Tổ chức tốt công tác tập giảng cho sinh viên - một biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm
lượt xem 1
download
Thực tập sư phạm (TTSP) là khâu trọng yếu và là một học phần bắt buộc trong quy trình đào tạo giáo viên của trường Đại học Sư phạm (ĐHSP). Bài viết trình bày việc tổ chức tốt công tác tập giảng cho sinh viên - một biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổ chức tốt công tác tập giảng cho sinh viên - một biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm TỔ CHỨC TỐT CÔNG TÁC TẬP GIẢNG CHO SINH VIÊN - MỘT BIỆN PHÁP HỮU HIỆU GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC TẬP SƯ PHẠM ThS. Đào Thị Mộng Ngọc Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Tp.HCM Thực tập sư phạm (TTSP) là khâu trọng yếu và là một học phần bắt buộc trong quy trình đào tạo giáo viên của trường Đại học Sư phạm (ĐHSP). Đây là hình thức tổ chức cho sinh viên tập làm các công việc của một giáo viên trong các trường học từ bậc học mầm non đến bậc trung học phổ thông (THPT). TTSP có những mục tiêu quan trọng là : - Tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế dạy học và giáo dục, qua đó củng cố kiến thức, hình thành và rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. - Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các tình huống dạy học hay tình huống sư phạm - những tình huống hiện diện như động cơ hay phương tiện đưa vào các kiến thức lí thuyết cần giảng dạy ở trường Đại học. (Trích Quy chế TTSP - 2006 - ĐHSPTp.HCM). Như vậy, TTSP (giáo dục, giảng dạy) có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP) cho sinh viên, giúp các em tự tin hơn trong công tác giảng dạy sau này. Và thời gian gần đây, TTSP luôn được Ban chỉ đạo TTSP của trường tổ chức chu đáo và đạt hiệu quả cao. Theo thống kê của Phòng Đào tạo trường, kết quả TTSP những năm gần đây khá cao, có thể nói vượt quá mong đợi của chúng ta. Theo đó, trong các kì TTSP năm học 2004 - 2005, 2005 - 2006, số sinh viên đạt từ điểm 8 đến điểm 10 chiếm tỉ lệ như sau: Năm học 2004 - 2005 Năm học 2005 - 2006 TTSP 98,76% 99,06% kì 1 TTSP 97,76% 98,9% kì 2 Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy điểm số các em đạt được sau mỗi kì TTSP rất cao, nhưng hầu hết các giảng viên ở trường ĐHSP, giáo viên hướng dẫn thực tập ở các trường THPT, và ngay cả các em sinh viên đều biết rằng kết quả này chỉ có tính tương đối, chưa phản ánh đúng thực chất. Việc đánh giá kết quả thực tập phụ thuộc vào quan điểm của từng trường, nhất là quan điểm của giáo viên hướng dẫn. Các em còn nhận được rất nhiều sự ưu ái của giáo viên hướng dẫn đối với những sinh viên mới chập chững làm quen với nghề. Điều này cũng lí giải vì sao ở 128
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm một số trường có rất nhiều sinh viên đạt điểm 10, nhưng cũng có một số trường có rất ít, hoặc thậm chí không có điểm số này, mặc dù trình độ của sinh viên ở các đoàn thực tập tương đối đồng đều (dựa trên kết quả học tập). Cho nên, chúng ta không thể dựa vào kết quả TTSP rất cao mà chủ quan trong việc rèn luyện NVSP cho sinh viên. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả giảng dạy của các em, trước hết là trong các kì TTSP, và trong công tác sau này. Vì những lẽ đó, theo chúng tôi, điều quan trọng là sau mỗi kì tham gia TTSP, các em học được những gì, và sẽ áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học ở ghế giảng đường vào thực tế giảng dạy sao cho có hiệu quả nhất. Vì thế, việc nâng cao về chất chất lượng TTSP là điều vô cùng cần thiết. Một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần đạt được mục tiêu trên là tổ chức tốt công tác tập giảng cho sinh viên trước khi các em tham gia các kì TTSP. Đối với ngành học nào cũng vậy, kiến thức chuyên môn là điều không thể thiếu trong công tác đào tạo. Cùng với tổ Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn, các tổ bộ môn khác sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của ngành học. Từ quá trình tiếp nhận tri thức này, ngoài việc có được những kiến thức chuyên môn vững vàng, sinh viên cũng học hỏi được những kĩ năng giáo dục sinh viên từ thầy cô của mình. Và để giúp sinh viên tiến hành công tác giảng dạy đạt kết quả tốt sau khi ra trường, và trước hết là trong các đợt thực tập sư phạm ở trường phổ thông, hầu hết các khoa đều rất chú trọng đến việc cho sinh viên tập giảng. Chính vì vậy, việc tập giảng đã trở thành một học phần chính thức trong chương trình đào tạo của nhiều khoa. Đối với khoa Lịch sử, từ năm học 2002 - 2003, học phần "Rèn luyện nghiệp vụ" được bố trí với thời lượng 60 tiết. Trong đó, 2/3 số tiết được dành cho việc thực hành soạn giáo án và tập giảng trên lớp. Phần thời gian còn lại được sử dụng để hướng dẫn sinh viên soạn giáo án điện tử, và tiến hành giảng bài giảng điện tử trên lớp. Ngoài việc giúp học sinh rèn luyện nghiệp vụ, việc làm này cũng giúp cho các em làm quen với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng. Chúng ta cũng biết rằng, hiện nay, việc giảng dạy bằng giáo án điện tử đã được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, việc làm này cũng trang bị cho các em những kiến thức cần thiết để có thể soạn một bài giảng bằng chương trình Power Point, giúp các em khỏi bỡ ngỡ khi tham gia thực tập sư phạm, cũng như trở thành đội ngũ giáo viên nòng cốt của trường mình công tác sau này. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp và theo dõi học phần này, chúng tôi rất quan tâm đến việc cho sinh viên làm quen với công tác giảng dạy. Học phần này giúp rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên. Khi lên lớp, các em bắt buộc phải soạn xong giáo án của một bài học lịch sử cụ thể, và phải chuẩn bị trước cho mình tư thế là một người giáo viên để đứng giảng trước các bạn – giờ đây đóng vai những học sinh phổ thông, và sau đó sẽ là những đồng nghiệp để nhận xét, góp ý những mặt được và chưa được trong bài giảng của bạn mình, cả về nội dung lẫn phương pháp dạy học. Tuy ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng dần dần các em đã tự tin hơn, 129
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm biết "thoát li" khỏi giáo án. Trong quá trình tập giảng, nhiều tình huống sư phạm cũng nảy sinh và sinh viên phải biết giải quyết chúng một cách hợp lý. Các em sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm bổ ích khi thực sự tiến hành công tác giảng dạy ở trường phổ thông. Và khi sinh viên giảng thử trên lớp, giáo viên sẽ dễ dàng thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của sinh viên (về phương pháp, phong cách đứng lớp, giọng nói, cách trình bày bảng, chữ viết...), từ đó giúp các em phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt còn yếu kém. Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy việc tập giảng có một số tác dụng sau : - Giúp sinh viên ôn lại và vận dụng những kiến thức chuyên môn và các phương pháp dạy học thích hợp trong công tác giảng dạy. - Giúp sinh viên tự tin hơn khi tác nghiệp ở trường phổ thông. - Rèn cho sinh viên khả năng giải quyết những tình huống sư phạm nảy sinh, và thực sự là những tình huống hoàn toàn đã và đang xảy ra trong thực tế dạy học ở các trường phổ thông: học sinh không chú ý nghe giảng, không chép bài, trong giờ học môn này lại xem xem bài môn học khác… - Giúp sinh viên bước đầu làm quen với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở trường phổ thông. - Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập, đáp ứng được nhu cầu đổi mới việc dạy học cả về nội dung lẫn phương pháp… Với những ý nghĩa trên, tổ chức tốt công tác tập giảng sẽ giúp những gì sinh viên đạt được sau mỗi kì TTSP, ngoài những điểm số khá cao, "thực chất" hơn. 130
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công tác Văn thư - Lưu trữ và quản trị văn phòng của văn phòng UBND Huyện Vĩnh Tường
51 p | 7034 | 1486
-
Thực tập sư phạm chuyên ngành Giáo dục đặc biệt: Tầm quan trọng và thực trạng tổ chức - TS. Nguyễn Thị Kim Anh
247 p | 144 | 12
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Văn thư hành chính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
12 p | 38 | 9
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Phần 1
378 p | 17 | 7
-
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên, sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một - Thành tựu và triển vọng
8 p | 53 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác tổ chức hoạt động thông tin qua dịch vụ chợ công nghệ và thiết bị tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
110 p | 86 | 6
-
Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 54 | 5
-
Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm
4 p | 6 | 4
-
Thực trạng công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
6 p | 69 | 4
-
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
4 p | 101 | 4
-
Xây dựng văn hóa hợp tác trong giảng dạy ở cấp khoa của trường đại học
9 p | 93 | 4
-
Nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
6 p | 9 | 4
-
Bài giảng Tập huấn công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia
23 p | 81 | 3
-
Kiện toàn các tổ chức cơ sở Đảng trong ngành Giao thông Vận tải
11 p | 50 | 2
-
Triển khai công tác thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại Trường mầm non Hữu nghị Việt Triều - Hà Nội
4 p | 28 | 2
-
Thực tập sư phạm chuyên ngành giáo dục đặc biệt - tầm quan trọng và thực trạng tổ chức
6 p | 10 | 2
-
Vấn đề thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
6 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn