intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đánh giá thực trạng độ an toàn rau ăn tươi sản xuất tại Bắc Ninh, xác định nguyên nhân, nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả tiến hành đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và một số biện pháp kỹ thuật cho sản xuất rau ăn tươi an toàn tại Bắc Ninh. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những dẫn liệu khoa học quý làm cơ sở cho các nhà quản lý nhằm hoạch định kế hoạch, chính sách đồng thời cung cấp các biện pháp kỹ thuật cần thiết cho người sản xuất rau ăn tươi an toàn không chỉ riêng trên địa bàn Bắc Ninh mà còn cho những vùng có điều kiện tương tự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đánh giá thực trạng độ an toàn rau ăn tươi sản xuất tại Bắc Ninh, xác định nguyên nhân, nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> ĐẶNG TRẦN TRUNG<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỘ AN TOÀN RAU ĂN TƢƠI<br /> SẢN XUẤT TẠI BẮC NINH, XÁC ĐỊNH<br /> NGUYÊN NHÂN, NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP<br /> KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU AN TOÀN<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG<br /> MÃ SỐ: 9620110<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI, 2019<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn:<br /> <br /> GS.TS. NGUYỄN QUANG THẠCH<br /> PGS.TS. ĐỖ TẤN DŨNG<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> GS.TS. HOÀNG MINH TẤN<br /> Hội Sinh lý thực vật<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> PGS.TS. NGUYỄN THỊ LÝ ANH<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> PGS.TS. LÊ QUỐC THANH<br /> Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện<br /> họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Vào hồi<br /> giờ, ngày tháng năm 2019<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br /> - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br /> 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br /> Rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia<br /> đình. Tuy nhiên, vấn nạn ngộ độc thực phẩm do rau xanh đang ngày càng<br /> đáng lo ngại khi mà mỗi ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng<br /> luôn có tin tức về những ca ngộ độc phải nhập viện cấp cứu. Có 4 nguyên<br /> nhân chính gây nên sự mất an toàn rau, đó là hiện tượng nhiễm thuốc bảo vệ<br /> thực vật (BVTV), hàm lượng nitrat (NO3-), kim loại nặng và sự hiện diện của<br /> vi sinh vật có hại trong sản phẩm rau vượt tiêu chuẩn cho phép (Pham Thi<br /> Thu Huong et al., 2013). Khi con người sử dụng các loại rau bị ô nhiễm có<br /> thể gặp các triệu chức nghiêm trọng (Tuan Anh Tran and Losanka Petrova<br /> Popova, 2013).<br /> Bắc Ninh là một trong những địa phương có truyền thống sản xuất rau<br /> ở miền Bắc Việt Nam. Ngoài phục vụ nội tỉnh, sản phẩm rau Bắc Ninh còn<br /> cung cấp cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Bắc Ninh có năng suất<br /> rau vào loại cao nhất 239,5 tạ/ha, trong khi Hà Nội là 211,4 tạ/ha, Vĩnh<br /> Phúc 194,8 tạ/ha và Quảng Ninh là 156,9 tạ/ha (Cục Trồng trọt - Bộ<br /> NN&PTNN, 2017). Điều này cho thấy trình độ thâm canh rau ở Bắc Ninh<br /> rất cao. Tuy nhiên, dù đã có những hệ thống sản xuất rau theo quy trình sản<br /> xuất an toàn của VietGap triển khai tại một số huyện ở Bắc Ninh nhưng số<br /> lượng còn rất nhỏ lẻ. Toàn tỉnh mới có 5 cơ sở được cấp chứng nhận đủ<br /> điều kiện sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 41,5ha, 8 cơ sở được<br /> chứng nhận rau VietGAP với diện tích 23,1ha (Sở NN&PTNT Bắc Ninh,<br /> 2017). Công tác đánh giá chất lượng rau ở Bắc Ninh vẫn chưa được thực<br /> hiện đầy đủ nên chưa có các số liệu về chất lượng vệ sinh an toàn thực<br /> phẩm rau tại tỉnh. Tình trạng mất an toàn trên rau ăn lá là phổ biến chung,<br /> trên rau ăn tươi là loại rau ăn trực tiếp không qua chế biến (rau sống) chắc<br /> chắn còn nghiêm trọng hơn. Do đó việc nghiên cứu đánh giá thực trạng,<br /> nguyên nhân gây mất an toàn trên rau sản xuất tại Bắc Ninh và xác định<br /> được các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau ăn tươi an toàn cho Bắc Ninh là<br /> việc làm rất bức xúc và cần thiết.<br /> 1<br /> <br /> 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu thực trạng an toàn rau ăn tươi sản xuất tại Bắc Ninh, xác<br /> định nguyên nhân gây mất an toàn rau và giải pháp khắc phục để sản xuất<br /> rau ăn tươi an toàn tại Bắc Ninh.<br /> 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> Các loại rau ăn tươi phổ biến (rau xà lách, rau mùi tàu, rau mùi ta và<br /> hành hoa) tại Bắc Ninh.<br /> 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Điều tra, phân tích hiện trạng đất, nước tưới của một số vùng sản xuất<br /> rau chính ở Bắc Ninh, thực trạng an toàn của 4 đối tượng rau ăn tươi: xà<br /> lách, hành hoa, mùi tàu và mùi ta. Bước đầu xác định nguyên nhân gây mất<br /> an toàn trong sản xuất rau ăn tươi.<br /> - Nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng rau ăn tươi an toàn cây<br /> xà lách, mùi ta, mùi tàu và hành hoa<br /> - Xây dựng một số mô hình sản xuất rau ăn tươi (xà lách, mùi ta và<br /> hành hoa) an toàn.<br /> 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br /> - Cung cấp các dẫn liệu về điều kiện sản xuất rau an toàn tại một số<br /> vùng sản xuất rau chính, thực trạng an toàn của 4 loại rau ăn tươi (xà lách,<br /> hành hoa, mùi tàu, mùi ta) tại Bắc Ninh. Bước đầu xác định nguyên nhân<br /> gây mất an toàn trong sản xuất rau ăn tươi ở Bắc Ninh. Dữ liệu này sẽ làm<br /> cơ sở khoa học để quy hoạch sản xuất và đề xuất chính sách phát triển rau<br /> an toàn tại địa phương.<br /> - Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật sản xuất rau ăn tươi an toàn cho xà lách,<br /> hành hoa, mùi tàu và mùi ta tại Bắc Ninh và các vùng có điều kiện tương tự.<br /> - Xây dựng được 6 mô hình trồng rau an toàn cho 3 loại rau ăn tươi<br /> gồm xà lách, hành hoa, mùi ta đầu tiên tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc<br /> Ninh cho hiệu quả tốt, có thể áp dụng mở rộng tại tỉnh Bắc Ninh hoặc<br /> những vùng có điều kiện sinh thái tương tự.<br /> 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ÐỀ TÀI<br /> 1.5.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về nguyên nhân gây mất an<br /> 2<br /> <br /> toàn thực phẩm và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rau ăn tươi. Đây là tài<br /> liệu có thể được sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học về cây rau.<br /> 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Kết quả của đề tài cung cấp một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau ăn tươi<br /> an toàn phục vụ sản xuất rau xà lách, mùi ta, mùi tàu, hành hoa có thể áp dụng<br /> tại Bắc Ninh và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự.<br /> PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU TRÊN THẾ GIỚI<br /> VÀ VIỆT NAM<br /> 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới<br /> Tổ chức Nông nghiệp Lương thực của Liên hợp quốc (FAO, 2018) dự<br /> đoán dân số thế giới sẽ lên tới tám tỉ người vào năm 2030. Do đó, nhu cầu<br /> sản phẩm nông nghiệp sẽ tăng lên đáng kể. Theo báo cáo của FAO (2018),<br /> sản lượng cây trồng dự kiến sẽ tăng 70% trong năm 2030 so với sản lượng<br /> hiện tại, trong đó trái cây và rau quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong thức<br /> ăn và là nguồn chủ yếu cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần<br /> thiết cho con người. Cũng theo báo cáo này, nhu cầu về rau quả sẽ tăng<br /> mạnh trong thập kỷ tới. FAO (2018) ước tính sản xuất rau quả dự kiến sẽ<br /> tăng với tốc độ 3,2% mỗi năm đối với rau và 1,6% mỗi năm cho trái cây.<br /> Châu Á là nhà sản xuất rau hàng đầu với tổng sản lượng 61% và tăng<br /> trưởng 51% mỗi năm.<br /> 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt nam nói chung và Bắc<br /> Ninh nói riêng<br /> Theo FAO (2018), giai đoạn từ 1994 đến 2011, diện tích trồng rau của<br /> Việt Nam chỉ khoảng gần 300.000 ha, cho sản lượng xấp xỉ 7 triệu tấn/năm.<br /> Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích trồng rau và sản lượng đã tăng<br /> mạnh. Năm 2016, diện tích trồng rau tăng lên đến 907.771 ha, cho sản lượng<br /> rau trên 13,5 triệu tấn. Mặc dù Việt Nam nằm trong số các nước có ngành<br /> rau quả phát triển với tốc độ nhanh và có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên,<br /> giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá nông nghiệp Việt Nam vẫn thấp.<br /> Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh (2016) toàn tỉnh<br /> gieo trồng được hơn 15.000 ha rau màu và cây công nghiệp các loại, với 35<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1