Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay
lượt xem 4
download
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của MXH đối với tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LÊ PHẠM TUẤN VINH TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Công tác tư tưởng Mã số: 9 31 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, 2023
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện Báo chí và Tuyên truyền Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Ngô Đình Xây 2. TS. Nguyễn Công Dũng Chủ tịch Hội đồng: PGS, TS. Trần Thanh Giang Phản biện 1: PGS, TS. Ngô Văn Thạo Phản biện 2: PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng Phản biện 3: TS. Lương Ngọc Vĩnh Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào hồi …. giờ …. ngày …. tháng ….. năm 202… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia, Hà Nội - Trung tâm Thông tin khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, “một thế giới phẳng” với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 Trong đó, Internet nói chung và các mạng xã hội nói riêng là những công cụ vô cùng tiện ích, gắn với sự xuất hiện của các hình thức, từ blog cho đến các trang mạng. Nếu các loại hình truyền thông thường đi sâu vào việc sản xuất và phân phối nội dung thông tin qua các kênh truyền thống như: báo giấy, báo điện tử, truyền hình, báo nói…. thì mạng xã hội lại là sự quy tụ của nhiều thành viên với nhau, thông qua đó chia sẻ các thông tin, các quan điểm… về một vấn đề nhất định. Những năm gần đây, mạng xã hội đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mạng xã hội đã trở thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng, cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Những trang MXH phổ biến hiện nay như: Facebook, Youtube, WhatsApp, TikTok, Instagram, WeChat… đã nhanh chóng thu hút hàng tỉ người tham gia và trở thành một phần quan trọng trong không gian sống của cư dân mạng, là môi trường tinh thần đặc biệt của đời sống xã hội. Sức hút mạnh mẽ của MXH khiến nó ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội của con người, đặc biệt là lứa tuổi SV. Sự tác động của MXH đến lứa tuổi SV diễn ra song song theo hai chiều hướng thuận – nghịch. Sinh viên hiện nay đã và đang tiếp cận, sử dụng MXH với nhiều mục đích khác nhau: tìm kiếm, trao đổi thông tin hữu ích trong học tập, chia sẻ, kết nối bạn bè,… Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, bên cạnh những tác động tích cực và hữu ích của MXH là những tác động trực tiếp, không chỉ ảnh hưởng đến những khía cạnh như tâm lý, sức khỏe…mà đáng quan ngại hơn, MXH tác động tiêu cực đến bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức, lối sống, mục tiêu, lý tưởng cách mạng của thanh thiếu niên hiện nay. Biểu hiện ở những khía cạnh như: MXH chứa đựng nhiều nội dung có thể làm cho thanh thiếu niên suy yếu về bản lĩnh chính trị, dao động về lập trường tư tưởng; tha hóa về phẩm chất đạo đức, lối sống; có những hành vi vi phạm pháp luật,… Theo đó, sinh viên là đối tượng phải đối mặt với các tác động đa chiều từ việc sử dụng MXH thường xuyên, gây ảnh hưởng đến cả nhận thức lẫn hành vi của họ. Tuy nhiên, vấn đề những tác động của MXH đến SV chưa được nghiên cứu sâu ở Việt Nam. Theo báo cáo quốc gia về SV Việt Nam năm 2015, dân số trong độ tuổi thanh niên ước tính chiếm khoảng 30% dân số cả nước, như vậy đây là một bộ phận chiếm tỉ lệ khá lớn trong dân số của cả nước. Việt Nam hiện đứng thứ 22 trên thế giới về số lượng người sử dụng MXH, thứ 6 trong top 10 nước châu Á về sử dụng Internet. Theo thống kê của Digital, năm 2021, tỉ lệ người Việt Nam sử dụng Internet là 77.4%, cao hơn tỉ lệ trung bình ở khu vực Đông Nam Á (69%). Trong đó, có trên 72 triệu tài khoản MXH, chiếm tỉ lệ 73.7% lượng người dùng Internet. Về cơ cấu sử dụng MXH, độ tuổi sử dụng các MXH phổ biến như Facebook, TikTok, Instagram chủ yếu là từ 13 đến 24 tuổi, chiếm 71%. Như vậy, có thể thấy, người sử dụng MXH ở nước ta không phân biệt lứa tuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất có bộ phận SV. Điều này đang thực sự trở thành một mối lo ngại, là một nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Do vậy, quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng chính trị cho SV, phát huy tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực của MXH với tư tưởng chính trị của SV là một yêu cầu cấp thiết. Hơn nữa, trong bối cảnh đất nước tăng cường mở cửa và hội nhập như hiện nay, MXH chính là “mảnh đất vàng” để các thế lực phản động thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với thanh thiếu niên bằng cách cho đăng tải, chia sẻ, lan truyền các bài viết, bình luận có quan điểm chính trị đối lập với
- 2 Đảng và Nhà nước ta…Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc nâng cao chất lượng công tác lý luận nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lý luận chính trị, lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm cách mạng cho bộ phận sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước. Đặc biệt, Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đã chỉ ra: phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trên Internet; biết khai thác, sử dụng Internet một cách hiệu quả, thiết thực và lành mạnh. Do đó, việc nghiên cứu tác động của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực đó là một yêu cầu cấp thiết. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày ở trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay” 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của MXH đối với tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan về những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, nhận định về kết quả của các công trình này và xác định hướng nghiên cứu tiếp theo. - Làm rõ những vấn đề lý luận về tư tưởng chính trị của sinh viên, về mạng xã hội, vai trò của mạng xã hội đối với xã hội hiện nay. - Khảo sát thực trạng tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay trước tác động của mạng xã hội, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất các phương hướng và giải pháp phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Các trường đại học khối xã hội trên địa bàn thành phố Hà nội được luận án nghiên cứu bao gồm: Đại học quốc gia Hà Nội; Trường Đại học sư phạm Hà Nội; Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Các trường này đã có sinh viên theo học đại diện cho các khối ngành cơ bản của khối trường Thủ đô: khoa học tự nhiên - công nghệ, khoa học xã hội - nhân văn; khoa học kinh tế, khoa học sư phạm và khoa học chính trị, truyền thông. - Về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu từ 10/2018 đến 6/2022 - Về nội dung: vì luận án thuộc chuyên ngành Công tác tư tưởng nên luận án tập trung vào các giải pháp giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận - Tiếp cận trên cơ sở nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
- 3 Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước, các ngành khoa học có liên quan như: Triết học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, quan hệ công chúng... trong phân tích, đánh giá tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà nội hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp khảo sát chi tiết, tổng hợp và phân tích - Phương pháp điều tra xã hội học (bằng bảng hỏi Anket thông qua Google Form): - Phương pháp phỏng vấn sâu (dành cho lãnh đạo, cán bộ các trường Đại học). - Phương pháp thảo luận nhóm và diễn đàn mạng. 5.3. Phương pháp xử lý thông tin Đề tài sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, khái quát hóa, logic lịch sử, thống kê, so sánh, đối chiếu số liệu, dữ liệu, các cuộc điều tra xã hội học... 6. Đóng góp mới của của luận án - Giúp các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội cũng như Đoàn sinh viên các trường Đại học nhìn nhận lại hoạt động của đơn vị mình trong việc thực hiện công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên và tham khảo, áp dụng một số giải khắc phục tác động tiêu cực của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học Hà Nội hiện nay, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi công tác tư tưởng của toàn Đảng. - Đây là hướng nghiên cứu mới, cấp thiết đối với công tác tư tưởng của Đảng ta; đồng thời cũng là góp phần vào việc đề xuất giải pháp nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 04 chương, 13 tiết.