intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xét xử các vụ án hành chính ở việt nam

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

107
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm sáng tỏ bản chất của việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức thông qua việc luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử các vụ án hành chính tại Tòa án thông qua các quy định của pháp luật; cơ sở việc nghiên cứu các quan điểm về đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, rút ra các đặc điểm cũng như mối quan hệ với các khái niệm có liên quan để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề. Mời các bạn cùng tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xét xử các vụ án hành chính ở việt nam

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> VŨ THỊ HÒA<br /> <br /> B¶O §¶M QUYÒN Vµ LîI ÝCH HîP PH¸P<br /> CñA C¸ NH¢N, Tæ CHøC TRONG XÐT Xö<br /> C¸C Vô ¸N HµNH CHÝNH ë VIÖT NAM<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT<br /> <br /> Mã số : 62 38 01 01<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phạm Hồng Thái<br /> 2. TS. Nguyễn Thanh Bình<br /> <br /> Phản biện 1:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 2:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 3:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br /> Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp bách của đề tài<br /> Mục tiêu quan trọng nhất của Hiến pháp 2013 là tiếp tục phát huy dân<br /> chủ, bảo đảm quyền công dân, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người,<br /> đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong tư duy lý luận của Đảng và Nhà<br /> nước ta. Chỉ thị số 12/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng năm 1992 về<br /> vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta xác định<br /> quyền con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là bản chất của chế<br /> độ ta, Chỉ thị xác định: “Đối với chúng ta, vấn đề quyền con người được đặt<br /> ra xuất phát từ mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội, từ bản chất của chế độ ta và<br /> bao quát rộng rãi nhiều lĩnh vực, từ chính trị, tư tưởng, văn hóa đến kinh tế,<br /> xã hội, an ninh quốc phòng...”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ<br /> quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) cũng chỉ rõ:<br /> “quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện<br /> của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và<br /> thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết”. Khẳng định mạnh mẽ<br /> bản chất nhà nước ta là nhà nước thực hiện chủ quyền nhân dân, thực hành<br /> dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và bảo đảm quyền lực<br /> của nhân dân, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa<br /> xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ<br /> nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ<br /> nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ. Tất cả quyền Nhà nước thuộc về nhân<br /> dân….”. Hiến pháp năm 2013 đã giành Chương II ghi nhận về “Quyền con<br /> người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Như vậy, quan điểm nhất<br /> quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định con người ở vị trí trung tâm<br /> của các chính sách kinh tế - xã hội, là nhân tố quan trọng để phát triển bền<br /> vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br /> Một trong các nội dung về củng cố và hoàn thiện nhà nước Pháp<br /> quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là coi trọng việc tổ chức thực thi quyền<br /> <br /> 2<br /> <br /> lực nhà nước tập trung, thống nhất có sự phân công khoa học giữa các quyền<br /> lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó việc thực thi quyền tư pháp là một<br /> nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện, tăng cường<br /> hiệu lực của bộ máy nhà nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo<br /> đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Khi thực thi hoạt động<br /> hành pháp, các cơ quan nhà nước (hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan<br /> nhà nước) với những lý do khác nhau có thể ban hành những quyết định hành<br /> chính, hành vi hành chính gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá<br /> nhân, tổ chức. Những thiệt hại này là cơ sở tạo nên những mâu thuẫn giữa cơ<br /> quan công quyền với cá nhân, công dân, tổ chức. Từ đó, sẽ dẫn đến việc công<br /> dân, tổ chức khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Tòa án<br /> nhân dân để khiếu nại, khiếu kiện. Để giải quyết các khiếu kiện hành chính,<br /> cá nhân, tổ chức bị các quyết định hành chính, hành vi hành chính làm xâm<br /> hại trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình có thể lựa chọn nhiều phương<br /> thức giải quyết khác nhau như giải quyết theo trình tự thủ tục hành chính<br /> thông qua việc khiếu nại tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi<br /> kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân theo trình tự, thủ tục tư pháp.<br /> Trong hai phương thức trên thì việc giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án<br /> nhân dân có một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó thể hiện sự<br /> nghiêm minh của pháp luật, thể hiện sự nghiêm túc trong tổ chức thực hiện<br /> quyền lực nhà nước, và đặc biệt là liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp<br /> của công dân, tổ chức...<br /> Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xét xử các<br /> vụ án hành chính là một trong rất nhiều những yêu cầu xây dựng và hoàn thiện<br /> nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Nghị quyết 8 Ban<br /> Chấp hành Trung ương khóa VII đã đặt ra yêu cầu cấp bách là: "Đẩy mạnh<br /> giải quyết các khiếu kiện của dân... xúc tiến việc thiết lập hệ thống Tòa án<br /> hành chính để xét xử các khiếu kiện của dân đối với các quyết định hành<br /> chính". Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, tiếp<br /> tục khẳng định "xúc tiến thành lập Tòa hành chính trong Tòa án nhân dân, bổ<br /> <br /> 3<br /> <br /> sung thể chế làm căn cứ cho việc xét xử. Xác định mô hình tổ chức và thủ tục<br /> tố tụng phù hợp với đặc điểm của các vụ kiện hành chính".<br /> Thể chế hóa các quan điểm, các nhiệm vụ nêu trên của Đảng, đã có<br /> nhiều văn bản pháp luật quan trọng để thiết lập thể chế tài phán hành chính<br /> góp phần hoàn thiện các chế định giải quyết khiếu kiện hành chính của dân.<br /> Kết quả nổi bật là đã hình thành tổ chức và thực hiện hoạt động xét xử hành<br /> chính của Tòa án nhân dân. Tòa án cũng đã giải quyết được hàng chục ngàn<br /> vụ khiếu kiện hành chính, góp phần ổn định các quan hệ hành chính, bảo vệ<br /> quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Bước đầu, xã hội đã phần nào<br /> có sự nhìn nhận, đánh giá việc xét xử các vụ án hành chính là phương thức<br /> bảo đảm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức một cách có hiệu quả khi họ đặt<br /> niềm tin pháp lý vào việc khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án.<br /> Tuy vậy, nhìn chung vẫn còn không ít những tồn tại. Tình trạng án<br /> hành chính bị cải, sửa vẫn thường xuyên xảy ra dẫn đến việc bảo đảm quyền<br /> và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xét xử hành chính còn nhiều<br /> hạn chế, đồng thời gây bức xúc xã hội. Có rất nhiều các nhân tố chủ quan và<br /> khách quan ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá<br /> nhân, tổ chức trong xét xử hành chính hành chính, nhưng tập trung chủ yếu<br /> vào một số vấn đề như: hệ thống tổ chức Tòa hành chính chưa được hoàn<br /> thiện; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán trực tiếp làm công<br /> tác giải quyết án hành chính chưa cao, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp còn<br /> hạn chế. Đặc biệt là hệ thống pháp luật hành chính và tố tụng hành chính của<br /> nước ta còn khá nhiều những vướng mắc, bất cập, không rõ ràng. Bên cạnh<br /> đó, việc tổ chức hệ thống Toà hành chính nằm trong hệ thống Tòa án nhân<br /> dân với thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ như hiện nay thì việc xét xử án<br /> hành chính chưa thể đạt được kỳ vọng trong việc bảo vệ quyền con người,<br /> quyền công dân và bảo vệ pháp chế.<br /> Trên bình diện quốc tế, hiện nay Việt Nam là thành viên tích cực của<br /> Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đang nỗ lực cùng tất cả các<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2