
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất học: Đặc điểm cấu trúc địa chất và ý nghĩa đối với dầu khí của khu vực trung tâm bồn An Châu
lượt xem 1
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất học "Đặc điểm cấu trúc địa chất và ý nghĩa đối với dầu khí của khu vực trung tâm bồn An Châu" được nghiên cứu với mục tiêu: Làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất và vai trò của chúng đối với hệ thống dầu khí khu vực trung tâm bồn trũng An Châu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất học: Đặc điểm cấu trúc địa chất và ý nghĩa đối với dầu khí của khu vực trung tâm bồn An Châu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN VĂN THẮNG ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI DẦU KHÍ CỦA KHU VỰC TRUNG TÂM BỒN AN CHÂU Ngành: Địa chất học Mã số: 9.440201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội – 2024
- Công trình hoàn thành tại: Bộ môn Địa chất, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Trần Thanh Hải Trường Đại học Mỏ – Địa chất 2. TS. Cù Minh Hoàng Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Phản biện 1: PGS.TS Hoàng Văn Long Tổng hội địa chất Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS Ngô Xuân Thành Trường Đại học Mỏ – Địa chất Phản biện 3: TS Phạm Nguyễn Hà Vũ Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, số 18, Phố Viên – Phường Đức Thắng – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội vào hồi………giờ, ngày…..…tháng…....năm 2024. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia - Hà Nội Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bồn trầm tích An Châu thuộc đới Đông Bắc Việt Nam, nó là phần kéo dài về phía Tây Nam của Bồn trầm tích Mezozoi lớn hơn ở phía Đông Bắc thuộc lãnh thổ Trung Quốc (Bồn Thập Vạn Đại Sơn). Các công trình tìm kiếm và thăm dò dầu khí trên địa phận Trung Quốc đã xác nhận sự tồn tại của các mỏ khí thương mại nằm trong đới cấu trúc này. Các công trình nghiên cứu trước đây đã xác định được 6 Bồn trầm tích Mezozoi tồn tại trên phần đất liền thuộc lãnh thổ Việt Nam, trong đó Bồn An Châu được cho là Bồn có quy mô lớn và có tiềm năng dầu khí (Ngô Thường San 1975; Nguyễn Quang Hạp 1975). Bên cạnh đó, một số mỏ khí có giá trị thương phẩm nằm gần đới cấu trúc An Châu thuộc lãnh thổ Trung Quốc (mảng Hoa Nam) đã được phát hiện và đưa vào khai thác. Thực tế này cho thấy nhiều khả năng sẽ phát hiện được các tích tụ dầu khí trong đới An Châu thuộc địa phận của Việt Nam. Mặc dù tiềm năng dầu khí của Bồn này được nhận định từ rất sớm nhưng vì nhiều lý do mà cho đến nay công tác điều tra khảo sát địa chất và thăm dò ở khu vực Bồn An Châu còn rất sơ sài, chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác tìm kiếm - thăm dò dầu khí. Xuất phát từ những đòi hỏi về nguồn cung cấp năng lượng ngày càng tăng và từ thực tế điều kiện địa chất của Bồn An Châu, việc nghiên cứu chi tiết các đặc điểm địa chất để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến khả năng hình thành, di chuyển và tàng trữ dầu khí trong các thành tạo địa chất của Bồn trở thành một nhiệm vụ cấp bách và cần phải tiến hành trong thời gian sớm nhất có thể. Hiện nay, Nhà nước đang có chủ trương tiếp tục tiến hành tìm kiếm thăm dò dầu khí Bồn Trũng An Châu. Tuy nhiên, hệ thống dầu khí của vùng trung tâm nói riêng và cả Bồn trũng An Châu nói chung chưa được làm sáng tỏ. Sở dĩ như vậy là vì cấu trúc địa chất có nhiều vấn đề tồn tại chưa được giải quyết. Được sự đồng ý của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Bộ môn Địa chất và cán bộ hướng dẫn, nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện đề tài nghiên cứu cấp tiến sỹ với tên đề tài “Đặc điểm cấu trúc địa chất và ý nghĩa đối với dầu khí của khu vực trung tâm bồn An Châu”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất và vai trò của chúng đối với hệ thống dầu khí khu vực trung tâm bồn trũng An Châu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các thành tạo địa chất tuổi Paleozoi - Kainozoi , cấu trúc của chúng, ý nghĩa của chúng đối với lịch sử tiến hóa khu vực và ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc địa chất đối với hệ thống dầu khí có liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phần trung tâm của Bồn trũng An Châu, hình thành bởi sự tiến hóa kiến tạo trong giai đoạn Mesozoi và Kainozoi. 4. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục tiêu đề ra, NCS tiến hành các nội dung nghiên cứu sau đây: - Làm sáng tỏ về thành phần vật chất, trật tự địa tầng, quan hệ và tuổi các thành tạo địa chất cũng như nguồn gốc và điều kiện hình thành của chúng;
- 2 - Làm sáng tỏ cấu trúc địa chất, đặc điểm biến dạng và khôi phục lịch sử tiến hóa kiến tạo của khu vực nghiên cứu; - Phân tích, đánh giá ý nghĩa của cấu trúc địa chất và biến dạng kiến tạo đối với tiềm năng dầu khí của khu vực trung tâm Bồn trũng An Châu. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài luận án đã đưa ra được mô hình địa chất mới cho sự tiến hóa bồn An Châu phù hợp với bối cảnh địa chất - kiến tạo khu vực trong Mesozoi và Kainozoi và kết nối được lịch sử của bồn này với Bồn Thập Vạn Đại Sơn (Shiwandashan) ở phía Đông Nam Trung Quốc. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu mới đã góp phần làm sáng tỏ đặc điểm hệ thống, triển vọng dầu khí của khu vực nghiên cứu, là cơ sở định hướng cho công tác đánh giá và thăm dò dầu khí trong khu vực trung tâm Bồn trũng An Châu. 6. Các luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Bồn trầm tích An Châu (Bồn An Châu) là phần sót lại của một bồn ngoại vi được được hình thành phía sau một đới nâng ngoại vi liên quan tới sự tiến hóa của một đai uốn nếp chờm nghịch do va chạm giữa 2 địa mảng Đông Dương với Nam Trung Hoa từ cuối Paleozoi đến Mesozoi. Hình thái cấu trúc hiện tại của bồn là kết quả sự giao thoa liên tục của 6 pha biến dạng, gây ra bởi sự tương tác của quá trình hội nhập liên tục các địa mảng vào rìa đông nam mảng Nam Trung Hoa trong Mesozoi và Kainozoi. Luận điểm 2: Sự biến dạng mạnh mẽ và giao thoa cấu trúc do các pha biến dạng khu vực diễn ra liên tục trong Mesozoi đến Kainozoi đã tạo nên nhiều cấu tạo dạng vòm trong các thành tạo Mesozoi, thuận lợi cho sự tích tụ dầu khí. Tuy nhiên sự biến dạng mạnh mẽ của pha biến dạng giòn và muộn trong Kainozoi đã dẫn tới sự phá hủy các cấu trúc này và tác động tiêu cực tới khả năng tích tụ dầu khí trong khu vực. 7. Các điểm mới trong luận án - Nhận dạng một cách có hệ thống đặc điểm cấu trúc địa chât, phân chia được các pha biến dạng kiến tạo trong thành tạo địa chất khu vực Bồn An Châu và kế cận. - Xác lập được một cách có hệ thống các sự kiện biến dạng khu vực, trong đó xác định được sự tồn tại có hệ thống của các cấu trúc chờm nghịch và uốn nếp khu vực có tuổi khác nhau mà sự giao thoa Của chúng đã tạo nên bình đồ cấu trúc khu vực hiện nay - Khôi phục bình đồ cấu trúc trước biến dạng của Bồn An Châu, từ đó đối sánh với lịch sử kiến tạo khu vực đã được xác lập để xây dựng mô hình tiến hóa kiến tạo của bồn trũng và vùng lân cận theo quan điểm kiến tạo Mảng troang giai đoạn từ Paleozoi đến Kainozoi. theo đó, Bồn An Châu là một bồn trầm tích đồng tạo núi phát triển sau một đới nâng ngoại vi (peripheral bouldge) của một hệ thống bồn trước núi (Forebouldge basin) được hình thành trong quá trình tiến hóa của một đai uốn nếp chờm nghịch va chạm địa mảng.
- 3 - Đưa ra những đánh giá tổng hợp, sáng tỏ hơn về hệ thống dầu khí cũng như triển vọng dầu khí của phần trung tâm Bồn trũng An Châu. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan khu vực nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và hệ phương pháp nghiên cứu Chương 3: Đặc điểm cấu trúc địa chất và lịch sử tiến hóa kiến tạo Chương 4: Vai trò của yếu tố cấu trúc-kiến tạo đối với hệ thống dầu khí phần trung tâm bồn trũng An Châu. 9. Cơ sở tài liệu của luận án Cơ sở tài liệu phục vụ cho luận án bao gồm: (1) Tài liệu địa chất từ các công trình đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ (1:500.000), trung bình (1:200.000) đến lớn (1:50.000) cho khu vực nghiên cứu và vùng lân cận; (2) Các báo cáo chuyên đề về địa tầng, cấu trúc-kiến tạo, môi trường trầm tích, dầu khí; (3) Các bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước và (4) Tài liệu do NCS trực tiếp đo vẽ tại thực địa. 10. Nơi thực hiện đề tài Luận án được thực hiện tại Bộ môn Địa chất, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội Và Công ty Dầu khí Sông Hồng thuộc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về vị trí và đặc điểm vùng nghiên cứu Khu vực nghiên cứu nằm ở khu vực Đông Bắc Bộ, là phần kéo dài về phía Tây Nam của Bồn Thập Vạn Đại Sơn thuộc rìa đông nam mảng Hoa Nam (hay Nam Trung Hoa), thuộc các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang và Bắc Ninh. Khu vực nghiên cứu có kiểu địa hình vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc đá trầm tích lục nguyên. 1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất 1.2.1. Giai đoạn trước năm 1954: Trong giai đoạn này công tác nghiên cứu địa chất chủ yếu do các nhà địa chất người Pháp nghiên cứu có tính chất khu vực và theo xu hướng kiến tạo địa tầng và thuyết kiến tạo địa máng, có ý nghĩa tham khảo về mặt địa tầng, magma, kiến tạo ở tỷ lệ nhỏ và mang tính khu vực. 1.2.2. Giai đoạn sau năm 1954 đến nay: Về công tác nghiên cứu địa chất, cấu trúc và kiến tạo Từ năm 1960 đến 1978 các nghiên cứu và đo vẽ bản đồ do các tác giả Liên Xô và Việt Nam thực hiện theo chuyên khảo “Địa chất miền Bắc Việt nam đã thành lập các tờ bản đồ 1:500.000 và các nhóm tờ bản đồ 1:50.000 cho các vùng. Công tác đo vẽ các bản đồ địa chất thực hiện trong giai đoạn này trên quan điểm địa tầng học, học thuyết kiến tạo Địa Máng của Liên Xô với qui phạm địa tầng của Liên Xô và Việt Nam biên soạn. Từ năm 1994 đến nay, Việt Nam thay đổi qui phạm địa tầng trong đo vẽ bản đồ địa chất cũng như nhận thức chủ yếu thuyết kiến tạo mảng thì những nhóm tờ bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 thực hiện thời gian này như: nhóm tờ Bình Liêu – Móng Cái (Trần Thanh Tuyền và Liên đoàn Intergeo, 1995), Cẩm Phả (Lê Hùng và Viện địa chất khoáng sản, 1996), Thanh Mọi (Nguyễn Trí Vát và Viện địa chất khoáng sản, 1997), Võ Nhai (Đặng Trần Quân và Liên đoàn địa chất Đông Bắc, 2000) cùng các nhóm tờ Bắc Giang, Bình Gia,
- 4 Lạng Sơn. Bên cạnh đó công tác nghiên cứu địa chất sau này còn kể đến Đặng Văn Bát và Trần Thanh Hải (2008) …và các nhà địa chất quốc tế nghiên cứu cho rằng cứu về chế độ địa động lực và cơ chế hoạt động kiến tạo đã xây dựng được mô hình kiến tạo theo quan điểm động (kiến tạo mảng), cho rằng Đông Bắc Việt Nam là phần kéo dài về phía Tây Nam của Bồn Shiwandashan, là kiểu Bồn trước núi (foreland basin) được hình thành và phát triển từ Paleozoi đến Mesozoi muộn. Về công tác nghiên cứu dầu khí Các nghiên cứu về dầu khí khu vực nghiên cứu được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 20 đến hiện tại bởi nhiều nhà địa chất trong và ngoài nước, trong đó phải kể đến (Borrett, 1922; Fromaget, 1941; Dovjikov, 1965; Ngô Thường San, 1970; Nguyễn Quang Hạp, 1971; Nguyễn Hiệp, 1972; Phương Văn Hạc, 1973; Nguyễn Nghiêm Minh, 1986; Trần Văn Trị, 1977; Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao, 1982; Hsü et al., 1988; Nguyễn Công Lượng, 1999; Đỗ Bạt và nnk., 2007; Phạm Đình Trưởng, 2009; Trần Văn Trị và Vũ Khúc, 2009; Tống Duy Thanh và Vũ Khúc, 2005; Li et al., 2006; Đặng Trần Huyên, 2000; Hall, 2012; Hoàng Văn Long, 2015; Công ty Dầu khí Sông Hồng, 2014 [4]; Halpin et al., 2016; Li et al., 2017. 1.2.3. Vị trí vùng nghiên cứu trong bình đồ kiến tạo khu vực Theo Dovjikov A.E. và nnk., 1965, Trần Văn Trị và nnk., 1977, vùng nghiên cứu được xếp vào đới cấu trúc An Châu, thuộc “miền chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam”. Trên quan điểm của kiến tạo mảng, các nghiên cứu đã đưa phần Bắc và Đông Bắc Việt Nam (trong đó có vùng nghiên cứu) là phần rìa phía nam của mảng lục địa cổ Nam Trung Hoa, trong Mesozoi sớm khu vực nghiên cứu thuộc đai tạo núi do sự va chạm của mảng này với mảng Đông Dương và Nam Trung Hoa (Hutchison C.S., 1989; Nguyễn Xuân Tùng và Trần Văn Trị., 1992). Theo Trần Trọng Hòa và nnk., 2008 và Trần Văn Trị và nnk., 2009, 2015. 1.2.4. Khái quát đặc điểm địa chất, dầu khí vùng nghiên cứu và lân cận Khái quát đặc điểm địa chất: Bồn trầm tích An Châu là 1 cấu trúc Mesozoi phát triển trên móng Paleozoi và bị phá hủy liên tục bởi các hoạt động kiến tạo trong Mesozoi muộn - Kainozoi. Cấu hình Bồn trầm tích An Châu bao gồm lớp phủ là các trầm tích tuổi Mesozoi và ít hơn là trầm tích Kainozoi nằm trên móng là các thành tạo trầm tích Paleozoi. Khái quát đặc điểm kiến tạo: Theo Đặng Văn Bát (2008) và Phạm Đình Chưởng (2009) Bồn trầm tích An Châu là phần có cấu trúc địa chất khá phức tạp do bị tác động của nhiều sự kiện địa chất khác nhau trong Mesozoi và Kainozoi, là phần kéo dài về phía tây nam của bồn Thập Vạn Đại Sơn (Shiwandashan) phân bố ở rìa đông nam Trung Quốc, thuộc dạng một bồn trũng trước núi sau cung (retroarc foreland basin) và chịu ảnh hưởng của ít nhất 2 sự kiện kiến tạo hút chìm và tạo núi vuông góc nhau dọc rìa nam Trung Hoa trong cuối Paleozoi đến cuối Mesozoi. Khái quát hệ thống dầu khí: Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của các nhà địa chất cũng như Công ty Dầu khí Sông Hồng cho thấy Trũng An châu có hệ thống dầu khí thuận lợi. 1.3. Một số tồn tại 1.3.1. Về địa tầng: Do việc đo vẽ bản đồ và nghiên cứu địa chất chưa phủ kín khu vực An Châu, quan điểm phân chia địa tầng và hiệu đính ranh giới giữa các mảnh chưa thực hiện nên còn nhiều khác biệt. 1.3.2. Về magma: Các thành tạo magma có mặt trong khu vực chưa được nghiên cứu chi tiết về thành phần vật chất, đặc điểm địa hóa. Do vậy mà luận giải nguồn gốc magma và bối cảnh kiến tạo khống chế sự hình thành và phân bố magma trong vùng còn chưa được làm sáng tỏ.
- 5 1.3.3. Về cấu trúc kiến tạo: Khu vực nghiên cứu có đặc điểm cấu trúc địa chất rất phức tạp nên chất lượng thu nổ địa chấn ở các tuyến còn thấp, điều này cũng ảnh hưởng đến việc minh giải và liên kết địa chất, cấu trúc cũng như dự báo phân bố tầng móng ở dưới sâu. 1.3.4. Về tài nguyên dầu khí: Chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về hệ thống dầu khí khu vực An Châu, do đó các thông tin để đánh giá hệ thống dầu khí trong Mz chưa đầy đủ và cần tiếp tục nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ hơn, đặc biệt ưu tiên nghiên cứu tầng sinh, tầng chứa và các dạng bẫy dưới sâu. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HỆ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các khối cấu trúc Khối cấu trúc trong luận án này là một đơn vị kiến tạo độc lập trong một khu vực nghiên cứu được phân chia để phân biệt với các đơn vị cấu trúc khác và thuận lợi cho việc mô tả cấu trúc. Một khối cấu trúc có ranh giới là các đứt gãy hoặc đới trượt có quy mô khu vực và có sự dịch chuyển tương đối so với khối nằm bên cạnh do các biến dạng kiến tạo, nó có thể được phân ra thành đơn vị cấu trúc nhỏ hơn gọi là “phụ khối cấu trúc”. 2.1.2. Tổ hợp thạch kiến tạo Tổ hợp thạch kiến tạo bao gồm các tổ hợp đá có quan hệ không gian gần gũi nhau, được thành tạo trong những khoảng thời gian kề cận nhau và trong những môi trường được đặc trưng bởi bối cảnh kiến tạo nhất định và đại diện cho một giai đoạn tiến hoá địa chất nhất định (Kondie, 1989). 2.1.3 Biến dạng của đá Biến dạng của đá là sự biến đổi vị trí tương quan giữa các phần tử tạo nên vật thể do đó làm biến đổi hình dạng, vị trí không gian (Trần Thanh Hải, 2006, 2017). Trong nghiên cứu này, biến dạng của đá được hiểu là sự thay đổi hình dạng, kích thước, vị trí không gian của các thành tạo địa chất do các vận động kiến tạo Mảng gây ra. 2.1.4. Đới trượt Đới trượt là khái niệm được mô tả trong các văn liệu tiêu chuẩn như Ramsay and Huber (1987), Marshak anh Mitra (1998), Barker, Hanmer and Passchier (1990) và Passchier and Trouw (1995) để mô tả một dạng cấu tạo biến dạng tấm, hình thành trong vỏ Trái đất ở những độ sâu khác nhau hình thành trong quá trình biến dạng của một thành tạo địa chất hoặc dọc ranh giới của 2 thể địa chất dưới tác động của sự dịch trượt tương đối giữa chúng (Trần Thanh Hải, 2006, 2017). Trong các đới trượt, cơ chế biến dạng tích cực phụ thuộc vào nhiều yếu tố hóa – lý khác nhau, bao gồm điều kiện nhiệt độ, áp suất thạch tĩnh (lithostatic pressure) và áp suất cục bộ tại vị trí biến dạng, thành phần và đặc tính chảy dẻo của đá (flow), thành phần và nhiệt độ của dung dịch biến chất, tốc độ của biến dạng tổng tác động lên đá, hướng dịch chuyển và lich sử biến dạng của đới trượt. Đới trượt được chia thành các loại: * Đới trượt giòn: Đới trượt giòn (thường được gọi là đứt gãy hoặc đới đứt gãy) là những đới dạng tấm gồm nhiều mặt vỡ không liên tục thành tạo ở bất cứ nơi nào mà đá bị biến dạng giòn, đi cùng là sự hình thành của các mặt vỡ hoặc khe nứt mà dọc theo chúng, đá ở một cánh bị dịch chuyển tương đối theo hướng ngược với cánh kia. Sự hình thành các đới trượt giòn thường đi cùng với sự dập vỡ và mất đi tính liên tục của thân đá tại vị trí biến dạng). * Đới trượt dẻo: Đây là loại đới trượt trong đó sự biến dạng là liên tục và cường độ biến dạng trượt biến đổi một cách có hệ thống khi đi qua chiều rộng của đới. Những kết quả quan trọng trong nghiên cứu đới trượt gần đây dẫn tới sự thừa nhận cơ chế biến dạng dẻo
- 6 trong sự thành tạo các đới trượt ở những độ sâu lớn trong vỏ Trái Đất. Biến dạng trong các đới này là biến dạng dẻo chứ không phải là các dập vỡ dạng giòn. * Đới trượt giòn - dẻo: Những đới trượt trong đó có sảy ra sự dập vỡ hoặc dịch chuyển làm mất đi tính liên tục của các thân đá bị biến dạng dẻo một phần được gọi là đới trượt giòn - dẻo. 2.1.5. Nếp uốn Nếp uốn là một cấu tạo mặt địa chất hoặc một thể địa chất không phẳng, được hình thành bởi sự biến dạng của một mặt hoặc một tập hợp lớp có nhiều mặt tiếp giáp nhau ban đầu. Các nếp uốn có quy mô hết sức khác nhau, từ các nếp uốn khu vực rộng lớn đến các vi nếp uốn. Ở đây sẽ mô tả nếp uốn theo một bề mặt bị uốn nếp quan sát trên mặt cắt vuông góc với sự kéo dài của nếp uốn và trong không gian ba chiều. 2.1.6. Sự giao thoa cấu trúc Là sự chồng lấn biến dạng của nhiều sự kiện biến dạng khác nhau trong một khu vực nhất định của vỏ Trái đất, dẫn tới sự hình thành một hình thái cấu trúc khu vực phức tạp. 2.1.7. Nhận dạng các cấu tạo do biến dạng kiến tạo Các cấu tạo biến dạng được hình thành do các quá trình biến dạng tạo ra và có những đặc điểm khác biệt với các cấu tạo nguyên thủy. Để phân biệt được giữa cấu tạo do biến dạng tạo ra và các cấu tạo nguyên thủy cần phải nhận biết và phân biệt được các tiêu chí nhận dạng cơ bản là cấu tạo nguyên thủy (phân lớp, đồng trầm tích, bất chỉnh hợp, đứt hãy & nếp uốn đồng trầm tích…) và các cấu tạo do biến dạng tạo nên (nếp uốn, đứt gãy, mặt trượt, khe nứt…) 2.1.8. Phân chia các pha biến dạng Để phân chia được các pha biến dạng ta phải biết được, mỗi một pha biến dạng tạo ra một thế hệ cấu tạo được hình thành có các đặc điểm đặc trưng, một thế hệ được thành tạo là tập hợp các cấu tạo được thành tạo trong cùng một khoảng thời gian, dưới tác dụng của cùng một trường ứng suất. một khu vực biến dạng nhiều lần có thể là hậu quả của một pha biến dạng tiến triển, một sự kiện biến dạng nhiều pha, hai sự kiện biến dạng hoặc nhiều hơn, có thể nhưng không nhất thiết có thời gian tách biệt nhau, hoặc hai sự kiện tạo núi hoặc hơn. 2.1.9. Xác định tuổi của các sự kiện biến dạng Tuổi tương đối: là tuổi xác định các các tạo được thành tạo trước hoặc sau. Tuổi tuyệt đối: là tuổi xác định thời gian cụ thể mà pha biến dạng đó xảy ra. Để xác định tuổi tuyệt đối thường sử dụng phương pháp định tuổi U-Pb cho zircon và monazit trong các đá biến chất và các thể pegmatit. 2.1.10. Sự biến chất của đá Hoạt động biến chất các đá là sự biến đổi ở trạng thái cứng thành phần khoáng vật cũng như kiến trúc và cấu tạo của đá, dưới tác dụng của các quá trình nội sinh xảy ra ở những độ sâu khác nhau trong vỏ trái đất. 2.1.11. Ngoại lai Một khối địa chất ngoại lai là một khối không có quan hệ về địa tầng, magma, nguồn gốc, tuổi hoặc tất cả các yếu tố trên với các đá vây quanh (thường là các đá nằm dưới nó). 2.1.11. Khái niệm về hệ thống trước núi (foreland basin) Theo DeCelles (2012), DeCelles and Giles (1996), Critelli et al (2011), Catuneanu (2004, 2014, 2019), các hệ thống trước núi (foreland systems) nằm trên rìa địa mảng hút chìm được hình thành bởi sự kết hợp giữa kiến tạo uốn cong, chất tải động lực và lắng đọng trầm tích, hình thành bởi sự sụt võng của thạch quyển dưới tác động tổng hợp của sự chất tải bên trên và bên dưới thạch quyển. Sự chất tải trên thạch quyển do sự tạo núi
- 7 dẫn dến sự phân dị của hệ thống trước núi thành các đơn vị gồm đai tạo núi và bồn trước núi, trong đó có thể bao gồm các đới: bồn sâu trước núi (foredeep basin), đới nâng trước núi (forebulge) hoặc khối nâng ngoại vi (peripherial bulge) và trũng sụt sau đới nâng (back - bulge basin). 2.2. Cách tiếp cận 2.2.1. Tiếp cận hệ thống: Để giải đoán có hệ thống và phân biệt được các loại cấu tạo, xác định được quy luật phân bố của chúng, cũng như tuổi tương đối giữa các cấu tạo địa chất tại thực địa, cần áp dụng một tổ hợp các nguyên tắc và kỹ thuật quan sát và luận giải nột cách khoa học. Đối với nghiên cứu này, các nguyên tắc luận giải sau đã được thực hiện: * Luật của sự chồng lấn: Xem xét mối quan hệ trật tự tuổi tương đối trong một trình tự phân lớp nguyên thủy trong đó các lớp già nhất nằm dưới cùng và các lớp trẻ hơn sẽ nằm gối dần lên trên * Luật của sự nằm ngang ban đầu: Xem xét quy luật hình thành có thế nằm ngang hoặc gần nằm ngang ban đầu của các lớp trầm tích. * Luật của mối quan hệ xuyên cắt: Cho biết quan hệ tuổi tương đối và trật tự sinh thành của các đá hoặc các cấu tạo tại một khu vực. * Luật Pumpelly: Chỉ mối quan hệ giữa các cấu tạo có cùng nguồn gốc ở các quy mô khác nhau quan sát được trong một khu vực nghiên cứu, nghiên cứu các cấu tạo nhỏ là chìa khoá để mô phỏng hình thái và hướng của các cấu tạo khu vực của cùng một chế độ biến dạng trong khu vực đó. * Nguyên tắc giả thuyết tổng hợp: Toàn bộ việc luận giải kết quả cuối cùng sẽ được tiến hành theo trình tự thu thập số liệu thực tế - xử lý - luận giải - mô hình hóa. 2.2.2. Tiếp cận truyền thống kết hợp với hiện đại: Việc giải đoán cấu trúc địa chất - địa mạo hiện đại và quy luật phát triển được tiến hành trên cơ sở sự kết hợp giữa những phương pháp khảo sát truyền thống với các phương pháp phân tích và luận giải hiện đại. 2.2.3. Tiếp cận tổng hợp và liên ngành: Việc luận giải địa chất cuối cùng và việc đưa ra một mô hình môi trường trầm tích, về vận động kiến tạo khu vực cũng như dự báo mối quan hệ giữa chúng với quá trình hình thành và lưu giữ dầu khí trong khu vực nghiên cứu đòi hỏi phải tập hợp toàn bộ dữ liệu địa chất, yếu tố địa chất khống chế và liên quan hệ thống dầu khí. 2.2.4. Phân chia tổ hợp thạch - kiến tạo: Tập hợp các đá có quan hệ không gian gần gũi nhau, được thành tạo trong những khoảng thời gian kề cận nhau, trong những môi trường được đặc trưng bởi một bối cảnh kiến tạo nhất định và đại diện cho một giai đoạn tiến hoá địa chất nhất định (Kondie, 1989). 2.3. Các phương pháp nghiên cứu: Trong báo cáo này, NCS sử dụng tổ hợp phương pháp nghiên cứu chủ đạo là: 2.3.1. Nhóm phương pháp địa chất: Bao gồm khảo sát, nghiên cứu thực địa và thu thập mẫu; phân tích mẫu thạch học, cổ sinh và địa hóa hữu cơ. 2.3.2. Nhóm phương pháp phân tích tài liệu địa chấn: Là các tài liệu địa chấn 2D đã được xử lý, minh giải. Các tuyến thu nổ được bố trí theo phương ĐB-TN (song song với phương cấu trúc địa chất) và phương TB-ĐN (vuông góc với phương cấu trúc). 2.3.3. Nhóm phương pháp phân tích hệ thống dầu khí: Trong phạm vi nghiên cứu, thời gian cho phép của đề tài, NCS dùng phương pháp phân tích truyền thống (Nguyễn Đình Nguyên, 2022) [15]trong ngành dầu khí đang dùng để đánh giá hệ thống dầu khí từ tổng hợp qua xử lý, minh giải và mô hình hóa từ các tài liệu địa chất – địa vật lý.
- 8 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ LỊCH SỬ TIẾN HÓA KIẾN TẠO 3.1. Khái quát chung Bồn trũng An Châu hiện tại là phần còn sót lại của một bồn trầm tích trải qua nhiều giai đoạn biến dạng, có lịch sử địa chất phức tạp. Phần rìa bồn trũng được bao quanh bởi các thành tạo Paleozoi gồm các thành tạo trầm tích lục nguyên, lục nguyên carbonat, carbonat và silic bị biến chất yếu đến Hình 1.3: Sơ đồ cấu trúc kiến tạo khái quát không biến chất tuổi tuổi từ Cambri đến vùng Đông bắc Việt Nam cho thấy diện tich Permi muộn. Viền quanh bồn trũng là của Bồn An Châu và mối quan hệ với các một tổ hợp phức tạp các thành tạo trầm yếu tố cấu trúc kiến tạo khu vực vây quanh trích, xâm nhập và phun trào có quan hệ bồn trũng địa chất phức tạp, tồn tại dạng các thể nêm kiến tạo (Hình 1.3). 3.2. Giới hạn của Bồn An Châu 3.2.1. Ranh giới phía Tây - Tây Bắc: Giới hạn bởi một đới biến dạng lớn, dày phân chia các thành tạo có nhiều nguốn gốc khác nhau, NCS gọi là đới biến dạng cao là phụ khối cấu trúc Hữu Lũng – Đồng Mỏ (Hình Ảnh 3.1A: Khu vực ranh giới phía tây của Bồn An 3.1). Nhìn chung, đới biến dạng Châu tại khu vực Cai Kinh, Hữu Lũng (Lạng sơn) này là một đới kiến tạo đa kỳ, trong đó các pha biến dạng sớm bị các pha muộn hơn chồng lấn và làm phức tạp hóa. Ảnh 3.1 A. 3.2.2. Ranh giới đông và nam: Đặc trưng bởi một dãy các nêm kiến tạo phát triển chồng lên nhau tạo một đới biến Ảnh 3.2A: Khu vực ranh giới phía tây của Bồn An dạng kiến tạo lớn dày hàng chục Châu km. Phần trung tâm bồn trũng được phân tách với tổ hợp đá móng vây quanh bởi một đới nêm kiến tạo lớn đặc trưmg bởi các thành tạo phun trào, trầm tích phun trào và xâm nhập được cho là có tuổi Trias giữa, ở đây gọi là Phụ khối cấu trúc Chí Ảnh 3.2B: Các đới biến dạng mạnh tạo thành các Linh – Bình Liêu (Hình 1.3 và đới mylonit phía đông nam Bồn An Châu Hình 3.1, Ảnh 3.2 A và 3.2B và 3.2C).
- 9 3.3. Đặc điểm thành phần vật chất 3.3.1 Khái quát chung Các thành tạo trầm tích trong khu vực nghiên cứu có thành phần rất đa dạng gồm các trầm tích lục nguyên, carbonat, đá xâm nhập và phun trào mafic đến felsic có tuổi từ Cambri đến Đệ Tứ, được phân chia thành các phân vị địa chất khác nhau, song vẫn còn nhiều điểm không thống nhất. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu hiện có, NCS đã tổng hợp và xây dựng Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu (Hình 3.1). Hình 3.1: Bản đồ địa chất Bồn An Châu và vùng kế cận 3.3.2 Địa tầng Giới Paleozoi Giới Mesozoi Hệ tầng Mỏ Đồng (ε2mđ): Hệ tầng Lạng Sơn (T1i ls): Hệ tầng Thần Sa (ε2-3 ts): Hệ tầng Khôn Làng (T2a kl): Hệ tầng Tấn Mài (O3-S tm): Hệ tầng Bình Liêu (T2a bl): Hệ tầng Sông Cầu (D1sc): Hệ tầng Nà Khuất (T2l nk): Hệ tầng Dưỡng Động (D1em-D2e dđ): Hệ tầng Mẫu Sơn (T3c ms): Hệ tầng Tân Lập (D2 gv-D3fr? tl): Hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl) : Hệ tầng Tràng Kênh (D2 gv-D3fm tk): Hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg): Hệ tầng Cát Bà (C1 cb): Hệ tầng Hà Cối, J1-2 hc: Bắc Sơn (C-Pbs), Hệ tầng Tam Lung, J3-K tl: Hệ tầng Đồng Đăng, P3 đđ: Hệ tầng Bản Hang (K bh): Hệ tầng Bãi Cháy (P3w bc): Hệ tầng Tam Danh, K1 td: Các thành tạo Kainozoi Các thành tạo Đệ tứ: (không phân chia) Hệ tầng Nà Dương (E3 nd): Các phức hệ Magma Hệ tầng Đồng Ho (E3 dh): Phức hệ Cao Bằng (vpT1 ch) Hệ tầng Rinh Chùa (N2 rc): Phức hệ Núi Điệng T2a nđ: Hệ tầng Tiêu Giao (N11-2 tg): Phức hệ Pia Oắc K2 po:
- 10 3.4. Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo Trung tâm Bồn An Châu Tæ hîp TKT 4 và lân cận bị biến dạng địa chất KZZ mạnh mẽ cũng như qua nhiều giai Tæ hîp TKT 3 Thời gian đoạn chồng lấn tạo bình đồ cấu Tæ hîp TKT 2 trúc phức tạp. Sự tiến hoá kiến ? tạo của Bồn An Châu và phần rìa Tæ hîp TKT 1 nam của mảng Trung Hoa nói ? PZ Sớm ? ? ? ? chung trong Paleozoi đến Tổ hợp TKT 2 Mesozoi có lịch sử địa chất khá Tổ hợp TKT 1 phức tạp, chuyển từ chế độ của một rìa lục địa kiểu thụ động tới Hình 3.3: Sơ đồ mô phỏng trật tự các tổ hợp thạch chế độ của một rìa lục địa tích kiến tạo ở Đông Bắc Việt Nam trong giai đoạn từ cực được thể hiện tương đối rõ cuối Paleozoi tới Kainozoi (theo Đặng Văn Bát, ràng với các di chỉ trầm tích, 2008, có bổ sung) magma, và các cấu tạo biến dạng trong đá. Các kết quả nghiên cứu cấu trúc kiến tạo trong khu vực (xem Hình 3.3) (Đặng Văn Bát, Trần Thanh Hải và nnk, 2008) kết hợp với khảo sát thực địa, phân tích thông tin địa chất mới về thành phần vật chất, nguồn gốc, môi trường thành tạo, mối quan hệ không gian và đặc điểm Hình 3.3A. Bản đồ cấu trúc - kiến tạo khu vực bồn biến dạng có thể chia các thành An Châu và vùng kế cận. Thành lập trên cơ sở tài tạo địa chất trong khu vực nghiên liệu địa chất hiện có và các kết quả nghiên cứu mới cứu thành các khối cấu trúc và của NCS các tổ hợp thạch kiến tạo (xem hình 3.3, 3.3 A). a. Tổ hợp TKT rìa lục địa thụ động Cambri (TH TKT 1) b. Tổ hợp TKT rìa lục địa tích cực Ordovic muộn - Silur giữa (TH TKT 2) c. Tổ hợp TKT rìa lục địa chuyển tiếp (biển thoái) Paleozoi giữa-muôn (TH TKT 3) d. Tổ hợp TKT rìa lục địa tích cực Mesozoi sớm - giữa (T1-T2)( TH TKT 4): d1. Tổ hợp thạch học trầm tích lục nguyên, phun trào d2 Tổ hợp thạch học xâm nhập siêu mafic d3 Tổ hợp thạch học phun trào d4 Tổ hợp thạch học xâm nhập axit e. Tổ hợp TKT đồng tạo núi Mesozoi muộn - Kainozoi sớm (TH TKT 5) f. Tổ hợp TKT lục địa Kainozoi (TH TKT 6) g. Các thành tạo bở rời Đệ tứ (TH TKT 7)
- 11 3.4.2. Đặc điểm biến dạng Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu hiện có và kết quả giải đoán cấu trúc chi tiết được thực hiện chi tiết trong nghiên cứu này, cũng như kết hợp với các nguyên tắc luận giải cấu trúc được áp dụng có hệ thống ở đây, có thể phân chia các cấu tạo biến dạng ở đây thành các thế hệ được hình thành trong ít nhất 6 pha biến dạng khác nhau. Bảng 3.2: Tổng hợp đặc điểm biến dạng khu vực nghiên cứu 3.4.3. Cơ chế biến dạng và giao thoa cấu trúc khu vực a. Giao thoa biến dạng Kết quả nghiên cứu đã xác lập được it nhất 6 pha biến dạng khác nhau, chồng lấn và xuyên giao nhau, tạo nên sự giao thoa cấu trúc phức tạp, bao gồm sự giao thoa giữa các thế hệ nếp uốn và đứt gãy thành tạo trong các pha biến dạng khác nhau. Nhận dạng được 3 pha biến dạng ép nén cơ bản tạo nên bình đồ cấu trúc Mesozoi - Kainozoi của khu vực nghiên cứu bao gồm pha biến dạng 2, 3 và 5. Pha biến dạng 1 chỉ tác động tới các đá móng trước Silur. Pha biến dạng 4 dẫn tới sự hình thành các cấu trúc đứt gãy thuận, làm dập vỡ và dịch chuyển các cấu trúc đã hình thành nhưng không tác động mạnh mẽ tới sự thay đổi hình thái cấu trúc của bồn trũng nói chung. Pha biến dạng 6 chỉ có tác động cục bộ, phá hủy tính liên tục của các đá và góp phần tạo nên địa mạo hiện đại của khu vực này. + Giao thoa cấu trúc của các pha biến dạng 5 và 3 Sự phát triển của các nếp uốn thế hệ 5 chồng lên các nếp uốn của pha 3 đã tạo nên một cấu trúc giao thoa nếp uốn mang tính khu vực tại trung tâm của vùng nghiên cứu (Hình 3.1, 3.6C). Kết quả khử uốn cho cấu hình của bồn trũng trong pha biến dạng 3 như Hình 3.6D. Kết quả cho thấy cấu tạo nếp uốn thế hệ 3 là nếp uốn dạng chữ V lớn có phương Đông Bắc - Tây Nam. Trong trường hợp này, phức nếp uốn U3 và các đứt gãy liên quan được hình thành do một trường ứng suất khu vực với trục ứng suất cực đại phương Tây Bắc - Đông Nam (Hình 3.6D). A B Hình 3.6C: A. Mô hình mô phỏng giao thoa Hình 3.6D: A. Cấu hình Bồn trũng An cấu trúc giữa pha biến dạng 5 lên pha 3 và Châu sau khi loại bỏ tác động cúa nếp uốn 2 trong vùng trung tâm Bồn trũng An Châu,
- 12 trong đó phần trung tâm là 1 nếp lõm lớn U5, mặt trục nếp uốn U3 được duỗi thẳng U3, với mặt trục bị uốn cong bởi nếp uốn và nếp uốn U3 là 1 cấu trúc nếp lõm dạng U5; dọc rìa bồn trũng, các cấu tạo của pha chữ V, mặt trục kéo dài phương đông bắc 2 cũng bị uốn nếp tạo 2 cánh của nếp uốn tây nam. B. Mô phỏng giao thoa biến dạng này. các thế hệ nếp uốn. B. Mô phỏng cấu hình giao thoa nếp uốn giữa pha 5 và pha 3 trong vùng nghiên cứu. + Giao thoa cấu trúc giữa hai pha biến dạng 3 và 2 Khôi phục bình đồ cấu trúc trước Pha biến dạng 3 cũng cho thấy các thành tạo phun trào và xâm nhập tuổi Trias ở phía đông nam bồn trũng (phụ khối cấu trúc Bình Liêu) ở rìa tây bắc (phụ khối cấu trúc Hữu Lũng – Đồng Mỏ) thực chất là một đai phun trào duy nhất, đóng vai trò như một khối nâng ngoại vi và là ranh giới phân chia đai uốn nếp chờm nghịch ở phía đông nam với bồn An Châu ở phía đông bắc (Hình 3.6D). Khôi phục cấu hình biến dạng trước pha 3 cũng Hình 3.8: Mô phỏng giao cho thấy trong pha biến dạng 2, trường ứng suất cực đại thoa biến dạng sau khi giải tác động vào vùng nghiên cứu là tây nam đông bắc trong uốn pha 3. đó lực tác động là từ hướng tây nam (Hình 3.8). Bên cạnh đó, mô hình này cũng giải thích sự hình thành các trũng lục địa lấp đầy molas xám của chứa than và võng chồng lục địa lấp đầy molas đỏ phủ trực tiếp lên các khối móng cổ O-S ở phía tây nam với các trầm tích biển nông của Bồn An Châu ở phía đông bắc trong giai đoạn Trias. b. Đặc tính biến dạng chờm nghịch trong pha biến dạng 2 Nghiên cứu này đã khôi phục được bình đồ kiến tạo khu vực trong quá trình hình thành Bồn An Châu trước khi bồn này bị phá hủy bởi các pha biến dạng muộn hơn của các pha biến dạng 3, 4, 5 và muộn hơn. Trên cơ sở đó, có thể thấy rằng pha biến dạng mạnh mẽ nhất, tác động tới toàn bộ cấu hình bồn trũng và sự thành tạo của các trầm tích Mesozoi trong khu vực nghiên cứu và phụ cận là pha biến dạng 2. Hậu quả của pha biến dạng này đã tạo nên các nêm kiến tạo có quy mô khác nhau trên toàn bộ vùng nghiên cứu bao quanh Bồn An Châu. Mức độ biến dạng có quy mô giảm dần từ rìa đến trung tâm bồn trũng, trong đó ở phần rìa các nêm kiến tạo này rất phổ biến, làm trượt chờm các thành tạo cổ lên các đá trẻ hơn. Kiểu biến dạng này đặc trưng cho biến dạng trong các đai tạo núi do va chạm địa mảng tạo nên một đai tạo núi và các bồn trước núi lấp đầy bởi các trầm tích molas của Hệ tầng Hòn Gai. Mô hình về kiểu biến dạng này được mô phỏng trong Hình 3.9. Hình 3.9: Mô phỏng biến dạng kiểu tạo núi và sự hình thành các cấu tạo thuộc pha biến dạng 2 trong vùng nghiên cứu vào giai đoạn Trias.
- 13 Sự hình thành của các thành tạo magma xâm nhập và phun trào với đặc trưng trên ở phía sau của đai tạo núi, tạo nên sự phân dị trầm tích cùng thời gian với biến dạng tạo núi cho thấy chúng có thể liên quan tới một đới tách giãn lục địa nằm sau đai tạo núi uốn nếp chờm nghịch. Đối sánh với các mô hình tiến hóa kiến tạo tương tự đã được mô tả trong nhiều công trình nghiên cứu gần Hình 2.1: Mô phỏng cấu hình của hệ thống đây cho thấy, vị trí kiến tạo của cung trước núi (foreland systems) hình thành do sự magma này tương ứng với vị trí của một va chạm địa mảng (kiểu cung đảo - lục địa đới nâng ngoại vi (Hình 2.1). hoặc lục địa - lục địa) (theo Catuneanu, 2014, 2019). 3.5. Lịch sử tiến hóa địa chất khu vực 3.5.1. Những vấn đề chung Các nghiên cứu kiến tạo Đông Dương và Đông Nam Á gần đây đều có chung quan điểm rằng lãnh thổ Đông Dương và Đông Nam Á hiện nay được tạo thành từ sự hội nhập của nhiều địa mảng nhỏ trong Paleozoi, Mesozoi và Kainozoi. 3.5.2. Khôi phục bối cảnh kiến tạo trước Kainozoi Cấu hình của lãnh thổ Việt Nam trong Paleozoi bị biến dạng mạnh mẽ do các sự kiện địa chất trong Mesozoi biến dạng mạnh mẽ, bởi các hoạt động kiến tạo trong Kainozoi, đặc biệt là sự xê dịch của các địa khối dọc theo các hệ thống đứt gãy trượt bằng lớn trong Kainozoi. Hầu hết các nghiên cứu Hình 3.10: Mô hình khái quát khôi phục lại bình gần đây về kiến tạo khu vực đều cho đồ cấu trúc Đông Bắc Việt Nam và Đông Dương rằng sự dịch trượt của các địa khối trong và trước Kainozoi. A. Mô hình khôi phục trong Kainozoi dọc theo các đới đứt trước khi có sự dịch chuyển dọc theo các đới đứt gãy trượt bằng lớn như hệ thống đứt gãy lớn trong Kainoizoi; B. Mô hình khôi phục gãy Sông Hồng - Sông Chảy, Điện trước khi có sự uốn nếp và sự xoay trong đầu Biên - Lai Châu, Cao Bằng - Tiên Kainozoi (xây dựng trên cơ sở nhiều nguồn tài Yên là rất rõ ràng, trong đó sự dịch liệu khác nhau, Đặng Văn Bát 2008). chuyển dọc theo hai cánh của các hệ thống này. Bình đồ cấu trúc khu vực nghiên cứu trong giai đoạn Mesozoi Như vậy, phần bồn An Châu cũng đã ở trong chế độ của một rìa lục địa tích cực do đụng độ của các địa mảng khác như Sibumasu vào Đông Dương và Đông Dương - Nam Trung Hoa vào Permi muộn - Trias muộn (trước Nori). Dọc theo đó có thể các hiện tượng tạo núi gần ranh giới địa mảng dẫn tới sự hình thành một hệ thống trước núi sau đai tạo núi này Mesozoi sớm, dẫn tới sự tạo thành hàng loạt cấu tạo sau cung khác nhau, bao gồm các trũng lục địa, các biển nông và các cung magma khác nhau. Mô hình về cấu hình rìa lục địa Đông bắc Việt Nam
- 14 và mối quan hệ với các cấu trúc vây quanh trong giai đoạn cuối Permi được thể hiện trong Hình 3.11. Hình 3.11. Mô hình mô phỏng cấu hình kiến tạo rìa lục địa Nam Trung Hoa và Đông Dương trong giai đoạn cuối Permi đến Trias sau khi khôi phục cấu hình trước biến dạng của pha 3, 4, 5 trong vùng nghiên cứu và dựa vào các số liệu khác (tổng hợp trên cơ sở nhiều nguồn tài liệu khác nhau và kết quả nghiên cứu này). Bình đồ cấu trúc khu vực nghiên cứu thay đổi một cách nhanh chóng trong giai đoạn cuối của Trias khi các bồn trũng rộng lớn bị thu hẹp, có thể liên quan trực tiếp tới va chạm địa mảng và tác động của quá trình tạo núi Indosinia. Sự tiến triển và tăng trưởng của đai tạo núi ở phía tây nam tiếp tục phá hủy các bồn trũng trong đai tạo núi, sự phá hủy các thành tạo Trias sớm mới hình thành cũng như sự trượt chờm của đá móng lên các thành tạo Mesozoi sớm và tạo các bồn giữa núi lấp đầy các trầm tích molas đỏ bên trên các bất chỉnh hợp tiến triển. 3.5.3. Tóm tắt lịch sử kiến tạo khu vực nghiên cứu Giai đoạn 1: Hình thành các tổ hợp thạch - kiến tạo rìa lục địa thụ động Neoproterozoi - Silur Trong giai đoạn này, thành tạo các đá trầm tích tướng thềm lục địa tổ hợp thạch - kiến tạo kiểu rìa lục địa thụ động tuổi Cambri - Ordovic tồn tại dạng các thể nêm kiến tạo dọc rìa của Bồn An Châu. Tuy nhiên, vị trí kiến tạo nguyên thủy của chúng không xác định được. Giai đoạn 2: Rìa lục địa tích cực và va chạm tạo núi Silur - Devon sớm Pha biến dạng đầu tiên (BD1) tác động đến các đá tuổi Silur và các thành tạo địa chất cổ hơn ở Đông Bắc bộ và vùng nghiên cứu tạo nên các đới biến dạng cao đi kèm với thể sót kiến tạo (melange) và các nếp uốn thế hệ 1 là minh chứng của sự kiện biến dạng tạo núi trước khi các thành tạo này bị các lớp trầm tích Devon sớm phá hủy. Pha biến dạng này tạo điều kiện cho hoạt động biến chất trong giai đoạn này. Giai đoạn 3: Rìa lục địa thụ động Devon - Permi Trong giai đoạn Devon, sự tách giãn vỏ lục địa sau va chạm có thể xảy ra trong khu vực nghiên cứu, thể hiện bởi sự tồn tại các trầm tích lục nguyên, chuyển lên carbonat tuổi Devon và carbonat - silic tuổi carbon sớm trước khi hình thành một thềm lục địa rộng lớn tuổi C-P và nâng cao và của đáy bồn trầm tích vào cuối Permi. Sự phát triển rộng rãi của các thành tạo carbonat tuổi Carbon-Permi trên khắp lãnh thổ miền Bắc Việt Nam và một bộ phận của lãnh thổ Lào phủ bất chỉnh hợp lên các thành tạo cổ hơn (Trần Văn Trị, 2006) [43] chứng tỏ rằng sau giai đoạn Devon, toàn bộ miền Bắc Việt Nam đã trở thành một khối thống nhất với Nam Trung Hoa. Giai đoạn 4: Rìa lục địa tích cực và tạo núi Indosinia Permi muộn - Jura Giai đoạn từ cuối Carbon đến Trias toàn bộ khu vực Đông Dương chịu tác động trực tiếp của sự tiến hóa và phá hủy của đại dương Paleotethys và các nhánh của nó do va chạm giữa các khối Sibumasu - Sukhothai - Đông Dương - Nam Trung Hoa vào Permi muộn đến
- 15 cuối Trias tạo nên một pha biến dạng khu vực tương đồng với pha biến dạng thứ 2 trong nghiên cứu này được gọi chung là sự kiện kiến tạo Indosinia. Một đai tạo núi (ở đây gọi là đai tạo núi Hà Giang - Quảng Ninh) phát triển sau đới hút chìm dẫn tới sự chờm trượt của các tấm trượt/nêm kiến tạo. Các thành tạo trầm tích Trias sớm giữa vắng mặt dọc theo các nêm kiến tạo ở rìa phía đông và nam thay vào đó là các trầm tích molas xám kiểu vũng vịnh và đầm lầy lắng đọng trực tiếp trên các thành tạo cổ của Hệ tầng Hòn Gai. Sự biến dạng tạo núi này cũng dẫn tới sự hình thành của một đới nâng trước núi hay đới nâng ngoại vi dọc theo khu vực nghiên cứu, được gọi là đới nâng Sông Hiến - An Châu, tạo nên một cung magma phát triển dọc rìa của bồn An Châu và tạo nên sự phân dị trầm tích trong bồn trũng này với phần rìa phía tây và nam. Pha biến dạng 2 (BD2) là một sự kiện kiến tạo cơ bản có tác động tới sự định hình cấu trúc và phân dị các thành tạo địa chất trong khu vực Đông bắc bộ, vùng nghiên cứu và có thể toàn bộ Đông Dương và Đông Nam Trung quốc trong Mesozoi sớm. Giai đoạn 5: Biến dạng nội lục sau tạo núi Mesozoi muộn đến Kainozoi sớm Trong giai đoạn Jura - Creta, các bồn kiểu vũng vịnh tiếp tục bị thu hẹp và biến dạng và dần trở thành các bồn lục địa mà trên đó lấp đầy các thành tạo molas đỏ. Các thành tạo này tập trung chủ yếu ở rìa đông bắc của bồn An Châu và kéo dài về phía đông nam Trung Quốc, song song với một cung magma mới hình thành dọc bờ phía đông của lục địa Đông và Đông Nam á mới được hình thành (Metcalfe, 2005) [64]. Như vậy, các bồn trũng Jura - Creta có thể là bồn trước núi của cung magma này. Cuối giai đoạn này, Pha biến dạng 3 trong khu vực có thể được hình thành do sự phá hủy của đại dương Neotethys do hội nhập và va chạm của hàng loạt địa mảng vào cả rìa đông và nam của địa khối Sibumasu - Đông Dương trong giai đoạn Creta. Ở Đông bắc Việt Nam và Đông nam Trung Quốc, sự hút chìm của hệ thống các địa mảng ở phía đông gồm Luconnia - Trường Sa (Hall, 2012)[54] vào rìa đông của mảng Đông Dương và Nam Trung Hoa dẫn tới sự hình thành một đới hút chìm và cung magma dọc theo rìa đông của khối này và sự hình thành các thành tạo magma có tuổi Creta phát triển rộng rãi ở trong bồn An Châu và lân cận trên lãnh thổ Trung Quốc và hình thành một đới nâng kiến tạo dọc rìa đông của Đông Dương. Đây chính là nguyên nhân gây ra pha biến dạng thứ 3 tác động tới các đá trong khu vực và tạo ra một phức nếp uốn lớn ở trung tâm Bồn An Châu đi kèm là các đứt gãy nghịch phương đông bắc tây nam đến á kinh tuyến và tạo nên cấu trúc hoa dương lớn trong toàn bộ trung tâm bòn trũng An Châu (Hình 3.14). Giai đoạn 6: Biến dạng tách giãn nội lục sau tạo núi Kainozoi sớm Pha biến dạng 4 điển hình bởi các hệ thống đứt gãy thuận phương Tây Bắc - Đông Nam đi kèm là các nếp uốn mở dạng tròn hoặc gẫy cùng phương. Các hệ thống này có thể đã được hình thành do sự dịch chuyển nội lục, theo sau là tách giãn vỏ lục địa để tạo bồn trũng Biển Đông trong quá trình hội nhập của mảng Ấn Độ vào mảng Âu Á. Sự va chạm này đã dẫn tới sự trượt ngang trái và xoay thuận kim đồng hồ của phần nam của Địa khối Đông Dương trong giai đoạn Paleogen - Neogen dọc theo đới cấu trúc Sông Hồng và là nguyên nhân dẫn tới sự tách giãn và hình thành Biển Đông, đồng thời tạo thành nhiều đứt gãy thứ sinh có phương và bản chất dịch trượt khác nhau của Pha biến dạng 4. Trong giai đoạn đầu của Paleocen, dưới tác động của sự va chạm địa mảng Ấn Độ vào Âu - Á, phần rìa phía đông của lục địa Âu-á bị dập vỡ, hình thành hàng loạt đới đứt gãy và sự dịch chuyển tương đối của các địa khối dọc theo các đới này trong đó có đới trượt Sông Hồng, Sông Chảy, Cao Bằng - Tiên Yên. Sự dịch chuyển trái dọc dẫn tới sự
- 16 hình thành các cấu tạo tách giãn nội lục ở rìa đông nam của Âu – Á, trong đó có sự tách giãn của Khối Hải Nam ra khỏi Đông Bắc bộ để hình thành bồn trũng vịnh Bắc Bộ, bồn kéo toạc Sông Hồng và nhiều bồn nội lục nhỏ như Na Dương, Đồng Ho, Giếng Đáy,... Hình 3.15. Giai đoạn 7: Biến dạng nội lục và nghịch đảo Mioxen muộn Pha biến dạng 5 là một pha biến dạng ép nén mạnh mẽ với phương của ứng suất cực đại là bắc nam đến tây bắc - đông nam. Pha này rõ ràng là liên quan tới sự đảo chiều đối với hoạt động kiến tạo dọc các đới đứt gãy của pha biến dạng 4, tạo nên cấu trúc uốn nếp chồng trong Bồn An Châu và Đông Bắc Bộ nói chung. Theo những phân tích của NCS thì tất cả các thành tạo trước Neogen đều bị tác động uốn nếp bởi các nếp uốn phương đông bắc - tây nam trong đó cường độ uốn nếp tăng dần từ tây sang đông, làm cho toàn bộ cấu trúc khu vực của khu vực bị tái sắp xếp và tái định hướng theo phương này. Đến giai đoạn cuối của Mioxen, hoạt động kiến tạo dọc Đới đứt gãy Sông Chảy kịch phát trở lại với sự biến dạng mạnh mẽ các thành tạo trầm tích vừa được lắng đọng. Các tầng trầm tích bị uốn nếp mạnh và và các đứt gãy thuận của giai đoạn trước bị hoạt hóa và trở thành các đứt gãy nghịch. Hoạt động này đã tạo nên các cấu trúc hoa dương, tạo nên đới nghịch đảo kiến tạo kéo dài dọc chiều dài của đới đứt gãy và phát triển tịnh tiến từ tây bắc về phía đông nam. Giai đoạn này được xem là hậu quả của sự dịch chuyển về phía đông nam của khối Nam Trung Hoa, kết hợp với sự hình thành đới hút chìm tây Manila và thu hẹp Biển Đông diễn ra trong giai đoạn cuối Neogen. Sự kiện này dẫn đến sự nghịch đảo chuyển động của các đứt gãy hình thành trong pha 4 và dẫn tới cấu hình vùng nghiên cứu ngày nay (Hình 3.16). Giai đoạn 8. Biến dạng nội lục trong Đệ Tứ Pha biến dạng 6 là các chuyển động dập vỡ cục bộ, làm phá hủy các hành tạo địa chất trẻ nhất. Các hoạt động này dẫn đến sự thành tạo các yếu tố địa mạo kiến tạo hiện đại hoặc làm biến dạng các yếu tố địa hình trên mặt xảy ra khá phổ biến trong vùng.
- 17 Hình 3.12 Hình 3.13 Hình 3.14 Hình 3.15 Các Mô hình khôi phục Hình 3.16 bối cảnh kiến tạo khu vực An Châu và vùng kế cận các giai đoạn. Hình 3.16 Hình 3.12: Giai đoạn trước Permi muộn. Hình 3.13:Giai đoạn trước Jura hội nhập địa mảng giữa Nam Trung Hoa và Đông Dương Hình 3.14: Giai đoạn cuối Mz muộn Hình 3.15:Giai đoạn cuối Kz sớm hoạt động trượt bằng của đứt gãy Sông Hồng, Cao Bằng Tiên Yên Hình 3.16: Trong Miocene trong pha biến dạng thứ 5.
- 18 CHƯƠNG 4. VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG DẦU KHÍ CỦA TRUNG TÂM BỒN TRŨNG AN CHÂU 4.1. Khái quát chung Để hình thành một triển vọng dầu khí thì phải đầy đủ 5 yếu tố trong hệ thống dầu khí: Tầng sinh, chứa, chắn, sự hình thành và di cư hydrocacbon (HC) đến Bẫy (cấu tạo hoặc địa tầng). Trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tổ ảnh hưởng của mô hình cấu trúc và kiến tạo có ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống dầu khí khu vực Bồn An Châu. 4.2. Khái quát về hệ thống dầu khí trong khu vực nghiên cứu Các nghiên cứu về dầu khí khu vực Bồn An Châu trước những năm 1980 với nhận định có triển vọng dầu khí. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thời điểm đó về hệ thống dầu khí còn hạn chế do chưa có công trình nghiên cứu dưới sâu như địa vật lý và khoan để hy vọng gặp tầng sản phẩm. Theo báo cáo Công ty Dầu khí Sông Hồng, 2014 [3] đã đưa ra bức tranh tổng thể về hệ thống dầu khí được làm rõ nét hơn về tiềm năng sinh, chứa, chắn và các dạng bẫy trong Trung tâm bồn An Châu được NCS nêu tại Chương 1 của luận án. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: như sự phân bố, biến đổi chiều dày dưới sâu của địa tầng, đứt gãy ảnh hưởng tầng sinh, chứa, chắn và sự tồn tại bẫy chứa cần được nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu đến hiện tại đã giúp NCS đánh giá cụ thể làm rõ hơn về hệ thống dầu khí trong Mz tại khu vực Trung tâm bồn An Châu bao gồm: đá có tiềm năng sinh là các tập sét kết hệ tầng Lạng Sơn và Văn Lãng; đá có tiềm năng chứa là các tập cát kết trong hệ tầng Mẫu Sơn, Văn Lãng, Hà, đá có tiềm năng chắn là các tập trầm tích hạt mịn thuộc hệ tầng Văn Lãng, Hà Cối, Bản Hang và các dạng bẫy cấu trúc xác định trên các mặt cắt địa chất - địa vật lý. 4.2.1 Tầng sinh Kết quả các nghiên cứu trầm tích Mesozoi có khả năng sinh thuộc các hệ tầng Lạng Sơn và Văn Lãng. Kết quả phân tích địa hóa các mẫu sét Hệ tầng Lạng Sơn (113 mẫu từ 8 lỗ khoan và 1 hào) (theo Công ty Dầu khí Sông Hồng, 2019) như các hình 4.3, 4.4, 4.5. Hình 4.3: Tương quan khả Hình 4.4: Biểu đồ quan hệ Hình 4.5: Biểu đồ quan hệ năng tạo dầu khí dựa vào Pris/nC17 và Phy/nC18 C27-C28-C29 sterane các chỉ số illit của trầm tích hệ các mẫu chất chiết mẫu chất chiết tầng Lạng Sơn – LK19A

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
335 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
387 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
439 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
443 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
302 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p |
308 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
370 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
328 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
254 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
296 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
362 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
323 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
278 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
161 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
275 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
151 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
176 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
319 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