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu về mạng xã hội và ảnh hưởng của mạng xã hội đối với đời sống xã hội 1.1.1. Trên thế giới Mạng xã hội hình thành và phát triển từ những năm 90 của thế kỉ XX. Với sự phát triển bùng nổ, MXH là một trong những lĩnh vực được các nhà khoa học hàng đầuq quan tâm nghiên cứu. Nổi bật trong số đó có thể kể đến cuốn sách The Virtual Community: Homesteading on the Electronic Frontier (1993) của Howard Rheingold được xem như một cuộc điều tra xã hội học, ở đó thảo luận về các cuộc tìm tòi việc giao tiếp bằng máy tính và thông qua các nhóm xã hội, mở rộng chúng thành khoa học thông tin. Tác giả Eric K. Clemons với nghiên cứu “The complex problem of monetizing virtual electronic social netswoks” [54]. Theo tác giả thì từ khi xuất hiện Internet, MXH đã ra đời, là một tập hợp người/hoặc các tổ chức/hoặc các thực thể xã hội khác được kết nối với nhau thông qua mạng máy tính. Năm 1996, Rob Shields cũng công bố công trình “Cultures of Internet, Virtual Spaces, Real Histories, Living Bodies” [64]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người sử dụng internet với nhiều lý do khác nhau như: tranh luận, đưa ra quan điểm cá nhân, buôn bán, lập kế hoạch, sáng tạo, yêu đương... và có các tính chất khác nhau như: quan hệ giữa cá nhân, tính chất hòa đồng, thoải mái, trao đổi văn hóa... Thomas L. Friedman trong Thế giới phẳng (2006) đã nhấn mạnh vai trò của các phương tiện truyền thông như một trong những yếu tố căn bản nhất góp phần làm cho thế giới trở nên “phẳng” thông qua các loại tín hiệu kỹ thuật số, các chương trình Internet, điện thoại di động với nhiều chức năng mới, và nhiều hình thức lưu trữ, chuyển tải thông tin khác... Nghiên cứu của Sophie Tan-Ehrhardt năm 2013: “Social networks and Internet usages by the young generations” (Mạng xã hội và thói quen sử dụng Internet của thế hệ trẻ) [68] đã chỉ ra những thói quen của giới trẻ khi sử dụng MXH và Internet, so sánh những thói quen này với những hành vi trong đời thực cũng như những quan điểm của thế hệ trẻ về MXH, Internet. Đồng thời, nghiên cứu cũng nhấn mạnh về sự quan trọng của MXH và Internet trong xã hội hiện đại. Bài viết “The Use of Alternative Social Networking Sites in Higher Educational Settings: A Case Study of the E-Learning Benefits of Ning in Education (Sử dụng mạng xã hội trong giáo dục đại học: Một trường hợp về lợi ích của E Leaning”) của Kevin P. Brady, Lori B. Holcomb và Bethany V. Smith [57]; bài viết “Social Network Theory and Educational Change (Lý thuyết mạng xã hội và sự biến đổi của giáo dục”) của Choi vào năm 2010 [51];… đều tập trung vào phân tích những ưu điểm, những ích lợi mà MXH đưa lại, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông. Trong cuốn The psychology of the Internet (2015), Patricia M. Wallace đã công bố những thực nghiệm về cách con người ứng xử khi tương tác, giao tiếp trực tuyến và lý giải về sự ảnh hưởng của môi trường trực tuyến tới hành vi của con người theo những cách đáng ngạc nhiên [62]. Theo đó, ông cho rằng, tương tác trên Internet làm mất đi những hành vi cử chỉ phi ngôn ngữ và bản chất “lạnh” khi giao tiếp trực tuyến có thể dẫn đến nhiều vấn đề. Năm 2019, Nicholas Bowman và Cathlin Clark-Gordon đã thực hiện bài nghiên cứu về tình trạng nghiện Facebook của sinh viên trường Đại học Bergen, Na Uy [61]. Tác giả đã thực hiện cuộc khảo nhằm xem tình trạng nghiện Facebook của sinh viên tại trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy người trẻ tuổi hay nghiện Facebook hơn và nữ giới hay nghiện Facebook hơn nam. Người bất an về tâm lí và ít để ý đến bảo mật có xu hướng nghiện nhiều hơn vì trên Facebook dễ giao tiếp hơn là gặp mặt trực tiếp.
- 5 1.1.2. Ở Việt Nam Internet nói chung và sau đó là MXH nói riêng tuy được du nhập và sử dụng ở Việt Nam chưa lâu, song nước ta lại là quốc gia có mức độ phát triển và phổ biến rất nhanh chóng công nghệ này. Trong những năm trở lại đây, nghiên cứu về MXH và ảnh hưởng của MXH cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nổi bật trong số đó có thể kể đến nghiên cứu “Mạng xã hội với sinh viên” của Trần Hữu Luyến năm 2015 [28]. Nghiên cứu được sử dụng như sách chuyên khảo về MXH, trong đó làm sáng tỏ thực trạng sử dụng MXH của 4.205 sinh viên Việt Nam đang học tại một số trường đại học tiêu biểu và vấn đề tự đánh giá của bản thân họ. Năm 2020, Nguyễn Lan Nguyên thực hiện đề tài luận án “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay”. Luận án đã chỉ ra những khía cạnh nổi bật trong thực trạng sử dụng MXH Facebook của sinh viên hiện nay liên quan đến quá trình học tập, quan hệ gia đình, bạn bè cũng như các hoạt động ngoại khoá, việc làm của sinh viên... [32] Một số nghiên cứu khác tập trung chủ yếu vào những tính năng, cách thức truyền thông tin trên MXH như: việc tham gia thường xuyên vào một số MXH của giới trẻ, việc đưa – tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí trên các MXH nổi tiếng... Công trình “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zingme và Go.vn) của Hoàng Thị Hải Yến (2012) cũng đã tập trung làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về MXH, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên MXH từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang MXH Facebook, Zingme và Go.vn [48] Ngoài ra còn một số các nghiên cứu khác về việc sử dụng ngôn ngữ trên MXH, ảnh hưởng của MXH đến việc kết bạn, học tập và giải trí của sinh viên: Tác giả Lê Thu Quỳnh năm 2014 đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam” (Khảo sát qua 3 mạng xã hội tiêu biểu hiện nay ở Việt Nam: Vietspace, Cyworld Việt Nam và Yahoo! 360) [21]; Ngô Lan Hương năm 2013 với đề tài: “Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực văn hoá - giải trí”; Nguyễn Minh Hạnh năm 2013, với đề tài “Báo mạng điện tử với việc khai thác và sử dụng thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội” [15]. Bên cạnh đó còn có các bài nghiên cứu công bố trên các tạp chí như: “Thực trạng sử dụng mạng xã hội trực tuyến và một số gợi ý về chính sách” của Trịnh Hòa Bình năm 2015 [1], “Thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Lan Hương năm 2019 [22]; “Mặt tích cực của mạng xã hội” của Hạnh Chi năm 2020 [13], “Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Lan Nguyên [18], “Nâng cao tính tích cực của mạng xã hội cho giới trẻ” của Đỗ Thị Anh Phương năm 2021 [33]. Như vậy, tổng quan những công trình, tài liệu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến đề tài có thể thấy rằng đã có sự xuất hiện của một số nghiên cứu về MXH cũng như ảnh hưởng của MXH tới sinh viên. Các nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ một số tác động tích cực và đồng thời chỉ ra các các động tiêu cực của MXH hối với đời sống xã hội nói chung và đối với sinh viên nói riêng. Các kết quả nghiên cứu này là những gợi ý hết sức quan trọng, định hướng cho chúng tôi trong việc nghiên cứu về tác động của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. 1.2. Những nghiên cứu về tư tưởng chính trị của sinh viên và tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên hiện nay 1.2.1. Những nghiên cứu về tư tưởng chính trị và tư tưởng chính trị của sinh viên 1.2.1.1. Tư tưởng chính trị Công trình “Một số vấn đề về công tác tư tưởng” của tác giả Đào Duy Tùng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 [38]. Tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò, nhiệm vụ lớn lao của công tác tư
