intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức sự kiện thể thao: Lợi bất cập hạiTổ chức sự kiện thể thao: Lợi bất cập hại

Chia sẻ: Huynh Thi Lucky | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

90
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi nhắc đến các sự kiện thể thao tầm cỡ như Olympic hay World Cup, phần lớn mọi người đều cho rằng đó là một mỏ vàng với lượng khách du lịch vô tận và hàng tấn tiền được chi ra khắp các con phố của nước chủ nhà. Tuy nhiên, đó chỉ là một số trường hợp hiếm hoi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức sự kiện thể thao: Lợi bất cập hạiTổ chức sự kiện thể thao: Lợi bất cập hại

  1. Tổ chức sự kiện thể thao: Lợi bất cập hạiTổ chức sự kiện thể thao: Lợi bất cập hại Khi nhắc đến các sự kiện thể thao tầm cỡ như Olympic hay World Cup, phần lớn mọi người đều cho rằng đó là một mỏ vàng với lượng khách du lịch vô tận và hàng tấn tiền được chi ra khắp các con phố của nước chủ nhà. Tuy nhiên, đó chỉ là một số trường hợp hiếm hoi. World Cup 2010 ở Nam Phi chỉ thu được khoản lời bằng một phần mười chi phí đầu tư, còn Olympic Athens 2004 để lại cho Hy Lạp khoản thâm hụt ngân sách gấp hai lần giới hạn của eurozone và nợ công cao nhất Liên minh châu Âu (EU). Theo giới truyền thông, một trong các sự kiện thể thao thành công nhất từng được tổ chức là Thế vận hội Olympic mùa hè 1988 tại Seoul (Hàn Quốc). Trong giai đoạn 1981 - 1988, số người có việc làm của Hàn Quốc đã tăng lên hơn 300.000, thu nhập cả nước thêm 12,4% và GDP bình quân đầu người tăng từ 2.300 USD lên 6.300 USD. Tăng trưởng ấn tượng sau sự kiện này đã đưa Hàn Quốc vào nhóm các nước công nghiệp mới (NIC). Đây cũng là kỳ Olympic có lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử với 479 triệu USD, cao hơn tới 125 triệu USD so với dự đoán. Tổng cộng, nước này thu về 987,5 triệu USD, trong khi chi phí là 847,7 triệu USD, lợi nhuận sổ sách 139,8 triệu USD. Đó là chưa kể đến hơn 300 triệu USD tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân và doanh
  2. nghiệp nước này. Nhưng World Cup 2010 tổ chức tại Nam Phi là kỳ World Cup tốn kém nhất lịch sử với chi phí lên tới 33 tỷ rand (4,8 tỷ USD). Nước chủ nhà đã cho xây 5 sân vận động, một sân bay và nhiều tuyến đường phục vụ giao thông. Riêng sân vận động Green Point ở thành phố Cape Town đã tiêu tốn khoảng 352 triệu USD. Cuối cùng nước này lãi hơn 500 triệu USD, bằng một phần mười chi phí đầu tư. Tăng trưởng kinh tế của Nam Phi sau đó cũng chậm lại, từ 4,6% trong quý I, xuống 3,2% và 2,6% hai quý tiếp theo. Kỷ lục về kỳ Thế vận hội tốn kém nhất thuộc về Olympic Bắc Kinh 2008 với chi phí gần 300 tỷ NDT (40 tỷ USD). Nước này đã cho xây dựng nhiều tuyến tàu điện ngầm mới, một nhà ga sân bay, đường sắt loại nhẹ, đường bộ và nhiều điểm thi đấu thể thao khác. Nổi tiếng nhất là Sân vận động Olympic (Sân Tổ chim) gần 100.000 chỗ ngồi với chi phí 423 triệu USD. Tổng cộng, nước này thu lãi hơn 1 tỷ NDT (146 triệu USD). Kể từ khi giành quyền đăng cai Olympic, giai đoạn 2001 - 2006, GDP nước này tăng với tốc độ trung bình 12,2% hàng năm. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng hơn gấp đôi lên 6.300 USD. Tổng cộng, Olympic đã tạo ra hơn 1,8 triệu việc làm cho nước này. Tuy nhiên, sau Olympic, hàng loạt công trình mới xây của Trung Quốc đã bị bỏ hoang. Sân vận động quốc gia Tổ chim chỉ tổ chức được một buổi trình diễn của diễn viên Thành Long, một trận bóng đá, buổi diễn opera và sau đó làm công viên tuyết. Đội bóng quốc gia nước này cũng từ chối chọn đây làm sân nhà và hiện "Tổ chim" chỉ để cho khách tham quan vào xem với giá 7 USD. Thậm chí, vì ít sử dụng, nhiều chỗ trong sân vận động này còn bị tróc sơn rất nặng nề, còn số người bán hàng rong xung quanh lúc nào cũng áp đảo cả du khách nước ngoài. Chịu hậu quả nặng nề nhất từ việc làm chủ nhà một sự kiện thể thao có lẽ là Hy Lạp. Năm 2004, Hy Lạp chi 15 tỷ USD để tổ chức Olympic Athens, gấp đôi dự kiến ngân sách ban đầu là 6 tỷ USD. Chỉ riêng chi phí an ninh đã là hơn 1,2 tỷ USD, gấp năm lần khoản chi cho Olympic Sydney 2000. Khi Hy Lạp giành quyền đăng cai, nước này đã thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận quốc tế. Đây là quốc gia nhỏ nhất từng tổ chức sự kiện này và ngân sách Hy Lạp cũng chưa bao giờ cân bằng trong suốt 40 năm qua. Để phục vụ cho Olympic, nước chủ nhà đã không tiếc tiền xây dựng hàng loạt công trình như Sân vận động Olympic, đường ray xe điện nối các điểm thi đấu ở
  3. Athens, khu Phức hợp thể thao Olympic, Nhà thi đấu bóng rổ Helliniko, Khu phức hợp ven biển Faliro và nâng cấp hàng loạt tuyến giao thông tại Athens. Tuy nhiên, sau khi Olympic kết thúc, hơn một nửa số công trình này vẫn bị bỏ hoang đến bây giờ. Trung tâm thể thao dưới nước cạn trơ đáy, khu phức hợp thể thao Olympic bị vẽ bậy đầy tường, còn sân thi đấu bóng chuyền bãi biển giờ hoang vu như sa mạc. Tồi tệ nhất là việc bội chi cho Olympic khiến thâm hụt ngân sách nước này năm 2004 tăng lên 6,1% GDP, gấp hai lần giới hạn của eurozone. Nợ công lên đến 110,6% GDP (hiện là 165,3% GDP), cao nhất EU. Kể từ đó, kinh tế Hy Lạp tuột dốc không phanh, nhiều lần đứng trước nguy cơ vỡ nợ và phải liên tục thắt chặt để đổi lấy các gói cứu trợ của EU/IMF. 2012 được dự đoán là năm suy thoái thứ 5 liên tiếp của nước này kể từ 2008. Tỷ lệ thất nghiệp cũng leo lên mức kỷ lục 25,1% trong tháng 7 vừa qua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2