intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Vấn đề thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An trình bày thực trạng về công tác thực tập sư phạm ở trường CĐSP Nghệ An; Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm; Chọn các trường có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt, đội ngũ giáo viên giỏi làm địa bàn thực tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm VẤN ĐỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN ThS. Phan Xuân Tuấn Trường CĐSP Nghệ An Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Nghệ An có 12 ban đào tạo giáo viên trình độ CĐSP (Toán - Tin, Toán - Lý, Sinh - Hoá, Văn - Sử, Văn - Nhạc, Địa - Mỹ thuật, Tiếng Anh, Thể dục - Đoàn Đội, Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non) và 3 ngành đào tạo giáo viên trình độ Trung học sư phạm (Giáo dục Mầm non, Mỹ thuật, Âm nhạc). Mỗi năm, trường tuyển sinh đào tạo khoảng trên 350 sinh viên trình độ CĐSP và trên 200 học sinh trình độ (THSP). Vì vậy, công tác thực tập sư phạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo và đặc biệt được Trường quan tâm. Một số năm gần đây, công tác thực tập sư phạm đã có nhiều nét khởi sắc, song để đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên thì công tác này cũng cần được đổi mới. Để đề xuất các giải pháp về đổi mới công tác thực tập sư phạm , trước hết chúng ta hãy nghiên cứu thực trạng của công tác này. 1. Thực trạng về công tác thực tập sư phạm ở trường CĐSP Nghệ An 1.1. Công tác chuẩn bị Công tác chuẩn bị cho thực tập sư phạm bao gồm: khảo sát, chọn địa bàn, chuẩn bị hồ sơ, văn bản. Công tác chuẩn bị đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng thực tập nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. Xác định rõ vị trí, vai trò của công tác chuẩn bị, hàng năm trường CĐSP Nghệ An làm việc trực tiếp với Sở Giáo dục và Đào tạo để chọn địa bàn thực tập, khi được sự đồng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo, trường CĐSP Nghệ An cử giảng viên trực tiếp làm việc với lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, với Ban giám hiệu các trường phổ thông, mầm non để khảo sát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và độ ngũ giáo viên hướng dẫn thực tập. Trên cơ sở khảo sát địa bàn, Trường quyết định chọn các trường làm địa bàn thực tập. Sau khi lựa chọn địa bàn thực tập, trường làm việc với Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo để ra các quyết định thành lập ban chỉ đạo thực tập cấp phòng, rồi trực tiếp làm việc với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện để ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cấp cơ sở (cấp trường). Song song với việc khảo sát, lựa chọn địa bàn thực tập và ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo các cấp là việc xây dựng nội dung, kế hoạch, soạn thảo các loại văn bản, hồ sơ, biểu mẫu liên quan đến công tác thực tập một cách sát thực, chi 213
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm tiết, khoa học, ngắn gọn và dễ hiểu, nhằm giúp việc triển khai thuận lợi và đạt kết quả tốt. 1.2. Triển khai nội dung, kế hoạch thực tập. - Đối tượng triển khai nội dung, kế hoạch thực tập bao gồm, Ban chỉ đạo thực tập sư phạm các cấp: Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban chỉ đạo thực tập cấp cơ sở, giáo viên hướng dẫn và học sinh, sinh viên thực tập sư phạm. - Mục tiêu của triển khai nội dung kế hoạch thực tập là giúp Ban chỉ đạo thực tập cấp cơ sở, giáo viên hướng dẫn thực tập và học sinh, sinh viên nắm vững mục đích yêu cầu, nội dung, kế hoạch thực tập, nhiệm vụ của từng cá nhân, tổ chức liên quan nhằm tổ chức thực tập đạt kết quả tốt. - Cách thức tiến hành: Trường CĐSP Nghệ An, tổ chức triển khai nội dung, kế hoạch thực tập đến Ban chỉ đạo thực tập cấp phòng, cấp cơ sở và đến tận từng học sinh, sinh viên. Ban chỉ đạo cấp cơ sở, tổ chức triển khai nội dung, kế hoạch đến tận từng giáo viên hướng dẫn. 1.3. Nội dung thực tập sư phạm Thực tập sư phạm được tổ chức thành hai đợt: thực tập 1 (kiến tập), thực tập 2 (thực tập cuối khoá). Nội dung thực tập mỗi đợt gồm: Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường phổ thông, thực tập công tác chủ nhiệm lớp, thực tập giảng dạy và viết báo cáo thu hoạch. Trong thực tập 1 thì thực tập công tác chủ nhiệm lớp và báo cáo thu hoạch chiếm trọng số cao hơn, nhưng trong thực tập 2 thì thực tập chủ nhiệm lớp và thực tập giảng dạy lại chiếm trọng số cao hơn. 1.4. Hình thức tổ chức thực tập Trong một số năm gần đây, trường CĐSP Nghệ An tổ chức thực tập theo hình thức gửi thẳng. Thực tập theo hình thức gửi thẳng, tất cả các khâu thực tập đều do Ban chỉ đạo thực tập cơ sở chỉ đạo, quản lý, điều hành và quyết định. Theo chúng tôi, tổ chức thực tập theo hình thức gửi thẳng vừa tạo điều kiện cho Ban chỉ đạo thực tập cơ sở chủ động phát huy năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình, vừa tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực thích ứng với môi trường và hoàn cảnh mới. 1.5. Quan hệ phối hợp giữa trường sư phạm với trường phổ thông, các cấp quản lý giáo dục và địa phương trong công tác tổ chức thực tập sư phạm. Quan hệ giữa trường sư phạm với trường phổ thông và các cấp quản lý giáo dục là mối quan hệ phối hợp, phân công, hợp tác và cùng cộng đồng trách nhiệm. Bởi vì, trường sư phạm là cơ sở đào tạo và cung cấp sản phẩm cho trường phổ thông 214
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm và các cấp quản lý giáo dục, còn trường phổ thông và các cấp quản lý giáo dục vừa là khách hàng sử dụng sản phẩm của trường sư phạm , vừa tham gia đào tạo và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Với quan niệm đó, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ và phát huy tốt vai trò chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục trong công tác thực tập sư phạm thông quan việc tham mưu cho các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực tập cho cơ quan quản lý giáo dục cấp dưới. Nhờ mối quan hệ phối hợp này mà công tác thực tập sư phạm của chúng tôi được tiến hành hết sức thuận lợi. 1.6. Vai trò của trường sư phạm trong công tác thực tập theo hình thức gửi thẳng. Tổ chức thực tập theo hình thức gửi thẳng, trường sư phạm chỉ đóng vai trò tổ chức quản lý và điều hành mọi hoạt động của công tác thực tập sư phạm một cách gián tiếp thông quan Ban chỉ đạo thực tập cấp phòng, cấp cơ sở và trưởng đoàn thực tập. Để việc quản lý, điều hành đạt hiệu quả cao chúng tôi thường xuyên thu nhận thông tin từ các kênh khác nhau, đồng thời giữa mỗi đợt thực tập chúng tôi cũng tổ chức kiểm tra để nắm chắc tình hình, và kịp thời điều chỉnh những tồn tại trong công tác thực tập. 1.7. Kinh phí chi cho thực tập Nguồn kinh phí chi cho thực tập quá ít ỏi: + Kinh phí chi cho thực tập 1 là 130.000đồng/sv/3tuần thực tập; + Kinh phí chi cho thực tập 2 là 260.000đồng/sv/6tuần thực tập. Hướng dẫn thực tập sư phạm không phải là nhiệm vụ của giáo viên phổ thông, mà là giờ làm việc ngoài định mức lao động của giáo viên, lẽ ra giáo viên phải được bồi dưỡng theo chế độ làm việc thêm giờ, nhưng với mức kinh phí trên là quá ít ỏi, không xứng với sức lao động của giáo viên. Nên giáo viên hướng làm việc bằng lòng nhiệt tình, lương tâm và trách nhiệm của người thầy giáo. Với cách thức tổ chức thực tập trên đây, công tác thực tập sư phạm ở Trường chúng tôi đã và đang được tiến hành hết sức thuận lợi, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, từ đó giữ vững được thương hiệu của nhà trường. Từ thực trạng của việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác thực tập trên, theo chúng tôi để đổi mới công tác thực tập sư phạm thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau. 2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm 1. Chuẩn bị tốt hành trang thực tập cho sinh viên 215
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm * Hành trang thực tập là gì? Theo chúng tôi, hành trang thực tập bao gồm: hệ thống tri thức, kỹ năng năng lực và phẩm chất đạo đức của người thầy giáo như: Năng lực giao tiếp, năng lực làm chủ nhiệm lớp, năng lực tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh, kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng viết bảng, kỹ năng nói và diễn đạt, kỹ năng dạy học thông qua tập giảng, kỹ năng vận dụng kiến thức tâm lý, giáo dục học để giải quyết các tình huống trong dạy học và giáo dục,... Để thực tập sư phạm đạt kết quả tốt, trường sư phạm phải chuẩn bị tốt hành trang cho sinh viên trước khi tổ chức thực tập. * Vai trò, tác dụng: Có thể nói hành trang thực tập là điều kiện tiên quyết, cơ bản, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thực tập và sản phẩm đào tạo. Vì vậy, nếu chuẩn bị tốt hành trang thực tập thì chất lượng thực tập và sản phẩm đào tạo sẽ tốt, ngược lại, nếu việc chuẩn bị hành tranh thực tập thiếu chu đáo thì chất lượng thực tập và sản phẩm đào tạo sẽ có nhiều hạn chế. * Các biện pháp thực hiện - Xây dựng nội dung các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, đồng thời tổ chức rèn đạt hiệu quả tốt; - Rèn luyện các kỹ năng nói và diễn đạt, kỹ năng nghiên cứa tài liệu tham khảo thông qua giảng dạy các học phần thuộc chương trình đào tạo; - Tăng cường chỉ đạo việc tổ chức dạy học các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên ở các khoa; - Tổ chức Hội thi nghiệp vụ sư phạm trong trường với các nội dung thi Viết bảng, thi giảng dạy, thi tự làm đồ dùng dạy học, thi ứng xử sư phạm,… - Sử dụng các phương tiện, kỹ thuật hiện đại và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học các học phần thuộc chương trình đào tạo nhằm giúp sinh viên tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực và hình thành kỹ năng vận dụng các phương tiện kỹ thuận hiện đại vào dạy học. 2. Tăng cường mối quan hệ phối hợp, cộng đồng trách nhiệm và phát huy vai trò chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục * Ưu điểm: Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý công tác thực tập sư phạm. * Các biện pháp thực hiện: - Trực tiếp trao đổi với lãnh đạo của các cấp quản lý giáo dục để vừa xác định, vừa quán triệt chức năng nhiệm vụ của từng cấp quản lý giáo dục trong công tác thực tập; 216
  5. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm - Tham mưu để Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cấp Phòng và Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cấp cơ sở nhằm tăng cường sự phối hợp và hiệu lực của công tác quản lý; - Thường xuyên giữ thông tin hai chiều với ban chỉ đạo cấp phòng và cấp cơ sở để nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời những mặt hạn chế trong công tác thực tập. 3. Tổ chức tốt công tác thực tập theo hình thức gửi thẳng * Vai trò, tác dụng: Vừa tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng thích ứng với môi trường mới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho trường phổ thông chủ động trong việc triển khai nội dung, kế hoạch thực tập cũng như đánh giá kết quả thực tập. * Các biện pháp thực hiện: - Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền để các cấp quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên của trường sư phạm hiểu được tính ưu việt của việc tổ chức thực tập theo hình thức gửi thẳng tạo sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện; - Chuẩn bị hồ sơ, văn bản chu đáo; - Ban chỉ đạo thực tập trường sư phạm trực tiếp cùng Ban chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện triển khai nội dung, kế hoạch đến Ban chỉ đạo thực tập cơ sở; - Phân công cán bộ phụ trách nghiệp vụ sư phạm của Trường triển khai nội dung, kế hoạch thực tập đến tận từng học sinh, sinh viên; - Phân đoàn đảm bảo thực tập đồng đều về trình độ chuyên môn nhằm tạo điều kiện để sinh viên học tập, giúp đỡ lẫn nhau; - Chọn sinh viên có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, năng động, sáng tạo và nhiệt tình làm trưởng, phó đoàn thực tập. 4. Chọn các trường có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt, đội ngũ giáo viên giỏi làm địa bàn thực tập. * Vai trò, tác dụng: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng thực tập và ảnh hưởng lớn đến năng lực chuyên môn nghiệp vụ của sinh viên. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đội ngũ tốt thì chất lượng thực tập tốt, đồng thời sinh viên cũng hình thành được những năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt. * Các biện pháp thực hiện: - Cử cán bộ phụ trách nghiệp vụ sư phạm của Trường trực tiếp Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, các trường phổ thông và mầm non để khảo sát cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên hướng dẫn; 217
  6. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm - Trên cơ sở khảo sát để phân đoàn thực tập đảm bảo đủ đội ngũ giáo viên hướng dẫn có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt và nhiệt tình với sinh viên, đặc biệt chú ý độ ngũ giáo viên hướng dẫn các môn Mỹ thuật, Âm nhạc và Ngoại ngữ; 5. Tăng cường nguồn tài chính cho công tác thực tập sư phạm * ảnh hưởng của tài chính đối với công tác thực tập: Kinh phí cũng ảnh hưởng đến chất lượng thực tập. Nếu có đủ kinh phí để chi trả bồi dưỡng hướng dẫn thực tập thì quan hệ giữa trường sư phạm là quan hệ đối tác, mà quan hệ đối tác thì phải đảm bảo các nguyên tắc trong quan hệ cung cầu, vì thế trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn cao hơn và chất lượng thực tập cũng sẽ tốt hơn. Nhưng với nguồn kinh phí ít ỏi thì giáo viên hướng dẫn làm việc bằng lương tâm, trách nhiệm và lòng nhiệt tình của người đi trước dìu dắt, giúp đỡ người đi sau, vì thế chất lượng thực tập ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng. * Các biện pháp thực hiện - Tìm hiểu mức chi kinh phí thực tập của các trường sư phạm làm cơ sở tham mưu cho Ban giám hiệu quyết định mức chi kinh phí; - Phân tích, trao đổi để phòng Kế hoạch - Tài chính và đội ngũ giảng viên rõ những ảnh hưởng của kinh phí đến chất lượng thực tập và mức chi kinh phí thực tập của các trường sư phạm để mọi người hiểu và thống nhất mức chi. Tóm lại: Thực tập sư phạm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo, đặc biệt là hình thành khuynh hướng nghề, kỹ năng và năng lực sư phạm. Theo chúng tôi, để đổi mới công tác thực tập sư phạm thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. 218
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2