- 6 tưởng trong tiến trình cách mạng Việt Nam, những bài học kinh nghiệm và phương châm chỉ đạo công tác tư tưởng, những nội dung và biện pháp giáo dục công tác chính trị tư tưởng, tổng kết thực tiễn; phòng, chóng những ảnh hưởng của tư tưởng tư sản, phong kiến, tiểu tư sản, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng. Năm 2000, Elizabeth Prazar thực hiện nghiên cứu “Cutuzenship Education: Anti-Polilical Culture and Political Education in Britain”, Journal of Political studies, Volume 48, Issue I, 3/2000, United Kingdom [53]. Bài viết đặt vấn đề về việc cần thiết phải giáo dục chính trị, giáo dục quyền công dân và dân chủ cho học sinh trong nhà trường trong nền văn hóa Anh với quan điểm cho rằng con người tự do trong việc tiếp nhận các lý thuyết về chính trị. Các tác giả Hữu Thọ, Đào Duy Quát trong công trình “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng – văn hóa trong tình hình mới” của NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 [42] đã đi sâu phân tích việc đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng trong tình hình mới, trong đó chú trọng công tác tư tưởng bám sát thực tiễn, hướng về cơ sở. Tác phẩm “Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng” của tác giả Hà Học Hội, Ngô Văn Thạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 [19] đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới và đổi mới công tác tư tưởng, từ đó trước bối cảnh những thập niên đầu của thế kỷ XXI, trước yêu cầu đổi mới phải chủ động sáng tạo đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tư tưởng. Đề tài cấp bộ, mã số B.08-23 do Ngô Ngọc Thắng làm Chủ nhiệm: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay”, Hà Nội, 2008 [40]. Công trình trên đã khái quát các luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục lý luận chính trị, khảo sát thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào công tác giáo dục lý luận chính trị hiện nay. 1.2.1.2. Tư tưởng chính trị của sinh viên Tác giả Nguyễn Đình Đức trong luận án Phó Tiến sĩ triết học: “Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến tư tưởng chính trị của sinh viên - Thực trạng và giải pháp” (1996), đã chỉ ra thực trạng tư tưởng chính trị của sinh viên, giai đoạn trước năm 1975 và giai đoạn từ khi đổi mới đến nay với những biểu hiện về chính trị có tốt có xấu, nhưng sự lựa chọn con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn là lựạ chọn hàng đầu. Tác giả Hồ Tự Lực với bài “Tư duy mới về giáo dục lý luận chính trị của các trường đại học, cao đẳng”, Hà Nam học báo (kỳ 2 số 18) năm 2004 [29]. Trong bài viết, tác giả đã đề cao vai trò chủ nghĩa Mác - Lê nin trong việc hình thành và phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Tác giả bài viết đã đi vào tìm hiểu các vấn đề trọng tâm: kiên trì vai trò chỉ đạo không thay đổi của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, bảo đảm phương hướng đúng đắn trong công tác giáo dục đại học; lấy sự chỉ đạo của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, phát huy tốt hơn nữa công tác giáo dục lý luận chính trị. Cuốn “Giáo trình Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên truyền” (2005) của Cục cán bộ, Ban Tuyên huấn Đảng Cộng sản Trung Quốc, (bản dịch của NXB Chính trị quốc gia) đã trình bày một hệ vấn đề liên quan đến công tác tuyên truyền tư tưởng. Trong đó, đối với công tác lý luận, cuốn sách đã đề ra những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, yêu cầu đối với công tác giáo dục lý luận chính trị. Đối với việc giảng dạy lý luận Chủ nghĩa Mác - Lê nin tại các trường đại học, cao đẳng, cuốn sách nhấn mạnh “nay phải đi sâu điều tra, nghiên cứu để chỉ đạo việc biên soạn và sửa chữa các giáo trình lý luận Chủ nghĩa Mác - Lê nin” [12]. Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị của tác giả Lương Ngọc Vĩnh,: “Hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên các học viện quân sự ở nước ta hiện nay” (2012) đã đi sâu đánh giá thực trạng tư tưởng chính trị của học viên qua các chỉ số giáo dục như: kết quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên; thực trạng huy động các nguồn lực công tác giáo dục chính
- 7 trị -tư tưởng trong học viên; sự tương quan giữa kết quả với mục đích và sử dụng nguồn lực công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viêncác học viện quân sự hiện nay [126; tr 86-104]. Với cách tiếp cận hiện đại, nghiên cứu tư tưởng chính trị trên bình diện của báo điện tử, Tác giả Trần Doãn Tiến trong luận án Tiến sĩ triết học: “Phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, tác giả đã phân tích những biểu hiện, cũng như tác hại của những quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet trong giới trẻ hiện nay. Trên cơ sở đó, đề tài đã góp phần định hướng nhận thức và hành động đúng đắn cho thanh niên- sinh viên; nhằm bảo vệ chế độ XHCN, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời, qua việc phân tích thực trạng tư tưởng chínhtrị của sinh viên, chúng ta có cách nhìn nhận đúng hơn về nhận thức chính trị của sinh viên ở một số trường đại học và cao đẳng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tạ Thu Hiền trong “Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên hiện nay – Nội dung và phương pháp” (2017) đã tập trung phân tích khái niệm, nội dung và phương pháp giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên. Từ tiếp cận triết học, tác giả Phạm Việt Thắng trong bài viết “Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong dạy học các môn lý luận chính trị” (2017) cũng đi vào phân tích nội hàm các khái niệm ý thức chính trị, giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên, đặc điểm của sinh viên Việt Nam, để từ đó xác định các nội dung cốt lõi trong công tác giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên thông qua việc giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay. Bài viết “Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trường đại học hiện nay” (2020) của nhóm tác giả Trần Viết Quang, Thái Ngọc Châu, Lê Thị Thanh Hiếu đã phân tích làm rõ khái niệm ý thức chính trị, giáo dục ý thức chính trị, Theo nhóm tác giả, giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên cần phù hợp với sự phát triển của đất nước, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Nhóm tác giả Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Viết Tiến trong “Xây dựng ý thức chính trị cho sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và Giải pháp” (2021) đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên hiện nay. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên Lưu Bá Lộc, Phạm Thùy An & Lâm Thánh Thuận (2013) “Tác động của mạng xã hội Facebook, Zalo đối với sinh viên hiện nay”. Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngàycàng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Vấn đề ảnh hưởng của MXH tới lối sống cũng đã được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều hội thảo khoa học như: “Mạng xã hội với lối sống trẻ thành phố Hồ Chí Minh”, “Truyền thông xã hội - Truyền thông cổ điển và dư luận xã hội” và “Nghiện internet: Những thách thức mới của xã hội hiện đại”... và trong một vài công trình nghiên cứu có phạm vi rộng hơn khi tìm hiểu về ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mới đến mọi mặt của đời sống văn hóa - xã hội và lối sống của con người Việt Nam nói chung trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hoàng Anh (2014) “Thực trạng sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM”. Bài nghiên cứu này cho chúng ta thấy với tỉ lệ người sử dụng MXH rất cao chiếm hơn 90% sinh viên, riêng sinh viên chỉ sử dụng Facebook thì chiếm hơn 80%, với nguyên nhân tham gia Facebook của sinh viên chủ yếu là bị lôi kéo bởi bạn bè, hoặc tham gia theo phong trào (45%), sau đó mới thấy được tính thú vị của MXH này (43%). Chỉ có khoảng 10% lựa chọn MXH này cho mục đích học tập. Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2017) “Sử dụng mạng xã hội của sinhviên Việt Nam” đã chứng minh MXH đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Trong đó, những người sử
- 8 dụng chủ yếu là thanh thiếu niên và sinh viên. Kết quả điều tra mức độ sử dụng MXH trong sinh viên cho thấy trong tổng số 4.247 sinh viên được khảo sát, có đến 4.205 sinh viên (chiếm 99%) có sử dụng MXH. Lê Thị Thanh Hà, Trần Tuấn Anh & Huỳnh Xuân Trí (2017) “Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI)” đã nghiên cứu, thảo luận, cho kết quả và giảipháp về tác động ảnh hưởng trực tiếp của MXH đến kết quả học tập của sinh viên. Tóm lại, tổng quan tình hình nghiên cứu nói trên cho thấy, cho đến thời điểm này, những vấn đề lý luận và thực tiễn trong mối quan hệ tác động giữa các phương tiện truyền thông mới, MXH với đời sống con người đã được một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu, tổng kết, qua đó mang đến một cái nhìn tổng quát về vai trò, ảnh hưởng của MXH tới đời sống nhân loại nói chung và các quốc gia nói riêng. Đặc biệt trong vòng hơn mười năm trở lại đây ở Việt Nam, sự tác động, ảnh hưởng của Internet, MXH đối với giới trẻ đã trở thành chủ đề rất được quan tâm dưới nhiều khía cạnh: thực trạng, tiện ích, hệ lụy, cảnh báo... và từ nhiều góc nhìn: tích cực, tiêu cực hay trung tính. 1.3. Khái quát kết quả của những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra đối với luận án 1.3.1. Khái quát kết quả của những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thứ nhất, khẳng định sự gia tăng và phát triển không ngừng của các trang MXH. Thứ hai, khẳng định được mức độ sử dụng MXH ngày càng phổ biến. Rất nhiều người đã biết cách sử dụng MXH một cách hiệu quả. Thứ ba, phân tích được một số ảnh hưởng của MXH đến đời sống xã hội nói chung. Sự phát tán thông tin từ MXH rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để những kẻ xấu lợi dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng MXH. Đối với vấn đề tư tưởng chính trị của sinh viên và giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên Một là, các tác giả đã trên cơ sở kế thừa những quan niệm mácxít về ý thức chính trị, từ đó đưa ra những quan niệm, khái niệm về tư tưởng chính trị. Hai là, mỗi công trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị, tư tưởng chính trị của sinhviên là sự chứng minh cho những nghiên cứu phong phú, đa dạng về góc độ tiếp cận của các tác giả. Ba là, khi đánh giá về thực trạng, các tác giả đều khẳng định tư tưởng chínhtrị của sinh viên được hình thành trong quá trình học tập và rèn luyện, là ý thức của một tầng lớp có trình độ cao, mang màu sắc thực tiễn đậm nét, nó đều là những nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, việc học tập, lối sống văn hóa và nét ứng xử trong sinh viên, hoạt động đoàn thể chính trị - xã hội, tư tưởng lập thân, lập nghiệp vv… Bốn là, để sinh viên ngày càng hoàn thiện mình, nâng cao tư tưởng chính trị của sinh viên, các tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau nhằm nâng cao lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với luận án Một là, tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận về MXH nói chung và tác động của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. Hai là, khảo sát và đánh giá được thực trạng tác động của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng. Ba là, đề xuất các giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
- 9 Tiểu kết chương 1 Tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng chính trị cho SV trước những biến động của thời cuộc, trong đó có sự phát triển bùng nổ của MXH, đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộ thực tiễn trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu chủ đề này. Trước hết, những công trình nghiên cứu đã tổng quan tập trung làm rõ bản chất, khái niệm MXH; vị trí, vai trò của MXH trong đời sống xã hội hiện nay, cũng như những tác động của nó đối với con người và xã hội. Thứ hai, do vai trò của SV trong sự phát triển tương lai của đất nước, vai trò của tư tưởng chính trị đối với việc giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cách mạng của đất nước, các công trình nghiên cứu đã tổng quan còn tập trung làm rõ bước đầu về khái niệm ý thức chính trị của sinh viên, tư tưởng chính trị của sinh viên. Đối với vấn đề mà đề tài luận án nghiên cứu, có thể khẳng định là chưa có công trình nào đề cập trực tiếp và mang tính hệ thống. Đề tài của luận án sẽ góp phần nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về lý luận và thực tiễn vấn đề tác động của MXH đối với tư tưởng chính trị của SV các trường đại học ở Hà Nội, thông qua đó, luận án hy vọng góp phần lấp đầy một phần khoảng trống lý luận, thực tiễn của vấn đề đã nêu trên. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN 2.1. Tư tưởng chính trị và tư tưởng chính trị của sinh viên 2.1.1. Tư tưởng chính trị 2.1.1.1. Khái niệm tư tưởng chính trị * Khái niệm tư tưởng Tư tưởng là sản phẩm của tư duy con người phản ánh hiện thực khách quan, biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thế giới xung quanh. Tư tưởng có những đặc điểm như sau: Một là, tư tưởng gắn liền với lợi ích. Hai là, tư tưởng có tính giai cấp. Ba là, sự ra đời, tồn tại, phát triển hay mất đi của tư tưởng gắn với tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Bốn là, tư tưởng có tính kế thừa. * Khái niệm hệ tư tưởng Hệ tư tưởng là những tư tưởng, quan điểm, quan niệm được hệ thống hóa thành lý luận, thành học thuyết về xã hội, phản ánh và bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định, được giai cấp đó thừa nhận và truyền bá. Như vậy, hệ tư tưởng mang bản chất giai cấp vì nó thể hiện lợi ích giai cấp dưới hình thức lý luận. Quá trình tư tưởng theo đó cũng bị chi phối bởi lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. * Khái niệm chính trị Theo nghĩa rộng, chính trị là toàn bộ những hoạt động của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, cho đến các quốc gia, dân tộc, liên quan đến các vấn đề giành, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước. Theo nghĩa hẹp, chính trị đề cập đến hoạt động của nhà nước, các đảng chính trị, v.v. để điều hành đất nước. * Khái niệm tư tưởng chính trị Theo nghĩa rộng, tư tưởng chính trị là sự phản ảnh lợi ích của tầng lớp, giai cấp liên quan
- 10 đến các mối quan hệ giữa các các tầng lớp xã hội, giai cấp, giữa các quốc gia, dân tộc, mà cốt lõi của nó là hướng đến mục tiêu giành, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của nhà nước biểu hiện những lợi ích của con người, của giai cấp và của xã hội. Theo nghĩa hẹp, tư tưởng chính trị là sự tổng hợp các tri thức, hiểu biết, cảm nhận và đánh giá về các hoạt động của hệ thống chính trị và các hiện tượng chính trị diễn ra trong đời sống xã hội trên lập trường giai cấp nhất định và trên cơ sở của tình cảm, niềm tin và nhận thức chính trị. Tư tưởng chính trị là kết quả của tư duy chính trị và hệ tư tưởng chính trị có hệ thống, đầy đủ và chặt chẽ, thường bao gồm nhận thức chính trị, tình cảm, niềm tin chính trị và hệ tư tưởng chính trị. Hệ tư tưởng chính trị vị trí, vai trò rất quan trọngː Một là, đây có thể coi là kim chỉ nam cho quá trình đấu tranh của một giai cấp. Hai là, chỉ có hệ tư tưởng chính trị mới chứa đựng những mục tiêu và phương pháp để một giai cấp tiến lên giành chính quyền. Ba là, giúp cho việc xác định mối quan hệ giữa giai cấp này với giai cấp khác. Bốn là, làm cơ sở tư tưởng – lý luận cho chế độ chính trị, xác định hình thức và bản chất Nhà nước, các cơ chế phân chia quyền lực chính trị. Năm là, xác định mục tiêu, nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý xã hội. Sáu là, hệ tư tưởng chính trị là mục đích, là nội dung của thể chế chính trị. Bảy là, hệ tư tưởng chính trị nào thì xác định thể chế chính trị đó; trong quan hệ với hệ thống chính trị, hệ tư tưởng chính trị là là “hạt nhân tinh thần”, là phần “linh hồn” của hệ thống đó. 2.1.1.2. Cấu trúc của tư tưởng chính trị * Nhận thức, tư duy chính trị Nhận thức chính trị được cho là quá trình phản ánh năng động và sáng tạo các khía cạnh liên quan đến chính trị vào bộ não con người. Hoạt động nhận thức chính trị không chỉ phản ánh hình thức bên ngoài mà cả bản chất bên trong; các mối quan hệ mang tính quy luật chi phối sự vận động, sự phát triển các khía cạnh liên quan đến chính trị; không chỉ phản ánh thực tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lại những kết quả khác nhau về các khía cạnh liên quan đến chính trị. Tư duy chính trị là quá trình nhận thức - tâm lý nhằm tiếp cận, nắm bắt và phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của các khía cạnh liên quan đến chính trị thông qua những khái niệm, phán đoán trong nhận thức chính trị của chủ thể chính trị. * Niềm tin, tình cảm, động cơ chính trị Tình cảm chính trị là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với các khía cạnh chính trị có liên quan đến nhu cầu và động cơ của chủ thể chính trị. Niềm tin: chính là sự lựa chọn cảm nhận và thông tin, là một trong những yếu tố quan trọng chi phối hành vi con người. Có niềm tin tích cực, tiêu cực và giới hạn Niềm tin tích cực Là thứ niềm tin cho bạn cảm xúc đặc biệt. Nó giúp cho bạn có thêm động lực để hoàn thành các mục tiêu, mong muốn và dự định của mình. Nó định hướng cho bạn có những quyết định và hành động đúng đắn. Ví dụ bạn tin mình sẽ là người thành công, và bạn nỗ lực vào điều đó. Niềm tin tiêu cực Là thứ niềm tin xuất hiện khi mà bạn tự cho rằng điều bạn nghĩ là tiêu cực. Việc bạn tự nhận hoặc đánh giá sự việc theo hướng yếu kém cũng là thứ niềm tin khiến bạn đi vào ngõ cụt. Ví dụ: Bạn có niềm tin vững chãi rằng mọi người đang vô cảm, cả thế giới đang đi vào hồi diệt vong, nó dẫn đến việc bạn chẳng muốn làm gì cả.
