Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển _2
lượt xem 11
download
Tham khảo tài liệu 'tổ chức thương mại thế giới wto và tác động của nó đối với các nước đang phát triển _2', kinh tế - quản lý, quản lý nhà nước phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển _2
- Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển _2
- Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển. 2.2 Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với các nền kinh tế đang phát triển trong qúa trình thực hiện các hiệp định của WTO. 2.2.1 Hiệp định về tự do hàng nông sản. 2.2.1.1 Nội dung: Hàng nông sản là mặt hàng tơng đối nhạy cảm, cho nên từ trớc đến nay vẫn đợc hởng nhiều ngoại lệ. Mặc dù nông sản chỉ chiếm không quá 10% thơng mại thế giới và không quá 5% GDP của nhiều nớc, đặc biệt là các nớc phát triển, nhng thơng mại hàng nông sản vẫn luôn là đối tợng rất quan trọng trong đàm phán thơng mại quốc tế. Thơng mại hàng nông sản là lĩnh vực đợc bảo hộ cao nhất trong chính sách thơng mại của các nớc thành viên WTO. Trong thời kỳ GATT, thơng mại hàng nông sản đã đợc quy định, điều chỉnh, nhng vẫn còn nhiều lỗ hổng, chẳng hạn nh cho phép các nớc áp dụng một số biện pháp phi thuế, hạn ngạch nhập khẩu... cho loại hàng hóa này. Mậu dịch nông sản do đó trở nên méo mó cao độ. Nguyên nhân của vấn đề này chính là do hàng nông sản là mặt hàng chịu thuế cao nhất, là đối tợng của chính sách bảo đảm an ninh lơng thực và nông nghiệp của thế giới, đợc các nớc phát triển áp dụng trợ cấp với mức độ cao. Nông nghiệp là lĩnh vực gây nhiều tranh chấp và thách thức đối với các nớc thành viên WTO, đặc biệt là các nớc đang phát triển phải gánh chịu ảnh hởng và sức ép lớn nhất. Nhằm tạo ra khuôn khổ cho thơng mại hàng nông sản thế giới và thúc đẩy trao đổi mặt hàng này, tại vòng đàm phán Uruguay các nớc đã cùng nhau ký kết hiệp một hiệp định mới : “Hiệp định nông nghiệp”. Thỏa thuận đạt đợc tại vòng đàm phán Uruguay là một bớc tiến quan trọng dẫn đến sự cạnh tranh công bằng, có trật tự hơn và mậu dịch ít bị bóp méo hơn. Hiệp định nông nghiệp đã đạt đợc những thoả thuận về mở cửa thị trờng nông sản, thuế khoá và các biện pháp phi thuế quan; giảm trợ cấp cũng nh mức hỗ trợ trong nớc
- của các nớc thành viên. Hiệp định vẫn cho phép chính phủ các nớc thành viên hỗ trợ cho nền kinh tế nông thôn của mình phát triển, với hy vọng, sự hỗ trợ này sẽ đợc thực hiện thông qua các chính sách làm cho thơng mại nông sản đợc thông thơng và ít bị lệch lạc hơn. Hiệp định này cũng cho phép có linh hoạt về cách thức với mực độ mà các cam kết thực hiện và chấp nhận đợc. Các nớc đang phát triển không phải cắt giảm các khoản trợ cấp hay hạ thấp biểu thuế của họ với mức nh các nớc phát triển đang áp dụng và họ đợc dành thêm thời gian để hoàn thành nghĩa vụ của mình. * Tiếp cận thị trờng: Tất cả thuế quan đối với hàng nông sản đều bị ràng buộc. Hầu hết các hạn chế khác không phải dới dạng thuế đều đợc chuyển sang thuế - đây là quá trình mà nội dung thực chất là “thuế hoá”. Mức độ thuế hoá dựa trên việc tính toán tác động bảo hộ của biện pháp phi thuế quan đó, nhằm đa ra mức thuế quan có tác động bảo hộ tơng đơng. Các nớc phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 36%, mức độ giảm tối thiểu đối với mỗi dòng thuế không ít hơn 15% và đợc thực hiện trong thời gian 6 năm ,từ 1995-2000. Các nớc đang phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 24% và mức giảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 10% và thực hiện trong vòng 10 năm, từ 1995-2004. Các nớc chậm phát triển không phải cắt giảm biểu thuế của mình. Đối với các sản phẩm mà hạn chế phi thuế đã đợc chuyển hoá thành thuế, chính phủ các nớc thành viên đợc phép thực hiện các hành động khẩn cấp đặc biệt hay còn gọi là biện pháp tự vệ, nhằm ngăn chặn không để tình hình giá trợt xuống nhanh hay giá hàng nhập khẩu tăng vọt ảnh hởng xấu đến nông dân nớc họ. Có 4 nớc có vấn đề an ninh lơng thực đặc biệt nhạy cảm (chủ yếu là với mặt hàng gạo) sử dụng điều khoản đối xử đặc biệt để hạn chế hàng nhập khẩu nhng họ lại phải có nghĩa vụ đẩy nhanh mức độ mở cửa thị trờng cho hàng nhập khẩu. Ví dụ với Nhật Bản: mở cửa thị trờng bắt đầu là 4% và lên đến 8% vào năm 2000. Các nớc cũng cam kết giữ mức mở cửa thị trờng tối thiểu không thấp hơn mức trung bình của thời kỳ 1986-1990 và không đa ra thêm hàng rào phi thuế quan. * Các biện pháp hỗ trợ trong nớc: Các chính sách trong nớc có ảnh hởng trực tiếp đến sản xuất và thơng mại phải đợc cắt giảm. Các nớc thành viên WTO đã tính toán đợc mức hỗ trợ toàn bộ hay “tổng AMS” cho khu vực nông nghiệp trong mỗi năm tại các cơ sở, từ năm 1986-1988. Tổng AMS là giá trị của toàn bộ các khoản trợ cấp nội địa và khoản trợ cấp cho từng mặt hàng nông sản. Trong các cam kết, yêu cầu cắt giảm 20% của AMS toàn phần đối với các nớc phát triển trong thời gian 6 năm; đối với các nớc đang phát triển, cam kết cắt giảm là 13% trong
- vòng 10 năm, kể từ năm 1995; không có yêu cầu cắt giảm đối với những nớc chậm phát triển. * Giảm trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản. Hiệp định Nông nghiệp cấm trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp, trừ phi các trợ cấp này đợc quy định rõ ràng trong danh mục các cam kết của một nớc. Đối với các trợ cấp đã liệt kê này, hiệp định đòi hỏi các thành viên của WTO cắt giảm số tiền sử dụng cho trợ cấp xuất khẩu lẫn số lợng xuất khẩu nhận trợ cấp. Lấy mức bình quân trong các năm 1986-1990 làm cơ sở, các nớc phát triển thoả thuận cắt giảm 36% nguồn ngân sách để trợ cấp xuất khẩu và 21% khối lợng xuất khẩu đợc hởng trợ cấp trong vòng 6 năm tính từ năm 1995. Còn các nớc đang phát triển sẽ cắt giảm 24% nguồn ngân sách cho trợ cấp xuất khẩu; khối lợng hàng đợc hởng trợ cấp sẽ giảm 14% trong vòng 10 năm tính từ năm 1995. Các nớc chậm phát triển không phải đa ra các cam kết cắt giảm. * Các quy định đối với các sản phẩm động thực vật. Có một hiệp định riêng về vấn đề an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn y tế về động thực vật gọi tắt là: “Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch”, đặt ra các quy định cơ bản cho vấn đề an toàn thực phẩm. Hiệp định cho phép các nớc đặt tiêu chuẩn cho riêng mình, nhng đồng thời cũng quy định rằng các quy chế phải căn cứ trên cơ sở khoa học. Các nớc thành viên WTO đợc khuyến khích sử dụng các tiêu chuẩn, hớng dẫn và gợi ý mang tính quốc tế. Hiệp định cho phép các nớc đợc sử dụng những biện pháp khác nhau để giám định hàng hoá; đồng thời hiệp định cũng có những điều khoản quy định về kiểm tra, giám định và các thủ tục phê duyệt. Bảng 2: Mục tiêu cắt giảm trợ cấp, bảo hộ trong thơng mại hàng nông sản. Các nớc phát triển Các nớc đang phát triển ( 6 năm ) ( 10 năm ) 1995 - 2000 1995 - 2000 Thuế quan cắt giảm trung bình +Cho tất cả các nông phẩm 36 % 24 % +Tối thiểu cho từng sản phẩm 15 % 10 % Trợ cấp nội địa Tổng mức cắt giảm AMS 20 % 13 % ( giai đoạn cơ sở : 1986 - 1988 )
- Xuất khẩu +Giá trị trợ cấp 36 % 24 % +Khối lợng đợc trợ cấp 21 % 14 % ( gíai doạn cơ sở :1986 -1990 ) 2.2.1.2 Những cơ hội. Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) đã bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1995. Hầu hết các nhà đàm phán của các nớc đang phát triển nói chung đều muốn tham gia vào AoA. Hiệp định về Nông nghiệp đã mang lại những cơ hội chắc chắn cho các nớc đang phát triển. Trớc hết, khả năng tiếp cận thị trờng của các nớc đang phát triển sẽ trở nên dễ dàng hơn. Theo quy định của AoA, các nớc dần dần phải loại bỏ các loại hạn chế thơng mại khác nhau mà nhà xuất khẩu phải đối phó nh hạn ngạch, thuế quan và các hàng rào phi thuế quan... Các nớc đang phát triển có thể xuất khẩu các mặt hàng nông sản không hạn chế định lợng sang mọi thị trờng các nớc thành viên WTO, thị trờng xuất khẩu đợc bảo đảm chắc chắn. Tất cả các thuế quan đối với hàng nông sản đều bị ràng buộc sẽ làm tăng độ ổn định thị trờng cho các nhà kinh doanh xuất và nhập khẩu. Hầu nh tất cả các hạn chế không phải dới dạng thuế đều đợc chuyển sang thuế dới hình thức thuế hoá, điều này khiến cho các nhà xuất khẩu nông sản các nớc đang phát triển có thể xác định chính xác mức độ bảo hộ của các thành viên khác. Tiếp theo, các nớc đang phát triển có thời gian dài hơn (10 năm thay vì 4 năm đối với các nớc phát triển) để cắt giảm thuế quan và trợ cấp xuất khẩu; trong những năm thực hiện, các nớc này đều đợc phép sử dụng trợ cấp theo những điều kiện nhất định để giảm bớt chi phí Marketting và vận chuyển hàng xuất khẩu. Ngoài ra, WTO còn cho phép chính phủ các nớc đang phát triển hỗ trợ cho nền nông nghiệp nớc mình đợc hởng u đãi hơn so với các nớc phát triển; các nớc đang phát triển không phải cắt giảm các khoản trợ cấp hay hạ thấp biểu thuế của mình với mức nh của các nớc phát triển. Mặt hàng nông sản của các nớc đang phát triển nhờ đó có cơ hội cạnh tranh nhiều hơn đối với hàng nông sản của các nớc phát triển do có giá thành thấp hơn nhiều. Tự do hoá mậu dịch hàng nông sản dẫn đến hàng nông sản của các nớc đang phát triển không bị đối xử phân biệt theo các nguyên tắc của WTO (nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và tối huệ quốc), khối lợng hàng xuất khẩu không bị hạn chế, các mặt hàng nông sản không ngừng tăng lên cả về số lợng và chất lợng, thu nhập của nông dân đợc tăng lên, giảm đói nghèo. Trình độ, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tiến bộ rất đáng kể. Các nớc đang
- phát triển có khả năng và điều kiện công nghiệp hóa nền nông nghiệp của mình, cải thiện và nâng cao đời sống của ngời lao động, nâng cao chất lợng, hạ giá thành và đa dạng hóa hàng nông sản, qua đó nâng cao đợc khả năng canh tranh của hàng hóa nông nghiệp trên thị trờng quốc tế. 2.2.1.3 Những thách thức. Bên cạnh những cơ hội đạt đợc trong Hiệp định Nông nghiệp AoA, các nớc đang phát triển đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong lĩnh vực này. Trên thực tế, AoA có lợi nhiều hơn cho các cờng quốc kinh tế, nhất là Mỹ và EU. Có nhiều nớc đang phát triển đã cảm thấy rằng họ bị buộc phải ký vào Hiệp định này. Vấn đề cạnh tranh thị trờng tiêu thụ cộng với việc phải trợ cấp cho nông dân quá cao đã khiến cho Mỹ và EU thống nhất một ý tởng chung là cùng nỗ lực đa vấn đề nông nghiệp vào đàm phán tại Uruguay nhằm củng cố thế cạnh tranh độc quyền và mỗi bên tìm kiếm lợi thế của mình trong đó. (Vào cuối những năm 80, EU phải chi gần 80% ngân sách cho việc trợ cấp các chơng trình nông nghiệp, còn Mỹ thì bắt tay vào một chơng trình tổng thế rất tốn kém để dành lại thị trờng từ tay EU, nh thị trờng bột mì tại Tây Phi): Thứ nhất, về quá trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định nông nghiệp: Do chính phủ các nớc đang phát triển phải tiến hành chơng trình cắt giảm thuế quan, dần xoá bỏ hạn ngạch và hàng rào phi thuế quan khác, ngành nông nghiệp sẽ không đợc bảo hộ nhiều nh trớc. Khó khăn sẽ đến với các nhà sản xuất các mặt hàng cha có lợi thế cạnh tranh vốn vẫn đợc nhà nớc bảo hộ, đặc biệt đối với những ngời nông dân sản xuất những mặt hàng mà các nớc đang phát triển xuất khẩu nhiều nhất nh: gạo, cà phê, hạt điều, cọ dừa...vì thời gian và điều kiện cha đủ để họ hiện đại hóa nền nông nghiệp. Thời gian cho quá trình cắt giảm các chính sách là 10 năm, so với các nớc phát triển là 6 năm, tuy vậy ,đối với các nớc đang phát triển thời gian đó là quá ngắn so với quảng đờng họ phải đi, vẫn cha đủ cho nền nông nghiệp các nớc này thích ứng đợc với quá trình chuyển đổi. Những ngành sản xuất nông sản chắc chắn gặp phải những khó khăn rất lớn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các nông sản này cũng có thể bị phá sản, nhiều vùng nông thôn đang nghèo đói sẽ trở nên đói nghèo hơn, nếu những ngành đó không có sự chuẩn bị điều kiện thích ứng và thích ứng nhanh,không có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu t thích hợp, xác định rõ mức độ cạnh tranh với nông sản nhập khẩu và cấu trúc thị trờng trong từng thời kỳ. Tự do hoá thơng mại hàng nông sản, có nghĩa là nền nông nghiệp các nớc đang phát triển phải đối mặt với tình trạng hàng nhập khẩu tràn lan trên thị trờng nội địa với chất lợng cao và giá thấp, điều này sẽ khiến cho các nhà sản xuất trong nớc mất đi thị phần, ngay cả đối với những nông sản truyền thống. Một ví dụ về tình trạng nhập khẩu ngô tại
- Mêhicô. Ngô là một trong những lơng thực chủ yếu của Mêhicô. Việc đột nhiên mở cửa thị trờng cho nhập khẩu mặt hàng nông nghiệp vào, đã gây ra một cú sốc lớn cho các nhà sản xuất nông nghiệp Mêhicô đặc biệt là ngô. Mỹ là nớc xuất khẩu ngô nhiều nhất vào Mêhicô. Sau khi mở cửa, Mỹ xuất khẩu ngô ồ ạt vào Mêhicô, năm 1996 Mêhicô phải chi ra 1,1 tỷ USD cho việc nhập khẩu mặt hàng này, hậu quả là ngô thừa mứa trên thị trờng, đẩy giá nội địa tụt xuống 18-23% so với năm 1995. Nh vậy, nhập khẩu ngô của Mêhicô đã làm giá ngô nội địa giảm kỷ lục, trong khi giá thế giới đang ở mức cao kỷ lục. Nhà nớc phải chi một lợng tiền lớn trong khi nhng ngời nông dân và các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản bị khốn đốn. Giá cả các mặt hàng nông sản, đặc biệt là nông sản thô trên thị trờng thế giới biến động rất mạnh, ngời nông dân khó có thể tự bảo vệ mình trớc sự biến động của giá cả. Vì vậy, nhiều nông dân rất lo lắng ngay cả khi họ đợc mùa. Thứ hai, về mặt trợ cấp. Các nớc phát triển trợ cấp cho nông dân của họ nh phụ cấp thu nhập trực tiếp cho những ngời này để bù đắp cho sự bấp bênh của thị trờng. Tuy Hiệp định AoA đã có hiệu lực hơn 5 năm, nhng nó lại chẳng có mấy hiệu lực đối với sự hạn chế bảo hộ và trợ cấp cho nông dân tại các nớc phát triển. Việc đặt trợ cấp thu nhập trực tiếp ra ngoài khuôn khổ quy định của GATT là một trong những đòn giáng nặng nề vào các nớc đang phát triển, khi họ đang hy vọng Hiệp định Nông nghiệp sẽ đợc sử dụng nh một cơ chế làm cho thơng mại quốc tế đợc thông thoáng hơn. Các phụ cấp trực tiếp đó đợc chi trả cho nông dân với lý do là “không dính dáng đến sản xuất” và do đó không làm biến dạng thị trờng. Mức độ trợ cấp của các nớc phát triển rất cao. Các nớc OECD, kể từ khi hiệp định AoA có hiệu lực thực hiện trợ cấp trực tiếp cho ngời nông dân, từ trợ cấp 182 tỷ USD năm 1995 đã lên đến hơn 300 tỷ USD vào năm 1998. Phần lớn số tiền này thuộc về Mỹ và EU, trong khi đó, do các nớc đang phát triển không đủ tiền để trợ cấp, nông dân của các nớc thành viên này chỉ nhận đợc rất ít trợ cấp của chính phủ, nếu có thì cũng cha đạt đến tỷ lệ phần trăm của giá trị sản xuất mà AoA cho phép và không thể so sánh với những khoản tiền mà ngời nông dân của nớc phát triển đợc trợ cấp. Thực tế các nớc đang phát triển đã bị thua thiệt do các chính sách của AoA đã ảnh hởng tiêu cực cho nền nông nghiệp của họ. Nông dân các nớc này đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của việc phải điều chỉnh cho thích hợp với hệ thống nông nghiệp mới (giảm thuế quan, thay đổi hạn ngạch...), vì với một mức trợ cấp ít ỏi của chính phủ cộng với việc họ phải mở cửa thị trờng rộng hơn cho các nớc phát triển xuất khẩu hàng hoá d thừa của họ vào làm căng thêm sợi dây thọng lọng thắt vào cổ chính họ. Việc trợ cấp cho các nhà sản xuất nông sản ở các nớc phát triển đã biến tự do hoá toàn cầu thành việc giành giật thị trờng của các nớc đang phát triển và bóp chết những ngời nông dân không đợc trợ cấp ở các nớc này.
- Thứ ba, mức độ lệ thuộc vào lơng thực của các nớc đang phát triển có chiều hớng gia tăng. Hiện nay, sản xuất lơng thực theo hớng xuất khẩu là sức ép buộc ngời nông dân làm ăn theo lối tự cung tự cấp lâu nay phải bỏ mảnh đất của mình hoặc chuyển hớng sang sản xuất hàng nông sản để xuất khẩu. Do vậy lơng thực cung cấp cho nội địa ngày một ít đi. Chính vì vậy, mặc dù thế giới đã sản xuất đợc một lợng lơng thực dồi dào, nhng mức độ lệ thuộc lơng thực và tình trạng nhập khẩu lơng thực tại các nớc đang phát triển ngày càng tăng. Một số lợng khá lớn lao động nông nghiệp do năng suất lao động thấp và mức độ cạnh tranh của hàng nhập khẩu rất cao so với hàng nội địa cùng loại đã phải rời bỏ khỏi mảnh đất của mình, hy vọng tìm đợc việc làm có thu nhập khá hơn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Thứ t, trong quá trình phân phối sản phẩm, các nớc đang phát triển gặp phải những rào cản lớn mà họ không thể vợt qua đợc khi mu ốn xâm nhập thị trờng của các nớc phát triển. Phân phối phụ thuộc rất nhiều với yếu tố thị trờng và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Tại các nớc đang phát triển hầu nh đều tồn tại tình trạng cơ sở hạ tầng vật chất yếu kém, cũ kĩ, thiếu sự tân trang bảo dỡng. Do vậy vấn đề vận chuyển bị ảnh hởng rất nhiều, thời gian vận chuyển dài, chi phí vận chuyển khá cao, điều này khiến cho việc nhập khẩu lơng thực từ nớc ngoài vào có khi còn rẻ hơn việc vận chuyển và mua bán giữa các vùng trong nớc. Thứ năm, các nớc phát triển đặc biệt là Mỹ luôn kêu gọi các nớc đang phát triển mở cửa tự do hàng nông sản, nhng lại bảo hộ thị trờng của mình gây nên sự bất bình đẳng và ảnh hởng tiêu cực đến khu vực nông nghiệp của các nớc đang phát triển. Thứ sáu, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một thách thức không nhỏ đối với các nớc đang phát triển. Các nớc đang phát triển gặp khó khăn lớn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật do thiếu cơ sở kĩ thuật và chuyên môn pháp lý,không đủ khả năng đầu t trong một thời gian quá ngắn. Nhiều nớc phát triển đã dựa vào điểm yếu của các nớc đang phát triển là hàng nông sản của họ không đủ điều kiện về an toàn lơng thực để hạn chế nhập hàng nông sản từ các nớc này. Thách thức cuối cùng của hiệp định AoA đối với các nớc đang phát triển là: theo cam kết của AoA, các nớc đang phát triển không đợc chi để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nớc quá 10% tổng giá trị của ngành nông nghiệp, còn các nớc phát triển là 5%. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nớc phát triển đã chi quá 50% để hỗ trợ cho các nhà sản xuất của mình, các khoản chi này lại đợc coi là hợp pháp theo cam kết của họ trong AoA. Còn các nớc đang phát triển lại không đủ khả năng tài trợ ngay chỉ mức cho phép của AoA. Hiệp định Nông nghiệp đã mang lại cho các nớc đang phát triển những cơ hội rất rõ rệt, nhng các thách thức đặt ra với các nớc này cũng rất lớn. Chính vì vậy, chính phủ các nớc
- đang phát triển cần phải có những chính sách thích ứng nhằm phát triển, củng cố và hiện đại hóa nền nông nghiệp nội địa, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trờng quốc tế. 2.2.2 Hiệp định về hàng dệt may. 2.2.2.1 Nội dung. Cũng giống nh hàng nông sản, hàng dệt may cũng là một vấn đề khó khăn nhất trong WTO, cũng nh trong hệ thống GATT trớc đây. Trớc vòng đàm phán Uruguay, thơng mại hàng dệt may đợc điều chỉnh bởi hiệp định đa sợi (MFA). Đây là khuôn khổ cho các thoả thuận song phơng, cũng nh các hoạt động mang tính đơn phơng, thiết lập quota ,hạn chế số lợng hàng nhập khẩu. Hệ thống này rất bất lợi cho các nớc đang phát triển vốn rất có tiềm năng trong lĩnh vực này. Kể từ năm 1995, Hiệp định thơng mại hàng dệt và may mặc (ATC) đã đợc ký kết và có hiệu lực, thay thế cho hiệp định đa sợi (MFA). Hiện tại hàng dệt may đang trải qua một quá trình thay đổi cơ bản kéo dài 10 năm, đợc các nớc chấp nhận tại vòng đàm phán Uruguay.Theo đó đến năm 2005, hệ thống quota xuất khẩu đợc áp dụng rộng khắp trong thơng mại hàng dệt may từ những năm 60 sẽ đợc bãi bỏ, các nớc nhập khẩu sẽ không đợc phân biệt đối xử giữa các nhà xuất khẩu với nhau. Khi đó Hiệp định dệt may sẽ không tồn tại nữa. ATC là hiệp định duy nhất của WTO tự đa ra thời hạn chấm dứt của mình. Theo ATC, toàn bộ sản phẩm dệt may sẽ hoàn toàn đợc hoà nhập vào hệ thống chính sách thơng mại đa biên, quay trở lại với các quy định của GATT. Các sản phẩm dệt may sẽ trở lại khuôn khổ của GATT trong vòng 10 năm. Bất kỳ quota nào tồn tại trớc 31/12/1994 sẽ đợc đa vào hiệp định và sẽ diễn ra quá trình loại bỏ hay còn gọi là các sản phẩm đợc nhất thể hoá. Nới lỏng các hạn chế số lợng đối với các sản phẩm còn lại, từ hạn mức cơ sở đợc xác định (với mức tối thiểu quy định). Hiệp định cũng quy định tỷ lệ % số sản phẩm phải đa vào khuôn khổ các quy định của GATT cho mỗi giai đoạn. Tỷ lệ này đợc tính theo số lợng nhập khẩu hàng dệt may vào năm 1990. Hiệp định ATC cũng quy định khối lợng của quota cũng phải đợc tăng dần hàng năm và tỷ lệ tăng này phải cao hơn cho các giai đoạn sau. Bảng 3: Các giai đoạn thực thi ATC (áp dụng mức nhập khẩu năm 1990 làm cơ sở) Giai đoạn % sản phẩm đợc đa vào Tốc độ nới lỏng hiện STT GATT (gồm cả việc dỡ bỏ nay (nếu mức năm hạn ngạch) 1996 là 6%)
- Từ 1/1/1995 6,69% /năm 1 16% đến 31/12/1997 Từ 1/1/1998 8,7% /năm 2 17 % đến 31/12/2001 Từ 1/1/2002 11,05% /năm 3 18% đến 31/12/2004 Từ 1/1/2005 4 đến 31/12/2004 49% nhất thể hoá hoàn ( t ối đa ) Không còn hạn ngạch toàn vào WTO. ATC chấm dứt. Hiệp định cho phép trong thời kỳ chuyển tiếp đợc áp dụng các biện pháp tự vệ. Chỉ những thành viên đã tiến hành chơng trình “nhất thể hoá” mới đợc áp dụng các biện pháp này. Tuy nhiên các nớc nhập khẩu phải chứng minh đợc rằng có thiệt hại nghiêm trọng hoặc có đe dọa về thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy ra. Nớc đó cũng phải chứng minh thiệt hại đó là kết quả của hai yếu tố: tăng nhập khẩu từ tất cả các nguồn và tăng đáng kể từ nguồn một nớc xuất khẩu nhất định. Hiệp định cũng dự tính đối xử đặc biệt đối với một số nhóm nớc: nớc mới tham gia thị trờng, nớc nhỏ và nớc chậm phát triển nhất. WTO có một cơ quan giám sát hàng dệt (TMB), giám sát việc thực hiện hiệp định. 2.2.2.2 Những cơ hội. Hàng dệt may là lĩnh vực các nớc đang phát triển có lợi thế và tiềm năng phát triển cao. Hiệp định dệt may đợc ký kết đã thể hiện đợc lợi ích thiết thực đối với các nớc đang phát triển. Nhiều nớc phát triển đã cho rằng: mở cửa lĩnh vực này là đem lại lợi ích nhất cho các nớc đang phát triển. Cũng giống nh mặt hàng nông sản, tự do hoá thơng mại hàng dệt may đã khiến cho thị trờng xuất khẩu sản phẩm dệt may của các nớc đang phát triển đợc mở rộng. Khi hạn ngạch đợc xoá bỏ, các nớc đang phát triển có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trờng thế giới, không còn bị hạn chế về khối lợng xuất khẩu, gia tăng đáng kể cơ hội xuất khẩu mặt hàng này. Sản phẩm dệt may từ các nớc đang phát triển có thể tràn ngập thị trờng thế giới, có thể cạnh tranh đợc với sản phẩm của các nớc phát triển. Cạnh tranh giữa sản phẩm nội địa và nớc ngoài càng trở nên gay gắt, điều này đã khiến cho các doanh nghiệp tại các nớc đang phát triển phải điều chỉnh lại quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để có thể đứng vững, cạnh tranh và giữ đợc thị phần của mình trong nớc và mở rộng thị phần quốc tế. Chính trong quá trình chuyển đổi này, nền công nghiệp dệt may của các nớc đang phát triển đã tiến bộ rất nhiều. Kinh nghiệm, trình
- độ quản lí đợc nâng cao, công nghệ và thiết bị đợc hiện đại hóa, năng suất lao động tăng lên, chất lợng sản phẩm dệt may ngày càng tốt hơn rất nhiều, giá thành hạ,tạo đợc thế đứng vững hơn trong thị trờng. Trong hiệp định ATC, các nớc phát triển đã phải ràng buộc những cam kết kỹ thuật của họ, điều này tạo điều kiện cho các nớc đang phát triển có thể tìm hiểu trớc đợc yêu cầu của các nớc phát triển, đối với từng loại hàng dệt may, để từ đó sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trờng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới - PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
210 p | 173 | 46
-
Câu hỏi thường gặp về tổ chức thương mại thế giới WTO
43 p | 636 | 36
-
Từ diễn đàn SIATON toàn cầu hóa và tổ chức thương mại thế giới WTO
384 p | 549 | 28
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần I - Luật Tổ chức thương mại thế giới): Phần 1
118 p | 48 | 24
-
Bài giảng Hiệp định TBT và SPS của Tổ chức Thương mại Thế giới
34 p | 275 | 23
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần I - Luật Tổ chức thương mại thế giới): Phần 2
125 p | 41 | 17
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 2: Tổ chức thương mại thế giới WTO
17 p | 14 | 9
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế và tổ chức thương mại thế giới (WTO)
43 p | 37 | 6
-
Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến tăng trưởng kinh tế thành phố Hải Phòng, giai đoạn 1989-2015
5 p | 62 | 6
-
Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội việt nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới
56 p | 78 | 6
-
GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI.
16 p | 89 | 5
-
Việt Nam với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới - Nguyễn Vĩnh Thanh
13 p | 87 | 4
-
Nhìn tổng quan về kinh tế Việt Nam sau hơn 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới
5 p | 82 | 3
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Chương 2 - Tổ chức Thương mại Thế giới và các nguyên tắc pháp lý của WTO
5 p | 4 | 2
-
Cơ sở lý luận về việc xây dựng Luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam theo các cam kết quốc tế trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
7 p | 60 | 1
-
So sánh tham chiếu với Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các quy định của Tổ chức thương mại thế giới: Phần 1
54 p | 11 | 1
-
So sánh tham chiếu với Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các quy định của Tổ chức thương mại thế giới: Phần 2
200 p | 8 | 1
-
Đề cương chi tiết học phần Giải quyết tranh chấp theo cơ chế tổ chức thương mại thế giới – WTO
9 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn