intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức dạy học sinh học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học theo nhóm nhỏ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục theo quan điểm phát triển năng lực là xu thế thiết kế chương trình giáo dục phổ thông của nhiều quốc gia hiện nay, đặc biệt là những nước có nền giáo dục tiên tiến, cũng vì lý do đó chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới (thể hiện trong Đề án Đổi mới chương trình, giáo khoa phổ thông) của nước ta cũng xác định chương trình giáo dục cũng sẽ chuyển căn bản từ tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức dạy học sinh học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học theo nhóm nhỏ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ NINH THỊ BẠCH DIỆP Trường Đại học Tân Trào Email: ninhdiep.tq@gmail.com Tóm tắt: Giáo dục theo quan điểm phát triển năng lực là xu thế thiết kế chương trình giáo dục phổ thông của nhiều quốc gia hiện nay, đặc biệt là những nước có nền giáo dục tiên tiến, cũng vì lý do đó chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới (thể hiện trong Đề án Đổi mới chương trình, giáo khoa phổ thông) của nước ta cũng xác định chương trình giáo dục cũng sẽ chuyển căn bản từ tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học. Vậy năng lực là gì? Dạy học Sinh học theo định hướng phát triển năng lực được thực hiện như thế nào? Vì sao dạy học theo nhóm nhỏ là hình thức tổ chức dạy học phù hợp để phát triển năng lực? Những câu hỏi này sẽ được trả lời trong khuôn khổ bài viết này. Từ khóa: Năng lực, phát triển năng lực, Sinh học, dạy học theo nhóm nhỏ. 1. MỞ ĐẦU Mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay là đào tạo học sinh (HS) không chỉ nắm bắt được kiến thức khoa học, mà phải có năng lực (NL) sáng tạo, giải quyết những vấn đề mới mẻ của bản thân, của xã hội và đất nước. Song song với việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa phổ thông Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu dự thảo xây dựng các NL chung theo hướng tiếp cận năng lực gồm 8 NL chính chia thành 3 nhóm, đó là: Nhóm NL làm chủ và phát triển bản thân với 4 NL; nhóm NL quan hệ xã hội với 2 NL và nhóm NL công cụ với 2 NL. Cũng không nằm ngoài xu hướng này trong dạy học Sinh học việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động tích cực, tự lực, tìm tòi, xây dựng kiến thức, hình thành và phát triển NL cho HS đã và đang được triển khai mạnh mẽ. Một trong những hình thức tổ chức dạy học được sử dụng để phát triển NL cho HS là dạy học theo nhóm nhỏ (DHTNN). Với hình thức này, HS dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của giáo viên (GV), các hoạt động riêng biệt của từng cá nhân được liên kết với nhau trong hoạt động chung nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập, qua đó HS không chỉ lĩnh hội được tri thức mà còn hình thành, phát triển NL. Bài viết này chúng tôi sẽ phân tích các vấn đề về năng lực, dạy học Sinh học theo định hướng phát triển năng lực, sự phù hợp của hình thức DHTNN trong việc hình thành và phát triển năn lực cho HS. 2. NỘI DUNG 2.1. Lý luận chung về năng lực và phát triển năng lực cho học sinh 2.1.1. Năng lực là gì? Theo các tài liệu nước ngoài, NL được hiểu là khả năng (ability, capacity, possibility) như: Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD) quan niệm: “NL là khả năng đáp ứng một cách có hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể” [9, tr 12]. Hay Chương trình Giáo dục Trung học bang Quefsbec, Canada năm 2004 xem: “NL là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực” [5, tr 22]. F.E. Weinert, “NL là tổng hợp các khả năng và kỹ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của HS 96
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp” [10, tr 25]. Tài liệu hội thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo quan niệm NL là hành động khi giải thích: “NL là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định” [1, tr. 5], Tác giả Đặng Thành Hưng quan niệm: “NL là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [3]. Từ điển Bách khoa Việt Nam lại định nghĩa: “NL là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - Tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó” [4, tr 41]. Theo Từ điển tiếng Việt thì: “NL là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hành động nào đó với chất lượng cao” [7, tr 660-661]. Trong dạy học NL được hiểu là sự kết hợp một cách linh hoạt giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ… để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả tình huống phát sinh trong thực tế. 2.1.2. Cấu trúc của năng lực Có nhiều loại NL khác nhau, việc mô tả cấu trúc và các thành phần NL cũng khác nhau. Theo tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, cấu trúc chung của NL hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 NL chính là: NL chuyên môn là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn; NL phương pháp là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề, NL xã hội là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác và NL cá thể là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi và ứng xử. Tác giả Đặng Thành Hưng đưa ra cấu trúc chung của NL gồm: NL hiểu tương ứng với tri thức - trí tuệ, NL làm tương ứng với kỹ năng - kỹ xảo và NL cảm tương ứng với tình cảm - giá trị. Dựa trên những cấu trúc NL chung đó, mỗi lĩnh vực nghề nghiệp sẽ có những NL chuyên biệt. Trong dạy học, NL của GV gồm có: NL dạy học, NL giáo dục, NL chẩn đoán, đánh giá và tư vấn, NL đổi mới, phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học. NL đối với HS gồm có: NL tự học, NL giải quyết vấn về, NL thẩm mỹ, NL thể chất, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL tính toán và NL công nghệ thông tin và truyền thông. Như vậy, giáo dục theo định hướng phát triển NL không chỉ phát triển được NL chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn, mà còn bồi dưỡng và phát triển NL phương pháp, NL xã hội và NL cá thể. 2.1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Dạy học theo định hướng NL (định hướng phát triển NL) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng NL vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người NL giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Trong dạy học theo định hướng phát triển NL, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (Competency). Kết quả học tập 97
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được, thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục. Về nội dung dạy học chỉ quy định nội dung chính không quy định nội dung dạy học chi tiết. Vì vậy, nội dung dạy học không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực NL. Về phương pháp dạy học, GV là người lựa chọn và sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức, qua đó HS được hình thành, phát triển và rèn luyện NL giải quyết vấn đề. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển NL xã hội. Về đánh giá kết quả học tập của HS dựa trên những tiêu chí đánh giá dựa vào NL đầu ra, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đồng thời chú ý đến sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập cũng như khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống thực tiễn. 2.2. Hệ thống các năng lực cần phát triển cho học sinh Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 3/2015 đã đề xuất những năng lực chung cốt lõi cần hình thành và phát triển cho HS được thể hiện qua sơ đồ ở hình 1. Từ các NL chung, mỗi môn học xác định những NL chuyên biệt và những yêu cầu đặt ra cho từng môn học, từng hoạt động giáo dục. Những nghiên cứu về NL chuyên biệt trong dạy học Sinh học được sử dụng nhiều nhất là hệ thống NL của trường Đại học Victoria (Úc) bao gồm 4 nhóm NL chính như sau: (1) NL nhận thức về kiến thức Sinh học (Biology knowledge): Đó là các kiến thức và kỹ năng cần thiết của Sinh học như: Kiến thức về đa dạng Sinh học ở mọi cấp độ, kiến thức về các nguyên lý và cơ chế di truyền, kiến thức về nguyên lý và cơ chế tiến hóa… (2) NL nghiên cứu khoa học: Hiểu biết và sử dụng được các nguyên lý của phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng vào thực nghiệm để giải quyết các vấn đề khoa học. (3) NL thực địa: Sử dụng các quy tắc và kỹ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong môi trường. (4) NL thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng các quy tắc và kỹ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Theo tiêu chuẩn NL của Cộng hòa Liên bang Đức, các NL người học cần đạt được khi học Sinh học bao gồm: (1) Kiến thức môn học: hiện tượng Sinh học, khái niệm, nguyên tắc, các sự kiện và khái niệm cơ bản liên quan; (2) Nghiên cứu khoa học: Quan sát, so sánh, thử nghiệm, sử dụng các mô hình và áp dụng các kỹ thuật làm việc. (3) Truyền thông: Thiết lập và trao đổi thông tin đề cập đến môn học; (4) Đánh giá các quy chuẩn: Công nhận và đánh giá hiện trạng Sinh học trong các bối cảnh khác nhau. 2.3. Sự phù hợp giữa hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ với việc phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Sinh học 2.3.1. Khái quát về hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ DHTNN đã được biết đến với những tên gọi khác nhau như: Dạy học hợp tác - nhóm, dạy học hợp tác, dạy học nhóm,... trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của GV, HS trong lớp học được chia thành các nhóm nhỏ (nhóm học tập) để thực hiện các hoạt động như: thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề... Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 98
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 99 Hình 1. Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Về bản chất, DHTNN là quá trình thực hiện những biện pháp dạy học có khoa học để tổ chức và điều khiển mối quan hệ tương tác giữa các thành tố cơ bản của quá trình dạy học: GV - nhóm - HS và nội dung dạy học làm cho chúng vận động và phát triển trong sự thống nhất toàn vẹn theo một trật tự nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Về đặc điểm của DHTNN, nhóm nhỏ: Là môi trường tương tác. Nhiệm vụ: Giúp HS lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ, điều chỉnh hành vi, phát triển tư duy, tình cảm và hành động của bản thân, giúp hòa nhập trong xã hội. Nội dung: Tri thức, kỹ năng, thái độ, phương pháp nhận thức, phương pháp học tập. Hình thức tổ chức dạy học: Phối hợp linh hoạt giữa 3 hình thức dạy học chính. Hoạt động nhóm: Bài học được tổ chức trong nhóm. Kiểm tra đánh giá: Đánh giá cá nhân kết hợp với đánh giá nhóm và đánh giá quá trình. Phối hợp với các phương pháp dạy học khác: Phối hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác. Quy trình chung để tổ chức DHTNN gồm có 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn trên được chia ra thành từng bước, trong mỗi bước của quá trình tổ chức DHTNN, nhiệm vụ của GV và HS đều được thiết kế tương ứng với nhau. Điều này được thể hiện qua sơ đồ hình 2. Hình 2. Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ 100
  6. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 2.3.2. Vai trò của dạy học theo nhóm nhỏ trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Khi tổ chức DHTNN, phải đảm bảo được 5 yếu tố cần được thể hiện, đó là: Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm; thể hiện trách nhiệm của cá nhân với nhiệm vụ của bản thân cũng như hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm; khuyến khích sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm; rèn luyện được các kỹ năng xã hội và kỹ năng đánh giá cho HS, qua đó HS không chỉ lĩnh hội được tri thức, phát triển kỹ năng mà còn hình thành và phát triển một số NL hành động. Trong DHTNN, HS được rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Qua đó, NL hợp tác được hình thành và phát triển, đây chính là NL quan trọng của con người trong xã hội hiện nay. Vì vậy, phát triển NL hợp tác từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới và DHTNN chính là sự phản ánh thực tiễn của xu thế đó. Bên cạnh đó, DHTNN còn giúp HS hình thành, phát triển và rèn luyện một số NL như: NL giao tiếp: Thể hiện qua mối tương tác giữa HS-HS, HS-Nhóm; (2) NL tạo môi trường hợp tác: Đây là sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết giữa các thành viên; (3) NL xây dựng niềm tin: Đây là kỹ năng tránh đi sự mặc cảm, nhất là với học sinh gặp khó khăn về học tập; (4) NL giải quyết các vấn đề; (5) NL tự học… Môn Sinh học là một môn khoa học tự nhiên vì vậy có nhiều điều kiện để tổ chức DHTNN nhằm phát triển NL cho HS như: Kiến thức môn Sinh học luôn có sự liên hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết, dễ tạo ra các tình huống có vấn đề cho HS trong quá trình học tập, nội dung kiến thức có thể chia nhỏ để giao nhiệm vụ học tập phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, với môn Sinh học GV có thể sử dụng một hệ thống các công cụ để tổ chức DHTNN như: các câu hỏi, các bài tập tình huống, các thí nghiệm và bài tập thí nghiệm, các hoạt động quan sát… 2.3.3. Hệ thống các năng lực được hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học theo nhóm nhỏ Thông qua DHTNN, HS sẽ được hình thành và phát triển được những NL tương ứng với quy trình tổ chức DHTNN. Cụ thể các NL này sẽ được trình bày qua bảng 1. Bảng 1. Các năng lực được hình thành và phát triển trong DHTNN Năng lực NL NL NL tự NL NL giải công quản tự tự NL quyết NL NL NL NL nghệ NL lý và kiểm quản tự vấn đề tư giao hợp tính thông ngôn phát tra lý học và duy tiếp tác toán tin và ngữ triển đánh thời sáng truyền bản giá gian tạo thông Hoạt động thân Xác định mục x x x tiêu học tập Nghiên cứu nội x x dung học tập Tổ chức nhóm x x học tập Giao nhiệm vụ học tập trong x nhóm 101
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Tổ chức thảo x x x x x x x x x x luận nhóm Tổ chức thảo x x x x x x x luận toàn lớp Kiểm tra, đánh x giá Điều chỉnh sau hoạt động x x nhóm Ngoài ra, DHTNN còn góp phần hình thành và phát triển các NL đặc thù môn học như: NL nghiên cứu khoa học, NL thực nghiệm, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn… 2.4. Ví dụ minh họa: Tổ chức dạy học hoạt động 2. Vận chuyển chất hữu cơ (bài 17. Vận chuyển các chất trong thân (Sinh học 6) Đặt vấn đề: Mạch gỗ vận chuyển nước và các muối khoáng hòa tan từ rễ lên thân. Vậy chất hữu cơ có do mạch gỗ vận chuyển không? Giai đoạn 1. Chuẩn bị ở nhà của GV và HS 1. Chuẩn bị ở nhà của GV - Xác định mục tiêu, phân tích cấu trúc nội dung. Nội dung: Nghiên cứu thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ trong cây. Mục tiêu: + Mục tiêu kiến thức: Tổ chức nghiên cứu thí nghiệm, giải thích được thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ trong cây. + Kỹ năng của bài và kỹ năng hợp tác: Các kỹ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng họp, so sánh và các kỹ năng hợp tác. - Thiết kế các nhiệm vụ cho hoạt động nhóm. Các nhóm cùng hoàn thành một nhiệm vụ thông qua bài tập tình huống sau: Bạn Hoa với bạn Hà tranh luận với nhau về việc vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống thân do bộ phận nào của thân đảm nhiệm. Hoa bảo phần mạch rây của thân vận chuyển, còn Hà lại cho rằng phần mạch gỗ của thân vận chuyển. Vậy ý kiến của bạn nào là đúng ý kiến của bạn nào là sai. Em hãy nghiên cứu thí nghiệm sau để chứng minh ý kiến đúng của các ạn. Thí nghiệm: Chọn một cành cây gỗ trong vườn, bóc bỏ một khoanh vỏ. Sau một thời gian thấy mép vỏ ở phía trên phình to ra. Hình 3. Cành cây đã bóc vỏ và mạch rây Hình 4. Cành cây đó sau 1 tháng 102
  8. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Hãy giải thích kết quả của thí nghiệm trên? Từ đó, rút ra kết luận gì? - Dự kiến tổ chức nhóm và các kỹ thuật dạy học tương ứng: 4-5 HS/nhóm. - NL cần đạt được: + Nhóm NL chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), NL sử dụng ngôn ngữ…; - Nhóm năng lực, kỹ năng chuyên biệt trong môn Sinh học: NL về kiến thức sinh học: Các chất hữu cơ được vận chuyển từ lá xuống thân và rễ qua mạch rây. 2. Chuẩn bị ở nhà của HS Học bài cũ, đọc bài mới và các tài liệu tham khảo. Giai đoạn 2. Tổ chức DHTNN trên lớp 1. Giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học GV: Giới thiệu nội dung và mục tiêu của hoạt động; HS: Lắng nghe, chuẩn bị thái độ, tinh thần hợp tác. 2. Thành lập nhóm GV: Hướng dẫn cách thành lập nhóm, đưa ra những chuẩn mực và quy tắc cho hoạt động nhóm; HS: Ổn định tổ chức nhóm: Di chuyển vào các nhóm 4-5 người, lựa chọn vị trí ngồi phù hợp, phân công nhóm trưởng, thư ký, thành viên. Nghiên cứu những chuẩn mực và quy tắc cho hoạt động nhóm. 3. Giao nhiệm vụ cho nhóm GV: Giao nhiệm vụ cho nhóm bằng cách đưa ra tình huống và thí nghiệm bằng máy chiếu, cho các nhóm trao đổi để đảm bảo tất cả HS đều hiểu về nhiệm vụ học tập của mình. HS: Cả nhóm nhận nhiệm vụ từ phía GV, nghiên cứu tình huống và thí nghiệm và trả lời câu hỏi tình huống đó thông qua giải thích thí nghiệm đó. Hoạt động nhóm trong thời gian 6 phút. Lập kế hoạch hợp tác: Nhóm trưởng liêt kê các công việc cần hoàn thành và phân công cho các thành viên trong nhóm, thư ký ghi nội dung vào phiếu giao việc. 4. Tổ chức thảo luận nhóm Bảng 2. Các hoạt động trong tổ chức thảo luận nhóm Thao Hoạt động Hoạt động của HS tác của GV Cá GV động viên, - Tìm hiểu vấn đề, xác định nhiệm vụ cần giải quyết: Tại sao mép vỏ ở nhân khích lệ HS phía trên chỗ cắt phình to còn mép ở phía dưới thì không. hình tham gia thảo - Nghiên cứu các giải pháp giải quyết vấn đề: Các chất hữu cơ được vận thành luận nhóm, chuyển từ lá xuống thân do mạch rây vận chuyển, vì qua thí nghiệm mạch ý quan sát, đưa rây bị cắt đứt nên các chất hữu cơ bị ứ đọng ở đó làm cho mép dưới của tưởng ra các câu hỏi cây phình to. Vì vậy, ý kiến của bạn Hoa là đúng. và làm gợi mở, đồng - Viết câu trả lời và ý tưởng của mình ra giấy. việc thời điều Tổ chỉnh hoạt - Nhóm trưởng chỉ định 1 hoặc 2 thành viên nêu ra ý kiến của mình về chức động của HS, cách giải quyết nhiệm vụ. thảo quan sát và - Các thành viên nên lên ý kiến của mình đã ghi ra về bài tập thí nghiệm 103
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ luận giao lưu với đã nêu ra. nhóm HS trong mỗi - Các thành viên còn lại lắng nghe và đưa ra ý kiến nhận xét của mình, bổ nhóm, hỗ trợ sung ý kiến. HS khi cần - Thư ký ghi chép, tổng hợp ý kiến ra giấy. Thống thiết. - Cả nhóm trao đổi, thống nhất đáp án cho nhiệm vụ của nhóm. nhất ý - Thư ký viết báo cáo của nhóm mình ra giấy. kiến 5. Tổ chức thảo luận toàn lớp Bảng 3. Các hoạt động trong tổ chức thảo luận toàn lớp Thao tác Hoạt động của GV-HS Đại diện nhóm - Các nhóm đính nội dung thảo luận của nhóm mình lên. báo cáo - GV gọi 1 hoặc 2 nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm mình. - Các nhóm không trình bày trên bảng lắng nghe, so sánh với kết quả của nhóm Nhóm khác mình để nhận xét, bổ sung, hoặc làm rõ vấn đề. nhận xét - Nhóm báo cáo có nhiệm vụ giải thích những thắc mắc của các bạn, đưa ra lý lẽ, lập luận giải thích cho bài báo cáo của nhóm mình. Cả lớp cùng GV thống nhất đáp án: - Các chất hữu cơ được vận chuyển từ lá xuống thân và rễ qua mạch rây. * GV liên hệ kiến thức: - Với thí nghiệm trên nếu ta bọc đất vào vị trí đó hiện tượng gì sẽ xảy ra? Nhân dân ta đã lợi dụng hiện tượng đó để làm gì? Tổng kết - Khi cây bị tổn thương vỏ thì cây có phát triển tốt không? Tại sao? - Một bạn dùng vật nhọn để khắc tên lên vỏ cây, tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào thân cây. Theo các em hành động của bạn đó có đúng không? Tại sao. - Vậy em phải làm gì để bảo vệ các cây xung quanh trường và các cây cối nói chung. 6. Kết luận và đánh giá GV: Đưa ra những nhận xét, đánh giá về: Sản phẩm của hoạt động nhóm, quá trình hợp tác, kỹ năng hợp tác, và các NL cần đạt được của HS; HS: Thực hiện tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng; tự đánh giá nhóm và đánh giá đồng đẳng nhóm bằng các phiếu đánh giá mà GV đã chuẩn bị; công bố các thông tin đánh giá về kiến thức, kỹ năng, thái độ của bài học và kỹ năng hợp tác của nhóm mình và các nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân. Giai đoạn 3. Sau lên lớp GV: Tự rút kinh nghiệm bài dạy của bản thân; HS: Lắng nghe nhận xét, đánh giá và tự rút kinh nghiệm cho bản thân. 3. KẾT LUẬN Thông qua bài báo này, chúng tôi đã giúp người đọc hiểu được thế nào là năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đồng thời hệ thống các năng lực cần phát triển cho HS trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng. Trên cơ sở lý luận đó, tác giả cũng đã đánh giá những thuận lợi khi áp dụng hình thức DHTNN trong việc phát triển NL cho HS. Tác giả cũng đã đánh giá đến sự phù hợp giữa hình thức tổ chức DHTNN với việc phát triển NL cho HS trong dạy học Sinh học là cơ sở quy trình tổ chức DHTNN GV xác định hệ thống các NL sẽ được hình thành và phát triển cho HS tương ứng với nội dung bài học. 104
  10. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội. [2] Ninh Thị Bạch Diệp (2016), Nâng cao hiệu quả dạy học theo nhóm nhỏ môn Sinh học 6 - THCS. Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. [3] Đặng Thành Hưng (2012), “Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực”, Tạp chí Quản lý giáo dục, (43). [4] Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội. [5] Đỗ Ngọc Thống (2011), “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Khoa học giáo dục (68). [6] Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm. [7] Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. [8] Arends R. I. (2009), Learning to teach, Mc Graw-Hill, New York, USA. [9] OECD. Definition and Selection of Competencies: Theoretical and Conceptual Foundation, 2002, p. 12. [10] Weinert F.E. (2001),Vergleichende Leistungsmessung in Schuleneineumstrittene Selbstver- stondlichkeit. In F.E.Weinert (eds), Leistungsmessung in Schulen. Weinheim und Basejl: Beltz Verlag, 2001, p.25. Title: SMALL GROUP TEACHING ORGANIZATION TO ORIENTATION OF COMPETENCE DEVELOPMENT FOR STUDENTS THROUGH SMALL GROUP TEACHING Abstract: Nowadays, education towards orientation of competence development is a trend in the design of high school education programs in many countries, especially in countries having advanced education. Therefore, education in Vietnam has clearly identified education program which is shown in Program Reform Scheme and textbooks. Education program will be shifted from providing with knowledge, skills to develop quality and competence of learners. So what is the competence? How is biology teaching towards to orientation of competence development conducted? Why is small group teaching a good form of teaching organization for competence development? These questions will be answered within the framework of this article Keywords: competence, competence development, biology, small group teaching. 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2