- 11 Niềm tin giới hạn Niềm tin giới hạn là định nghĩa xuất hiện trong tâm lý học hiện đại. Nó được sử dụng để chỉ những suy nghĩ, quan niệm, định kiến hoặc thiên kiến của bạn đối với sự vật sự việc. Những quan điểm chuẩn về những việc được phép và không được phép làm. Những suy nghĩ đó dẫn đến hành động, và những hướng đi mang tính nhất quán nào đó. Niềm tin giới hạn buộc chủ thể phải thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Đồng thời Những hành động đó chỉ xuất phát và được thực hiện bởi một chủ thể nhất định. Nó không vi phạm pháp luật, không được thực hiện bởi các chủ thể khác. Động cơ Động cơ là cái thôi thúc lòng ham muốn tham dự và hành động. Động cơ chính trị là yếu tố tâm lý phản ánh sự ham muốn hoạt động chính trị, định hướng, thúc đẩy và duy trì tham gia hoạt động chính trị của chủ thể nhằm khẳng định khả năng chính trị của bản thân. Động cơ chính trị đúng đắn hay lệch lạc có ý nghĩa quyết định sự thành bại của hoạt động chính trị và chiều hướng phát triển nhân cách chính trị của con người. 2.1.2. Sinh viên và tư tưởng chính trị của sinh viên 2.1.2.1. Khái niệm Sinh viên * Sinh viên Sinh viên là những công dân có độ tuổi từ 18-25, đang học tập và nghiên cứu khoa học ở bậc đại học, cao đẳng. * Đặc điểm của sinh viên Thứ nhất, hoạt động nhận thức và sự phát triển trí tuệ. Thứ hai, đặc điểm tự ý thức của sinh viên. Thứ ba, xu hướng phát triển nhân cách của sinh viên. 2.1.2.2. Tư tưởng chính trị của sinh viên * Khái niệm tư tưởng chính trị của sinh viên và khái niệm tư tưởng chính trị của sinh viên Việt Nam Tư tưởng chính trị của sinh viên là tổng hoà của nhận thức, tình cảm, niềm tin và lập trường chính trị, được biểu hiện qua thông qua thái độ và hành động chính trị. Tư tưởng chính trị của sinh viên Việt Nam là tổng hoà của nhận thức, tình cảm, niềm tin và lập trường chính trị, được biểu hiện qua thông qua niềm tin đối với hệ tư tưởng, đường lối lãnh đạo của ĐCSVN, tuân thủ các chính sách và pháp luật của Nhà nước, định hướng họ trong quá trình học tập, rèn luyện, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. * Những biểu hiện của tư tưởng chính trị của sinh viên Việt Nam Thứ nhất, thể hiện là lực lượng tiên phong trong các hoạt động thực tiễn Thứ hai, tư tưởng chính trị của sinh viên về cơ bản là thuần nhất, có nhận thức đúng đắn về chính trị, tư tưởng Thứ ba, sinh viên là lực lượng nhạy bén với cái mới, nhưng khả năng sàng lọc thông tin còn hạn chế 2.2. Mạng xã hội và tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên 2.2.1. Mạng xã hội 2.2.1.1 Quan niệm về mạng xã hội Mạng xã hội (social network service) là một nền tảng trực tuyến mà mọi người sử dụng để phát triển mối quan hệ xã hội với những người khác có cùng suy nghĩ và sở thích cá nhân, kết nối thời gian thực hoặc các hoạt động nghề nghiệp. MXH tuy tồn tại dưới nhiều hình phương thức và mô hình khác nhau nhưng nhìn chung hiện nay, MXH hiện đại đều có những điểm chung sau: Thứ nhất, MXH được xây dựng dựa trên sự kết nối của người với người trên Internet. Thứ hai, hai thành tố chính tạo nên MXH là các thành viên và sự liên kết giữa các thành viên. Thứ ba, MXH có tính kết nối và chia sẻ mạnh mẽ, phá vỡ những ngăn cách về địa lý, ngôn
- 12 ngữ, giới tính, quốc gia… Thứ tư, MXH có khả năng lan rộng trong cộng đồng thông qua sự tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó. Mọi thành viên trong MXH cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn truyền tải thông tin trong đó. 2.2.1.2. Sự hình thành và phát triển của mạng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam * Sự phát triển của mạng xã hội trên thế giới Thống kê của Datareportal, tháng 1 năm 2022 cho thấy, hiện nay có trên 4.62 tỉ tài khoản MXH, chiếm 58.4% tổng dân số trên thế giới. Theo các chuyên gia, thời điểm hiện tại vẫn còn quá sớm để có thể trả lời được câu hỏi MXH trên thế giới sẽ đi về đâu một cách chính xác. Song có một thực tế không bao giờ thay đổi, đó là MXH là mạng lưới truyền thông toàn cầu giúp kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. * Sự phát triển của mạng xã hội ở Việt Nam Trong xu hướng hoà nhập và hội nhập quốc tế, MXH ở Việt Nam có sự phát triển khá mạnh mẽ. Bên cạnh những nền tảng mạng xã hội đang thịnh hành trên thế giới như Facebook, Youtube, Instagram, TikTok…, ở Việt Nam cũng có những mạng xã hội riêng biệt như Zalo, Mocha, Gapo… thu hút đông đảo lượng người dùng tham gia, trong đó độ tuổi sinh viên chiếm tỉ trọng cao. 2.2.2. Ảnh hưởng của mạng xã hội 2.2.2.1. Vai trò tích cực Thứ nhất, mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự điều hành của Chính phủ. Thứ hai, mạng xã hội giúp phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người. Thứ ba, mạng xã hội khuyến khích sự phát triển của văn hóa cộng đồng. Thứ tư, mạng xã hội góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. 2.2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực Cùng với những mặt tích cực đem lại, MXH cũng tồn tại không ít những tác động xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân, môi trường xã hội và lợi ích cộng đồng. Thứ nhất, mạng xã hội đã và đang trở thành một trong những công cụ đắc lực để các thế lực thù địch và tội phạm mạng tiến hành các hoạt động phá hoại tư tưởng, “diễn biến hoà bình” và các hành vi phạm tội khác. Thứ hai, mạng xã hội làm gia tăng nguy cơ lộ bí mật nhà nước. Thứ ba, mạng xã hội có tác động tiêu cực đến sự phát triển văn hóa. Thứ tư, mạng xã hội đang trở thành công cụ, môi trường thuận lợi để tội phạm lợi dụng hoạt động. 2.2.3 Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên 2.2.3.1 Khái niệm tác động Theo tên luận án đã được phê duyệt, thì khái niệm tác động của luận án được hiểu, xem xét và phân tích dưới góc độ danh từ, được thể hiện bằng cụm từ: tác động của… (Ví dụ: … Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên). Khi sử dụng theo nghĩa danh từ thì các thành tố cấu thành để làm nên nội hàm khái niệm tác động lại được thể hiện thông qua bản chất hai mặt của tác động: tác động tích cực và tác động tiêu cực. 2.2.3.2 Nội hàm tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên chính là sự tác động mạnh mẽ của mạng xã hội (tích cực và tiêu cực) đến nhận thức, tư duy và lập trường chính trị của sinh viên; đến niềm tin, tình cảm và động cơ chính trị và hệ quả là dẫn đến thay đổi hành vi chính trị của sinh viên. * Tác động tích cực của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên được thể hiện ở những phương diện sau:
- 13 Trước hết, mạng xã hội góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức chính trị của sinh viên đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành của Chính phủ. MXH đã và đang được các cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả nhằm cung cấp thông tin, tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi người dân, trong đó có tầng lớp thanh niên, sinh viên. Thứ hai, những chuyển biến tích cực về nhận thức và tư duy chính trị sẽ góp phần làm phát triển niềm tin và tình cảm chính trị của sinh viên. Thứ ba, từ việc nhận thức đúng đắn, tăng cường tình cảm, niềm tin chính trị sẽ thúc đẩy các hành vi tích cực của sinh viên. * Tác động tiêu cực của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên được thể hiện ở những phương diện sau: Một là, mạng xã hội cũng làm tăng nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị của sinh viên thông qua việc xuyên tạc, nói xấu chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là, mạng xã hội làm gia tăng nguy cơ gây ra những hiệu ứng tiêu cực trong cộng đồng mạng, gây hoang mang dư luận. Ba là, tác động tiêu cực của mạng xã hội đến hành vi chính trị của sinh viên thể hiện ở việc lôi kéo, dụ dỗ, truyền bá những tư tưởng không phù hợp với chế độ, thể chế chính trị, nền tảng tư tưởng chính trị của Việt Nam. Bên cạnh đó, với đặc tính ảo, MXH thường xuyên được các đối tượng phạm tội về hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng để hoạt động với các thủ đoạn như tạo tài khoản ảo để kết bạn, làm quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiến hành đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái phép để thu thập các thông tin cá nhân, nhất là những thông tin bí mật về tài chính, từ đó tìm cách đánh cắp, trục lợi. 2.3. Sự cần thiết phải phát huy vai trò tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với tư tưởng chính trị của sinh viên 2.3.1. Phát huy vai trò tích cực của mạng xã hội đối với tư tưởng chính trị của sinh viên Mạng xã hội xuất hiện đã giúp tất cả mọi người có thể tương tác, chia sẻ thông tin, tạo ra môi trường thông tin đa chiều. Chính vì thế, cần tăng cường lan tỏa thông tin tích cực lên không gian mạng, chuyển hướng sự tập trung chú ý của dư luận, nhất là giới trẻ, tầng lớp học sinh, sinh viên tại cùng thời điểm vào những thông tin tích cực, phân hóa và cô lập những nhóm thông tin tiêu cực, đây chính là “lấy xây để chống”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, tạo môi trường phát triển nội dung thông tin tốt nhằm bao trùm và lấn át nội dung thông tin tiêu cực trên không gian mạng. Sử dụng hiệu quả MXH để tuyên truyền, đấu tranh, phản bác và thường xuyên chia sẻ, định hướng các thông tin tích cực, tham gia cảnh báo xấu, bóc gỡ các tài khoản MXH đăng tải các thông tin xấu, kích động bạo lực. Muốn vậy, cần chủ động lựa chọn, thiết kế xây dựng chủ đề để dẫn dắt dư luận; chú trọng tính tương tác, sự gần gũi, sử dụng nhiều ngôn ngữ và hình thức được cư dân mạng ưa thích; tạo sự thống nhất trong truyền thông, từ thông tin trên báo chí, truyền hình đến thông tin trên báo điện tử, trang tin điện tử, trang web, Facebook, kênh YouTube... để tạo thành chuỗi dòng chảy thông tin tích cực lan tỏa nhanh trong cộng đồng, góp phần định hướng nhận thức, tạo sức “đề kháng” cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, trước những thông tin xấu, độc trên internet, MXH… 2.3.2. Hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với tư tưởng chính trị của sinh viên Trước hết, cần giáo dục ý thức và tư tưởng chính trị cho SV nhằm trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thứ hai, giáo dục ý thức chính trị nhằm làm cho sinh viên thấm nhuần và thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- 14 Thứ ba, giáo dục ý thức chính trị góp phần định hướng đúng đắn cho sinh viên về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời góp phần hình thành nâng cao và hoàn thiện nhân cách cho sinh viên. Thứ tư, giáo dục cho sinh viên nhận thức và nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc; niềm tin, ý chí, bản lĩnh kiên cường và tầm nhận thức sâu rộng trước những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Thứ năm, giáo dục các giá trị đạo đức, lý tưởng, lối sống cách mạng cho sinh viên, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. Tiểu kết chương 2 Căn cứ vào tác động chung của mạng xã hội đến đời sống xã hội của con người nói chung và đối với sinh viên nói riêng, chúng ta có thể xác định nội hàm tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên được thể hiện trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Từ cơ sở lý luận trên đã đặt ra nhiệm vụ cấp thiết, một là, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tư tưởng chính trị cho thế hệ trẻ nói chung, cho SV nói riêng; hai là, phải khảo sát để nắm bắt thực trạng của tư tưởng chính trị sinh viên Hà Nội hiện nay, cũng như thực trạng của những tác động của mạng xã hội đối với tư tưởng chính trị sinh viên Hà Nội. CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Khái quát địa bàn được khảo sát 3.1.1. Khái quát về Thủ đô Hà Nội Hà Nội trước hết là trung tâm chính trị - hành chính của quốc gia, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ,…, là thủ đô của cả nước. 3.1.2. Khái quát về các trường đại học ở Hà Nội Hà Nội hiện có 46 trường đại học, học viện và 24 trường cao đẳng trực thuộc 11 bộ, ngành và UBND Thành phố, trong đó có 56 trường công lập, 14 trường ngoài công lập, với nhiều trường đại học đầu ngành cả nước. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, có 08 trường trên địa bàn Hà Nội, bao gồm: 06 trường đại học trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội; Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 3.1.3. Những ưu điểm và hạn chế của sinh viên Hà Nội 3.1.3.1. Những ưu điểm Sinh viên Hà Nội có tinh thần yêu nước, tin tưởng và chấp hành đường lối, chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay, có phẩm chất đạo đức, tương thân tương ái giúp đỡ nhau, có tình nghĩa, cần cù, hiếu học, trung thực đoàn kết, lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng. Nhiều sinh viên có lý tưởng cách mạng và ý chí phấn đấu cao, trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. 3.1.3.2. Những biểu hiện chưa tích cực Hiện nay, một số hoạt động, sinh hoạt của các tổ chức Đoàn, Hội vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất. Một bộ phận sinh viên còn thờ ơ chính trị, chưa xác định rõ lý tưởng cách mạng, lý tưởng nghề nghiệp, mơ hồ về tư tưởng chính trị, lệch chuẩn về đạo đức và thẩm mỹ. Một bộ phận SV chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân của mình, ít quan tâm tới các vấn đề chính trị, xã hội, ít tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngoài ra, một số SV còn chịu tác
