intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay, luận án đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường công tác này đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TÔ VĂN PHÚ TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO CỦA PHẬT TỬ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Chuyên ngành: Công tác tư tưởng Mã số: 9310201 HÀ NỘI – 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Phú Lợi 2. TS Lương Ngọc Vĩnh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tại: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ………Hà Nội, vào hồi….. giờ ngày năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mê tín dị đoan, là hiện tượng xã hội tiêu cực, thường gây tác hại cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, nên đều bị chính quyền và các tôn giáo phê phán, phản đối. Nhưng, mê tín dị đoan lại có quan hệ mật thiết với tín ngưỡng, tôn giáo, luôn song hành và thường đan xen, len lỏi vào sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn hoá người Việt, cũng là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước. Phật giáo ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng có lịch sử lâu đời, hoà nhập vào văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của người Việt, tiếp biến các nghi lễ của Nho giáo, Đạo giáo, trở thành một thứ “Phật giáo dân gian” mang đặc trưng của người Việt. Nhưng đó cũng chính điều kiện cho mê tín dị đoan có cơ hội phát triển trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, do tác động của kinh tế thị trường, mê tín dị đoan càng có cơ hội, điều kiện trỗi dậy tràn lan, tình trạng lợi dụng Phật giáo để hành nghề mê tín dị đoan trục lợi diễn ra ở nhiều nơi. Đảng, Nhà nước ta, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (đã có nhiều văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, yêu cầu các tăng, ni, trụ trì chùa thực hiện. Công tác truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo đã đạt được kết quả bước đầu tích cực, huy động cả hệ thống truyền truyền thông của nhà nước và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhất là báo chí truyền thông, các tăng, ni tham gia đấu tranh ngăn chặn nên tình trạng mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác truyền thông vẫn còn hạn chế, bất cập, tình hình hoạt động mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, nhất là trong môi trường không gian mạng, thời đại kỹ thuật số vẫn diễn biến phức tạp. Một số cấp uỷ, chính quyền và giáo hội trong khu vực chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo; trình độ nhận thức, hiểu biết của một bộ phận phật tử còn hạn chế, đặc biệt một số tăng, ni chưa thực sự chủ động, tích cực tham gia truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Điều đó đòi hỏi có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra giải pháp tăng cường truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng hiện nay. Với những lý do đó, là một chức sắc phật giáo, tôi chọn chủ đề: “Truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng của mình.
  4. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay, luận án đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường công tác này đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận, luận án xây dựng khung lý thuyết truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Ba là, Làm rõ thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối với truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng hiện nay. Bốn là, đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là công tác truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng của hệ thống chính trị và Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Về nội dung: Truyền thông đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến với phật tử, thực chất đây là hoạt động tuyên truyền, một bộ phận của công tác tư tưởng. Không gian: Địa bàn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, trong đó khảo sát ở các tỉnh thành như Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng,... Về thời gian: nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2023. 4. Cơ sở lý luận, cách tiếp cận, khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. 4. 1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác tư tưởng, truyền thông; về tôn giáo, tín ngưỡng và phòng, chống mê tín dị đoan; quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mê tín dị đoan. 4.2.2. Cách tiếp cận : luận án sử dụng cách tiếp cận chính trị học, xã hội học và tôn giáo học. 4.2.3. Khung lý thuyết nghiên cứu
  5. 3 4.2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu Truyền thông phòng chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử có điểm gì khác biệt với các hoạt động truyền thông khác? Tình trạng mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng như thế nào? Hậu quả có nó ra sao? Thực trạng công tác thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng ra sao? Hết quả, ưu điểm và hạn chế ra sao? Vì sao nghiên cứu truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử lại chọn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng? Truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử cần lưu ý đến vấn đề gì? Cần có giải pháp gì để tăng cường truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng hiện nay?. 4.2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: có nhiều công trình nghiên cứu về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử, nhưng rất ít hoặc chưa có công trình nghiên cứu về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Giả thuyết thứ hai: truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan là một hoạt động phổ biến và quan trọng trong công tác tư tưởng của cấp ủy, chính quyền các cấp. Nhưng truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử là một hoạt động đặc biệt có những đặc điểm riêng vì gắn với sinh hoạt tôn giáo và đối tượng đặc thù, nên sẽ có chủ thể, nội dung, phương thức, đối tượng riêng. Giả thuyết thứ ba: Các tỉnh ở Đồng bằng Sông Hồng là nơi tập trung đông đảo phật tử, đặc điểm truyền thông phòng chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở khu vực này có sự khác biệt với các khu vực khác về nhiều mặt. Tuy công tác truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử đạt được những kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Giả thuyết thứ tư: Thời gian tới, tình hình mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, yêu cầu về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng ngày càng cao. Nếu có quan điểm và giải pháp đúng sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ mới. 4.2.3.3. Lý thuyết nghiên cứu. Luận án sử dụng lý thuyết về công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và lý thuyết truyền thông; Lý thuyết cấu trúc - chức năng.
  6. 4 4.2.3.4. Phương pháp nghiên cứu. Luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; điều tra xã hội học; hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. 5. Đóng góp mới về khoa học - Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, hệ thống về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng trên phương diện của khoa học chính trị về công tác tư tưởng. - Đề xuất hệ thống quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tính Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án - Xây dựng được hệ thống khái niệm, vai trò và các yếu tố cấu thành của truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử, góp phần kiểm chứng, bổ sung, phát triển lý thuyết nghiên cứu về truyền thông và truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo. - Chỉ ra được những mâu thuẫn, thách thức trong truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng nhằm tăng cường truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả của luận án là cơ sở khoa học làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng của nhà nước, các địa phương hoạch định chính sách cũng như cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc tăng cường truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trên phương diện chính trị, tư tưởng và những ai quan tâm đến truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương 12 tiết.
  7. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về mê tín dị đoan và mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài Mê tín dị đoan là hiện tượng xã hội phổ biến trong lịch sử nhân loại, thu hút được nhiều nhà khoa học nước ngoài quan tâm với nhiều công trình về mê tín dị đoan được công bố, như Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ) (1651), Phép giảng tám ngày, Histoire du royaume de Tunquin (Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài), (1651), (154), F. Askevis Leherpeux (1988), La supersition (Mê tín dị đoan), (207), định nghĩa mê tín của những người cùng một cộng đồng tôn giáo hay xã hội; Marguerite và Marie Thiollier (1995), Dictionnaire des Religion (Từ điển Tôn giáo học), (180); Đới Thần Kinh (2006): Sự phân rã của tín ngưỡng với mê tín (106); Các tác giả, Jean - Bruno Renard, Patrick Legros (2011): Superstitions Croyances et pratiques liées à la chance et à la malchance (216), nêu các khái niệm và thực hành. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Nhiều nhà khoá học như Nguyễn Đức Lữ (1992, 2007); Đặng Nghiêm Vạn (1996, 1998, 2003): Lê Trung Vũ (2001), Đỗ Quang Hưng (2005, 2011), Lê Văn Lợi (2012), “Mối quan hệ giữa tôn giáo với đạo đức ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” Chu Văn Tuấn (2012), đến các nhà sư như Thích Thanh Từ (1994), “Cành lá vô ưu” Thích Nhật Từ (2015), đã bàn về mê tín dị đoan và mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử từ khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của nó. 1.2. Các công trình nghiên cứu về tuyên truyền, truyền thông và truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về tuyên truyền 1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới, có các công trình của Everette E.Dennis và John C.Merrill (1991), Media Debates Issues in Mass Communication; R.A.Nelson (1996), A Chronology and Glossary of Propaganda in the United States, Greenwood; Global Communication and Propaganda trong Global Communication, Belmont Thomson Wadsworth (2007); của Richard C Vincent; G.S.Jowett & V.O’Donnell (2012), Propaganda and Persuasion của John Martin (1971), Effectiveness of International Propaganda trên The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science, Vol 398, Issue 1, pp.61-70; các tác giả Trung Quốc:
  8. 6 “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới” bàn về khái niệm, nguyên tắc, nội dung, phương pháp tuyên truyền.. 1.2.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả Vũ Ngọc Am, Ngô Huy Tiếp, Lương Khắc Hiếu, Nguyễn Danh Tiên, Trần Thị Anh Đào, Hoàng Quốc Bảo, Lương Ngọc Vĩnh... đều coi công tác tuyên truyền là một trong ba hình thái của công tác tư tưởng. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về truyền thông 1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài Các nghiên cứu của Lasswell, Harold (1948), The Structure and Function of Communication in Society; Dance và Larson (1973, 1984), The Oxford English Dictionay; TheoJohn R. Hober (1954); Dean C. Barnlund (1964), Frank Dance (1970), S. Schaehter, Gerald Miler (1966); Sheila Steinberg (2007), An Introductin to Communication Studies; University of Minnesota Libraries Publishing edition (2016); Scott T. Paynton, Laura K. Hahn (2017), Survey of Communication Study nêu lên khái niệm, cấu trúc của truyền thông. 1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Vấn đề truyền thông được các nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu, như Vũ Đình Hoè (chủ biên), (2000), Tạ Ngọc Tấn (2001); Dương Xuân Sơn, Đinh Quang Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo trí truyền thông (158); Phạm Minh Sơn và Nguyễn Thị Quế (2009), “Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay”, Dương Xuân Sơn (2012, 2015, 2016); Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và Đỗ Thị Thu Hằng (2006, 2021) với công trình, Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản (47), Lương Ngọc Vĩnh (chủ biên), (2021), Giáo trình lý thuyết và kỹ năng truyền thông chính sách (204), nêu vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông. Một số tác giả giới thiệu về truyền thông chính sách xã hội, như Nguyễn Thị Trường Giang (2018), Bùi Thu Hương (2018); bàn về vai trò của truyền thông Phật giáo như Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014), Thích Thiện Tâm (2021), Thích Ngộ Trí Viên (2021), Thích Phước Đạt (2021), Thích Tâm Thành (2022), Thích Lệ Nhật (2022). 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan và truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt Phật giáo 1.2.2.1. Các công trình về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan Có các công trình của Nguyễn Đình Huề, Hoàng Sơn, Trần Duy Hoà, Bùi Văn Giang (1999); Trần Minh Hưởng, Nguyễn Văn Cảnh, Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Văn Yên (2004), Trương Thìn (chủ biên), (2012), Nguyễn Thị Hải Yến (2012),
  9. 7 Phạm Minh Thảo, Phạm Lan Oanh (2016), Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan; Nguyễn Tấn Đức (2018), “Vai trò của tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm mê tín, dị đoan” bàn về mê tín, dị đoan, nguồn gốc, nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống mê tín dị đoan. 1.2.2.2. Các công trình về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử Có các công trình của Thích Thanh Từ (1998), Bước đầu học Phật; Thích Thông Lạc (2011), Đường về xứ Phật; Hoàng Liên Tâm (2011), “Cúng sao giải hạn”; Lê Tâm Đắc (2011), Lê Quang Thái (2013); Thích Giác Toàn (2018), “Vượt qua mê tín”; Thích Nữ Thanh Nghiêm (2019), Quan điểm của Phật giáo về chánh tín và mê tín; Thích Minh Nghĩa (2021), bàn về quan điểm của Phật giáo về MTD Đ trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử, tác hại của nó và biện pháp phòng, chống. 1.3. Kết quả và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 1.3.1. Kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Một là, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm, các quan niệm khác nhau về mê tín dị đoan; mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan; về bản chất, nguồn gốc, hình thức biểu hiện, hoạt động của mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật giáo; tác động tiêu cực của nó trong đời sống xã hội và sinh hoạt tôn giáo của Phật giáo, ảnh hưởng đến hình ảnh của Giáo hội. Hai là, một số công trình đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về tuyên truyền, truyền thông, truyền thông hiện đại, như khái niệm, định nghĩa, quan niệm về tuyên truyền, truyền thông; các loại hình truyền thông hiện đại; cấu trúc, như nguồn phát, nội dung, kênh truyền thông; độ nhiễu, đối tượng; về vai trò của truyền thông trong phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt Phật giáo. Ba là, một số công trình nghiên cứu cả trong và ngoài giới Phật giáo đã đề cập đến thực trạng hoạt động mê tín dị đoan và mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử; truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt Phật giáo ở nước ta hiện nay; đưa ra giải pháp, kiến nghị… Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng hiện nay. 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Một là, làm rõ cơ sở lý luận, xác định khung lý thuyết nghiên cứu về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Xây dựng hệ thống khái niệm truyền thông, truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử; truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong
  10. 8 sinh hoạt tôn giáo của phật tử dưới góc độ của chính trị học. Xác định các khái niệm công cụ nghiên cứu. Chỉ ra mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử; xác định các yếu tố cấu thành của truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Làm rõ vai trò của truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Hai là, vận dụng lý thuyết đã nghiên cứu để khảo sát thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng hiện nay. Làm rõ thực trạng mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng hiện nay; thực trạng truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng từ năm 2014 đến năm 2023; nguyên nhân, những vấn đề đặt ra đối với truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. Ba là, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Tiểu kết chương 1 Mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội phức tạp, có quan hệ mật thiết với tín ngưỡng, tôn giáo, đã thu hút được đông đảo các nhà khoa học trong nước và nước ngoài cũng như giới Phật giáo quan tâm nghiên cứu. Luận án tổng quan tình hình nghiên cứu về mê tín dị đoan và mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật giáo của các nhà khoa học trong nước, nước ngoài và giới Phật giáo, tuyển chọn một số công trình tiêu biểu để phân tích, đánh giá làm cơ sở lý luận cho việc thực hiện luận án. Luận án tổng quan tình hình nghiên cứu về truyền thông của các học giả trong nước và nước ngoài; truyền thông của Phật giáo; lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu để phân tích, đánh giá làm cơ sở khoa học để thao tác, xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu, xác định một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, định hình cấu trúc các công đoạn tiến hành truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử; tổng quan các công trình nghiên cứu về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan nói chung, mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử nói riêng, của các học giả trong và ngoài Phật giáo. Qua đó, rút ra những kết quả nghiên cứu của những người đi trước để luận án kế thừa, tham khảo và những vấn đề luận án cần giải quyết cũng như những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
  11. 9 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO CỦA PHẬT TỬ 2.1. Khái niệm, biểu hiện và tác động của mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Truyền thông và tuyên truyền Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng của chủ thể bằng một hệ thống ký hiệu quy ước thông qua các kênh truyền thông tạo sự liên lạc với nhau nhằm làm thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng. Tuyên truyền là hoạt động truyền bá đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân để xây dựng niềm tin, cổ vũ hành động tích cực, tự giác của nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Truyền thông tiếp cận dưới góc độ chính trị học bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản như sau: Chủ thể: là người xác định nội dung và truyền bá nội dung đến người nhận thông qua phương pháp, hình thức, phương tiện cụ thể. Đối tượng truyền thông là những người tiếp nhận nội dung. Nội dung truyền thông là những thông tin truyền bá từ chủ thể đến đối tượng (người tiếp nhận). Phương thức truyền thông là phương pháp, hình thức, phương tiện chuyển tải nội dung truyền thông từ chủ thể đến đối tượng. Kết quả của truyền thông được xem xét ở mức độ phản hồi tích cực hay không từ đối tượng tiếp nhận thông điệp. 2.1.1.2. Mê tín dị đoan và mê tín dị đoan trong sinh hoạt Phật giáo Mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử là tin và thực hành niềm tin vào những điều huyền bí, thần thánh, ma thuật, sai lạc với Phật pháp, chính tín của Phật giáo, với truyền thống nghi lễ của Phật giáo, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hình ảnh của Phật giáo làm cho người ta hiểu sai, không đúng về Phật giáo. Mê tín dị đoan với tín ngưỡng, tôn giáo có điểm giống nhau là cùng tin vào lực lượng siêu nhiên, thần bí, nhưng chúng có điểm khác nhau. Trong khi đối tượng (siêu nhiên, siêu việt) của tín ngưỡng, tôn giáo có lý luận được thiêng hoá thành các biểu tượng như thần, thánh, trời, Phật, Chúa Trời, trở thành “nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”, còn mê tín dị đoan là niềm tin sai lạc, không có lý luận, giải thích hiện tượng tự nhiên bằng thần bí, mù quáng gây tác hại cho con người và xã hội. 2.1.1.3. Sinh hoạt tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo của Phật tử Phật tử là những tín đồ Phật giáo đã quy y hoặc chưa quy y, nhưng có niềm tin, tín ngưỡng đối với Phật giáo. Sinh hoạt tôn giáo của phật tử là việc phật tử bày tỏ niềm tin vào Phật pháp, giáo lý, thực hành giới luật thông qua tụng kinh, niệm Phật, tham dự các buổi lễ
  12. 10 tại cơ sở thờ tự hay tư gia, tham gia học tập giáo lý, giáo luật, các khoá tu do Giáo hội và các tăng, ni tổ chức nhằm đạt đến sự an lạc trong cuộc sống theo gương Đức Phật và các Bồ Tát, xây dựng nếp sống đạo, góp phần vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng xã hội an lạc theo tinh thần Phật giáo. 2.1.1.4. Phòng, chống mê tín dị đoan và truyền thông phòng chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử Truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử là quá trình truyền bá đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; các tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của phật tử, tạo sự đồng thuận xã hội trong phòng, chống mê tín dị đoan; bảo đảm sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, tích cực, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước. 2.1.2. Biểu hiện và tác động của mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử 2.1.2.1. Biểu hiện của mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử Hình thức biểu hiện của mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử: đồng cốt, vàng mã, bói toán, cúng sao, giải hạn, cúng oan gia trái chủ, 2.2.2.2. Tác động của mê tín dị đoan đối với xã hội và Phật giáo Tác động của mê tín dị đoan đối với xã hội và Phật giáo: làm người ta mất đi động lực hoặc gây trì trệ cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh; gây nên những lãng phí, bất ổn; ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm của Phật pháp, làm cho xã hội nhìn nhận không đúng về chính tín của Phật giáo; ảnh hưởng đến sự trang nghiêm nghi lễ, hình ảnh của Phật giáo; niềm tin và sinh hoạt Tôn giáo của Phật tử. 2.2. Vai trò của truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử Một là, góp phần nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết của phật tử về chủ trương, chính sách tôn giáo, tín ngưỡng; về những giá trị tốt đẹp trong giáo lý, giáo luật của Phật giáo. Hai là, góp phần vào việc bài trừ tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trong vùng đồng bào theo Phật giáo. Ba là, góp phần duy trì, bảo vệ sự trang nghiêm nghi lễ, sự tôn nghiêm chính pháp, góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa Phật giáo. 2.3. Cơ sở chính trị và pháp lý của truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử 2.3.1. Cơ sở chính trị Sơ sở chính trị của truyền thông phòng chống MTD Đ trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử dựa vào từ tưởng Hồ Chí Minh về bài trừ mê tín hủ tục; Quan điểm,
  13. 11 đường lối của Đảng về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo 2.3.2. Cơ sở pháp lý Cơ sở pháp lý của truyền thông phòng chống MTD Đ trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử là những quy định trong chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về phòng, chống MTD Đ trong sinh hoạt tôn giáo 2.4. Các yếu tố cấu thành hoạt động truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử 2.4.1. Chủ thể truyền thông 2.4.1.1. Hệ thống chính trị Chủ thể của công tác truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan bao gồm các chủ thể quản lý, lãnh đạo; chủ thể trực tiếp và chủ thể tham gia, thuộc các cơ quan, ban ngành thuộc hệ thống chính trị ở trung ương và địa phương. 2.4.1.2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Chủ thể của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm hệ thống tổ chức của Giáo hội từ trung ương đến cơ sở (chùa). 2.4.2. Đối tượng truyền thông Đối tượng truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử gồm có phật tử, chức sắc (tăng, ni) và quần chúng có tín ngưỡng hay xu hướng Phật giáo (đến chùa). 2.4.3. Nội dung truyền thông Thứ nhất, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mê tín dị đoan và phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo. Thứ hai, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Thứ ba, thực trạng mê tín dị đoan và công tác phòng, chống hoạt động mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Thứ tư, những tấm gương, mô hình, điển hình trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng; những phật tử có nhiều đóng góp trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, đấu tranh phòng, chống mê tín dị đoan. Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử, gồm các nội dung: Một là, những quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Hai là, tình trạng mê tín di đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử; xử lý những hoạt động lệch lạc, không đúng chính pháp, nghi lễ của Phật giáo. Ba là, những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo. Bốn là, chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo gắn với phong trào xã hội 2.4.4. Phương thức truyền thông
  14. 12 Đối với hệ thống chính trị, truyền thống qua hội nghị; truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng; Truyền thông xã hội (gián tiếp) thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Hệ thống phương tiện truyền thông của Nhà nước. Hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo mạng), xuất bản của Nhà nước đã và đang được xây dựng hoàn thiện mạng xã hội, mạng lưới bao phủ đến từng khu dân cư, gia đình, cá nhân. Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, truyền thông bằng hình thức tuyên tuyền thông qua các hội nghị; truyền thông qua phương tiện truyền thông; truyền thông trực tiếp qua đội ngũ chức sắc. Truyền thông gián tiếp thông qua các hoạt động xã hội của Phật giáo. Hệ thống phương tiện truyền thông của Phật giáo. 2.4.5. Kết quả truyền thông Kết quả truyền thông thu được ở đối tượng truyền thông bởi truyền thông là nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng. Tiểu kết chương 2 Kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, luận án tiến hành xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu trong việc thao tác xác định các khái niệm cơ bản về truyền thông, mê tín dị đoan, mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo; về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử làm bộ khái niệm công cụ cho nghiên cứu, triển khai thực hiện luận án. Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn gốc, tính chất, biểu hiện và tác động tiêu cực của mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Đồng thời, luận án vai trò của truyền thông trong việc phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo. Luận án cũng làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý của truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Trên cơ sở đó xác định các yếu tố cấu thành của truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử, bao gồm các yếu tố: chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức và kết quả của truyền thông. Đó chính là mô hình lý thuyết, là cơ sở lý luận để luận án tổ chức triển khai làm rõ thực trạng, nguyên nhân, những vấn đề đặt ra và giải pháp tăng cường công tác truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng ở các chương tiếp theo dưới góc độ của một luận án chính trị học trên phương diện công tác tư tưởng.
  15. 13 Chương 3 TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO CỦA PHẬT TỬ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Thực trạng Phật giáo và mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay 3.1.1. Khái quát về các tỉnh đồng bằng sông Hồng Các tỉnh đồng bằng sông Hồng, còn gọi là Châu thổ sông Hồng hay đồng bằng Bắc Bộ, có 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Dân số 22.543.607 người, chiếm 23,43% dân số trong cả nước, trên 50 dân tộc, 97,92% là người Việt (Kinh). Các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng có nhiều hình thức tín ngưỡng, với 22.747 cơ sở (đình, đền, miếu, phủ), chiếm 44,86% tổng số cơ sở tín ngưỡng của cả nước. Tôn giáo chủ yếu là Phật giáo, Công giáo, Tin lành có 4,330 triệu tín đồ, 7.050 chức sắc, 14.839 chức việc, 10.947 cơ sở thờ tự. 3.1.2. Thực trạng Phật giáo ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Phật giáo tại các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, có 2,91 triệu phật tử đã quy y, chiếm 19,63% tổng số phật tử trong cả nước, 6.780 chức sắc, 6.325 chức việc, 1.167 tăng, ni sinh và 8.927 cơ sở thờ tự [9]. Đặc điểm cơ sở thờ tự (chùa) Phật giáo ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng là sự phối thờ giữa Phật với Mẫu, Thánh, thần của Đạo giáo, hình thành một hệ thống chùa “Tiền Phật, hậu Mẫu”, chùa “Tứ pháp”, “Tiền Phật, hậu Thánh”. Đây là cơ sở và điều kiện cho mê tín dị đoan dễ nảy sinh trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử, như tình trạng hầu đồng, gọi hồn, cúng sao giải hạn, cúng oan gia trái chủ. Sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng diễn ra sôi động. 3.1.3. Thực trạng mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Hoạt động mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng diễn ra sôi động, ồn ào, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng. Thời gian gần đây, tình trạng mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo ở các cơ sở Phật giáo gia tăng, công khai, có biểu hiện trục lợi dưới hình thức “dịch vụ” thu tiền gây bức xúc trong dư luận xã hội Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, môi trường mạng xã hội tràn lan, lợi dụng lòng tin của người dân, những người hoạt động mê tín dị đoan tích cực hoạt động, lôi kéo để trục lợi. Điều ấy càng làm cho tình trạng mê tín dị đoan phát triển, thâm nhập vào sinh hoạt tôn giáo của phật tử.
  16. 14 3.2. Thực trạng truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 3.2.1. Về chủ thể truyền thông 3.2.1.1. Cấp ủy, chính quyền ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử 3.2.1.2. Các tổ chức quần chúng trở thành lực lượng tham gia tích cực nhất trong truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử 3.2.1.3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã chủ động, tích cực hướng dẫn và tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử 3.2.2. Về nội dung truyền thông - Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo đã được cụ thể hóa phù hợp với các đối tượng phật tử ở địa phương. - Các địa phương đã kịp thời truyền thông về tình trạng mê tín dị đoan trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của địa phương để nâng cao tinh thần cảnh giác cho phật tử. - Các địa phương đã kịp thời truyền thông những tấm gương, mô hình, điển hình trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Đối với Ban trị sự GHPG các tỉnh cũng đã truyền thông tốt các nội dung: Một là, những quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Hai là, truyền thông tình trạng mê tín di đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử; xử lý những hoạt động lệch lạc, không đúng chính pháp, nghi lễ của Phật giáo. Ba là, truyền thông những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo. Bốn là, chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về phong trào xây dựng “chùa tinh tiến” phù hợp với giáo lý, giáo luật của đạo Phật; phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử; 3.2.4. Phương thức truyền thông Truyền thông của hệ thống chính trị. Trong 3 năm (2018-2021), ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đã tổ chức 700 hội nghị cho 84.055 lượt cán bộ, đảng viên và 655 hội nghị cho 52.221 lượt chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo về Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NQĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Tại Hà Nội, năm 2019, mở 11 lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho 1.517
  17. 15 người, là cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, Tăng, ni Phật giáo, Ban Quản lý cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố. Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước với Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp được tăng cường và đạt hiệu quả thiết thực. Truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ năm 2014 đến đầu năm 2023, có 238 lượt tin, bài về mê tín dị đoan. Trong đó, có 192 bài trên báo chí, mạng xã hội ngoài Phật giáo và 46 bài trên báo trí, báo mạng Phật giáo. Trong đó, vấn đề mê tín 90 bài viết, chiếm 37,81%; vàng mã 45 bài, chiếm 18,90%; cúng sao giải hạn 37 bài, chiếm 15,54%; hầu đồng 31 bài, chiếm 13,02%; oan gia trái chủ 25 bài, chiếm 10,50% và cắt giải tiền duyên 10 bài, chiếm 4,20% tổng số bài được thống kê. Các chủ đề được báo chí quan tâm phản ánh nhiều nhất là vấn đề mê tín dị đoan (102 bài); thứ hai là vàng mã (51 bài); tiếp đến là cúng sao giải hạn (48 bài); hầu đồng (36 bài); cúng vong, thỉnh oan gia trái chủ (25 bài) và bói toán, xem tướng, xem số, cắt giải tiền duyên (19 bài). Nhiều bài phóng sự điều tra dài kỳ hay bài nghiên cứu làm rõ vấn đề mê tín và mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. Truyền thông trực tiếp, thông qua kênh truyền thông của Giáo hội địa phương và chức sắc, sư trụ trì chùa được đẩy mạnh. Phương tiện sử dụng chủ yếu và đạt hiệu quả cao là tuyền thông qua các phương tiện, như băng đĩa hình, tranh ảnh, panô, biểu ngữ, phim đèn chiếu, sử dụng các phương pháp nêu gương… Truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử thông qua đội ngũ chức sắc, sư trụ trì chùa được chú trọng, nhất là thông qua các vị chức sắc cao cấp, có uy tín. Truyền thông qua báo chí Phật giáo. Báo chí truyền thông Phật giáo tập trung vào những vấn đề như: bản chất, nguồn gốc, biểu hiện của mê tín dị đoan; quan điểm của Phật giáo về mê tín dị đoan: tình trạng mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử; tác hại của mê tín dị đoan trong Phật giáo; Các cách thức, giải pháp để tránh tình trạng mê tín dị đoan; vấn đề vàng mã và tác hại của nó. Qua đó, góp phần giúp cho phật tử và xã hội nhận biết về tình trạng mê tín trong sinh hoạt tôn giáo để xa lánh, từ bỏ nó. Truyền thông xã hội qua các hoạt động văn hóa, xã hội. Công tác truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử gắn với phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được coi trọng. Tiêu biểu như ở các tỉnh Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thái Bình…
  18. 16 Truyền thông qua mạng xã hội. Những năm qua, chính quyền và Giáo hội Phật giáo các địa phương đã triệt để sử dụng internet và mạng xã hội để truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan. 3.2.5. Kết quả của truyền thông - Đại đa số phật tử nhận thức rõ các biểu hiện và tác hại của mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo. Phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đã có nhận thức rõ về mê tín dị đoan trong sinh hoạt Phật giáo. - Đa số phật tử tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, ủng hộ, đồng tình với các quy định của GHPG Việt Nam về phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử. - Một bộ phận lớn phật tử đã tích cực tham gia phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo. Phật tử ở Đồng bằng Sông Hồng đã có sự chuyển biến tích cực về hành vi đối với mê tín dị đoan. Công tác truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt Phật giáo ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, tình trạng mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các cơ sở thờ tự giảm đáng kể, nhất là vào các dịp lễ Tết, lễ hội đầu năm ở nhiều địa phương Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng Ninh. 3.2.6. Hạn chế và nguyên nhân 3.2.6.1. Hạn chế - Đối với chủ thể truyền thông: Công tác chỉ đạo, lãnh đạo, hướng dẫn của một số cấp ủy, chính quyền còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, còn lúng túng, chưa kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng chưa thực sự vào cuộc, chưa có kế hoạch cụ thể, còn buông lỏng quản lý, có nơi lúng túng, một số chùa vẫn tổ chức các dịch vụ tâm linh bất chấp dư luận xã hội. Đối với nội dung truyền thông. Nội dung truyền thông mới chỉ có chiều rộng, chưa đạt về chiều sâu, dàn trải, có nơi chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm, còn dập khuôn máy móc mang tính áp đặt; chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý và tập quán của các phật tử. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo còn nhiều bất cập. Phương thức truyền thông chưa thật sự phong phú, còn thiếu tính thuyết phục, hấp dẫn. Kết quả truyền thông chưa tương xứng với yêu cầu và thời gian, công sức đầu tư cho hoạt động truyền thông. 3.2.6.2. Nguyên nhân Một là, các chủ thể của truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan chưa quan tâm đúng mức. Hai là, nội dung, phương thức truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan tuy đã được chú ý, đổi mới, song để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn
  19. 17 đang diễn ra hàng ngày trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay còn nhiều bất cập. Ba là, phương tiện và lực lượng của truyền thông Phật giáo ở khu vực còn nhiều hạn chế, bất cập. Bốn là, môi trường còn nhiều rào cản và đối tượng truyền thông còn nhiều hạn chế về nhận thức. 3.3. Những vấn đề đặt ra trong truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử các tỉnh đồng bằng sông Hồng Mục tiêu truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ngày càng cao trong khi nhận thức của cấp ủy, chính quyền và giới Phật giáo ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng về vấn đề này vẫn chưa thống nhất, quyết tâm chưa cao Truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo có sự kết hợp giữa chính trị và tôn giáo đòi hỏi người làm truyền thông vừa phải nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa phải am hiểu giáo lý, giáo luật trong khi cán bộ truyền thông ở các địa phương còn thiếu và yếu Tâm lý phật tử đang thay đổi mạnh mẽ do tác động của công nghệ thông tin nhưng nội dung, phương thức truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo vẫn còn lạc hậu, chưa theo kịp tình hình Nhiệm vụ truyền thông bài trừ mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo đang gặp nhiều rào cản từ trình độ dân trí, thói quen, truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của các tầng lớp phật tử Tiểu kết chương 3 Phật giáo ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đang được phục hồi, phát triển mạnh, trở thành tôn giáo có số lượng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành lớn nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với đời sống xã hội ở khu vực. Số lượng phật tử, tăng, ni không ngừng gia tăng cả số lượng và chất lược, thiết chế tổ chức Giáo hội được xây dựng từ Ban Trị sự tỉnh, thành, huyện, thị đến cơ sở thờ tự (chùa chiền); nơi thờ tự được xây dựng mới, trùng tu, tôn tạo ngày càng rộng rãi, khang trang đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của phật tử; sinh hoạt tôn giáo của phật tử và nhân dân diễn ra sôi động trở thành một món ăn tinh thần của đông đảo bộ phận nhân dân trong khu vực. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phát triển của Phật giáo cùng với sự khôi phục, phát triển của tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, bên cạnh thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, tôn giáo của phật tử và nhân dân, cũng nảy sinh những yếu tố tiêu cực, mê tín dị đoan có cơ hội phục hồi phát triển và thâm nhập vào sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các Đồng bằng Sông Hồng, ảnh hướng xấu đến uy tín và hình ảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, GPGVN ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng nói riêng đã đặt ra những yêu cầu cấp
  20. 18 thiết cho việc truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. Truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng được Đảng, Nhà nước, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp quan tâm đẩy mạnh bằng nhiều hình thức và đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng: nhận thức của phật tử, nhân dân về mê tín dị đoan được nâng cao, tình trạng mê tín dị đoan giảm đáng kể. Tuy nhiên, công tác truyền thông cũng còn nhiều hạn chế, bất cập và đặt ra một số vấn đề cần được giải quyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2