intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý "Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Cao Bằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Tỉnh có diện tích rộng 6.700,39 km2 với địa hình chủ yếu là đồi núi, thiên nhiên phân hóa đa dạng, phức tạp. Mặc dù rất giàu tiềm năng nhưng nền kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế vẫn còn khá khiêm tốn. Kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp nhưng mang tính tự cung tự cấp và chưa đảm bảo tính bền vững. Vì vậy, vấn đề cấp thiết được đặt ra cho Cao Bằng là phải xác định được những tiềm năng, những hạn chế, khó khăn để tìm ra hướng phát triển mới. Việc nghiên cứu, đánh giá cảnh quan giúp các nhà quản lí và hoạch định chính sách làm sáng tỏ các tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài "Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng" làm luận án nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu Luận án nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Cao Bằng. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích đề ra, đề tài thực hiện các nội dung sau: - Xây dựng cơ sở lí luận khoa học cho việc nghiên cứu và đánh giá cảnh quan nhằm phát triển nông, lâm nghiêp và du lịch bền vững; Phân tích những nhân tố, các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đa dạng cảnh quan tỉnh Cao Bằng; Phân tích sự đa dạng cảnh quan, xây dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Cao Bằng, bản đồ cảnh quan huyện Trùng Khánh; Đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Cao Bằng và cây Dẻ ở huyện Trùng Khánh; Đề xuất định hướng tổ chức không gian lãnh thổ nhằm phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng.
  2. 2 3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu - Về lãnh thổ: toàn bộ lãnh thổ tỉnh Cao Bằng trong phạm vi từ 22021’B - 23007’ vĩ độ Bắc và từ 105016’ – 106050’ kinh độ Đông. 4. Các luận điểm bảo vệ - Luận điểm 1: Cao Bằng là một tỉnh miền núi, thiên nhiên mang sắc thái á nhiệt đới, có sự phân hóa theo không gian và thời gian. Dưới tác động của các quy luật địa lí tự nhiên và nhân sinh, lãnh thổ tỉnh Cao Bằng có sự phân hóa đa dạng, phức tạp với 1 hệ cảnh quan, 1 phụ hệ, 1 kiểu, 2 lớp, 5 phụ lớp, 14 hạng và 140 loại cảnh quan, phân bố trong 5 tiểu vùng chức năng. - Luận điểm 2: Kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch là cơ sở khoa học đề xuất định hướng không gian ưu tiên và tổ chức lãnh thổ bền vững tỉnh Cao Bằng. 5. Các điểm mới của luận án - Điểm mới 1: Đã làm rõ đặc điểm đa dạng cảnh quan thông qua phân tích các nhân tố và chỉ số định lượng cảnh quan để phục vụ phát triển nông lâm nghiệp và du lịch tỉnh Cao Bằng. Điểm mới 2: Kết quả đánh giá cảnh quan là cơ sở định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận án góp phần bổ sung và làm sáng tỏ kết quả định hướng tổ chức không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch trong quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kì 2021- 2030, tầm nhìn 2050. 7. Cơ sở tài liệu: bao gồm các tài liệu lưu trữ, tài liệu từ khảo sát thực tế, tư liệu bản đồ… 8. Quy trình nghiên cứu đề tài Quá trình này bắt đầu bằng việc xác định cấu trúc cảnh quan dựa trên các đặc điểm xác định của tất cả các thành phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật…). Tiếp đó, luận án tiến hành đánh giá cảnh quan cho các loại hình nông, lâm nghiệp và du lịch. Các kết quả này là cơ sở để định hướng tổ chức không gian phát triển nông lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng. 9. Cấu trúc luận án
  3. 3 Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững Chương 2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Cao Bằng Chương 3. Định hướng tổ chức lãnh thổ nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng trên cơ sở đánh giá cảnh quan
  4. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về cảnh quan 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Luận án tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu về cảnh quan trên thế giới. Có thể thấy, có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau về cảnh quan. Hướng nghiên cứu cảnh quan phục vụ đánh giá tổng hợp và tổ chức lãnh thổ có sự đóng góp của nhiều tác giả tiêu biểu như: N.A. Gvozexki (1964), F.N. Minkov (1964), A.G. Ixatsenko (1965), V.I.Prokaev (1967). Hướng nghiên cứu về đa dạng cảnh quan (ĐDCQ) mới thực sự được chú ý từ cuối của thế kỉ XX, được phát triển chủ yếu bởi các nhà sinh thái cảnh quan. Hướng nghiên cứu này xem xét sự đa dạng sinh học cũng như phân tích cấu trúc, chức năng và động lực của cảnh quan với các tác giả tiêu biểu như: Turner (1989) và Forman (1995), Fisher, Corbett và Williams (1943), Claude E. Shannon và Warren Wiener (1948), E. H. Simpson (1949), Robert P. Mcintosh (1966) Trong đó, lí thuyết toán học về chỉ số đa dạng của Shannon, Simpson được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau; Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà địa lý vào đầu những năm 1920 và nhanh chóng phát triển ở Đức và sau đó ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Các đại diện đóng góp cho sự phát triển này phải kể đến Isaak S. Zonneveld, J.Schmithüsen, E.Neef, Kart Troll, Naveh, Forman, Godron (1986), Turner (1989, 2001)… 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Các nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam được hình thành và phát triển trên nền tảng khoa học cảnh quan của Liên Xô và Đông Âu. Các tác giả cũng tập trung vào những hướng như: phân vùng, đánh giá tổng hợp và tổ chức lãnh thổ, sinh thái cảnh quan… Hướng nghiên cứu phân vùng, đánh giá tổng hợp và tổ chức lãnh thổ được tiến hành khá sớm để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Các tác giả tiêu biểu là T.N.Sêglova (1957), Fridland (1961), Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập (1963), Lê Bá Thảo... Sau năm 1986, nhu cầu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên được đặt ra để phục vụ phát triển đất nước. Đi tiên phong trong đánh
  5. 5 giá cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ có thể kể đến các tác giả như Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải, Phạm Hoàng Hải, Lại Vĩnh Cẩm… Hướng nghiên cứu, đánh giá về đa dạng cảnh quan vẫn còn khá mới mẻ và chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Hiện nay mới chỉ có một số ít tác giả đi sâu nghiên cứu về ĐDCQ như: Phạm Hoàng Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Ngọc Khánh…; Hướng nghiên cứu về sinh thái cảnh quan mới chỉ được phát triển từ đầu những năm 1990 đến nay. Các đại diện tiêu biểu có thể kể đến như: Nguyễn Cao Huần, Phạm Quang Anh, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn An Thịnh… 1.1.3. Các nghiên cứu về Cao Bằng Những nghiên cứu, đánh giá về Cao Bằng chưa nhiều, mới chỉ tập trung trong khoảng thời gian những năm 2000 đến nay. Cao Bằng được đề cập tới trong một số công trình phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam, các đề tài ứng dụng về sản xuất nông, lâm nghiệp và một số quy hoạch kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu đánh giá tổng hợp cảnh quan phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 1.2. Cơ sở lí luận về cảnh quan và tổ chức lãnh thổ nông lâm nghiệp và du lịch bền vững 1.2.1. Cảnh quan và đa dạng cảnh quan Cảnh quan là khái niệm rất phức tạp và được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Các quan điểm hiện nay có thể chia thành ba nhóm chính: nhóm quan niệm cảnh quan như là một hệ thống, một thể tổng hợp địa lí (1); nhóm quan niệm cảnh quan như là một đơn vị phân vùng mang tính kiểu loại (2) và nhóm quan niệm cảnh quan là đơn vị phân vùng mang tính cá thể (3). Trong đó, quan niệm (2), (3) được sử dụng phổ biến và được áp dụng trong đề tài. "Đa dạng" là một thuộc tính tự nhiên của mỗi một hệ thống và là khái niệm trung tâm trong đánh giá cảnh quan. ĐDCQ phản ánh sự phức tạp trong cấu trúc không gian, cơ chế chức năng và động lực thời gian của cảnh quan 1.2.2. Phân loại và phân vùng cảnh quan Có nhiều hệ thống phân loại và phân vùng CQ. Trên cơ sở kế thừa, tác giả đã sử dụng các đơn vị phân loại là hệ CQ, phụ hệ, kiểu, lớp, phụ
  6. 6 lớp, hạng, loại CQ và đơn vị phân vùng là đới- miền – vùng- tiểu vùng cảnh quan. 1.2.3. Tổ chức lãnh thổ Tổ chức lãnh thổ là toàn bộ quá trình hay hành động của con người nhằm phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên, có tính đến các mối quan hệ, liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. 1.2.4. Phát triển bền vững Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. 1.2.5. Đánh giá cảnh quan Đánh giá CQ bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, trong đó, cần xác định đối tượng, mục tiêu, phương pháp, quy trình đánh giá. Luận án tiến hành đánh giá các loại hình là sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch. Với huyện Trùng Khánh, luận án tiến hành đánh giá cây Dẻ đặc sản. Phương pháp được sử dụng trong luận án là đánh giá thích nghi sinh thái. Các tiêu chí được đưa vào đánh giá bao gồm địa hình (độ cao, độ dốc), khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa), thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật. Các thành phần được tiến hành đánh giá bằng phương pháp định lượng cho điểm có tính đến trọng số. Các chỉ tiêu được tổng hợp được tính toán bằng phương pháp trung bình cộng và thang điểm đánh giá được chia thành 3 cấp: rất thuận lợi (3 điểm), thuận lợi (2 điểm) và kém thuận lợi (1 điểm). 1.3. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu 1.3.1.1. Quan điểm hệ thống 1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp 1.3.1.3. Quan điểm lãnh thổ 1.3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
  7. 7 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tài liệu, phương pháp bản đồ và ứng dụng GIS, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan. Trong đó, phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan có tính chất tổng hợp, bao gồm nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp phân tích liên hợp các thành phần, phương pháp phân tích nhân tố trội, phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái, phương pháp so sánh thứ bậc (AHP), phương pháp tính toán định lượng, phương pháp phân vùng cảnh quan.
  8. 8 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH CAO BẰNG 2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Cao Bằng 2.1.1. Vị trí địa lí Cao Bằng là tỉnh biên giới phía Bắc, nằm trong vùng Miền núi và trung du Bắc bộ. Tỉnh có tổng diện tích là 6.703 km2, được giới hạn trong toạ độ địa lý từ 22021’B - 23007’ vĩ độ Bắc và từ 105016’ – 106050’ kinh độ Đông. Về giới hạn lãnh thổ, phía Bắc và Đông giáp tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn; phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. 2.1.2. Các nhân tố tự nhiên 2.1.2.1. Địa chất Cấu trúc địa chất của Cao Bằng ngày nay là kết quả của một quá trình lịch sử phát triển phức tạp, kéo dài hơn 500 triệu năm. Tỉnh nằm trong 2 đới kiến trúc chính là đới Hạ Lang ở phía Đông và đới sông Hiến ở phía Tây. Hoạt động kiến tạo chính bao gồm hoạt động đứt gãy (tiêu biểu là đứt gãy Cao Bằng –– Lạng Sơn), hoạt động phun trào, xâm nhập và đặc biệt là quá trình karst tạo nên những nét đặc sắc về cảnh quan Cao Bằng. 2.1.2.2. Địa hình Cao Bằng là tỉnh miền núi có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh. Các dạng địa hình chủ yếu là núi thấp, núi trung bình và các khối núi đá vôi, xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp. Có thể chia địa hình Cao Bằng thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi phía Đông chủ yếu là các dãy núi đá vôi cao trung bình 700 m, xen kẽ là các những thung lũng hẹp; vùng núi phía Tây chủ yếu là núi thấp và trung bình có độ chia cắt mạnh, dốc lớn; vùng bồn địa Trung tâm có địa hình khá bằng, xen nhiều đồi thấp. 2.1.2.3. Khí hậu Do tác động của địa hình và gió mùa, khí hậu của Cao Bằng mang tính chất lục địa miền núi với lượng mưa không lớn. Bên cạnh đó, khí hậu có sắc thái á nhiệt đới, đặc biệt trên khu vực núi cao. Đại bộ phận lãnh thổ có nền nhiệt trung bình từ 20 – 22,5C. Trong năm, khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm.
  9. 9 2.1.2.4. Thuỷ văn Cao Bằng nằm ở vùng đầu nguồn của hai hệ thống sông lớn. Ở phía Tây là hệ thống sông Lô - Gâm (phụ lưu của sông Hồng), phía Đông là hệ thống Bằng Giang – Kỳ Cùng. 2.1.2.5. Thổ nhưỡng Cao Bằng là tỉnh có nhiều loại đất khác nhau. Có thể chia ra 6 nhóm đất với 10 loại đất phát sinh khác nhau. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất (62,8% tổng diện tích). Ngoài ra, các nhóm đất khác như: đất phù sa (Pb), đất xói mòn trơ sỏi đá (E), đất mùn đỏ vàng trên trên núi (Hs), đặc biệt là nhóm núi đá có diện tích rất lớn phân bố rộng khắp cả tỉnh. 2.1.2.6. Sinh vật Cao Bằng là một trong số ít địa phương ở Việt Nam có diện tích rừng khá lớn. Hiện nay, tỉnh có tỉ lệ che phủ rừng 56% (năm 2022). Các hệ sinh thái chính của tỉnh bao gồm: rừng kín thường xanh, rừng kín thứ sinh, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, hệ sinh thái nông nghiệp. Ngoài ra là hệ sinh thái khu dân cư, mặt nước. 2.1.3. Các hoạt động nhân sinh và tai biến môi trường Các hoạt động tác động mạnh đến cảnh quan tự nhiên của tỉnh Cao Bằng bao gồm: hoạt động nông nghiệp (canh tác, khai thác rừng, đốt rừng làm nương rẫy…), khai thác khoáng sản, xây dựng, thuỷ lợi, thuỷ điện, cơ sở hạ tầng. Sự biến động về cảnh quan còn chịu ảnh hưởng rất lớn của các chính sách và quy hoạch của tỉnh. Điều đó dẫn đến diện tích các loại cảnh quan lâm nghiệp giảm (21,9 ngàn ha) và nông nghiệp tăng (15,6 ngàn ha). Trong đất lâm nghiệp, có sự giảm mạnh diện tích loại đất rừng phòng hộ (-202.000ha) và tăng mạnh diện tích rừng sản xuất (174.000 ha). Ngoài ra, các tai biến thiên nhiên diễn ra phổ biến với các loại hình như lũ quét, lũ ống, trượt lở đất đá, xói mòn, rửa trôi, xói lở bờ sông… 2.2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Cao Bằng 2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan Trên cơ sở kế thừa, tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Cao Bằng, bao gồm các cấp sau: hệ - phụ hệ - kiểu - lớp -phụ lớp -hạng -loại. Với bản đồ cảnh quan huyện Trùng Khánh, đơn vị phân loại được phân chia đến cấp dạng CQ.
  10. 10 2.2.2. Đặc điểm cấu trúc ngang cảnh quan tỉnh Cao Bằng 2.2.2.1 Hệ cảnh quan: Cao Bằng nằm trong Hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa 2.2.2.2. Phụ hệ cảnh quan: Cao Bằng nằm trong phụ hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. 2.2.2.3. Kiểu cảnh quan: Cao Bằng thuộc kiểu CQ rừng nhiệt đới gió mùa hơi ẩm có một mùa đông lạnh. 2.2.2.4. Lớp và phụ lớp cảnh quan Có hai lớp cảnh quan là lớp CQ núi và lớp CQ đồi. * Lớp cảnh quan đồi: chiếm 59% diện tích, phân hóa thành 3 phụ lớp. Phụ lớp đồi thấp (độ cao 100 – 300m), chiếm 3.4% diện tích, phân bố rải rác ở các huyện nhưng nhiều nhất ở Quảng Hòa, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thạch An và Hạ Lang, có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc địa hình phần lớn từ 0 – 80; Phụ lớp đồi cao (độ cao 300 -500m), chiếm 47% diện tích. Đây là kiểu địa hình có diện tích lớn nhất, phân bố ở rộng khắp tất cả các huyện; Phụ lớp thung lũng vùng đồi chiếm 9,3% diện tích, phân bố chủ yếu ở vùng bồn địa trung tâm Cao Bằng, kéo dài từ phía nam huyện Hà Quảng qua Hòa An đến thành phố Cao Bằng. * Lớp CQ núi: chiếm 41% tỉ lệ diện tích phân hóa thành 2 phụ lớp. Phụ lớp CQ núi thấp (500- 1000m) chiếm 34,1% diện tích, phân bố rộng trên địa bàn của tỉnh nhưng tập trung nhiều ở phía Đông, Đông Nam và Tây Bắc; Phụ lớp CQ núi trung bình (1000 - 2000) bao gồm hệ thống núi Bảo Lạc - Nguyên Bình, Ngân Sơn – Thạch An với các đỉnh tiêu biểu: Phia Ya (1.980m), Phia Oắc (1.931 m), Phia Đén (1.428 m). 2.2.2.5. Hạng CQ: gồm 14 hạng CQ. 2.2.2.6. Loại cảnh quan Trên cơ sở kết hợp 06 nhóm đất với 8 kiểu hệ sinh thái trên nền địa chất, địa mạo, luận án đã xác định được 140 loại CQ. Trong đó, nhóm loại CQ rừng thứ sinh chiếm diện tích lớn nhất hơn. CQ số 137, 138, 139 được tách riêng trên cơ sở đất xói mòn trở sỏi đá (E), núi đá và mặt nước. 2.2.3. Lắt cắt cảnh quan Luận án xây dựng lát cắt CQ kéo kéo dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, từ khu vực núi ở huyện Nguyên Bình cắt ngang thung lũng sông Bằng đến huyện Trùng Khánh. Phía Tây lát cắt là khu vực địa hình núi Ngân Sơn – Cốc Xo cao nhất khu vực; Khu vực trung tâm là bồn địa sông Bằng với địa hình thấp và bằng phẳng. Phía Đông là khu vực đồi, núi thấp với hệ thống cao nguyên đá vôi đồ sộ.
  11. 11
  12. 12 2.2.4. Nhịp điệu mùa của cảnh quan Nhịp điệu mùa của thiên nhiên Cao Bằng có những nét đặc trưng riêng. Về cơ bản, Cao Bằng có 2 mùa khác nhau là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng kéo dài khoảng 5 tháng, từ tháng 5 đến hết tháng 9 với tương quan ẩm và rất ẩm; Mùa lạnh kéo dài 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm với tương quan hơi khô và khô. Vào mùa nóng, lượng mưa và nhiệt độ cao, quá trình bóc mòn – rửa trôi diễn ra mạnh mẽ, lượng dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm tăng, gây nên nhiều tai biến thiên nhiên như xói lở, trượt đất, đá đổ. Vào mùa lạnh, cường độ các quá trình tự nhiên giảm, xuất hiện các cây rụng lá theo mùa. 2.2.5. Chức năng của cảnh quan 2.2.5.1. Chức năng sinh thái - Chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường là chức năng chính của các loại cảnh quan rừng, tiêu biểu là loại cảnh quan số 1, 4, 9, 12, 16, 19, 23, 24, 29, …; Chức năng phục hồi và bảo tồn sinh thái thuộc về các CQ số 7, 28, 33, 49, 71 có hiện trạng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. 2.2.5.2. Chức năng sản xuất
  13. 13 Bao gồm chức năng lâm nghiệp và nông nghiệp. Chức năng lâm nghiệp thuộc về các cảnh quan số 9, 20, 25, 30, 38, 51, 73, …; Chức năng nông nghiệp thuộc về các CQ số 3, 11, 18, 22, 27, 32, 36... 2.2.5.3. Chức năng xã hội Cảnh quan còn ẩn chứa các thông tin quan trọng về môi trường, xã hội và kinh tế, tiêu biểu là các cảnh quan số 7, 12, 28, 33, 49, 71… nằm trong Công viên địa chất Non nước Cao Bằng. 2.3. Đặc điểm cảnh quan huyện Trùng Khánh Luận án đã xây dựng bản đồ cảnh quan huyện Trùng Khánh ở tỉ lệ 1:50.000 và xác định 2 lớp cảnh quan, 3 phụ lớp, 5 hạng cảnh quan, 27 loại CQ và 36 dạng CQ. 2.3.1. Lớp cảnh quan đồi: có hai phụ lớp là đồi cao và thung lũng vùng đồi. - Phụ lớp đồi cao: chiếm 50,6% diện tích của huyện. Phụ lớp có 2 hạng CQ, 9 loại CQ và 16 dạng CQ. Trong đó, loại CQ số 138 (dạng CQ số 33) chiếm tích lớn nhất (chiếm 43.5% diện tích toàn huyện). - Thung lũng vùng đồi: có diện tích nhỏ, chỉ chiếm 0.6% diện tích của huyện. Phụ lớp chỉ có 1 loại CQ (số 139) và 1 dạng CQ (số 34) là mặt nước. 2.3.2. Lớp cảnh quan núi: chỉ có một phụ lớp là núi thấp, chiếm 48.8% diện tích của huyện. Ngoài cảnh quan dân cư (140), lớp có 16 loại CQ (19, 20, 21, 22, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 32, 33, 34, 35, 36, 63) và 19 dạng CQ (dạng 1-22). 2.4. Phân vùng cảnh quan 2.4.1 Tiểu vùng đồi và thung lũng sông Bằng Có vị trí nằm ở khu vực trung tâm tỉnh, kéo dài dọc theo thung lũng sông Bằng. Tiểu vùng có địa hình đồi và thung lũng, thấp và khá bằng phẳng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đất đai màu mỡ. Chức năng chính của tiểu vùng là sản xuất nông nghiệp. 2.4.2. Tiểu vùng núi thấp đá vôi Trùng Khánh – Hạ Lang Đây là tiểu vùng cao nguyên đá vôi, có vị trí nằm ở phía Đông của tỉnh. Cảnh quan điển hình là cao nguyên đá vôi, với quá trình karst chiếm ưu thế. Chức năng chính của tiểu vùng là lâm nghiệp và du lịch 2.4.3. Tiểu vùng đồi – núi thấp Quảng Hòa – Thạch An Có vị trí nằm ở phía Nam của tiểu vùng thung lũng sông Bằng. Địa hình chủ yếu là đồi và núi thấp, xen kẽ các khối núi đá vôi. Chức năng chính của tiểu vùng là phát triển lâm nghiệp.
  14. 14 2.4.4. Tiểu vùng núi trung bình Ngân Sơn –Nguyên Bình Có vị trí nằm ở phía Tây, chủ yếu trong phạm vi huyện Bảo Lạc và Nguyên Bình. Tiểu vùng có địa hình cao nhất, với các đỉnh núi cao trên 1000m, điển hình là đỉnh Phia Ya (1980m), Phia Oắc (1931m). Chức năng của tiểu vùng rất đa dạng, gồm chức năng sinh thái, chức năng sản xuất và du lịch. 2.4.5. Tiểu vùng đồi, núi thấp sông Gâm – Bảo Lâm Tiểu vùng có vị trí nằm xa về phía Tây thuộc hai huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm. Địa hình chủ yếu là đồi, núi thấp, chiếm đến 96% diện tích, có độ dốc lớn, chủ yếu >15 độ. Chức năng chính của tiểu vùng là sản xuất lâm nghiệp. 2.5. Phân tích chỉ số đa dạng cảnh quan Luận án sử dụng các chỉ số về hình thái và cấu trúc để xem xét sự đa dạng theo các phụ lớp và tiểu vùng chức năng. Xét theo các phụ lớp, khu vực đồi cao và núi thấp có mức độ đa dạng cao cả về yếu tố hình thái và cấu trúc, điều này phản ánh sự phân hóa mạnh ở khu vực này. Các phụ lớp đồi thấp, núi trung bình có mức độ đa dạng thấp hơn. Xét theo các tiểu vùng thì tiểu vùng núi trung bình Ngân Sơn- Nguyên Bình có mức độ đa dạng cao nhất.
  15. 15 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH CAO BẰNG TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN 3.1. Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Cao Bằng Luận án tiến hành đánh giá thích nghi sinh thái cho các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp và du lịch. Đơn vị cảnh quan được đánh giá là cấp loại và cấp dạng cảnh quan (cho cây Dẻ huyện Trùng Khánh). 3.1.1. Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp 3.1.1.1 Đối với nông nghiệp Luận án tiến hành đánh giá cho loại hình cây hàng năm (CHN), cây lúa và cây lâu năm, cây ăn quả (CLN). Các tiêu chí đánh giá bao gồm: độ cao, độ dốc, loại đất, tầng dày, thành phần cơ giới, chế độ nước, nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm. Không đánh giá khu vực có độ dốc trên 250, các loại đất thổ cư, mặt nước, đất chuyên dùng, các hệ sinh thái rừng tự nhiên và vùng núi > 1000m. Kết quả đánh giá cho các loại cây này như sau - Cây hàng năm (CHN): có 3 loại CQ rất thích hợp với diện tích trên 11,9 ngàn ha (số 114, 116, 126), 30 loại thích hợp (54,1 ngàn ha) và 25 loại CQ kém thích hợp; - Cây lúa: có tiêu chí đánh giá như cây hàng năm. Kết quả đánh giá cho cây lúa: có 2 loại CQ rất thích hợp (hơn 11 ngàn ha), 10 loại CQ thích hợp (hơn 15,9 ngàn ha) và 5 loại CQ kém thích hợp. - Cây lâu năm, cây ăn quả (CLN): có 9 loại CQ rất thích hợp (hơn 24 ngàn ha), 23 loại thích hợp ( hơn 37 ngàn ha) và 29 loại CQ kém thích hợp (hơn 43,8 ngàn ha). 3.1.1.2 Đối với lâm nghiệp - Đối với rừng phòng hộ: luận án lựa chọn các tiêu chí đánh giá: vị trí, độ cao, độ dốc, loại thổ nhưỡng, khí hậu, hiện trạng thảm thực vật và loại trừ các CQ có hiện trạng đang sản xuất nông nghiệp, mặt nước và dân cư. Kết quả có 13 loại CQ rất thích hợp (67,5 ngàn ha), 40 loại thích hợp (327,8 ngàn ha) và 39 loại CQ kém thích hợp 169,1 ngàn ha) cho mục đích rừng phòng hộ. - Đối với rừng sản xuất: luận án tiến hành đánh giá các cảnh quan thuộc khu vực đồi, núi, có độ dốc >8 0, loại trừ những cảnh quan có hiện trạng là
  16. 16 sản xuất nông nghiệp, quần cư và mặt nước. Kết quả đánh giá có 22 loại CQ rất thích hợp (108,7 ngàn ha), 30 loại CQ thích hợp (158,5 ngàn ha) và 17 loại CQ kém thích hợp (14,6 ngàn ha). - Đánh giá cho cây trúc sào: tiêu chí đánh giá cho cây trúc sào cũng tương tự cho rừng sản xuất. Kết quả đánh giá xác định có 8 loại CQ rất thích hợp (40,3 ngàn ha), 23 loại CQ thích hợp (49,8 ngàn ha) và 33 loại CQ kém thích hợp (134,2 ngàn ha). 3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển du lịch Luận án đánh giá các loại cảnh quan tự nhiên có giá trị phát triển du lịch. Trọng tâm là các điểm có giá trị cao về địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn và đa dạng sinh học như các vườn quốc gia, khu bảo tồn, các dạng địa hình đặc biệt. Nơi có mức độ tập trung tài nguyên du lịch cao là cở sở để hình thành nên các điểm, tuyến du lịch. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đặc điểm tài nguyên du lịch Cao Bằng, luận án đã xác định những khu vực có mức độ thích hợp cho phát triển du lịch như sau: - Khu vực rất thích hợp: là khu vực có cảnh quan là các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, các khu vực có sự kết hợp giữa cảnh quan tự nhiên với các di tích Quốc gia đặc biệt. Tiêu biểu là thác Bản Giốc, VQG Phia Oắc - Phia Đén, khu di tích lịch sử Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, khu bảo tồn Trà Lĩnh- Thang Hen, khu bảo vệ CQ Lam Sơn. - Khu vực thích hợp: có các cảnh quan đẹp nhưng nằm ở vị trí khó khăn hoặc độ hấp dẫn thấp hơn. Điển hình là khu bảo tồn loài - sinh cảnh Vượn Cao vít, CQ đèo, cảnh quan sông nước, rừng trúc… - Khu vực kém thích hợp: là các khu vực nằm xa trung tâm, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, mức độ hấp dẫn không lớn. 3.1.3. Đánh giá cảnh quan huyện Trùng Khánh cho mục đích phát triển cây dẻ Dẻ là cây đặc sản của vùng đất Trùng Khánh. Các chỉ tiêu đánh giá cây dẻ bao gồm độ cao, độ dốc, loại đất, tầng dày, nhiệt độ và lượng mưa. Kết quả cho thấy, huyện Trùng Khánh có diện tích rất thích hợp và thích hợp với cây dẻ khá lớn, chiếm đến 20% diện tích của huyện. Hầu hết các xã đều có thể trồng được loại cây này. Thuận lợi nhất là các xã Đức Hồng, thị trấn Trùng Khánh, Khâm Thành, Ngọc Khê, Đàm Thủy. Riêng xã Quang Vinh chỉ có diện tích kém thuận lợi cho cây Dẻ.
  17. 17 3.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng 3.2.1 Cơ sở định hướng 3.2.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 a. Quan điểm phát triển b. Mục tiêu phát triển đến năm 2030 Đến năm 2030, Cao Bằng là tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động, xanh, bền vững và toàn diện. 3.2.1.2. Quy hoạch và chiến lược phát triển các ngành đến năm 2030 a. Ngành nông nghiệp - Mục tiêu: phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo môi trường bền vững; Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2025-2030 đạt 4 - 5%/năm; Phương hướng: ổn định diện tích đất trồng cây nông nghiệp khoảng 87 nghìn ha, trong đó CHN khoảng 77 nghìn ha, CLN khoảng 10 nghìn ha. b. Ngành lâm nghiệp - Mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực lâm nghiệp bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 2,8%/năm. Duy trì và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng đạt 60% vào năm 2025 và ổn định tỷ lệ này đến năm 2030. c. Ngành du lịch Tỉnh Cao Bằng định hướng phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh. Phấn đấu ngành du lịch Cao Bằng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Cao Bằng thành trung tâm thu hút du lịch của vùng. Mục tiêu đến năm 2030, Cao Bằng đón được 4,45 - 5 triệu lượt khách; tốc độ tăng trưởng bình quân tổng khách giai đoạn 2025 - 2030 đạt 6,8 - 7%/năm. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 9.000 - 10.000 tỷ đồng, đóng góp của du lịch vào GRDP đạt khoảng 13 - 14%; tạo việc làm cho khoảng 22.500 lao động. 3.2.2 Tổ chức không gian ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp và du lịch Dựa trên đánh giá cảnh quan và bản đồ phân vùng cảnh quan kết hợp với định hướng, mục tiêu phát triển, luận án đề xuất các phương án định hướng tổ chức KGUT lãnh thổ tỉnh Cao Bằng. Tổ chức KGUT phát triển nông nghiệp: - KGUT trồng lúa: cây lúa phát triển thuận lợi nhất là ở tiểu vùng đồi và thung lũng sông Bằng (cảnh quan 22, 114, 119, 123, 126, 136…), các thung lũng ở Trùng Khánh, Bảo Lâm (CQ số 70, 81, 100, 107, 112, 114, 113,
  18. 18 123, 126…). Không gian này có diện tích 26,3 ngàn ha, chiếm 3,9% diện tích của tỉnh. - KGUT cây hàng năm: không gian này có diện tích 54.1 ngàn ha, chiếm 8,0% diện tích, có hiện trạng đang trồng các CHN hoặc hiện đang là trảng cỏ cây bụi nhưng thích hợp cho việc chuyển đổi. - KGUT cây lâu năm, cây ăn quả: Không gian ưu tiên cho phát triển CLN là 10,6 ngàn ha (1,6% diện tích), phân bố ở các huyện Thạch An, Nguyên Bình… Các cảnh quan số 11, 18, 32, 45, 48, 90, 120… thích hợp cho phát triển loại hình này. Tổ chức không gian ưu tiên phát triển lâm nghiệp: - KGUT phòng hộ đầu nguồn là 287.6 ngàn ha, chiếm 42.9% diện tích; KGUT bảo tồn đa dạng sinh học là 27.53 ngàn ha trên cơ sở giữ nguyên hoặc mở rộng các khu bảo tồn hiện có; KGUT phát triển rừng sản xuất và trồng mới rừng trên cở sở rừng trồng, rừng phòng hộ kém hiệu quả hoặc trảng cỏ cây bụi (5, 14, 17, 26, 35, 43, 48…); KGUT trồng trúc sào là 14,2 ngàn ha, trên các cảnh quan số 14, 40, 42, 46, 52,87, tập trung ở Bảo Lâm, Bảo Lạc và Nguyên Bình. Tổ chức không gian ưu tiên phát triển du lịch Căn cứ trên tiềm năng và định hướng phát triển, luận án đề xuất tổ chức không gian ưu tiên phát triển du lịch: Không gian du lịch Trung tâm định hướng phát triển các loại hình du lịch văn hóa, vui chơi giải trí, trải nghiệm, cắm trại, du lịch hội nghị,…; Không gian du lịch phía Bắc phát triển du lịch hành hương về cội nguồn, du lịch tham quan di tích, nghiên cứu, giáo dục kết hợp với du lịch sinh thái; Không gian du lịch phía Đông phát triển du lịch địa chất, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nghỉ cuối tuần, nghỉ dưỡng chữa bệnh, camping, thể thao, mạo hiểm, du lịch biên giới; không gian du lịch phía Đông Nam phát triển du lịch văn hóa, tham quan di tích lịch sử, học tập, kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch địa chất; Không gian du lịch phía Tây nam phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ cuối tuần, các khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch văn hóa, tham quan các di tích lịch sử cách mạng; Không gian du lịch Tây Bắc phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng…
  19. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2