intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt đề tài Tên đề tài: TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TRONG VIỆC XEM XÉT GIAN LẬN LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRỌNG YẾU.

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

266
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung Trên thế giới đã và đang xảy ra nhiều vụ kiện các doanh nghiệp khổng lồ do gian lận báo cáo tài chính (BCTC) dẫn đến sự vỡ nợ và phá sản như Enron, Worldcom, Xerox, Parmalat….Những vụ việc này đang đặt ra cho giới truyền thông nghi vấn về trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV) và làm tăng sự nghi ngờ của công chúng và những nhà đầu tư về tính trung thực của BCTC đã kiểm toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt đề tài Tên đề tài: TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TRONG VIỆC XEM XÉT GIAN LẬN LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRỌNG YẾU.

  1. Tóm tắt đề tài Tên đề tài: TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TRONG VIỆC XEM XÉT GIAN LẬN LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRỌNG YẾU. Nội dung
  2. Trên thế giới đã và đang xảy ra nhiều vụ kiện các doanh nghiệp khổng lồ do gian lận báo cáo tài chính (BCTC) dẫn đến sự vỡ nợ và phá sản như Enron, Worldcom, Xerox, Parmalat….Những vụ việc này đang đặt ra cho giới truyền thông nghi vấn về trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV) và làm tăng sự nghi ngờ của công chúng và những nhà đầu tư về tính trung thực của BCTC đã kiểm toán. Sau vụ việc của Enron, công chúng và giới chuyên môn đang xem xét lại vai trò và trách nhiệm của KTV đối với gian lận: chuyển từ việc đảm bảo BCTC trình bày trung thực và hợp lý sang việc bảo vệ quyền lợi của công chúng và những nhà đầu tư. Vì vậy, một loạt các chuẩn mực về trách nhiệm của KTV đối với gian lận được sửa đổi và ra đời ở Mỹ cũng như các nước trên thế giới. Ngoài ra, theo Sổ tay của Hiệp hội kế toán viên công chứng Canada, có rất nhiều nguyên nhân khiến KTV không thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện được các gian lận trọng yếu ảnh hưởng lên BCTC. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là: thiếu sự đào tạo KTV những nhận thức về gian lận. Do đó, để giảm thiểu những trường hợp xảy ra gian lận trọng yếu trên BCTC nhưng không được KTV phát hiện, theo Hiệp hội này, KTV cần được đào tạo nhận thức rõ ràng về gian lận và hiểu biết “dấu hiệu đỏ” của gian lận. Đồng thời, Hiệp hội này cho rắng cần phải đào tạo và phát triển các kỹ năng phát hiện gian lận trọng yếu cho các KTV. Hiện nay, thị trường chứng khoán nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đã tham gia vào thị trường chứng khoán. Họ bắt đầu quan tâm đến BCTC đã kiểm toán của những công ty niêm yết. Do quyền lợi của những nhà quản lý doanh nghi ệp gắn liền với sự lên xuống của giá cổ phiếu, nên các gian lận trên BCTC có khả năng xảy ra rất cao và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư. Lúc này, tại Việt Nam, việc KTV đảm bảo BCTC phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp và BCTC không còn sai phạm trọng yếu (bất kể do gian lận hay sai sót) là rất quan trọng. KTV nếu thực hiện tốt trách nhiệm này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thu hút được vốn, giúp những nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn về doanh nghiệp để thực hiện việc ra quyết định đầu tư đúng đắn và giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển hơn. Để thực hiện tốt trách nhiệm đó và tránh những vụ kiện tụng làm mất uy tín nghề nghiệp và tránh trách nhiệm pháp lý, KTV Việt Nam cần phải được trang bị các kỹ năng và cung cấp sự hiểu biết về trách nhiệm phát hiện gian lận trọng yếu đó. Hơn nữa, do Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ đầu tư vào thị
  3. trường chứng khoán Việt Nam và sử dụng các BCTC đã kiểm toán của các doanh nghiệp Việt Nam để ra quyết định đầu tư. Điều này đòi hỏi việc xem xét và phát hiện gian lận trọng yếu trên báo cáo tài chính của KTV Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu về trách nhiệm đó trên thế giới. Như vậy, việc tìm hiểu trách nhiệm của KTV về vấn đề gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC và một số biện pháp phát hiện gian lận trọng yếu, và tìm hiểu trách nhiệm và các biện pháp đó của KTV tại Việt Nam trong mối tương quan với thế giới là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp KTV thực hiện tốt trách nhiệm của mình, hoàn thành tốt mục tiêu của cuộc kiểm toán, có bằng chứng về sự tuân thủ chuẩn mực và tránh được các trách nhiệm pháp lý trong những vụ kiện về gian lận trên BCTC đã kiểm toán. Ngoài ra, việc nghiên cứu trách nhiệm đối với gian lận tại Việt Nam và so sánh với thế giới sẽ giúp cơ quan ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các KTV Việt Nam bắt kịp với những thay đổi trên thế giới; từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam. Do đó, đề tài “Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc xem xét gian lận liên quan đến báo cáo tài chính và một số biện pháp giúp kiểm toán viên phát hiện gian lận trọng yếu” được thực hiện. Đề cương chi tiết: PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, PHẠM VI VÀ TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.3. Phạm vi nghiên cứu 2.4. Trình tự nghiên cứu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XEM XÉT GIAN LẬN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRỌNG YẾU TRÊN BCTC 1.1. TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC XEM XÉT GIAN LẬN – SỰ PHÁT TRIỂN VỀ MẶT LÝ LUẬN 1.2. TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI GIAN LẬN THEO ISA 240 (CÓ HIỆU LỰC THÁNG 12/2004) 1.2.1. Khái niệm gian lận
  4. 1.2.2. Đặc điểm gian lận 1.2.3. Phân loại gian lận 1.2.4. Trách nhiệm đối với gian lận theo ISA 240 (có hiệu lực tháng 12/2004) 1.2.5. Một số biện pháp giúp KTV phát hiện sai phạm trọng yếu do gian lận 1.3. NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ CỦA ISA 240 (HIỆU LỰC 12/2004) SO VỚI VSA 240 (BAN HÀNH 12/2001) 1.3.1. Tổng quan 1.3.2. Khái niệm gian lận 1.3.3. Các loại gian lận 1.3.4. Các tình huống có thể xảy ra gian lận hay các nhân tố của rủi ro gian lận Trách nhiệm của ban giám đốc và ban quản trị đối với sai phạm trọng yếu do 1.3.5. gian lận của doanh nghiệp 1.3.6. Trách nhiệm của KTV đối với sai phạm trọng yếu do gian lận của doanh nghiệp 1.3.7. Các yêu cầu, hướng dẫn KTV về việc thực hiện các biện pháp phát hiện gian lận 1.3.8. Lập tài liệu việc xem xét gian lận của KTV CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ XEM XÉT GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY PRICEWATERHOUSECOOPERS 2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY KIỂM TOÁN PRICEWATERHOUSECOOPERS 2.1.1. Lịch sử của công ty PwC 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty PwC 2.1.3. Cơ cấu hoạt động của PwC Việt Nam 2.1.4. Quy trình kiểm toán chung tại công ty PwC 2.2. TRÁCH NHIỆM CỦA KTV ĐỐI VỚI GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BCTC ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI PWC 2.2.1. Trách nhiệm chung 2.2.2. Trách nhiệm lập tài liệu việc xem xét gian lận 2.2.3. Trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý khi phát hiện gian lận 2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRỌNG YẾU TẠI PWC ĐỐI VỚI NHỮNG DOANH NGHIỆP THÔNG THƯỜNG 2.3.1. Thu thập thông tin cần thiết để xác định rủi ro xảy ra gian lận 2.3.2. Xác định và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu 2.3.3. Thảo luận về gian lận với khách hàng
  5. 2.3.4. Thủ tục kiểm toán để đối phó với kết quả đánh giá rủi ro xảy ra gian lận 2.3.5. Đánh giá kết quả thử nghiệm kiểm toán 2.3.6. Sự tham gia của chuyên gia về gian lận 2.3.7. Sử dụng các kỹ thuật kiểm toán tin học (CAAT) 2.4.TRÁCH NHIỆM CỦA KTV ĐỐI VỚI GIAN LẬN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI PWC TRONG KIỂM TOÁN CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT 2.4.1. Sự xem xét đặc biệt của KTV về gian lận khi kiểm toán những doanh nghiệp niêm yết 2.4.2. Những vấn đề trọng yếu về gian lận KTV cần xem xét đặc biệt 2.4.3. Việc lập tài liệu các vấn đề trọng yếu về gian lận trong kiểm toán doanh nghiệp niêm yết 2.4.4. Xác định rủi ro tăng cường gian lận 2.4.5. Đánh giá kết quả của các thử nghiệm cơ bản 2.4.6. Những vấn đề về gian lận đã xảy ra hoặc nghi ngờ gian lận 2.5. THỰC TẾ VỀ VIỆC XEM XÉT GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BCTC VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRỌNG YẾU TẠI CÔNG TY PWC 2.5.1. Mục đích khảo sát 2.5.2. Phương pháp khảo sát 2.5.3. Kết quả khảo sát 2.5.4. Đánh giá kết quả khảo sát CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI PWC 3.1.1. Nhận xét chung về PwC 3.1.2. Kiến nghị xuất phát từ nhận xét chung về PwC 3.1.3. Nhận xét về vấn đề xem xét và phát hiện gian lận tại PwC 3.2. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM SỐ 240 “GIAN LẬN VÀ SAI SÓT” 3.2.1. Nhận xét về VSA 240 3.2.2. Kiến nghị về VSA 240 PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2