- 15 động tiêu cực của các hoạt động xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch; dẫn đến tư tưởng dao động; mơ hồ, thiếu kiên định, tmai một hoài bão. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ Tư, mở cửa, hội nhập mạnh mẽ của đất nước với thế giới, sự bùng nổ thông tin, tác động của MXH với nhiều chiều thuận, nghịch khác nhau, một bộ phận sinh viên chưa đủ tri thức và tư tưởng chính trị; thiếu khả năng phân tích và luận giải những vấn đề chính trị, xã hội phức tạp nên còn dao động, thiếu vững vàng. Điều này đã tạo cho các thế lực thù địch lợi dụng, kích động. Tác động của những yếu tố này là không nhỏ đến sinh viên. 3.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 3.2.1. Các mạng xã hội được sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ưa chuộng nhất hiện nay Tỉ lệ sử dụng MXH trong độ tuổi sinh viên luôn chiếm tỉ trọng cao. Ví dụ như ở MXH Instagram, tỉ lệ người dùng MXH trong độ tuổi 18-24 chiếm 29.7%. Điều này có lẽ xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thanh, thiếu niên: nhanh nhạy tiếp thu cái mới, thích giao lưu và thể hiện bản thân... Mặt khác, việc đăng ký và tham gia MXH thực sự không phải là một trở ngại đối với đại bộ phận người dùng Internet bởi sự tiện dụng và đơn giản của nó. Chỉ cần sở hữu một tài khoản mail đang sử dụng và với một vài thao tác, chúng ta sẽ nhanh chóng tạo lập được một tài khoản Facebook, Twitter, TikTok... Ở đó, hầu hết hướng dẫn đã được Việt hóa nên không quá khó để giới trẻ trải nghiệm những tính năng đã được mặc định. Đối với đối tượng SV ở Hà Nội, kết quả điều tra mức độ sử dụng MXH trong SV cho thấy trong tổng số 4.125 SV (thuộc các trường đại học trên địa bàn HN) được khảo sát, có đến 4.092 SV (chiếm 99.2%) có sử dụng MXH. 3.2.2. Thời lượng sử dụng mạng xã hội của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội Có 97.4% sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội sử dụng MXH mỗi ngày với các thời lượng khác nhau. Trong đó, đa số các bạn sử dụng MXH trong khoảng thời gian từ 1 đến 1 giờ mỗi ngày (chiếm tỉ lệ 29.8%). Tỉ lệ các bạn sử dụng MXH trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày là 16.7%. Đặc biệt có tới 4.8% các bạn sử dụng MXH trên 5 giờ mỗi ngày, thậm chí có 2.4% các bạn sinh viên dành phần lớn thời gian ngoài các việc thiết yếu cho mạng xã hội. Hầu hết các bạn sinh viên đều dùng điện thoại di động để sử dụng MXH (98.1%) và là Latop (61.4%), một số ít các bạn khác sử dụng máy tính để bàn, máy tính bảng, hay đồng hồ thông minh (chiếm tỉ lệ dưới 20%) để truy cập các MXH. Về địa điểm truy cập MXH của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, đa số các bạn sinh viên sử dụng MXH tại nhà (chiếm 91.6%) hoặc tại các quán ăn, quán café (chiếm 61.3%). Tuy nhiên vẫn tồn tại 39.7% các bạn sử dụng MXH trên trường học. Về thời điểm truy cập mạng của sinh viên, kết quả biểu đồ 3.9 cho thấy thời điểm mà sinh viên truy cập MXH nhiều nhất là trước khi ngủ, 89.3% ý kiến sinh viên trả lời rằng trước khi đi ngủ là thời điểm họ sử dụng MXH thường xuyên nhất. Thời điểm mà các sinh viên truy cập MXH nhiều thứ 2 là lúc rảnh (chiếm 62.4%) và tiếp đó là sau khi ăn cơm (chiếm 59.1%), sau khi thức dậy (chiếm 41.7%). Tuy nhiên vẫn tồn tại 24.2% các bạn sử dụng MXH trong khi học. Điều này là một trong những vấn đề đáng báo động bởi với tỉ lệ gần 25% thì cứ 4 bạn sinh viên lại có một bạn “làm việc riêng” trong giờ và sử dụng MXH. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các bạn sinh viên.
- 16 3.2.3. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội Với tỉ lệ các bạn sử dụng MXH với cường độ thường xuyên và sử dụng khi ở trường học cho thấy rằng có một bộ phận sinh viên “nghiện” MXH và một bộ phận không nhỏ các bạn đã sử dụng MXH trong giờ học. Mục đích sử dụng MXH của SV các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội khá đa dạng với 4 mục đích chính bao gồm: cập nhật tin tức, xu hướng, trò chuyện, học tập, thảo luận trao đổi và giải trí. Các mục đích này đều có tỷ lệ SV sử dụng rất cao và khá tương đồng. Trong đó, mục đích giải trí và cập nhật tin tức, xu hướng đang là những mục đích truy cập MXH lớn nhất của sinh viên. Tiếp đó là mục đích trò chuyện (78.7%), điều này cũng lý giải cho việc có khá nhiều MXH mà các sinh viên sử dụng có định hướng đến việc trò chuyện như Zalo, Wechat, Line... Số lượng sinh viên sử dụng các MXH cho mục đích học tập, trao đổi, thảo luận cũng khá lớn, chiếm 74.9%. Tiếp đến là mục đích giao lưu bạn bè (chiếm 47.4%). Bên cạnh đó, là 30.2% các bạn sinh viên sử dụng MXH để Kinh doanh, mua bán Online. 26.5% các bạn sinh viên sử dụng để tìm kiếm việc làm. Ngoài những mục đích được đề cập ở trên, thông qua số liệu thu thập được thì có tới 36.9% sinh viên được hỏi cho rằng họ truy cập MXH còn với mục đích để tìm bạn khác giới và 21.1% các bạn truy cập MXH chỉ do thói quen, tức là truy cập mà không có mục đích nào cả. Dù con số này là không cao nhưng tình trạng này thể hiện các sinh viên đã có dấu hiệu bắt đầu bị phụ thuộc vào MXH, việc này xảy ra sẽ khiến các sinh viên rất khó tập trung thực hiện các hoạt động khác khi mà không được sử dụng MXH. 3.3. Thực trạng tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.3.1. Nhận thức, niềm tin chính trị và hành động của sinh viên trước tác động của MXH Đối với SV ở Hà Nội hiện nay, bên cạnh việc tìm kiếm thông tin trên các kênh báo in (trong đó, đại bộ phận tìm kiếm để phục vụ nghiên cứu), thì một bộ phận lớn SV đã chuyển sang thói quen đọc báo, tìm kiếm thông tin qua MXH, bằng cách tiếp nhận những thông tin được đăng tải trên fanpage của các cơ quan báo chí, hoặc click vào những đường link được chia sẻ trên MXH, thay vì tìm đến trang chủ của các tờ báo. Sự chuyển dịch trong phương thức tiếp cận và tiếp nhận thông tin này đặt ra bài toán với những người làm truyền thông. Do đó, việc sử dụng MXH để mở rộng tiếp cận công chúng không chỉ là lựa chọn, mà đang thành một con đường tất yếu. Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí dùng MXH như một kênh phát hành, mở rộng và tương tác với công chúng. Nhiều tin tức đăng trên MXH nhận được lượng tương tác cao. Đặc biệt, nhiều cơ quan báo chí cũng đã nhanh nhạy, bắt kịp xu thế, phát triển trên các nền tảng MXH mới nổi... Bên cạnh đó, các trường đại học ở Hà Nội cũng chủ động và tích cực tận dụng những ưu thế của MXH nhằm phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, quán triệt về tình hình thế giới và trong nước, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm định hướng và giáo dục tư tưởng chính trị cho SV. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số sinh viên trả lời đều cho rằng MXH đã có tác động trên hầu hết các nội dung về tư tưởng chính trị (trên 60%). Trong đó, đáng chú ý có một số nội dung có tỷ lệ đánh giá tác động tích cực với tỷ lệ cao là: Hiểu rõ hơn về chủ trương kinh tế thị trường định hướng XHCN (61,4%); Niềm tin vào đường lối quan điểm của Đảng (74,7%); Niềm tin vào chủ nghĩa xã hội (60,2%). Như vậy, có thể thấy, theo đánh giá của SV thì MXH đã có những tác động tích cực nhất định đến niềm tin vào định hướng tư tưởng chính trị của họ. Ngoài ra, do những luận giài về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng còn nhiều vấn đề chưa thật rõ, do vậy sự hiểu biết và nềm tin của sinh viên cũng chưa thật cao. Cũng mới có 61,4% sinh viên tự đánh giá là mình hiểu hơn về nội dung quan điểm lý luận nay nhờ các kênh truyền thông, giáo dục của các cơ quan Đảng và nhà trường bao gồm cả MXH.
- 17 Kết quả khảo sát cũng cho thấy, những thông tin, tuyên truyền, giáo dục từ những MXH chính thống, chứa đựng nội dung tích cực cũng tác động nhiều đến thái độ và định hướng các hành động của SV. Nhận thức và niềm tin chính trị của SV còn được biểu hiện trong nguyện vọng được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Rất nhiều SV đã nỗ lực hết mình trong học tập và rèn luyện, có ý chí phấn đấu, vượt qua thử thách và được kết nạp vào Đảng. Theo kết quả điều tra, có đến 55,04 % sinh viên được hỏi mong muốn phấn đấu trở thành đảng viên. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. Số lượng SV phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ Đảng trong những năm qua tăng đáng kể. Kết quả khảo sát cho thấy hoạt động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên MXH được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, mỗi hình thức có cách thức thể hiện tính quyết liệt như: chặn bài, chia sẻ bài viết phản bác để mọi người có nhận thức đúng đắn (61,3%). Nhìn tổng thể cho thấy SV đều có những hành động cụ thể nhất định dù nhiều hay ít với những thông tin mà họ nhận được. Trong đó, điểm đang chú ý là có tới 83,4% SV đã từng sử dụng chức năng “bỏ theo dõi”, “chặn” hoặc “báo cáo xấu” của facebook đã cho thấy sự chủ động, tinh thần cảnh giác đối với các thông tin xấu độc. Điều đó chứng tỏ bản thân SV cũng đã tận dụng MXH để chia sẻ các thông tin, nhận thức đúng đắn, tích cực, hoặc tham gia tranh biện, phản bác các luận điệu sai trái, không chính xác. Về phía các cán bộ lãnh đạo, giảng viên và cán bộ quản lý SV Về niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, mặc dù MXH có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị của SV, nhưng phần lớn đánh giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng ban, cán bộ, giảng viên của các trường và lãnh đạo các ban Đảng, các chuyên gia, nhà khoa học cho thấy: sinh viên tin vào chủ nghĩa xã hội (88,5%). Về hiểu biết về chủ nghĩa Mác- Lê nin: Đa số ý kiến của cán bộ được hỏi cho rằng, sinh viên hiểu biết rõ về chủ nghĩa Mác - Lê nin (58,6%), tuy hiểu biết còn chưa sâu (41,4%); Về hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh: Đa số ý kiến cho rằng sinh viên đã hiểu rõ về tư tưởng Hồ Chí Minh (69,0%). Tuy nhiên vẫn có đến 31,0% ý kiến cho rằng sinh viên hiện nay còn hiểu chưa thật chính xác về tư tưởng Hồ Chí Minh. Về hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng: Đa số ý kiến đánh giá hiểu biết rõ về chủ trương, đường lối của Đảng ở 56,3%. Về mức rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh viên, học sinh các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, thống kê từ ý kiến trả lời của cán bộ lãnh đạo quản lý được hỏi cho thấy: Chỉ có 31,0% cho rằng ở mức tốt. Có đến 69,0% cho rằng ở mức trung bình. Còn một số ý kiến cho rằng rèn luyện về đạo đức, lối sống của sinh viên, tuy có, song cũng không thường xuyên, ít hiệu quả. Về sự tham gia của sinh viên, học sinh các trường đại học ở Hà Nội trong bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước: Đa số ý kiến đánh giá sự tham gia của SV trong bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ ở mức trung bình là 72,4%. Số đánh giá ở mức tốt là 24,1%. Có một tỷ lệ rất nhỏ cho rằng không tốt. Về đấu tranh của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội trước các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch trên các nền tảng MXH: Chỉ có 31,0% ý kiến cho rằng hoạt động đấu tranh của SV trước các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc của thế lực thù địch là tốt. 62,1% cho rằng ở mức trung bình. Chỉ có tỷ lệ rất nhỏ 6,9% cho rằng không tốt. Về sinh viên các trường đại học Hà Nội với các hoạt động tụ tập đông người làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (do bị tuyên truyền, lôi kéo từ MXH). 68,9% ý kiến cho rằng SV không ủng hộ. Có 31,0% cho rằng SV có thái độ bình thường với các hoạt động này. Tuy nhiên vẫn còn có
- 18 ý kiến cho rằng, có một bộ phận nhỏ SV bị lôi kéo vào một vài cuộc tụ tập đông người. Song SV ý thức được, đây là hoạt động vi phạm pháp luật nên phần nhiều, không bị lôi kéo, không tham gia. Ở một vài nơi, một vài SV có tham gia một số vụ việc nhỏ, ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Nhưng phần nhiều, SV tham gia do tò mò hoặc hiểu chưa đúng. 3.3.2. Đánh giá chung về sự tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội 3.3.3.1. Về tác động tích cực Thứ nhất, MXH góp phần nâng cao nhận thức, niềm tin, động cơ chính trị, định hướng hành động cho SV. Thứ hai, mạng xã hội tham gia vào quá trình định hướng dư luận xã hội, điều chỉnh thái độ và hành vi chính trị của sinh viên; phản bác các luận điểm sai trái góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên, cổ vũ, định hướng sinh viên học tập, rèn luyện lập thân, lập nghiệp. 3.3.3.2. Về tác động tiêu cực Thứ nhất, thông tin giật gân, gây tò mò, các thông tin kích động bạo lực, các tin giật gân, câu “view”, kích động trào lưu sống ảo, đua đòi của giới trẻ, các thông tin bịa đặt, bôi nhọ cá nhân, tổ chức ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội, gia tăng nguy cơ đầu độc lối sống của sinh viên. Thứ hai, ngoài những thông tin chính thống, đã qua xử lý thì SV thường bị thu hút vào việc khai thác và chia sẻ những thông tin tiêu cực. SV dùng thời gian nhàn rỗi và có điều kiện cho khai thác mạng xã hội thường hướng đến các thông tin chưa được kiểm chứng, nguồn gốc thiếu rõ ràng, các thông tin thất thiệt, những lời bình luận trái chiều nhiều hơn mà ít sự chú tâm vào khai thác và truyền tin tích cực. Thậm chí tâm lý muốn tỏ rõ tính nhạy bén, “thời thượng” so với bạn bè bằng các thông tin trái chiều là chủ yếu. Một số sinh viên còn có biểu hiện hành vi lệch chuẩn, đưa lên mạng xã hội hình ảnh và nội dung phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi thanh niên, với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, thậm chí là các thông tin bịa đặt, xuyên tạc nhằm tạo sự chú ý của cộng đồng mạng mà không nhận thức được những hệ quả xấu có thể xảy ra đối với bản thân và xã hội. Không những thế, việc lạm dụng mạng xã hội dẫn tới một số sinh viên có biểu hiện lệ thuộc vào mạng xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, tâm trạng, hành vi, khả năng chú ý và cả thời gian, thậm chí chất lượng cuộc sống và kết quả học tập của sinh viên. Điều này bộc lộ ở mức độ khác nhau của sa sút học tập, thiếu ý chí phấn đấu, lười rèn luyện và vận động, sa vào lối sống ảo, tiêu tốn sức lực, tiền bạc vào những việc “vô bổ” trên mạng xã hội từ đó dẫn tới lệch lạc trong lối sống. 3.4. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra 3.4.1. Nguyên nhân của thực trạng 3.4.1.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin mà biểu hiện của nó là sự phát triển bùng nổ của MXH. Bất kể người dùng internet nào hiện nay đều sở hữu cho mình hoặc tham gia vài tài khoản trang mạng xã hội như Facebook, twitter, youtube, instagram,… Thứ hai, ảnh hưởng tích cực mà MXH đưa lại đã điều không ai có thể phủ nhận và chúng ta vẫn đang tận dụng điều đó hàng ngày. Thứ ba, những tính chất đặc biệt của mạng internet dễ lan truyền, chia sẻ thông tin, tiếp cận được nhiều người dùng mạng xã hội, dễ “ẩn danh”, xóa dấu vết cũng là một nguyên nhân khác quan của thực trạng. 3.4.1.2. Nguyên nhân chủ quan Một là, các thế lực thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước đã chủ động lợi dụng MXH để tán phát những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, đặc biệt là các thông tin sai trái, độc hại có tính chất chính trị, phân tích và định hướng dư
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 304 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn