intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE VÀ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT HẰNG NGÀY

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

114
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vai trò của bệnh mạn tính làm tăng tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày ở người cao tuổi dù được cho là quan trọng nhưng chưa được xác định cụ thể tại Việt Nam. Mô tả tỷ lệ này và ước lượng tác động của các bệnh mạn tính lên tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày có thể cung cấp thêm những thông tin cho chương trình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Mục tiêu Xác định tỷ lệ người cao tuổi bị hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE VÀ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT HẰNG NGÀY

  1. TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE VÀ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT HẰNG NGÀY TÓM TẮT Vai trò của bệnh mạn tính làm tăng tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày ở người cao tuổi dù được cho là quan trọng nhưng chưa được xác định cụ thể tại Việt Nam. Mô tả tỷ lệ này và ước lượng tác động của các bệnh mạn tính lên tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày có thể cung cấp thêm những thông tin cho chương trình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Mục tiêu Xác định tỷ lệ người cao tuổi bị hạn chế hoạt động sinh hoạ t hàng ngày, và mối liên quan với tăng huyết áp, chỉ số khối cơ thể từ 23 trở lên, và một số bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi, tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu cắt ngang trên 588 người từ 60 tuổi trở lên sống tại gia đình ở huyện Bến Lức, Long An, tháng 5 năm 2005. Ghi nhận dữ kiện về dân số, hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày bằng bảng phỏng vấn; bệnh sử và tình trạng sức khoẻ được thu thập từ hồ sơ đợt khám sức khoẻ người cao tuổi của Trung tâm Y tế huyện.
  2. Kết quả Tỷ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày ở người cao tuổi là thấp 4,59%, với khoảng tin cậy 95% (2,90%-6,29%). Những yếu tố liên quan với hạn chế sinh hoạt hàng ngày là sa sút trí tuệ, tai biến mạch máu não, và nhóm tuổi từ 80 trở lên. Kết luận Trong những chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Bến Lức, cần quan tâm đến việc kiểm soát những yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não, trị liệu về thể chất và tâm lý cho cả người cao tuổi có cũng như chưa có tai biến. ABSTRACT The role of chronic health conditions in elderly limitation of activities in daily living is intuitively important but not yet well defined in Vietnam. Describing the prevalence of the limitation of activities in daily living, and estimating the effect of chronic health conditions on this limitation can provide information to elder health care program. Objective To identify the prevalence of the elderly in Ben Luc, Long An limited in daily living activities, and the association between this limitation with hypertension, body mass index from 23 and above, and some common chronic health conditions.
  3. Materials and methods A cross-sectional study was carried out among 588 subjects aged 60 years and above living at home in Ben Luc district, Long An province in May 2005. Subjects were directly interviewed for demographic data and the assessment of limitation status in daily living activities; other health conditions were retrieved from health records of the physical examinations provided by the district heath center. Results The proportion of limitation in daily living activities was found low, 4.59% with 95% confidence interval of 2.90%-6.29%. The ones having low cognitive condition, stroke, aged 80 years and above were more likely to have limitation in their daily living activities. Conclusion Controlling risk factors of stroke, providing physical and psychological care for both with and without stroke elderly are essential in the elder health care program in Ben Luc. ĐẶT VẤN ĐỀ Những tiến bộ về kinh tế xã hội và y tế làm tăng tỷ lệ người cao tuổi, tăng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và cải thiện chất lượng sống. Một trong những chỉ số thường dùng để đánh giá tình trạng sức khoẻ và chất lượng sống của người cao tuổi là tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hằng ngày
  4. [12]. Những khảo sát cho thấy, ngoài yếu tố tuổi, giới, điều kiện kinh tế xã hội, nhiều bệnh mạn tính có liên quan đến tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tỷ lệ han chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày là khác nhau ở từng quốc gia, và thay đổi trong khoảng 8,25% đến 32,4% [3] [8] [9] [14] [15]. Nghiên cứu Framingham và các nghiên cứu sau đó ở Nhật, Châu Âu, Úc, Trung Quốc đều cho rằng các chỉ báo của tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày là tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, tiểu đường, các bệnh về xương khớp, té ngã, và giảm nhận thức về giác quan [5] [6] [8] [9] [14] [15] [16]. Tại TP. HCM tỷ lệ hạn chế hoạt động ở người cao tuổi là 11,92% [2], ở nông thôn là 7,7% [1], và tỷ lệ này tăng theo tuổi, nữ cao hơn nam. Một số bệnh liên quan mạnh đến tình trạng hạn chế là di chứng của tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ và bệnh xương khớp [1] [2], nhưng chưa có thông tin về mối liên quan giữa hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày với tình trạng tăng huyết áp, hoặc thừa cân. Tăng huyết áp là bệnh phổ biến ở người cao tuổi tại Việt Nam [17], có thể không liên quan trực tiếp, nhưng hậu quả của nó lên các bệnh tim mạch khác có ảnh hưởng lên hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày [9] [16]. Ở Việt Nam, tỷ lệ chỉ số khối cơ thể trên 25kg/m2 là 4,1% ở nam, và 8,7% ở nữ [18]. Chỉ số khối cơ thể ở người cao tuổi phản ánh một phần tình trạng sức khoẻ, và chỉ số cao có thể tác động lên hoạt
  5. động hàng ngày, ảnh hưởng đến bệnh lý cơ xương, tim mạch, và tai nạn do té ngã cùng một số bệnh lý khác [9] [10]. Những số liệu dịch tễ về các nội dung trên ở Việt Nam chưa được chú ý, đặc biệt ở vùng nông thôn, do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định tỷ lệ người cao tuổi bị hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày, và mối liên quan với tăng huyết áp, chỉ số khối cơ thể từ 23 trở lên, và một số bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi, tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, là một khu vực nông thôn gần TP. HCM. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên người từ 60 tuổi trở lên đang sống tại ba xã An Thạnh, Nhật Chánh, Thạnh Đức huyện Bến Lức tỉnh Long An vào tháng 5 năm 2005. Để có 95% tin tưởng xác định được tỉ lệ hạn chế sinh hoạt hàng ngày ở người cao tuổi tại Bến Lức, Long An là khoảng 5% [1], với sai số tuyệt đối cho phép là 0,025, và hiệu quả thiết kế là 2 trong kỹ thuật chọn mẫu cụm, cỡ mẫu được ước lượng là 584 người cao tuổi. Các dữ kiện về dân số xã hội, hoạt động sinh hoạt hàng ngày được thu thập theo bảng câu hỏi soạn sẵn, dữ kiện về sức khoẻ và bệnh lý được tham khảo theo hồ sơ trong đợt khám sức khoẻ người cao tuổi do Sở Y tế Long An thực hiện tháng 5, 2005. Tình trạng hoạt động sinh hoạt hằng ngày, sa sút trí tuệ, giảm thị lực được ghi nhận bằng phương pháp đánh giá trực tiếp
  6. cùng thời điểm phỏng vấn. Một đối tượng bị hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày khi có ít nhất một hoạt động không tự làm được (tắm, đi vệ sinh, thay quần áo, di chuyển trong nhà, dùng bữa ăn, kiểm soát bài tiết) [7]. Tăng huyết áp được định nghĩa theo tiêu chí JNC-7 [3], và chỉ số khối cơ thể theo đề nghị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương [16]. Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm STATA 8.0. Tình trạng hạn chế sinh hoạt hàng ngày, các tình trạng sức khỏe được mô tả với tần số và tỉ lệ, phân bố theo những đặc tính của mẫu. Tỉ lệ đ ược so sánh với phép kiểm ÷2, mức độ kết hợp được ước lượng với tỉ số số chênh (OR) và khoảng tin cậy (KTC) 95% của OR. Những biến số gây nhiễu được kiểm soát qua phân tích đa biến bằng hồi qui logistic. KẾT QUẢ Bảng 1. Những đặc tính của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Tần số (%) Tuổi
  7. 60-69 285 (48,63) 70-79 189 (32,25) 80 + 112 (19,11) Nam giới 201 (34,24) Dân tộc Kinh 582 (98,98) Chỉ số khối cơ thể
  8. < 23 455 (77,51) ≥ 23 132 (22,49) Tăng huyết áp 248 (42,18) Bệnh tim mạch 242 (41,16) Bệnh hô hấp 26 (4,43)
  9. Bệnh xương khớp 135 (22,96) Tai nạn, chấn thương 4 (0,68) Di chứng tai biến mạch máu não 8 (1,36) Giảm thị lực 25 (4,26) Giảm thính lực 25 (4,26) Sa sút trí tuệ
  10. 21 (3,57) Bảng 2. Hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày, phân bố theo đặc tính mẫu, tần số và (%) Đặc tính mẫu n Hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày 588 27 (4,59) [2,90-6,29]* Tuổi
  11. 60-69 285 3 (1,05) 70-79 189 3 (1,59) 80+ 112 19 (16,96)
  12. Giới Nam 201 8 (3,98) Nữ 386 19 (4,92) Dân tộc
  13. Kinh 582 27 (4,64) Khác 6 0 (0,00) BMI
  14. < 23 455 25 (5,49) ≥ 23 132 2 (6,10) Tăng huyết áp (có) 248 14 (5,65) (không)
  15. 340 13 (3,82) Bệnh tim mạch (có) 242 15 (6,20) (không) 346 12 (3,47) Bệnh hô hấp (có) 26
  16. 1 (3,85) (không) 561 26 (4,63) Bệnh xương khớp (có) 135 4 (2,96) (không) 453 23 (5,08)
  17. Tai nạn, chấn thương (có) 4 0 (0,00) (không) 583 27 (4,63) Di chứng tai biến mạch máu não (có) 8 6 (75,00) (không)
  18. 579 21 (3,62) Giảm thị lực (có) 25 1 (4,00) (không) 562 26 (4,63) Giảm thính lực (có) 25
  19. 1 (4,00) (không) 562 26 (4,63) Sa sút trí tuệ (có) 21 9 (42,86) (không) 567 18 (3,17)
  20. * Khoảng tin cậy 95% Bảng 3. Các yếu tố liên quan với hạn chế sinh hoạt hàng ngày Yếu tố OR (KTC 95%) p Có tai biến mạch máu não 171,43(13,62-2157) < 0,001 Có sa sút trí tuệ 6,61(1,50-29,09) 0,01
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2