai phụ đang mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đến khám tại khoa Phụ sản, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2024. Thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Chất lượng cuộc sống được đo lường bằng thang đo NVPQoL. Kiểm định T không bắt cặp, kiểm định Anova và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dùng để xác định các yếu tố liên quan tới CLCS của thai phụ. Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung là 145,2 ± 31,8. Những yếu tố về trình độ học vấn, tuổi thai, tình trạng dinh dưỡng, thay đổi cân nặng có mối liên quan tới chất lượng cuộc sống của thai phụ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Kết luận: Những thai phụ có trình độ học vấn trên cấp 3, tuổi thai >7 tuần, thể trạng thiếu cân hoặc bị giảm cân trong thai kỳ có điểm CLCS chung thấp hơn so với những thai phụ không có đặc điểm này. Từ khóa: chất lượng cuộc sống, phụ nữ mang thai, NVPQoL ABSTRACT QUALITY OF LIFE AND FACTORS RELATE TO MATERNAL HEALTH IN THE FIRST 3 MONTHS OF PREGNANCY IN HO CHI MINH CITY UNIVERSITY MEDICAL CENTER, CAMPUS 2 Hoang Phuong Thao, Huynh Ngoc Van Anh, Vo Y Lan, Nguyen Huu Trung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 27 - No. 4 - 2024: 08 - 14 Background: The quality of life (QOL) of pregnant women is drawing attention as an indicator for assessing the health status of pregnant women. The first 3-month of pregnancy is an important period for featuring germinal and embryonic stages, and in addition, a process of physiological changes in the mother's body that affect the physical and mental health of the pregnant woman. Objectives: The research aims to describe the average quality of life score and factors related to the QOL of pregnant women in the first 3-month of pregnancy in Campus 2 of Ho Chi Minh University Medical Center in 2024. 1Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Ngọc Vân Anh ĐT: 0909944845 Email: hnvanhytcc@ump.edu.vn Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(4):08-14. DOI: 10.32895/hcjm.m.2024.04.02 8
  2. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Methods: A cross-sectional study was implemented on 140 pregnant women aged 18 years or older, who were in the first 3-month of pregnancy and submitted to the Obstetrics and Gynecology Department in Campus 2 of Ho Chi Minh University Medical Center from March to May 2024. Pregnant women, who agreed to participate in the study were interviewed directly using questionnaire. The quality of life of the pregnant women was measured using the NVPQoL scale. T-test, ANOVA, and multivariate linear regression models were used to identify factors related to the QoL of pregnant women. Results: The average overall quality of life score was 145,2 ± 31,8. Factors such as educational level, gestational age, nutritional status, and weight change were associated with the quality of life of pregnant women in the first 3-month of pregnancy. Conclusion: Pregnant women with post-high-school education, gestational age over 7 weeks, underweight or weight loss during pregnancy had lower overall QoL scores compared to those without these characteristics. Keywords: quality of life, pregnant woman, NVPQoL ĐẶT VẤNĐỀ thai phụ kém trong 3 tháng đầu thai kỳ có liên quan đến việc tăng nguy cơ xảy ra các bất lợi cho Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cả mẹ và con ở các tam cá nguyệt tiếp theo và trong năm 2020 mỗi ngày có khoảng 800 phụ nữ sau sinh, bao gồm: trầm cảm sau sinh, sinh con tử vong vì những nguyên nhân có thể phòng nhẹ cân(6,7,8). Việc xác định yếu tố nguy cơ và can ngừa được liên quan đến mang thai và sinh con - thiệp cần thời gian để đem lại hiệu quả cải thiện nghĩa là cứ hai phút lại có một phụ nữ tử vong chất lượng cuộc sống thai phụ. Trên thế giới các bất chấp các tiến bộ y tế(1). Tại Việt Nam, theo nghiên cứu về CLCS của phụ nữ mang thai có thống kê của Tổng cục thống kê điều tra dân số điểm CLCS dao động từ 94,82 ± 39,84 đến và nhà ở năm 2020, dân số nữ là 48,8 triệu người, 117,96 ± 43,66(9-11). Tại Việt Nam, nghiên cứu của chiếm 48,8%. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 15 Nguyễn Thị Bích Ngọc thực hiện tại bệnh viện đến 49 là 49,2% so với dân số cùng tuổi(2). Do đó Trung ương Huế cho thấy CLCS của thai phụ là chăm sóc sức khỏe sinh sản đang ngày càng 147,2 ± 39,12 và có liên quan tới nôn nghén trong được quan tâm. Mặc dù mang thai không được nửa đầu thai kỳ(12). Tuy nhiên, mỗi giai đoạn của coi là bệnh nhưng các quá trình sinh học và xã thai kỳ CLCS bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác hội xảy ra có thể mang lại rủi ro về sức khỏe cho nhau. Cần xác định CLCS của thai phụ và các thai phụ(3). Những thay đổi về thể chất và cảm yếu tố liên quan từ những tháng đầu thai kỳ xúc xảy ra trong suốt thai kỳ và theo từng giai càng sớm càng tốt. đoạn với các mức độ khác nhau(4). Ba tháng đầu Khoa Phụ sản bệnh viện Đại học Y Dược thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho việc hình Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cơ sở 2 được thành các cấu trúc cơ thể cơ bản của thai nhi, phát triển từ năm 2001, thu hút lượng lớn thai những tác động tới sức khỏe thai phụ trong giai phụ đến khám với hơn 100.000 lượt khám mỗi đoạn này có thể gây ảnh hưởng tới cả mẹ và thai năm(13). Bên cạnh việc phát triển đội ngũ nhân nhi(3). lực tay nghề cao, trang thiết bị y tế hiện đại, Các thay đổi trong trong thời kỳ mang thai Khoa còn tiến hành các nghiên cứu để không có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống ngừng nâng cao chất lượng phục vụ cho công (CLCS) của thai phụ. Đánh giá CLCS thai kỳ tác khám chữa bệnh và chăm sóc tại Khoa. Vì đang ngày càng phổ biến, cho phép xác định các vậy nghiên cứu này là cần thiết với mục tiêu yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ theo cảm nhằm xác định điểm CLCS trung bình và các nhận của thai phụ và dự đoán các vấn đề sức yếu tố liên quan tới sức khỏe phụ nữ mang thai khỏe trong các tam cá nguyệt tiếp theo(5). CLCS trong 3 tháng đầu thai kỳ tại đây. 9
  3. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Nghiên cứu Y học ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Thang đo Chất lượng cuộc sống NVPQoL (Health- Đối tượng nghiên cứu Related Quality of Life for Nausea and Vomiting during Pregnancy) Những thai phụ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đến khám tại khoa Phụ sản bệnh Thang đo NVPQoL được phát triển tại viện Đại học Y Dược TPHCM cơ sở 2 trong thời Canada năm 2002 bao gồm 30 câu chia thành 4 gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2024. lĩnh vực: Triệu chứng lâm sàng và các yếu tố làm nặng (9 câu), Mệt mỏi (4 câu), Cảm xúc (7 câu), Tiêu chí chọn Hạn chế (10 câu)(15). Mỗi nội dung được tính Những thai phụ từ 18 tuổi trở lên đang điểm bằng thang đo Likert 7 mức độ ứng với 1 mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đến khám điểm – tất cả thời gian, 2 điểm – hầu hết thời tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cơ sở 2 gian, 3 điểm – nhiều khi, 4 điểm - thỉnh thoảng, 5 trong thời gian tiến hành nghiên cứu. điểm – một vài khi, 6 điểm – hầu như không có, Tiêu chí loại 7 điểm – không hề có. Điểm CLCS chung bằng Những thai phụ đến khám trong tình trạng tổng điểm của 4 lĩnh vực, dao động từ 30 đến có thai chết lưu tại thời điểm phỏng vấn hoặc 210. Điểm số càng cao thể hiện CLCS càng tốt. thai phụ không có khả năng giao tiếp hoặc Thang đo đã được chứng minh là có tính giá trị không có khả năng nghe hiểu tiếng Việt. nội tại với chỉ số Cronbach’s alpha dao động từ Phương pháp nghiên cứu 0,70 đến 0,98(9,16,17). Nghiên cứu thử trên 20 thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ tại Bệnh viện Thiết kế nghiên cứu ĐHYD TPHCM cơ sở 2 cũng cho kết quả Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cronbach’s alpha là 0,88. Cỡ mẫu Phân tích thống kê Áp dụng công thức ước lượng một trung Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm bình với xác suất sai lầm loại 1 là 0,05, sai số biên Epidata 4.6 và xử lý phân tích số liệu bằng phần cho phép là 2 và độ lệch chuẩn của chất lượng mềm Stata 17.0. cuộc sống là 11,7(14). Từ đó tính được cỡ mẫu tối Sử dụng tần số và tỷ lệ % mô tả: nhóm tuổi, thiểu là 132 thai phụ. Cỡ mẫu thực tế của nghiên trình độ học vấn, nghề nghiệp, người sống cứu là 140 thai phụ. chung, trình độ học vấn của chồng, nghề nghiệp Phương pháp thực hiện của chồng, tình trạng dinh dưỡng, thay đổi cân Chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận nặng, kế hoạch mang thai, số con đã sinh, tiền sử tiện, lấy liên tục cho đến khi đủ mẫu từ tháng 3 bỏ/sảy thai. Sử dụng trung bình và độ lệch đến tháng 5 năm 2024. Những thai phụ đến chuẩn mô tả tuổi thai, điểm CLCS. khám có kết quả siêu âm thai ≤13 tuần được Kiểm định T không bắt cặp để xác định mối liên nghiên cứu viên tiếp cận giải thích rõ ràng về quan giữa CLCS chung với các yếu tố: tình trạng mục đích nghiên cứu và đảm bảo tính bảo mật học vấn, sống chung với ba mẹ ruột, tuổi thai. thông tin, những thai phụ đồng ý tham gia Sử dụng phép kiểm Anova để xác định mối nghiên cứu được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi liên quan giữa CLCS chung với các đặc điểm: soạn sẵn gồm 5 phần (51 câu): tình trạng dinh dưỡng, thay đổi cân nặng. Kiểm A – Đặc điểm dân số kinh tế xã hội, định có ý nghĩa thống kê khi p
  4. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Y đức Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng bình của thai phụ tham gia nghiên cứu là Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Đại 30,7 ± 4,9 trong đó những thai phụ tham gia tập học Y Dược TPHCM, số 145/HĐĐĐ-ĐHYD trung nhiều ở nhóm tuổi 25 – 29 tuổi và 30 – 34 ngày 16/01/2024 và số 405/HĐĐĐ- ĐHYD ngày tuổi. Khoảng 3/4 thai phụ tham gia nghiên cứu 14/03/2024. Nghiên cứu được cho phép thu thập có trình độ học vấn trên cấp 3. Thai phụ có nghề dữ liệu tại Bệnh viện ĐHYD TPHCM cơ sở 2 nghiệp là nhân viên văn phòng chiếm 52,9% ngày 25/03/2024. (Bảng 1). KẾT QUẢ Tất cả các thai phụ tham gia nghiên cứu đều sống chung với chồng/bạn tình hoặc người thân. Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2024 Trong đó sống chung với chồng/bạn tình chiếm đến tháng 5/2024 tại khoa Phụ sản bệnh viện Đại 95%. Trình độ học vấn của chồng/bạn tình thai học Y Dược TPHCM cơ sở 2, nhóm nghiên cứu phụ có 72,1% trên cấp 3. Chồng/bạn tình của thai tiếp cận được 150 thai phụ tuy nhiên có 8 thai phụ tham gia nghiên cứu có nghề nghiệp đa phụ có tình trạng thai chết lưu tại thời điểm dạng: 48,6% nhân viên văn phòng, 27,9% làm khảo sát, 2 thai phụ từ chối tham gia. Do đó, kết kinh doanh/buôn bán, 16,4% làm lao động tự do quả phân tích được ghi nhận trên 140 thai phụ. và 7,1% làm công nhân (Bảng 1). Bảng 1. Đặc điểm dân số kinh tế xã hội (n=140) Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Đặc tính mẫu Đặc tính mẫu số (n) (%) số (n) (%) 18-24 14 10,0 Chồng 133 95,0 Nhóm 25-29 46 32,9 Cha mẹ chồng 30 21,4 tuổi 30-34 55 39,3 Cha mẹ ruột 28 20,0 Người sống ≥ 35 25 17,8 chung Anh/Chị/Em ruột 15 10,7 ≤ Cấp 3 35 25,0 Anh/ Chị/ Em chồng 15 10,7 Trình độ học vấn Khác (Bạn bè, dì, giúp Trên cấp 3 105 75,0 3 2,1 việc) Nhân viên văn phòng 74 52,9 Nhân viên văn phòng 68 48,6 Nghề Kinh doanh/ buôn bán 23 16,4 Nghề nghiệp Kinh doanh/ buôn bán 39 27,9 nghiệp Nội trợ 20 14,3 của chồng Lao động tự do 23 16,4 Lao động tự do 13 9,3 Công nhân 10 7,1 Công nhân 10 7,1 Trình độ học ≤ Cấp 3 39 27,9 TB ± ĐLC 8,8 ± 2,9 vấn của chồng Trên cấp 3 101 72,1 Tuổi thai GTNN – GTLN 4,5 – 13 Giảm cân 17 12,2 Thay đổi cân Thiếu cân 15 14,3 Không tăng, tăng ≤ 1kg 73 52,1 Tình nặng Bình thường 80 57,1 Tăng > 1kg 50 35,7 trạng dinh dưỡng Thừa cân 25 17,9 Chưa có 75 53,6 Số con đã sinh Béo phì 20 14,3 ≥ 1 con 65 46,4 Kế hoạch Có kế hoạch 103 73,6 Tiền sử bỏ/sảy Có 35 25,0 mang thai Ngoài kế hoạch 37 26,4 thai Không 105 75,0 Những thai phụ tham gia nghiên cứu có tuổi gian 3 tháng đầu, 52,1% không tăng cân hoặc thai trung bình là 8,8 ± 2,9 tuần, trong đó có tăng từ 1kg trở xuống (Bảng 1). 73,6% thai kỳ trong kế hoạch. Có 53,6% thai phụ Điểm trung bình CLCS của 4 lĩnh vực đều chưa có con, 46,4% thai phụ đã có từ 1 con trở cao hơn 50% so với tổng điểm tối đa của từng lên. Có 10,7% thai phụ có tình trạng dinh dưỡng lĩnh vực, trong đó điểm CLCS lĩnh vực điểm thiếu cân và 57,1% có tình trạng dinh dưỡng CLCS trung bình thấp nhất ở lĩnh vực mệt mỏi bình thường. 12,2% thai phụ giảm cân trong thời 16,5 ± 5,6 và cao nhất ở lĩnh vực hạn chế 47,3 ± 13,4. 11
  5. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Nghiên cứu Y học Điểm trung bình CLCS chung là 145,2 ± 31,8, dao a Kiểm định T không bắt cặp b Kiểm định Anova động từ 55 đến 203 điểm (Bảng 2). Nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan có ý Bảng 2. Điểm chất lượng cuộc sống (n=140) nghĩa thống kê giữa điểm CLCS chung với Độ Giá trị Giá trị trình độ học vấn (p=0,041), sống với ba mẹ Trung Lĩnh vực lệch nhỏ lớn ruột (p=0,046), tuổi thai (p
  6. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 hiện trên thai phụ(12,14). Thai phụ có trình độ học Những thai phụ có tình trạng dinh dưỡng vấn trên cấp 3 chiếm 75% và tham gia lao động bình thường có điểm trung bình CLCS tốt hơn tạo thu nhập chiếm 85,7% điều này phù hợp với những thai phụ có tình trạng dinh dưỡng nhẹ môi trường sống của các thai phụ là TPHCM nơi cân. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của có nền văn hóa kinh tế phát triển, có yêu cầu cao Heitmann K(19). Những thai phụ nhẹ cân trước về học vấn đối với các nhóm đối tượng lao động. mang thai làm tăng nguy cơ sinh non và sinh Kết quả này tương tự với nghiên cứu trước con nhẹ cân(20). Những thai phụ không tăng hoặc đó(14,18). Chồng các thai phụ tham gia nghiên cứu tăng cân trong 3 tháng đầu có chất lượng cuộc có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng chiếm sống tốt hơn so với những thai phụ giảm cân, 48,6%, kết quả này tương tự với nghiên cứu của điều này phù hợp với khuyến cáo về tăng cân Nguyễn Thị Minh(14). Họ có trình độ học vấn trên trong thai kỳ đối với thai phụ. Đây là mối quan cấp 3 chiếm 72,1%, kết quả này tương tự với các tâm của các thai phụ trong quá trình mang thai, nghiên cứu trước thực hiện tại Hà Nội và tại thai phụ lo lắng việc tăng cân của bản thân ảnh Huế(14,18). hưởng tới cân nặng thai nhi. Các nghiên cứu Thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ có điểm trước đó nhắc đến mối liên quan giữa CLCS và trung bình CLCS chung là 145,2 ± 31,8, kết quả sự thay đổi cân nặng tổng thể cho cả thai kỳ, này tương đồng với kết quả của Nguyễn Thị chưa tìm thấy sự riêng biệt cho từng giai đoạn Bích Ngọc thực hiện tại Huế nhưng cao hơn so của thai kỳ(21,22). với nghiên cứu của Lacasse A tại Canada, Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thang đo nghiên cứu của Whitaker KM tại Hoa Kỳ và CLCS có tính giá trị, độ tin cậy và đã được chuẩn nghiên cứu của Mendoza E tại Đức(9-12). Các thai hóa sử dụng các nghiên cứu tại Việt Nam và phụ trong nước có khả năng thích nghi và chịu nhiều nước(9-12,16,17). Đồng thời, chúng tôi sử dụng đựng tốt hơn trong quá trình mang thai. Cả 4 mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để loại trừ lĩnh vực CLCS đều có điểm cao hơn 50% điểm các yếu tố gây nhiễu, xác định các yếu tố thực sự tối đa của từng lĩnh vực, trong đó, CLCS thai ảnh hưởng tới CLCS của thai phụ trong 3 tháng phụ tốt hơn ở lĩnh vực hạn chế 47,3 ± 13,4 và đầu thai kỳ. Tuy nhiên với thiết kế nghiên cứu là thấp nhất ở lĩnh vực mệt mỏi 16,5 ± 5,6. Kết quả cắt ngang mô tả nên không đo lường được chiều này tương tự với nghiên cứu trước đó của ảnh hưởng giữa điểm CLCS và các đặc điểm dân Whitaker KM và nghiên cứu của Nguyễn Thị số. Nghiên cứu lấy mẫu theo phương pháp lấy Bích Ngọc(10,12). mẫu thuận tiện do đó kết quả nghiên cứu chưa Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những khái quát được cho dân số chung. thai phụ có trình độ học vấn trên cấp 3 có điểm KẾT LUẬN CLCS chung thấp hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống Kết quả này có sự khác biệt với các nghiên cứu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đã thực hiện trước đó(14,18). Nghiên cứu không đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 là 145,2 ± 31,8. Nghiên (p=0,914) giữa điểm CLCS của thai phụ với việc cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê sống chung với ba mẹ ruột. Chất lượng cuộc giữa điểm CLCS chung với các đặc điểm: trình sống thai phụ trong 3 tháng đầu có liên quan tới độ học vấn (p=0,014), tuổi thai (p=0,003), tình tuổi thai, cụ thể thai phụ có thai trên 7 tuần có trạng dinh dưỡng bình thường (p=0,47), thay đổi điểm trung bình CLCS chung thấp hơn những cân nặng (p
  7. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Nghiên cứu Y học 7 tuần cần nhận được nhiều sự quan tâm, tư vấn sedentary time with pregnancy-specific health-related quality of life. Midwifery, 104:103202. DOI:10.1016/j.midw.2021.1032. từ các bác sĩ và nhân viên y tế vì họ có chất 11. Mendoza E, Amsler F (2017). A randomized crossover trial on lượng cuộc sống thấp so với những thai phụ the effect of compression stockings on nausea and vomiting in early pregnancy. International Journal of Women’s Health, 9:89-99. không có các đặc điểm trên. Bên cạnh đó bác sĩ DOI:10.2147/IJWH.S120809. và gia đình thai phụ, thai phụ cần có sự phối 12. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2013). Severity hợp cải thiện tình trạng cân nặng, tăng cân hợp and quality of life among pregnant women suffering nausea and vomiting during the first half of pregnancy. Journal of lý trong giai đoạn này phù hợp với thể trạng của Medicine and Pharmacy, DOI:10.34071/jmp.2013.2.14. thai phụ, góp phần cải thiện CLCS của thai phụ. 13. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Khoa Phụ sản. URL: https://bvdaihoccoso2.com.vn/vi/khoa-phu-san.html. Lời cảm ơn 14. Nguyễn Thị Minh Thanh, Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Xuân Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn sự hỗ Bách (2023). Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của thai phụ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Y học Việt Nam, trợ của Ban Giám Đốc, nhân viên y tế tại Khoa DOI::10.51298/vmj.v529i2.6525. Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cơ 15. Magee LA, Chandra K, Mazzotta P, Stewart D, Koren G, sở 2 trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Guyatt GH (2002). Development of a health-related quality of life instrument for nausea and vomiting of pregnancy. Am J Nghiên cứu nhận được kinh phí tài trợ từ Obstet Gynecol, 186(5 Suppl Understanding):S232-238. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh theo DOI:10.1067/mob.2002.122604. 16. Yamada F, Kataoka Y, Minatani M, Hada A, Wakamatsu M, hợp đồng số 140/2024/HĐ-ĐHYD. Kitamura T (2022). The NVP QOL Questionnaire: TÀI LIỆU THAM KHẢO Psychometric properties of the self-report measure of health- related quality of life for nausea and vomiting during 1. World Health Organization (2023). Maternal mortality. URL: pregnancy. Psychiatry and Clinical Neurosciences Reports, https://who.int/news-room/fact-sheets/detail/maternal-mortality. 1(3):e21. DOI:10.1002/pcn5.21. 2. Phạm Quang Vinh (2021). Kết Quả Chủ Yếu Điều Tra Biến 17. Chung YH, Tsai ST, Liu MC, Chou FH (2017). Testing the Động Dân Số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình Thời Điểm Reliability and Validity of the Taiwan Health-Related Quality 01/04/2020. Nhà xuất bản Thống kê, https://www.gso.gov.vn/wp- of Life for Nausea and Vomiting During Pregnancy Scale. Hu content/uploads/2022/03/Sach-BC-BDDS-2020.pdf. Li Za Zhi, 64(6):45-55. DOI:10.6224/JN.000082. 3. Puspitasari N (2023). Development of indicators to measure 18. Trần Thị Hằng, Tôn Nữ Minh Đức (2020). Đánh giá chất lượng quality of life for pregnant women (QOL-PW). Journal of cuộc sống của phụ nữ mang thai tại khoa sản bệnh viện trường Preventive Medicine and Hygiene, 64(1):E55-E66. đại học y dược huế. Journal of Clinical Medicine - Hue Central DOI:10.15167/2421-4248/jpmh2023.64.1.1777. Hospital, DOI:10.38103/jcmhch.2020.63.7. 4. Wu H, Sun W, Chen H, et al (2021). Health-related quality of 19. Heitmann K, Nordeng H, Havnen GC, Solheimsnes A, Holst L life in different trimesters during pregnancy. Health and Quality (2017). The burden of nausea and vomiting during pregnancy: of Life Outcomes, 19:182. DOI:10.1186/s12955-021-01811-y. severe impacts on quality of life, daily life functioning and 5. Alzboon G, Vural G (2019). Factors Influencing the Quality of willingness to become pregnant again – results from a cross- Life of Healthy Pregnant Women in North Jordan. Medicina, sectional study. BMC Pregnancy Childbirth, 17:75. 55(6):278. DOI:10.3390/medicina55060278. DOI:10.1186/s12884-017-1249-0. 6. Mautner E, Greimel E, Trutnovsky G, Daghofer F, Egger JW, 20. Đỗ Hải Anh (2023). Thực hành dinh dưỡng và mức tăng cân Lang U (2009). Quality of life outcomes in pregnancy and trong thai kỳ của phụ nữ mang thai tại Hà nội năm 2020. Y học postpartum complicated by hypertensive disorders, Việt Nam, DOI:10.51298/vmj.v526i2.5522. gestational diabetes, and preterm birth. Journal of Psychosomatic 21. Liang CC, Chao M, Chang SD, Chiu SYH (2020). Impact of Obstetrics and Gynaecology, 30(4):231-237. prepregnancy body mass index on pregnancy outcomes, DOI:10.3109/01674820903254757. incidence of urinary incontinence and quality of life during 7. Nicholson WK, Setse R, Hill-Briggs F, Cooper LA, Strobino D, pregnancy - An observational cohort study. Biomed J, 43(6):476- Powe NR (2006). Depressive symptoms and health-related 483. DOI:10.1016/j.bj.2019.11.001. quality of life in early pregnancy. Obstetrics and Gynecology, 22. Altazan AD, Redman LM, Burton JH, et al (2019). Mood and 107(4):798-806. DOI:10.1097/01.AOG.0000204190.96352.05. quality of life changes in pregnancy and postpartum and the 8. Da Costa D, Dritsa M, Larouche J, Brender W (2000). effect of a behavioral intervention targeting excess gestational Psychosocial predictors of labor/delivery complications and weight gain in women with overweight and obesity: a parallel- infant birth weight: a prospective multivariate study. Journal of arm randomized controlled pilot trial. BMC Pregnancy Psychosomatic Obstetrics and Gynaecology, 21(3):137-148. Childbirth, 19(1):50. DOI:10.1186/s12884-019-2196-8. DOI:10.3109/01674820009075621. 9. Lacasse A, Bérard A (2008). Validation of the nausea and vomiting of pregnancy specific health related quality of life Ngày nhận bài: 30/07/2024 questionnaire. Health Qual Life Outcomes, 6(1):32. Ngày chấp nhận đăng bài: 06/09/2024 DOI:10.1186/1477-7525-6-32. 10. Whitaker KM, Jones M, Wallace MK, Catov J, Gibbs BB (2022). Ngày đăng bài: 08/09/2024 Associations of objectively measured physical activity and 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2